, ngày 06 tháng 10 năm 2024 | 02:30 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh

 

Nỗi Lòng Người Chăn Chiên (PS-4a)

Nguyễn Tầm Thường

 

Tình thương thúc đẩy, chàng chuẩn bị lương thực, với cây gậy gỗ, chàng dẫn chiên lên đường. Ðường lên núi chỉ có mình chàng. Trên trườn núi mênh mông, chàng tiếp tục đi, can đảm. Chàng chỉ có một niềm vui: tình thương cho bầy chiên. Bầy chiên gặp cỏ non thì hớn hở. Chúng ham ăn, quên người chăn. Chàng ngồi đó, trên bờ đá. Ánh nắng làm bóng chàng đổ dài trên nền cỏ.

 

Nghĩ đến những ngày sắp tới dài dằng dặc. Có thể là mưa. Có thể là gai góc. Và có thể là mệt mỏi. Chàng ngần ngại cho cuộc sống. Nhưng còn bầy chiên thì sao? Tình thương dành cho bầy chiên lại níu kéo chàng về với bổn phận. Cõi lòng chàng, can đảm, trìu mến lại trải rộng theo bầu trời.

Chàng chấp nhận tất cả sương gió, nguy hiểm, vì bầy chiên. Chàng chấp nhận hy sinh, nỗi vắng và nỗi đắng vì bầy chiên. Nhưng bầy chiên chẳng biết nỗi lòng chủ mình. Chúng cứ thản nhiên như lạnh lùng với chủ.

 

Sau những ngày đầu bình yên. Chàng đã nghe tiếng sói rừng sủa văng vẳng đâu đó. Bây giờ là chiến đấu với giao tranh. Ðêm đêm, chàng thức giấc một mình nhìn núi lặng lẽ mà nghe xao xuyến. Riêng chiên cứ ngủ yên vô tư. Mỗi khi gió trời chuyển mưa là chàng ướt lạnh. Lạnh cả thân xác và lạnh cả tâm hồn vì yêu thương chiên.

Sói đã đến vào một tối.

Chiến đấu nào mà không cam go. Bởi thế, chẳng mấy ai là người chấp nhận gian nan vì kẻ khác.

 

"Kẻ làm công thì không màng đến chiên, khi thấy sói đến thì bỏ chiên mà chạy trốn. Chỉ có người chăn chiên thương chiên mình

thì mới thí mạng sống vì chiên" (Yn 10,1-14).

Chàng chiến đấu bảo vệ chiên. Chân rướm máu vì núi đá. Tay ê ẩm vì phải chống cự. Trận chiến nào cũng có phần thua thiệt. Lời Kinh Thánh đã loan báo:

 

"Cứ chủ chiên mà giết thì đàn chiên sẽ tan tác" (Mt 26,31).

Biết thế, sói tấn công chàng, sói muốn ăn thịt chiên. Nỗi đau của chàng không phải là thương tích chàng phải mang, mà là những tiếng kêu của chiên con bị thương. Nhìn vài con chiên nhỏ phải đi tập tễnh, lòng chàng như tơ chiều chùng xuống. Thương yêu quá đỗi. Chiên thì chẳng biết tâm sự chủ mình. Chúng cứ vô tư.

Ðó có là tâm tình của Chúa đối với con người?

*

* *

 

Người chăn chiên biết đâu là cỏ non. Nơi nào có suối trong lành. Chiên chẳng biết gì. Nhưng làm sao để chiên nghe lời chủ. Ðấy là nỗi khổ tâm của người chăn chiên. Ðó là nỗi khổ tâm của Chúa đối với nhân loại.

Khi chợt thấy bãi cỏ xanh trước mắt, mầu xanh quyến rũ. Bầy chiên nôn nao ùa tới. Cũng như con người trong lúc hoang vu, buồn chán, chợt thấy bóng hạnh phúc mờ ảo, cứ ngỡ là cơn mưa tươi mát, đã sa ngã. Người chăn chiên thì biết đám cỏ xanh kia tuy có đẹp nhưng nó mọc trên đám bùn, nơi đó đầy đỉa độc và rắn xanh. Nếu chiên đến ăn sẽ sa lầy, sẽ bị đỉa cắn, sẽ bị rắn độc giết chết. Ðằng sau mầu xanh đẹp mắt là thuốc độc. Nhưng chiên đâu biết thế. Chiên cứ muốn xuống. Chiên chẳng nghe lời chủ. Và người chăn chiên se sắt cõi lòng khi thấy chiên mình chết.

 

Chúa cũng vậy, bao lần con người đã đi tìm hạnh phúc giả trong tội lỗi. Những hạnh phúc giả vì bất trung trong tình nghĩa vợ chồng. Những hạnh phúc giả vì gian tham bất chính, vì những rung cảm trái phép. Chẳng ai muốn hạnh phúc giả. Chỉ vì lười biếng đi tìm hạnh phúc thật nên thấy bất cứ đám cỏ xanh nào cũng chạy lại. Chúa biết rõ đâu là hạnh phúc đem bình an. Chúa cản ngăn và con người đã than trách. Chúa đau lòng. Nhưng biết làm sao. Vì thương chiên mình nên vẫn phải ngăn cấm.

"Chúa thương ai Người mới sửa dạy, Người nhận ai làm con, Người mới cho đòn. Vì còn gì là con nếu người cha không dạy" (Hr 11,5-10).

 

Sửa dạy thì có đau đớn. Nhưng nếu không sửa dạy thì người cha không còn là cha nữa.

*

* *

Trên đường dẫn chiên đi, bao lần chiên kêu gào oán than chủ. Chiên cứ muốn dừng nghỉ, Nhưng chủ biết phải đi nữa mới có cỏ tốt, suối lành. Chủ cũng biết chẳng mấy chốc nữa mùa đông lại về. Phải vội vã mà lên đường. Chiên nào có hiểu vậy. Chúng mỏi chân. Chúng chán nản. Nhìn lịch sử cứu độ, khi Maisen dẫn dân qua sa mạc về Ðất Hứa, đã chứng minh rõ ràng điều đó.

 

Cũng trên đường đi ấy, có những liên hoan của bầy chồn, bầy heo đứng ca múa bên đường. Có những con chiên nghe tiếng cười đùa của bầy chồn, vui tai, xuôi lòng muốn ở lại. Nhưng chủ biết rằng nếu con chiên nào ở lại với bầy chồn, bầy cáo, chúng sẽ suốt đời cô đơn. Bầy chồn sẽ chẳng bao giờ săn sóc chúng, mà chúng phải nô lệ bầy chồn. Trên đường đời của con người cũng thế. Bao lần đi với Chúa, những tông đồ của Chúa đã muốn rẽ lối, phân vân ở ngã ba đường. Họ thấy con đường theo Chúa sao mà dài. Họ chẳng thể nhìn thấy đồi cỏ ở xa xa. Họ muốn theo lối rẽ để ở lại vui chơi theo tiếng mời gọi của thần tượng ảo ảnh. Trên đường về Ðất Hứa, dân Chúa đã bao lần than trách Maisen, họ đã dừng lại để thờ các tượng thần mà họ nghĩ là sẽ cho họ klhoái lạc.

 

Sói rừng bao giờ cũng khôn ngoan. Chúng mang bộ mặt của những con thỏ hiền từ. Chờ chiên đến gần, chúng sẽ vồ bằng răng nhọn. Chúng đứng bên đường nhởn nhơ nô đùa. Bầy chiên phải theo chủ hoài thì nản lòng, muốn bỏ đồi cỏ xanh ở đàng kia. Chúng muốn đến làm bạn với bầy sói. Riêng chủ thì biết đằng sau tiếng cười là nước mắt. Bên này là nỗi vui, bên kia là chết chóc. Người chăn chiên thương chiên mình thì phải ngăn cản. Nhưng bầy chiên đâu hiểu thế. Không nghe lời thì người chăn chiên phải dùng roi mà đánh. Mỗi vết roi là lòng chủ lại thêm đau. Tâm hồn chủ chiên thì tan tác mà chiên cứ oán than.

 

Ðời người cũng vậy. Có người cha nào không lo âu khi thấy con mình đùa với vực thẳm. Chúa biết con người nghèo đói hạnh phúc. Chúa biết trong thực tế, cuộc sống của con người có nhiều nỗi đắng, con người dễ bị cám dỗ ăn những đám cỏ dại. Chúa biết con người không muốn bị sửa trị vì có đau đớn. Biết vậy, Chúa đã căn dặn:

"Bị sửa phạt thì chẳng có vui, chỉ có buồn, nhưng nhờ đó mà được luyện tập và về sau mới thấy sinh lợi: tức hoa quả của bình an" (Hr 11,11).

* *

 

Tuy nhiên vẫn có những con chiên bỏ đàn, ở lại với bầy chồn, bầy cáo và nhận quê hương đó làm của mình. Ðã bao lần Chúa ngậm ngùi xót thương mà chẳng làm gì được. Khi một tâm hồn muốn bỏ chiên đàn mà đi, Chúa xót thương cho Chúa vì đã mất một người con. Ðể cứu vãn, Chúa dùng gậy mà đe dọa. Nhưng Chúa không thể đánh chết chiên mình được. Nó quyết định đi thì Chúa chỉ biết đứng nhìn, nuối tiếc mà thôi. Người chăn chiên thật thì thương chiên của mình.

Người chăn chiên bao giờ cũng khôn ngoan. Biết nơi nào có thể cho chiên dừng nghỉ, uống nước. Người chăn chiên biết từng con suối:

 

"Ta đến để chiên Ta có sự sống và có một cách dồi dào" (Yn 10,10).

Khi bất hạnh làm con người khổ thì bất cứ an ủi nào cũng như suối trong. Người ta dễ bị cám dỗ bỏ đời sống đức tin, muốn bám víu vào thú vui của trần thế. Chỉ có Chúa thấy rõ, đấy không phải là bóng mát hạnh phúc, suối trong bình an. Ðấy chỉ là bóng đen của những cơn mưa sắp đổ xuống. Thay vì phải đi nhanh, phải chạy trốn, con người lại muốn ẩn trú trong những bóng đen ấy. Rồi từ đó, bất hạnh lại nẩy sinh bất hạnh. Túng thiếu lại nẩy sinh túng thiếu.

 

Vì bản tính của chiên là chiên, nên những con chiên bỏ đàn đi, nó sẽ chẳng bao giờ tìm được căn tính của mình. Từ đó, cuộc đời sẽ trôi dạt, hạnh phúc sẽ là những bóng mây chợt qua. Khi tôi lìa xa Giáo Hội là đàn chiên Chúa, tôi sẽ thao thức, bất an.

*

* *

 

Trên đường đi đến đồng cỏ, chắc chắn sói sẽ đến. Chắc chắn có giao tranh, Nhưng hạnh phúc của bầy chiên là chủ chiên không bao giờ bỏ bê.

"Chiên của mình, Ta gọi tên từng con một" (Yn 10,3).

Sói rừng chỉ bắt được những con chiên bỏ đàn đi rong chơi một mình. Giáo Hội là nhiệm thể có lửa của Chúa Thánh Thần sưởi ấm. Những viên than nằm riêng rẽ chẳng bao lâu gió sẽ làm nguội tắt. Nó tự làm cho đời sống mình nên khô cằn và cũng làm cho bếp than kém hồng vì mất đi một phần tử.

 

Cũng trên đường đi đến đồng cỏ, núi đá có thể làm đau chân chiên con. Nó có thể mang thương tích và chẳng thể kịp với đàn chiên. Nhưng chỉ cần cất tiếng kêu là chủ sẽ đến và bồng nó trên vai mà dẫn đi. Người chủ thương chiên mình thì chẳng bao giờ vì chiên con yếu đuối không đi kịp đàn chiên mà bỏ rơi nó. Chủ chiên hãnh diện vì những con chiên khỏe mạnh nhưng lại thương những con chiên bé bỏng, yếu sức. Chúa cũng vậy, một tâm hồn mang nhiều thương tích là tâm hồn được Chúa yêu thương đặc biệt:

 

"Có cần lương y, hẳn không phải là người lành mạnh,

mà là người đau ốm" (Lc 5,13).

Khi người ta trách Chúa tại sao lại ngồi chung bàn ăn với người tội lỗi. Chúa đã trả lời như thế. Câu trả lời ấy cho tôi nhiều an ủi.

Trong cuộc sống, Chúa chẳng bao giờ quên những tâm hồn lạc lõng.

 

"Ai trong các ông giả sử có một trăm con chiên và lạc mất một con, há người ấy lại không bỏ 99 con còn lại mà ruổi theo con lạc cho đến khi tìm ra con chiên lạc đó sao?" (Lc 15,4-7).

Chính vì thế mà Chúa đã đến. Chỉ cần cất tiếng kêu, Chúa sẽ đến như người chăn chiên bồng chiên mình trên vai mà đi. Trong vòng tay chủ chiên, con chiên đã mang thương tích sẽ được ngủ bình yên vì người chăn chiên quá thương nó.

Người chăn chiên mừng vui biết bao khi tìm thấy chiên mình. Nhưng nếu chiên không về thì sao?

 

- Nỗi nhớ thương sẽ hằn sâu trong tim và người chăn chiên sẽ mãi mãi thao thức. Sợ nó chết trên đường cô độc, người chăn chiên sẽ dõi theo vết chân nó, vì nó vẫn thuộc đàn chiên mình.

 

Ðó là nỗi lòng của Chúa, người chăn chiên tốt lành.

Nguyễn Tầm Thường

Tĩnh tâm là những ngày nhìn lại linh hồn mình, xét xem tôi đang đi về đâu, ý nghĩa cuộc đời, để rồi chìm sâu hơn nữa trong đời sống tìm kiếm ơn thánh. Trong những ngày này, người tĩnh tâm thường đặt câu hỏi làm sao tôi có thể nghe tiếng Chúa nói.

 

Trong cuộc sống, người ta rất thường phân vân, đâu là tiếng Chúa, đâu là tiếng của chính mình. Khi phải quyết định một vấn đề gì đó hệ trọng, họ tới nhà cầu nguyện, mong nghe được tiếng Chúa dạy. Họ cầu nguyện nhưng phân vân, rồi vẫn không biết làm sao quyết định.

Nghe là một nghệ thuật không dễ. Học một ngôn ngữ bao giờ cũng cần có thời gian. Phải nghe nhiều lần mới quen. Nghe trong định nghĩa bình thường là âm thanh vật lý vang lên, rồi truyền qua những làn sóng mà đến các thần kinh của tai. Thần kinh ghi những ký hiệu này, cất trong ngăn kéo của máy tính não bộ. Khi gặp lại âm thanh ấy thì não bộ cho nó một nhận định và một giá trị. Việc nhận định càng dễ nếu bão bộ càng quen âm thanh này. Nghĩa là âm thanh ấy được lập đi lập lại nhiều lần.

 

Tập nghe để phân biệt âm thanh này với âm thanh khác cũng đã khó. Nhưng nghe âm thanh là tiếng nói của lòng thì bước sang một chiều sâu hơn nữa rồi. Vì tiếng nói của lòng không là âm thanh vật lý, nó thiêng liêng, vô hình. Cũng tiếng cười, nhưng ý của nó có thể không làm vui, mà là mỉa mai, riễu cợt. Hiểu tâm hồn nhau là một tiếng nghe đòi nghệ thuật trong đó có yêu, có hy sinh, có tế nhị, có mình muốn thuộc về người đó. Vì thế mà có khi sống bên nhau chẳng hiểu ngôn ngữ của nhau.

Mẩu đối thoại giữa ba người, Đức Kitô, ông Tôma và Philipphê cho thấy sự lúng túng về loại ngôn ngữ này.

 

Chúa nói: “Thầy đi đâu thì anh em biết đường rồi”

Ông Tôma thưa: “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu làm sao chúng con biết được đường?”

Đức Kitô đáp: “Thầy là đường, là sự thật, là sự sống. Không ai đến với Chúa Cha mà không qua Thầy.”

Ông Philipphê đáp: “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chũng con mãn nguyện.”

 

Đức Kitô đáp: “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh Philipphê, anh chưa biết Thầy ư?” (Yn 14:1-9).

Chúa nói là Chúa đi đâu thì các ông ấy biết đường rồi. Nhưng tôma lại thưa các ông ấy không biết Chúa đi đâu. Các ông muốn biết Chúa Cha, Chúa Yêsu lại bảo ở với nhau lâu vậy rồi mà chưa biết được ư.

Cuộc đối thoại cứ như mỗi người nói một nẻo.

 

Đọc lại mẩu chuyện đối thoại ấy để thấy nghe là một công trình phải luyện tập, phải có thời gian, phải quen nhau nhiều. Nghe người nói với người đã không dễ, bây giờ nghe Chúa nói là tiếng nói vô âm thanh thì làm sao nghe.

Khó, nhưng không có nghĩa là không nghe được. Tiếng nói tình yêu thường là tiếng nói bằng con tim hơn bằng ngôn ngữ. Khi hai người thương nhau, họ nói một thứ ngôn ngữ riêng, không theo định nghĩa của tự điển nữa. Họ nói bằng ánh mắt. Họ hiểu bằng tâm tư. Họ ngỏ ý bằng một chút hờn. Họ muốn người khác bắt ý bằng một chút giận. Đó cũng là một thứ ngôn ngữ không có âm thanh. Như vậy, ngôn ngữ của Chua cũng có thể nghe, cũng có thể hiểu. Một biến cố đau khổ xẩy đến có thể như cái trách của Chúa gởi cho ta một nhắc nhở. Một chút cắn rứt lương tâm có thể so sánh như một  sự dỗi hờn của hai người đang thương nhau.

Trở lại vấn đề nghe là một nghệ thuật phải luyện tập, ta thấy yếu toío quan trọng nhất là phải quen với ngôn ngữ ấy. Vì thế, cứ đợi khi có một vấn đề gì đó rồi mới hỏi Chúa thì e rằng khó hiểu được ngôn ngữ của Ngài. Dụ ngôn người chăn chiên và đàn chiên cho ta hình ảnh khá rõ về nghệ thuật nghe này. Ta có thể chia đàn chiên làm ba loại: Một loại không quen ngôn ngữ của chủ, một loại chỉ nghi ngờ tiếng nói của chủ, một loại nhận ra tiếng chủ ngay.

 

Không Quen Ngôn Ngữ

Tiếng gọi trong đêm là tiếng gọi gian nan. Không biết ai gọi. Không biết từ đâu đến. Một lúc nào đó bất ngờ có tiếng gọi tên mình. Trong đêm tối, con chiên này bừng dậy. Kẻ cắp giấu mặt cho khỏi bị nhìn. Tên trộm nào cũng ưa bóng tối. Bầy chiên đang ngủ ngon, bỗng có tiếng gọi. Hạng chiên không quen ngôn ngữ của người chăn là loại không khi nào gần chủ, không nói chuyện với chủ. Trong đàn chiên, chúng là những con chạy ở cuối đàn.

 

Đúng ra, nó không phải là những con chiên theo chủ mà là chỉ lẽo đẽo theo đàn chiên để sống nhờ. Bởi đó, trong đêm, khi kẻ trộm giả vờ tiếng người chăn mà gọi thì chúng không thể phân biệt được.

Một người không có đời sống cầu nguyện nhiều cũng giống như vậy. Trong đêm tối của xã hội, họ không phân biệt được đâu là tiếng nói của sự thật, đâu là ngôn ngữ nguỵ biện đánh lừa lương tâm. Hạng chiên không bao giờ gàn chủ thì khi gặp thử thách trong tiếng gọi giữa đêm khuya chúng sẽ bị kẻ cắp đánh lừa. Một linh hồn thiếu đời sống nội tâm kết hiệp qua cầu nguyện, họ cũng dễ bị lừa như thế trong những phán quyết của tiếng nói lương tâm. Loại lương tâm này khi thấy một lời mời quyến rũ, say mê là hành động ngay, không phân biệt được phải trái.

 

Nghi Ngờ Tiếng Người Chăn

Loại thứ hai này khá hơn. Những con chiên này phân vân nhiều khi nghe tiếng gọi. Chúng sẽ suy nghĩ chứ không vội chạy theo, nhưng rất khó mà quyết định. Loại chiên này đôi khi gần chủ nên cũng nghe tiếng chủ, nhưng vì không gần chủ nhiều, nên lúc nghe, lúc không. Có nói chuyện với chủ, nhưng ít thôi. Không quen tiếng chủ lắm nên trong đêm khuya chúng phân vân, lưỡng lự, khó phân biệt nổi. Giống người mới bắt đầu học một ngôn ngữ, hiểu lầm, hiểu không hết ý của người nói là chuyện thường. Nếu con chiên này nghe tiếng gọi trong đêm mà vẫn ở lại trong đàn cũng là cầu may, chứ không có một thái đ tri thức dứt khoát.

Người lâu lâu mới cầu nguyện, có việc mới chạy tới Chúa cũng giống như vậy. Có nghe tiếng Chúa mà không rõ lắm. Họ phân vân không biết có phải tiếng Chúa hay là mình nói mà thôi. Vì thế, những quyết định của họ rất nửa chừng. Tâm hồn họ không hẳn là muốn ở lại trong tội, nhưng cũng chẳng hân hoan lên đường. Một khi không dứt khoát thì không đủ năng lực hành động, nên đời sống thiêng liêng mệt mỏi.

 

Nhận Ra Tiếng Chủ

Không tên trộm nào lừa được loại chiên sau cùng này. Tiếng gọi bất chợt vang lên trong đêm. Nó giật mình dậy, nghe xong, nó nhận định rồi tiếp tục giấc ngủ bình an. Nó biết ngay tiếng giả đó là của bóng tối. Loại chiên này ngày nào cũng nói chuyện với chủ, ngày nào cũng nghe âm thanh người dẫn mình đi, nên chúng quá quen rồi. Không tiếng nói nào bắt chước tiếng chủ được. một tiếng gọi vang lên, nó phân biệt ngay đấy là tiếng chủ hay tiếng người lạ.

Ma quỷ cũng như những tên trộm chiên, chúng đợi đêm tối là lúc lương tâm phải lựa chọn những hướng đi mà đến xúi giục ta. Bóng tối có những luận cứ tinh vi, những lý do xem ra rất chính đáng. Người có đời sống kết hiệp với Chúa thì nhận ra ngay đâu là con đường phải đi. Họ có những quyết định chính xác, đúng. Bóng tối khó mà lừa được những tâm hồn này.

Lm Nguyễn Tầm Thường, S.J.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha