, ngày 06 tháng 10 năm 2024 | 02:03 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh

MỤC TỬ

 

(Tđcv 2, 14a, 36-41; 1Petr 2, 20b-25; Ga 10, 1-10)

 

Chúa Kitô đã sống lại và khởi đầu một hành trình mới. Chúa Giêsu đã hoàn tất sứ mệnh xuống thế làm người, rao giảng Tin mừng cứu độ, chịu mọi sự khốn khó cho đến chết, chết trên thập giá và đã sống lại hiển vinh. Chương trình cứu chuộc của Thiên Chúa tiếp tục ban phát ân sủng cho mọi người ở mọi thời. Thời gian chuẩn bị đã mãn và hồng ân cứu độ gần kề, mỗi người hãy mở rộng tâm hồn đón nhận ơn cứu độ bằng cách ăn năn sám hối và chịu phép rửa. Trong thơ thánhPhêrô đã loan tin: Anh em hãy ăn năn sám hối và mỗi người trong anh em hãy chịu phép rửa, nhân danh Đức Giêsu Kitô để được tha tội và anh em nhận lãnh ơn Thánh Thần ( Tđcv 2, 39). Suốt dọc lịch sử ơn cứu độ, dân Chúa luôn được các tiên tri, các ngôn sứ và các thầy dậy luôn nhắc nhở hãy sám hối, hãy trở về cùng Thiên Chúa và tránh xa đường gian tà tội lỗi. Khi Chúa Kitô khi bắt đầu ra rao giảng Tin Mừng cũng đã mời gọi mọi người hãy ăn năn sám hối vì Nước trời đã gần đến.

 

Nước Trời đã đến và đang hiện diện giữa chúng ta. Chúa Kitô, Đấng Cứu Thế đã đến. Cửa Nước trời đã mở. Ai muốn vào Nước trời thì phải đi qua cửa hẹp. Chúa Kitô là cửa và là Mục tử tốt lành. Chúa Giêsu nói: Còn ai qua cửa mà vào, thì là kẻ chăn chiên (Ga 10, 2). Chúa Kitô là Đấng Trung Gian của vạn vật và là Đấng Cứu Chuộc loài người. Chúa Giêsu giới thiệu cho chúng ta một lối ngõ vào Nước trời: Ta là cửa, ai qua Ta mà vào, thì sẽ được cứu rỗi, người ấy sẽ ra vào và tìm thấy của nuôi thân (Ga 10, 9). Ngài là nguồn mạch ban sự sống. Chúng ta không có Danh nào khác, ngoài danh Đức Kitô chịu đóng đinh. Nước trời được ví như kho tàng châu báu chôn giấu trong thửa ruộng, nước trời giống như người đi gieo hạt giống nơi cánh đồng và nước trời cũng giống như hạt cải bé tí đã trở thành cây lớn…Chúa Giêsu đã mở cửa Nước trời đón nhận mọi người có lòng thành muốn chung hưởng hạnh phúc muôn đời.

 

Chúng ta biết có rất nhiều con đường và nhiều cửa dẫn chúng ta vào Nước trời. Nhưng đâu là con đường chính thật? Chúa Giêsu phán: Ta là đường, là sự thật và là sự sống (Ga 14,6). Chúa là Mục Tử tốt lành. Qua Chúa Giêsu, chúng ta sẽ tìm được của nuôi thân và thỏa khát trong nguồn suối mát. Ngài biết nhu cầu tâm linh của từng con chiên. Chúng ta hãy chạy đến với lòng thương xót của Chúa. Chúa sẽ nâng đỡ bổ sức cho. Có rất nhiều người cũng đang nỗ lực tìm kiếm Chúa trong những hoàn cảnh và môi trường sống khác nhau. Có những người chưa bao giờ được nghe nói về Thiên Chúa hoặc chưa bao giờ được nghe Tin Mừng cứu độ. Có nhiều người vẫn cố gắng đi tìm chân lý sự sống nhưng chưa được giác ngộ. Trong thế giới hôm nay, chúng ta thấy xuất hiện rất nhiều các tôn giáo khác nhau. Chung qui tất cả các tôn giáo đều mong muốn đi tìm ý nghĩa của cuộc sống đời này và hạnh phúc viên mãn đời sau. Nói chung, tất cả các tôn giáo đều cố gắng giúp các tín đồ vào qua các cánh cửa hẹp giúp tu thân luyện tánh để nên tốt lành.

 

Thực tế cuộc sống cũng không thiếu những thành phần lạm dụng đội lốt chủ chiên dẫn dắt bầy chiên đi lạc đường. Họ chạy theo thị hiếu của con người và muốn mở một lối riêng tìm vào Nước Trời. Biết rằng chúng ta không thể đi tìm một tổ chức tôn giáo hoàn hảo tuyệt đối ở trần gian để đi theo. Vì các thành viên của các tôn giáo đều là những con người yếu đuối, tội lỗi và dễ lầm lạc. Trong đạo Kitô Giáo, chúng ta có Chúa Kitô là đầu nhiệm thể và tất cả chúng ta là chi thể mầu nhiệm Chúa Kitô nên được gọi là Hội Thánh. Giáo Hội lữ hành dưới thế bao gồm đủ mọi thành phần có những người thánh thiện và cũng có những người yếu đuối tội lỗi. Chúa Kitô mong muốn cứu chuộc mọi người, không phân biệt giai cấp, mầu da, chủng tộc, ngôn ngữ và cả niềm tin. Con đường cứu độ đã mở. Mỗi cá nhân có quyền tự do quyết định chấp nhận hay không. Thiên Chúa không ép buộc chúng ta phải vào Nước Trời, nhưng cửa Nước Trời đang mở và Chúa sẵn sàng đón nhận.

 

Sau khi phục sinh từ cõi chết, Chúa Giêsu đã đích thân gặp gỡ từng môn đệ để qui tụ họ lại. Chúa đã sai họ ra đi làm nhân chứng cho những gì mắt thấy và tai nghe. Thánh Phêrô ý thức vai trò của người thủ lãnh, ngài đã không chùn bước nhưng luôn khuyên dạy và làm gương: Phêrô còn minh chứng bằng nhiều lời khác nữa và khuyên bảo họ mà rằng: Anh em hãy tự cứu mình khỏi dòng dõi gian tà này (Tđcv 2, 40). Mỗi người có trách nhiệm về chính đời sống mình. Chúa không cứu chuộc chung chung hay một khối đông mà là từng cá nhân. Chúa muốn từng tâm hồn cải đổi và trở về cùng Chúa. Chúng ta tự do trả lẽ về mình trước mặt Chúa. Về vấn đề đời sống tâm linh, chúng ta không thể sống dựa dẫm vào nhân đức hay sự thánh thiện của người khác. Chúa đến kêu gọi và cứu độ từng con người. Mỗi người có sự kết hợp mật thiết riêng tư với Chúa và không ai có thể thay thế.

 

Theo gương của Chúa Giêsu, mục tử nhân lành, mỗi vị chủ chăn nên học biết sự khao khát và nhu cầu của từng tín hữu. Gần gũi với từng cá nhân trong tình trạng tâm hồn và hoàn cảnh sống của họ. Chúng ta thường có khuynh hướng đối xử theo đàn, theo đoàn và theo nhóm, mà quên đi những nhu cầu thầm kín của mỗi tâm hồn. Khi xưa, Chúa chọn và gọi tên từng tông đồ vào làm vườn nho của Chúa. Ngày nay cũng thế, ơn Chúa ban cho mỗi người một khác, nhưng đều mưu cầu lợi ích chung cho toàn Giáo Hội. Mỗi cá nhân được mời gọi để thể hiện chức năng và khả năng riêng biệt để góp phần chung trong các sinh hoạt của Nhiệm Thể Chúa Kitô. Chúng ta chỉ có một vị thủ lãnh là Chúa Kitô Phục Sinh. Nhìn lên thập giá Chúa để cùng suy niệm và sống sứ mệnh đã được trao ban.

 

Truyện kể: Một nhà truyền giáo, lần đầu tiên đến Trung Hoa, giảng về Chúa Giêsu cho một nhóm dân bản địa. Khi ngài kết thúc, một người nói: Phải, chúng tôi đã biết ngài: Ngài đã sống ở đây. Nghe thế, nhà truyền giáo liền nói: Không, Đức Giêsu sống ở nước khác, cách đây gần 2000 năm rồi. Nhưng người đó vẫn khăng khăng bảo: Chúng tôi đã thấy Chúa. Chúa đã sống trong làng này. Chúng tôi biết Ngài. Rồi ông dẫn nhà truyền giáo đến Nghĩa Trang và chỉ cho thấy ngôi mộ của một nhà truyền giáo khác, đã từng sống với họ, phục vụ họ và cuối cùng an giấc nơi cộng đoàn của họ.

 

Thánh Phêrô đã chứng kiến cuộc khổ nạn của Thầy Chí Thánh từ đầu cho tới khi kết thúc. Phêrô đã chia sẻ về thái độ của Chúa Giêsu đang khi bị hành xử: Bị phỉ báng, Người không phỉ báng lại; bị hành hạ, Người không ngăm đe, Người phó mình cho Đấng xét xử công minh (1Petr 2, 23). Chúa Kitô phó thác mọi sự trong tay Chúa Cha. Người chịu đựng mọi nhục hình mà không hề than van và kêu trách. Người đã đi qua tất cả mọi chặng đường khổ đau dưới thế, nếm đủ mọi khổ cực cay đắng và đã hiến thân trọn vẹn để chuộc lại sự sống cho loài người. Chúa tiếp tục hiện diện giữa loài người để mong cầu sinh ích cho mọi tâm hồn. Lời Tin Mừng của Chúa có thể bị chế diễu, bị tẩy chay và chống đối, nhưng Chúa Kitô vẫn kiên nhẫn chờ đợi sự thay lòng đổi dạ của mỗi tâm hồn. Quí giá biết bao khi có một tâm hồn tội lỗi biết quay trở về đường ngay nẻo chính.

 

Điều kiện tiên quyết để bước vào cửa Nước Trời là lòng ăn năn sám hối và trở về. Chúng ta là tín hữu rất hạnh phúc vì có lời Tin Mừng, có Giáo Hội, có cộng đoàn và có Chúa Kitô là Mục Tử tốt lành. Chúng ta đừng sợ hãi. Hãy đứng dậy, hướng về phía trước và can đảm tuyên xưng niềm tin vào Chúa Kitô sống lại. Chúng ta không còn bị bơ vơ lạc lõng, nhưng cùng sống chung trong một đàn chiên theo một Chúa Chiên: Xưa kia, anh em như những chiên lạc, nhưng giờ đây, anh em đã trở về cùng vị mục tử và Đấng canh giữ linh hồn anh em (1Petr 2, 25). Giá máu châu báu của Chúa sẽ không trở thành vô ích nhưng mang lại sự sống và sự sống thật.

 

Lạy Chúa, Chúa la Mục Tử Nhân Lành, xin chữa lành và tẩy sạch mọi vết nhơ trong tâm hồn chúng con. Xin dẫn đưa chúng con vào nguồn sống đích thực để cùng được chung hưởng hạnh phúc trường sinh bất diệt.

 

Lm. Giuse Trần Việt Hùng

Bronx, New York

 

 

NGƯỜI LẠ

 

Chúa Nhật IV Phục Sinh, Tin Mừng: Ga 10, 1 – 10

 

Chúng ta đang sống trong Mùa Phục Sinh. Phụng Vụ mời gọi chúng ta chiêm niệm hình ảnh Đức Giêsu, Chúa Chiên Lành vào Chúa Nhật thứ IV Phục Sinh này, hẳn là Phụng Vụ muốn làm nổi bật sứ vụ “chết và sống lại của Mục Tử Giêsu Nhân Lành”.

Hơn nữa, Hội Thánh lại chọn ngày này để cầu nguyện cho Ơn Thiên Triệu, hẳn là không ngoài ý hướng cầu cho những người theo Chúa Kitô trong đời sống dâng hiến được ơn noi gương Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành mà “chết và sống lại cho đoàn chiên được sống lại”.

Hầu hết các bài suy niệm hôm nay đều nói đến tính cách “mục tử nhân lành của Chúa Giêsu”. Riêng tôi, tôi muốn nhìn vào một góc khuất rất thời sự, rất khẩn thiết mà người ta hay tránh né:

“Chúng sẽ không theo người lạ, trái lại, còn trốn tránh, vì chúng không quen tiếng người lạ" ( Ga 10, 5 ).

- Người lạ là người không giống Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, không có lòng nhân, không có lòng lành, vô cảm trước bao cảnh ngộ của con chiên đáng lý ra phải chạnh lòng, dửng dưng trước những nhu cầu đời sống của con chiên, chẳng động lòng cũng chẳng động tay động chân trước những nỗi khốn khổ của con chiên, nhất là những con chiên lâm vòng lao lý vì đấu tranh cho chính nghĩa, cho công bằng, cho sự thật. Nhân Lành không có nghĩa là hiền lành cầu an, mà là làm hết sức mình để con người được thương xót, được sống, được bình an, được hạnh phúc.

- Người lạ là người không dám “hy sinh mạng sống vì đàn chiên”, mà ngược lại, “đàn chiên phải hy sinh mạng sống mình cho họ”. Người lạ đến không với mục đích “cho đàn chiên được sống và sống dồi dào”, mà ngược lại, đàn chiên phải cung phụng hầu hạ họ đủ mọi sự.

- Người lạ là người không “ban Bí Tích” nhưng ngược lại, “bán Bí Tích” với đủ mọi giá. Giá nào có bậc nấy: qua loa, trung bình hay long trọng tùy theo phí dịch vụ phải nạp !

- Người lạ là người không biết con chiên mình, không biết đàn có bao nhiêu con, hoặc nếu biết, chỉ quan tâm đến mấy con chiên mập béo, mấy con chiên hay tới lui dâng quà, biếu tiền, tặng xe, tặng nhà, tặng villa… cho mình, còn bấy nhiêu con chiên bệnh hoạnđau yếu, ghẻ lở thì không hề biết tên, biết tuổi, biết nhà, biết cửa. Vì thế, người lạ ấy không thể gọi “đích danh” được những con chiên mà mình đã chẳng hề ngó ngàng tới làm chi cho thêm rầy rà rách việc lớn !

- Người lạ là người không dám gánh lấy tội trần gian, chỉ toàn đập bàn, xô ghế trong phòng họp khi có ai đó không chiều theo ý mình, hoặc la toáng lên trên tòa giảng rằng kẻ nầy chống đối, kẻ khác cứng đầu hoặc không có cái đầu, kẻ khác lại bất tuân luật Hội Thánh do chính mình lập ra !

- Người lạ là người ăn trộm công khai thành ăn cướp, cướp của con chiên. Đến đâu, cũng chỉ lo xây dựng công trình này, công trình nọ, hết Nhà Thờ, rồi Nhà Xứ, phòng hội… Đang khi xây thì xin chỗ này, xin chỗ kia, không ai biết ai đã cho, đã hiến bao nhiêu cả. Cuối cùng khi xong công trình, thì người lạ phán rằng: “Giáo Xứ còn mắc nợ tôi 700 triệu”. Có ông Hội Đồng nghe vậy thì tự an ủi: “May quá, xứ kia mắc nợ ngài tới 1 tỷ 3 cơ.” Vậy ai mắc nợ ai nhỉ ?

- Người lạ là người không giống Chúa Giêsu Kitô trong cách sống Mục Tử. Rất quen thuộc đấy chứ, nhưng lại rất xa lạ. Bởi vì người lạ ấy là “người khác với Đức Kitô”, chứ không phải là một “Đức Kitô Khác” ( Alter Christus ), lại càng không thể là hiện thân cho “chính Đức Kitô” ( Ipse Christus ).

Thỉnh thoảng, nghe Giáo Xứ này có chuyện bất nhất nội bộ, Giáo Xứ kia có chuyện bất bình, có người bị đuổi việc hoặc bỏ việc, bỏ tham dự Thánh Lễ tại xứ mình… Do đâu ? Vì họ không muốn nghe tiếng người lạ !

Xin chớ vội trách móc, nhưng xin hãy biết rằng, con chiên ở Việt Nam có truyền thống rất ngoan đạo, họ đang vâng nghe theo chủ chiên của mình, nhưng không hẳn là họ đã nể phục, nếu chủ chiên của mình giống người lạ nhiều hơn là mục tử. Họ cũng không có thói quen chống đối mục tử của mình, vì từ ngàn xưa cha ông ta đã dạy: “Chống cha là chống Chúa”. Như thế thật là tốt lành, nhưng không phải vì thế mà các mục tử được miễn giảm cho việc “trở nên mục tử nhân lành theo gương Chúa Giêsu”.

Có nơi người ta nói rất lễ độ nhưng thẳng thắn: "Thưa cha, hai chữ "vâng phục" thì chúng con chỉ sẵn sàng xin "vâng", còn "phục" thì chưa chắc ạ !"

Cái thiểu số “người lạ” kia cũng làm ảnh hưởng không ít đến uy tín của Hội Thánh Công Giáo và uy tín của Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành. Ảnh hưởng ấy dẫn đến việc “dậm chân tại chỗ của Tin Mừng”, “người ta tin Đạo mà người ta không tin người có Đạo, càng không hẳn phải tin người lãnh Đạo”, hoặc “những người lãnh đạo vô thần cũng có cách sống y như thế, có hơn gì đâu ?”…

Một thiểu số thôi. Không vơ đủa cả nắm ! Không bi quan ! Không mất niềm hy vọng ! Vì chúng ta vẫn còn một tuyệt đại đa số mục tử như lòng Chúa mong ước !

Tuy nhiên, trước trào lưu tục hóa hàng Giáo Sĩ của một xã hội duy vật, vô thần càng gia tăng, mà cụ thể đang có dấu hiệu tục hóa ngay nơi những góc khuất – khuất vì bao che, khuất vì không ai dám nói, khuất vì chưa chắc có tự do ngôn luận trong Hội Thánh, khuất vì đủ thứ lý do… thì Ngày Cầu Nguyện cho Ơn Thiên Triệu càng có ý nghĩa khẩn thiết hơn bao giờ hết:

 

Lạy Chúa, xin cho TẤT CẢ LINH MỤC của chúng con đều là những MỤC TỬ NHÂN LÀNH NHƯ LÒNG CHÚA MONG ƯỚC. Amen.

 

 

PM. CAO HUY HOÀNG, 7.5.2014

  

 

THEO ĐỊNH HƯỚNG CỦA CHỦ CHIÊN

Chúa Nhật thứ 4 Mùa Phục Sinh

Định hướng của con người thời nay

Hai từ “định hướng” thời nay có vẻ như không còn xa lạ, khi xã hội trần thế nào cũng đang công khai để lộ mục đích định hướng cho cộng đồng, nhưng cốt sao có lợi cho cộng đồng thì ít, mà có lợi cho một thiểu số thì nhiều hơn.

Định hướng dư luận để khi dư luận có số đông nghiêng về phía nào thì phía ấy là chân lý, hoặc định hướng dư luận để dư luận nghiêng về một vài chuyện cỏn con không đáng trách mà bỏ qua nhiều chuyện to đùng đáng lên án.

Định hướng cảm thụ văn minh, độc lập, tự do, hạnh phúc, thẩm mỹ, tiêu khiển, du lịch, sinh đẻ… định hướng luôn cả tình yêu lứa đôi, tình yêu hôn nhân, tình đồng loại… theo cách của xã hội, cũng chỉ vì mục đích làm lợi cho một thiểu số nào đó.

Trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, thì định hướng càng tinh vi hơn, mục đích để củng cố tối đa cho quyền lực trần thế.

Thậm chí, trong lĩnh vực tôn giáo, thay vì tôn giáo định hướng cho xã hội, thì xã hội lại dài tay muốn định hướng tôn giáo. “Tốt đời, đẹp đạo” chẳng hạn. Hóa ra, tôn giáo không làm cho người ta nên tốt, mà chỉ là mớ trang trí cho người ta đẹp cái mã bề ngoài thôi sao ? Hoặc “Có thực mới vực được đạo”. Hóa ra điều đáng lo nhất trong cuộc đời chỉ là cái ăn cái uống thôi sao ? Định hướng tôn giáo cốt để giảm đi giá trị siêu nhiên và thiêng liêng của tôn giáo, giảm đi cái uy tín và sức phát triển của tôn giáo ?

Con người đang định hướng cho nhau để từ chối sự hiện diện của Thiên Chúa, để tránh né sự thật có một đời sau, để phủ nhận tiếng lương tâm hoặc định hướng cho lương tri phải mất dần cảm thức về tội lỗi, về gian trá, về ác độc, về sự dữ.

Thật là khủng khiếp cái được gọi là "định hướng" của con người thời nay !

Theo định hướng của Chúa Giêsu

Là người Công Giáo, chúng ta phải theo định hướng của Thiên Chúa, Đấng Sáng Tạo và Quan Phòng bởi quyền năng và tình thương. Quyền năng và tình thương ấy được cụ thể mạc khải qua Đức Giêsu Kitô Con Một Thiên Chúa, Chúa Chiên, Mục Tử Nhân Lành. Bởi vì, định hướng ấy là định hướng đầu tiên, sáng suốt, khôn ngoan, đúng đắn và lợi ích cho chúng ta: định hướng cho chúng ta đi vào nguồn Chân, Thiện, Mỹ.

Hôm nay, Lời Chúa trong Thánh Lễ Chúa Nhật thứ 4 Mùa Phục Sinh, còn gọi là Lễ Chúa Chiên Lành, xác minh cho chúng ta về Thiên Chúa Cha chính là Đấng Định Hướng:

“Chúa Chiên Lành Người thương dẫn tôi đi. Tôi không sợ chi. Tôi không thiếu gì. Trên đồng cỏ xanh Người cho tôi được nghỉ ngơi. Bên dòng suối mát Người tăng sức cho tâm hồn”. ( Ý Thánh Vịnh 22, lời bài hát của Lm. Ns. Kim Long ).

Chính Thiên Chúa Cha đã định hướng cho công cuộc cứu rỗi nhân loại, và gửi Con Một của Người đến, Đức Giêsu Kitô đã là cụ thể Định Hướng cho con người bằng chính Lời rao giảng, giá Máu cứu chuộc, và sự Phục Sinh vinh hiển. Ngài trở nên “Đường, Sự Thật, Sự Sống” cho con người.

Thánh Phêrô nói: “Đức Kitô đã chịu đau khổ vì anh em, để lại một gương mẫu cho anh em dõi bước theo Người. Trước kia anh em chẳng khác nào những con chiên lạc, nhưng nay đã quay về với Vị Mục Tử, Đấng chăm sóc linh hồn anh em” ( 1Pr 2, 20b – 25 ).

Vâng, chỉ khi “dõi bước theo Chúa Giêsu Kitô”, nghĩa là đặt mình dưới sự chăm sóc của Người, để cho Người định hướng, sống theo lời Người dạy, làm theo chỉ dẫn của Người, chúng ta mới thực sự đi đúng con đường có lợi cho chúng ta:

con đường về cõi sống, cõi sống đời đời.

Chúa Giêsu quả quyết: “Thật, tôi bảo thật các ông: Ai không đi qua cửa mà vào ràn chiên, nhưng trèo qua lối khác mà vào, người ấy là kẻ trộm, kẻ cướp. Còn ai đi qua cửa mà vào, người ấy là mục tử. Người giữ cửa mở cho anh ta vào, và chiên nghe tiếng của anh; anh gọi tên từng con, rồi dẫn chúng ra. Khi đã cho chiên ra hết, anh ta đi trước và chiên đi theo sau, vì chúng nhận biết tiếng của anh. Chúng sẽ không theo người lạ, nhưng sẽ chạy trốn, vì chúng không nhận biết tiếng người lạ”.

Theo định hướng của Mục Tử

Chúa Giêsu đã lại trao quyền Mục Tử, quyền “chăn dắt đoàn chiên” ấy cho các Tông Đồ. Và với chúng ta hôm nay, quyền Mục Tử ấy ở nơi các Giám Mục, và từ các Giám Mục, thông truyền đến các Linh Mục.

Vì thế, hôm nay, chúng ta cầu nguyện cho ơn Thiên Triệu, cầu nguyện cho các Linh Mục, cho Giám Mục của chúng ta.

Xin ơn gì cho các Ngài ? Thiết tưởng, ơn cần nhất trong thời đại hôm nay dành cho các Ngài là “ơn biết định hướng đúng đắn cho đoàn chiên của mình”.

Thương Giáo Dân Việt Nam rất tốt lành, cho đến hôm nay, vẫn còn ngoan ngoãn tin tưởng và lắng nghe mọi định hướng của các Mục Tử, nhất là Cha Sở của mình. Giáo Dân càng ngoan ngoãn lắng nghe, đồng nghĩa với việc Giáo Sĩ có một uy tín nhất định: vì là đại diện cho Chúa Kitô mục tử.

Để các Ngài giữ được cái uy tín quí giá ấy, chúng ta hãy cầu xin cho các Ngài:

Kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu Kitô Mục Tử, để thấm nhuần sự hiền lành khiêm nhượng của Chúa Kitô, và trở nên một Chúa Kitô sống động trong đời thường cũng như lúc thi hành chức Linh Mục thừa tác.

Mặc lấy Thần Khí của Chúa Giêsu Kitô để có được những “định hướng” cho mọi người “quy Kitô” hơn là qui về chính các ngài.

Làm gương vâng phục cho đoàn chiên khi các ngài theo đúng định hướng của Giám Mục Giáo Phận mình, hình ảnh cụ thể của Tông Đồ Chúa Giêsu, khi Chúa Giêsu trao quyền Mục Tử.

Lạy Chúa Giêsu Mục Tử Nhân Lành, xin loại trừ những ý “định hướng vì lợi ích cho mình” nơi các Linh Mục của Chúa, nhưng xin cho các ngài mỗi ngày trở nên giống Chúa Giêsu hơn, để những định hướng của các ngài cốt để chúng con theo đúng được định hướng của Chúa Giêsu, vì lợi ích cho phần rỗi của chính chúng con. Amen.

PM. CAO HUY HOÀNG

 

 

-------Original Message-------

 

From: tamlinhvaodoi@gmail.com

Date: 5/8/2014 8:47:01 AM

To: undisclosed-recipients

Subject: Tôi cứ tiếp tục sống dật dờ

 

 

 

 

162. CN 4 Phục Sinh  

Ngày 11 . 05 . 2014

 

 

Thầy đến để cho chiên được sống dồi dào

Nhưng tôi cứ tiếp tục sống dật dờ...

 

 

Lung Linh

 

Có những điều nghịch lý không thể tưởng.

Chúa TÌM MỌI CÁCH để sống gần chúng ta., để thân quen với chúng ta.....

Ngài sẵn sàng làm bạn với chúng ta.

   Thầy không còn gọi anh em là tôi tớ nữa, vì tôi tớ không biết việc chủ làm.

 Nhưng Thầy gọi anh em là bạn hữu,

vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy,

Thầy đã cho anh em biết.  (Ga 15:15)

Ngược lại, chúng ta lại TÌM MỌI CÁCH để tôn Ngài lên làm Vua cao sang quyền phép trên trời... dường như vậy mới xứng đáng với tầm cỡ của một ông Chúa oai phong nhất thế giới...

Thành thử ra tôi với Chúa mãi mãi Nghìn trùng xa cách...

Tôi cứ tiếp tục sống dật dờ...như con thuyền không bờ không bến..

 

Chúa TÌM MỌI CÁCH để nhắc nhở sự hiện diện sống động của Ngài trong ta

Bằng một mệnh lệnh dứt khoát, rõ ràng;

Hãy ở lại trong Thầy như Thầy ở lại trong anh em.  (Ga 15:4)   

Không chỉ mình Thầy Giêsu mà còn cả Chúa Cha cũng ở trong chúng ta nữa

Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy. (Ga 14:23)   

 Ngược lại,  chúng ta TÌM MỌI CÁCH đẩy Chúa ra khỏi lòng mình một cách rất trang trọng với lý do cực kỳ chính đáng:

Bởi vì Giáo hội dạy rằng:

Chúa là Đấng Chí Tôn Chí Thánh...con đây chẳng đáng Chúa ngự vào lòng.

Với Thầy Giêsu mà tôi chẳng đáng... thì Chúa Cha còn cao trọng hơn Thầy..

Nào...có ai trong chúng ta dám đón nhận Chúa Cha vào lòng không???

Vì thế tôi cứ mãi sống dật dờ...thờ ơ... như chẳng hề có Chúa trong lòng mình.

 

Từ tình trạng sống dật dờ này..

Tôi như con chiên chỉ còn biết lẽo đẽo đi theo đàn...

Thỉnh thoảng, lại thích nghe tiếng gọi của tên trộm..Tôi tách rời khỏi đàn...

Để rồi...dễ dàng lăn lóc xuống hố...hoặc bị chó sói táp một phát!!!

Tôi vội vã chạy trở về với những thương tích chằng chịt...ngày một nhiều hơn..

Hóa ra Chúa TÌM MỌI CÁCH để khuyên nhủ, để nhắc bảo, để hướng dẫn...

Nhất là để cho tôi được sống và sống dồi dào...(Ga 10:10)

Nhưng tôi cứ như người con hoang đàng TÌM MỌI CÁCH  rời xa người cha nhân lành.. miên man đi tìm hạnh phúc ảo tưởng nơi trần thế... như bọt bong bóng xà bông.

Sau nhiều lần vỡ mộng thương đau, chàng trai hoang đàng trong dụ ngôn Người cha nhân hậu..cuối cùng cũng đã trở về..

Còn tôi.. tôi cứ tiếp tục sống dật dờ cho đến bao giờ ????

 

Xin quý vị tiếp tục với 3 bài suy niệm

Cửa chuồng chiên.                     ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.

Nỗi Lòng Người Chăn Chiên.   Lm Nguyễn Tầm Thường

Tìm ý Chúa.                                Lm Nguyễn Tầm Thường

 

 

Cửa chuồng chiên

 

ĐTGM. Giuse Ngô Quang Kiệt.

 

Cửa có hai công dụng. Để đóng vào và để mở ra.

Có những cánh cửa như cửa tù ngục để giam kín phạm nhân. Có những cánh cửa giam hãm, bưng bít con người không cho thông giao với thế giới bên ngoài. Có những cánh cửa lò sát sinh nhốt thú vật để giết chết. Đó là những cánh cửa đóng kín chết chóc, huỷ hoại.

Có những cánh cửa mở ra đón gió mát, đón khí trong lành, đón ánh sáng mặt trời tươi vui. Có những cánh cửa mở ra những chân trời xa tắp, khơi lên trong tâm hồn mơ ước cao xa. Có những cánh cửa mở ra đón nhận anh em trong tình huynh đệ thân mến.

Đó là những cánh cửa mở ra sự sống.

 

Hôm nay, Chúa Kitô nói: “Ta là cửa chuồng chiên”, Người đã tự nhận mình là cánh cửa. Chúa Giêsu là cánh cửa không phải để đóng kín giam hãm đàn chiên. Nhưng là cánh cửa mở ra.

 

Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra những chân trời vô tận.

Thỉnh thoảng ta nghe có dư luân xôn xao về ngày tận thế. Tất nhiên đó là một tin đồn thất thiệt, nhảm nhí, đượm mầu sắc mê tín dị đoan. Nhưng tin đồn đó cũng nói lên một sự thực là: Thế giới mà chúng ta đang sống là một thế giới hạn hẹp, sinh mạng con người là bèo bọt, kiếp sống con người là monh manh. Thật đáng buồn nếu con người chỉ có thế, bị kết án chung thân vào một thân xác mau tan rã, bị giam hãm trong một thế giới vật chất mau tàn tạ.

 

Chúa Giêsu Phục sinh đã phá vỡ vòng vây giam hãm đó. Khi tảng đá lấp cửa mộ lăn ra, Chúa Giêsu đã mở ra cho nhân loại một cánh cửa. Cánh cửa đó dẫn vào một không gian vô tận.

Từ nay con người không còn bị kết án chung thân vào thân xác mau tan rã nữa, vì Chúa Giêsu phục sinh đã mặc lấy thân xác vinh hiển không bao giờ chết.

Từ nay con người không còn bị giam hãm trong thế giới vật chất mau tàn tạ nữa, vì Chúa Giêsu Phục sinh đã mở lối ra thế giới thần linh, trong đó con người sống trong tự do, không còn bị ràng buộc trong không gian.

Đó là một thế giới mới, thế giới vĩnh hằng, không bao giờ tàn tạ, thế giới vô biên chẳng có giới hạn.

 

Khi mở cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã đẩy lùi ranh giới của thế giới vật chất đến vô hạn.

Khi mở cánh cửa vào thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã chắp cánh cho ước mơ của con người. Ước mơ ấy chẳng còn hạn hẹp trong những hạn chế của vòng vây thế giới, nhưng bay lên ngang tầm trăng sao để mơ những giấc mơ thần thánh.

 Khi mở cửa và thế giới thần linh, Chúa Giêsu đã giải phóng con người khỏi cảnh ngộ nô lệ vật chất hư hèn, nâng con người lên cuộc sống tự do của con Thiên Chúa.

 

Chúa Giêsu là cánh cửa mở ra suối nguồn sự sống

Thật là vô lý nếu con người sống chỉ để chết. Thật là vô lý nếu chết là hết. Nếu định mệnh con người là như thế, thà không sống còn hơn. Mỗi khi vào bệnh viện, ta không khỏi suy nghĩ khi nhìn những bệnh nhân rên xiết, quằn quại đau đớn hoặc thấy những tấm thân gầy còm, những khuôn mặt hốc hác. Đó là cái chết đang sống hay là một sự sống đang chết? Đời sống như thế còn có ý nghĩa gì không?

 

Chúa Giêsu đã bước vào thế giới kẻ chết để chiến đấu chống lại thần chết. Người đã chiến thắng.

Và khi Người mở cửa mộ bước ra, Người đã mở cánh cửa dẫn vào một cuộc sống mới.

Cuộc sống mới là một cuộc sống trọn vẹn bởi vì không còn bóng dáng Thần chết.

Cuộc sống mới là một cuộc sống sung mãn bởi vì chẳng còn vết tích của đau khổ, bệnh tật, đói khát.

Cuộc sống mới là một cuộc sống siêu nhiên trong đó con người được nâng lên làm con Thiên Chúa, được tham dự vào chính sự sống của Chúa.

Cuộc sống mới là một cuộc sống hạnh phúc vì được kết hợp với Thiên Chúa Ba Ngôi trong một tình yêu trọn hảo.

 

Như thế cuộc sống con người vẫn có một hướng đi lên, để được nâng cao, để được phong phú, để được hoàn hảo. Chính vì thế mà dù biết cuộc sống khổ đau, người ta vẫn vui mừng khi một em bé chào đời. Chính vì thế người ta vẫn ăn mừng sinh nhật, coi đó là ngày trọng đại trong đời người.

 

Chính Chúa Giêsu đã biến đổi thân phận con người. Con người sinh ra không phải để chết, nhưng để sống, sống sung mãn, sống trọn vẹn, sống vĩnh viễn trong suối nguồn sự sống.

 

Nhưng để mở ra cho ta những chân trời vô tận của con Thiên Chúa, chúa Giêsu đã chịu nhận lấy kiếp sống mong manh, phù du, bèo bọt của con người. Để mở ra cho suối nguồn sự sống, Người đã phải đón nhận cái chết đau đớn. Người chính là vị Mục tử chân chính đã thí mạng vì đàn chiên.

 

Chúa Giêsu quả thật là cánh cửa mở ra cho đàn chiên đi đến những chân trời xa rộng, đi đến những đồng cỏ xanh tươi, đi đến những dòng suối trong lành.

Chúa Giêsu quả là vị mục tử tốt lành luôn chăm sóc đoàn chiên, luôn nuôi dưỡng đoàn chiên bằng những lương thực bổ dưỡng. Chúa Giêsu đã đến cho ta được sống và được sống dồi dào.

Đó là cánh cửa duy nhất dẫn đến sự sống, ta hãy theo sát gót Người. Đó là người mục tử duy nhất, ta hãy nghe tiếng Ngư

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha