, ngày 06 tháng 10 năm 2024 | 02:43 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh

 
Yêu Thương (Đức Cha Giuse)

Yêu Thương (Đức Cha Giuse)

 

YÊU THƯƠNG

Báo liên lạc số 63 - tháng 4-2014

 

 

Phụng vụ chiều Thứ Năm Tuần Thánh, ngoài yếu tố tưởng niệm việc Chúa Giêsu lập Bí Tích Thánh Thể, còn là một minh họa sống động cho giới răn cao trọng nhất, cũng là giới răn mới gửi đến tất cả môn đệ hôm qua trực tiếp bên Chúa Giêsu, cũng như đến toàn thể Giáo Hội hôm nay đã xa Người trên 20 thế kỷ. Đó là giới luật yêu thương, giới luật đặc trưng của cộng đoàn Kitô giáo, giới luật đặc thù của môn đệ Chúa Giêsu. Nhưng yêu thương là một hành vi xưa như trái đất, mang nhiều hàm nghĩa khá dị biệt, từ mênh mông rộng rãi như yêu thương vạn vật, môi trường, cuộc sống, đến tập trung hơn như yêu thương tha nhân, đồng loại, đồng bào, và cũng có thể thu gọn hơn nữa như yêu thương người cùng khổ, người tội lỗi, kẻ thù nghịch… Khi Chúa Giêsu công bố giới luật yêu thương, Người cũng nêu gương thực hiện giới luật ấy để ta thấy sáng lên tình yêu cứu độ và gặp được những điểm nhấn mà bắt chước thực hành.

 

1. Yêu thương là hiến mình

 

Dù chẳng phải là người công giáo, khi nói đến yêu thương, thường người ta nghĩ ngay đến việc trao tặng, như “ngày tình nhân”, những người yêu nhau tặng nhau những bông hồng, hay như “ngày người mẹ”, những người con tặng mẹ mình một món quà. Yêu thương là cho đi, từ đơn giản như cho đi một tặng vật đến gắn bó như cho đi một phần đời, và cao đẹp hơn cả là cho đi chính bản thân mình. Trong bí tích Thánh Thể, Chúa Giêsu đã “yêu thương đến cùng” là tự nguyện cho đi chính xác thể mình, hiến dâng chính mạng sống mình, ban tặng chính thịt máu mình để trở thành của ăn thức uống nuôi sống nhân loại trên đường lữ thứ trần gian. Nếu sinh thời Chúa Giêsu đã có lần khẳng định “Không có tình yêu nào lớn hơn tình yêu của người thí mạng sống mình vì bạn hữu” (Ga 15,13), thì nơi bí tích Thánh Thể, Người đã để lại một tình yêu vĩ đại khôn tả, hiến mình, một mình chịu chết để đem lại ơn cứu độ cho cả thế giới.

 

Yêu thương về mặt nhân sinh thắm thiết lắm cũng chỉ là “chết ở trong lòng một ít” còn về mặt giáo lý công giáo, không thể nói đến niềm tin nếu không có yêu thương, và không thể nói đến yêu thương khi không biết đến việc hiến mình. Yêu là đóng đinh ý riêng cho ý Chúa được triển nở. Yêu là dám hy sinh sức khỏe, thời giờ, tiền của, công sức, khả năng riêng mình để vun bồi cho công trình chung hay cho những người đang cần đến sự nâng đỡ, giúp đỡ hoặc bênh đỡ của mình mà vượt qua nỗi khó khăn trong cuộc sống hay trong lòng tin.

 

2. Yêu thương là phục vụ

 

Trong lễ chiều Thứ Năm Tuần Thánh có nghi thức rửa chân vốn là tái diễn hành vi yêu thương của Chúa Giêsu năm xưa trong đêm bị trao nộp, nhưng ý nghĩa đậm sâu bên trong lại là một thái cử phục vụ tận tình. Rửa chân cho thực khách theo tập tục do thái chỉ là công việc của con ăn người ở, kẻ hầu người hạ, chủ nhà có bao giờ phải làm công việc này, thế mà Chúa Giêsu vốn là Chúa và là Thầy lại cúi mình tự hạ như phận tôi đòi để rửa chân cho các môn đệ, bất kể trong số đó có người sẽ phản bội bán mình lấy 30 đồng bạc, sẽ phũ phàng chối mình trước mặt đứa đầy tớ gái, sẽ lẳng lặng bỏ mình cô độc trên đường thánh giá. Nếu yêu thương mà còn dùng dằng tách bạch phân loại đối tượng thì chắc chắn đó không phải là phục vụ. Đàng này, Chúa Giêsu dù biết rõ các môn đệ từng người như đi guốc trong bụng họ, nhưng Người chỉ có một tâm tình duy nhất dành cho tất cả: cúi xuống từng ông và lấy nước rửa chân từng người, không phân biệt đối xử, cũng chẳng loại trừ. Yêu thương ở đây rõ ràng là phục vụ thực sự trong khiêm tốn.

 

Có thể ví hiến mình và phục vụ là hai động thái bổ sung để làm nên một hành vi yêu thương công giáo. Hiến mình mà không nhằm phục vụ Chúa hay tha nhân chỉ là một động thái thừa, còn phục vụ mà thiếu hiến mình lại chỉ còn là một công việc thuần túy chấm công hoặc ăn lương quy định. Nhưng khi hiến mình đi cùng phục vụ theo gương Chúa và nhân danh Chúa sẽ trở nên “cặp đôi hoàn hảo” có khả năng diễn tả tình yêu Kitô giáo một cách đẹp đẽ và đầy đủ.

 

3. Yêu thương là nêu gương

 

Tất nhiên, yêu thương Kitô giáo chẳng bao giờ nhằm phô trương công đức, cũng chẳng loa kèn cho rộn rã tiếng vang, mà thường khi rất âm thầm chỉ một mình Chúa biết là quá đủ, còn dư luận xung quanh nếu có đều là phụ tùy, đến sau, không thêm bớt gì cho hành vi đã thực hiện. Tuy nhiên, theo định luật bình thường “hữu xạ tự nhiên hương” kiểu “tiếng lành đồn xa” hoặc theo Phúc Âm “đèn đã thắp phải đặt trên giá”, thì yêu thương theo bước Chúa Kitô trải qua bao thời đã trở nên gương sáng cho nhiều người biết đến, để nhận biết và gia nhập Giáo Hội Công Giáo. Chúa Giêsu đã có lần minh nhiên nói: “Người ta cứ dấu này mà nhận biết chúng con là môn đệ của Thầy, là chúng con yêu thương nhau” (Ga 13,35). Yêu thương bằng hiến mình phục vụ như thế đã trở thành phù hiệu sống động của người môn đệ Chúa Kitô.

 

Chân lý trừu tượng thì cần phải dẫn giải nhiều mới lãnh hội được, còn chân lý yêu thương dù sâu lắng vẫn có nét cụ thể để tỏ ra. Cha Gaspar d’Amaral trong phúc trình ngày 31.12.1632 gửi cha André Palmeiro ở Macao cho biết: sau 5 năm truyền giáo tại Thăng Long (Hà Nội), số giáo dân đã lên tới 5.000, họ sống chan hòa đoàn kết thắm thiết yêu thương đến nỗi lương dân lấy làm lạ, không biết đạo những người này theo là gì, nên đồn thổi là “Đạo Yêu Nhau”. Quả là một ghi nhận tuyệt vời, vừa khách quan mang tính lịch sử, vừa đơn giản cho thấy yêu thương là một ngôn ngữ dễ cảm và đúng là dấu hiệu tỏ lộ dáng đứng của người môn đệ Chúa Kitô.

 

Tóm lại, ba khía cạnh “hiến mình, phục vụ và nêu gương” trong hành vi yêu thương cũng là ba điểm nhấn của giới luật mới muốn được chia sẻ với cộng đoàn chiều Thứ Năm Tuần Thánh. Yêu thương: hành vi thì xưa rồi, nhưng tâm tình thì luôn luôn mới, nhất là khi gắn bó với Chúa Kitô trong bí tích Thánh Thể và theo gương Người năm xưa đã rửa chân cho các môn đệ. Xin cho mỗi người chúng ta sau khi tham dự các nghi thức thánh lễ Tiệc Ly cũng quyết tâm thực hiện những hành vi yêu thương, đơn sơ và nhẹ nhàng thôi, trong gia đình, nơi khu xóm; giữa giáo xứ, đối với những người quen biết hay đối với những kẻ xa lạ: hy sinh một chút, phục vụ một chút, để sáng lên một chút hình ảnh người môn đệ Chúa Kitô.

 

Tờ Tin nhanh VN chiều thứ Năm Tuần Thánh 2013 nhắc đến tên tuổi bác sĩ Carlo Urbani, người Ý, nhân dịp kỷ niệm ngày mất lần thứ 10, với tựa đề trân trọng “Người bác sĩ đã chết để nhân loại được sống”. Ông chết tại VN vì căn bệnh ông đang nỗ lực đẩy lùi: hội chứng hô hấp cấp nặng, tức là bệnh SARS. Không sợ đến gần bệnh nhân, ông đã bị lây nhiễm và bị mất mạng trong sứ mạng cứu người. Nếu bác sĩ Carlo là tấm gương về lòng yêu thương hiến mình phục vụ của 10 năm trước, thì hôm nay đến phiên, chúng ta cũng cố gắng để lại những dấu chứng yêu thương: yêu như Chúa yêu và yêu người như yêu Chúa.

+GM Giuse Vũ Duy Thống

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha