, ngày 21 tháng 07 năm 2024 | 06:48 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

LINH MỤC

THỪA TÁC VIÊN CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

 

TÀI LIỆU HỖ TRỢ CÁC CHA GIẢI TỘI VÀ LINH HƯỚNG

 

 

 

 

 

© Copyright2011 - Libreria Editrice Vaticana - 00120 Città del Vaticano

Tel. 06.698.81032 - Fax 06.698.84716

ISBN 978-88-209-8550-9

www.vatican.va

www.libreriaeditricevaticana.com

TYPOGRAPHIE VATICANE

"Cần quay lại với toà giải tội như một nơi không những để cử hành bí tích Hoà Giải, mà còn để "ở lại" thường xuyên hơn cho người tín hữu tìm được sự thông cảm, khuyên nhủ và an ủi, cho họ cảm thấy họ được Chúa yêu thương và thông cảm, và cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa Thương Xót, bên cạnh sự Hiện Diện thật của Chúa trong bí tích Thánh Thể" (Diễn Từ của Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI tại Khoá Học về Toà Trong do Toà Ân Giải Quốc tế tổ chức vào ngày 11/3/2010)

 

THÁNH BỘ GIÁO SĨ

LINH MỤC, THỪA TÁC VIÊN

CỦA LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT

Tài liệu hỗ trợ các cha giải tội và linh hướng

 

Nhà Xuất Bản Vatican

Bản Quyền 2011 – Nhà Xuất Bản Vatican – 00120 Città del Vaticano

ĐT. 06.698.81032 – Fax 06.698.84716

ISBN 978-88-209-8549-3

www.vatican.va

www.libreriaeditricevaticana.com

VATICANPRESS

Lm Phêrô Đặng Xuân Thành dịch từ bản Anh Ngữ : "The priest, minister of divine mercy" (tgphanoi.org) thứ sáu, 30 tháng 09 2011 22 :50 BBT WTGP HN

 

 

NỘI DUNG

LỜI GIỚI THIỆU

NHẬP ĐỀ : TIẾN TỚI SỰ THÁNH THIỆN

PHẦN I : THỪA TÁC VỤ SÁM HỐI VÀ HOÀ GIẢI TRONG TƯƠNG QUAN VỚI VIỆC NÊN THÁNH CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU

1. Tầm quan trọng hiện nay – giờ phút ân sủỦng

Một lời mời gọi khẩn cấp (7-8)

Sứ mạng của Đức Kitô thực hiện trong Giáo Hội (9-11)

Mở lòng đón nhận tình yêu và sự hoà giải (12-13)

Lời chứng và sự dấn thân của các mục tử (14-18)

Gương Cha Sở họ Ars (19-20)

Thừa tác vụ của lòng thương xót (21-23)

2. Những điều căn bản

Bản chất của bí tích Sám Hối (24)

Cử hành cuộc Vượt Qua và hành trình hoán cải (25-27)

Trên con đường nên thánh (28-31)

Một mầu nhiệm của ân sủng (32-35)

3. Một vài hướng dẫn thực tiễn

Thừa tác vụ đánh thức dậy các thái độ thích hợp nơi hối nhân (36-40)

Việc cử hành phụng vụ (41-43)

Những quy tắc thực tiễn do Giáo Hội ban hành : một cách biểu lộ đức ái mục tử (44-47)

Hướng dẫn tiến lên trong hành trình nên thánh sao cho hài hòa với hoạt động của Chúa Thánh Thần (48-50)

Thừa tác viên lúc nào cũng sẵn sàng và đón tiếp hối nhân trong tình cha con (51-57)

Một sự huấn luyện cập nhật và đổi mới dành cho các linh mục, để các ngài có thể hướng dẫn các tín hữu trong nhiều tình huống khác nhau (58-60)

Hoàn cảnh mới, ơn phúc mới, sự nhiệt tình mới (61-63)


PHẦN HAI : THỪA TÁC VỤ LINH HƯỚNG

1. Tầm quan trọng hiện nay – giờ phút ân sủng

Một hành trình lịch sử và đương đại (64-65)

Đào tạo các linh mục làm việc đồng hành thiêng liêng (66-69)

Linh hướng và thừa tác vụ linh mục (70-73)

Khi các thừa tác viên có chức thánh được linh hướng (74-76)

2. Những điều căn bản

Bản chất và nền tảng thần học (77)

Mục tiêu riêng (78-80)

Chuyển động và quá trình (81-83)

Cho hết mọi ơn gọi và mọi bậc sống (84-86)

3. Những chỉ dẫn thực tiễn

Hành trình cụ thể hay đường sống tâm linh (87-97)

Phân định Chúa Thánh Thần trong quá trình linh hướng (98-100)

Các đức tính nhà linh hướng cần có (101-105)

Những đức tính cần thiết cho người được linh hướng (106-109)

Việc linh hướng của người linh mục (110-116)

Linh hướng trong đời sống tu trì (117-121)

Linh hướng cho giáo dân (122-134)

Làm sao hài hoà các cấp độ đào tạo khác nhau trong việc linh hướng (135-140)

KẾT LUẬN : "HÃY ĐỂ ĐỨC KITÔ HÌNH THÀNH NƠI ANH EM" (Gl 4,19)

PHỤ TRƯƠNG 1

BẢNG XÉT MÌNH DÀNH CHO CÁC LINH MỤC

PHỤ TRƯƠNG 2

KINH ĐỌC TRƯỚC KHI GIẢI TỘI

KINH ĐỌC SAU KHI GIẢI TỘI

 

 


LỜI GIỚI THIỆU

"Cần quay lại với toà giải tội như một nơi không những để cử hành bí tích Hoà Giải, mà còn để "ở lại" thường xuyên hơn cho người tín hữu tìm được sự thông cảm, khuyên nhủ và an ủi, cho họ cảm thấy họ được Chúa yêu thương và thông cảm, và cảm nghiệm sự hiện diện của Thiên Chúa Thương Xót, bên cạnh sự Hiện Diện thật của Chúa trong bí tích Thánh Thể".[1]

Với những lời này, đức giáo hoàng Biển Đức XVI đã ngỏ lời với các vị giải tội trong Năm Thánh Linh Mục vừa qua, cho mỗi người thấy tầm quan trọng và từ đó, thấy được nhu cầu tông đồ cấp bách của việc khám phá lại bí tích Hoà Giải, đứng trên quan điểm của các hối nhân cũng như đứng trên quan điểm của các thừa tác viên.

Bên cạnh việc cử hành bí tích Thánh Thể mỗi ngày, thái độ sẵn sàng nghe xưng tội, đón tiếp các hối nhân và đồng hành với họ cách thiêng liêng khi họ yêu cầu, đó chính là những tiêu chuẩn đo lường đức ái mục tử của người linh mục. Qua thái độ sẵn sàng ấy, các linh mục đã trở thành một lời chứng vui tươi và theo một nghĩa nào đó, các ngài đã đảm nhận được căn tính đích thực của mình, đã được xác định lại trong bí tích Truyền Chức, một căn tính không thể chỉ thu gọn lại như một chức năng không hơn không kém.

Linh mục là thừa tác viên, có nghĩa là ngài vừa là đày tớ vừa là người ban phát cách khôn ngoan lòng Thương Xót của Chúa. Linh mục là người được giao một trách nhiệm nghiêm túc là "tha thứ hay cầm giữ tội" (cf. Ga 20,23). Qua các linh mục và qua quyền năng của Thánh Thần, vừa là Chúa vừa là Đấng ban sự sống, các tín hữu sẽ cảm nghiệm được trong Giáo Hội hôm nay thế nào là niềm vui của Người Con Hoang Đàng – sau một cuộc đời tội lỗi đã quay về nhà cha mình mong được làm tôi tớ, nhưng lại được đón tiếp với đầy đủ phẩm giá của một người con.

Khi nào cha giải tội có mặt, thì sớm hay muộn các hối nhân sẽ đến. Và nếu cha giải tội cứ kiên trì có mặt, thậm chí một cách gan lì, thì sớm hay muộn sẽ có nhiều hối nhân đến!

Bí tích Hoà Giải được tái khám phá, không những đối với các hối nhân mà cả đối với các thừa tác viên, đó chính là tiêu chuẩn để đo lường đức tin đích thực vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa – chương trình cứu độ này được biểu lộ qua ân sủng một cách mạnh mẽ hơn là qua những sáng kiến mang tính chiến thuật hay mục vụ, đôi khi lại bỏ qua không chú ý tới sự thật cốt yếu.

Để hưởng ứng lời kêu gọi của Đức Thánh Cha và để bày tỏ lòng quan tâm sâu sắc, tập sách hỗ trợ này đã ra đời như một hoa trái nữa của Năm Linh Mục, để trở thành một khí cụ hữu ích cho việc thường huấn các giáo sĩ và để giúp người ta khám phá lại giá trị cần thiết của bí tích Hoà Giải và việc Linh Hướng.

Công cuộc tân phúc âm hoá và việc canh tân Giáo Hội liên tục – Giáo Hội "semper reformanda", Giáo Hội "luôn luôn cần được canh tân" – có được sức sống là nhờ dựa vào việc thánh hoá của mỗi thành phần trong Giáo Hội. Rõ ràng là sự thánh hoá phải đi trước cả việc phúc âm hoá lẫn việc canh tân, vì việc thánh hoá này sẽ đòi hỏi cũng như sẽ trở thành điều kiện tiên quyết cho mọi nỗ lực tông đồ có hiệu quả, cũng như cho việc canh tân hàng giáo sĩ.

Khi quảng đại cử hành bí tích của Lòng Chúa Thương Xót, mỗi linh mục được mời gọi hãy trải nghiệm trước tiên cho chính bản thân mình thế nào là sự độc đáo và hết sức cần thiết của thừa tác vụ đã được trao cho mình. Kinh nghiệm ấy sẽ giúp các linh mục tránh được tình trạng "luôn thay đổi trong ý thức của người linh mục về căn tính của mình", là một đặc điểm khá quen thuộc trong đời sống nhiều linh mục hiện nay. Thay vì thế, kinh nghiệm ấy sẽ vun trồng nơi tâm hồn các linh mục ý thức về những điều kỳ diệu tràn ngập tâm hồn mình, vì các ngài biết mình đã được Chúa mời gọi trong Giáo Hội để bẻ Bánh Thánh Thể và để tha thứ tội lỗi của con người, mà không hề do công trạng gì của mình .

Với những ý nghĩ này, chúng tôi xin trao lại việc phân phát tập sách hỗ trợ này và những kết quả thu được từ tập sách ấy cho Đức Trinh Nữ Maria, là Nơi Nuơng Ẩn của các tội nhân và là Mẹ của bao Ân Sủng.

Làm tại Vatican, ngày 9 tháng 3 năm 2011

Hồng Y Mauro Piacenza

Bộ Trưởng

+ Celso Morga Iruzubieta

Tổng Giám Mục hiệu toà Alba, Thư Ký

NHẬP ĐỀ : TIẾN TỚI SỰ THÁNH THIỆN

1. "Vào thời đại nào và trong bất cứ dân tộc nào Thiên Chúa cũng luôn giang tay đón tiếp những ai kính sợ Ngài và làm điều ngay chính (x. Cv 10,35). Tuy nhiên, Thiên Chúa không thánh hoá và cứu vớt con người chỉ như những cá nhân, không ràng buộc hay chẳng có liên hệ gì với nhau. Ngài muốn tập trung con người thành một dân tộc, một dân tộc nhận biết Ngài trong sự thật và phục vụ Ngài trong thánh thiện".[2] Trên hành trình tiến tới sự thánh thiện mà Chúa đã mời gọi mỗi người chúng ta (cf. Mt 5,48; Ep 1,4), Thiên Chúa quan tâm làm sao cho mọi người giúp đỡ nhau. Bằng cách đó chúng ta trở thành các trung gian trong Đức Kitô, để lôi kéo người khác xích lại gần tình thương vĩnh hằng của Ngài. Chúng ta có cử hành bí tích Sám Hối và thực hành việc linh hướng là cử hành và thực hành trong viễn tượng bác ái yêu thương ấy; và đây cũng chính là mục tiêu của tài liệu này.

Có một số câu nói của đức thánh cha Biển Đức XVI cũng khiến chúng ta lưu ý tới chủ đề ấy : "Hiện nay, đào tạo đúng đắn cho các tín hữu có lương tâm đàng hoàng chắc chắn là một trong những ưu tiên mục vụ". Và ngài nói thêm : "Việc linh hướng cũng góp phần đào tạo lương tâm. Nhu cầu cần có các 'bậc thầy tu đức' thánh thiện và khôn ngoan hiện nay lớn hơn so với trước kia : đó đúng là một sự phục vụ rất quan trọng mang tính Giáo Hội . Dĩ nhiên, muốn vậy Giáo Hội cần phải có một sức sống nội tâm. Đây là một ân huệ mà chúng ta không những phải tha thiết và bền bỉ cầu xin với Chúa Thánh Thần, nhưng còn phải cẩn thận huấn luyện một cách đặc biệt. Ngoài ra, mỗi linh mục còn được kêu gọi hãy quản lý lòng thương xót của Chúa trong bí tích Sám Hối để qua đó và nhân danh Đức Kitô tha thứ các tội và giúp hối nhân bước đi trên con đường thánh thiện cam go với một lương tâm ngay thẳng và hiểu biết. Để có thể thi hành tác vụ cần thiết này, mỗi linh mục phải phấn đấu cho có một đời sống thiêng liêng riêng và phải quan tâm làm sao cho mình được cập nhật về mục vụ và thần học".[3] Tập sách hỗ trợ này được cung cấp cho các linh mục trong vai trò thừa tác viên của lòng Chúa thương xót cũng hoàn toàn đi theo những suy nghĩ ấy.

Năm nào kính nhớ Cha Sở họ Ars cũng đều để lại một dấu vết không hề phai trên cuộc đời và tác vụ của các linh mục. Điều này càng đúng đối với năm nay là năm kỷ niệm ngài qua đời được 150 năm (1859-2009) : "Một năm nhằm để đào sâu lời cam kết của mọi linh mục sẽ canh tân đời sống nội tâm để có thể làm chứng mạnh mẽ và trực tiếp cho Tin Mừng trong thế giới hôm nay...".[4]

Công cuộc canh tân đời sống nội tâm ấy phải đụng đến mọi khía cạnh trong đời sống và tác vụ linh mục, và phải thấm sâu vào mọi khía cạnh trong quan điểm, động cơ và cách ứng xử cụ thể của các linh mục. Hoàn cảnh hiện nay đòi các linh mục phải làm chứng cho người ta thấy mình đang sống căn tính linh mục trong vui tươi và hy vọng.

2. Phải thi hành tác vụ bí tích Hoà Giải, một tác vụ liên kết mật thiết với việc tư vấn tâm linh hay linh hướng, bằng cách làm sao khôi phục lại các mục tiêu tông đồ và thiêng liêng cho cả thừa tác viên lẫn người tín hữu, giống như một cuộc vượt qua để quay về với Cha, mà vẫn trung thành với kế hoạch yêu thương của Cha "hầu cho toàn diện con người và hết mọi người được phát triển toàn vẹn".[5] Muốn thế, để phục vụ người khác, mỗi cá nhân phải đi lại hành trình quan hệ liên vị với Thiên Chúa và với anh em – một hành trình sẽ được thực hiện trong sự chiêm niệm, hoàn thiện, hiệp thông và truyền giáo.

Nhờ thực hành bí tích Sám Hối một cách trọn vẹn, cũng như nhờ thực hành việc linh hướng hay tư vấn tâm linh, chúng ta sẽ có thể sống trung thực hơn trong "hy vọng và vui tươi" (Rm 12,12). Nhờ đó, chúng ta sẽ biết tôn trọng và đánh giá cao sự sống con người về mọi mặt, sẽ khôi phục lại tầm quan trọng của gia đình và việc hướng đạo cho người trẻ, tầm quan trọng của việc làm sống lại các ơn gọi linh mục và làm sống lại một chức linh mục được sống cách trọn vẹn, cũng như tầm quan trọng của sự hiệp thông trong Giáo Hội và trên hoàn vũ.

3. Tương quan giữa sự hoà giải và việc linh hướng được xây dựng trên sự thúc bách của tình yêu : "Được tình yêu Đức Kitô thôi thúc, chúng tôi xác tín rằng một người đã chết cho mọi người. Bởi đó, tất cả mọi người đều đã chết. Thật vậy, Ngài đã chết cho mọi người để ai sống thì không còn sống cho chính mình nữa mà sống cho đấng đã chết và sống lại vì họ" (2Cr 5,14-15). Chân lý này giả thiết một sự cam kết đặc biệt trước đó : các môn đệ Đức Kitô "không còn sống cho chính mình nữa" (ibid.), nhưng sống trong sự thật và bác ái.

Toàn bộ hoạt động mục vụ của thánh Phaolô, cùng với vô vàn khó khăn của những hoạt động ấy, đã được ngài so sánh với việc sinh nở một con người, có thể được tóm tắt bằng nhu cầu cần phải cấp tốc "làm cho Đức Kitô được thành hình" (Ga 4,19) nơi mỗi tín hữu và trong mọi tín hữu. Mục tiêu của thánh Phaolô là "làm cho mọi người đạt tới mức hoàn hảo trong Đức Kitô" (Cl 1,28), hoàn hảo không giới hạn hay không cùng.

4. Thừa tác vụ hoà giải cũng như công tác tư vấn tâm linh và linh hướng được đặt nằm trong viễn cảnh ai ai cũng được mời gọi nên thánh, cũng là sự hoàn thiện của đời sống kitô hữu và cũng là sự "hoàn thiện của đức ái".[6] Muốn thi hành đức ái mục tử một cách trung thực với căn tính của người linh mục, các linh mục phải hướng toàn bộ tác vụ và công tác của mình về sự thánh thiện, nhờ đó phối hợp hài hoà các khía cạnh rao giảng, tế lễ và phục vụ trong tác vụ của mình.[7]

Như thế, sẵn sàng để hướng dẫn các người đã được rửa tội tới sự hoàn thiện của đức ái chính là một phần nguyên vẹn trong thừa tác vụ linh mục.

5. Là tôi tớ của mầu nhiệm Vượt Qua như mình hằng rao giảng và là khí cụ của Đức Kitô khi cử hành và thông ban mầu nhiệm Vượt Qua ấy, các linh mục được kêu gọi hãy làm người giải tội và linh hướng như mình đang thừa hưởng cả hai phương tiện thánh hoá ấy trong nỗ lực canh tân đời sống thiêng liêng cá nhân và đời sống tông đồ của mình.

6. Tập sách hỗ trợ này hy vọng sẽ cung cấp một số thí dụ đơn sơ, có thật và đầy gợi ý, rút ra từ nhiều văn kiện Giáo Hội (sẽ được trích dẫn khắp trong tài liệu này) mà quý vị có thể tham khảo cách trực tiếp. Ở đây chúng ta không nhắm thực tập giải các nố, nhưng chỉ tập nuôi dưỡng hy vọng và động viên nhau mỗi ngày.

 


PHẦN I

THỪA TÁC VỤ SÁM HỐI VÀ HOÀ GIẢI

TRONG TƯƠNG QUAN VỚI VIỆC NÊN THÁNH

CỦA NGƯỜI KITÔ HỮU

1. Tầm quan trọng hiện nay – giờ phút ân sủng

Một lời mời gọi khẩn cấp

7. Khi bắt đầu thiên niên kỷ thứ 3, đức Gioan-Phaolô II có viết : "Ta cũng kêu gọi các mục tử lấy lại sự can đảm của người mục tử để bảo đảm rằng trong giáo huấn hằng ngày của các cộng đoàn Giáo Hội, người ta luôn giới thiệu việc thực hành bí tích Hoà Giải một cách rất thuyết phục và hiệu quả".[8] Ngài cũng tuyên bố rằng mình đã có ý định "làm linh hoạt lại một cách mạnh mẽ bí tích Hoà Giải.... như một đòi hỏi để có đức ái chân thật và đức công bằng mục vụ chính hiệu"; đồng thời ngài kêu gọi các tín hữu nào đã được chuẩn bị thích đáng trong tâm hồn đều có quyền được lãnh nhận ơn bí tích ấy một cách cá nhân.[9]

8. Giáo Hội không những hô hào hoán cải và tha thứ, mà còn là dấu chỉ sự hoà giải với Thiên Chúa và với con người. Phải nhìn việc cử hành bí tích Sám Hối trong bối cảnh toàn diện là đời sống Giáo Hội và nhất là trong bối cảnh của mầu nhiệm Vượt Qua đã được cử hành trong bí tích Thánh Thể, cũng như trong bối cảnh đã kinh nghiệm cụ thể thế nào là bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, thế nào là giới răn yêu thương nhau. Sám hối luôn luôn là một việc hân hoan cử hành tình thương của Chúa Cha, đấng đã sẵn sàng tự hiến mình để tiêu diệt tội lỗi chúng ta mỗi khi chúng ta biết khiêm tốn nhìn nhận tội lỗi mình.

Sứ mạng của Đức Kitô thực hiện trong Giáo Hội

9. Sứ mạng của Giáo Hội là một quá trình phối hợp hài hoà giữa công bố, cử hành và tha thứ hay cử hành việc tha thứ. Điều này đặc biệt đúng cho việc cử hành bí tích Hoà Giải, là kết quả và hoa trái của Đấng Phục Sinh đang hiện diện trong Giáo Hội : "Hãy nhận lấy Thánh Thần. Anh em tha tội cho ai thì tội người ấy được tha ; anh em cầm giữ tội ai, thì tội người ấy bị cầm giữ" (Ga 20,22-23).

Từ chỗ vui tươi vì được tha, người ta sẽ đi tới chỗ biết ơn và quảng đại nên thánh và thi hành sứ mạng. Những ai đã trải nghiệm sự tha thứ sẽ muốn người khác cũng được gặp gỡ Đức Kitô, người Mục Tử tốt lành, như mình. Thế nên, những thừa tác viên bí tích Sám Hối nào đã kinh nghiệm được sự đẹp đẽ của cuộc gặp gỡ bí tích ấy sẽ luôn sẵn sàng cống hiến sự phục vụ này, một cách khiêm tốn, cam go, nhẫn nại và vui tươi.

10. Thực hành bí tích Hoà Giải một cách cụ thể, vui tươi, đáng tin và dấn thân chính là dấu hiệu rõ ràng cho biết mức độ được phúc âm hoá của một cá nhân và một cộng đoàn tín hữu. Bí tích Sám Hối cũng là một dấu chỉ hùng hồn cho biết sự khát khao hoàn thiện, chiêm ngắm, hiệp thông huynh đệ và làm việc tông đồ. "Trong bối cảnh của mầu nhiệm hiệp thông các thánh, một mầu nhiệm giúp đưa con người đến gần Đức Kitô hơn bằng nhiều cách khác nhau, cử hành bí tích xưng tội chính là bày tỏ niềm tin vào mầu nhiệm Cứu Chuộc và vào việc tái hiện mầu nhiệm ấy trong Giáo Hội".[10]

Trong bí tích Sám Hối – là hoa trái của máu cứu độ từ nơi Đức Kitô – chúng ta nghiệm thấy Đức Kitô "bị giết vì tội lỗi chúng ta và được phục sinh để công chính hoá chúng ta" (Rm 4,25). Bởi đó, thánh Phaolô đã quả quyết "Đức Kitô hoà giải chúng ta với Ngài và trao cho chúng tôi tác vụ hoà giải ấy" (2Cr 5,18).

11. Hoà giải với Thiên Chúa không thể không đi đôi với hoà giải với con người (cf. Mt 5,24-25). Không thể hoà giải với con người mà không thanh tẩy tâm hồn một cách nào đó. Mọi sự hoà giải đều phát xuất từ Thiên Chúa vì Ngài đã tha tội cho chúng ta (cf. Tv 103,3). Khi được Thiên Chúa tha thứ, chúng ta sẽ dễ dàng tha thứ cho anh em và hoà giải với người ấy hơn.

Mở lòng đón nhận tình yêu và sự hoà giải

12. Đức Kitô thôi thúc chúng ta tiến tới một tình yêu càng ngày càng trung thành hơn, tiến tới một sự thay đổi càng ngày càng triệt để hơn (cf. Kh 2,16), để đời sống người kitô hữu có thể được thấm nhuần các tình cảm của Đức Kitô (cf. Pl 2,5). Cử hành tập thể bí tích Sám Hối, đi đôi với việc xưng tội cá nhân, có thể giúp ích rất nhiều để sống thực tế Giáo Hội, tức là mầu nhiệm hiệp thông các thánh.

13. Người kitô hữu sẽ cố gắng tiến tới chỗ "hoà giải" trọn vẹn dựa theo kinh "Lạy Cha", Tám Mối Phúc và giới răn yêu thương. Đó là một hành trình thanh tẩy tội lỗi và trở nên một với Đức Kitô.

Hiện nay, hành trình sám hối này càng trở nên quan trọng, như một tảng đá góc và như nền móng để xây dựng một xã hội sống hiệp thông. "Đức khôn ngoan của Giáo Hội luôn chỉ cho mọi người thấy tội nguyên tổ đang hiện diện trong các điều kiện sống của xã hội và trong cơ cấu xã hội : 'Không biết sự kiện con người mang bản tính đã bị thương tổn và hay nghiêng chiều về tội, sẽ dẫn chúng ta tới những sai lầm trầm trọng trong việc giáo dục, chính trị, hoạt động xã hội và luân lý'".[11]

Lời chứng và sự dấn thân của các mục tử

14. Trong dòng lịch sử của Giáo Hội, thời đại nào cũng có những vị giải tội và linh hướng mẫu mực. Tông huấn "Reconciliatio et Paenitentia" (1984) nhắc tới thánh Gioan Nepomucene, thánh Gioan Maria Vianey, thánh Giuse Cafasso và thánh Leopoldo Castelnuovo. Trong diễn văn của mình với Toà Ân Giải,[12] đức thánh cha Biển Đức XVI kể thêm thánh Pio Pietrelcina.

Liên tưởng tới các mẫu linh mục ấy, Đức Gioan Phaolô II viết : "Ta cũng uớc mong được bày tỏ lòng tôn kính với hàng ngũ các vị giải tội đông đảo, thánh thiện và thường ẩn danh, mà nhờ đó đã có nhiều linh hồn được cứu khi được các ngài giúp hoán cải trong lúc phải chiến đấu chống lại tội lỗi và cám dỗ, trong lúc tiến bước trên đường thiêng liêng, tắt một lời, trong lúc vươn tới sự thánh thiện. Ta không ngại nói rằng ngay cả những vị thánh lớn đã được tôn phong cũng thường là hoa trái từ các toà giải tội, và không chỉ các thánh thôi mà cả di sản thiêng liêng của Giáo Hội hay nền văn minh thấm đậm tinh thần Kitô Giáo nữa !Nếu vậy, hãy cất tiếng ca ngợi đội quân âm thầm là các anh em đã ngày ngày phục vụ công cuộc hoà giải thông qua tác vụ cử hành bí tích sám hối".[13]

15. Trong nhiều giáo phận, nhất là tại các tiểu vương cung thánh đường, các nhà thờ chính toà, các đền thánh và tại các giáo xứ lớn ở thành phố, các tín hữu vẫn tích cực hưởng ứng các nỗ lực của các chủ chăn nhằm cung cấp cho họ những cơ hội tiếp cận bí tích Sám Hối. Vì "thông qua bí tích Sám Hối (các thừa tác viên) sẽ hoà giải tội nhân với Thiên Chúa và với Giáo Hội",[14] nên cử hành bí tích ấy cũng là cơ hội cho việc linh hướng hay tư vấn tâm linh.

16. Các nhiệm vụ ("munera") của linh mục thường được liên kết chặt chẽ với nhau vì ích lợi thiêng liêng của người tín hữu : "Trong Giáo Hội và thay mặt Giáo Hội, các linh mục chính là hiện thân bí tích của Đức Giêsu Kitô – là đầu và là mục tử - khi dùng quyền công bố Lời Chúa, lặp lại các việc tha thứ và cống hiến ơn cứu độ - một cách đặc biệt qua bí tích Rửa Tội, Sám Hối và Thánh Thể, để bày tỏ sự quan tâm yêu thương của mình tới mức hiến dâng trọn vẹn bản thân mình cho đoàn chiên, hầu quy tụ chúng thành một đoàn chiên duy nhất và dẫn đưa họ tới Chúa Cha thông qua Đức Kitô và trong Thánh Thần".[15]

17. Chính vì lý do này, tông huấn "Pastores Dabo Vobis" mời gọi các linh mục hãy tận dụng việc đạo đức này ; đó sẽ là bảo đảm cho đời sống thiêng liêng của họ : "Ta muốn nhắc tới bí tích Sám Hối, mà các linh mục là thừa tác viên nhưng cũng phải là người thụ hưởng bí tích ấy để trở thành chứng nhân lòng Chúa thương xót đối với các tội nhân. Một lần nữa, Ta muốn nhắc lại những gì Ta đã viết trong tông huấn Reconciliatio et Paenitentia : "Đời sống mục vụ và thiêng liêng của người linh mục, cũng như của anh chị em ngài, là tu sĩ hay giáo dân, có chất lượng và sự sốt sắng hay không là tùy thuộc vào việc họ có thực hành bí tích Sám Hối cách thường xuyên và có ý thức hay không. Việc cử hành bí tích Thánh Thể và quản lý các bí tích khác, nhiệt tâm thi hành mục vụ, quan hệ với các tín hữu, hiệp thông với các anh em linh mục, cộng tác với giám mục, đời sống cầu nguyện của người linh mục – tắt một lời, toàn bộ đời sống linh mục – sẽ sa sút trầm trọng, nếu vì bất cẩn hay vì một lý do nào khác linh mục ấy không lãnh nhận bí tích Sám Hối đều đặn, cũng như với tinh thần đức tin và nhiệt thành thật sự. Nếu một linh mục không còn đi xưng tội hay không còn thú nhận tội mình cho đúng, tư cách và việc làm của linh mục ấy sẽ bị ảnh hưởng thấy rõ và cộng đoàn mà ngài cai quản sẽ sớm nhận ra điều ấy".[16] Tuy nhiên, như đức giáo hoàng Biển Đức XVI đã viết, khi tôi ý thức mình luôn được Chúa tha thứ "bằng cách để mình được Chúa thứ tha, tôi sẽ học được cách tha thứ cho người khác".[17]

18. Nếu kết quả của việc mục vụ là do lòng thương xót Chúa ban, thì kế hoạch mục vụ của chúng ta khó lòng thành công, nếu chúng ta coi nhẹ việc xưng tội : "Cần phải tỏ ta hết sức quan tâm tới bí tích này của Giáo Hội, là nguồn của sự hoà giải, bình an và vui tươi cho tất cả những ai đang cần đến lòng Chúa thương xót và cần Ngài chữa lành khỏi mọi vết thương tội lỗi... Đức giám mục sẽ không quên nhắc nhở tất cả những người do chức vụ có bổn phận chăm sóc các linh hồn rằng họ phải liệu sao tạo cho các tín hữu có cơ hội được xưng tội riêng. Bản thân người linh mục phải bảo đảm rằng các tín hữu của mình đang được hỗ trợ bằng mọi cách để có thể xưng tội... Khi dựa vào ánh sáng của Truyền Thống và Huấn Quyền Giáo Hội để nhìn ra mối liên hệ mật thiết giữa bí tích Hoà Giải với việc tham dự bí tích Thánh Thể, chúng ta sẽ thấy cần phải đào tạo lương tâm của người tín hữu thế nào để họ có thể tham dự bàn tiệc Thánh Thể một cách xứng đáng và có kết quả, để họ có thể tiến đến bàn tiệc ấy trong tình trạng ân sủng".[18]

Gương Cha Sở họ Ars

19. Gương của Cha Sở Họ Ars vẫn còn rất sống động đối với chúng ta ngày hôm nay. Hoàn cảnh lịch sử của thời ngài lúc ấy là cực kỳ khó khăn vì chiến tranh, bắt bớ, chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy thế tục. Khi ngài đến phục vụ giáo xứ, rất ít người đến lãnh nhận bí tích Sám Hối. Nhưng đến gần cuối đời, ngài thấy có biết bao người đến với bí tich ấy, kể cả những người từ các giáo phận khác. Đối với Cha Sở Họ Ars, tác vụ hoà giải đúng là một cuộc "tử đạo lâu dài", mang lại rất nhiều kết quả lành mạnh. Mỗi khi đứng trước một tình trạng tội lỗi nào, ngài cũng thường đưa ra nhận xét : "chúng ta có thể làm được gì đây, nếu không phải là khóc thương và cầu nguyện". Ngài đã sống "một cuộc đời cho các tội nhân đáng thương, với hy vọng sẽ thấy họ hoán cải và khóc lên (vì ăn năn)".[19] Giáo Hội thường khuyên mọi người hãy xưng tội thường xuyên, dù không mắc tội nặng, coi đó là một phương thế giúp tấn tới trong đời sống kitô hữu.[20]

20. Trong thư gởi các linh mục nhân ngày Thứ Năm Tuần Thánh năm 1986, đức Gioan Phaolô II đã nhớ tới 200 năm ngày sinh của Cha Sở Họ Ars. Ngài nhận thấy rằng "chắc chắn lòng tôn sùng không biết mỏi mệt đối với bí tích Hoà Giải là đoàn sủng chính yếu của Cha Sở Họ Ars, và đó đúng là lý do khiến ngài được nổi tiếng. Chúng ta nên lấy tấm gương ấy động viên mình chú ý trở lại tác vụ hoà giải này như nó đáng được". Sự kiện có nhiều người "xem ra hoàn toàn bỏ xưng tội vì nhiều lý do khác nhau chính là dấu cho thấy cần phải cấp thiết khai triển một chiến lược mục vụ toàn diện để lôi kéo mọi người đến với bí tích Hoà Giải. Chúng ta sẽ thực hiện ước nguyện này bằng cách thường xuyên nhắc nhở các kitô hữu về nhu cầu phải xây dựng một mối quan hệ thật với Chúa, phải có ý thức về tội mỗi khi con người khép lòng đối với Chúa và người khác, nhu cầu cần phải hoán cải và, thông qua Giáo Hội, phải lãnh nhận sự tha thứ như một ân huệ do Chúa ban. Họ cũng cần được nhắc lại về các điều kiện để cử hành bí tích cách tốt đẹp, và để được vậy, họ cần vượt qua các thành kiến, các nỗi sợ vô căn cứ và sự tẻ nhạt đều đều của đời sống. Đồng thời chúng ta cần phải luôn sẵn sàng thi hành tác vụ tha thứ này; sẵn sàng dành thời gian và sự quan tâm cần thiết, thậm chí có thể nói phải ưu tiên cho tác vụ này hơn các sinh hoạt khác. Lúc ấy, người tín hữu mới nhận thức được giá trị mà chúng ta dành cho bí tích Hoà Giải, như Cha Sở Họ Ars đã làm".[21]

Thừa tác vụ của lòng thương xót

21. Thừa tác vụ hoà giải – một khi được thực hành với lòng quảng đại cao cả – sẽ giúp đào sâu ý nghĩa của tình thương Thiên Chúa, khôi phục lại ý thức về tội và những khuyết điểm gây trở ngại cho tình yêu chân chính. Mất ý thức về tội sẽ làm tan vỡ sự thăng bằng trong tâm hồn, gây ra mâu thuẫn và xung đột trong xã hội. Chỉ khi nào một con tim không chia rẽ được bình an thật sự, chiến tranh

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Thánh tích Chân phước Carlo Acutis và 6 vị thánh tại Đại hội Thánh Thể Toàn quốc ở Indianapolis
Thánh tích Chân phước Carlo Acutis và 6 vị thánh tại Đại hội Thánh ...
Các Giám mục Mỹ kêu gọi mọi người vượt lên trên sự chia rẽ
Các Giám mục Mỹ kêu gọi mọi người vượt lên trên sự chia rẽ
.HỠI NGƯỜI CHĂN CHIÊN, ANH TỪ ĐÂU ĐẾN?
HỠI NGƯỜI CHĂN CHIÊN, ANH TỪ ĐÂU ĐẾN?
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy cầu nguyện cho ơn gọi tu sĩ Thanh Quảng sdb15/Jul/2024 Đức Thánh Cha kêu gọi hãy cầu nguyện cho ơn gọi tu sĩ Trong một buổi tiếp kiến hiếm hoi vào tháng 7, Đức Thánh Cha Phanxicô kêu gọi các tu sĩ từ nhiều dòng tu hãy cầu nguyện cho ơn gọi tu sĩ để phát huy đặc sủng của các dòng cho tương lai. (Tin Vatican - Christopher Wells) Sáng thứ Hai (15/7/2024), Đức Thánh Cha đã gặp gỡ với các thành viên của sáu dòng tu – Minims, Clerics Regular Minor, Augustinian Sisters of Divine Love, Clerics of Saint Viator, Reparatrix Sisters of the Sacred Heart và Missionary Sisters of Saint Anthony Mary Claret – những người đang ở Rome để tham dự các Tông Tu nghị của dòng. Ngay từ đầu buổi gặp gỡ, Đức Thánh Cha đã hỏi họ có bao nhiêu tập sinh – và cảnh báo họ rằng, nếu không có “các ứng sinh”, các dòng tu của họ sẽ chết. “Tôi hỏi điều này,” ngài nói, “vì nó là tương lai của các dòng tu của các bạn.” Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục nhấn mạnh hai khía cạnh của đời sống tâm linh của đời thánh hiến: vẻ đẹp và sự giản dị. Sự duyên dáng và vẻ đẹp khuôn mặt Chúa Đức Thánh Cha nói rằng lịch sử của mỗi dòng tu “là những câu chuyện về vẻ đẹp, vì trong đó, sự duyên dáng và vẻ đẹp của khuôn mặt Chúa tỏa sáng”. Ngài mời gọi họ “tiếp tục làm chứng” cho các đấng sáng lập, những người “đã cảm nhận được vẻ đẹp này và truyền tải nó theo những cách khác nhau tùy theo nhu cầu của thời đại”. ĐTC nói rằng “Tùy thuộc vào bạn”, “người kế tục, hãy tìm kiếm và truyền bá vẻ đẹp của Chúa Kitô trong những hoàn cảnh cụ thể của thế giới ngày nay”. Sự giản dị: lựa chọn những gì thiết yếu Đức Thánh Cha Phanxicô tiếp tục lưu ý rằng những người sáng lập của các dòng tu khác nhau “đã lựa chọn những gì thiết yếu… và từ bỏ những gì thừa thãi”. Theo cách này, ngài nói, “họ để mình được định hình hàng ngày bởi sự giản dị của tình yêu Chúa tỏa sáng trong Phúc âm”. “Họ để mình được định hình hằng ngày bởi sự giản dị của tình yêu Thiên Chúa tỏa sáng trong Phúc Âm” ĐTC mời gọi các tu sĩ hãy cầu xin “món quà giản dị” khi họ chuẩn bị cho các Hội đồng của mình, kêu gọi họ “từ bỏ” bất cứ điều gì có thể trở thành rào cản đối với việc “lắng nghe chăm chú và duy trì sự hòa hợp” trong sự phân định của họ. Bằng cách làm như vậy, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết, họ sẽ có thể hiểu được nhu cầu của thời đại hiện tại và “đưa ra những quyết định tốt nhất cho tương lai”. Một sứ mệnh lớn lao Đức Thánh Cha tiếp tục nhấn mạnh đến những cam kết tôn giáo về sự nghèo khó và vâng phục, cho phép họ thực hiện “sứ mệnh lớn lao” mà Thiên Chúa Cha đã trao phó cho họ. Và ngài nhắc nhở họ về sự cần thiết của việc cầu nguyện, đặc biệt là cầu nguyện trước Chúa Kitô trong nhà tạm; lời cầu nguyện phải xuất phát “từ trái tim” và “thúc đẩy chúng ta tiến về phía trước trên con đường của Chúa”. Cầu nguyện cho ơn gọi Đức Thánh Cha Phanxicô kết thúc bài phát biểu của mình bằng những lời biết ơn và động viên, trước khi kết thúc bằng lời khuyên hãy cầu nguyện cho ơn gọi. “Chúng con cần có những người kế tục để tiếp nối các đặc sủng của Dòng,” ngài nói, và nói thêm, “Hãy cầu nguyện, cầu nguyện! Và hãy chú ý đến việc đào tạo, để có một sự đào luyện tốt.” “Hãy cầu nguyện, cầu nguyện! Và hãy chú ý đến việc đào tạo, vì đó là sự đào tạo tốt”
Đức Thánh Cha kêu gọi hãy cầu nguyện cho ơn gọi tu sĩ