Thứ tư, ngày 03 tháng 07 năm 2024 | 08:00 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

THÁNH THẦN CỦA CHA VÀ CON

 

(L’esprit du Père et du Fils, Durrwell, Paris 1989)

 

 

I. THÁNH THẦN, HOẠT ĐỘNG CỦA THIÊN CHÚA.

 

Kinh Thánh thường xuyên nối kết hai từ “Thánh Thần Thiên Chúa” “Quyền Năng Thiên Chúa”.Thánh Thần và Sức Mạnh là hai từ ngữ tương đương, thường đi đôi với nhau.

 

Trong Cựu Ước, Thánh Thần là Quyền Năng sáng tạo và ban sự sống của Thiên Chúa (St 1, 2 ;     Is 32, 25 ; 44, 3 … ; Tv 104, 30). Thánh Thần ban sức mạnh cho các vị lãnh đạo Israel (Tl 3, 10 ;     6, 43 ; 13, 25 , 11, 19 ; 14, 6. 19),  ban ơn khôn ngoan (Ds 24, 2 ; 2Sm 23, 2 ; Is 9, 5 ; 11, 2), sai các tiên tri là những “con người của Thánh Thần” (Hs 9, 7), cho họ có thể rao giảng Tin Mừng và làm phép lạ (Is 61, 1).

 

Tân Ước đồng hóa Thánh Thần với Quyền Năng Thiên Chúa.Trong biến cố   Nhập Thể, Thánh Thần xuống trên Đức Maria (Quyền Năng Đấng Tối Cao trên Người rợp bóng) minh chứng rằng đối với Thiên Chúa, không có gì là không làm được (Lc 1, 35-37).Đức Giêsu người Nazareth, Đấng đã được Thiên Chúa xức dầu bằng Thánh Thần và Quyền Năng (Cv 10, 38).Ngài khai trương sứ vụ trong Quyền Năng của Thánh Thần (Lc 4, 14. 18). Ngài chống lại quyền lực thần dữ bằng sức mạnh của Thiên Chúa (Lc 11, 20), mà Matthêu coi là Thánh Thần Thiên Chúa (Mt 12, 28).

 

Trong biến cố  Phục Sinh, tất cả Quyền Năng của Thiên Chúa được xử dụng (Ep 1, 18-20). Có thể nói rằng Thiên Chúa đã dùng tất cả Quyền Năng của Người trong việc Phục Sinh Chúa Giêsu, Người không thể làm gì lớn hơn nữa (Cl 2, 9 ; Pl 2, 9-11). Mọi Quyền Năng đều được ban cho Đức Kitô Phục Sinh (Mt 28, 18).

 

Quyền Năng Phục Sinh Đức Kitô không gì khác hơn là Thánh Thần (Pl 3, 10).Ngài đã chịu đóng đinh thập giá vì sự yếu đuối, nhưng được sống lại bởi Quyền Năng Thiên Chúa (2Cr 13, 4). Thân xác Ngài đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí Ngài đã được Phục Sinh (1Pr 3, 18). Phaolô coi Thánh Thần như Quyền Năng Phục Sinh đối với Đức Kitô và đối với các tín hữu (Rm 8, 11).

 

Còn một từ ngữ khác là Vinh Quang, cũng được sách Tân Ước coi tương đương với từ Quyền Năng, vì Vinh Quang biểu lộ sự uy hùng của Thiên Chúa. Đức Kitô được sống lại từ cõi chết nhờ bởi Vinh Quang của Thiên Chúa (Rm 6, 4). Thánh Thần, Quyền Năng, Vinh Quang của Thiên Chúa là nguyên nhân sự Phục Sinh của Đức Giêsu, cũng là nguyên nhân sự Phục Sinh của tất cả loài người chúng ta (1Cr 15, 42-44). Thánh Thần được hứa ban cũng được gọi là Quyền Năng hay Sức Mạnh từ trên (Lc 24, 49 ; Cv 1, 8). Việc rao giảng Tin Mừng cũng lan rộng nhờ Thánh Thần và Quyền Năng (1Cr 2, 4)

 

Quan niệm của Cyrille d’Alexandrie về Chúa Thánh Thần rất sát với Kinh Thánh : “Thánh Thần là quyền năng và hoạt động của bản thể thần linh. Người làm nên tất cả mọi công trình của Thiên Chúa” (Thesaurus : PG 75, 580. 609).

 

Thánh Thần không bao giờ được coi như là hậu quả hoạt động của Thiên Chúa, mà là chính hoạt động ấy.Trong biến cố  Phục Sinh, nơi mà mầu nhiệm Ba Ngôi được mạc khải và thể hiện cách trọn vẹn nhất, chính Chúa Cha là tác giả của hành vi phục sinh Đức Giêsu, hành vi phục sinh hay Quyền Năng Phục Sinh là Thánh Thần (Rm 8, 11). Thánh Thần không là tác giả sự vinh hiển (glorificateur), cũng không phải là Đấng được làm cho vinh hiển (le grorifie), mà là chính việc làm cho vinh hiển (grorification). Trong biến cố  Nhập Thể, mầu nhiệm Ba Ngôi cũng đã được mạc khải và thể hiện : Chúa Cha vẫn là Đấng Sinh Hạ (le Géniteur), Chúa Con là Đấng được sinh ra (l’Engendré), Chúa Thánh Thần là hành vi quyền năng và lạ lùng của Chúa Cha (Engendrement). Khi Tạo Dựng, Chúa Cha sáng tạo trong Chúa Kitô và vì Chúa Kitô (Cl 1, 16), nhưng Quyền Năng Tạo Dựng là Thánh Thần. Trong Mạc Khải, Chúa Cha tự biểu lộ nơi Con Yêu Dấu là Hình Ảnh trọn hảo của Người, nhưng Thánh Thần chính là hành vi Mạc Khải. Chúa Cha là Đấng hiến thánh Con Một của Người (Ga 10, 36) và đối với tất cả chúng ta, Thánh Thần chính là việc Thánh Hóa (la sanctification). Thánh Irênê viết : “Chúa Cha là Đấng xức dầu, Chúa Con là Đấng được xức dầu, Chúa Thánh Thần là việc xức dầu (l’onction) (Adv. Haer. 3, 18, 3).

 

Thiên Chúa chỉ có một Hành Vi Quyền Năng, cho nên chỉ có một Thánh Thần,thể hiện rất đa dạng, bằng rất nhiều cách. Cả Chúa Con và Chúa Thánh Thần đều bởi Chúa Cha, Chúa Con được Chúa Cha sinh ra, Chúa Thánh Thần là Hành Vi Sinh Hạ của Chúa Cha. Trong nhiều đoạn Kinh Thánh, tư cách làm Con Thiên Chúa của Đức Giêsu gắn liền với sự hiện diện và hoạt động của Chúa Thánh Thần. Ngài là Con Thiên Chúa trong Thánh Thần. Trong đoạn “Truyền tin”,  Thánh Thần không đóng vai trò người nam đối với Đức Maria, chính Chúa Cha, chứ không phải Thánh Thần là Cha của con trẻ. Thánh Thần giống như Cung Lòng của Thiên Chúa, mà Cung Lòng của Đức Maria là một tương đương trên bình diện con người ; Thánh Thần là Năng Lực Sinh Hạ của Thiên Chúa. Trong các đoạn tường thuật về phép rửa của Đức Giêsu, đặc biệt là đoạn Ga 1, 32-34, Thánh Thần ngự xuống trên ai, thì người đó là Con Thiên Chúa. Sự Phục Sinh Đức Giêsu là công trình của Chúa Cha, Đấng sinh ra Ngài làm Con cách trọn vẹn : Khi Người cho Đức Giêsu sống lại như đã viết trong Tv 2 “Con là Con Cha, hôm nay Cha sinh ra Con”. Thánh Thần là hành vi phục sinh của Chúa Cha, thì cũng là hành vi sinh hạ.

 

Trên một bình diện khác, Chúa Thánh Thần cũng thực hiện vai trò này đối với các con cái của Thiên Chúa.Các kitô-hữu sinh ra bởi Nước và Thần Khí (Ga 3, 5), nhờ phép rửa tái sinh và sự canh tân đổi mới của Thánh Thần (Thánh Thần 3, 5). Họ sinh ra bởi nước là biểu tượng âm tính, cũng là biểu tượng cho Thánh Thần giống như môi trường thần linh.

 

“Khi thời viên mãn đến, Thiên Chúa đã sai Con của Người … ngõ hầu ta được nhận lấy ơn nghĩa tử … Thiên Chúa đã sai Thần Khí Con của Người đến trong lòng anh em, Thần Khí kêu lên Abba, lạy Cha” (Gl 4, 4-6). Chúa Cha phục sinh Đức Giêsu trong Thánh Thần (Rm 8, 11), cũng là sinh hạ Ngài cách viên mãn (Rm 1, 4), Người cũng phục sinh các kitô-hữu cùng với Đức Kitô (Cl 12, 12) bằng Quyền Năng Phục Sinh của Người (Pl 3, 10, 21). “Trong Thần Khí độc nhất, hết thảy ta nhờ thanh tẩy mà nhập vào Thân Mình Độc Nhất” (1Cr 12, 13). Tóm lại, chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa trong Thánh Thần, làm một với Con Thiên Chúa, Đấng cũng được sinh ra trong Thánh Thần.

 

Thánh Thần nhiệm xuất không thể tách rời với Chúa Con, Đấng là Con trong Thánh Thần, cũng không tách rời Cha, Đấng là Cha của Con Một trong Thánh Thần. Chúa Cha và Chúa Con giống như hai cực của vận hành Ba Ngôi, và chính Thánh Thần là vận hành ấy, nên được gọi là Ngôi Ba sau hai Ngôi Vị kia. Thánh Thần không phải là cực thứ ba và cuối cùng. Thánh Thần không phải là Đầu (Chúa Cha), cũng không phải là Cuối (Chúa Con), nhưng Ngài vừa ở đầu, vưà ở cuối, vì trong Ngài Chúa Cha sinh ra Chúa Con, trong Ngài Chúa Con được sinh ra. Ngài chính là sự phong nhiêu của Thiên Chúa.Trong truyền thống cũng như trong phụng vụ, ngoài lược đồ “Cha - Con  - Thánh Thần”, còn có lược đồ “Cha - Thánh Thần - Con”. 

 

Lược đồ thông thường để Thánh Thần sau cùng, không nhằm chối bỏ Ngài là vận hành, Ngài ở đầu cũng như ở cuối.Ngài là “Hành Vi Sinh Hạ của Thiên Chúa” (divin engendrement).

 

II. THÁNH THẦN, TÌNH YÊU THẦN LINH.

 

Tân Ước còn thường xuyên nối kết hai từ ngữ Thánh Thần  và Tình Yêu, mặc dù đây không phải là gia tài của Cựu Ước. Tương quan này, tuy không hiển nhiên trong nhiều đoạn Kinh Thánh, nhưng chắc chắn có, vì phát xuất từ kinh nghiệm của đời sống Kitô-giáo.

 

Đoạn minh nhiên hơn cả là Rm 5, 5 : “Thiên Chúa đã đổ Tình Yêu của Người vào lòng chúng ta nhờ Thánh Thần mà Người ban cho ta”. Tuôn đổ là một từ ngữ của Kinh Thánh thường được dùng để chỉ ân sủng hay Thánh Thần được ban cho một cách tràn trề. Nhờ Thánh Thần Thiên Chúa cũng là Tình Yêu của Thiên Chúa được ban cho chúng ta làm chúng ta không bao giờ phải thất vọng. Sự hiện diện của Thánh Thần bảo đảm ơn cứu độ, mà hiện sủng chỉ là khai ân.

 

Nhiều đoạn khác, tuy không minh nhiên bằng, nhưng cũng cho thấy rằng Tình Yêu là một sắc thái đặc biệt của Ngôi Vị Thánh Thần. tín hữu Colossê được Phaolô khen ngợi vì lòng mến của họ trong Thánh Thần (Cl 1, 8). Gần như có một sự tương đương ý nghĩa giữa hai thành ngữ “trong Thánh Thần” “trong Lòng Mến”.Các tín hữu sống trong Thánh Thần và trong Lòng Mến, hành động và nên thánh trong Thánh Thần và trong Lòng Mến (Rm 8, 4. 14 và Ep 5, 2 ; Rm 5, 16 và Ep 1, 4). Giáo Hội được xây dựng trong Thánh Thần và trong Lòng Mến (Ep 2, 22 ; 4, 16 ; Cl 2, 2). Giáo Hội nên một với Chúa Kitô nhờ Thánh Thần (Rm 8, 9), nên một Thân Mình duy nhất với Ngài (1Cr 12, 13-27). Thánh Thần còn là sức mạnh tạo ra sự hiệp thông giữa các kitô-hữu (2Cr 13, 13).

 

Tất cả những gì thuộc lãnh vực bác ái là do Thánh Thần. Thánh Thần không chỉ đối lập với xác thịt như sức mạnh đối ngược với sự yếu đuối, mà còn là Tình Yêu, là sự cởi mở vô hạn đối lập với sự ích kỷ và hận thù (Gl 5, 17-23). Qua cái chết vì xác thịt yếu đuối (Rm 8, 3), Đức Kitô đã trở nên Thần Khí Tác Sinh (1Cr 15, 45), một hữu thể tự hiến và là Nguồn sự sống ; Thánh Thần đã làm cho Ngài trở nên như thế. Theo H. Schier, trong Thiên Chúa, Thánh Thần là Sức Mạnh khai mở và tự hiến, là sự Toàn Năng của một tình yêu tràn trề. Thần học gọi Ngài là Ngôi Vị Yêu Thương, là Quyền Năng Chủ Vị.

 

Nếu nơi Thiên Chúa, Thánh Thần là Hoạt Động và là Tình Yêu, thì Chúa Cha, khi yêu thương, vì yêu thương, bằng yêu thương, trong yêu thương, sinh ra Chúa Con. Trong Thiên Chúa Yêu Thương là Sinh Hạ. Trong Thiên Chúa, có Đấng Sinh Hạ, Đấng được sinh ra và có hành vi sinh hạ; nói theo kiểu thánh Augustinô, đó là Đấng Yêu Thương, Đấng được yêu thương và Tình Yêu (De trinitate     8, 14).

 

Thần học kinh viện cho rằng Chúa Cha sinh ra Chúa Con không bằng con đường Tình Yêu mà bằng con đường Trí Tuệ. Điều đó rất xa với Kinh Thánh. Nếu muốn nói theo Tân Ước, phải nói rằng Đức Kitô là “Con của Tình Yêu của Thiên Chúa” (Filius Dilectionis, Cl 1, 13), là Con được sinh ra trong Tình Yêu. Chúa Cha là Cha trong Tình Yêu là Chúa Thánh Thần ; Chúa Con là Con trong Tình Yêu là Chúa Thánh Thần , là Con trong Cung Lòng Cha (Ga 1, 18). Ngài sinh ra và sống trong sự âu yếm của Chúa Cha. Ở đây chúng ta có thể nhắc lại, Thánh Thần không là Đầu cũng không là Cuối, mà có ở đầu cũng như ở cuối. Ngài là Môi Trường Tình Yêu trong đó mọi sự được hoàn thành.

 

III. THÁNH THẦN VÀ BẢN TÍNH THẦN LINH.

 

Thần học phân biệt giữa các ngôi vị và bản tính.Kinh Thánh không dùng loại ngôn ngữ ấy dù cho phép phân biệt. Điều mà lý trí nói về bản tính thần linh, Kinh Thánh đặc biệt gán cho Thánh Thần. dĩ nhiên điều mà Thần học tín lý gọi là bản tính không đồng hóa với một Ngôi Vị Thiên Chúa. Nhưng tất cả những gì mà ý niệm bản tính thần linh chứa đựng được ngôi vị hóa trong Thánh Thần.

 

Tính siêu việt (sự Thánh Thiện theokiểu nói của Kinh Thánh) của Thiên Chúa, đó chính là Thần Khí đối diện với thực tại trần gian. Đức Giêsu gọi Thánh Thần là “Sức Mạnh bởi trên” (Cv 1, 8). Sinh bởi Thần Khí, con cái Thiên Chúa sinh bởi trên (Ga 3, 3. 5-7) giống như Đức Giêsu cũng thuộc bên trên (Ga 8, 23). Từ trên, Thánh Thần xuống và hoạt động trong thế gian. Người xuống trên trinh nữ Maria (lc 1, 35). Người đến từ trời và đậu lại trên Đức Giêsu (Mc 1, 10). Người được sai đến trên các môn đệ (Lc 24, 29).

 

Truyền thống đối lập Thánh Thần và xác thịt, đó là đối lập giữa quyền năng, sự viên mãn, sự thánh thiện với sự yếu đuối, chóng qua, sự nghiêng chiều về tội. Đức Giêsu loan báo một thứ phượng tự mới trong Thần Khí và Sự Thật. Những lời nói của Đức Giêsu là Thần Khí và là Sự Sống (Ga 6, 63)

Vì chúng bởi trên mà có.

 

Trong Phaolô, còn có thêm sự đối lập giữa Thánh Thần và chữ viết.Cựu Ước, với mặt ngoài của nó, chỉ là hình ảnh chóng qua của thực tại, còn Thần Khí mới là chiều sâu và là sự viên mãn    (2Cr3, 5-17). Chúa Kitô là Thần Khí (2Cr 3, 17), là thực tại viên mãn, vì Người là Thần Khí tác sinh, là con người thiên thai sánh với Ađam là con người trần ai (1Cr 15, 45-47).

 

Trong một ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ Kinh Thánh, người ta nói Đức Kitô là Thiên Chúa vì người có bản tính thần linh.Còn Kinh Thánh thì lại nói Đức Kitô là Người của Thánh Thần, được sinh ra bởi Thiên Chúa trong Thánh Thần, do đó mà Người được coi là Đấng Thánh, là Con Thiên Chúa (Lc 1, 35). Tư cách làm Con ấy đạt tới mức trọn hảo nhất, khi Đức Kitô được phục sinh trong Thánh Thần, trở nên Thần Khí tác sinh. Thành ngữ “Thần tính viên mãn” trong Cl 2, 9 tương đương với từ ngữ Thần Khí.Còn đối với các tín hữu, Kinh Thánh nói rằng họ trở nên con cái Thiên Chúa, không phải nhờ thông phần bản tính thần linh, nhưng nhờ Thần Khí trong đó họ sinh ra và lớn lên.

 

Theo như một truyền thống thần học đã có từ những thế kỷ đầu, từ ngữ Thần Khí chỉ bộ mặt thiên thai, thần linh của Chúa Giêsu, điều mà chúng ta gọi là thần tính. Truyền thống ấy nại đến ngôn ngữ biểu tượng của Gioan : Khi người lính cầm đòng đâm cạnh sườn, từ đó có máu và nước chảy ra (Ga 19, 34). Đức Giêsu là xác phàm (Ga 1, 14), máu đổ ra làm chứng Ngài là con người thực. Nhưng Ngài thuộc bên trên (Ga 8, 23), nước chảy ra là bằng chứng, vì nước là biểu tượng của thực tại Thiên Quốc. Và Gioan viết Tin Mừng là để anh em tin Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa (Ga 20, 31). Điều “bên trên” được biểu tượng bằng nước, có khi được đồng hóa với Thần Khí (Ga 3, 5). Đức Giêsu loan báo Thánh Thần như dòng nước chảy ra từ cạnh sườn Ngài, khi Ngài được siêu tôn (Ga 7, 37-39). Như vây biểu tượng “Nước” có nhiều nghĩa, khi thì chỉ Thánh Thần, khi khác lại chỉ khía cạnh thần linh của mầu nhiệm Đức Giêsu.

 

Thần học kể ra rất nhiều ưu phẩm của Thiên Chúa diễn tả thần tính của Người.Các ưu phẩm ấy không những có trong Thánh Thần, mà còn thuộc về Ngài một cách đặc biệt, như được ngôi vị hóa nơi Ngài. Thiên Chúa là “Thánh” và là “Thần” (Esprit), đó là hai ưu phẩm quan trọng nhất của Thiên Chúa. Hai ưu phẩm ấy kết hợp lại làm nên Danh Xưng “Thánh Thần”. Thiên Chúa là Đấng Toàn Năng, Thánh Thần chính là sự Toàn Năng của Thiên Chúa. Thiên Chúa là Đấng Hằng Sống, Thánh Thần chính là Thần Khí và là Sự Sống của Thiên Chúa (Rm 8, 2 ; 1Cr 15, 45). Thiên Chúa là Tình Yêu (1Ga 4, 8), Thánh Thần chính là Tình Yêu của Thiên Chúa được Ngôi Vị hóa.

 

Sự Duy Nhất là một ưu phẩm khác của Thiên Chúa, nhưng Kinh Thánh không nói đến một bản tính thần linh duy nhất cho cả Ba Ngôi, mà nói đến “sự Hiệp Thông của Chúa Thánh Thần”             (2Cr 13, 13). Các vinh tụng ca trong phụng vụ thường tung hô “Chúa Cha và Chúa Con trong sự hiệp nhất của Chúa Thánh Thần”. Các thánh giáo phụ và các nhà thần học đều coi Thánh Thần như một mối dây hiệp nhất. Loài người, dù có chung một bản tính, vẫn phân tán ra nhiều, chỉ có Chúa Cha và Chúa Con là Duy Nhất trong sự Duy Nhất tuyệt đối của một Ngôi Vị chung cho cả hai, đó là Ngôi Ba hay là Thánh Thần của Cha và của Con. Chỉ có một Thánh Thần Duy Nhất, trong đó Chúa Cha là Cha và Chúa Con là Con. Nói theo kiểu thần học, đó là sự duy nhất giữa nguyên nhân (Chúa Cha), kết quả (Chúa Con) và hoạt động (Chúa Thánh Thần),

 

Thánh Augustinô có đề cập đến một tư tưởng gốc Hylạp về Chúa Thánh Thần : “Có người mạnh dạn nghĩ rằng sự hiệp thông giữa Chúa Cha và Chúa Con, hay là “thần tính” mà người Hylạp gọi là théotès,  là Chúa Thánh Thần … Thần tính mà họ còn muốn hiểu là Tình Yêu giữa các ngôi vị, được họ gọi là Chúa Thánh Thần”. phải chăng đó là lý do làm cho Chúa Thánh Thần xem ra có ít nét chủ vị hơn hết trong các ngôi vị, và Kinh Thánh thường dùng những hình ảnh vô chủ vị để mô tả Ngài : khí, nước, lửa ? Nhưng thực sự, chính trong Ngài là Chúa Cha là Ngôi Vị Cha, và Chúa Con là Ngôi Vị Con. Chính nơi Ngài mà Chúa Cha thể hiện bản tính thần linh của mình (là Cha tự bản chất), và Chúa Con thể hiện bản tính thần linh của mình (là Chúa Con tự bản chất). Nơi Thiên Chúa, mọi sự đều mang tính chủ vị, ngay cả điều mà thần học diễn tả bằng từ ngữ “bản tính thần linh”.

 

IV. THÁNH THẦN CỦA CHÚA CHA.

 

Nếu Thánh Thần là hành vi sinh hạ, là Tình Yêu của Thiên Chúa với tư cách là Cha, đương nhiên Thánh Thần tiên vàn bởi Cha (Ga 15, 26). Thành ngữ thông dụng nhất trong Kinh Thánh là “Thần Khí của Thiên Chúa”.Chữ Thiên Chúa trong Tân Ước chỉ Chúa Cha (1Cr 8, 6).

 

Có thể nghĩ rằng Thánh Thần là biểu đạt của bản tính Thiên Chúa Cha.Chính trong hành vi sinh hạ, nghĩa là trong Thánh Thần mà Chúa Cha là Ngôi Một, nghĩa là Ngôi Cha. Bản chất của Thiên Chúa Cha là sinh hạ. Nhà thần nhiệm Eckhart cho rằng “khát vọng lớn nhất của Thiên Chúa là sinh hạ”.Hữu thể thần linh của Thiên Chúa chỉ được diễn tả trọn vẹn trong khả năng yêu thương vô hạn. Tình yêu vô hạn ấy làm cho Người ra khỏi mình trong Chúa Con. Ngài là Cha tự bản chất, là Cha và là Thiên Chúa, là Thiên Chúa và là Cha. Thánh Thần không thể tách rời khỏi hữu thể làm Cha của Chúa Cha.

 

Thánh Thần là hành vi sinh hạ phát xuất từ Chúa Cha không giống như Đấng được sinh ra là Chúa Con. Chúng ta hiểu được một phần nào sự phát xuất của Chúa Thánh Thần. ngài là hành động, là Tình Yêu. Hành động thì không bao giờ tách rời khỏi chủ thể hành động. Tình yêu vẫn nằm trong trái tim của Người Yêu, dù làm cho người ấy ra khỏi chính mình. Trong khi Chúa Con ra khỏi Chúa Cha, đối diện với Ngài như một ngôi vị hoàn toàn khác biệt, và đi đến mức nhập thể trở thành tạo vật, Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha mà không rời bỏ Ngài, Thánh Thần không bao giờ giống một người con được sinh ra, không bao giờ đối diện với Chúa Cha. Ngài nội tại trong Chúa Cha, là Thần Khí Thiên Chúa làm cho Chúa Cha là Cha. Ngài cũng không phân biệt với Chúa Cha như linh hồn của một con người phân biệt với con người ấy. Ngài là riêng của Cha, bản chất của Cha, làm cho Chúa Cha là Chúa Cha.

 

Vì Chúa Thánh Thần là hành vi sinh hạ, nên không thể hình dung Ba Ngôi bằng hình tam giác.Không những mỗi Ngôi Vị hoàn toàn khác các Ngôi Vị kia, mà chì có hai “cực”. Chúa Cha chỉ có một Con Duy Nhất, hoa quả duy nhất của hành vi sinh hạ. Không có Ngôi Vị nào khác có thể sinh từ Chúa Cha, mà tất cả mầu nhiệm nằm trong sự sinh hạ duy nhất. Nhưng Thánh Thần cũng bởi Chúa Cha. Mặc dù Thánh Thần không phải là Con, toàn diện Chúa Cha có liên hệ tới sự phát xuất của Chúa Thánh Thần, cũng như sự sinh ra của Chúa Con. Chính vì thế mà Thánh Thần ngang bằng với Chúa Cha và Chúa Con, cùng được phụng thờ và tôn vinh với Chúa Cha và Chúa Con. Dù không là Chúa Con, Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha trong tư cách là Cha, vì Ngôi Vị của Ngài chính là hành vi sinh hạ. Thiên Chúa Ba Ngôi-Duy Nhất gồm có Chúa Cha và Chúa Con, cùng với vận hành vĩnh cửu giữa Chúa Cha và Chúa Con là Chúa Thánh Thần. Chính vì thế mà Giáo Hội Đông phương thích nói “Vinh danh Chúa Cha và Chúa Con trong Chúa Thánh Thần”.

 

Thần học Hylạp đề cao tư cách khởi nguyên của Chúa Cha, nơi Người mọi sự khởi đầu và hoàn tất.Thánh Thần phát xuất từ Cha, nhưng không thấp hơn Cha, vì chính trong Thánh Thần mà Chúa Cha sinh ra Chúa Con, chính trong Thánh Thần mà Ngài có Ngôi Vị là Cha. Mọi sự đều bắt nguồn từ Chúa Cha, và không có ngôi vị nào phát xuất từ Chúa Thánh Thần, dù Thánh Thần không thấp hơn Chúa Cha, cũng không cằn cỗi. Trong Đấng Thiên Chúa là Nguồn, Chúa Thánh Thần chính là “sự trào vọt ra”, là sự phong nhiêu của Thiên Chúa. Ngài không phải là Đầu, cũng không phải là Cuối, nhưng vừa ở đầu, vừa ở cuối. Ngài là vận hành từ Cha qua Con, và do đó, Ngài cũng là Thánh Thần của Chúa Con.

 

V. THÁNH THẦN CỦA CHA VÀ CON.

 

Thánh Thần Thiên Chúa còn được gọi là Thánh Thần của Chúa Con (Gl 4, 6), Thánh Thần của Đức Kitô (Rm 8, 9), Thánh Thần của Chúa (2Cr 3, 17).

 

Nếu Thánh Thần là hành vi sinh hạ, là tình yêu trong đó Chúa Con sinh ra, không thể nói đến sự phát xuất của Chúa Thánh Thần bởi Chúa Cha mà không có liên hệ gì đến Chúa Con. Bất cứ ý kiến nào tách rời sự nhiệm xuất của Chúa Thánh Thần với sự sinh ra của Chúa Con đều là sai lạc.

 

Thánh Thần thuộc về Chúa Con cũng như thuộc về Chúa Cha.Nếu Chúa Con không sở hữu Thánh Thần như Chúa Cha, thì sự viên mãn thần tính sẽ không đậu lại nơi Ngài, vì Thánh Thần là sự thánh thiện được ngôi vị hóa, là sự toán năng được ngôi vị hóa, là thần tính được ngôi vị hóa. Nếu không sở hữu viên mãn Thánh Thần, Chúa Con không thể nói “Tất cả những gì của Cha là của Con” (Ga 17, 10). Các tín hữu là những đồng thừa tự với Đức Kitô (Rm 8, 17) vì được thông phần Thần Khí của Người (Gl 4, 6).

 

Chúa Con sở hữu Thánh Thần khác với Chúa Cha.Chúa Cha là Nguồn, Chúa Con lãnh nhận,  vì Chúa Con được sinh ra trong Thánh Thần. ngôi Hai là Con, Chúa Con là Thiên Chúa nhờ đón nhận.

 

Nhưng  ChúaCon cũng không lãnh nhận Thánh Thần cách thụ động. Thánh Thần không để cho mình được sở hữu cách thụ động, vì Ngài là hành vi yêu thương thần linh, làm cho Thiên Chúa xuất ra khỏi chính mình.Ngài làm cho Chúa Cha cũng như Chúa Con luôn luôn tự hiến, đó là bản chất thần linh của các Ngài. Chúa Cha là Chúa nhờ tự hiến cho Con, Chúa Con là Thiên Chúa nhờ hướng về Cha, Cha và Con là Thiên Chúa trong Tình Yêu hỗ tương là Thánh Thần. Thánh Thần được ví như dòng nước trào ra. Ngài phát xuất từ Cha mà không rời bỏ Cha, từ Con mà không rời bỏ Con, vì Ngài là Tình Yêu tự hiến giữa hai bên. Nhưng Ngài như thế tiên vàn nơi Chúa Cha, vì Ngài là Tình Yêu của Cha, rồi mới nơi Con như là Tình Yêu, là Thánh Thần của Con.

 

Đón nhận Quà Tặng là để cho Người tặng có thể tặng.Sự đón nhận không thuần túy tự động ; đó cũng là một thứ nguyên nhân. Khi hai người yêu nhau, mỗi người làm cho người kia yêu. Khi đón nhận, Chúa Con thông phần vào chính sự sinh ra của mình, sự trào vọt của Thánh Thần. chúa Cha tự bản chất sinh ra Chúa Con, nhưng cũng là một đáp trả yêu thương cho sự đón nhận của Con. Chúa Con sinh ra và đón nhận sự sinh ra của mình với tư cách là Con và trong tự do. Trong Tình Yêu vô hạn, không có sự đối chọi giữa tất yếu và tự do.

 

Đức Giêsu tại thế mạc khải tương quan giữa Ngài với tư cách là Con đối với Chúa Cha.Chúa Cha sinh ra Ngài, nhưng Ngài như đồng tình với sự sinh ra ấy. Con người, các hành vi và lời nói của Người là bởi Cha. Tất cả những gì Cha ban cho Con, thì ban cho Ngài nhờ sinh hạ (Augustinô). Trong sách Tân Ước, sự thuận tình của Đức Giêsu đối với Chúa Cha được gọi là vâng phục.Thánh Gioan trình bày sự vâng phục như một nhân đức riêng của Con, biểu đạt tư cách làm Con. Sự vâng phục của Đức Giêsu là thuận tình với tư cách làm Cha của Thiên Chúa, với việc Chúa Cha sinh ra mình, cho tới ngày thuận tình cách vô hạn trong sự vâng phục cho đến chết (Pl 2, 8). Đáp lại là việc Chúa Cha sinh ra Ngài cách trọn vẹn trong chính sự Phục Sinh (Cv 13, 33). Chúa Cha phục sinh Đức Giêsu trong Thánh Thần, sinh ra Đức Giêsu trong sự viên mãn của Vinh Quang. Qua cái chết, Đức Giêsu khơi dậy hành vi của Quyền Năng Sinh Hạ của Cha là chính Thánh Thần.

 

Mọi sự đều bởi Cha ; Cha phục sinh Đức Kitô, sinh ra Ngài cách viên mãn. Nhưng Chúa Con cũng có vai trò tích cực trong sự Phục Sinh : “Sở dĩ Cha yêu mến tôi, là vì tôi hy sinh mạng sống mình để rồi lấy lại” (Ga 10, 17). Phần của Chúa Con trong hành vi phục sinh là gì ? Đó là sự đón nhận của Người Con : trong cái chết, Ngài đồng tình với Cha sinh ra Ngài. Vâng phục cho đến chết Ngài khơi dậy hành vi tôn vinh của Cha (Pl 2, 8). Chính Cha ban Thánh Thần trong đó Đức Giêsu Phục Sinh ; nhưng Đức Giêsu khơi dậy sự ban tặng ấy. Điều này mạc khải một chân lý thẳm sâu là Chúa Con thông phần vào sự nhiệm xuất vĩnh hằng của Thánh Thần với tư cách là Con (Dt 9, 14).

 

Cũng có thể kết luận như trên khi chúng ta dùng phạm trù yêu thương thay cho từ ngữ vâng phục.Tình yêu khơi dậy tình yêu. Theo Ga 14, 31 , Đức Giêsu yêu mến Chúa Cha, và vì yêu thương, sẵn sàng chịu chết. Chúa Cha là Đấng yêu thương trước (Ga 17, 24. 26), nhưng tình yêu của Ngài cũng được khơi dậy bởi sự quảng đại của Chúa Giêsu trong cái chết. Thánh Thần Thiên Chúa là Tình Yêu được Ngôi Vị hóa. Trong Ba Ngôi, Tình Yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha là một sự khơi dậy vĩnh hằng. Thánh Thần là Tình Yêu phát xuất từ Cha, đáp trả sự khơi dậy của Con. Như vậy là Con có phần trong sự nhiệm xuất của Thánh Thần.

 

Khi đón nhận tất cả, Chúa Con để cho Chúa Cha là tất cả, làm Cha sinh ra Con trong Thánh Thần.

 

Thánh Thần của Tình Yêu Sinh Hạ là Thánh Thần của Cha và của Con, hiệp nhất với nhau trong sự bất khả phân của một Ngôi Vị. Đồng thời Thánh Thần cũng làm nên sự khác biệt không thể giản lược giữa Chúa Cha và Chúa Con. Chỉ có một Thánh Thần Duy Nhất, nhưng trong Chúa Cha, thì đó là Tình Cha, trong Chúa Con, đó là Tình Con. Cùng một Tình Yêu Duy  Nhất vừa là cho đi (Chúa Cha), vừa là đón nhận (Chúa Con). Tiên vàn trong Chúa Cha, yêu thương là cho đi chính mình, trong Chúa Con, yêu thương là đón nhận. Nhưng rồi Con lại dâng hiến, và đến lượt Cha đón nhận.

 

Câu Ga 15, 26 hết sức quan trọng để cho chúng ta hiểu mầu nhiệm Ba Ngôi, nhưng thường chưa được khai triển đúng mức : “Khi Đấng Bảo Trợ đến, Đấng mà Thầy sẽ sai đến với anh em từ nơi Chúa Cha, Người là Thần Khí Sự Thật phát xuất từ Chúa Cha …”. Thần học Latinh coi câu này là bằng chứng cho quan điểm “và Con” (Filioque) của họ.  Nhưng thần học Hylạp thì lại cho rằng chỗ nói Chúa Con sai Thánh Thần từ nơi Cha thuộc về bình diện lịch sử cứu độ. Thực ra không thể nào tách rời lịch sự cứu độ (économie) với thần học (théologie) trong Tin Mừng Gioan. Trong Gioan, Đức Giêsu là bộ mặt hữu hình của mầu nhiệm Ngôi Lời, Ngài là Chúa Con nhập thể, Đấng đạt tới chóp đỉnh sự hiến thánh trong mầu nhiệm Vượt Qua, đạt tới sự viên mãn của Vinh Quang làm Con (Ga 17, 5). Trong sự viên mãn ấy, Đức Giêsu vừa là Chúa Con phải được tôn thờ, vừa là Nguồn Suối ban Thánh Thần cho nhân loại (Ga 20, 28). Hơi Thở của Chúa Cha cũng là Hơi Thở của Đức Kitô Phục Sinh (Ga 20, 22).

 

Trong mầu nhiệm Vượt Qua của Đức Giêsu, Thần học trở nên Nhiệm Cục, mầu nhiệm vĩnh hằng được hoàn thành cho chúng ta.Trong khi thần học đề cập đến Ba Ngôi tự tại, mầu nhiệm này trở nên cho chúng ta nhờ Đức Giêsu Kitô. Trong mầu nhiệm cứu độ, Chúa Cha sinh ra Chúa Con cho chúng ta, Đức Kitô là Con Thiên Chúa cho chúng ta, Chúa Thánh Thần đối với chúng ta là sự sinh hạ thần linh, nhờ đó chúng ta trở nên con cái Thiên Chúa trong Con Duy Nhất của Người.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
BÀI GIẢNG ĐỨC THÁNH CHA - CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN NĂM B
BÀI GIẢNG ĐỨC THÁNH CHA - CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN NĂM B.
ỦY BAN GIÁO DÂN - THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN - MUỐI VÀ ÁNH SÁNG CHO THẾ GIỚI avatar Ủy ban Giáo dân 01/07/2024 Giáo hội là Dân Thiên Chúa, nơi mỗi người tín hữu, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều đóng góp vai trò không thể thiếu trong sứ mạng loan báo Tin Mừng. Chủ đề “Tông đồ giáo dân: Muối và ánh sáng cho thế giới” tập trung vào việc khai triển và cổ võ vai trò của giáo dân trong việc trở thành muối ướp mặn đời và ánh sáng soi sáng trần gian. Ủy ban Giáo dân Hội đồng Giám mục Việt Nam THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN: MUỐI VÀ ÁNH SÁNG CHO THẾ GIỚI BÀI 1: HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN DỰA TRÊN LỜI CHÚA - Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái BÀI 2: SỐNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI THƯỜNG – Lm. Antôn Hà Văn Minh BÀI 3: BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI TỪ BÊN TRONG - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. BÀI 4: LÒNG CAN ĐẢM VÀ SỰ KHÔN NGOAN KHI DẤN THÂN VÀO ĐỜI SỐNG TRẦN THẾ - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. BÀI 1: HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN DỰA TRÊN LỜI CHÚA - Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 7, 21.24 – 27). Đọc đoạn Tin Mừng trên cho chúng ta thấy: sống Tin Mừng trong đời thường là một hành trình đức tin mà qua đó, người Kitô hữu áp dụng lời dạy của Chúa Giêsu vào cuộc sống hàng ngày. Yêu Chúa không chỉ là tham dự các thánh lễ, các giờ kinh, mà phải thi hành ý muốn của Chúa Cha qua việc lãnh nhận các bí tích thường xuyên và qua cách chúng ta tương tác với mọi người xung quanh, cách chúng ta hành xử với thử thách và cách thực hiện các quyết định. Dưới đây là một số suy tư của giáo dân và một số cách để sống Tin Mừng trong đời thường: 1. Suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa: chúng ta không thể kết hiệp mật thiết với Chúa mà không cầu nguyện với Ngài. Việc dành thời gian mỗi ngày để suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa giúp nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng trở nên thánh thiện hơn, yêu Chúa nhiều hơn và được Chúa hướng dẫn hành động. 2. Yêu thương tha nhân là yếu tố quan trọng khi ta sống theo Tin Mừng. Yêu thương mọi người xung quanh mình, cho dù họ là ai, tôn giáo nào, giàu hay nghèo. “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15, 12 ). Điều này áp dụng qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, an ủi những người đang gặp khó khăn, và chia sẻ cho cộng đồng đang cần đến tình thương của mình. 3. Hiền lành và khiêm nhường: là ứng xử một cách nhẹ nhàng, không gây ra xung đột, luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, và tìm cách giải quyết mọi vấn đề một cách dịu dàng và an bình. Tuy nhiên, hiền lành và khiêm nhường không đồng nghĩa với sự yếu đuối, mà chính là một cách để thể hiện sự mạnh mẽ và tự tin của bản thân thông qua sự kiểm soát cảm xúc và nhận thức. 4. Sống công bằng và bác ái: cố gắng sống công bằng với mọi người, không phân biệt đối xử, không chỉ dựa trên sự thỏa thuận mà dựa trên giá trị cốt lõi là phẩm giá con người, và thực hiện các hành động bác ái, như viếng thăm người đau yếu, quyên góp cho từ thiện, chia sẻ Chúa cho anh em, tham gia phục vụ cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng xã hội. 5. Kiên nhẫn tha thứ: sống theo Tin Mừng đòi hỏi lòng kiên nhẫn và sẵn lòng tha thứ, dù trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Tha thứ đến cùng, tha thứ không giới hạn cho những lỗi lầm của người khác. Lý do chính mà chúng ta làm là vì Chúa đã tha thứ cho mỗi người chúng ta. 6. Chia sẻ niềm vui: sống vui tươi, dịu dàng với mọi người qua lối sống khó nghèo, tìm kiếm sự hài lòng, phấn khởi trong những điều giản dị và ý nghĩa của cuộc sống. 7. Sống Tin Mừng trong đời thường là chúng ta làm chứng về một Đức Giêsu con Thiên Chúa đã xuống trần gian, chịu chết và sống lại cho chúng ta được sống và được sống lại. Chứng nhân không chỉ trong một giai đoạn của cuộc sống nhưng là một đời Kitô hữu được kết hiệp với Chúa, bằng nguồn sống của Chúa. Qua hành động và lời nói hàng ngày, qua cách sống và tương tác với tha nhân làm sao bày tỏ được tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Những suy tư Sống Tin Mừng trong đời thường không chỉ là làm một số việc đạo mà là cách sống thánh thiện và yêu thương mọi người xung quanh. Mỗi người cần gìn giữ và phát triển niềm tin của mình để sống đúng lý tưởng và hạnh phúc theo tinh thần của Tin Mừng. Sống Tin Mừng trong đời thường không phải lúc nào cũng dễ dàng, mỗi người giáo dân có cách sống Tin Mừng trong cuộc sống của họ một cách khác nhau. Nhiều giáo dân chưa mở lòng nên không nhận được ơn Chúa. Họ sống khép kín, không tham gia vào giáo xứ hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức. Có những người không biết về Tin Mừng hoặc có biết qua loa thì cũng chưa áp dụng Tin Mừng vào cuộc sống, có khi còn không dám cho người khác biết mình là người Công Giáo, không dám sống đức tin của mình. Những người giáo dân khác sống theo lời dạy của Chúa Giêsu và thực hành lòng nhân từ, yêu thương và tha thứ. Trong khi một số khác có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng những giá trị đạo đức từ Tin Mừng vào cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất là họ luôn cố gắng học hỏi và phát triển trong đức tin của mình để trở thành những người sống theo Tin Mừng mẫu mực. Được như thế là giáo dân cũng đang tham gia vào đời sống của Giáo Hội, dần dần góp phần xây dựng một Giáo Hội hiệp hành và một thế giới tốt đẹp hơn. Hồi Tâm 1/ Làm cách nào giúp mọi người Công Giáo, hay ít nhất là những người đi lễ mỗi tuần có thể học, suy niệm và cầu nguyện với Tin Mừng? Nếu đang làm việc trong Hội đồng mục vụ giáo xứ hay trong các Hội đoàn Công giáo tiến hành, bạn sẽ làm gì? 2/ Chứng nhân Tin Mừng trong đời thường là phương cách hữu hiệu giúp người khác dễ dàng sống theo gương, bạn có thể chia sẻ chứng nhân trong những buổi họp, hay những lúc riêng tư cho những người chung quanh không? 3/ Trong đời thường, bạn làm gì để bày tỏ lòng yêu mến Chúa qua tha nhân? BÀI 2: SỐNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI THƯỜNG – Lm. Antôn Hà Văn Minh Qua Bí tích Rửa tội, người tín hữu được dự phần vào sứ vụ của Chúa Giêsu. Sứ vụ đó chính làm cho mọi người nhận biết ơn cứu độ của Thiên Chúa Cha tỏ bày cho nhân loại qua Đức Giêsu Kitô. Thi hành sứ vụ chính là sống Tin Mừng giữa lòng thế giới, cụ thể trong cuộc sống thường ngày của mỗi tín hữu. Công Đồng nói về cảnh sống trần thế của giáo dân bằng cách trình bày cảnh sống ấy, trước tiên, như là môi trường trong đó họ được Thiên Chúa mời gọi: “Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ” (LG số 31). Và thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giải nghĩa: “nơi” được trình bày bằng những hạn từ có tính cách năng động: giáo dân sống giữa trần gian, nghĩa là dấn thân vào tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Đó là những con người có một đời sống bình thường trong trần gian, học hỏi, làm việc, thiết lập những tương quan bạn bè, xã hội, nghề nghiệp, văn hóa”[1]. Sống Tin Mừng là gì? Trích dẫn Lời Chúa: “Chính anh em là muối cho đời… là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13–14), Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trình bày: “Lời mời gọi của Chúa Giêsu chính là sứ mạng của người tín hữu sống trong thế giới này. Người Kitô hữu không coi thế gian là địa ngục, là nơi giam cầm của những nỗi thống khổ, cũng như không coi thế gian là hạnh phúc vĩnh cửu cho cuộc đời mình, nhưng là nơi để Thiên Chúa tỏ lộ tình yêu của Ngài qua sự cộng tác của con người, và là nơi để con người được thực thi ơn gọi và sứ mạng Kitô hữu của mình trong một tình yêu dấn thân và thánh hóa thế giới: Tham dự vào lãnh vực trần thế, là phận vụ phát xuất từ bản tính nội tại và sứ mạng của mình”[2]. Vì thế, sống Tin Mừng chính là huấn luyện bản thân nhuần thấm Tin Mừng để có thể thực thi ơn gọi của mình cách trọn hảo. Thiên Chúa muốn người tín hữu trở thành muối, thành ánh sáng cho thế giới bằng chính đời sống Tin Mừng của mình, hay nói cách khác người tín hữu dấn thân phục vụ để trần gian nhận biết tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, một tình yêu trọng đại đã được thánh Gioan diễn tả: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3, 16). Nhưng để có thể sống Tin Mừng, dấn thân phục vụ cho Tin Mừng, đòi hỏi người tín hữu phải là người thấm đẫm Tin Mừng. Chỉ là men Tin Mừng khi người hữu phải đầy “chất” Tin Mừng. Vì thế, sống Tin Mừng trước tiên phải kết hợp mật thiết với Đức Kitô, vì Ngài chính là Tin Mừng. Vì thế, cuộc gặp gỡ với Tin Mừng là nền tảng cho việc sống Tin Mừng. Điều đó được thực hiện trước tiên chính là cuộc gặp gỡ Lời qua Kinh Thánh. Công đồng Vatican II trong hiến chế Mạc khải đã minh định: Chúa Cha muốn gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ qua Sách Thánh. Như vậy, tiếp cận với Lời Chúa, đọc Thánh Kinh là đi vào một cuộc gặp gỡ, tham gia một cuộc đối thoại với Thiên Chúa[3]. Quả thật việc đọc Thánh Kinh là cách thế tuyệt hảo để có được cuộc đối thoại với Thiên Chúa, vì “chúng ta ngỏ lời với Ngài khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Ngài nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh”[4]. Trong Tông Thư “Khởi Đầu Ngàn Thứ Ba”, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: “Lời Chúa phải trở nên một sự gặp gỡ ban sự sống, theo truyền thống xa xưa và luôn vững chắc về việc đọc Sách Thánh, cho phép rút ra từ bản văn Thánh Kinh Lời Hằng Sống, là lời chất vấn, hướng dẫn và hình thành cuộc sống chúng ta” (số 39)[5]. Người tín hữu chỉ có thể là men Tin Mừng, khi đời sống được đặt trên nền tảng Lời Chúa, không thường xuyên cầu nguyện với Lời Chúa không thể nào hoán cải cuộc đời để có thể làm cho đời mình trở thành men Tin Mừng. Dựa vào hoạt động của Giáo Hội tiên khởi được tường thuật trong sách Tông đồ công vụ, Đức Thánh cha Phanxicô nói: “Chúng ta khám phá động cơ mạnh mẽ của việc loan báo Tin Mừng chính là những buổi quy tụ cầu nguyện, nơi những người tham gia cảm nghiệm cách sống động sự hiện diện của Chúa Giêsu và được Chúa Thánh Thần đánh động. ...Lời cầu nguyện truyền lan ánh sáng và sự hăng hái: ân sủng của Chúa Thánh Thần làm nảy sinh trong lòng họ sự nhiệt thành”[6]. Dĩ nhiên việc tiếp cận Lời Chúa phải gắn chặt với Thánh Thể. Đức Thánh cha Phanxicô đã nói mạnh mẽ: Chỉ trong sự tôn sùng Thánh Thể, chỉ trước mặt Chúa, hương vị và sự say mê truyền giáo mới có thể được phục hồi. Lòng tôn sùng Thánh Thể là động lực giúp cho chúng ta vượt thắng những phong ba bão táp của cuộc đời, đặc biệt đó là nguồn khích lệ cho những người hết lòng chia sẻ Tin Mừng, chính vì trong Bí tích Thánh Thể, “chúng ta gặp gỡ Đấng đã ban mọi sự cho chúng ta” và đến lượt mình, chúng ta trở nên có khả năng chia sẻ tình yêu đó với người khác[7]. Để có thể sống Tin Mừng hầu trở thành men của Tin Mừng, chúng ta cần phải liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô qua Lời Chúa, Thánh Thể và cầu nguyện và sống tình huynh đê. Bốn yếu tố: Lời Chúa, tìm kiếm tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và cầu nguyện, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, chính là tiêu chuẩn để phân định một sự việc. Bất cứ trường hợp nào thiếu những yếu tố này điều thiếu tính Giáo hội, không phải của Giáo hội, yếu tố quan trọng để chứng thực chúng ta thực sự là Men của Tin Mừng.[8] Sống Tin Mừng giữa đời thường Nhìn vào thực tế, trăn trở lớn của Giáo Hội Việt Nam là vấn đề Loan Báo Tin Mừng. Thật vậy, con số tín hữu Việt Nam đến nhà thờ dâng lễ mỗi Chúa Nhật có thể nói cho đến lúc này vẫn đáng tự hào, thế nhưng niềm tự hào này có thực sự là niềm vui đích thực không? Bởi nhìn vào cánh đồng truyền giáo mỗi địa phương vẫn còn ngổn ngang, vẫn còn có qua nhiều người chưa được tiếp cận với Tin Mừng, vẫn còn đó nhưng lương dân là hàng xóm của các gia đình Công giáo, nhưng họ chẳng nghe nói về Chúa Giêsu, không một lần tiếp cận được với Tin Mừng. Câu trả lời được tìm thầy nơi lối sống của người tín hữu Công giáo. Là men Tin Mừng, nhưng họ lại không thể hiện lối sống Tin Mừng ngay trong môi trường mình sinh sống. Họ tách rời đức tin và cuộc sống thường ngày, họ đóng khung lối sống Tin Mừng trong nhà thờ, họ không làm cho men Tin Mừng được dậy lên trong người môi trường mình sống. Cha mẹ vẫn đi dâng lễ ngày Chúa nhật, nhưng chưa một lần hướng dẫn con cái về đời sống đức tin. Người tín hữu vẫn thường xuyên gặp gỡ bạn bè là lương dân, nhưng chưa một lần họ nghe về Chúa Giêsu, nhiều khi còn tệ hơn, để làm vui lòng bạn bè lương dân, người Công Giáo sẵn sàng bỏ đi lễ Chúa nhật; ngoài phố chợ, những chủ cửa hàng Công Giáo vẫn ngần ngại thể hiện lối sống Tin Mừng để giữ đức công bình và đức yêu thương... Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Người tín hữu không được mời gọi rời bỏ vị thế họ đang sống nơi trần gian. Thực vậy, Bí tích Thánh Tẩy không kéo họ ra khỏi trần gian, như thánh Phaolô đã nhấn mạnh: ‘Thưa anh em, khi được kêu gọi ở địa vị nào, mỗi người cứ ở địa vị đó trước mặt Thiên Chúa’ (1 Cr 7,24); trái lại, Ngài trao cho họ một ơn gọi có liên hệ đích thực với tình huống của họ trong trần gian: thực vậy, giáo dân được ‘Thiên Chúa kêu gọi để, dưới sự hướng dẫn của tinh thần phúc âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế, với lòng tin cậy mến sáng ngời, nhất là với chứng tá đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác’ (Tông huấn Người Tín hữu Giáo dân, số 15) Cha Mến kể câu chuyện: Chứng nhân trong đời thường như sau: Nhà giáo dục vĩ đại Booker T. Washington có viết như sau trong cuốn tự thuật mang tựa đề: “Từ ách nô lệ đi lên” của ông: “Càng lớn tôi càng tin chắc rằng, không một sự giáo dục nào có thể gặt hái được từ sách vở, hay từ những dụng cụ đắt tiền, mà có thể sánh ví được với những gì ta có thể gặt hái được, do tiếp xúc với các bậc vĩ nhân”. Cách đây ít lâu, một phụ nữ Ấn độ giáo đã trở lại Công giáo, sau một thời gian nghe rao giảng Lời Chúa. Bà chịu nhiều gièm pha, đay nghiến từ người chồng và bao người thân, do việc bà trở lại đạo. Có lần cha xứ hỏi bà: “Khi chồng con nổi giận và hành hạ con, thì con làm gì”? Bà đáp: “Thưa Cha, con cố gắng nấu ăn ngon hơn. Khi ông than trách, con lau chùi nhà sạch hơn. Khi ông ăn nói cộc cằn, con trả lời ôn tồn nhỏ nhẹ. Con cố gắng để chứng tỏ cho ông ta thấy: Khi con trở lại đạo Chúa, con phải là người vợ và người mẹ tốt hơn”. Một thời gian sau, chính ông chồng cũng xin trở lại đạo Công giáo, không phải vì lời giảng của cha xứ, cho bằng chính nhờ gương sáng sống đạo của bà vợ đạo đức của ông.[9] Sắp tới đây Đức Thánh cha Phanxicô sẽ phong thánh cho chân phước Carlo Arcutis, một vị thánh trẻ, được gọi vị thánh thuộc thế hệ Y. Thánh nhân có gì đặc biệt? Không có gì đặc biệt ngoài việc ngài sống Tin Mừng giữa đời thường. Đức hồng y Vallini trong bài giảng lễ phong chân phước đã nói về Carlo Arcutis như sau: Carlo có lòng yêu mến Thánh Thể và gắn bó với Thánh Thể cách đặc biệt. Chúa Giêsu là Bạn, là Thầy, là Đấng Cứu Độ và là sức mạnh cho cuộc sống của Acutis và là động lực của mọi việc cậu làm. Từ đó, Carlo mong muốn mãnh liệt đưa người khác đến với Chúa và cậu làm điều này trên hết bằng gương mẫu cuộc sống. Carlo dùng mọi cách, cả cách thức hiện đại, với tài năng về tin học Chúa ban, để gặp gỡ và loan truyền các giá trị Kitô giáo cho người khác[10]. BÀI 3: BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI TỪ BÊN TRONG - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. Đời sống Kitô hữu giữa lòng trần thế như những hạt muối tinh tế thấm vào lòng đời, lặng lẽ làm biến đổi thế giới, như men trong bột làm dậy lên cả khối bột. Hành trình hy vọng nhưng cũng đầy thách đố này đòi hỏi sự biến đổi sâu sắc từ bên trong tâm hồn và đời sống mỗi người tín hữu. Khi mỗi người thay đổi từ nội tâm, họ trở thành ánh sáng lan tỏa, chiếu rọi khắp nơi, góp phần biến đổi thế giới bằng chính đời sống đức tin của mình. Theo Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, linh đạo tông đồ giáo dân không chỉ là sống đức tin một cách cá vị, mà còn là tham gia tích cực vào sứ mạng của Giáo Hội. Giáo dân được mời gọi trở thành những tông đồ giữa đời, mang Tin Mừng đến mọi nơi (Apostolicam Actuositatem-AA, 4). Linh đạo này giúp mỗi người giáo dân nhận ra rằng, họ có một vai trò đặc biệt trong việc xây dựng Nước Trời nơi trần thế, không chỉ qua lời nói mà còn qua hành động cụ thể trong cuộc sống thường ngày: “Bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột” (AA 2). Sống linh đạo tông đồ giáo dân như thế, trước hết người giáo dân gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu qua Lời Chúa và Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là tâm điểm đời sống người tín hữu, nuôi dưỡng mỗi người trong hành trình Kitô hữu giữa đời, giúp mỗi người kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và dấn thân phục vụ sứ mạng của Người: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, đó không chỉ là lời mời gọi, mà còn là một yêu cầu thiết yếu, để mỗi Kitô hữu có thể sống đức tin và thực thi sứ mạng của mình. Tham dự Thánh lễ, cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa,… là những phương thế giúp giáo dân nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của mình. Cầu nguyện giúp người giáo dân sống tình thân mật thiết với Chúa, trong khi suy niệm Lời Chúa giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và sứ mạng của mình như được Chúa mời gọi. Kết hiệp với Chúa Giêsu qua Thánh Thể và Lời Chúa là những phương thế sống động để mỗi người trở nên men trong bột, biến đổi thế giới từ bên trong. Từ đời sống gắn kết với Chúa Giêsu, người giáo dân sống đức tin của mình qua những hành động cụ thể trong gia đình, nơi làm việc, và cộng đồng. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các hoạt động xã hội, hỗ trợ người nghèo, bảo vệ môi trường, và tham gia vào các phong trào xã hội nhằm thúc đẩy công lý và hòa bình. Ý nghĩa của việc trở thành men trong bột là mỗi Kitô hữu đều có thể đóng góp một phần nhỏ nhưng quan trọng vào việc biến đổi thế giới xung quanh. Điều này đòi hỏi mỗi người phải sống đời sống đức tin một cách chân thật và nhiệt thành. Tình yêu và công lý là hai yếu tố không thể thiếu trong linh đạo giáo dân. Mỗi giáo dân được mời gọi sống yêu thương qua những hành động cụ thể, đồng thời nỗ lực thực thi công lý và xây dựng hòa bình. Các hoạt động xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành tông đồ giáo dân. Tham gia vào các hoạt động này không chỉ giúp mỗi người thực thi sứ mạng truyền giáo, mà còn góp phần xây dựng một xã hội công bằng và yêu thương hơn. Sau cùng, qua đời sống đức tin và dấn thân tông đồ, mỗi người góp phần xây dựng và phát triển cộng đoàn giáo xứ. Qua việc tham gia tích cực vào đời sống giáo xứ, giáo dân không chỉ đóng góp vào sự phát triển của cộng đoàn mà còn tạo ra một môi trường yêu thương và hiệp nhất. Một cộng đoàn yêu thương sẽ là nền tảng vững chắc để mỗi giáo dân có thể thực thi sứ mạng truyền giáo của mình một cách hiệu quả. Tóm lại, hành trình Kitô hữu giữa lòng trần thế là trở thành muối và men, âm thầm, trung kiên, nhẫn nại thấm vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, làm biến đổi thế giới từ nội tại. Sống đức tin trong đời thường, thể hiện qua những hành động cụ thể trong gia đình, nơi làm việc và cộng đồng, là cách mỗi Kitô hữu trở thành men trong bột, biến đổi thế giới bằng tình yêu và công lý. Kết hiệp với Chúa qua cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, cùng tham gia vào các hoạt động xã hội, là nền tảng để mỗi giáo dân góp phần xây dựng một xã hội công bằng và yêu thương, biến đổi thế giới từ bên trong. Hồi tâm 1/ Nhìn lại kinh nghiệm sống đạo, tôi thấy mình trở nên ánh sáng và muối và men trong môi trường sống như thế nào? Tôi có thể làm gì để thẩm thấu và lan tỏa tinh thần Kitô giáo trong gia đình, nơi làm việc, và cộng đồng của mình? 2/ Tôi cảm nghiệm thế nào về ơn gọi và sứ mạng Kitô hữu khi cầu nguyện và suy niệm lời Chúa? Làm thế nào tôi có thể biến những cảm nghĩ thiêng liêng ấy thành hành động cụ thể để xây dựng Nước Trời ngay cuộc sống đời thường của tôi? 3/ Khi đối diện với những thách thức trong cuộc sống và xã hội, tôi trải nghiệm thế nào về tình yêu và công lý như men trong bột, làm dậy lên sự thay đổi tích cực? Tôi có sẵn sàng dấn thân hơn nữa để trở thành người tông đồ truyền giáo giữa đời, lan toả tình yêu và công lý trong môi trường sống thường ngày? BÀI 4: LÒNG CAN ĐẢM VÀ SỰ KHÔN NGOAN KHI DẤN THÂN VÀO ĐỜI SỐNG TRẦN THẾ - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. Lòng can đảm và sự khôn ngoan là hai phẩm chất quan trọng mà mỗi Kitô hữu cần có để sống và làm chứng cho đức tin trong đời sống trần thế. Lòng can đảm giúp chúng ta vượt qua những thử thách và khó khăn, dám đứng lên bảo vệ sự thật và công lý. Sự khôn ngoan, hướng dẫn chúng ta hành động một cách sáng suốt, biết phân định phải trái, đúng sai và chọn lựa đường hướng đẹp lòng Chúa. Trong một thế giới đầy biến động và thách thức, lòng can đảm và sự khôn ngoan trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đối với giáo dân, hai phẩm chất này không chỉ giúp họ sống đức tin một cách mạnh mẽ và vững vàng mà còn đóng góp tích cực vào việc xây dựng một xã hội công bằng và nhân ái hơn. Lòng can đảm là một chủ đề được nhắc đến nhiều trong Kinh Thánh: “Mạnh bạo lên, can đảm lên! Đó chẳng phải là lệnh Ta đã truyền cho ngươi sao? Đừng run khiếp, đừng sợ hãi, vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, sẽ ở với ngươi bất cứ nơi nào ngươi đi tới” (Gs 1,9). Lời khích lệ này không chỉ dành cho Thủ lãnh Giôsuê mà còn dành cho tất cả chúng ta, những người đang sống và làm chứng cho đức tin. Lòng can đảm giúp chúng ta đứng vững trước những thử thách, bảo vệ niềm tin và dám sống theo những giá trị Tin Mừng trong một thế giới đầy cám dỗ, bạo loạn và bất công. Sự khôn ngoan cũng là một đức tính quan trọng được Kinh Thánh đề cao: “Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách” (Gc 1,5). Sự khôn ngoan giúp chúng ta biết phân định đúng sai, tốt xấu, lựa chọn đường hướng đẹp lòng Chúa và hành động một cách sáng suốt trong mọi hoàn cảnh. Nó không chỉ là tri thức mà còn là khả năng ứng dụng tri thức đó vào cuộc sống một cách đúng đắn và hiệu quả tốt đẹp. Mỗi người vẫn thường đối diện với những thách đố và nghịch cảnh trong đời sống. Điều quan trọng là cách chúng ta đối diện và vượt qua chúng. Cuộc sống trần thế có muôn vàn cảnh huống mà ở đó, người giáo dân thể hiện lòng can đảm và sự khôn ngoan khi luôn tin cậy Chúa và đối diện khó khăn, chẳng hạn như việc bảo vệ sự thật và công lý trong môi trường làm việc, nơi có thể gặp phải những áp lực và cám dỗ. Lòng can đảm giúp chúng ta không lùi bước, trong khi sự khôn ngoan giúp chúng ta chọn lựa cách hành động phù hợp và hiệu quả. Đời sống đức tin không dừng ở việc tham dự các cử hành phục vụ mà còn sống theo những giá trị Kitô giáo trong đời sống thường ngày. Giáo dân có thể thể hiện lòng can đảm và sự khôn ngoan bằng cách làm gương sáng trong môi trường làm việc, trong gia đình, và trong cộng đồng. Những hành động cụ thể như giúp đỡ người khó khăn, bảo vệ môi trường, và tham gia vào các hoạt động từ thiện đều là những cách thể hiện đức tin một cách sống động và thực tế. Trong nhiều hoàn cảnh, lòng can đảm và sự khôn ngoan của người giáo dân có thể thể hiện trong vai trò lãnh đạo cộng đồng. Trong hoàn cảnh đó, lòng can đảm và sự khôn ngoan không chỉ giúp giáo dân đối mặt với những thách thức mà còn giúp họ hành động một cách sáng suốt và hiệu quả. Sau cùng, giáo dục con cái về lòng can đảm và sự khôn ngoan là một nhiệm vụ quan trọng của các bậc cha mẹ Công Giáo. Giáo dân có thể giúp con cái hiểu và thực hành hai phẩm chất này qua gương sáng trò chuyện thường ngày trước những vấn đề thực tế trong đời sống, giúp con cái phát triển lòng can đảm và sự khôn ngoan trong cuộc sống. Tóm lại, lòng can đảm và sự khôn ngoan là những phẩm chất không thể thiếu để mỗi Kitô hữu sống đức tin trong đời sống trần thế. Những phẩm chất này hằng giúp chúng ta vượt qua thử thách, bảo vệ sự thật và công lý, và hành động minh bạch, tư duy độc lập sáng suốt, mang lại ích lợi chính đáng cho bản thân và cộng đồng. Trong một thế giới đầy biến động, giáo dân cần lòng can đảm để kiên vững vượt qua những trở ngại và sự khôn ngoan để phân định và lựa chọn đúng đắn. Đó là hai phẩm chất giúp người giáo dân dấn thân sống đức tin giữa lòng trần thế, góp phần xây dựng đời sống xã hội thấm đượm Tin Mừng. Hồi tâm 1/ Trong những tình huống cụ thể nào, tôi thường cần đến lòng can đảm để bảo vệ sự thật và công lý? Tôi đã từng phản ứng ra sao và kết quả như thế nào? 2/ Làm thế nào tôi có thể áp dụng sự khôn ngoan để phân định đúng sai và đưa ra quyết định sáng suốt trong các hoạt động và công việc tại giáo xứ của mình? 3/ Nhớ lại một trải nghiệm khi lòng can đảm và sự khôn ngoan của người Công giáo đã tạo ra sự khác biệt tích cực trong cộng đồng xã hội? Tôi cảm nghĩ thế nào về sự dấn thân của người giáo dân, với lòng can đảm và khôn ngoan, vào đời sống xã hội? ________ [1] Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo dân (Christifideles Laici), số 15. [2] Nt. [3]X. Hiến chế Mạc Khải (Dei Verbum), số 21 [4] X Hiến chế Mạc Khải (Dei Verbum), số 25. [5] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông thư Ngàn Năm Thứ Ba (Millennio Adveniente), số 39> [6] Đức Phanxicô, buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng thứ Tư 25/11/2020), nguồn Vatican News. [7] Nguồn: www.ncregister.com/commentaries/without-adoration-there-s-no-evangelization [8] Nguồn: www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-11/ [9] Nguồn: https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/chung-nhan-giua-doi-thuong [10] Nguồn: https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2020-10/le-phong-chan-phuoc-carlo-acutis.html
ỦY BAN GIÁO DÂN - THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN - MUỐI ...
LINH ĐẠO DUNG NẠP
LINH ĐẠO DUNG NẠP