Thứ hai, ngày 13 tháng 05 năm 2024 | 05:06 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

MỤC VỤ NGOẠI GIAO

 

&

 

NGOẠI GIAO VỚI VIỆT NAM

 

1. MỤC VỤ NGOẠI GIAO

 

1.1. Ý nghĩa

 

Mục vụ ngoại giao là chăm sóc việc ngoại giao. 

 

Người làm ngoại giao đòi hỏi sự lịch duyệt, khéo léo và khôn ngoan. 

 

Do đó gọi là:

 

“Khôn Ngoan – Ngoại Giao.” 

 

1.2. Đặc điểm

 

Mục vụ ngoại giao đòi hỏi: “Biết Người Biết Ta.” (1)

 

1.2.1. Cần biết điều chính yếu của hai bên.

 

 - Nhận biết khả năng, hoàn cảnh và quyền hạn của mình và của bên kia.

 

 - Những điều gì có thể dung hòa, những điều gì không thể dung hòa được.

 

1.2.2. Tuyệt đối tôn trọng chủ quyền của mỗi bên

 

- Trong ngoại giao, người ta rất tôn trọng chủ quyền Quốc Gia

 

- Trân trọng Con Người

 

- Lòng tự trọng Dân Tộc

 

- Quyền lợi: Vật chất, tinh thần, tâm linh.

 

1.2.3. Phân biệt đâu là điều chính, đâu là điều phụ

 

- Đừng vì những điều phụ mà làm hỏng việc lớn

 

- Trong Ngoại Giao: 

 

+ Đôi khi điều phụ:  Lại trở thành điều chính.

 

+ Và ngược lại: Điều chính lại trở thành điều phụ.

 

Lý do: Tùy thuộc mỗi nền Văn Hóa.

 

1.3.  Tìm giải pháp

 

Không có mâu thuẫn xung đột nào mà không có giải pháp.

 

Chỉ sợ không tìm ra giải pháp hữu hiệu, nhanh, đơn giản và ngắn nhất mà thôi.

 

1.3.1. Kỹ năng ngoại giao

 

- Kỹ năng đối thoại

 

Trong ngoại giao, đối thoại là điều quan trọng.  Đó là những cuộc trao đổi tư tưởng, cảm

 

nghĩ, quan điểm hay thông tin bằng lời nói, chữ viết, dấu hiệu, hay cử chỉ.

 

Trong đó, mỗi người phải cảm thấy sứ điệp của họ được tiếp nhận một cách rõ ràng và

 

chính xác.

 

Mỗi bên phải cảm thấy họ có quyền bình đẳng trong đối thoại. 

 

- Kỹ năng nghe

 

Lắng nghe người khác nói và nói cho người khác nghe. Nếu là một người làm ngoại giao,

sự lắng nghe của bạn cho phép các bên đối thoại cảm thấy họ được nghe[1]. Bạn có thể

 

khích lệ hai bên trao đổi: “Lắng nghe tích cực”[2].

 

Khi chúng ta nói qúa nhiều mà nghe qúa ít, chúng ta đối thoại ngoại giao với người khác

 

điều mà chúng ta nghĩ rằng ý tưởng của chúng ta quan trọng nhiều hơn là chính họ. Điều

 

này chúng ta được học biết trong phần đối thoại. 

 

Tránh trở thành quan tòa.

 

Người làm ngoại giao không có quyền tức giận với bất cứ người nào.

 

Khi tức giận đừng làm gì cho ai cả.

 

- Kỹ năng hỏi 

 

Khả năng hỏi những câu hỏi thích hợp, xác đáng là một kỹ năng ngoại giao bản chất. Câu

 

hỏi là “cửa sổ khai thông vào tâm linh”. Có rất nhiều loại câu hỏi để lấy thông tin, phát hiện

 

nhu cầu, mục đích. 

 

Chúng ta có thể dùng sáu câu hỏi thông thường: “Ai, cái gì, khi nào, ở đâu, tại sao, thế

 

nào.” Và câu hỏi mục đích của mục đích: “Mục đích, mục đích, mục đích...”

 

Người ngoại giao thành thạo, luôn chú ý theo dõi “quá trình tâm lý” của hai bên để kịp thời

 

đặt câu hỏi khám phá ra sự thật. Hầu dẫn hai bên đến kết luận mà hai bên mong chờ.

 

- Kỹ năng biết người biết ta

 

Trong ngoại giao, người ta rất chú trọng tới công thức trong binh pháp Tôn Tử. Đólà: “Biết

 

người biết ta, trăm trận trăm thắng”[3].

 

Sự kỳ diệu của ngoại giao là ở chỗ biết nhu cầu con người. 

 

Tất cả là vì nhu cầu. Bản chất của ngoại giao là thông qua sự trao đổi những lợi ích khác

 

nhau để thoả mãn nhu cầu của mình. 

 

Nhu cầu của mỗi người rất khác nhau. Trong những thời kỳ khác nhau lại có những nhu

 

cầu khác nhau. Người làm ngoại giao cần chú ý tới khả năng hiện thực. Cho nên sách

 

lược ngoại giao là ở chỗ làm rõ nhu cầu của hai bên, rồi lấy đó làm nền tảng tìm kiếm giải

 

pháp lợi ích tối đa[4].

 

- Kỹ năng đáp án vừa lòng

 

Mưu lợi ích chung là động cơ nhất trí của cả hai bên. Trong nền ngoại giao, phải luôn luôn

 

chú ý nghĩ cách biến lợi ích khác nhau thành lợi ích chung. 

 

Điều này khiến người làm ngoại giao tìm phát hiện lợi ích chung, nhu cầu chung, nhấn

 

mạnh việchai bên có thể thông qua ngoại giao để đi đến chỗ nhất trí. Kinh nghiệm của

 

những nhà ngoại giao bậc thầy:

 

“Ngoại giao thành công là mỗi bên đều thắng, không ai thua”[5].

 

2. LÀM NGOẠI GIAO VỚI VIỆTNAM

 

2.1. Trọng chủ quyền: Quốc gia và Dân tộc.

 

“Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá.”

 

“Nhà có Chủ.”

 

Người Việt có thể đồng ý thỏa thuận lúc ban đầu. Nhưng sau thấy có nguy cơ xâm hại đến

 

chủ quyền hoặc quyền lợi Quốc gia và danh dự Dân tộc, họ có thể thay đổi, hoặc xóa bỏ

 

hợp đồng.

 

Nhất là khi có liên quan tới chủ quyền Tổ Quốc, họ sẵn sàng phá vỡ hợp đồng. Lúc đó xin

 

đừng cho rằng Người Việt không trung tín.

 

Hãy trân trọng, thông cảm và xem xét lại. Tìm ra nguyên nhân chủ yếu nằm ở Chủ Quyền,

 

Độc Lập Dân Tộc.

 

Trong ngoại giao, người ta rất tôn trọng chủ quyền của cả đôi bên.

 

2.2. Trọng tình

 

Làm ngoại giao với Việt Nam, không chỉ căn cứ vào Lý, mà cũng rất trọng Tình: “Một bồ

 

cái lý không bằng một tí cái tình.”

 

Thể hiện Tình bằng nhiều cách. Người Việt rất quí Quà. Đi thăm nhau hoặc đi đâu xa về,

 

thường có tí gì để làm quà.

 

Ví dụ: Khi ở Nước Ngoài về thăm bà con, thăm Quê hương, người ta thường có chút bánh

 

kẹo, một chai dầu xanh, hoặc chút xâm để làm quà, tùy theo đối tượng và mối tương quan

 

tình cảm xa gần.

 

Đôi khi, lời nói xem ra có vẻ trách móc, nhưng trong thâm tâm của người nhận và cả gia

 

đình rất vui.

 

Ví dụ: Hai vợ chồng ở dưới quê lên thăm Hai Bác ở thành phố.  Đem theo cặp gà để làm

 

quà biếu Hai Bác, gọi là cây nhà lá vườn. 

 

Hai Bác thường trách “Chú Thím cứ khéo vẽ.”  Nhưng đó lại chỉ là lời cám ơn của Hai Bác.

 

Mọi người trong gia đình đều rất vui. Nhất là trong bữa cơm xum vầy.

 

2.3. Trọng phụ nữ

 

Người phụ nữ Việt Nam rất tình cảm và cũng rất nhạy cảm với quyền lợi và chủ quyền

 

Nhà và Quốc Gia. Nên khi được lòng phụ nữ, thì việc ngoại giao cũng thuận lợi hơn.

 

“Lệnh Ông không bằng cồng Bà.”

 

“Chính phủ quần thâm.”

 

2.4. Trọng láng giềng

 

“Bán anh em xa mua láng giềng gần.”

 

“Thứ nhất cận lân, thứ nhì cận thân.”

 

Khi làm ngoại giao với Việt Nam, nên chú  ý tới những Nước cận lân. Nhất là với những

 

Nước lớn. Hầu tránh gây khó xử cho Việt Nam.

 

2.5. Trọng tuổi, trọng gốc

 

“Cây có cội, nước có nguồn.”

 

“Cây cao bóng cả.”

 

Hội nghị Diên Hồng:

 

“Các Bô Lão, ra quyết định quyết chiến để giữ Chủ Quyền.”

 

Làm ngoại giao với Việt Nam, nên quan tâm tới các Vị Cố Vấn, những viên chức Cụu,

 

những người Cao Niên có uy tín. Được lòng Quí Vị Lão Thành khôn ngoan, cũng rất có

 

lợi.

 

3. KẾT LUẬN

 

Mục vụ “Khôn ngoan - Ngoại giao” là một trong những phương thế

 

Truyền giáo mới. Làm ngoại giao rất cần ơn khôn ngoan. 

 

Vì thế, người làm ngoại giao rất cần Thần Linh của Thượng Đế. Ngài ban ơn cần

 

thiết cho những người khôn ngoan thiện chí. 

 

Hầu cả hai bên có thể tìm ra giải pháp đạt chân lý.

 

Có thể nói: “Làm mục vụ ngoại giao cũng là làm mục vụ Truyền Giáo.”

 

Ngoại giao với Việt Nam cần chú ý:

 

3.1. Nguyên tắc chủ yếu

 

Trong tất cả các điều trọng, thì điều trọng hơn cà là: 

 

“Chủ Quyền Quốc Gia và Độc Lập Dân Tộc.”

 

3.2. Đáp án vừa lòng

 

“Đôi bên đều có lợi.”

 

Ngày 1- 08 - 2013

 

Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

 

 



[1]
Ibid., 12

[2]Ibid., p. 120.

[3]Triệu Truyền Đống, Phương Pháp Biện Luận, Giáo Dục, 1996, 248.

[4]Trần Thành, Để trở thành Người Lãnh Đạo giỏi, Việt Nam, 1999, 372-378.

[5]Nhiệm Văn Cật, Nghệ Thuật Nói Hay, Cà Mau, 2004, 879.

 

(1) Thiệu Vĩ Hoa, Xem tướng biết người, Nxb. Thời Đại, 2013, p. 4-7; 25.

 

1. Lý lịch: Sở thích, tính cách, đạo đức, sở trường, sở đoản...

 

2. Bằng cấp, chuyên môn, tài năng...

 

3. Quan sát tổng hợp: Tai nghe tiếng nói, miệng hỏi kiến thức, mắt nhìn tướng mặt biết

 

người...

 

4. Freud: "Bất cứ một người nào, dù làm theo cách nào, cũng không thể

 

che giấu được những bí mật ẩn giấu tận sâu trong con người anh ta. Dù anh ta đang

 

ngậm chặt miệng, không hé răng nửa lời, nhưng những ngón tay của anh ta ngọ ngoạy

 

liên hồi, thậm chí cả hoạt động của những lỗ chân lông trên cơ thể cũng đang phản bội lại

 

chính anh ta."

 

5. Quan sát tư thái: Đánh giá phẩm chất đạo đức, năng lực, tố chất, sở trường...

 

6. Trắc nghiệm mang tính khoa học.

 

7. Kinh nghiệm thực tiễn...

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô