Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 05:02 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

Nhật ký Tĩnh Tâm Linh mục của Linh mục đoàn Huế năm 2014 (10-14/3/2014)

 

- Ngày thứ ba: 12.3.2014

 

Lúc 08g00 - Bài giảng thứ tư: “Anh hãy nhớ Đức Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết” (2 Tm 2,8).

 

MẦU NHIỆM VƯỢT QUA TRONG ĐỜI LINH MỤC

 

Trong Tông huấn Evangelii Gaudium, số 164, Đức Thánh Cha Phanxicô khuyên chúng ta nãy đặt Kerygma (Lời công bố nguyên khởi) vào trung tâm của chương trình Phúc Âm Hóa. Kerygma này được Thánh Phaolô ghi lại trong hầu hết các thư của Ngài, chẳng hạn 2 Tm 2,8 mà chúng ta trích dẫn trong bài suy niệm này. Kerygma bao giờ cũng nhấn mạnh nguồn của công trình cứu độ là Chúa Ba Ngôi, đồng thời nêu rõ tính ưu việt của mầu nhiệm Vượt Qua: ‘Đức Kitô Giêsu, Đấng đã nhờ mầu nhiệm Vượt Qua, nghĩa là từ cái chết đến sống lại của Người, mạc khải cho chúng ta lòng thương xót vô biên của Chúa Cha’ (Evangelii gaudium EG số 164).

 

Phúc âm hóa, hay truyền giáo, không hệ ở việc loan báo một đạo lý, mà làm sống lại cuộc đời Chúa Giêsu trong giây phút hiện tại: ‘Con hãy nhớ Đức Giêsu” Chữ NHỚ không đơn thuần ôn lại một kỷ niệm quá khứ, nhưng là hiện tại hóa (Anamnesis) mầu nhiệm Vượt qua trong đời sống mình (Gl 4, 19). Nhưng tại sao phải hiện tại hóa mầu nhiệm vượt qua như thế? Để có câu trả lời thỏa đáng, thiết nghĩ cần làm sáng tỏ ba điểm sau đây:

 

- Vượt Qua trong lịch sử dân Israel.

 

- Cuộc Vượt Qua của Đức Kitô.

 

- Mầu nhiệm Vượt Qua trong đời sống Kitô hữu và linh mục.

 

1. Vượt Qua trong lịch sử dân Chúa.

 

Đối với Israel, Vượt qua không chỉ là một biến cố, mà là trọng tâm của lịch sử dân Chúa. Bởi lẽ, Vượt qua xuất phát từ tình thương cứu độ của Thiên Chúa. Hẳn chúng ta đã biết: Trong thị kiến Bụi gai bốc cháy trong sa mạc, Thiên Chúa bày tỏ cho Môsê rằng: Ta chạnh lòng thương dân Ta đang bị áp bức bên Ai cập’. Tiếp đó, Ngài mạc khải cho Môsê tên của Ngài là Yahweh, mà theo Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI, Yahweh có nghĩa Đấng đang hiện diện. Nhưng nói đến hiện diện là Ngài đang YÊU THƯƠNG (Theo nghĩa này, chúng ta thấy có sự trùng hợp giữa Cựu và Tân ước (1 Ga 4,8.16... Xét về kết quả, Vượt qua mang lại cho dân Chúa quyền sống, giao ước Sinai và Đất Hứa.

 

2.Vượt Qua Tân Ước cũng khởi đi từ Tình yêu vô cùng của Chúa Cha đối với nhân loại (Ga 3,16) và từ Tình Yêu “kỳ cùng” của Chúa Giêsu (Ga 13,1). Kết quả của cuộc Vượt qua nhờ Chúa Giêsu, mang tính phổ quát, toàn diện và triệt để hơn. Hẳn thật đối tượng của cuộc giải phóng là toàn thể nhân loại (Ga 3,16), ân huệ vô cùng lớn lao, đó là ‘được làm con Thiên Chúa để chia sẻ bản tính của Ngài’ (2 Pr 1,4); nhất là được cứu chuộc không do máu chiên, mà do máu chính Ngôi Hai Nhập Thể, là Đức Kitô (Eph 1,7).

 

Để đạt tới kết quả vô song ấy, chính Chúa Kitô đã biến cuộc đời của Ngài thành một cuộc Vượt qua liên tục: qua mầu nhiệm nhập thể (Pl 2,6-7), qua cái chết đến Phục sinh và qua bí tích Thánh Thể.

 

3. Vượt Qua trong đời linh mục.

 

Linh mục được tôn dương như một ALTER CHRISTUS, đương nhiên ngài có thể áp dụng cho mình câu khẳng định của thánh Phaolô về Chúa Kitô: Pascha nostrum immolatus est Christus, Chiên Vượt Qua của chúng ta là Đức Kitô, Đấng đã chịu sát tế (1 Cr 5,7).

 

Trong bản văn chúng ta đang suy niệm, thánh Phaolô có lời khuyên thật tha thiết: ‘Đây là lời đáng tin cậy: Nếu ta cùng chết với Người, ta sẽ cùng sống với Người. Nếu ta kiên tâm chịu đựng, ta sẽ cùng hiển trị với Người’ (2 Tm 2, 11-12).   Vậy trong thực tế, chúng ta phải thể hiện mầu nhiệm vượt qua làm sao đây ?

 

Để trả lời, xin kể một câu truyện nhỏ liên hệ đến bản thân cách đây ba mươi năm…khi sắp bước vào cachot TĐ, một anh bạn đồng tu buột miệng nhắc lại lời Chúa Giêsu: ‘Hạt lúa mì, rơi xuống đất, nếu không mục nát đi, nó sẽ trơ trọi một mình, nhưng nếu mục nát đi, nó sẽ sinh nhiều bông hạt khác…’. Lời Chúa thật công hiệu trong thời gian bi thương nhất của đời tôi, nó giúp tôi chấp nhận và sống định luật biện chứng mà chính Đức Kitô và Hội thánh đã trải qua suốt hai nghìn năm lịch sử. Hẳn thật ‘Ai liều mất mạng sống vì Thầy và vì Tin Mừng, sẽ cứu được sự sống mình’ (Mc 8,35). Sự sống được Chúa hứa đây, mang tính vĩnh cửu: đời này được phúc gấp trăm và đời sau hạnh phúc sung mãn trong tình yêu như Đức Kitô Phục sinh (1 Ga 3,2 ; 1 Cr 13, 12-13).

 

Nhưng phương cách thông thường để chúng ta thể hiện mầu nhiệm vượt qua là sống bác ái, như thánh Gioan đã khẳng định: ‘Chúng ta biết rằng chúng ta đã đi từ cõi chết đến sự sống khi chúng ta yêu anh em’ (1 Ga 3,14). Nhưng yêu như thế nào đây? Chúng ta xem gương Đấng đã yêu cho đến kỳ cùng các tông đồ: ‘Thầy là Thầy và là Chúa mà còn quỳ xuống rửa chân cho anh em… (Ga 13,14-15). Muốn yêu như Chúa, ta phải chấp nhận ‘đổi ngôi’! Chúng ta đang chứng kiến những việc Đức Thánh Cha Phanxicô đang làm cho dân Chúa!!! Nói tóm lại, chúng ta thể hiện mầu nhiệm Vượt Qua, khi chúng ta yêu mến bằng chính tình yêu của Chúa Giêsu (Pl 1,8 ; 2Cr 8,9)

 

+++

 

Lúc 10g15 - Thánh Lễ Đồng tế: cầu cho các Giám mục và Linh mục Giáo phận đã qua đời.

 

Chủ tế: Đức TGM Têphanô

 

Suy niệm Lời Chúa trong Thánh Lễ: Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Văn Cần

 

Bài suy niệm Lời Chúa trong Thánh Lễ:

 

Giona 3, 1-10 / Lc 11, 29 - 32

 

PHÉP LẠ TIÊN TRI GlÔNA

 

Từ sáng thứ bảy (08.3.2014) đến nay, các nước vùng Đông Nam Á đang tập trung tìm kiếm chiếc máy bay Boeing 777, số hiệu MH 370, của hãng Hàng Không Malaisia mất tích một cách đột ngột, bí ẩn, và khó hiểu, cất cánh vào sáng sớm hôm đó, từ Kualar Lumpur đi Bắc Kinh... Nhiều giả thuyết được đặt ra: tai nạn, trục trặc kỹ thuật, khủng bố hay không tặc (?). Đã qua bốn ngày rồi... Một ngày qua đi thì có nghĩa là hy vọng sống sót của hơn 200 hàng khách và 12 nhân viên phi hành đoàn càng lịm tắt dần...Cho dù đang thất vọng và nghĩ đến điều xấu nhất có thể xảy ra cho chiếc máy bay kia, nhưng, các người thân của hành khách của chuyến bay vẫn đang nhen nhúm một chút hy vọng mong manh về một phép mầu mầu nào đó (cho dù rất hi hữu) có thể xảy ra để đem lại bình an cho người thân trên chuyến bay định mệnh kia...Một phép mầu, như cái phép lạ đã xảy ra cho ngôn sứ Giôna ngày xưa các đây hơn 2500 năm, được Kinh Thánh ghi lại nơi các bài đọc của phụng vụ Lời Chúa hôm nay...Giôna bị quăng ra giữa biển khơi đang lúc bão bùng giông tố tối tăm mù mịt. Chết là cái chắc. Vậy mà một phép mầu đã xảy ra: một con cá đến chớp lấy, cưu mang ông 3 ngày, rồi đem đến trả ông tại Ninivê (phép lạ thứ 1)... Tại Ninivê, ông rao giảng chỉ trong một ngày, cả dân thành Ninivê tội lỗi lắng nghe và sám hối ngay (phép lạ thứ 2)...

 

Trong Cựu Ước, Thiên Chúa từng làm nhiều phép lạ...Thời Tân Ước, ngày xưa, trong 3 năm rao giảng, Chúa Giêsu đã thực sự làm khá nhiều phép lạ: Ngài biến nước thành rượu, Ngài nhân bánh và cá ra nhiều để nuôi sống đám đông, Ngài chữa lành nhiều bệnh hoạn tật nguyền, kể cả làm cho kẻ chết sống lại. Tất cả những phép lạ Chúa Giêsu thực hiện đều nhằm nói lên sứ mệnh thiên sai của Ngài, dẫn đưa con người đến đức tin, nhìn nhận Ngài chính là Đấng Thiên Chúa sai đến để cứu rỗi nhân loại...Một số ít người Do Thái đã tin nhận và đi theo Chúa Giêsu, nhưng phần đông vẫn tỏ ra dửng dưng trước những lời rao giảng của Ngài. Riêng những thành phần lãnh đạo trong dân, như nhóm Biệt phái, thì chẳng những không tin nhận, mà còn chống đối Ngài ra mặt; họ cứng lòng, ngoan cố, thách thức và đòi hỏi Ngài làm một dấu lạ cả thể thì họ mới tin nhận Ngài.

 

Trước thái độ đó, Chúa Giêsu mượn hình ảnh của tiên tri Giôna để nói về mình: Ông Giôna đã là dấu lạ cho dân thành Ninivê thế nào, thì Con Người cũng sẽ là dấu lạ cho thế hệ này như vậy...Câu chuyyện ông Giôna ở trong bụng cá 3 ngày trước khi đến Ninivê rao giảng, Giáo hội mọi thời đã xem đây như là một dấu chỉ loan báo chính cái chết và sự phục sinh của Chúa Giêsu. Như vậy, nếu có một dấu lạ cả thể mà Chúa Giêsu thực hiện để đáp lại thách thức của những người Biệt phái, thì dấu lạ đó không gì khác hơn, là những lời rao giảng kêu gọi ăn năn thống hối, và cuối cùng sẽ là chính cái chết nhục nhả và sống lại vinh hiển của Ngài. Đấy là dấu lạ lẩy lừng nhất, sống động và ý nghĩa nhất...

 

Chúa Giêsu đã không làm dấu lạ giật gân để thỏa mãn đòi hỏi của Biệt phái, nhưng để mời gọi lòng tin, dẫn đường sám hối ...

 

Thiên Chúa vẫn tiếp tục làm phép lạ ở Lộ Đức, Fatima, La Vang...và nhiều nơi khác mà nhiều người cảm nhận và hưởng nhờ (tuy dù có thể chưa (không) được Giáo Hội chính thức nhìn nhận); nhưng còn biết bao phép lạ âm thầm khác mà chỉ con mắt đức tin mới có thể nhận ra: mỗi biến cố, mỗi cuộc gặp gỡ đều là một phép lạ, bởi vì Thiên Chúa luôn có mặt trong đó. Chúng ta cần phải có đôi mắt đức tin nhạy bén để có thể nhận ra phép lạ và ngạc nhiên trước những sự việc có dáng vẻ nhỏ nhặt tầm thường nhất trong cuộc sống. Những dấu lạ xảy ra liên tục ngay giữa cuộc sống mà mình vẫn thấy, nhưng không nhận ra. Chỉ có những tâm hồn thánh thiện như Phanxicô Assisi mới cảm nhận được và tạ ơn Chúa khi nhìn thấy mỗi sáng sớm anh mặt trời mọc lên đúng giờ để soi sáng cho một ngày mới, kịp báo thức cho mấy anh gà cất giọng ca tụng ngợi khen Chúa quyền năng; chị mặt trăng kịp xuất hiện để soi sáng cho màn đêm u tối...Hơn thế nữa, Thiên Chúa vẫn tiếp tục làm phép lạ qua những cách thức khác nhau nơi các đấng thánh của Ngài...Mỗi đấng thánh là một dấu lạ, muôn màu muôn vẻ mà Thiên Chúa bày tỏ quyền năng và tình yêu của Ngài cho thế gian.

 

Gần chúng ta hơn, Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Người vừa được báo Times bầu là nhân vật của năm 2013... Ngài làmột dấu lạ cho chính Hội Thánh và thế giới hôm nay. Mới được bầu làm Giáo Hoàng chỉ vỏn vẹn đúng kém một năm, mà ngài đã dám đưa ra một số những cải tổ quan trọng trong sinh họat của các cơ quan giáo triều, can đảm chỉ dẫn và sửa sai những cách sống không thích hợp ơn gọi và sứ mạng của những môn đệ đích thực của Chúa Kitô, Vị Mục Tử nhân lành: chỉ trích, lên án cách sống tiện nghi, những chiếc xe hơi đời mới xa xỉ của những viên chức cao cấp của Tòa Thánh. Mới đây, ngài dám cấm các Vị Tân Hồng Y không được tổ chức tiếp tân long trọng đình đám sau ngày lãnh nhận mũ đỏ... Chính ngài khi còn là Hồng Y Tổng Giám Mục Buenos Aires (Argentine), vẫn thường xử dụng xe bus công cộng như một công dân, một tín hữu bình thường, vẫn tự mình lo việc bếp núc nấu nướng... Giờ đây, cho dù đang là Đấng Đại Diện Chúa Kitô ở trần gian, quyền cao chức trọng, vẫn muốn chỉ là một Giáo Hoàng “bình thường”. Chính cái cung cách bình thường nơi vị Giáo Hoàng đến từ Châu lục Nam Mỹ này đem lại cho Giáo Hội một sức sống mới, trở nên dấu lạ cho thế giới hôm nay...

 

Chúa Giêsu đã sống trọn kiếp người và đã trung thành đến chết, và ngay chính cái chết đó Thiên Chúa cũng có mặt để rồi cho Ngài sống lại. Đó là dấu lạ mà mỗi anh em linh mục chúng ta không ngừng được mời gọi để tiếp tục rao giảng cho chính mình, và thế giới hôm nay:

 

“Lạy Chúa, chúng con loan truyền Chúa chịu chết, và tuyên xưng Chúa sống lại, cho tới khi Chúa lại đến”...

 

Sau tuần tĩnh tâm về, giáo dân thấy rõ cha xứ mình tự nhiên thay đổi hẵn. Họ bàn tán xầm xì với nhau: Cha sở mình đi tĩnh tâm về có khác, tạ ơn Chúa, cầu mong ngài luôn mãi dễ thương, hiền lành, thánh thiện như vậy...Cha sở nghe được, khoái lắm, lấy tấm bảng (thường dùng để viết đáp ca) viết lên câu: Cha sở của anh chị em đã cùng chết với Chúa Kitô... và đặt nơi cửa ra vào của nhà xứ...Nhiều người đi lễ nhìn vào, tủm tỉm cười vui vẻ... Chừng 10 ngày sau, bữa nọ ngài đi đâu về thì thấy tấm bảng được lật ngược và ngài đọc thấy hàng chữ khác: Cha sở của chúng ta đã sống lại rồi...

 

Cầu xin Chúa ban cho mỗi anh em linh mục chúng ta luôn kiên nhẫn, can đảm rao truyền “Dấu Lạ”có một không hai này, đồng thời tỉnh thức sáng suốt để nhận ra cho được những dấu lạ xem ra rất tầm thường và bình thường mà Thiên Chúa vẫn không ngừng gởi đến trong từng phút giây cuộc sống... Cuối cùng, cũng hãy đòi hỏi chính mình phải luôn trở thành dấu lạ (nhỏ), ngày càng đồng hình đồng dạng vớiDấu Lạ (lớn) mà mình loan báo, cho những anh chị em được trao phó trong sứ mạng mục vụ của mình, để rồi anh chị em giáo dân của mình có thể nói: cuốn sách nên thánh của chúng tôi, gương nên thánh của chúng tôi, không cần vào đến Dòng Xitô (của cha giảng phòng) nhìn cha Benoît, nhưng là cha sở của chúng tôi...

 

+++

 

Lúc 14g45 - Bài giảng thứ năm: “Con hãy tránh xa những đam mê của tuổi trẻ, con hãy cố gắng nên công chính, giàu lòng tin và lòng mến” (2 Tm 2,22).

 

Thánh Phaolô luôn coi Timôthê như người con trong đức tin: “... gửi anh Timôthê, người con tôi đã sinh ra trong đức tin” (1 Tm 1,2). Hai vị đã đồng hành với nhau trên bước đường truyền giáo. Nhờ sự giáo dục cúa thánh Tông đồ, Timôthê, tuy tuổi còn trẻ, nhưng được tín nhiệm và cử làm giáo trưởng một giáo đoàn thời đó, Tuy nhiên, với tình cha, thánh Phaolô đi sát với vị tông đồ trẻ trung này. Và đây là một lời khuyên nói lên mối quan tâm đậm tình phụ tử.

 

Trước hết, Ngài khuyên Timôthê hãy tránh xa những đam mê của tuổi trẻ.

 

Tuy mỗi thời mỗi khác, nhưng không lúc nào tránh hết được. Điều quan trọng là Timôthê phải sắm cho mình hai đức tính: biện phân (discernement) và tự chủ (maîtrise de soi): biện phân để giữa cảnh vàng thau lẫn lộn, Timôthê biết chọn cái tốt, bỏ cái xấu. Điều ấy không luôn dễ, vì sức cuốn hút của đam mê quá mạnh. Thánh Phaolô không muốn nhân thừa các luật cấm kỵ như các Biệt phái trước đây, mà chỉ cần thắp lên một ngọn đèn, và đương nhiên bóng tối sẽ biến tan. Ngọn đèn nói đây, là sự công chính.

 

Con hãy cố gắng nên công chính

 

Nhưng thế nào là sống công chính? Để trả lời, Kinh Thánh Cựu và Tân ước thường nêu lên những gương mẫu công chính như các tổ phụ Abraham, Giuse, Samuel, David…hoặc thánh cả Giuse, và hai cụ thân sinh của Gioan Tiền Hô. Có một điểm chung nơi tất cả các ngài, là hết tình chu toàn thánh ý Thiên Chúa. Vậy đâu là thánh ý Thiên Chúa? Thánh Phaolô trả lời: ‘Ý muốn của Thiên Chúa là anh em nên thánh’ (1 Tx 4,3). Ở đây, thánh Phaolô chỉ nhắc lại lệnh truyền của Chúa Giêsu: ‘Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha trên trời là Đấng hoàn thiện’ (Mt 5,48). Thật ra, không ai trong chúng ta mà không biết lệnh truyền đó, nhưng vẫn ngại ngùng nên thánh. Tại sao thế ? Cha Jean Leclercq OSB, trong cuốn Le Désir du Ciel đã trả lời: ‘Vì các sách truyện thời xưa biến các thánh thành những con người có lối sống kỳ lạ’ (đôi khi còn kỳ cục nữa). Thứ đến, các triết thuyết như Mác xít hay Hiện sinh, đề cao lý tưởng ‘làm người’ hơn ‘làm thánh’. Tuy nhiên, chúng ta là người có niềm tin vào Thiên Chúa, Đấng ‘trước khi tạo thành vũ trụ, đã tiền định cho ta nên thánh’ (Eph 1,4). Việc nên thánh hết sức đơn giản, như cây cam sinh trái cam: ‘Điều làm cho Cha được vinh hiển là anh em sinh nhiều hoa trái và trở thành môn đệ của Thầy’ (Ga 15,8). Nói tóm, nên thánh, chính là sống trọn tình con cái của Cha trên trời.

 

Ai thánh hóa chúng ta?

 

Thưa, chính Thần Khí Thiên Chúa: “Tất cả chúng ta, mặt không che màn, chúng ta phản chiếu vinh quang của Chúa như một bức gương; như vậy, chúng ta được biến đổi nên giống cũng một hình ảnh đó, ngày càng trở nên rực rỡ hơn, như do bởi tác động của Chúa là Thần Khí” (2 Cr 3,18). Ngài giúp ta sống và đồng hành với chúng ta. Thánh Phaolô viết: ‘Nếu ta sống nhờ Thần Khí, thì hãy cùng Thần Khí mà tiến bước’(Gal 5,25). Tuy nhiên, Thần Khí không miễn chước sự cố gắng của ta. Đó là lý do tại sao trong lời khuyên Timôthê, thánh Phaolô nhấn mạnh ‘Con hãy cố gắng nên công chính’.

 

Nói đến cố gắng, là đòi gắng sức, đòi sự kiên trì. Ai kiên trì được nếu không chất chứa niềm cậy trông?

 

Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu ít dùng từ ‘trông cậy’, nhưng qua các dụ ngôn, ta thấy được nội dung phong phú của nó, chẳng hạn: hạt lúa gieo vào lòng đất và âm thầm mọc lên: “Người nói: “Chuyện Nước Thiên Chúa thì cũng tựa như chuyện một người vãi hạt giống xuống đất. Đêm hay ngày, người ấy có ngủ hay thức, thì hạt giống vẫn nẩy mầm và mọc lên, bằng cách nào, thì người ấy không biết. Đất tự động sinh ra hoa màu: trước hết cây lúa mọc lên, rồi trổ đòng đòng, và sau cùng thành bông lúa nặng trĩu hạt. Lúa vừa chín, người ấy đem liềm hái ra gặt, vì đã đến mùa.” (Mc 4, 26-29), hay cục men làm dậy cả thúng bột: “Người còn kể cho họ một dụ ngôn khác: "Nước Trời cũng giống như chuyện nắm men bà kia lấy vùi vào ba thúng bột, cho đến khi tất cả bột dậy men.” (Mt 13,33); người đi tìm kho tàng hay viên ngọc quý: “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy” (Mt 13,44), lòng tin tưởng vào sự quan phòng của Thiên Chúa: “Vì vậy Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc. Mạng sống chẳng trọng hơn của ăn, và thân thể chẳng trọng hơn áo mặc sao?26 Hãy xem chim trời:... “ (x. Mt 6,25-34)… Mỗi dụ ngôn có những tiểu tiết độc đáo của niềm hy vọng Kitô giáo.

 

Nếu truy tầm đức cậy trông trong các thư thánh Phaolô, chúng ta khám phá ra cả một kho tàng về đức trông cậy. Cha PRAT SJ dám đặt chủ đề chính cho thư Rôma là Đức Cậy. Chính vì được đức cậy nung nấu mà thánh Phaolô đã hăng say tuyệt mức trên bước đường truyền giáo (x. Pl 3). Giữa cơn bách hại tàn khốc và dai dẳng mà Phaolô và giáo đoàn tiên khởi kiên trì sống đời chứng nhân như thế, hẳn niềm cậy trông của các ngài thật kiên cường! Thánh Phêrô khuyên các tín hữu: “Anh em hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai hạch hỏi về niềm hy vọng có trong anh em, là Đức Kitô” (1 Pr 3,15).

 

Đâu là điều kiện và hệ quả của việc nên thánh

 

Đây là những điều kiện, hay đúng hơn, những bí quyết nên thánh:

 

Trước hết, phải yêu: bắt đầu công việc gì, hãy nói: vì yêu Chúa, vì yêu anh em. Chính theo nghĩa này, thánh Augustinô khuyên: Ama et fac quod vis (yêu đi, rồi hãy làm). Đức Bênêđictô XVI phát biểu: ‘Mọi việc có kèm lòng mến, đều cao cả’ (TĐ Spe Salvi, s.35). Nên thánh, chính là biến mọi sinh hoạt của mình thành cao cả! Như thế, theo gương thánh nữ Têrêxa Hài Đồng Giêsu, ta hãy bắt đầu nên thánh từ hôm nay với những việc không tên của đời linh mục!

 

Hệ quả đời linh mục thánh:

 

Thiết nghĩ cần nhắc lại nơi đây lời tâm sự của Đức Gioan-Phaolô II dịp kỷ niệm 50 năm linh mục của ngài: “Qua kinh nghiệm dài của đời cha, giữa bao hoàn cảnh khác biệt, cha đi đến xác tín này: chỉ trên mãnh đất thánh thiện của linh mục mới phát sinh mục vụ hữu hiệu, một việc ‘cura animarum’ thực sự. Bí quyết thành công đích thực trong công việc tông đồ không hệ tại những phương tiện vật chất, và càng không ở trong những phương tiện giàu sang. Kết quả bền vững của nỗ lực tông đồ phát sinh từ sự thánh thiện của linh mục…Thật ra cũng cần thiết các phương tiện vật chất như khoa học kỷ thuật hiện đại cống hiến. Nhưng bí quyết vẫn là sự thánh thiện của đời linh mục, được diễn tả trong lời cầu nguyện và trong việc suy gẫm, trong tinh thần hy sinh và trong nhiệt huyết truyền giáo’.

 

Những gì Chân Phước Giáo Hoàng Gioan-Phaolô II chia sẻ, chắc ai trong chúng ta cũng xác tín, chỉ có điều là chúng ta chưa đủ can đảm thực hiện đó thôi. Tại sao ? Thưa, vì chúng ta chưa ‘giàu lòng TIN và lòng MẾN, như Thánh Phaolô đã phấn khích người môn đệ dấu yêu của ngài’ (2 Tm 2,22).

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô