Thứ sáu, ngày 17 tháng 05 năm 2024 | 03:29 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

Kinh nghiệm sống đời hôn nhân liên tôn giáo

Tối 13.3.2013, anh chị em học viên khóa Thực hành Đối thoại liên tôn ở Trung tâm Mục vụ Tổng giáo phận Tp. HCM, có vẻ bận rộn hơn các buổi học trước… Họ ráo riết chuẩn bị cho buổi gặp gỡ với hai đôi vợ chồng Phật giáo – Công giáo: ông bà Đ.T và anh chị V.P.

 

Ngay từ giây phút hội kiến đầu tiên, thấy những cử chỉ không lời của họ chăm sóc cho nhau, tôi đoán đời sống hôn nhân của họ hài hòa tốt đẹp. Và quả “đúng như vậy!”: những tâm tư họ chia sẻ qua buổi chuyện trò đã xác nhận suy nghĩ của tôi.

 

Chia sẻ

* Anh Chị V.P tâm sự: “Cuộc hôn nhân của chúng tôi bắt đầu từ tình yêu. Khi yêu anh ấy, tôi biết anh theo đạo Công giáo, còn tôi theo đạo Phật. Anh ấy có niềm tin vào Thiên Chúa, còn tôi sống theo niềm tin của người Phật tử, điều đó không sao cả. Tôn giáo không là rào cản đối với tình yêu của chúng tôi. Khi tham khảo ý kiến của một chư tăng, tôi đã được khích lệ bước vào đời sống gia đình với người yêu khác niềm tin với mình. Và thật may mắn cho chúng tôi, là cả gia đình hai bên cũng không xem cuộc hôn nhân “khác đạo” là một trở ngại.

Chúng tôi đã sống với nhau 23 năm, tôi giữ đạo của mình, vợ tôi giữ đạo của cô ấy. Ban đầu, “do” yêu nên có 100 chỗ lệch cũng kê cho bằng. Giai đoạn giữa, để đối phó với tình trạng “gần chùa gọi bụt bằng anh” chúng tôi cố gắng sống hòa thuận. Đâu là phương thế thực hiện? - Tôi thì qua sách Tin Mừng, các bài giảng tại nhà thờ, những bài học tại các lớp học. Còn vợ tôi thì qua kinh sách, qua các giờ tụng niệm, hành thiền…

 

Rồi đến khi có con, thì vấn đề giáo dục con được đặt ra. Quan điểm của tôi về giáo dục chủ yếu là bằng tình thương và làm gương. Vì thế, trước hết cần tránh việc nói một đàng mà làm một nẻo. Nguyên tắc dạy con là “LÀM GƯƠNG”. Kế đến, cả hai vợ chồng cùng cố gắng hoàn thiện chính mình để giáo dục con cái. Năm nay con chúng tôi 17 tuổi, cháu rất ngoan. Giai đoạn hiện tại, mỗi người chúng tôi cũng đang cố gắng hoàn thiện niềm tin của mình.

Cuộc sống vợ chồng chúng tôi được như ngày hôm nay, là do cả hai đều Hiền và Tôn trọng nhau. Chúng tôi không bao giờ tranh luận vấn đề đạo trong gia đình; không xem thường hay chỉ trích đạo người kia. Có lẽ nhờ đó nên không có xung đột trong gia đình. Chúng tôi quan niệm rằng tôn giáo là phương tiện giúp bản thân, gia đình và xã hội rèn luyện con người nên tốt hơn. Luân lý tôn giáo hướng tín đồ đến điều tốt lành và thiện hảo. Đó là cơ bản thì có nhiều điều trùng hợp”.

 

* Còn ông bà Đ.T thì đã sống đời hôn nhân trên 30 năm. Ông cho rằng đạo là phương tiện và biểu hiện ở bên ngoài. Tuy chúng tôi khác đạo nhưng chung một niềm tin. Và niềm tin thì bao la và tác động đến từng tâm hồn con người. Mỗi người, mỗi ngày hãy làm sao sống và khuếch trương niềm tin, qua việc nghĩ đến người khác.

Trong suốt bao nhiêu năm, chúng tôi luôn gắn bó với nhau: đi đâu làm gì, cũng có nhau. Khi tôi đi chùa, bà cũng đi theo. Lúc bà đi lễ nhà thờ hay đi sinh hoạt ca đoàn, hội nhóm, tôi cũng chở đi và tham gia luôn. Tôi là con trai trưởng, nên có bổn phận lo giỗ kỵ cúng quảy, và bà đều cùng tôi tổ chức và làm tròn trách nhiệm đối với gia đình chồng.

 

Khi nghe giảng trong Thánh lễ, điều quan trọng là cần phải THỰC HÀNH. Có khi chỉ một điều, chẳng hạn như chữ NHẪN trong đức mến, mà thực hành trong nhiều năm cũng chưa đạt; đang khi một số người Công giáo dự lễ thường xuyên, nhưng còn “chấp” lời nói, hành động… Trong đời sống có nhiều điều để học, kể cả từ những thất bại, của mình hay của người khác.

 

* * *

Và tôi đã thật cảm kích khi nghe ông nói: “Hôm nay vợ chồng tôi được như vậy là nhờ ơn trên, ÂN TÌNH NÀY KHÔNG THỂ BÙ ĐẮP”. Không biết các bạn khác thì sao, phần tôi, khi nghe hai gia đình liên tôn này nói chuyện đến đây, tôi thấy vui lắm… Thật ra, trong thành phố này có rất nhiều gia đình, người vợ người chồng khác tôn giáo… họ sống có hài hòa được như vậy không? Có sống điều cốt lõi của Đạo? Đối với tín đồ, khi yêu, đâu có ai hoàn toàn lựa chọn người mình yêu! “Duyên” đưa đến, “lỡ” yêu rồi, thì cố gắng thu xếp cách nào cho ổn thỏa để hợp đạo đẹp đời? Phải chăng là NHỜ TÌNH YÊU ĐÍCH THẬT của hai bên, mà họ có thể vượt qua các "chướng ngại".

 

Giải đáp thắc mắc

Đến phần trao đổi với các tham dự viên, bầu không khí trở nên sôi động hơn.

* Một câu hỏi được đặt ra: “Hai anh chị là thế hệ thứ nhất, sống đời hôn nhân liên tôn hài hòa, vậy ở thế hệ hai, liệu sự hài hòa đó có thể được chuyển tiếp? Và việc “đối thoại liên tôn" nội tại của thế hệ thứ hai như thế nào?

- Anh chị V.P nói: khi yêu nhau, chúng con đã thỏa thuận, con của chúng con sẽ được chịu bí tích Thánh tẩy. Bây giờ mẹ đi chùa, cháu cũng đến chùa. Ba đi lễ cháu cũng theo đến nhà thờ. Đợi đến khi cháu 18 tuổi, cháu có quyền quyết định đi theo đạo nào cháu ưng...

* “Nhưng nếu cháu không muốn theo đạo ba, hay đạo mẹ, mà chọn lối sống “vô thần” thì sao?” Câu hỏi của một học viên trẻ gây ngạc nhiên cho không ít người trong buổi gặp gỡ liên tôn.

Tôi thầm nghĩ: Vâng! Có thể lắm chứ! Vì môi trường sống trong xã hội hôm nay chịu ảnh hưởng không nhỏ của chủ trương vô thần, chủ nghĩa hưởng thụ, và những yếu tố thế tục không mang tính chất tôn giáo…

Ông T - “vị già làng” giàu kinh nghiệm cả đời lẫn đạo - đã nhẹ nhàng nhưng dứt khoát, trả lời:

- “Nếu có kết quả như vậy là do cha mẹ không làm gương!”

Câu trả lời thật hay, đơn giản và xác đáng! Người nhạc sỹ và thầy giáo dạy đàn này nói như một vị bác sỹ lâu năm: bắt mạch, chẩn đoán và kê toa thuốc thật chính xác! Tuyệt vời thiệt!

Cách giáo dục bằng gương sống này đã được thực hành từ lâu đời trong dân gian và bàng bạc trong các trang Kinh thánh hay kinh sách của các truyền thống tôn giáo. LÀM GƯƠNG! LÀM GƯƠNG! Thật vậy, muốn con cháu thế hệ sau sống tốt và để người người trong xã hội được hạnh phúc, mọi người hãy sống VÌ NGƯỜI KHÁC.

 

… Đến lượt người Phật tử thắc mắc: “chị xin hỏi các em trẻ, nếu lỡ các em yêu một người khác đạo, các em tính sao?” Vài nữ học viên đã đưa ra những giải đáp cá nhân thực chân thành…

 

* * *

Cảm nhận

Thật thú vị và ý nghĩa khi được tham dự buổi mạn đàm về đời sống hôn nhân khác đạo hôm nay. Xin cảm ơn quý đạo hữu đã chân thành chia sẻ những trải nghiệm quý báu như những chứng từ của tình yêu. Cảm nghiệm và cung cách sống đời gia đình của ông bà và anh chị đã củng cố trong tôi niềm xác tín, đồng thời nhóm lên những tia hy vọng.

Tôi như chạm được chất “đạo” nơi cả hai gia đình Phật tử-Kitô hữu này: đạo làm người, đạo Hiếu, đạo vợ chồng được gắn kết với niềm tin vào Thiên Chúa hay vào Đức Phật.

Lý tưởng sống theo Đức Giêsu Kitô hay giáo huấn của Đức Phật (Phật pháp), khi được thực hành cách thường xuyên và triệt để, đều có thể đưa vợ chồng xích lại gần nhau trong tình yêu và lòng tôn trọng, đồng thời xây dựng nền tảng cho việc giáo dục con cái nên người.

Nguồn: 

nhipcautamgiao.net

 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô