, ngày 28 tháng 04 năm 2024 | 05:20 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

BÀI GIÁO LÝ VỀ NIỀM SAY MÊ LOAN BÁO TIN MỪNG : LÒNG NHIỆT THÀNH CỦA NGƯỜI TÍN HỮU – BÀI 28 : LỜI LOAN BÁO LÀ CHO NGÀY NAY

Written by xbvn on Tháng Mười Một 30th, 2023. Posted in Lm Võ Xuân TiếnLuân lýNhân bảnTâm linhThế GiớiTruyền giáoTý Linh

Tóm tắt bài giáo lý của Đức Thánh Cha:

Anh chị em thân mến, hôm nay chúng ta xem khía cạnh thứ ba của việc loan báo của người Kitô hữu. Lời loan báo này là cho ngày nay. Cái ngày nay này dường như được đặc trưng bởi một nền văn hóa đặt cá nhân lên trên mọi thứ và đặt công nghệ ở trung tâm của mọi thứ. Nền văn hóa tiến bộ kỹ thuật-cá nhân dẫn đến việc khẳng định quyền tự do không giới hạn và thờ ơ với những người ở lại phía sau. Đó có thể là nền văn minh đầu tiên của lịch sử vốn cố gắng tổ chức một xã hội loài người mà không có sự hiện diện của Chúa. Trong Evangelii gaudium, tôi đã mời gọi về việc loan báo Tin Mừng soi sáng những cách sống mới trong mối quan hệ với Thiên Chúa, với người khác, với môi trường và khơi dậy những giá trị cơ bản. Việc loan báo Chúa Giêsu được thực hiện bằng cách sống trong nền văn hóa của thời đại mình. Một sự thật đáng tin cậy khi nó được cuộc sống chứng thực. Lòng nhiệt thành tông đồ không bao giờ là sự lặp đi lặp lại đơn giản về một phong cách được thủ đắc, mà là một chứng tá rằng Tin Mừng vẫn còn sống động hôm nay, ở đây cho chúng ta. Cần phải ở nơi ngã ba đường ngày nay. Rời khỏi những ngã ba đường này sẽ làm cho Tin Mừng trở nên nghèo nàn và giảm thiểu Giáo hội thành một giáo phái. Việc năng lui tới các ngã ba đường này giúp chúng ta, với tư cách là những Kitô hữu, hiểu một cách mới mẻ những lý do cho niềm hy vọng của chúng ta. Hơn cả mong muốn hoán cải thế giới ngày nay, chúng ta phải hoán cải mục vụ để nó thể hiện tốt hơn Tin Mừng cho ngày hôm nay.

 

Dưới đây là bài giáo lý của Đức Thánh Cha, ngày 29/11/2023 :

Anh chị em thân mến,

Lần trước, chúng ta đã thấy rằng việc loan báo của người Kitô hữu là niềm vui và nó là cho tất cả mọi người; hôm nay, chúng ta hãy quan sát khía cạnh thứ ba: nó là cho ngày nay.

Ngày nay, hầu như người ta luôn nghe nói về cái xấu. Chắc chắn, giữa các cuộc chiến tranh, biến đổi khí hậu, những bất công toàn cầu và di cư, những khủng hoảng gia đình và niềm hy vọng, không thiếu những lý do quan ngại. Nói chung, thời đại hiện nay dường như là nơi sinh sống của một nền văn hóa đặt cá nhân lên trên mọi thứ và đặt công nghệ ở trung tâm của mọi thứ, với khả năng của nó giải quyết nhiều vấn đề và với sự tiến bộ vượt bậc của nó trong rất nhiều lĩnh vực. Nhưng đồng thời, nền văn hóa tiến bộ kỹ thuật-cá nhân này dẫn đến việc khẳng định một thứ tự do không muốn tự đặt ra cho mình những giới hạn và thờ ơ với những người ở lại phía sau. Do đó, nó bỏ mặc những khát vọng to lớn của con người cho lôgíc thường tham lam của nền kinh tế, với một cái nhìn về cuộc sống vốn loại trừ những người không sinh lợi và khó khăn để vượt ra ngoài thế giới này. Thậm chí chúng ta có thể nói rằng chúng ta đang ở trong nền văn minh đầu tiên của lịch sử, nói chung đang cố gắng tổ chức một xã hội loài người mà không có sự hiện diện của Thiên Chúa, bằng cách tập trung vào các thành phố rộng lớn vốn vẫn thuộc chiều ngang cho dù chúng có những tòa nhà chọc trời chóng mặt.

Chúng ta nhớ đến lịch sử của thành Babel và ngọn tháp của nó (x. Stk 11,1-9). Nó kể câu chuyện về một dự án xã hội nơi mỗi cá nhân hy sinh cho hiệu quả của tập thể. Nhân loại nói một ngôn ngữ duy nhất – chúng ta có thể nói rằng nó có một “tư tưởng duy nhất” – nó như thể được bao bọc trong một loại bùa chú chung có khả năng hấp thụ tính duy nhất của mỗi người thành một bong bóng đồng nhất. Vì vậy, Thiên Chúa làm xáo trộn các ngôn ngữ, nghĩa là Ngài thiết lập lại những khác biệt, tạo lại các điều kiện để tính duy nhất có thể phát triển, phục hồi tính đa dạng ở nơi đâu ý thức hệ muốn áp đặt tính duy nhất. Chúa cũng đưa nhân loại ra khỏi cơn hoang tưởng về sự toàn năng: “Chúng ta hãy làm cho danh mình lừng lẫy”, những cư dân cuồng nhiệt của Babel nói (c. 4), những người muốn nâng mình lên tận trời cao, đặt mình vào vị trí của Thiên Chúa. Nhưng đó là những tham vọng nguy hiểm, tha hóa, hủy diệt, và Chúa, bằng cách làm xáo trộn những kỳ vọng này, đã bảo vệ nhân loại, tránh một thảm họa đã được báo trước. Trình thuật này dường như thực sự có tính thời sự: ngay cả ngày nay, sự gắn kết, thay vì dựa trên tình huynh đệ và hòa bình, lại thường dựa trên tham vọng, chủ nghĩa dân tộc, sự chấp thuận và các cơ cấu kinh tế-kỹ thuật thấm nhuần niềm tin rằng Thiên Chúa là vô nghĩa và vô dụng: không phải bởi vì chúng ta tìm kiếm thêm kiến ​​thức , nhưng trên hết là để có thêm quyền lực. Đó là một cơn cám dỗ len lỏi vào những thách đố lớn lao của nền văn hóa ngày nay.

 

Trong Tông huấn Evangelii gaudium, tôi đã cố gắng mô tả một số cám dỗ trong số đó (x. số 52-75), nhưng nhất là tôi kêu gọi về “việc loan báo Tin Mừng làm sáng tỏ những cách thức mới để tương quan với Thiên Chúa, với người khác và với môi trường, và khơi dậy những giá trị cơ bản. Điều cần thiết là phải đến được những nơi mà những câu chuyện và mô hình mới được hình thành, phải đạt tới những yếu tố trung tâm sâu xa nhất của tâm hồn thành phố bằng Lời của Chúa Giêsu. » (số 74). Nói cách khác, chúng ta chỉ có thể loan báo Chúa Giêsu bằng cách sống trong nền văn hóa của thời đại mình và luôn ghi nhớ những lời của Thánh Phaolô tông đồ cho ngày nay: “Bây giờ là lúc thuận tiện, bây giờ là ngày cứu độ” (2 Cr 6, 2). Do đó, không cần thiết phải đối lập những cái nhìn khác nhau của quá khứ với ngày nay. Cũng không đủ để tái khẳng định những niềm tin tôn giáo đã có được, ngay cả khi chúng đúng, vốn sẽ trở nên trừu tượng theo thời gian. Một sự thật không trở nên đáng tin cậy hơn vì chúng ta lên tiếng khẳng định nó, mà vì nó được cuộc sống chứng thực.

Lòng nhiệt thành tông đồ không bao giờ là sự lặp đi lặp lại đơn giản của một phong cách được thủ đắc, mà là chứng tá rằng Tin Mừng vẫn sống động cho chúng ta ngày nay. Do đó, ý thức được điều này, chúng ta hãy coi thời đại và nền văn hóa của chúng ta như một món quà. Chúng là của chúng ta và rao giảng Tin Mừng cho chúng không có nghĩa là phán xét chúng từ xa, thậm chí không đứng trên ban công để hô vang tên Chúa Giêsu, nhưng đi xuống đường phố, đến những nơi người ta sinh sống, lui tới những nơi người ta đau khổ, làm việc, học tập và suy nghĩ, ở những ngã ba đường nơi con người chia sẻ những gì có ý nghĩa cho cuộc sống của họ. Điều này có nghĩa là, với tư cách là Giáo hội, “men đối thoại, gặp gỡ và hiệp nhất. Hơn nữa, chính các công thức đức tin của chúng ta là kết quả của một cuộc đối thoại và gặp gỡ giữa các nền văn hóa, cộng đồng và các cấp khác nhau. Chúng ta không được sợ đối thoại: trái lại, chính sự đối chất và phê bình giúp chúng ta bảo vệ thần học khỏi bị biến thành ý thức hệ” (Bài phát biểu tại Hội nghị Quốc gia lần thứ năm của Giáo hội Ý, Florence, ngày 10 /11/ 2015).

 

Cần phải đứng ở các ngã ba đường ngày nay. Việc rời bỏ chúng sẽ làm nghèo Tin Mừng và giảm thiểu Giáo hội thành một giáo phái. Trái lại, việc năng lui tới các ngã ba đường này giúp chúng ta là các Kitô hữu hiểu một cách mới mẻ những lý do cho niềm hy vọng của chúng ta, để rút ra và chia sẻ từ kho tàng đức tin “cái mới và cái cũ” (Mt 13, 52). Rốt cuộc, còn hơn cả mong muốn hoán cải thế giới ngày nay, cần phải hoán cải mục vụ để nó thể hiện tốt hơn Tin Mừng cho ngày nay (x. Evangelii gaudium, 25). Chúng ta hãy biến ước muốn của Chúa Giêsu thành của mình: giúp những người bạn đồng hành không đánh mất lòng khao khát Thiên Chúa, mở lòng ra với Ngài và tìm ra Đấng duy nhất, hôm nay và luôn luôn, mang lại hòa bình và niềm vui cho nhân loại.

————————————

Tý Linh chuyển ngữ

(nguồn : vatican.va)

Tags: 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô