Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024 | 07:59 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

DÂN CHU THOI NAY

 

Dân chủ là gì và có thể làm gì để bảo tồn nó ? Đức cha Gallagher đã cố gắng trả lời cho những câu hỏi này trong bài « Nền dân chủ theo sự khôn ngoan của các Giáo hoàng trong bối cảnh quốc tế hiện nay », trong khuôn khổ cuộc hội thảo về « Nền dân chủ vì công ích. Chúng ta muốn xây dựng thế giới nào ? »

« Carta Caritatis », bản tuyên ngôn dân chủ đầu tiên vào thời Trung cổ

« Thật không may, ngày nay dường như những gì thúc đẩy quyền tối cao của nhân dân, người đảm bảo quyền tự do và bình đẳng của mọi công dân, là chính trị tiêu cực, đặt ngoài vòng pháp luật các đề nghị của người khác, bất kể chúng là gì, để tối đa hóa các mục tiêu cá nhân riêng và sự đồng thuận của mình, nhưng những nỗ lực tìm kiếm sự hiệp nhất hầu như không được chú ý. Chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa vị lợi dường như là câu trả lời duy nhất cho nhu cầu hạnh phúc, củng cố các cấu trúc của « nền dân chủ giả tạo » ». Đó là những gì Đức cha Gallagher đã khẳng định trong bài tham luận khởi đi từ việc xem xét ảnh hưởng của Kitô giáo trong việc xây dựng lý thuyết dân chủ hiện đại và đương đại.

Nhắc lại rằng « Carta Caritatis » (1119) – Hiến chương về bác ái và sự nhất trí, một tài liệu ngắn gọn bằng tiếng Latinh của thế kỷ XII, thành lập dòng Xitô – có thể được xem như là bản tuyên ngôn đầu tiên cho sự chung sống dân sự và dân chủ, Đức cha Gallagher đã nhấn mạnh rằng nền dân chủ chính là việc phục vụ sự hiệp nhất giao hưởng của một dân tộc, hoa trái của một sự dấn thân để tạo nên sự hiệp nhất.

Và , về vấn đề phức tạp này, nhà ngoại giao người Anh đã trích dẫn ĐHY Ratzinger, người đã nói về luật pháp như một biểu hiện sự lợi ích chung, và được truyền cảm hứng bởi các nhà tư tưởng người Đức Harmut Rosa và Eric Weil.

Sự gia tốc của các xã hội tạo nên sự chập mạch

Đức cha Gallagher tiếp đến tự hỏi về tầm quan trọng của hiện tượng biến động của con người, về khả năng phục hồi mối liên kết giữa các cá nhân, vốn đã trở thành tập hợp của các chủ thể xa lạ nhau, thậm chí cạnh tranh và thù địch lẫn nhau. Đặc biệt, ngài giải thích cách mà sự gia tốc của thời đại chúng ta tạo nên sự chập mạch trong đó những thay đổi dường như không có hướng thực sự. Tuy nhiên, ngài nhắc lại, tiến trình dân chủ nhất thiết phải có nhiều tầng : làm sao để các lập luận của mỗi người hướng tới tính đại diện là điều cần có thời gian.

 Hậu quả là rõ ràng theo Đức Cha : « Trong nền chính trị hiện đại, thậm chí hơn cả trong quá khứ, không phải sức mạnh của lập luận tốt nhất quyết định các chính sách tương lai, nhưng là quyền lực của sự thù hằn, của cảm xúc bản năng, của phép ẩn dụ và hình ảnh gợi cảm ». Ngài nhấn mạnh điều mà ngài gọi là « bước ngoặt thẩm mỹ của chính trị : các chính trị gia và các nhóm giành chiến thăng trong cuộc bầu cử bởi vì họ « cool », chứ không phải vì họ nói lên những ý tưởng, chương trình và luận đề rõ ràng ».

Trong khủng cảnh này, chính trị không vượt qua các nhu cầu kinh tế : Đức cha Gallagher đi đến chỗ nói về việc « hy sinh tất cả các năng lực chính trị và cá nhân trên bàn thợ cạnh tranh kinh tế xã hội ».

Đặc tính thánh thiêng của nhân vị bị chà đạp

Sau đó, Đức Cha gợi lên di sản về mặt này của Đức Lêô XII và Đức Piô XII, người đã tố giác « cuộc khủng hoảng của các chế độ toàn trị được gây nên bởi sự kiện là đã tách rời học thuyết và thực hành chung sống xã hội khỏi quy chiếu đến Thiên Chúa và sự kiện đã chà đạp đặc tính thánh thiêng của nhân vị, ở trung tâm của trật tự xã hội ». Với vị Giáo hoàng này, học thuyết xã hội của Giáo hội từ nay hoàn đồng hóa với nền dân chủ. Và các thông điệp xã hội tiếp theo cũng sẽ đi theo hướng đó. Theo nghĩa này, Đức Cha đã nhắc lại sự đóng góp của Đức Gioan XXIII, từ Đức Gioan Phaolô II cho đến Đức Thánh Cha Phanxicô, khi ngài còn là Hồng y, vào năm 2011, đã viết về sự suy thoái của chính trị, sự trống rỗng của nền dân chủ, sự khủng hoảng của giới tinh hoa.

« Đòi hỏi đạo đức mạnh mẽ » của Đức Thánh Cha Phanxicô

Trong các lập trường của vị Giáo hoàng tương lai người Argentina, người ta lập tức nhận ra « một đòi hỏi đạo đức mạnh mẽ, một lời kêu gọi tráchn hiệm của tất cả mọi người, cách riêng những ai điều hành các chính phủ, để chúng ta dấn thân vượt lên trên một trình trạng vốn không còn được chấp nhận và không còn bền vững nữa ».  Tóm lại, Đức Thánh Cha Phanxicô đề xuất rằng nền dân chủ phải được xây dựng một cách thực chất, có sự tham gia và mang tính xã hội ; ngài không bằng lòng với « nền dân chủ có  cường độ yếu kém ».

Về vấn đề này, Đức cha Gallagher đã trích dẫn các bài phát biểu nổi tiếng của Đức Thánh Cha Phanxicô ở Hy Lạp (2021), trong đó ngài đã nhấn mạnh rằng phương thuốc phục hồi nền dân chủ không nằm ở việc tìm kiếm sự nổi tiếng một cách ám ảnh, trong sự khao khát được nhìn thấy và việc tuyên bố những lời hứa bất khả thi hay trong việc gắn chặt với các cuộc thực dân ý thức hệ trừu tượng, nhưng trong chính trị đúng đắn với tư cách là trách nhiệm tối cao của công dân và trong « nghệ thuật về công ích ». Đó là phong  cách chính trị dân chủ đích thực của Đức Thánh Cha Phanxicô mà ngài đã nêu bật ở Nghị viện Châu Âu vào năm 2014.

Về nền dân chủ như là tự do thảo luận

« Nền dân chủ không hề loại trừ sự đối lập chính trị, kinh tế, xã hội, tôn giáo, ý thức hệ : trái lại, nó được nuôi dưỡng từ đó », Đức Cha khẳng định và đồng thời nhấn mạnh sự kiện rằng không thể có nền dân chủ trong một quốc gia không được đoàn kết bởi các giá trị chung và không nhìn nhận một số mục tiêu như là đáng mong ước. Trong số các câu hỏi do Đức Cha đặt ra, có câu hỏi này : « Một đa số có thể đoàn kết xung quanh một chương trình tiêu diệt tất cả những ai đối lập hay đã đối lập với chiến thẳng của tư tưởng và đam mê của đa số không ? Trong trường hợp này, chúng ta còn là dân chủ không ? »

Vấn đề quan trọng là nền dân chủ không kháng cự lại mọi căng thẳng, mọi bất công. Liên quan đến cấu trúc của nền dân chủ, Đức Cha còn lưu ý ban yếu tố phải tương tác với nhau, nếu không hệ thống sẽ sụp đổ : cơ sở lý thuyết, cấu trúc xã hội và khung pháp lý. « Nhà nước là khung pháp lý của toàn bộ xã hội này, nhưng Nhà nước không làm tiêu tan nó : nó chỉ hướng dẫn, điều phối, hội nhập và, nếu cần, thay thế nó ».

Ba căn bệnh của các nền dân chủ hiện đại

Những căn bệnh thực sự này được minh họa bằng sự phân rã hoặc sự sói mòn do sự phá vỡ mối liên kết sống còn vốn phải liên kết sự đồng thuận và sự thật ; sự suy tàn của nền dân chủ do nhóm đầu sỏ và, có thể nói, vận động hành lang ; những lệch lạc của chủ nghĩa phúc lợi và quan liêu của Nhà nước phúc lợi.

Theo Đức cha Gallagher, căn bệnh đầu tiên là căn bệnh đáng quan ngại và sói mòn nhất, tức là mối tương quan giữa sự đồng thuận và sự thật. Việc tái lập mối tương quan này trong việc giải thích nó cách đúng đắn đòi hỏi niềm xác tín rằng quy tắc đồng thuận phụ thuộc vào tiêu chí chân lý cơ bản, do đó phụ thuộc vào sự gắn bó với các chân lý và lý tưởng sâu xa và được chia sẻ.

Do đó, việc đồng hóa trên thực tế niềm xác tín này bởi các lương tâm và cộng đồng là cần thiết ; sau cùng, việc chuyên cần duy trì trên thực tế một mạng lưới các đức tính công dân được lan rộng là điều rất quan trọng. Kết luận, nếu việc quản trị tốt không thành công, thì sự vắng mặt của mọi quy tắc của đời sống xã hội sẽ thắng thế : chỉ có bạo lực, sự phá hoại các tòa nhà và cánh đồng, hỏa hoạn và cái chết sẽ ngự trị.

Đối với việc quản trị tốt hay đúng đắn, Đức Cha chỉ ra các đức tín cần phải thường xuyên truyền cảm hứng : hòa bình, dũng cảm, khôn ngoan, cao thượng, tiết độ, cùng với các nhân đức đối thần.

Tý Linh

(theo Antonella Palermo , Vatican News)

Tags: 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô