Thứ bảy, ngày 18 tháng 05 năm 2024 | 01:53 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21/11 – 27/11/2014 :

Đức Thánh Cha tại Nghị Viện và Hội Đồng Châu Âu

 
Từ ngày 23 tháng 11, Giáo Hội Công Giáo đã có thêm 6 vị tân hiển thánh. Các vị được Đức Thánh Cha ghi vào sổ bộ các thánh trong buổi lễ do ngài chủ sự lúc 10 giờ 25 sáng Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hơn 50 ngàn tín hữu.
 
Video: Thế Giới Nhìn Từ Vatican 21/11 – 27/11/2014 : Đức Thánh Cha tại Nghị Viện và Hội Đồng Châu Âu



1. Đức Thánh Cha tôn phong 6 vị tân hiển thánh

Từ ngày 23 tháng 11, Giáo Hội Công Giáo đã có thêm 6 vị tân hiển thánh. Các vị được Đức Thánh Cha ghi vào sổ bộ các thánh trong buổi lễ do ngài chủ sự lúc 10 giờ 25 sáng Chúa Nhật Lễ Chúa Kitô Vua, tại Quảng trường Thánh Phêrô, trước sự hiện diện của hơn 50 ngàn tín hữu.

Đồng tế với Đức Thánh Cha trong thánh lễ có 60 Hồng Y, Giám Mục và khoảng 300 linh mục, nhiều vị trong phẩm phục của Giáo Hội nghi lễ Đông phương Syro Malabar bên Ấn. Trong số các tín hữu hiện diện có khoảng 5 ngàn tín hữu người Ấn.

Sau kinh cầu xin ơn Chúa Thánh Thần, Đức Hồng Y Angelo Amato, Tổng trưởng Bộ Phong thánh, tiến lên trước Đức Thánh Cha và xin ngài ghi tên 6 vị chân phước vào sổ bộ các thánh theo lời thỉnh nguyện của toàn thể các tín hữu Kitô. Rồi Đức Hồng Y trình bày vắn tắt tiểu sử 6 vị chân phước. Các tân thánh gồm 4 vị người Italia và 2 vị người Ấn độ, 3 vị đã sáng lập dòng tu, một nữ tu và một giáo dân.

Đứng đầu danh sách là chân phước Giovanni Antonio Farina, Giám Mục giáo phận Vicenza, bắc Italia, sáng lập dòng các nữ tu giáo viên thánh Dorotea Nữ Tử Thánh Tâm. Tiếp đến là chân phước linh mục Kuriakose Elias Chavara, đồng sáng lập và là Bề trên Tổng quyền đầu tiên dòng Camêlô Đức Mẹ Vô nhiễm, sinh tại bang Kerala nam Ấn độ năm 1805 và qua đời năm 1871 và được Đức Gioan Phaolô 2 phong chân phước ngày 8-2-1986 tại thành phố Kottayam, Ấn độ, trong cuộc viếng thăm của ngài tại nước này. Thứ ba là Chân phước Ludovico Casoria, linh mục thuộc dòng Phanxicô, sáng lập dòng các nữ tu Phan Sinh Elizabeth. Thứ tư là chân phước Nicola da Longobardi, tu sĩ dòng Hèn Mọn (Minimi) Thứ năm là nữ chân phước Eufrasia Eluvathingal Thánh Tâm, người Ấn độ, thuộc dòng các nữ tu Đức Mẹ Camêlô. Sau cùng là chân phước Amato Ronconi, thuộc dòng Ba Phanxicô, sáng lập bệnh viện hành hương nghèo ở Saludecio, nay là Dưỡng Đường Hội Chân Phước Amato Ronconi.

2. Đức Thánh Cha nói chuyện tại Nghị Viện và Hội Đồng Châu Âu

Lúc 8h sáng thứ Ba 25 tháng 11, Đức Thánh Cha đã đến phi trường Fiumicino của thành Roma để đáp máy bay đi Strasbourg cách đó 828 cây số về hướng bắc. Trong đoàn tùy tùng của ngài, có Đức Hồng Y Pietro Parolin, Quốc vụ khanh Tòa Thánh và Đức Tổng Giám Mục phụ tá Angelo Becciu.

Strasbourg hiện nay là thành phố có 1 triệu 145 ngàn dân cư, giáp giới với nước Đức, và được coi như thủ đô của Liên hiệp Âu Châu với nhiều tổ chức quốc tế tại đây.

Đông đảo anh chị em giáo dân đã tụ tập tại nhà thờ chính tòa thành phố để theo dõi chuyến viếng thăm của ngài. Nhiều người đã rất cảm động vì sau hơn ¼ thế kỷ mới có một vị Giáo Hoàng đến thăm thành phố này. Lần cuối cùng thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đến đây vào ngày 11 tháng 10 năm 1988 ở một thời điểm mà ngài vui mừng gọi là “thời điểm lịch sử của lục điạ này” khi cộng sản lần lượt sụp đổ và các nước châu Âu đang xích lại gần nhau. Tiếc là chuyến viếng thăm quá ngắn ngủi chỉ có 4 giờ nên ngài không thể ghé thăm anh chị em giáo dân tại đây.

Đến phi trường Strasbourg lúc 10 giờ sau hai giờ bay từ Rôma, Đức Thánh Cha đã được giáo quyền và đại diện chính quyền địa phương tiếp đón, cùng với hai vị Hồng Y chủ tịch Ủy ban Giám Mục Liên hiệp Âu Châu cũng như Đức Hồng Y Chủ tịch Liên Hội Đồng Giám Mục Âu Châu và liền đó ngài tiến về trụ sở của Nghị viện Âu Châu.

Trong diễn văn, Đức Thánh Cha đã nhắc lại sự kiện cách đây 26 năm, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2 đã viếng thăm nghị viện Âu Châu. Trong thời gian qua, thế giới đã thay đổi rất nhiều, trở nên lệ thuộc nhau và hoàn vũ hơn, “bớt qui hướng về Âu Châu như trung tâm”. Bên cạnh một Liên hiệp Âu Châu mở rộng và ảnh hưởng hơn, dường như có hình ảnh về Âu Châu già nua và thu hẹp lại hơn.

Tuy nhiên, Đức Thánh Cha nói:

“Khi ngỏ lời với quí vị ngày hôm nay, từ ơn gọi mục tử của tôi, tôi muốn gửi đến các công dân Âu Châu một sứ điệp hy vọng và khích lệ. Một sứ điệp hy vọng dựa trên lòng tín thác rằng những khó khăn có thể trở thành động cơ mạnh mẽ thăng tiến sự hiệp nhất, để chiến thắng mọi sợ hãi mà Âu Châu cùng với thế giới đang trải qua. Niềm hy vọng nơi Chúa, Đấng biến sự ác thành điều thiện và biến sự chết thành sự sống”.

Đức Thánh Cha nhắc lại rằng sau 2 cuộc thế chiến kinh hoàng các vị sáng lập liên hiệp Âu Châu đã muốn đặt con người ở trung tâm dự án của mình “không phải như một công dân, và càng không phải như một chủ thể kinh tế, nhưng trong tư cách là một nhân vị có phẩm giá siêu việt”.

Nhưng ngày nay vẫn còn có quá nhiều tình huống trong đó con người bị đối xử như đồ vật, và người ta có thể xếp đặt chương trình khi nào thụ thai, khi nào con người có thể bị vứt bỏ đi khi không còn hữu ích nữa, vì họ trở nên yếu nhược, bệnh tật hoặc già nua. Đức Thánh Cha đặt câu hỏi: “Thứ phẩm giá nào con người có thể tìm được khi mà họ không có lương thực hay điều tối thiểu để sống, và tệ hơn nữa khi họ không có công ăn việc làm xứng với phẩm giá con người?”.

Đức Thánh Cha cũng nói đến những mơ hồ nảy sinh từ sự hiểu lầm ý niệm về quyền con người. Càng ngày người ta càng ráo riết đòi hỏi các quyền không kèm theo các nghĩa vụ, không để ý đến bối cảnh xã hội của con người, trong đó các quyền lợi và nghĩa vụ thực ra phải gắn liền với các quyền của người khác và công ích của chính xã hội... Nếu quyền của mỗi người không được hướng về thiện ích lớn hơn một cách hài hòa thì rốt cục nó bị coi như không có giới hạn và trở thành nguồn mạch sinh ra những xung đột và bạo lực”.

Đức Thánh Cha cũng đặc biệt nhấn mạnh đến nhu cầu Châu Âu phải ý thức căn tính Kitô Giáo của mình. Ngài nói:

Một lịch sử hai ngàn năm liên kết Âu Châu với Kitô giáo, nhưng lịch sử này phần lớn vẫn còn phải viết lên, để cùng nhau xây dựng một Âu Châu không xoay quanh kinh tế, nhưng quanh sự thánh thiêng của con người, và các giá trị bất khả nhượng. Đã đến giờ để chúng ta xây dựng một Âu Châu can đảm ấp ủ quá khứ của mình và tin tưởng nhìn về tương lai để sống trọn vẹn và sống hiện tại trong hy vọng. Đã đến lúc từ bỏ ý tưởng một Âu Châu sợ hãi và co cụm vào mình để khơi dậy một Âu Châu nắm vai chính, mang khoa học, nghệ thuật, âm nhạc, các giá trị nhân bản và cả đức tin. Âu Châu nhìn, bảo vệ, bênh đỡ con người; Âu Châu tiến bước trên trái đất chắc chắn và vững chãi, là điểm tham chiếu quí giá cho toàn thể nhân loại”.

Bài diễn văn của Đức Thánh Cha bị ngắt quãng nhiều lần vì các tràng pháo tay hưởng ứng của các đại biểu. Ông chủ tịch Martin Schulz đã đại diện mọi người cám ơn Đức Thánh Cha vì bài diễn văn “chỉ đường” của ngài và ông gọi đó cũng là hướng đi trong tương lai của Liên hiệp Âu Châu này.

Rời Nghị viện, Đức Thánh Cha tiến sang trụ sở Hội đồng Âu Châu chỉ cách đó 700 mét để viếng thăm. Bên ngoài Hội đồng có hàng ngàn người đứng chào mừng ngài. Tổ chức này được thành lập cách đây 65 năm và gồm các vị đại sứ của 47 nước và 150 thành viên thuộc nghị viện, 100 thành viên của hội đồng chính quyền địa phương và miền, 47 vị thẩm phán của tòa án Âu Châu về nhân quyền.

Lên tiếng sau lời chào mừng của Ông Tổng thư ký, Đức Thánh Cha nhắc đến sự tàn bạo của thế chiến thứ 2, và sự chia rẽ Âu Châu thành hai khối, hai bên bức màn sắt, từ đó ngài nói đến tiến trình xây dựng thống nhất và hòa bình, bắt đầu từ sự giáo dục về hòa bình, loại trừ nền văn hóa xung đột, loại bỏ những người không nghĩ hoặc sống như mình.

Đức Thánh Cha đặc biệt lên án sự khủng bố tôn giáo và trào lưu khủng bố quốc tế coi rẻ sinh mạng con người, nạn buôn bán khí giới mà không bị ngăn trở. Hòa bình cũng bị đe dọa vì những hình thức nô lệ mới, nạn buôn người, biến con người thành hàng hóa trao đổi.

Sau cuộc viếng thăm tại tổ chức này, Đức Thánh Cha giã từ Strasbourg để đáp máy bay trở về Roma lúc quá 4 giờ chiều cùng ngày.

3. Âm mưu mới của Hội Công Giáo Yêu Nước Trung quốc

Chính phủ Trung Quốc nói đã đề xuất một thỏa thuận hợp tác với Vatican trong việc bổ nhiệm các giám mục Công Giáo.

Chế độ Bắc Kinh đã nhiều lần gây ra những căng thẳng với Tòa Thánh về việc bổ nhiệm giám mục. Tòa Thánh luôn nhấn mạnh rằng tất cả các giám mục phải được bổ nhiệm với chuẩn y của Tòa Thánh, và đã công bố vạ tuyệt thông cho các giám mục quốc doanh Trung Quốc được tấn phong trái phép.

Trung Quốc, mặt khác, tuyên bố rằng Hội Công Giáo Yêu nước được đảng cộng sản hậu thuẫn phải có quyền bổ nhiệm giám mục.

Trong bức thư năm 2007 về Giáo Hội tại Trung Quốc, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 khẳng định rằng Giáo Hội hoàn vũ không thể chấp nhận một tổ chức chính trị được thành lập để khống chế Giáo Hội như Hội Công Giáo Yêu nước Trung quốc và nhiều lần kêu gọi Trung quốc giải tán hội này.

Tân Hoa Xã, cơ quan ngôn luận của nhà nước Trung quốc nói rằng các quan chức Trung Quốc hy vọng có thể vượt qua những bế tắc trong các cuộc đàm phán với Vatican. Một mặt, Trung Quốc sẽ không chấp nhận yêu cầu của Tòa Thánh là giải tán Hội Công Giáo Yêu nước, nhưng đồng ý thay đổi vai trò của tổ chức này. Mặt khác, Trung Quốc lại muốn mọi bổ nhiệm Giám Mục của Tòa Thánh phải được sự chấp thuận của Hội Công Giáo Yêu nước.

Tân Hoa Xã nói chính phủ Trung Quốc hy vọng sẽ nhận được hồi đáp của Vatican đối với đề nghị này vào đầu năm 2015.

Hiện nay, Bắc Kinh không công nhận các giám mục Công Giáo "hầm trú" là Giáo Hội trung thành với Tòa Thánh, trong khi Vatican không công nhận các giám mục được Hội Công Giáo Yêu nước đơn phương chỉ định. Trong thực tế hầu hết các giám mục Trung Quốc, kể cả những người đã được chỉ định bởi Hội Công Giáo Yêu nước, đã âm thầm tìm kiếm sự chuẩn y của Tòa Thánh và nhiều người nhận được sự chấp thuận của Vatican.

Các quan sát viên cho rằng nếu Tòa Thánh phải bàn bạc với Hội Công Giáo Yêu nước trong việc bổ nhiệm Giám Mục thì tổ chức này thực sự khống chế mọi hoạt động của Giáo Hội tại Trung Hoa.

4. Đức Hồng Y Trần Nhật Quân: Nếu Trung Quốc không thay đổi chính sách, chúng ta không thể mong đợi điều gì

Hồng Kông hiện có khoảng 375.000 người Công Giáo. Gần đây, tình hình của khu vực này đã trở nên càng lúc càng căng thẳng cả trên hai bình diện xã hội và tôn giáo. Xã hội đang lên tiếng kêu gọi dân chủ và các vị lãnh đạo tôn giáo khác nhau cũng đang cùng nhau yêu cầu sự thay đổi.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân, Giám mục Hiệu Tòa của Hồng Kông cho biết: "Anh chị em có thể xem tin tức hằng ngày rằng chính phủ đã tăng cường đàn áp. Gần đây họ đã phá hủy các nhà thờ và lấy đi hầu hết các thánh giá từ các tòa nhà này. Và vì vậy chúng ta không có nhiều hy vọng về những cải thiện trước mắt".

Tình hình không dễ dàng. Theo Đức Hồng Y, mặc dù số lượng các Kitô hữu đang gia tăng ở Trung Quốc, nhưng mối quan hệ ngoại giao giữa chính quyền Trung Quốc và Vatican hầu như không tồn tại.

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân nói thêm: "Là tín hữu, chắc chắn chúng ta phải lạc quan. Nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể hy vọng vào những thành công trước mắt bởi vì mọi quan hệ đều phụ thuộc vào hai bên. Bây giờ nếu Trung Quốc không thay đổi chính sách, chúng ta không thể mong đợi điều gì".

Ngài cho biết Đức Thánh Cha Phanxicô mở ngỏ cho việc cải thiện quan hệ ngoại giao, nhưng ngài nói nó sẽ chỉ tốt đẹp khi có sự thay đổi. Đức Hồng Y nói: "Tôi thấy Đức Thánh Cha rất thận trọng. Ngài kiên nhẫn, ngài không chỉ sẵn sàng làm việc nhiều hơn mà còn sẵn sàng cho một cuộc đấu tranh lâu dài".

Đức Hồng Y Trần Nhật Quân đã dấn thân nhằm thúc đẩy kêu gọi dân chủ. Gần đây, ngài đã đến Rôma để tham dự một hội nghị Quốc tế của hãng thông tấn AsiaNews. Đây là một hãng thông tấn Công Giáo chuyên đưa tin về những câu chuyện đàn áp tôn giáo thường bị bỏ qua tại Á Châu.

5. Đức Thánh Cha Phanxicô than phiền các nước luôn luôn có tiền để mua vũ khí nhưng không có tiền để tạo ra công ăn việc làm

Đức Thánh Cha Phanxicô đã gửi một thông điệp video đến các tham dự viên Hội Nghị Học thuyết Xã hội của Giáo Hội Công Giáo lần thứ tư đang diễn ra tại Verona. Ngài lên án việc nhiều nước đã và đang viện dẫn cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay như là một cái cớ để không có hành động nào chống đói nghèo.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Sự thờ ơ đang dẫn đến nguy cơ là chúng ta mù, điếc và câm. Trước một tấm gương mà chúng ta chỉ thấy có mỗi một mình chúng ta, chúng ta đang xa rời những thực tại đang xảy ra xung quanh. Con người khép kín trong chính bản thân mình. Có một con người như vậy tên là Narcissus. Đừng đi theo con đường của ông ta”. (Narcissus là một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp say đắm vẻ đẹp của chính mình khi ngắm mình trong hồ nước ngày này qua ngày khác cho đến chết).

Đức Thánh Cha cũng suy tư về việc phân bố tài nguyên hiện nay. Ngài than phiền rằng các nguồn tài chính thường được tập trung vào một số chi tiêu trong khi những chi tiêu cần thiết khác không được để ý đến.

Đức Thánh Cha Phanxicô nói: "Nước nào cũng có tiền để mua vũ khí, để gây ra chiến tranh, để dùng vào các hoạt động tài chính không chút đắn đo. Người ta thường im lặng về điều này. Tuy nhiên, cần phải nhấn mạnh đến việc thiếu tiền để tạo ra công ăn việc làm, để đầu tư vào kiến thức, tài năng, để phác thảo một phúc lợi xã hội mới, để bảo vệ cho môi trường".

Trước tình trạng này, Đức Thánh Cha Phanxicô yêu cầu những người tham gia hội nghị đưa ra các sáng kiến giúp phát huy tài năng của mỗi người, nhất là người trẻ.

6. Ca sĩ Steve Angrisano yêu cầu giới trẻ "tạo ra sự khác biệt"

Steve Angrisano là ca sĩ người Mỹ rất nổi tiếng với nhiều bài như Daylight's Ending, Go make the difference.

Trong bài "Daylight's Ending (Tắt nắng)", ca sĩ Mỹ Steve Angrisano nhắc nhở khán giả rằng Thiên Chúa không bao giờ bỏ rơi họ. Ông lấy cảm hứng từ Phụng Vụ Giờ Kinh để viết nên lời bài hát của mình.

Ngoài ca hát, Angrinaso cũng rất nổi tiếng ở Hoa Kỳ vì sự dấn thân của mình trong các hội nghị về giới trẻ.

Ông sống ở Texas với vợ và ba người con. Ông đã trình diễn tại một số Đại hội Giới trẻ Thế giới và nhận ra sự phối hợp độc đáo của mình giữa âm nhạc và khiếu hài hước. Ông đã phát hành năm album và bản mới nhất mang tên "Ngày mới" trong đó có bài Go make the difference - "Hãy đi để tạo sự khác biệt", trong đó ông yêu cầu những người trẻ hãy thay đổi thế giới.

Angrisano còn sử dụng những kiến thức âm nhạc của mình để dạy các khóa học về âm nhạc phụng vụ.

7. Đức Thánh Cha Phanxicô nói về người di dân: Đối với Kitô hữu, "không ai là một người lạ"

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng người di dân không đặt ra một mối đe dọa cho xã hội, thay vào đó đóng góp cho các quốc gia tiếp nhận họ.

Trong diễn từ với các tham dự viên Hội nghị Thế giới về Chăm sóc Mục vụ Di dân, Đức Thánh Cha nhấn mạnh rằng tất cả mọi người đều có quyền mưu tìm việc cải thiện cuộc sống của họ. Vì lý do này, ngài nói di dân là một cánh cửa hy vọng đối với nhiều người không có cơ hội trên đất nước của họ.

Ngài nói: "Trên tất cả mọi thứ, ở những miền đang gặp khó khăn trên thế giới, những nơi thiếu công việc làm, cản trở các cá nhân và gia đình của họ không thể có một cuộc sống đúng phẩm giá con người, ở những nơi ấy luôn có khát vọng mạnh mẽ mưu tìm một tương lai tốt đẹp hơn ở bất cứ nơi nào mà họ có thể đến được, bất kể nguy cơ thất vọng và thất bại. Điều này xảy ra phần lớn vì cuộc khủng hoảng kinh tế".

Đức Thánh Cha Phanxicô nói rằng đối với Giáo Hội "không ai là người lạ". Ngài giải thích rằng phẩm giá con người không phụ thuộc vào tôn giáo, dân tộc, hoặc năng lực làm việc của họ.

Để kết thúc diễn từ của mình, Đức Thánh Cha nói rằng người di dân là "một lời nhắc nhở về sự cần thiết phải loại trừ sự bất bình đẳng, bất công và ngược đãi".

8. Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh lên tiếng kêu gọi các quốc gia giúp đỡ những người di dân

Theo ước tính, có khoảng 232 triệu người di dân trên toàn cầu, trong đó có cả những trẻ em phải di dân một mình. Khi rời quê hương của mình, một số người đã chết trong cuộc hành trình di dân, những người khác sống sót, nhưng một khi họ đến nơi, tất cả những gì họ tìm thấy là những cánh cửa đóng kín.

Đức Cha Silvano Tomasi, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva nói: "Trên thế giới, cộng đồng quốc tế phải nhận lãnh một số trách nhiệm. Liên Hiệp Quốc đang cố gắng hình thành một số cơ chế để tạo cơ hội di dân một cách an bình, không nguy hiểm đến tính mạng".

Đó là lý do tại sao Tòa Thánh Vatican đã tổ chức một hội nghị để suy tư về vấn đề này. Trong ba ngày hơn 300 tham dự viên từ 93 quốc gia đã chia sẻ kinh nghiệm của họ về việc chăm sóc thể chất và tinh thần cho người di dân.

Đức Cha Nicholas DiMarzio, Giám mục giáo phận Brooklyn, Hoa Kỳ cho biết: "Chủ đề của hội nghị là gia đình và di dân để xem xét cách thức chúng ta có thể giúp đỡ cho các gia đình di dân, nhất là để họ hội nhập vào các quốc gia tiếp nhận”.

Đức Cha Patrick Christopher Pinder, Giám mục giáo phận Nassau, Bahamas thì cho hay: "Chúng tôi bàn đến những lợi ích, những thành quả hỗ tương của sự di dân đối với những người rời đất nước của mình và đất nước mà họ đến cư ngụ "

Trong hội nghị, các tham dự viên cũng nhấn mạnh đến sự cần thiết phải thay đổi quan điểm của các chính phủ.

Đức Cha Nicholas DiMarzio, Giám mục của Brooklyn (Hoa Kỳ) nói về điều này: "Trước tiên họ là con người, chúng ta không thể quên rằng họ là con người. Họ không phải là những người xâm nhập, họ không phải là những người xâm lược, họ là những người mưu tìm một cuộc sống tốt hơn".

Đức Tổng Giám Mục Silvano Tomasi nói thêm: "Nếu chúng ta nghĩ đến việc một đứa trẻ mới lên bảy tuổi đã phải một người di dân, lang thang một mình trong nước, hoặc là đến một quốc gia khác, chúng ta có thể thấy rằng đó là một thực tại nhức nhối của hầu hết các gia đình trên thế giới".

Đức Tổng Giám Mục Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva dự định sẽ phát biểu tại cuộc họp kế tiếp của Hội đồng Liên Hiệp Quốc về di dân. Ngài sẽ đưa ra lời kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động dứt khoát hơn và giúp đỡ những người di dân.

9. Biến cố thảm sát tại hội đường Do Thái làm gia tăng các thứ chủ nghĩa cực đoan

Moshe Ma'oz, giáo sư và chuyên gia về Hồi giáo và Trung Đông cho biết: "Người Do Thái ở Jerusalem đang rất lo lắng vì vụ thảm sát ở hội đường Do Thái tại Har Nof. Mười năm trước, một vụ việc tương tự đã diễn ra, khi Baruch Goldstein, đi vào đền thờ Hồi giáo ở Hebron, và bắn chết 29 tín hữu Hồi. Lần đó cũng như hiện nay, có một sự gia tăng chủ nghĩa cực đoan ở cả hai bên – cả người Hồi giáo lẫn người Do Thái, đặc biệt là tại Núi Đền và đền thờ Al-Aqsa.

Một cuộc chiến về chủ quyền quốc gia hoặc lãnh thổ có thể được giải quyết, nhưng một cuộc chiến tranh tôn giáo, có thể là không thể giải quyết được, nó rất khó giải quyết, vì vụ việc này lại tạo nên những vụ việc khác. Nó có thể châm ngòi cho một cuộc chiến tranh tôn giáo, Hồi giáo chống lại người Do Thái, trên toàn thế giới, không chỉ ở Trung Đông. "

10. Những tòa nhà cao nhất trên thế giới thi đua mọc lên trong năm 2014

Tòa nhà chọc trời đầu tiên được xây dựng tại Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ 19. Xu hướng nhanh chóng lan rộng trên toàn thế giới.

Cho tới thậo niên 1990, các tòa nhà cao nhất trên thế giới đều thuộc về thế giới Tây phương. Tuy nhiên, tình trạng đã thay đổi rất nhiều.

Đáng chú ý là tòa nhà Petronas Towers của Mã Lai Á cao 452 mét được khánh thành vào năm 1998. Đài Loan vượt qua Mã Lai Á với tòa nhà 508 mét Đài Bắc 101 vào năm 2004 và năm 2009, Ả rập Saudi vượt qua Đài Loan với tòa nhà Burj Khalifa tại Dubai – cao đến mức chóng mặt là 828m với 162 tầng.

Ngày nay, Đông Á và khu vực vùng Vịnh đang nắm giữ các kỷ lục thế giới mới, với Trung Quốc và Ả rập Saudi là hai đối thủ gay gắt.

Cho đến cuối năm 2014, thế giới chứng kiến tòa nhà Nakheel ở Dubai cao 1,200 m và tháp Bionic ở Thượng Hải cao 1,128m - cả hai đều cao hơn tòa nhà 1,001m gọi là Kingdom Tower đang được xây dựng tại Jeddah.

Châu Âu trở nên khiêm tốn hơn nhiều với tòa nhà Messeturm ở Frankfurt cao 257m được xây từ thập niên 1990, Torre de Cristal của Madrid cao 249m, khánh thành vào năm 2008, và trong năm 2013, Anh quốc khánh thành tòa nhà ở Luân Đôn cao 306m.

11. Giáo Hội tại Colombia làm trung gian đàm phán trao trả vị tướng bị phiến quân cộng sản Colombia bắt giữ

Khoảng 1,500 binh sĩ, 10 phi cơ và máy bay trực thăng, cũng như các thuyền bè và xe cộ đã được triển khai tại khu vực rừng rậm Choco để tìm kiếm tướng Reuben Alzate, là quan chức quân sự cao cấp bị lực lượng vũ trang cộng sản Colombia bắt giữ trong vòng 50 năm qua.

Tướng Alzate, 55 tuổi, đã bị mất tích hôm Chúa Nhật 16/11 cùng với hai thuộc hạ khi họ di bằng thuyền để đến thăm một dự án năng lượng dân sự tại Choco, nơi vị tướng này là tư lệnh một lực lượng đặc nhiệm chịu trách nhiệm tấn công các phiến quân và các băng nhóm buôn bán ma túy đang lan tràn.

Hôm thứ Ba, 18/11, phiến quân cộng sản Colombia, gọi tắt là FARC xác nhận đã bắt giữ tướng Alzate.

Vụ bắt cóc đã khiến Tổng thống Juan Manuel Santos đình chỉ các cuộc đàm phán hòa bình với FARC ở Havana. Đây được kể là nỗ lực có triển vọng nhất nhằm chấm dứt cuộc xung đột đã kéo dài 50 năm qua tại Colombia.

Bộ trưởng Quốc phòng Juan Carlos Pinzon đã hủy bỏ một cuộc họp với Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon tại New York để kinh lý Quibdó, thủ phủ của Choco, nhằm phối hợp các nỗ lực tìm kiếm ba con tin.

Chính quyền địa phương và Giáo Hội Công Giáo tại Quibdó đã thiết lập ba cái ghế trống ở trung tâm thành phố để tưởng nhớ ba con tin.

Hôm thứ Sáu, Đức Cha Juan Carlos Barreto, là Giám Mục Quibdó cho biết ngài đã làm trung gian thương thuyết với phiến quân cộng sản FARC và trong vài ngày tới tướng Alzate sẽ được trả tự do.

12. Đức Hồng Y Robert Sarah được cử làm tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích.

Sáng thứ Hai 24 tháng 11, Đức Thánh Cha đã chủ toạ cuộc họp với các viên chức cao cấp trong giáo triều Rôma để thảo luận về những cải tổ trong giáo triều. Cuộc họp đã kéo dài trong 3 giờ.

Cha Federico Lombardi, giám đốc Phòng Báo Chí Tòa Thánh cho biết cuộc họp đã quy tụ hầu hết các vị tổng trưởng và các chủ tịch của các Hội Đồng Tòa Thánh.

Đức Giám Mục Marcello Semeraro, thư ký của Hội đồng các Hồng Y, đã mở đầu cuộc thảo luận. Ngài đưa ra những thay đổi đã được đề xuất liên quan đến cấu trúc của các cơ quan tại Vatican.

Trong một diễn biến có liên quan, Đức Thánh Cha Phanxicô đã cử Đức Hồng Y Robert Sarah, Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum (Đồng Tâm), làm tổng trưởng Bộ Phụng Tự và Kỷ Luật Bí Tích. Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum, Hội Đồng Tòa Thánh về Công Lý và Hoà Bình được tin là sẽ được sát nhập vào các cơ quan khác.

Đức Hồng Y Sarah là người Guinea sẽ thay thế Đức Hồng Y Antonio Cañizares Llovera, là người đứng đầu bộ này từ tháng 8 năm 2008 cho đến khi ngài được bổ nhiệm làm Tổng Giám mục Valencia, Tây Ban Nha.

Đức Hồng Y Sarah, 69 tuổi, được thụ phong linh mục vào năm 1969 và đã trở thành vị giáo sĩ cao nhất tại Guinea vào năm 1979.

Năm 2001, Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Tổng thư ký của Thánh Bộ Truyền giáo. Năm 2009, ngài đã tiến hành một cuộc thanh tra tông tòa tại Cộng hòa Trung Phi dẫn đến việc tái cấu trúc lại hàng giáo phẩm tại quốc gia này.

Năm 2010, Đức Giáo Hoàng Bênêđíctô thứ 16 bổ nhiệm ngài làm Chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng Cor Unum, là cơ quan cung cấp viện trợ nhân đạo thay mặt cho Đức Giáo Hoàng. Với chức năng đó, Đức Hồng Y Sarah nhấn mạnh tầm quan trọng của một căn tính Công Giáo mạnh mẽ trong viễn tượng Phúc âm hóa của các tổ chức bác ái Công Giáo.

13. Ý cầu nguyện của Đức Thánh Cha trong tháng 12

– Ý chung: Cầu xin sự ra đời của Đấng Cứu Thế mang lại ơn an bình và niềm hy vọng cho mọi người thành tâm thiện chí.

– Ý truyền giáo: Cầu cho các bậc làm cha mẹ trở nên những nhà truyền giáo đích thực, truyền thông đức tin là món quà quý giá nhất cho con cái mình.

14. Diễn văn của Đức Thánh Cha tại Tổ chức Lương Nông quốc tế

Trong bài diễn văn bằng tiếng Tây Ban Nha, Đức Thánh Cha Phanxicô cho biết Giáo Hội luôn quan tâm và ân cần đối với tất cả những gì có liên quan đến an sinh tinh thần và vật chất của con người, nhất là những người sống ngoài lề và bị loại trừ, để mọi người được bảo đảm an ninh và phẩm giá.

Ngài bày tỏ nỗi buồn trước tình trạng cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng bị cản trở bởi “những ưu tiên thị trường” và “vai trò tối thượng của lợi nhuận”, biến lương thực thành một loại hàng hóa như những thứ khác, thành đối tượng bị đầu cơ, kể cả đầu cơ tài chánh dẫn đến tình trạng kẻ ăn không hết người lần không ra.

Đức Thánh Cha nói:

Vận mệnh của các quốc gia hơn bao giờ hết đang gắn liền với nhau, như các phần tử của cùng một gia đình, lệ thuộc nhau. Nhưng chúng ta đang sống trong một thời đại trong đó các quan hệ giữa các dân nước quá nhiều khi bị tàn phá bởi những nghi kỵ lẫn nhau, đôi khi biến thành những hình thức gây hấn chiến tranh và kinh tế, làm thương tổn tình thân hữu huynh đệ, phủ nhận hoặc gạt bỏ những người đã bị loại trừ ra ngoài lề xã hội. Những người thiếu cơm bánh thường nhật và công ăn việc làm xứng đáng biết rõ điều đó. Đó là khung cảnh của thế giới trong đó người ta phải nhìn nhận giới hạn của những xếp đặt dựa trên chủ quyền của mỗi quốc gia, được hiểu như một điều tuyệt đối, và trên những lợi lộc quốc gia, thường bị ảnh hưởng của những nhóm nhỏ nắm quyền lực. Chương trình nghị sự của quí vị giải thích rõ điều đó, một chương trình nhắm đề ra những qui luật mới và những cam kết mạnh mẽ hơn để nuôi sống thế giới. Trong viễn tượng này, tôi hy vọng rằng khi đề ra những cam kết dấn thân như thế, các quốc gia sẽ lấy hứng từ xác tín rằng quyền có lương thực chỉ được bảo đảm nếu chúng ta quan tâm đến chủ thể thực sự của quyền ấy, nghĩa là con người đang chịu những hậu quả của tình trạng đói và suy dinh dưỡng.

Ngày nay, người ta nói nhiều về các quyền, nhưng lại hay quên các nghĩa vụ; có lẽ chúng ta quá ít quan tâm đến những người đang bị đói. Ngoài ra thật là đau lòng khi nhận thấy rằng cuộc chiến chống nạn đói và suy dinh dưỡng bị cản trở vì “ưu tiên thị trường”, và vì “tính tối thượng của lợi nhuận”, biến lương thực thành một thứ hàng hóa nào đó, bị đầu cơ, kể cả về mặt tài chánh. Và trong khi người ta nói về các quyền mới, thì người đói đứng đó ở góc đường, và xin quyền được là công dân, quyền được coi trọng trong thân phận của họ, quyền được lương thực cơ bản lành mạnh. Họ xin chúng ta phẩm giá, chứ không xin của bố thí.

Những tiêu chuẩn ấy không thể ở trong bóng tối của lý thuyết. Các cá nhân và các dân tộc đang yêu cầu thực thi công lý; không những công lý về mặt luật pháp, nhưng cả công lý trong việc đóng góp và phân phối. Vì thế, các kế hoạch phát triển và công việc của các tổ chức quốc tế phải để ý đến ước muốn rất thông thường của người dân, mong được thấy các quyền cơ bản của con người được tôn trọng trong mọi trường hợp, và trong trường hợp chúng ta ở đây, đó là các quyền cơ bản của người bị đói. Khi điều ấy xảy ra, thì cả những can thiệp nhân đạo, những chiến dịch cứu trợ và phát triển khẩn cấp, sự phát triển thực sự toàn diện, sẽ được đẩy mạnh nhiều hơn và mang lại những thành quả mong muốn.

Sự quan tâm đến việc sản xuất, có lương thực sẵn sàng và sự đạt được lương thực ấy, sự thay đổi khí hậu, việc buôn bán nông sản chắc chắn phải theo những qui luật và những biện pháp kỹ thuật chuyên môn, nhưng quan tâm đầu tiên phải là chính con người, những người đang thiếu lương thực hằng ngày và không còn nghĩ đến cuộc sống, các quan hệ gia đình và xã hội, mà chỉ chiến đấu để sống còn. Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô 2, tại hội trường này, khi khai mạc Hội nghị quốc tế đầu tiên về dinh dưỡng hồi năm 1992, đã cảnh giác cộng đồng quốc tế hãy chống lại nguy cơ “mâu thuẫn của sự sung túc”: đó là lương thực có đủ cho tất cả mọi người, nhưng không phải tất cả mọi người đều có cái mà ăn, trong khi sự phung phí, sự gạt bỏ, tiêu thụ thái quá và sử dụng lương thực vào những mục tiêu khác đang diễn ra trước mắt chúng ta. Rất tiếc là điều “mâu thuẫn” ấy tiếp tục là điều thời sự. Ít có những đề tài nào người ta áp dụng bao nhiêu thứ ngụy biện như đề tài nạn đói; trong những ngụy biện ấy, người ta lèo ái những dữ kiện và những con số thống kê, theo đòi hỏi của an ninh quốc gia, hoặc vì tham ô hay làm bộ nại đến lý do khủng hoảng. Đó là thách đố đầu tiên cần vượt qua.

Thách đố thứ hai cần phải đương đầu là tình trạng thiếu liên đới. Các xã hội chúng ta có đặc tính là ngày càng chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa cá nhân và chia rẽ; và điều này rốt cục làm cho những người yếu thế nhất không được một cuộc sống xứng đáng và tạo nên sự nổi loạn chống lại các tổ chức công quyền. Khi thiếu tình liên đới trong một nước, thì tất cả mọi người đều cảm thấy. Thực vậy, tình liên đới là thái độ làm cho con người có khả năng đi gặp người khác và thiết lập các quan hệ của mình trên tâm tình huynh đệ, vượt lên trên những khác biệt và giới hạn, thúc đẩy tìm kiếm công ích.

Con người, theo mức độ họ ý thức mình là thành phần trách nhiệm trong kế hoạch tạo dựng, thì có khả năng tôn trọng nhau, thay vì đánh nhau, gây thiệt hại là làm cho trái đất trở nên nghèo nàn. Cả các quốc gia, cũng như các cá nhân và các dân tộc, đều được yêu cầu hành động đồng thuận với nhau, sẵn sàng giúp đỡ nhau qua những nguyên tắc và qui luật của công pháp quốc tế. Một nguồn mạch vô tận soi sáng chính là luật tự nhiên, được ghi khắc trong tâm hồn con người, nói một thứ ngôn ngữ mà mọi người có thể hiểu, đó là tình thương, công lý, hòa bình, những yếu tố không thể tách rời nhau. Trong tư cách là những con người, cả các Quốc gia và các tổ chức quốc tế được kêu gọi đón nhận và vun trồng các giá trị ấy, trong tinh thần đối thoại và lắng nghe nhau. Như thế, mục tiêu nuôi dưỡng gia đình nhân loại trở thành điều có thể đạt tới được.

Mỗi người nam, nữ, trẻ em, người già ở các nơi phải được lương thực đúng đắn. Và nghĩa vụ của mỗi Nhà Nước là quan tâm đến an sinh của các công dân, chấp nhận các bảo đảm đó và quan tâm áp dụng chúng. Điều này đòi phải có sự kiên trì và nâng đỡ. Trong lãnh vực này, Giáo Hội Công Giáo cũng cố gắng công hiến phần của mình, qua sự liên lỷ chú ý đến đời sống của người nghèo ở các nơi trên thế giới; theo cùng đường hướng đó Tòa Thánh dấn thân hoạt động trong các tổ chức quốc tế và qua nhiều văn kiện và tuyên ngôn của mình. Qua đó Tòa Thánh muốn góp phần xác định và chấp nhận các tiêu chuẩn phải thực hiện sự phát huy một hệ thống quốc tế công chính. Đó là những tiêu chuẩn, trên bình diện luân lý đạo đức, dựa trên những cột trụ như sự thật, tự do, công lý và liên đới, đồng thời trong lãnh vực pháp lý, chính những tiêu chuẩn ấy bao gồm quan hệ giữa quyền được lương thực và quyền sống, và một cuộc sống xứng đáng, quyền được luật pháp bảo vệ, không luôn luôn gần thực tại của người đang chịu đói, và nghĩa vụ luân lý chia sẻ sự phong phú kinh tế của thế giới. Nếu ta tin nơi nguyên tắc gia đình nhân loại là một, dựa trên tình phụ tử của Thiên Chúa Đấng Tạo Hóa, và tình huynh đệ của con người, thì không ta không thể chấp nhận để cho việc có lương thực phải chịu những điều kiện về chính trị và kinh tế. Hơn nữa, không chế độ kỳ thị nào, - về mặt thực tế hoặc trên pháp luật, - trong việc đặt tới thị trường lương thực, có thể được được coi như kiểu mẫu trong việc thay đổi các qui luật quốc tế nhắm loại trừ nạn đói trên thế giới.

Trong khi chia sẻ những suy tư này với quí vị, tôi cầu xin Đấng Toàn Năng, Thiên Chúa giàu lòng xót thương, chúc lành cho tất cả những người, với trách nhiệm khác nhau đang phục vụ những người bị đói và biết giúp đỡ họ bằng những cử chỉ gần gũi cụ thể. Tôi cũng cầu nguyện để cộng đồng quốc tế biết lắng nghe lời kêu gọi của Hội nghị này và coi đó như một diễn đạt ý thức chung của nhân loại: cho kẻ đói ăn để cứu vãn đời sống của trái đất.

Sau bài diễn văn, Đức Thánh Cha đã tiến sang một phòng nhỏ hơn để ký sổ vàng và chào thăm một số vị khách được mời, rồi ngài tiến vào một hội trường khác để chào thăm các nhân viên của tổ chức Fao.

Lên tiếng trong dịp này, Đức Thánh Cha nhận xét rằng: qua công việc âm thầm nhưng quí giá, anh chị em tiếp xúc với nhưng biến cố khác nhau, thường nhật và ngoại thường, nhắm thăng tiếng các chính sách sản xuất trong lãnh vực nông nghiệp và chiến đấu chống nạn suy dinh dưỡng. Đặc biệt anh chị em có thể đến gần những vấn đề và những đau khổ của các dân tộc có quyền được thấy điều kiện sống của họ được cải tiến.

Đức Thánh Cha cũng mời gọi các nhân viên của FAO hãy ân cần và liên đới với những người yếu thế nhất, theo gương Chúa Giêsu đã gánh lấy những đau khổ và tai ương của nhân loại. Ngài xin họ đứng nản chí đứng trước những khó khăn, và luôn sẵn sàng nâng đỡ nhau, hướng nhìn về tương lai trong niềm hy vọng.

15. 4 người Pakitan bị tử hình vì ném đá một phụ nữ đến chết

Hôm thứ Tư 19 tháng 11, tòa án tối cao tại Lahore đã tuyên án tử hình 4 người tham gia vào vụ ném đá một phụ nữ Pakitan cho đến chết. Các Giám Mục Pakistan quan ngại rằng những án tử hình này chỉ gây thêm đau khổ cho gia đình nạn nhân và chính quyền Pakistan chỉ muốn xoa dịu quần chúng chứ tuyệt nhiên không có ý sửa đổi luật Hồi Giáo “giết người vì danh dự” là nguyên nhân dẫn đến cái chết bi thảm của nạn nhân và nhiều phụ nữ khác.

Tưởng cũng nên nhắc lại là sáng ngày 27 tháng 5, cô Farzana Parveen, 25 tuổi, đã bị gần 20 thành viên trong gia đình ném đá đến chết vì tội đã dám kết hôn với người đàn ông mà cô yêu thương, trái với sự dàn xếp của gia đình mình.

Làn sóng phẫn nộ trong xã hội dâng cao vì cảnh sát đã thản nhiên đứng nhìn biến cố bi đát này diễn ra ngay trước tiền đình của tòa án tối cao Lahore.

Ông Mohammad Azeem là cha của nạn nhân đã ra trình diện cảnh sát và yêu cầu được miễn truy tố dựa theo luật Hồi Giáo “giết người vì danh dự”. Luật Umdat al- Salik chương 1, triệt 1 và triệt 2, quy định “người cha hay người mẹ có quyền giết chết con cái hay cháu chắt mình vì danh dự gia đình”.

Tuy nhiên, cảnh sát nói tham gia trong vụ giết người này không chỉ có ông Mustafa mà còn có những người khác và họ phải bị trừng phạt. Các nhân chứng cho hay ngoài ông Mustafa, các con ông và người bà con đã có hôn ước với cô cũng đã tích cực tham gia vào việc đánh đập và ném đá cô đến chết.

Cô Farzana Parveen đang mang thai 3 tháng đã kết hôn với Mohammad Iqbal, người mà cô yêu thương trong nhiều năm và đã bỏ nhà ra đi chung sống với Iqbal.

Iqbal, 45 tuổi, đã có 5 đứa con với người vợ trước khai là gia đình cô Farzana Parveen đã làm tiền anh ta nhưng anh ta không đưa tiền và đã dắt cô Farzana Parveen bỏ trốn sau khi đã làm giấy hôn thú trước tòa.

Ông Mohammad Azeem đã thưa Iqbal ra tòa vì tội bắt cóc con gái ông. Hôm 27 tháng 5, khi Iqbal và vợ ra tòa để trả lời những cáo buộc của ông Mohammad Azeem thì họ bị tấn công. Iqbal đã chạy thoát và kêu cứu với cảnh sát nhưng không nhận được sự can thiệp kịp thời.

Ủy ban Nhân quyền của Pakistan, cho biết là trong năm 2013 đã có 869 phụ nữ bị giết vì danh dự gia đình. Tuy nhiên, hình thức ném đá đến chết vẫn là họa hiếm. Thông thường, những người phụ nữ phạm tội ngoại tình, hay có thai trước hôn nhân, hay không theo những hôn ước đã được dàn xếp bị xem là làm mất mặt gia đình và bị buộc uống thuốc độc chết.

Tổ chức Jihad Watch nói người Hồi Giáo phải chịu trách nhiệm đến 91 phần trăm các vụ giết người vì danh dự trên toàn thế giới .

Sau cái chết của Farzana Parveen hàng chục cuộc biểu tình đã nổ ra đòi thay đổi luật “giết người vì danh dự” của Pakistan. Như các quốc gia Hồi Giáo xây dựng luật theo luật Sharia, Pakistan không trừng phạt những kẻ giết người vì danh dự.

Trước sự bất mãn dâng cao của dân chúng, các nhà cầm quyền Pakistan đã tuyên án tử hình 4 người gồm ông Mohammad Azeem cùng với hai anh trai của nạn nhân, và người được gia đình cô hứa gả là những người đã tích cực ném đá cô cho đến chết.

Một người bà con của cô Farzana Parveen cũng bị kết án 10 năm tù giam.

Người đau khổ nhất trong vụ này là mẹ cô Farzana Parveen là người vừa chịu tang con vào tháng 5 lại chịu thêm 3 cái tang nữa.

16. Đức Thánh Cha đến Philadelphia, người ta mong đợi gì ở Hội nghị Thế giới các Gia đình?

Đức Thánh Cha tuyên bố rằng ngài sẽ tông du đến Philadelphia vào năm 2015 để tham dự Hội nghị Thế giới các Gia đình, câu hỏi đặt ra là người ta mong đợi gì ở Hội nghị n&ag

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô