Thứ năm, ngày 16 tháng 05 năm 2024 | 05:59 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

 

Không có tình yêu tất cả mọi ơn không ích lợi gì cho Giáo Hội

 

 

"Không có tình yêu, tất cả mọi ơn không ích lợi gì cho Giáo Hội, bởi vì ở đâu không có tình yêu thương, thì có sự trống rỗng, một sự trống rỗng được lấp đầy bởi sự ích kỷ. Sống sự hiệp nhất của Giáo Hội, sự hiệp thông bác ái có nghĩa là không tìm lợi lộc cho riêng mình, mà chia sẻ các khổ đau và các vui mừng của các anh chị em khác (x. 1 Cr 12,26), sẵn sàng mang các gánh nặng của những người yếu đuối và nghèo nàn hơn và biến chúng trở thành các niềm vui và khổ đau của chính mình."

 

Đức Thánh Cha Phanxicô đã nói như trên với hơn 100.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi gặp gỡ chung với ngài tại quảng trường thánh Phêrô sáng thứ Tư 6-11-2013.

Trong buổi tiếp kiến, đã có hàng trăm người tàn tật trong đó có rất đông các trẻ em. Đức Thánh Cha đã dành ra hơn một giờ đồng hồ để chào thăm, hôn, vuốt ve và an ủi họ. Cũng có một phái đoàn trong sắc phục thời trung cổ rất đẹp với trống và cờ giàn hàng chào danh dự rước Đức Thánh Cha lên khán đài.

 

Trong bài huấn dụ Đức Thánh Cha đã khai triển khía cạnh thứ hai của sự hiệp thông trong Giáo Hội: đó là sự hiệp thông với các điều thánh thiện, nghĩa là các thiện ích thiêng liêng. Hai khía cạnh gắn liền nhau, thật vậy sự hiệp thông giữa các kitô hữu lớn lên nhờ việc tham dự vào các thiện ích thiêng liêng. Một cách đặc biệt, Đức Thánh Cha nói, chúng ta duyệt xét các Bí Tích, các đặc sủng và tình bác ái (x. GLGHCG ss. 949-953). Chúng ta lớn lên trong sự hiệp nhất, trong sự hiệp thông với các Bí tích, với các đặc sủng mà mỗi người có bởi vì Chúa Thánh Thần đã ban chúng cho họ với tình bác ái.

 

Trước hết là sự hiệp thông với các Bí Tích. Đức Thánh Cha giải thích như sau:

Các Bí Tích diễn tả và thực hiện một sự hiệp thông hữu hiệu và sâu xa giữa chúng ta, bởi vì trong các Bí Tích chúng ta gặp Chúa Kitô Cứu Thế, và qua Người, gặp gỡ các anh em khác trong đức tin. Các Bí tích không phải là các vẻ bề ngoài, không phải là các nghi thức. Các Bí Tích là sức mạnh của Chúa Kitô, có Chúa Giêsu Kitô trong các Bí Tích. Khi chúng ta cử hành Thánh Lễ, trong Bí Tích Thánh Thể có Chúa Giêsu sống động, chính Ngài sống động quy tụ chúng ta, làm cho chúng ta trở thành cộng đoàn, làm cho chúng ta thờ phượng Thiên Chúa Cha.

 

Mỗi người trong chúng ta, qua các Bí Tích Rửa Tội, Thêm Sức và Thánh Thể, được tháp nhập vào Chúa Kitô và hiệp nhất với toàn cộng đoàn các tín hữu. Vì thế nếu một đàng Giáo Hội "làm ra" các Bí Tích, đàng khác chính các Bí Tích "làm ra" Giáo Hội, xây dựng Giáo Hội, bằng cách sinh ra các con cái mới, kết hiệp họ với dân thánh của Thiên Chúa, bằng cách củng cố sự tùy thuộc của họ.

Mỗi một cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô trong các Bí tích trao ban cho chúng ta ơn cứu rỗi, mời gọi chúng ta "ra đi", và thông truyền cho người khác một sự cứu rỗi mà chúng ta đã có thể trông thấy, sờ mó được, gặp gỡ, tiếp đón; và nó thật là đáng tin cậy, bởi vì là tình yêu. Trong cách thế đó, các Bí Tích thúc đẩy chúng ta trở thành thừa sai, và dấn thân tông đồ đem Tin Mừng vào trong mọi môi trường, cả những môi trường thù nghịch nhất, làm thành hoa trái đích thật nhất của một cuộc sống kiên trì lãnh nhận các Bí Tích, trong việc tham dự vào sáng kiến cứu độ của Thiên Chúa, là Đấng muốn ban tặng ơn cứu độ cho tất cả mọi người. Ơn thánh của các Bí Tích dưỡng nuôi trong chúng ta một đức tin mạnh mẽ và tươi vui, một đức tin biết kinh ngạc trước các "sự kỳ diệu" của Thiên Chúa và biết chống trả lại các ngẫu tượng của thế giới.

 

Khía cạnh thứ hai là sự hiệp thông của các đặc sủng. Đức Thánh Cha nói:

Chúa Thánh Thần phân phát cho các tín hữu nhiều quà tặng và ơn thánh thiêng liêng. Sự phong phú "tuyệt vời" này trong các ơn của Chúa Thánh Thần có mục đích xây dựng Giáo Hội. "Đặc sủng" là một từ hơi khó. Các đặc sủng là các món qùa mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta: người thì được món qùa là như vậy, hay có tài khéo này hoặc khả năng khác... Nhưng chúng là các món qùa, mà Người ban cho chúng ta không để bị cất dấu đi: Người ban cho chúng ta để chia sẻ với các người khác.

Chúng không được ban cho lợi ích của người nhận chúng, nhưng cho lợi ích của dân Chúa. Trái lại, nếu một ơn, một trong các món qùa này dùng để tự khẳng định chính mình, thì cần phải nghi ngờ rằng đây là một đặc sủng đích thực hay được sống một cách trung thành. Thật ra, các đặc sủng là các ơn thánh đặc biệt, các gợi hứng và các thúc đẩy nội tâm, nảy sinh trong lương tâm và trong kinh nghiệm của các người nhất định, được mời gọi dùng các ơn đó để phục vụ cộng đoàn. Một cách đặc biệt các ơn thiêng liêng này là để mưu ích cho sự thánh thiện của Giáo hội và sứ mệnh của Giáo Hội. Tất cả đều được mời gọi tôn trọng các đặc sủng ấy nơi chúng ta và nơi người khác, tiếp nhận chúng như các khích lệ ích lợi cho sự hiện diện và công việc phong phú của Giáo Hội. Thánh Phaolô đã cảnh cáo: "Anh em đừng dập tắt Thần Khí" (1 Tx 5,19). Đừng dập tắt Thần Khí, Đấng ban cho chúng ta các món qùa đó, các tài khéo, các nhân đức, các điều xinh đẹp biết bao khiến cho Giáo Hội lớn lên.

 

Rồi Đức Thánh Cha nêu lên vài câu hỏi như sau: Đâu là thái độ của chúng ta trước các ơn này của Chúa Thánh Thần? Chúng ta có ý thức được rằng Thần Khí Chúa tự do ban chúng như Người muốn không? Chúng ta có coi các đặc sủng ấy như là một sự trợ giúp thiêng liêng, qua đó Chúa nâng đỡ đức tin của chúng ta, củng cố nó và cũng củng cố sứ mệnh của chúng ta trong thế giới hay không?

 

Khía cạnh thứ ba của sự hiệp thông với các điều thánh thiện, nghĩa là sự hiệp thông của tình bác ái. Sự hiệp nhất giữa chúng ta làm ra tình bác ái là tình yêu. Khi trông thấy các kitô hữu tiên khởi, các người ngoại giáo nói: "Mà những người này yêu nhau biết chừng nào! Họ không ghét nhau, không bép xép người này chống người kia. Thật là tốt đẹp! Tình bác ái đó là tình yêu của Thiên Chúa mà Chúa Thánh Thần ban cho chúng ta trong con tim.

Các đặc sủng quan trọng trong cuộc sống của cộng đoàn kitô, nhưng chúng luôn luôn là các phương thế giúp lớn lên trong tình bác ái, trong tình yêu, mà thánh Phaolô đặt lên trên tất cả mọi đặc sủng (x. 1 Cr 13,1-13). Thật vậy, không có tình yêu thì cả các ơn ngoại thường nhất cũng là hư vô. Nhưng người này chữa lành dân chúng, có đặc tính này, có nhân đức này chữa lành dân chúng. Nhưng ông ta có tình yêu trong con tim không? Có tình bác ái không? Nếu có thì tiến lên, nhưng nếu không, thì không phục vụ Giáo Hội. Không có tình yêu, tất cả mọi ơn không lợi gì cho Giáo Hội, bởi vì ở đâu không có tình yêu thương, thì có sự trống rỗng, một sự trống rỗng được lấp đầy bởi sự ích kỷ. Và tôi xin hỏi anh chị em nhé: nếu tất cả chúng ta đều ích kỷ, chỉ ích kỷ, thì có thể sống trong hòa bình được không? Có thể sống trong hòa bình không, nếu mọi người chúng ta là một người ích kỷ? Có thể hay không có thể? Người ta trả lời là không. Không thể được. Vì thế, cần có tình yêu để hiệp nhất chúng ta, cần có tình bác aí. Cử chỉ bé nhỏ nhất của tình yêu thương có các hiệu qủa tốt cho mọi người. Và Đức Thánh Cha khẳng định như sau:

 

Vì vậy sống sự hiệp nhất của Giáo Hội, sự hiệp thông bác ái có nghĩa là không tìm lợi lộc cho riêng mình, mà chia sẻ các khổ đau và các vui mừng của các anh chị em khác (x. 1 Cr 12,26), sẵn sàng mang các gánh nặng của những người yếu đuối và nghèo nàn hơn. Tình liên đới huynh đệ này không phải là một hình ảnh hùng biện, một kiểu nói, nhưng là phần toàn vẹn của sự hiệp thông giữa các tín hữu kitô. Nếu chúng ta sống nó, chúng ta sẽ là dấu chỉ trong thế giới, chúng ta là "bí tích" tình yêu của Thiên Chúa. Chúng ta là bí tích tình yêu cho nhau và cho tất cả mọi người! Đây không chỉ là tình bác ái, cái bác ái tiền lẻ mà chúng ta có thể cống hiến cho nhau, nhưng là cái gì sâu xa hơn: đó là một sự hiệp thông khiến cho chúng ta có khả năng bước vào niềm vui và khổ đau của người khác để biến chúng trở thành niềm vui và khổ đau của chúng ta một cách chân thành.

 

Đức Thánh Cha nói thêm: Thường khi chúng ta quá khô khan, thờ ơ, xa cách và thay vì thông truyền tình huynh đệ, chúng ta thông truyền sự khó chịu, chúng ta thông truyền sự lạnh lùng, chúng ta thông truyền sự ích kỷ. Và với sự khó chịu, với sự lạnh lùng, với sự ích kỷ có thể làm cho các giáo đoàn lớn lên không? Có thể làm cho toàn Giáo Hội lớn lên không? Không. với sự khó chịu, với sự lạnh lùng với sự ích kỷ Giáo Hội không lớn lên: nó chỉ lớn lên với tình yêu thương, với tình yêu thương đến từ Chúa Thánh Thần. Chúa mời gọi chúng ta rộng mở cho sự hiệp thông với Người trong các Bí Tích và trong tình bác ái, để sống một cách xứng đáng với ơn gọi kitô của chúng ta.

 

Và bây giờ tôi xin cho phép mình xin anh chị em một cử chỉ bác ái. Anh chị em yên tâm, sẽ không có việc quyên tiền đâu. Một cử chỉ bác ái. Trước khi đến quảng trường tôi đã đi thăm một bé gái một tuổi rưỡi bị bệnh rất nặng. Cha mẹ em cầu nguyện và xin Chúa ban sức khỏe cho bé gái xinh đó. Bé tên là Noemi. Bé cười, thật tội nghiệp. Chúng ta hãy làm một cử chỉ bác ái. Chúng ta không biết em, nhưng em là một bé gái đã được rửa tội, là một người trong chúng ta, một kitô hữu. Chúng ta hãy làm một cử chỉ bác ái đối với em, và trong thinh lặng trước hết chúng ta xin Chúa giúp em trong lúc này và ban cho em sức khỏe. Trong thinh lặng, một chút, rồi chúng ta đọc Kinh Kính Mừng. Và bây giờ tất cả chúng ta cầu xin Đức Mẹ cho sức khỏe của Noemi.

 

Tiếp đến Đức Thánh Cha đã cùng mọi người đọc kinh Kính Mừng. Rồi ngài nói: xin cám ơn anh chị em vì cử chỉ bác ái này.

Buổi tiếp kiến đã kết thúc với Kinh Lậy Cha và phép lành tòa thánh Đức Thánh Cha ban cho mọi người.

Linh Tiến Khải

Radiovatican

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô