Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024 | 11:28 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

HIỆP HÀNH HOÀN VŨ

LINH ĐẠO LUYỆN TÂM

 

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

 

 

Dẫn nhập

Theo luật tự nhiên, “Trong Ngoài”, cái bên trong là tâm, cái bên ngoài là tướng. Và theo quan niệm Á Đông: “Tâm sinh tướng”.  Cái bên trong quyết định cái bên ngoài. Hợp với Phúc âm: “Lòng có đầy thì miệng mới nói ra”[1]. Thực tế, người ta hay đề ý cái bên ngoài nhiều hơn cái bên trong. Chú ý tới hình thức hơn nội dung. Hơn nữa, vì ảnh hưởng nền văn minh Tây phương, nghiêng về phân tích, chú giải hơn tập trung vào cốt lõi. Và sau khi phân tích, lý giải bản chất, lại chỉ dừng ở kết luận mà không quyết liệt trở về, vào cốt lõi để luyện Tâm: “Lắng nghe, đón nhận sức mạnh ân sủng của Thần Khí Chúa Kitô, đẩy lùi những tính hư tật xấu, từ bỏ con người cũ. Hầu tham dự vào đời sống của Thiên Chúa, trở nên con người mới[2]: “Là Bạn và có Chúa Kitô sống bên trong”. Người là gốc rễ của thân, sinh hoa lá cành quả; là nguồn mạch và chóp đỉnh suối tuôn trào. Sau đây, tôi xin chia sẻ về “Hiệp hành linh đạo luyện tâm”.

Nhận thức

Linh đạo là đời sống nội tâm. Vậy, linh đạo Kitô giáo là gì? Là Thiên Chúa Ba Ngôi[3]. Và chia sẻ đời sống phong phú của Ba ngôi cực thánh[4]. Linh đạo Kitô giáo sau Công đồng có đặc đỉểm gì? Tập trung vào Chúa Kitô và Phúc âm của Người. Dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần. Hoa trái của Ngài: “Cân Bằng”. Sống sám hối, khiêm nhường, hiệp thông trong Hội thánh, phấn đấu loại trừ tội lỗi, tích cực dấn thân hy sinh, yêu thương phục vụ con người và cùng với nhân loại đi vào vinh quang Thiên Chúa[5]. Nội dung linh đạo luyện tâm, sau Thượng Hội Đồng 23: “Tập trung vào Thiên Chúa Cha: “Lạy Cha là Chúa Tể trời đất, con xin ngợi khen Cha, vì Cha đã giấu không cho bậc khôn ngoan thông thái biết những điều này, nhưng lại mặc khải cho những người bé mọn”[6]. Vào Chúa Kitô: “Mến Chúa Yêu người”. Mến Chúa: “Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng”[7]. Yêu người, loan báo Tin mừng: “Ta đứng ở cửa và gõ để nó được mở”. Người đi ra ngoài với Giáo hội để loan báo Tin Mừng của Người. Vào Chúa Thánh Thần, Ngôi Ba: “Hỗn độn và hài hòa” - sáng tạo và cứu độ. Qua con đường khôn ngoan nhất: “Vinh quang nào khác ngoài thập giá Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta”[8]. Và truyền thống linh đạo Kitô giáo có sức sáng tạo lạ lùng, khiến cho người thực hành đời sống ấy không còn bình thường đơn giản nhưng trở nên vừa hấp dẫn vừa thách đố: Đầy bất ngờ và lạ lùng. Có linh đạo nội tâm đầy tràn, thì tất yếu sẽ có mục vụ trao ban. Cũng như, “Tâm sinh tướng hay tướng do tâm sinh”. Ý nói rằng tâm tính của một người như thế nào thì bên ngoài tướng mạo sẽ biểu hiện ra như thế ấy. Dựa trên các đặc điểm hiển hiện trên khuôn mặt của một người mà có thể đoán được tâm tư. Tâm sinh tướng chính là người có tâm tính thế nào thì tướng mạo như thế. Tâm thay đổi, thì tướng sẽđổi theo. Tâm thiện, tướng thiện, tâm ác, tướng hung. Những người có tâm tốt sẽ biểu hiện ra ngoài qua tướng mạo, gương mặt phúc hậu và hiền lành. Trái lại, người có tâm ác sẽ thường có gương mặt và hành vi thô bạo, hung dữ. “Tâm” không chỉ là trung tâm của trái tim hay tâm hồn, mà nó là bản chất tinh thần, là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, ý thức và quan điểm sống. Khi nói về một người có “tâm tốt”, chúng ta thực sự đang nói về một người có suy nghĩ lành mạnh, quan điểm sống đẹp và lối sống cao quý. Tính cách, cách ứng xử và thái độ của họ đối với thế giới xung quanh luôn thể hiện sự chân thành, lòng nhân ái, lòng bao dung và một tấm lòng không vụ lợi. Về mặt khoa học, theo Trung y cổ đại, tướng mạo của một người là sự kết hợp giữa “hình” và “thần”. Trong đó, hình là dung mạo được trời phú, thần thái được quyết định từ quá trình tu dưỡng. Trong sinh hoạt hàng ngày, từng ý niệm đều ngưng tụ trên gương mặt của mình. Hay nói cách khác: “hữu chư nội tất hình chư ngoại”- những gì bên trong sẽ hiện ra bên ngoài. Có câu: “Người ta là hoa đất” – người là tinh hoa của trời đất, ngay từ khi sinh ra đã là cái linh khí thuần khiết của đất trời. Muốn thay đổi số mệnh không có cách nào hơn đó là hành thiện, và cũng phần nào sẽ giúp thay đổi tướng mạo của mỗi người. Cũng như tài phú sẽ đến từ việc năng làm từ thiện, dung mạo xinh đẹp có được từ tính khí ôn hòa thuần thiện, sự thanh cao đến từ sự khiêm nhường.

Linh đạo luyện tâm.

Thực tại. Khi đi đường, trang nghiêm lễ độ, vẻ đẹp đĩnh đạc, an hòa tỏa ra từ tâm hồn sẽ khiến người khác cảm nhận được bình an, thân thiện. Như một bức tranh đẹp, cái đẹp không chỉ nằm ở vẻ ngoại, mà còn có hồn. Cuộc sống luôn biến động và thách thức. Tuy nhiên, nếu giữ tâm lạc quan, yêu thương và chia sẻ, thì gương mặt sẽ toát lên niềm an nhiên, tự tại. Lời cảm ơn không chỉ là một phép lịch sự, mà còn thể hiện lòng biết ơn và tâm hồn thanh khiết. Hãy biết trân trọng và cảm ơn những điều tốt đẹp trong cuộc sống, điều này sẽ giúp trở nên lôi cuốn hơn. Nụ cười có thể mở lòng của người khác. Một khuôn mặt lúc nào cũng tươi cười, sẽ khiến trở nên thân thiện và dễ thương hơn. Tâm có trái tim bình yên, sống theo niềm tin. Điều này không chỉ giúp tịnh tâm, mà còn giúp trở nên cuốn hút hơn. Kiên nhẫn và tự kiểm soát sẽ giúp tránh xa khỏi những xung đột không cần thiết, giúp tâm trạng thoải mái và khuôn mặt thư thái. Chúng ta thường nói, “Người bạn tốt giống như một viên ngọc quý.” Trong hành trình cuộc đời, việc kết bạn với những con người có tâm hồn lương thiện và tấm lòng vàng là điều hết sức quý báu. Câu nói “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng” đã khắc sâu triết lý về mối quan hệ giữa con người với môi trường xung quanh mình. Một người bạn có tâm hồn đẹp sẽ mang đến cho bạn những giá trị tích cực, giúp bạn phát triển, và là nguồn động viên trong mọi tình huống. Ngược lại, một môi trường xấu sẽ kéo bạn xuống.

Ân sủng.

Suy niệm: Môisê. Ông được Thiên Chúa trực tiếp chọn là người lãnh đạo Dân Chúa, mặc dầu Ông không đủ tố chất xứng đáng. Nhưng vì ý muốn Thiên Chúa. Sau này, Ông tiếp xúc  với Thiên Chúa thường xuyên để hiểu biết thánh ý Người. Phải thay mặt Dân Chúa trước nhan Người. Rồi phải giúp Dân Chúa hiểu biết thánh ý Người. Có đời sống linh đạo nội tâm, Ông tuyệt đối tin vào Thiên Chúa và rất mực yêu thương Dân người.  Ông đã cầu xin, bênh vực và chịu trừng phạt thay cho Dân. Ông được gọi là người lãnh đạo: “Đầy tớ Dân”. Có linh đạo nội tâm đầy tràn, thì tất yếu sẽ có mục vụ trao ban.

Suy niệm Mẹ Maria. Công Đồng coi Đức Mẹ: Là hình ảnh và khởi điểm của Giáo Hội phải hoàn thành đời sau[9]; là mẫu mực và gương sáng của Giáo Hội trên phương diện đức tin, đức ái và hợp nhất với Đức Kitô; là mẫu gương của đời sống thiêng liêng và đời sống tông đồ giáo dân[10]. Đối với Giáo Hội Việt Nam, Đức Mẹ rất được đề cao và yêu mến. Do cái nhìn ấy, tôi thấy linh đạo luyện tâm của Đức Mẹ từ lúc truyền tin, thăm viếng, dưới chân thánh giá, chiêm niệm trong phòng tiệc ly cùng các tông đồ, trên con đường vào vinh quang Thiên Chúa, cũng rất “Chân Nguyên.” Mẹ đối thoại và hòa giải với Thiên Chúa: “Xin vâng”. Rồi, cưu mang Hài nhi Giêsu, Ngôi Hai Thiên Chúa làm người. Cùng với Chúa Tể nội tâm, Mẹ vội vã dấn thân lên đường chia sẻ. Linh đạo nội tâm đầy tràn thì tất yếu sẽ có mục vụ hoàn hảo trào ban.

Chúa Thánh Thần ban ơn hiện sủng với lối sống nhận thức đi vào tiềm thức trong  giây phút hiện tại. Chính chúa Giêsu gởi Ngài tới chúng ta[11]. Và chúng ta không ngừng được đổi mới trong ngài[12]. Linh đạo luyện tâm là đáp lại Thánh Thần. Ngài biến đổi nội tâm để chúng ta ngày càng mến Chúa yêu người hơn.

Nguyện tắtthường xuyên liên tục những câu, ví dụ: “Xin cho con được kết hợp mật thiết với Chúa như cành với cây”.

Chầu Thánh Thểkiên quyếtthinh lặngmỗi tuần một giờ. Như, lá cây, da mặt người, hướng về ánh sáng sức nóng mặt trời biến đổi thế nào; tâm hướng về Thánh Thể cũng được đồi mới như vậy. Giáo hội hiện nay hết sức lưu ý tới đời sớng “Thinh lặng lắng nghe Chúa Thánh Thần và lắng nghe nhau”. Như câu chuyện về một người học trò hỏi Thầy xem có điều gì kỳ diệu hơn là cái Đẹp sáng tạo? Thầy im lặng trầm tư…rồi trả lời: Có. Học trò hỏi tiếp. Thưa Thầy: Điều đó là gì ạ? Thầy đáp: “Là Nhận Thức của anh về những Kỳ Quan và cái Đẹp sáng tạo”[13]. Như thế, không có nhận thức, không cảm được sự kỳ diệu của sự sáng tạo. Cũng vậy, không ý thức về giây phút hiện tại, chúng ta cũng khó nhận ra được hiện diện của Đấng Tạo Hóa. Thứ đến là câu chuyện về một học sinh đã trở thành Thầy giáo, (sau khi học Thầy mười năm) trở lại thăm Thầy cũ. Vào đúng ngày mưa, nên Thầy này phải đi guốc và che dù. Khi vào, Thầy cũ xin Thầy này vui lòng để guốc và dù ở hành lang. Và sau đó, khi vào đến nơi, thầy cũ hỏi thêm rằng: Thầy để dù bên phải hay bên trái guốc? Thầy này không trả lời được và tỏ ra rất lúng túng. Thầy đã không thực hành Nhận Thức, vì thế, Thầy này đã trở lại học thêm mười năm nữa. Hầu đạt tới Nhận Thức thường xuyên[14]. Qua hai câu chuyện trên, nhắc nhở chúng ta về lời dậy của Chúa Giêsu: “Hãy Tỉnh Thức”[15]. Tỉnh thức về giây phút hiện tại, mình đang ở đâu. Có biến cố, đàm luận, kinh nghiệm gì đang xẩy ra và chuyển biến tâm tư như thế nào. Qua đó, giúp chúng ta nhận thức sự hiện diện của Thiên Chúa trong mỗi và trong mọi hoạt động. Và nếu mất nhận thức trong giây phút hiện tại, hãy bắt đầu lại[16]. Theo kinh nghiệm, đây còn là phương pháp giúp tôi sống hạnh phúc và bình an, vì giúp tôi ý thức sống có Chúa, sống kết hợp mật thiết với Chúa và sẵn sàng chia sẻ Chúa cho người khác.

Kết luận

Gương Gioan tẩy giả, lui vào hoang  mạc luyện tâm. Sự thinh lặng càng được nâng niu, lời nói càng trở nên mạnh mẽ[17]. Linh đạo luyện tâm thời đại hôm nay, gặphai khuynh hướng. Thứ nhất, thế giới chuyển từ “Tĩnh” sang “Động.” Thứ hai là bản sắc văn hóa Việt Nam là tính cộng đồng, lúc nào cũng ồn ào, thích đọc kinh hơn thinh lặng. Như thế, khiến con người hôm nay và rất là người Việt Nam rất khó tập trung tư tưởng và hay phóng tâm, rất trở ngại cho việc linh đạo luyện tâm. Như trong câu chuyện của Thiền Sư Osho: “Một buổi chiều nọ, lúc mặt trời đang lặn, bà Rabia ra đường lục lọi tìm kiếm gì đó. Bà đã già, mắt đã yếu, hàng xóm đổ xô ra giúp bà. Họ hỏi:‘‘Bà tìm gì vậy?’’ Bà nói ‘‘Hỏi cũng chẳng ích gì. Tôi đang tìm, nếu quí vị giúp được thì giúp.’’ Họ phá lên cười và nói rằng, ‘‘Bà điên rồi sao, nhưng nếu không biết bà đang tìm gì, sao chúng tôi có thể giúp được?’’ Bà trả lời ‘‘Tôi đánh mất cái kim.’’ Họ xúm nhau đi tìm, nhưng lập tức họ nhận ra rằng con đường thì quá lớn mà chiếc kim thì quá nhỏ. Họ hỏi lại, ‘‘Bà đánh mất ở đâu vậy? Nếu không biết rõ ở đâu thì khó mà tìm được, con đường thì quá lớn, có thể tìm hoài mà chẳng thấy.’’ Bà nói, ‘‘Thôi được, để làm hài lòng quí vị, tôi đánh rớt trong nhà.’’ Họ hỏi, ‘‘Thế thì sao lại tìm ở đây ?’’ Bà nói, ‘‘Bởi vì ở đây có ánh sáng, mà bên trong nhà thì tối om.’’ Câu chuyện diễn tả sự “Phóng Tâm” và “Định Tâm.” Theo kinh nghiệm: “Có Định mới có Bình An”; và: “Có Định mới Sáng Suốt.” Khuynh hướng thế giới hiện nay quá “Động” nên rất khó “Bình An và Sáng Suốt.” Phương pháp linh đạo luyện tâm  hôm nay phải thức tỉnh và đáp trả điều đó. Như chúng ta biết, mục tiêu của Linh Đạo luyện tâm là “Kinh Nguyện, Hiệp Thông và Phục Vụ,” như chiếc kiềng ba chân. Mà Chúa Kitô là Trung Tâm cho sự Hiệp Thông này: “Ta là cây nho, các con là cành”[18]. “Hiệp Thông với Chúa và Hợp Nhất với anh chị em”[19]. Kết quả “Tôi sống, nhưng không còn là tôi sống, nhưng chính Chúa Kitô sống trong tôi.”Có thể thấy rằng, “Tướng do tâm sinh, cảnh tùy tâm chuyển”, có nghĩa: điều then chốt cốt ở linh đạo luyện tâm. Vì tâm sinh tướng, tướng sinh tài,nên muốn vượt qua mọi hoàn cảnh dù khó khăn, sóng gió, con người cần có linh đạo luyện tâm tốt. Nếu tâm không đầy trànsẽ rất khó loại bỏ tính hư tật xấu và không thể đứng vững trong nền văn minh Biển, ngàn năm thứ Ba. Và như thế, tránh sao khỏi bị hoại, bị diệt vong./.

Truyền thông TGP/SG và HVCG.VN tháng Mười Hai 2023

Lm. Nguyễn Văn Hinh (D.Min)

 

              


 



[1]
Lc 6, 43-49

[2] Paul Evdokinov, The Struggle with God (Glen Rock, New York, Paulis Press, 1966, 4

[3] Ga 10: 10

[4] Jordan Aumann, OP, Spirittuality Theology, 1980, 1993, p. 48-52

[5] Ibid.,

[6] Mt 11, 25

[7] Mt 11, 28

[8] Gl 6,14

[9] Công Đồng Vat.II, GH, 68.

[10] Công Đồng Vat.II, TĐ, 4.

 

[11] Ga 16: 5-7

[12] Ep 4: 23

[13] Robert J. Wicks, Handbook of Spirituality for ministers, Paulist Press, 1995, 274.

[14] Ibid., 275.

[15] Mc 13,32-37; Lc 17,26-30.35-36; Mt 24,36-44.

[16] Robert J. Wicks, Handbook of Spirituality for ministers, Paulist Press, 1995, 280.

[17] Phanxicô, Kinh truyền tin 10/12:

[18] Ga 15: 5a

[19] Robert J. Wicks, Handbook of Spirituality for ministers, Paulist Press, 1995, 142.

 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô