, ngày 19 tháng 05 năm 2024 | 12:46 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

 

“Đừng bao giờ sợ sự dịu dàng”

 – báo La Stampa phỏng vấn ĐGH Phanxicô

– phần 1

f2-900x629

Trong một cuộc phỏng vấn độc quyền dành cho báo La Stampa, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói về ý nghĩa của Giáng Sinh, tình trạng đói nghèo trên thế giới, các trẻ em chịu đau khổ, công cuộc cải cách Giáo triều Rôma, phong hồng y cho phụ nữ, Viện các công trình tôn giáo và chuyến tông du Thánh Địa sắp tới.

“Đừng bao giờ sợ sự dịu dàng”

“Đối với tôi Giáng Sinh là niềm hy vọng và sự dịu dàng…”. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói như thế với báo “La Stampa” và “Vatican Insider” về mùa Giáng Sinh đầu tiên của ngài trong tư cách là Giám mục Rôma. Chúng tôi đến nhà khách thánh Marta thuộc nội thành Vatican vào lúc 12 giờ 50 phút chiều thứ ba ngày 10 tháng 12. Đức Giáo Hoàng tiếp kiến chúng tôi trong 1 căn phòng gần với phòng ăn. Cuộc gặp gỡ kéo dài 1 giờ 30 phút. Có hai khoảnh khắc trong cuộc phỏng vấn, nét mặt thanh thản, bình an vốn đã trở nên thân quen với toàn thể thế giới của Đức Giáo Hoàng Phanxicô bỗng biến mất khi ngài nói về những đau khổ của các trẻ em và thảm kịch của sự đói nghèo trên thế giới.

Suốt cuộc phỏng vấn, Đức Giáo Hoàng cũng nói về tương quan với các nhóm Kitô khác và về “nền đại kết bằng máu” vốn đã hiệp nhất các Kitô hữu với nhau trong sự bách hại; về vấn đề gia đình vốn sẽ được thảo luận tại Thượng Hội đồng Giám mục sắp tới; về những chỉ trích ngài tại Hoa Kỳ và việc gán ngài là “một người Marxist”; cũng như thảo luận về tương quan giữa Giáo Hội và chính trị.

Giáng Sinh có ý nghĩa gì đối với ngài thưa Đức Thánh Cha?

“Giáng Sinh là một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu. Thiên Chúa luôn luôn tìm kiếm dân Ngài, dẫn dắt họ, chăm sóc họ và hứa luôn luôn ở gần họ. Sách Đệ Nhị Luật cho thấy rằng Thiên Chúa đồng hành cùng với chúng ta; Ngài nắm tay và dắt chúng ta đi giống như một người cha nắm tay và dắt con của mình. Đây quả là một điều thật thật dễ thương. Giáng Sinh là cuộc hội ngộ giữa Thiên Chúa với dân của Ngài. Nó cũng là một niềm an ủi, một mầu nhiệm đầy an ủi. Rất nhiều lần sau Thánh Lễ đêm Giáng Sinh, tôi đã dành một giờ hay gần như thế để ở một mình trong nhà nguyện trước khi cử hành Thánh Lễ Rạng đông. Tôi cảm nghiệm được một sự bình an và an ủi sâu xa. Tôi nhớ về một đêm cầu nguyện sau Thánh Lễ ở Trung tâm Astalli dành cho người di dân ở Rôma, đó là Giáng Sinh năm 1974, tôi nghĩ thế. Đối với tôi, Giáng Sinh luôn là dịp để chiêm ngắm cuộc viếng thăm của Thiên Chúa đối với dân của Ngài.

Giáng Sinh nói với con người thời nay điều gì thưa Đức Thánh Cha?

article-2301881-1904CB88000005DC-428_964x989“Giáng Sinh nói về sự dịu dàng và hy vọng. Khi Thiên Chúa gặp gỡ chúng ta Ngài muốn nói với chúng ta 2 điều. Điều thứ nhất ngài muốn nói, đó là hãy hy vọng. Thiên Chúa luôn mở rộng cánh cửa, Ngài không bao giờ nỡ đóng lại. Ngài là người cha luôn mở rộng cửa cho chúng ta. Điều thứ hai Ngài muốn nói, đó là đừng sợ sự dịu dàng. Khi các Kitô hữu quên đi niềm hy vọng và sự dịu dàng họ sẽ trở thành một Giáo Hội lạnh lẽo, mất định hướng và bị giam hãm bởi những ý thức hệ và tinh thần thế gian. Trong khi đó sự giản dị của Thiên Chúa nói với chúng ta rằng: hãy tiến về phía trước, Ta là một người Cha luôn ấp ủ và che chở con. Tôi rất sợ khi các Kitô hữu đánh mất niềm hy vọng, khả năng ôm ấp và mở rộng tình yêu dịu dàng đối với người khác. Có lẽ đó là lý do tại sao khi hướng nhìn về tương lai, tôi thường nói về trẻ em và người cao niên, về những người không có khả năng tự bảo vệ minh. Suốt đời linh mục, khi thăm viếng giáo xứ, tôi luôn luôn tìm cách thong truyền sự dịu dàng, cách đặc biệt là với trẻ em và người cao tuổi. Điều này làm tôi cảm thấy vui và nó nhắc tôi nghĩ đến sự dịu dàng mà Thiên Chúa dành cho chúng ta.”

Làm sao có thể tin rằng Thiên Chúa, Đấng được các tôn giáo xem là vô hạn và toàn năng lại có thể làm cho mình trở nên mọn hèn?

“Các Giáo phụ Hy Lạp gọi đó là sự tự hủy của Thiên Chúa nghĩa là Thiên Chúa xuống để ở với chúng ta. Đó là một trong những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Trở lại năm 2000, tại Bêlem, Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nói rằng Thiên Chúa đã trở nên một trẻ thơ hoàn toàn phụ thuộc vào sự chăm sóc của một người cha và một người mẹ. Đó là tại sao Giáng Sinh mang lại cho chúng ta nhiều niềm vui. Chúng ta không cảm thấy cô đơn nữa; Thiên Chúa xuống và ở lại với chúng ta. Chúa Giêsu đã trở thành người như chúng ta và chịu chết đau thương vì chúng ta như là một tử tội trên thập giá.”

Giáng Sinh thường được kể như là một câu chuyện thần tiên bọc đường. Nhưng Thiên Chúa được sinh ra trong một thế giới đầy đau khổ và bất hạnh

Girl holds baby Jesus figurines for pope to bless during Angelus at Vatican“Sứ điệp được loan báo cho chúng ta trong các sách Tin Mừng là sứ điệp của niềm vui mừng. Các tác giả Tin Mừng đã miêu tả lại một biến cố đầy niềm vui cho chúng ta. Họ không bàn về thế giới bất công và về cách thức nào Thiên Chúa có thể được sinh ra trong một thế giới như thế. Mọi sự điều là hoa trái từ việc chiêm niệm của chính chúng ta: người nghèo, hài nhi sinh ra trong cảnh huống đầy bấp bênh. Giáng Sinh tiên vàn không phải là một cuộc kết án sự bất công và đói nghèo trong xã hội nhưng là loan báo về niềm vui. Những điều khác đều là những kết luận do chúng ta đưa ra. Có số thì đúng, số khác thì chưa đúng lắm và số khác nữa thì bị ý thức hệ hóa. Giáng Sinh là vui mừng, niềm vui mang tính tôn giáo, niềm vui của Thiên Chúa, một niềm vui nội tâm của ánh sáng và bình an. Khi người ta không thể hoặc trong một cảnh huống nào đó không cho phép họ cảm nếm niềm vui này thì họ sẽ trải nghiệm lễ Giáng Sinh bằng niềm vui mang tính thế gian. Thế nên có một sự khác biệt giữa niềm vui sâu xa và niềm vui thế gian.”

Đây là Giáng Sinh đầu tiên của ngài trong một thế giới đầy xung đột và chiến tranh…

“Thiên Chúa không bao giờ trao quà cho người nào không có khả năng lãnh nhận. Nếu ngài ban cho chúng ta món quà Giáng Sinh chính là bởi tất cả chúng ta đều có khả năng hiểu và lãnh nhận nó. Tất cả chúng ta, từ những người thánh thiện nhất như các thánh đến những người tội lỗi nhất; từ những người trong sạch nhất đến những người tham nhũng nhất giữa chúng ta. Ngay cả một người tham nhũng cũng có khả năng này: có lẽ bị hen gỉ một chút nhưng họ có khả năng này. Giáng Sinh trong thời xung đột này là một lời mời gọi từ Thiên Chúa, Đấng ban tặng cho ta món quà này. Liệu chúng ta có muốn tiếp đón Ngài hay chúng ta thích thú với những món quà khác? Trong một thế giới bị xâu xé bởi chiến tranh, Giáng Sinh khiến tôi nghĩ đến lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa. Kinh Thánh minh nhiên cho thấy rằng đức hạnh chính yếu của Thiên Chúa là tình yêu. Ngài đợi chờ chúng ta; ngài chẳng bao giờ cảm thấy mệt mỏi khi đợi chờ chúng ta. Ngài tặng quà cho chúng ta và sau đó là đợi chờ chúng ta. Điều này xáy ra trong đời mỗi người và mọi người chúng ta. Dẫu rằng có những người phớt lờ Ngài nhưng Thiên Chúa vẫn kiên nhẫn và sự an lành của Đêm Vọng Giáng Sinh là một phản chiếu về lòng kiên nhẫn của Thiên Chúa đối với chúng ta.

Tháng Giêng tới đây đánh dấu kỷ niệm 50 năm chuyến thăm lịch sử của Đức Phaolô VI đến Thánh Địa, ngài sẽ tới đó chứ?

2013031106bartholomew_and_francis_300“Giáng Sinh luôn gợi nhắc chúng ta nhớ về Bêlem, địa điểm chính xác nhất tại Thánh Địa mà Chúa Giêsu đã từng sinh sống. Vào đêm Giáng Sinh, trước hết tôi nghĩ đến các Kitô hữu đang sống ở đó, những người đang phải sống trong cảnh khó khăn và những người phải rời bỏ mảnh đất của mình vì những vấn đề khác nhau. Nhưng Bêlem vẫn là Bêlem. Thiên Chúa đã giáng trần vào một thời điểm cụ thể tại một nơi chốn cụ thể. Đó là nơi sự dịu dàng và ân sủng của Thiên Chúa đã xuất hiện. Chúng ta không thể nghĩ về Giáng Sinh mà không nghĩ đến Thánh Địa. Cách đây 50 năm, Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đã can đảm ra đi và đến đó. Điều này đánh dấu sự bắt đầu của những cuộc tông du của giáo hoàng. Tôi cũng muốn được đến đó để gặp người anh em của tôi, Đức Thượng Phụ Bartholomew, Thượng phụ Constantinople và cùng kỷ niệm 50 năm chuyến thăm của Đức Phaolô VI với ngài cũng như để làm mới lại cái ôm hôn đã diễn ra giữa Đức Giáo Hoàng Montini và Đức Thượng Phụ Athenagora tại Giêrusalem năm 1964. Chúng tôi đang chuẩn bị cho điều này.”

Ngài đã nhiều lần thăm và gặp gỡ các trẻ em bị bệnh nặng. Ngài muốn nói gì về những trẻ thơ phải chịu đau khổ không?

Văn sĩ Dostoevskij người mà tôi xem như là một cố vấn cuộc đời cho mình và câu hỏi vừa minh nhiên lẫn mặc nhiên của ông “Tại sao trẻ em đau khỏ?” luôn là điểu luẩn quẩn trong trái tim tôi. Không có lời giải thích. Có hình ảnh này thường đến trong tâm trí tôi: đó là hình ảnh của một em nhỏ đột nhiên “thức giấc” trong một lúc đặc biệt nào đó, em không hiểu gì nhiều và cảm thấy bị đe dọa. Em bắt đầu hỏi bố mẹ nhiều câu hỏi. Đây là tuổi của những câu hỏi “tại sao”. Những khi trẻ em đặt câu hỏi, các em không chờ để nghe hết trọn vẹn câu trả lời, các em lập tức đưa ra hàng loạt “những tại sao” khác. Điều mà các em thật sự muốn tìm không phải là sự giải thích mà là tìm kiếm một sự an tâm nào đó từ nét mặt của bố mẹ. Khi tôi thăm một trẻ em đau khổ, lời nguyện duy nhất đến trong tâm trí tôi là lời nguyện “tại sao”. Tại sao vậy Chúa ơi? Ngài không giải thích gì cho tôi cả. Nhưng tôi có thể cảm thấy Ngài đang nhìn tôi. Vì thế tôi thưa với Ngài rằng: Chúa biết tại sao, còn con thì không biết, Chúa sẽ không nói cho con nhưng Chúa đang nhìn con và con tín thác vào Chúa, lạy Chúa con tín thác vào cái nhìn của Chúa.”

(Còn tiếp)

Chuyển ngữ: Chỉnh Trần, S.J.

 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô