, ngày 19 tháng 05 năm 2024 | 05:49 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

Sùng đạo và Cả tin rất thường đi chung với nhau

 Lm. William Grimm

 

 

Một người Công giáo Nhật giải thích Giáo hội tại Nhật và đức tin của ông đã thay đổi như thế nào từ khi ông được rửa tội ngay sau Thế Chiến II. Trở lại thời đó, ông nói, đạo Công giáo thường chú tâm vào Đức Mẹ hơn là Chúa Giêsu. Lộ Đức và Fatima sống động hơn là Galilê và Giêrusalem về đời sống đức tin. Nhiều việc làm đạo đức hướng về Đức Mẹ. Giờ thờ phượng, hiểu theo nghĩa việc cử hành phụng vụ chung hướng về Chúa Cha, thường được ưu tiên để cầu nguyện riêng, thì đa phần là lần chuỗi Môi côi.

Về sau, khi Công đồng Vatican II nhấn mạnh cần trở lại những truyền thống đức tin cổ xưa nhất, người Công giáo ở Nhật mới bắt đầu làm quen với Kinh Thánh. Nhiều người ngạc nhiên khi thấy Kinh Thánh ít ủng hộ các quan điểm và việc làm vốn từng là trụ cột của đời sống Công giáo của họ.

Và như thế theo như người bạn của tôi nói Giáo hội của Đức Mẹ giờ trở thành Giáo hội của Đức Kitô.

Quan điểm chính của Giáo Hội về những sự hiện ra với các thông điệp của Đức Mẹ và những vị khác là một thái độ hoài nghi, tuy nhiên thái độ này rất hiếm thấy nơi một số cá nhân giáo dân, các linh mục và thậm chí các giám mục. Những khẳng định về sự hiện ra cần được đánh giá, bằng chứng xác thực về những con người và những sự kiện cần được kiểm chứng hay thậm chí thay thế những điều đã từng được tin và dạy qua các thời đại. Đó là một sự đáp trả lành mạnh. Sùng đạo và cả tin rất thường đi chung với nhau.

Một thí dụ rõ ràng về sự cả tin là qua lời tường thuật của người nhìn thấy ảnh Đức Mẹ Đồng Trinh trên cánh cửa lấp lóa hay trong một bụi cây. Nhưng bất kỳ ai nhìn những đám mây mịn trên bầu trời xanh đều biết rằng thật dễ dàng nhìn thấy những khuôn mặt và hình dáng vốn chỉ là ảo giác. Và rồi “những thị nhân” này làm sao biết những gì họ nhìn thấy thật sự là hình ảnh của Đức Mẹ? Điều đó không phải như thể, là chúng ta thấy những bức ảnh thời xưa của Đức Mẹ. Nó có thể là điều gì đó tương tự.

 

Gần đây, Vatican nhắc các giám mục Mỹ Châu rằng các thông điệp phổ biến của Đức Mẹ tại Medjugorje chưa được Giáo hội chấp thuận và do đó không được phép chính thức tổ chức hành hương và các hoạt động khác. Khoảng một tuần sau, Đức Thánh Cha Phanxicô phê phán sự mê hoặc với những thị kiến và thông điệp của Đức Mẹ như là mối nguy hiểm có thể lôi kéo người ta “xa lánh Phúc âm, Chúa Thánh Thần, hòa bình và hy vọng, vinh quang và vẻ đẹp của Thiên Chúa”. Ngài tiếp tục đề cập đến Medjugorje, nơi người ta khẳng định Đức Mẹ truyền thông điệp hàng ngày. Đức Thánh Cha nói Đức Mẹ “không phải là giám đốc bưu điện, chuyển phát thư mỗi ngày”.

 Một thái độ hoài nghi về “những lần hiện ra” đó xuất phát từ một linh mục đến từ vùng Medjugorje. Trong một cuộc phỏng vấn, ngài chỉ ra rằng nếu Đức Mẹ thật sự viếng thăm Yugoslavia, thì Ngài không cho biết trong một thời gian ngắn nước này sẽ rơi vào cảnh hỗn loạn diệt chủng. Ít ra Ngài có thể đã cho một thông điệp là việc giết con cái của người hàng xóm là không đúng, như những Kitô hữu dính líu đến “cuộc thanh lọc chủng tộc” đã làm.

Akita ở Nhật thu hút khách hành hương, đặc biệt là từ Hàn Quốc, đến viếng một bức tượng được cho là biết khóc. Liên quan đến bức tượng là “những lời mạc khải” khẳng định rằng Đức Mẹ và Chúa Giêsu cùng nhau cản ngăn cơn giận của Chúa Cha, nếu không Ngài sẽ hủy diệt những kẻ tội lỗi. Không có thuật ngữ thần học chỉ việc này, nhưng Freud đã đặt tên cho nó. Đó là phức cảm Oedipus, trong đó con trai và mẹ liên kết chống đối cha.

Đó có thể là hệ tâm lý chính thống, nhưng về thần học nó là lạc giáo, vì việc từ chối sự hiệp nhất đầy yêu thương nơi Thiên Chúa Ba Ngôi và việc trình bày Chúa Cha vốn rất yêu thương thế gian đã sai Chúa Con làm đấng cứu chuộc chúng ta lại trở thành một quái vật đầy hận thù. Điều đó không thuộc về Kitô giáo, và tôi thất vọng khi thấy các giám mục Nhật vẫn im lặng về việc đó, dường như hy vọng chuyện đó sẽ trôi qua mà không cần các ngài phải công bố đức tin nơi Thiên Chúa Ba Ngôi của chúng ta.

Tôi cho rằng Đức Mẹ biết rõ con Ngài đã làm và nói gì, thế nhưng những người khẳng định là sứ giả của Ngài lại ít hay không biết gì về sứ mạng và giáo huấn của Chúa Giêsu hay Giáo hội của Ngài.

Tại sao người ta lại đưa ra sự mê hoặc với những lời mạc khải tư vốn chẳng là gì khi so sánh với Lời Chúa, nếu không muốn nói điều đó thật sự nguy hiểm?

Tất nhiên, lý do chính là do nhiều người Công giáo không hiểu biết gì về Kinh Thánh, và như Thánh Hiêrônimô nói: “Không biết Kinh Thánh là không biết Chúa Kitô”. Thậm chí một nửa thế kỷ sau khi Công đồng Vatican II “khẩn thiết và đặc biệt” thúc giục “tất cả các Kitô hữu … học hỏi bằng cách thường xuyên đọc Kinh Thánh” để ‘hiểu biết tường tận về Đức Giêsu Kitô’ (Ph 3,8), rất nhiều người Công giáo trông chờ vào những thị kiến và “mạc khải” tư để biết về Thiên Chúa.

Lời cảnh báo trong thư thứ 2 Timôthê 4, 3-4 sau đây còn thích hợp với nhiều giáo sĩ không có lời biện hộ cho sự thiếu hiểu biết như thế: “Thật vậy, sẽ đến thời người ta không còn chịu nghe giáo lý lành mạnh, nhưng theo những giục vọng của mình mà kiếm hết thầy này đến thầy nọ, bởi ngứa tai muốn nghe. Họ sẽ ngoảnh tai đi không nghe chân lý, nhưng hướng về những chuyện hoang đường”.

Có phải đã đến lúc có thêm người Công giáo bắt chước nhiều anh chị em chúng ta ở Nhật và cam kết sử dụng Kinh Thánh và giáo huấn của Giáo hội để đánh giá những lời người ta khẳng định chăng? Hãy để Đức Mẹ và các thánh làm gương sống Phúc âm cho chúng ta trong thời đại và nơi chúng ta ở và chẳng cần gì thêm nữa. Chúng ta quá ngỡ ngàng trước mầu nhiệm nhập thể và cứu chuộc rồi.

Nguồn: http://www.ucanews.com/news/piety-and-gullibility-too-often-go-together/69717

 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô