Thứ hai, ngày 20 tháng 05 năm 2024 | 01:00 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

 

Phỏng vấn Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga,

Tổng Giám Mục Tegucigalpa Honduras

 

Phần 1

Vào dịp cuối năm, người ta thường đúc kết các sinh hoạt và kiểm điểm kết qủa của chúng. Điều nay cũng đúng đối với nhiều tổ chức của Giáo Hội điển hình như tổ chức Caritas Quốc Tế, mà Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga là chủ tịch.

 

Theo “Ủy ban Diễn đàn thành thị thế giới” của Liên Hiệp Quốc, châu Mỹ Latinh là vùng có nhiều chênh lệch giữa người giầu và người nghèo nhất thế giới. Khoảng gần 20% tổng số dân chiếm hữu 60% tài sản của toàn vùng này. Và tình trạng đã kéo dài từ nhiều thập niên qua này, chẳng những đã không giảm bớt, mà ngày càng gia tăng.

 

Sau đây laf bài phỏng vấn Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa Honduras, về sự cần thiết thay đổi hệ thống kinh tế tài chánh thương mại hiện hành trên thế giới ngày nay, vì nó không nhắm bài trừ nạn nghèo đói.

 

Bài phỏng vấn do bà Maria Lorenzo thực hiện cho chương trình “Nơi đâu Chúa khóc” của tổ chức Trợ giúp các Giáo Hội đau khổ, đăng trên hãng tin ZENIT trong hai ngày 18 và 19 tháng 12 năm 2012.

 

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã không ngừng tố cáo nạn bất công xã hội tại bất cứ đâu. Đức Hồng Y có phải trả giá cho các hậu qủa của hành động can đảm này không?

 

Đáp: Nếu chúng ta là các người theo Chúa Giêsu, thì chính Chúa đã nói rằng môn đệ không hơn thầy. Chúa Giêsu đã dậy dỗ chúng ta bằng chính cuộc sống của Người rằng: nói lên sự thật và rao giảng Tin Mừng, bao gồm hậu quả bị bách hại. Vì thế, nó là địp dể trở nên đồng hình dạng hơn một chút với thập giá của Đấng Cứu Thế. Chắc chắn rồi, thường xảy ra là có các lời nguyền rủa và đôi khi, cả các tấn kích vật lý nữa. Nhưng cũng phải nói rằng thường khi chúng tôi nhận được lời cầu nguyện, và tôi cố gắng sống theo lương tâm một cách đơn sơ và theo giáo huấn xã hội của Hội Thánh, nhất là sống theo Tin Mừng, và tìm cách hành động tốt chừng nào có thể.

 

Hỏi: Đức Hồng Y là thành viên của nhiều Bộ và Hội Đồng, trong đó có Bộ Tu Sĩ, Hội Đồng Tòa Thánh Công Lý và Hòa Bình, Hội Đồng Tòa Thánh về Truyên thông xã hội và Hội Đồng Tòa Thánh về Châu Mỹ Latinh và Đức Hồng Y cũng là Chủ tịch của Caritas Quốc Tế... Đức Hồng Y tìm đâu ra giờ để “sạc điện” cho cuộc sống vậy?

 

Đáp: Thánh Don Bosco đã nói rằng một tu sĩ Salesien sẽ chỉ nghỉ ngơi trên trời, vì thế, chúng tôi hy vọng rằng với lòng thương xót của Chúa, tôi có thể đạt tới quê trời. Thật luôn luôn tốt là sự kiện chúng ta dành thời giờ nhất là cho việc cầu nguyện. Đối với tôi, đó là lúc nghỉ ngơi, để lấy lại sức một cách thiêng liêng, và cũng là một lúc mà tôi cho là rất quan trọng trong cuộc sống của mình: cầu nguyện cá nhân, cầu nguyện cộng đoàn, cử hành Thánh Thể, và đặc biệt là Lectio divina, đọc suy gẫm và cầu nguyện với Thánh Kinh, là điều dưỡng nuôi tinh thần của tôi rất nhiều: đó là sự nghỉ ngơi của tôi.

 

Hỏi: Trong cuộc khủng hoảng chính trị tại Honduras hồi năm 2009, Đức Hồng Y đã nói rằng có người tìm cách thiết lập một cách có hệ thống sự thù hận giai cấp trong nước, đây là điều trước đó chưa có. Trên bình diện này thì cuộc khủng hoảng có để lại dấu vết nào không, thưa Đức Hồng Y?

 

Đáp: Có, nó đã để lại các dấu vết sâu đậm, và còn tiếp tục nữa. Có một ngôn ngữ mà chúng tôi đã tin là thắng vượt được, đó là thứ ngôn ngữ của người mác xít. Xem ra người ta đã muốn làm sống dậy ý thức hệ mác xít, là ý thức hệ đã gây ra biết bao nhiêu khổ đau, chết chóc, thù hận và những điều này, hiện nay vẫn còn hiện hữu. Trên thế giới, người ta nói rất nhiều về sự khoan nhượng, nhưng mà tôi không thích từ này, vì nó diễn tả sự “chịu đựng bất đắc dĩ”. Đối với tôi, cần phải đi xa hơn sự khoan nhượng, nghĩa là cần phải chấp nhận: tôi chấp nhận quý vị như là một người, tôi chấp nhận quý vị như là một người con của Thiên Chúa, tôi tôn trọng ý kiến của quý vị, cả khi nó không trùng hợp với ý kiến của tôi. Tôi tin rằng chúng ta phải đi bước đi này, sự khoan nhượng là một bước ở lưng chừng, nhưng cần phải đi xa hơn tới sự chấp nhận.

 

Hỏi: Tuy nhiên, người ta có thể chấp nhận những điều không đúng đắn, thưa Đức Hồng Y?

 

Đáp: Đúng thế, nhưng như là điểm khởi hành cho một cuộc đối thoại. Và tôi không nói đến việc chấp nhận các sự vật, mà chấp nhận các con người.

 

Hỏi: Liên quan tới cuộc đấu tranh giai cấp, sự bất bình đẳng giữa người giầu và người nghèo, thế thì nó lại đã không phải là ”một song đề ngàn đời” tại nhiều quốc gia, chứ không phải chỉ tại châu Mỹ Latinh thôi sao, thưa Đức Hồng Y? Điển hình như tại Brasil, 10% tổng số dân chiếm hữu tới phân nửa tài sản của cả quốc gia. Có đúng thế không?

 

Đáp: Vâng, đúng vậy. Sau 32 năm làm Giám Mục và sau nhiều kinh nghiệm đối thoại với các tổ chức tài chánh quốc tế, sau khi đã tự học kinh tế - bởi vì khi là tổng thư ký Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh, viết tắt là CELAM, tôi đã được giao cho nhiệm vụ đối thoại với thế giới kinh tế - tôi xác tín rằng tôi đã không tìm thấy các người đối thoại. Các nhà kinh tế nói rằng: “Ôi, cái này là điều các linh mục kinh tế biết...”, và tôi tự nhủ: “đây là điều mà họ sẽ không lập lại với tôi” và tôi đã tự học môn kinh tế để hiểu biết môi trường này. Thế thì sau tất cả các năm qua, tôi xác tín rằng hệ thống kinh tế hiện nay là một hệ thống bất công tạo ra sự bất bình đẳng. Theo tôi, con đường mới phải theo, là việc ưu tiên lựa chọn bênh vực người nghèo, và nó phải nhắm tới đích điểm là tạo ra các thay đổi cần thiết trong hệ thống kinh tế ngày nay. Nhưng ai là những người phải làm điều này đây? Chắc chắn là các nhà kinh tế rồi, nhưng Giáo Hội có bổn phận loan báo các nguyện tắc lớn mà kinh tế phải lấy đó làm nền; và Giáo Hội cũng phải loan báo những gì là thiện ích chung. Điều thiếu hiện nay, là nguyên tắc. Bởi vì nền kinh tế hiện nay chỉ tìm ích lợi cho một thiểu số, dù đó là các quốc gia, hay các hãng kinh doanh, hoặc các nhóm quyền bính tại các nước khác nhau.

 

Đây là điều tôi đã nêu lên cách đây nhiều năm rồi, hồi thập niên 1990, trong các cuộc đối thoại với Ngân hàng phát triển liên Mỹ châu. Và tôi nhớ có lần đã đưa ra câu hỏi như thế này: “Các nhà lãnh giải thưởng Nobel Kinh tế đâu cả rồi? Họ không có khả năng tìm ra một hệ thống kinh tế khác sản xuất ra sự bình đẳng hơn hay sao?” Đã không có ai trả lời, và rồi trong một lúc nghỉ giải lao, một trong các nhà kinh tế tới nói với tôi rằng: “Thưa Đức Cha, các nhà kinh tế họ không muốn tìm ra một hệ thống mới đâu, bởi vì họ rất hài lòng với hệ thống kinh tế hiện nay... Và đó mới là vấn đề”.

 

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, vậy đây lại không phải là dịp kích thích việc nghiên cứu luân lý đạo đức và thiện ích chung trong ngành khoa học kinh tế, và có lẽ cả trong khoa học chính trị nữa hay sao?

 

Đáp: Đúng thế. Vai trò của hàng giáo phẩm giáo hội là tái đưa vấn đề này vào trong bàn hội luận. Không thể chỉ suy nghĩ với các tiêu chuẩn kinh tế hay tiền tệ được, cũng không thể chỉ suy tư với các tiêu chuẩn chính trị. Nhất là cần phải đưa đề tài luân lý đạo đức vào trong việc thảo luận, vì nó vắng bóng. Có cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nó xảy ra không phải vì nó nổ tung từ cái bọt của các cơ cấu bất động sản, mà bởi vì cuộc khủng hoảng luân lý đạo đức đã bùng nổ trước, bởi vì người ta đã chỉ tìm kiếm lợi nhuận, và không đếm xỉa gì đến những người đã mất hết mọi sự.

 

Hỏi: Đã từ lâu, Giáo Hội nói đến việc lựa chọn bênh vực người nghèo và thăng tiến công bằng xã hội. Thế còn việc thực thi nó thì ra sao, thưa Đức Hồng Y?

 

Đáp: Tôi phải nói rằng ngay từ đầu bên Châu Mỹ Latinh, các linh mục thừa sai đã là những người xây các trường học, các đại học đầu tiên, các nhà thương và các cơ cấu bác ái xã hội. Chúng tôi có thánh tu huynh Pedro de Betancourt bên Guatemala. Khi tới từ các đảo Canarie để trợ giúp các người nghèo chết ngoài đường, tu huynh là một giáo dân. Nhưng người đã thành lập một dòng các tu huynh nhà thương. Toàn lịch sử của Giáo Hội đều đã được làm thành như thế. Quý vị sẽ không tìm thấy một dòng tu nào mà ngay từ đầu công tác rao truyền Tin Mừng, lại đã không chọn lo lắng trợ giúp và thăng tiến cuộc sống của dân nghèo. Thế rồi trong lịch sử hiện đại cũng vậy, sau Công Đồng Chung Vatican II, việc áp dụng các giáo huấn của Công Đồng đã được thúc đẩy với các lời của Chân phước Giáo Hoàng Gioan XXIII. Ngài đã nói rằng: “Giáo Hội phải là Giáo Hội của người nghèo”. Hội nghị của Liên Hội Đồng Giám Mục châu Mỹ Latinh triệu tập tại Medellin năm 1968 bắt đầu nhấn mạnh việc ưu tiên lựa chọn người nghèo, và điều này đã tiếp tục với các hội nghị sau đó triệu tập tại Puebla, Santo Domingo, và Aparecida. Đối với tôi thì phải tiếp tục bước thêm một bước nữa. Đó là huy động các thay đổi trong hệ thống kinh tế thế giới. Sẽ không có sự lựa chọn người nghèo, nếu hệ thống thương mại toàn cầu không thay đổi. Tôi nghĩ rằng chính tại đây, có một điểm thần kinh nhức nhối. Điều duy nhất mà Tổ chức thương mại quốc tế làm được: đó là tổ chức các cuộc thương thuyết không đưa tới đâu hết. Xem ra chúng là các vòng tròn luẩn quẩn. Trước đây thì có hội nghị tại Uruguay, bây giờ thì có hội nghị tại Doha, nhưng cho tới nay, đã không có gì thay đổi cả...

 

Hỏi: Như vậy thì lỗi tại ai, thưa Đức Hồng Y? Có phải lỗi tại một số ít quốc gia thống trị và khiến cho mọi sự phải xoay chung quanh họ phải không?

 

Đáp: Vâng, đúng thế. Lỗi tại chủ trương bao che thương mại của một ít quốc gia thống trị, bắt mọi người phải theo các luật lệ của họ. Chẳng hạn nước Honduras chúng tôi không thể xuất cảng chuối theo như kiểu chúng tôi muốn. Honduras là một trong các nước sản xuất chuối nhiều nhất thế giới, nhưng nay thì không còn như thế nữa. Chúng tôi cũng không thể xuất cảng cà phê một cách thích đáng, bởi vì tất cả đều do văn phòng thương mại quốc tế có trụ sở tại Luân Đôn quyết định. Tại sao vây? Đây là một phần của các bất công trong hệ thống kinh tế thương mại hiện hành trên thế giới ngày nay.

 

(ZENIT 18-12-2012) - (Vatican - 2013-01-09)

 

+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

 

Phần 2

 

Từ năm 2008 tới nay, vụ khủng hoảng kinh tế tài chánh kéo dài đã ảnh hướng trên cuộc sống của người dân đó đây trên thế giới. Nó vén mở cho thấy ách thống trị độc tài vô giới hạn của các tổ chức kinh tế tài chánh đối với các chính quyền và mọi dân tộc, và xem ra xã hội ngày nay không thể thoát ra khỏi nanh vuốt của chúng.

 

Theo Đức Hồng Y Oscar Rodriguez Maradiaga, Tổng Giám Mục Tegucigalpa Honduras, Chủ tịch tổ chức Caritas Quốc Tế, cần phải thay đổi hệ thống kinh tế thương mại, vì nó chỉ phục vụ lợi lộc của một số quốc gia, tạo ra quá nhiều bất công xã hội, và không muốn bài trừ nạn nghèo đói trên thế giới.

 

Điển hình như thống kê của “Ủy ban Diễn đàn thành thị thế giới” của Liên Hiệp Quốc cho thấy Châu Mỹ Latinh là vùng có nhiều chênh lệch giữa người giầu và người nghèo nhất thế giới. Khoảng gần 20% tổng số dân chiếm hữu 60% tài sản của toàn vùng này. Và tình trạng đã kéo dài từ nhiều thập niên qua này chẳng những đã không giảm bớt, mà lại ngày càng gia tăng.

 

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, Đức Hồng Y đã cho biết là chủ trương bao che thương mại của một số nước thống trị nền kinh tế toàn cầu bắt buộc các nước khác phải theo các luật lệ thương mại và giá cả do họ đưa ra cho các sản phẩm. Hệ thống này tạo ra bất công trên thương trường quốc tế. Vậy làm sao để có thể bẻ gẫy cái vòng luẩn quẩn này?

 

Đáp: Người ta nói tới tự do thương mại, nhưng thương mại không tự do. Với chủ trương bao che và các trợ giúp, chúng ta không thể nói tới tự do thương mại. Thế nhưng hệ thống kinh tế được sắp xếp như vậy nhằm che chở vài nước... Tất cả mọi nhà kinh tế và chính trị có thể nói với tôi rằng: “Thế giới là như vậy”. Dĩ nhiên rồi, nếu họ muốn tiếp tục như thế, thì bất công sẽ tiếp tục, nghèo đói sẽ tiếp tục, và các cuộc di dân sẽ tiếp tục, xảy ra không phải chỉ vì các lý do chính trị, mà bởi cả các lý do xã hội kinh tế, và bởi nghèo đói nữa.

 

Hỏi: Và có lẽ khi duy trì người dân trong cảnh nghèo đói, thì người ta cũng kiểm soát họ nữa, có đúng thế không, thưa Đức Hồng Y?

 

Đáp: Chắc chắn rồi, và ở đây, ít nhất là tại Châu Mỹ Latinh chúng tôi, còn có một trong các lý do khác của nạn nghèo túng nữa: đó là cảnh gia đình không có cha. Số con cái của các bà mẹ sống một mình rất đông trong các quốc gia của chúng tôi, và tình trạng gia đình không cha này khiến cho nạn nghèo túng tiếp tục triền miên.

 

Khi gia đình ổn định, có một người cha có trách nhiệm biết giáo dục con cái, thì tình trạng sống của gia đình khá hơn. Nhưng nếu gia đình không cha, thì việc giáo dục con cái bị ảnh hưởng, và cùng với nó, là tình hình kinh tế. Rất tiếc nền giáo đục công ở trong tình trạng thê thảm. Tại Honduras, đôi khi học sinh không được học tới 200 ngày trong năm, vì các cuộc biểu tình đình công.

 

Hỏi: Giới giáo chức đình công à. thưa Đức Hồng Y?

 

Đáp: Vâng, vì các giáo chức đình công. Đôi khi các hiệp hội giáo chức có lý để biểu tình phản đối, vì nếu họ không được trả lương đúng ngày, thì làm sao mà họ có thể sống được? Nhưng đôi khi các hiệp hội giáo chức cũng biến thành các nhóm tranh đấu ý thức hệ muốn bênh vực các hệ thống, và như vậy lại trở thành một cái vòng luẩn quẩn. Nếu chúng tôi không có một nền giáo dục có phẩm chất, thì không thể ra khỏi cảnh nghèo túng. Một người trẻ chỉ học có năm năm tiểu học, có thể làm gì trong một thế giới toàn cầu như hiện nay?

 

Hỏi: Khi chúng con nói tới nghèo túng, người ta thường bảo các tín hữu công giáo chúng con rằng: “Qúy vị hãy coi Tòa Thánh Vatican, hãy nhìn các Giám Mục và các Hồng Y coi”. Chúng con phải trả lời làm sao?

 

Đáp: Chỉ cần nhìn vào thực tế, chẳng hạn như so sánh ngân sách của Vatican mỗi năm đều được công bố với sổ chi thu rõ ràng, với bất cứ tổ chức xã hội nào khác, thì đủ biết. Ngân sách của Tòa Thánh “quá tối thiểu và chả là gì cả”. Nó không bằng ngân sách của một tổng giáo phận lớn.

 

Sự giầu có của Tòa Thánh Vaticăng, nếu có, là giầu các tác phẩm nghệ thuật. Trên thế giới này, ai mà có các nguồn lợi để có thể xây một đền thờ như đền thờ thánh Phêrô? Không có ai cả! Nhưng đền thờ thánh Phêrô được duy trì như một gia tài nghệ thuật, văn hóa của nhân loại. Và thật là sai lầm, khi nghĩ rằng việc bán các tác phẩm nghệ thuật là một giải pháp. Bán cho ai?

 

Nếu quý vị muốn, quý vị cũng có thể làm một cuộc điều tra về chính con người của tôi. Tôi đã khấn sống khó nghèo trong dòng Don Bosco cách đây 50 năm, và tôi vẫn còn sống lời khấn khó nghèo ấy. Tôi có những vật mà người ta đã cho tôi, nhưng chúng không phải là của tôi mà là của giáo phận, và ngày nào mà Chúa gọi tôi, thì các của cải đó tùy thuộc các người kế vị tôi.

 

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, còn có một vấn đề khác gắn liền với sự nghèo túng: đó là nạn gian tham hối lộ. Hiện tượng này, như Đức Hồng Y đã nói, là một bệnh ung thư ngày nay đang gặm nhấm nhiều quốc gia trên thế giới. Căn bệnh ung thư này là một sự dữ cổ xưa, hay mới có đây thôi?

 

Đáp: Nó là điều rất cổ xưa, và nó hầu như được đề ra để làm giầu cho các nhà chính trị một cách bất hợp pháp. Các nhà chính trị vào chính quyền và muốn ở đó cho tới chết, mà không làm việc. Tôi đã tham dự vào một Ủy ban quốc gia chống tham nhũng. Ý tưởng của Ngân hàng thế giới đã là một ý tưởng rất tốt, khi chủ trương rằng chúng tôi sẽ tiếp tục nâng đỡ các quốc gia, nhưng quý vị hãy chống lại nạn gian tham nhũng. Trong nhiều nước hiện nay, có một ủy ban chống tham nhũng có bổn phận truy tố việc làm giầu bất hợp pháp, nhưng rồi nó bị sa lầy trong trong vấn đề chính trị. Khi một chính trị gia tham nhũng, thì tìm cách làm giầu bất chính và phải tự bảo vệ mình. Và họ tự bảo vệ làm sao? Bằng cách hối lộ. Tại nước chúng tôi, đôi khi người ta nói rằng công lý giống như một con rắn cắn người đi chân không, còn người đi giầy thì không bị gì cả, và điều này có một ý nghĩa rất lớn.

 

Thật là điều đáng buồn có cảnh không trừng phạt trong các nước của chúng tôi vì sự yếu kém của hệ thống công lý. Tôi nghĩ rằng phải tiếp tục củng cố tất cả mọi cơ cấu với công lý. Còn có một thứ gây chết chóc khác nữa, là ma túy.

 

Ngày nay, ma túy là một dịch vụ làm ăn rất lớn. Nó không chỉ là việc di chuyển chất ma túy, mà là một việc làm ăn xâm lấn toàn đại lục Mỹ châu. Quý vị có thể nhận thấy tại Mêhicô, nơi có cuộc nội chiến giữa các tổ chức buôn bán ma túy, quân đội và chính quyền, bởi vì họ tranh giành vùng đất làm ăn, và các tai ương bắn giết xảy ra, bởi vì một tổ chức đã xác định một vùng đất, và khi có một tổ chức khác xâm lấn thì tổ chức đó phải chết. Và chúng tôi đau khổ lắm, vì ma túy có biết bao nhiêu quyền hành, một quyền hành có thể mua các thẩm phán và những người thi hành công lý. Theo thiển ý tôi, cách thức duy nhất giúp chặn đứng dịch vụ buôn bán ma túy vô luân và tội phạm tàn sát bao sinh mạng này, là tịch thu tài sản của các tay buôn bán ma túy, lấy đi các giầu có bất hợp pháp của họ, vì không có tiền thì họ sẽ không mua chuộc được ai cả.

 

Hỏi: Người dân thường có thể làm gì để tranh đấu cho công lý và chiến đấu chống lại sự bất bình đẳng và nạn gian tham hối lộ không, thưa Đức Hồng Y?

 

Đáp: Có chứ, họ có thể làm qua chính lá phiếu của họ. Sức mạnh mà người dân có trong nền dân chủ, là việc bỏ phiếu, và rồi nếu những người tham nhũng biết rằng dân chúng ý thức và không bỏ phiếu cho một người gian tham hối lộ, thì sự thay đổi bắt đầu. Khí giới của người dân là lá phiếu, và cần phải dùng nó với lương tâm của mình. Nhưng đây là điều thiếu tại nước tôi, chẳng hạn, bởi vì có người đi bỏ phiếu vì cha của họ thuộc đảng ấy, cả khi ông nội họ không thuộc đảng ấy, nhưng phải trung thành với đảng, chứ không trung thành với lương tâm của mình. Chúng cũng là các hậu qủa của việc thiếu đào tạo giáo dục đối với các giá trị chính trị.

 

Hỏi: Thưa Đức Hồng Y, nhiều lần Đức Hồng Y đã nói về niềm hy vọng. Niềm hy vọng vào một thế giới liên đới và công bằng hơn. Phải tìm niềm hy vọng ở đâu, khi có nhiều khổ đau và bất công trên thế giới như vậy?

 

Đáp: Nếu chúng ta là kitô hữu, thì mẫu gương sống của chúng ta là Chúa Giêsu Kitô. Chúa Giêsu đã phải chiến đầu chống lại mọi hy vọng. Chính thánh Phaolô đã nói lên điều đó một cách rõ ràng, và chúng ta lấy sức mạnh từ đó. Chúng ta biết rằng Thiên Chúa muốn một trời mới đất mới, và Người đã không làm điều đó với một chiếc đũa thần, nhưng Người sẽ làm điều này qua từng tín hữu kitô chúng ta, khi chúng ta xây dựng vương quốc này trong cuộc sống. Kết qủa là cộng đoàn là yếu tố nền tảng đức tin của chúng ta giúp sống niềm hy vọng. Thông điệp đầu tiên của Đức Thánh Cha Biển Đức XVI “Bác ái trong chân lý” đã quyến rũ tôi, nhưng thông điệp thứ hai cũng thế, nó giống như một trái anh đào nhỏ trên cái bánh ngọt, bởi vì thực sự, “Spe salvi” là tất cả một sức mạnh trao ban giáo huấn của Đức Thánh Cha cho chúng ta giúp tiếp tục tiến bước, nhất là tại Châu Mỹ Latinh.

 

(ZENIT 19-12-2012) - (Vatican - 2013-01-14)

 

Linh Tiến Khải

nguồn: tonggiaophanhue.net

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô