Thứ hai, ngày 29 tháng 04 năm 2024 | 03:32 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

Thánh thể, nguồn ánh sáng chúng ta cống hiến cho thế giới

 

FrancisSunNgười tiền sử đã nghĩ rằng: ánh sáng phát xuất từ mặt trời không chỉ là nguồn năng lực cho thân xác mà còn cho cả tâm linh. Bằng chứng về điều đó là các cấu trúc xây dựng khác nhau đã được thực hiện, trên cơ sở sự hiểu biết về khoa khảo cổ và chiêm tinh học, mà ngày nay vẫn tiếp tục gây kinh ngạc cho các nhà khoa học. Dựa trên những hình ảnh và các hình tượng được khắc trên đá và trên những vật liệu khác đã được tìm thấy, các học giả đã thành công trong việc tái tạo những nghi lễ mà qua đó, người tiền sử đã diễn tả niềm tin của họ. Thí dụ như tại Ái-nhĩ-lan, chúng ta gặp được một tượng đài tráng lệ 5.000 năm tuổi vào thời tiền sử: đó là đền “The Newgrange Burial Mound” còn lâu đời hơn những kim tự tháp nổi tiếng của Ai-cập.

 

Trong ngày đông chí, 21 tháng 12 hàng năm, ánh sáng mặt trời đi qua lỗ hổng trên nóc nhà, chạy dọc theo một đoạn hẹp và đi tới một căn phòng sâu bên trong gò đất, chiếu sáng phía bên trong ngôi mộ, là chỗ suốt những ngày còn lại trong năm hoàn toàn chìm ngập trong bóng tối vì kiểu cấu trúc của ngôi mộ [1]. Những con người vào thời kỳ đồ đá tin rằng: ánh sáng chiếu dọi vào xương thịt các tổ tiên của họ ban cho họ sự sống mới, làm cho họ sống mãi. Mỗi năm, những người này cử hành sự kiện đó qua những nghi lễ đặc biệt.

 

Nếu các yếu tố tự nhiên được thần thánh hóa đã thành công trong việc mang lại niềm hy vọng về sự liên tục của sự sống đối với con người thời sơ khai, thậm chí sau khi chết, thì kẻ tin vào Đức Giêsu Kitô, Đấng đã sống lại từ cõi chết và đang sống trong Giáo hội của Người và đang hiện diện giữa Giáo hội của Người bằng nhiều cách thức khác nhau, lại càng có thể sống đầy tràn niềm hy vọng về sự phục sinh của bản thân và của những người thân yêu của mình hơn biết là chừng nào.

 

Trước khi chịu Khổ nạn và chịu chết, Đức Kitô đã thiết lập bí tích Thánh Thể, mầu nhiệm sự “hiện diện” đích thực của Người cho tới tận thế. Đây là một sự hiện diện – như Đức Giáo hoàng Phaolô VI đã giải thích rất rõ ràng – được gọi là “đích thực”, không giống như thể loại trừ những hình thức hiện diện khác là không thực, nhưng đây là sự hiện diện tuyệt diệu nhất, vì qua đó, Đức Kitô hiện diện một cách bản thể trong thực tại là mình và máu Người ... Chính Đức Kitô đang ở trước mặt chúng ta [2]. Đây là một sự hiện diện không chỉ chiếu sáng (một cách dứt khoát) cái bên kia sự chết, nhưng còn là cái đang “ở đây và lúc này” trong đời sống chúng ta.

 

Không phải tình cờ mà Đức Gioan Phaolô II đã giới thiệu “các mầu nhiệm sự sáng” thêm vào kinh nguyện Thánh Mân Côi xưa và công bố bí tích Thánh Thể như là cao điểm của tất cả các mầu nhiệm này: [3] “làm sao các mầu nhiệm sự sáng lại không đạt tới đỉnh cao trong bí tích Thánh Thể”, sau đó Đức Giáo hoàng còn gây ngạc nhiên trong Tông ThưMane nobiscum Domine” của ngài, được viết nhân dịp Năm nay là Năm Thánh Thể chúng ta đang sống [4]. Trong đó, Đức Giáo hoàng nói tới bí tích Thánh Thể như một Mầu nhiệm của ánh sáng, ngài dành nguyên cả một chương II để nói về điều đó [5].

 

Thánh Thể là một mầu nhiệm ánh sáng! Điều đó có ý nghĩa gì, và đâu là những ám chỉ đối với đời sống và linh đạo Kitô hữu?”, đồng thời Đức Gioan Phaolô đã gây ngạc nhiên, [6] khi ngài minh họa các suy tư của ngài với bức thánh tượng các môn đệ trên đường Em-mau (Lc 24, 13 – 35).

Giờ đây, tôi sẽ gom lại một số ý tưởng quan trọng trong Tông thư này có liên quan tới chủ đề, là những ý tưởng hiện nay đang chi phối suy tư của chúng ta.

 

Ánh sáng của hai bàn tiệc

1.Ánh sáng của Lời đã tháo cởi sự cứng cỏi trong trái tim họ và “mở đôi mắt họ” (cf. Lc 24, 31). Giữa bóng xế của ngày đang qua đi và sự tăm tối che phủ tâm trí họ, Người khách bộ hành đã mang lại một tia sáng, nhen nhóm lên trong họ niềm hy vọng và làm cho trái tim họ khát mong được tràn ngập ánh sáng. Họ nài nỉ: “Xin hãy ở lại với chúng tôi”. Và Người khách bộ hành đã đồng ý. Không lâu sau đó, khuôn mặt Chúa Giêsu biến mất, thực sự thì Thầy sẽ “ở lại” với họ, ẩn mình trong việc “bẻ bánh” đã mở mắt cho họ nhận ra Người [7].

 

2.Giữa những thắc mắc và khó khăn của chúng ta, và ngay cả những nỗi thất vọng cay đắng, Người khách bộ hành thần linh tiếp tục đi sát bên cạnh chúng ta, mở tai cho chúng ta nghe lời Sách Thánh và dẫn đưa chúng ta đến chỗ hiểu sâu hơn những mầu nhiệm của Thiên Chúa. Khi chúng ta gặp gỡ Người một cách trọn vẹn, chúng ta sẽ vượt qua từ ánh sáng của Lời đến ánh sáng tuôn trào từ “Bánh sự sống”, là sự hoàn thành cuối cùng lời Người hứa “luôn ở lại với chúng ta cho tới ngày tận thế” (cf. Mt 28, 20) [8].

 

3.Thực là ý nghĩa đối với hai môn đệ trên đường Em-mau, được những lời của Chúa chúng ta chuẩn bị đúng lúc, đã nhận ra Người tại bàn ăn nhờ cử chỉ đơn sơ là “việc bẻ bánh”. Khi tâm trí được chiếu sáng và cõi lòng được nhóm lửa, thì các dấu hiệu bắt đầu “lên tiếng nói”. Thánh Thể mở ra một bối cảnh năng động của các dấu chỉ, chứa đựng một sứ điệp phong phú và rõ ràng. Qua các dấu chỉ này, một cách nào đó, mầu nhiệm được mở ra trước mắt kẻ tin [9].

 

Kết luận thứ nhứt

Trên hết, Thánh Thể là ánh sáng, vì qua mỗi Thánh lễ, phụng vụ Lời Chúa đi trước phụng vụ Thánh Thể trong sự duy nhất của hai “bàn tiệc”, bàn tiệc Lời và bàn tiệc Bánh.

Việc đọc các đoạn sách Kinh Thánh bằng tiếng bản xứ thì không đủ, nếu như chúng không được công bố một cách cẩn thận, được chuẩn bị, được chú ý một cách sốt sắng và thinh lặng suy gẫm, để cho lời Thiên Chúa có thể chạm tới tâm và trí con người. Các Nghị phụ trong Công đồng cũng hối thúc vị cử hành phải xem bài giảng như một phần của phụng vụ, nhắm mục đích giải thích lời Thiên Chúa và từ đó rút ra ý nghĩa cho cuộc sống của người kitô hữu.

 

Bằng cách đó, chiều kích hiển nhiên của bí tích Thánh Thể trong Thánh lễ có thể được sống một cách trọn vẹn trong sự thật của mầu nhiệm này, vì Đấng hiện diện trong những tấm bánh khiêm hạ và rượu cũng là Đức Giêsu trong Thịt và Máu của Người: “Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì được sống muôn đời. Và tôi sẽ cho người ấy sống lại vào ngày sau hết, vì thịt tôi thực là của ăn và máu tôi thực là của uống. Ai ăn thịt và uống máu tôi, thì ở lại trong tôi và tôi ở lại trong người ấy” (Ga 6, 54 – 56) [10].

 

Ba chiều kích phải ghi nhớ

1.Không nghi ngờ gì nữa, chiều kích hiển nhiên nhất của bí tích Thánh Thể đó là một bữa ăn. Bí tích Thánh Thể được sinh ra vào buổi chiều ngày Thứ năm Tuần Thánh, trong khung cảnh bữa ăn Vượt Qua. Việc là một bữa ăn thuộc thành phần cốt thiết của cấu trúc bí tích. “Hãy nhận lấy mà ăn ... Đoạn, Người cầm lấy chén và ... trao cho họ, và nói: tất cả các con hãy uống” (Mt 26, 26. 27). Như thế, điều này diễn tả tình bạn mà Thiên Chúa mong muốn thiết lập với chúng ta và là điều mà chính mỗi người trong chúng ta phải vun đắp cho nhau [11].

 

2.Thực vậy, đừng quên rằng bữa ăn Thánh Thể cũng mang một ý nghĩa hy tế thâm sâu và tiên quyết. Trong bí tích Thánh Thể, Chúa Kitô lại tỏ bày cho chúng ta hy tế được trao dâng một lần nữa cho mọi người trên đồi Golgotha. Dẫu hiện diện trong bí tích Thánh Thể trong tư cách là Đấng Phục Sinh, song Người mang các dấu tích cuộc khổ nạn của Người, mà mỗi Thánh lễ là một cuộc “tưởng niệm”, như phụng vụ nhắc chúng ta nhớ trong lời tung hô tiếp theo sau việc dâng hiến: “Lạy Chúa, chúng con loan truyền việc Chúa chịu chết, chúng con tuyên xưng việc Chúa sống lại ...” [12].

 

3.Đồng thời, trong lúc bí tích Thánh Thể hiện tại hóa điều đã xảy ra trong quá khứ, thì bí tích này cũng thúc đẩy chúng ta hướng tới tương lai, khi Chúa Kitô sẽ lại đến vào ngày lịch sử kết thúc. Khía cạnh “cánh chung” đó làm cho bí tích Thánh Thể trở nên một biến cố lôi kéo chúng ta vào trong bí tích đó và mang lại niềm hy vọng tràn đầy cho cuộc hành trình kitô hữu của chúng ta [13].

 

Kết luận thứ hai

“Chúng ta thường xuyên bị cám dỗ giảm thiểu bí tích Thánh Thể vào các chiều kích của chúng ta, đang khi trong thực tế, chính chúng ta phải mở ra với các chiều kích của Mầu nhiệm. Bí tích Thánh Thể là một quà tặng quá vĩ đại hứng chịu sự hàm hồ và sự xem thường” [14].

Nhờ việc sống toàn bộ đời sống kitô hữu của chúng ta trong chiều kích Thánh Thể, đây là điều tiên quyết, chúng ta mới có thể cống hiến cho thế giới ánh sáng của Người, Người là Đấng một ngày kia đã nói: “Tôi là ánh sáng thế gian; ai theo tôi sẽ không phải đi trong bóng tối; nhưng sẽ nhận được ánh sáng đem lại sự sống” (Ga 8, 12).

A. Martin Pablo Bitzer, OFMConv.

 

(Koinonia 2005. N 2 – vptd)  

 



[1]
Cf. Giáo sư M.J. O’KELLY (Dublin, 21.12.1969).

[2] Gioan Phaolo II, Tông thư “Bánh Chúa Ban Cho Chúng Ta” (Vatican, 07.10.2004) 16.

[3] Gioan Phaolo II, Tông thư “Kinh Mân Côi của Đức Nữ Trinh Maria” (Vatican, 26.10.2002) 21.

[4] “Bánh Chúa Ban Cho Chúng Ta” Số 9.

[5] Sđd số 11 - 18

[6] Sđd số 11

[7] Sđd số 1

[8] Sđd số 2

[9] Sđd số 14

[10] Sđd số 12 – 13.

[11] Sđd số 15

[12] Sđd

[13] Sđd

[14] Sđd số 14.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô