Thứ hai, ngày 29 tháng 04 năm 2024 | 01:27 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

Phật Giáo Quan Niệm Thế Nào Về Sự Chết Và Luân Hồi ?

Sinh viên Học Viện ĐaMinh


Dẫn nhập


Mạc khải đã cho ta biết gì về Thiên Chúa?

Có lẽ chỉ một lần duy nhất trong Kinh Thánh Thiên Chúa đã cho ta biết rất rõ Ngài là ai: “Ta là Đấng Ta là!” (Xh 3,14). Và thế là mỗi người đã tạo cho mình một Thiên Chúa theo suy nghĩ của họ, theo trí tưởng tượng của họ. Có lẽ Thánh Sử Gioan – một con người nhạy cảm về Thiên Chúa – đã giải toả được nỗi bức xúc của con người về Thiên Chúa của họ bằng một định nghĩa về Thiên Chúa, vừa dạn dĩ, đầy thi vị, trữ tình lại vừa cao siêu, vĩnh cửu: “Thiên Chúa là tình yêu” (1 Ga 4,16)

Thiên Chúa là tình yêu, Tình Yêu có một không hai, Tính Yêu từ khởi đầu cho đến cùng tận, đó chính là Hồng Ân Sự Sống mà Ngài đã trao ban cho thụ tạo của Ngài. Chết là “Tiền công tội lỗi” vì đã phủ nhận Thiên Chúa, chối từ Sự Sống Vĩnh Cửu.

Khởi viết một đề tài về “Sự chết” là khởi đi từ suy nghĩ về thân phận tội lỗi của mình, và chiêm ngưỡng Tình yêu bất khả thấu đạt của Thiên Chúa! Mầu Nhiệm Sự Sống càng cao siêu như thế, thì sự chết càng trở nên không thể hiểu được đối với con người; Mọi sự chỉ và chỉ được sáng tỏ khi giã từ cuộc đời trần thế này.

Qua đề tài “Phật giáo quan niệm thế nào về cái chết và luân hồi” để hiểu hơn những ý tưởng của luận điểm tôn giáo khác về sự chết, và qua đó như một sự đối chiếu với nhãn giới thần học về cánh chung của Giáo Hội Công Giáo; đó cũng là một điểm dừng bổ ích để gẫm suy tình yêu Thiên Chúa và ý thức thân phận yếu đuối tội lỗi của mình. Từ đó đưa ra một vài thái độ cần có để đối thoại với anh em Phật giáo.

Hiểu Phật giáo nhiều hơn để càng để càng cảm nghiệm được Nhiệm Mầu Tình Yêu của cuộc sống hiện tại, hạnh phúc ngọt ngào của Mầu Nhiệm Sự Chết đã chất chứa trong lòng Mẹ Giáo Hội Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.                                                    


I. XUẤT THÂN ĐỨC PHẬT VÀ NGUỒN GỐC ĐẠO PHẬT

 

1. Xuất thân Đức Phật

Như  đoá hoa sen vươn mình ra khỏi bùn nhơ, bừng nở đón lấy khí thiêng của đất trời, đồng thời lan toả hương thơm làm tĩnh lặng lòng người. Sự chào đời của Đức Thích Ca Mầu Ni Phật (Đức Phật) có thể nói được đã làm thoả lòng khát vọng sống trong sự công bình, giàu sang và hạnh phúc của phần đông con người. Hơn thế nữa, Ngài còn chỉ cho họ con đường giải thoát khỏi dục vọng để vươn tới sự cao cả thanh tao.

Vào ngày rằm năm 623 trước công nguyên, trong vườn Lumbini, tại Kapilavatthu, hoàng hậu Mayã vợ vua Suddhodana đã hạ sinh một vị hoàng tử Siddhattha. Hoàng tử là niềm hy vọng của thần dân trong vương quốc.Vì chính hoàng tử sau này sẽ kế vị ngôi báu và làm cho đất nước giàu sang vững mạnh, đời sống dân chúng ấm no và hạnh phúc.

 
Không có lý do nào ngăn cản hoàng tử thụ giáo giáo thuyết Bà-la-môn, là   giáo thuyết chi phối toàn bộ đời sống văn hoá, đất nước và con người Ấn thời bấy giờ.

Tháng năm thấm thoát qua đi, khi mười sáu tuổi, hoàng tử lập gia đình với công chúa Yasodhara. Cuộc đời thanh bình, ấm no và hạnh phúc bên vợ hiền con ngoan sẽ lặng lẽ trôi qua nếu như hoàng tử vô tâm không đi thám thính dân tình.

Chính bốn lần ra đi tìm hiểu đời sống thần dân nơi bốn cửa thành, bất ngờ hàng tử gặp bốn hoàn cảnh khác nhau: gặp người già, người đau ốm, đám tang và một tu sĩ. Bốn sự kiện làm cho hoàng tử phải suy nghĩ, vì nó không chỉ xảy ra nơi người khác mà còn sẽ xảy ra trên chính bản thân hoàng tử. Nó đặt ra nhiều câu hỏi mà hoàng tử không thể giải đáp được. Giáo thuyết mà hoàng tử thụ hưởng cũng không giúp gì được cho hoàng tử.

Một ngày kia, năm hai mươi chín tuổi, hoàng tử quyết định bỏ tất cả ra đi tìm câu trả lời cho những vấn nạn đang đốt cháy tâm can của hoàng tử.

Đầu tiên hoàng tử tìm đến với các tu sĩ Bà-la-môn để tiếp tục đào sâu giáo thuyết mà hoàng tử đã được giáo dục khi còn nhỏ. Ở đó, sáu năm đã không làm cho hoàng tử thoả lòng. Cuối cùng hoàng tử quyết định tự mình suy gẫm. Hoàng tử hạ quyết tâm ngồi dưới gốc cây bồ đề và sẽ không đứng dậy cho đến khi tìm ra chân lý. Bốn mươi chín ngày ngồi dưới gốc bồ đề, hoàng tử đã đắc đạo thành Phật, tìm ra nguồn gốc và con đường giải thoát khổ đau cho con người.

Với lòng quảng đại, Đức Phật muốn cho mọi người thành Phật, Ngài đã đi thuyết pháp. Trước hết, Ngài tìm đến với năm người bạn cùng tu với Ngài trước kia. Năm người bạn này trở thành năm môn đệ đầu tiên của Đức Phật.

Sau bốn mươi lăm năm truyền bá: “khổ ải và con đường giải thoát khổ ải”, năm 483 trưôc công nguyên, Phật độ dưới gốc bồ đề, thọ 80 tuổi.
Trước khi trình bày giáo lý của Đức Phật, hẳn chúng ta nên lược qua bối cảnh xã hội, tôn giáo thời Đức Phật. Khi ấy chúng ta sẽ hiểu được tại sao giáo lý của Đức Phật dễ đi vào lòng người.
 


2. Nguồn gốc Đạo Phật


Ấn Độ là một vùng đất rộng lớn, được trời phú cho nhiều tài nguyên và những cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới, chan hoà mưa nắng. Và là một trong những nơi trên thế giới có nhiều tộc người cư ngụ. Dưới mái nhà Ấn Độ, nhiều sắc tộc chung sống với nhau, làm cho nền văn hoá càng phong phú và đa dạng, như những sợi chỉ dệt thành tấm vải có nhiều màu sắc hài hoà.

Do địa thế rộng, khí hậu thoáng mát, ấm áp cùng với sự đa dạng về văn hoá đã tác động không ít vào tính cách của con người Ấn. Trong ứng xử, người Ấn không thụ động nhưng bình thản, trầm tư và ưa suy tư. Với tính tình như thế dễ đưa họ vào chiều sâu nội tâm. Vì thế, tôn giáo có một vị trí quan trọng trong cuộc sống của họ.

Theo lịch sử, Ấn giáo còn gọi là đạo Hin-đu, là một tôn giáo cổ xưa nhất ở Ấn. Nó ảnh hưởng vào mọi góc độ trong cuộc sống hằng ngày của người Ấn suốt hàng thế kỷ. Điểm đặc biệt của Ấn giáo là không có người sáng lập và không có Giáo chủ. Qua dòng thời gian nó tự canh tân, phát triển để thích ứng với nhu cầu mới của thời đại nhưng không hề đoạn tuyệt với truyền thống.

Cùng với ảnh hưởng của tôn giáo là sự thành hình trật tự xã hội, dần dần đưa đến sự phân chia đẳng cấp trong xã hội. Đẳng cấp khác với giai cấp. Đẳng cấp là qui định địa vị trong xã hội, không dựa vào học thức hoặc lắm tiền nhiều của mà dựa vào nơi xuất thân. Như cây không thể chọn hạt giống cho mình, ông cha ở đẳng cấp nào thì con cháu ở đẳng cấp ấy. Mỗi người được sanh ra ở đẳng cấp nào là do Nghiệp. Gồm có bốn đẳng cấp chính:

1). Brahmana là các tu sĩ

2). Ksatrya là dòng dõi vua chúa
 
3). Vaisya là hạng công thương
 
4). Soudra là tôi tớ lao động.
 
Theo luật ba hạng trên được đọc Kinh Vê-da và tham dự các buổi lễ hội. Hạng thứ tư phải làm nô lệ suốt đời.

Ban đầu, sự phân chia đẳng cấp phù hợp với bối cảnh xã hội nhưng qua quá trình tăng trưởng việc phân chia đẳng cấp trở thành vô nhân đạo. Chính việc này đã gây ra mất sự công bằng trong xã hội Ấn. Đức Phật đã nhìn thấy sự bất công và Ngài đã lên tiếng phản đối những thiên kiến vô lý này. Do đó chúng ta không lấy gì làm lạ giáo lý của Đức Phật được nhiều người đón nhận, mà phần đông là người nghèo. Có thể cho đây là yếu tố chính khiến cho Phật giáo ra đời. Phật giáo ngày càng phát triển lan rộng khắp thế giới.


3. Giáo lý chung

Đức Phật đưa ra bốn chân lý: khổ, nguyên nhân của khổ, diệt khổ và phương thế diệt khổ để được giải thoát vào Niết bàn.

a. Khổ đế
 
Theo Đức Phật, cái được gọi là xe là cái được tập hợp bởi càng xe, bánh xe và thùng xe. Con người vô ngã. Con người là tập hợp của các yếu tố tinh thần và vật chất: sắc uẩn, thụ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn và thức uẩn. Gọi là ngũ uẩn.

Con người phải chịu đau khổ: sinh là khổ, bệnh là khổ, lão là khổ và tử là khổ, phải kết hợp với cái mình không ưng là khổ, phải xa lìa cái mình yêu thích là khổ và bất cứ cái gì ta muốn mà không được là khổ.

Đức Phật giải thích giáo lý về khổ bằng hai pháp ấn: tất cả các hành đều “vô thường” và tất cả các pháp đều “vô ngã”. Nghĩa là mọi sự vật không chỉ thay đổi liên tục mà còn không có thực thể độc lập, vĩnh hằng.

Đó là chân lý về bản chất của khổ, vậy đâu là nguyên nhân?

b. Tập đế

Đức Phật dạy về những nguyên nhân dẫn đến khổ. Nguyên nhân của khổ nơi con người là do dục vọng. Chính dục vọng là nguyên nhân thúc đẩy con người chiếm đoạt cái mình yêu thích. Hành vi chiếm đoạt ấy tạo Nghiệp cho kiếp sống mai hậu. Đẩy con người vào kiếp sống mới để đền báo…Cứ như thế, sanh rồi tử, tử rồi sanh, con người rơi vào vòng luẩn quẩn, gọi là Thập nhị nhân duyên. Con người muốn thoát khỏi vòng luẩn quẫn này chỉ có một con đường duy nhất là thực hành chân lý thứ ba, tức là diệt dục vọng.

c. Diệt đế
 
Nguyên nhân gây ra khổ là dục vọng. Theo lời Phật dạy, con người có thể nhận ra khổ và nguyên nhân dẫn đến khổ. Vậy con người có muốn hết khổ hay không? Nếu muốn, con người thi hành chân lý thứ ba của Phật là diệt đế tức là diệt dục vọng, từ bỏ Tham, Sân, Si trong cuộc sống. Diệt cỏ phải diệt tận gốc, con  người phải khử trừ tận gốc rễ nguyên nhân gây ra khổ. Khi đó con người mới có thể vào Niết Bàn, thoát khỏi ràng buộc sanh tử.

d. Đạo đế
 
Thường thường con người ngủ nhiều hơn thức. Họ bị cơm áo gạo tiền, địa vị và danh vọng che lấp tầm nhìn. Vì thế, con người khó có thể diệt được dục vọng cũng như thoát khỏi ý thức sai lầm. Đức Phật thấy rõ con người cần phải được đánh thức nghĩa là có người chỉ dẫn để giúp con người có thể đạt đến Niết bàn. Đức Phật đề ra Đạo đế là con đường tu dưỡng. Tựu trung, Đức Phật khuyên tín đồ cần có sự hiểu biết, suy nghĩ chín chắn để từ đó đưa đến hành động đúng. Và luôn tâm niệm điều thiện, cố gắng phấn đấu ngày một tấn tiến.

Lời dạy của Đức Phật nhằm thúc đẩy sự phát triển hành vi đạo đức (Giới) kỷ luật tinh thần (Định) và trí năng (Tuệ).

Con đường giải thoát do đức Phật mở ra cho tất cả mọi người không phân biệt sang hèn. Đây là một cách sống giản dị, thực tiễn trong mọi hoàn cảnh xã hội. Vấn đề ở chỗ  là con người có kiên nhẫn hay không mà thôi.


4. Tổng lược các tông phái Đạo Phật

Bốn mươi lăm năm rao giảng, Đức Phật không để lại cho đời một tác phẩm nào hết. Sau khi Phật độ ít lâu, các đệ tử họp nhau nhắc lại các lời rao giảng của Đức Phật. Họ thảo luận rồi dọn thành ba tạng kinh viết bằng tiếng Pali.
Phật độ khoảng hai thế kỷ, có sự bất đồng quan điểm giữa các đệ tử đối với cách hiểu giáo lý của Đức Phật.Từ đó trong nội bộ chia ra làm nhiều trường phái khác nhau. Có hai phái nổi trội hơn hết là Tiểu thừa và Đại thừa.

a. Tiểu thừa
 
Do bậc trưởng lão chủ trương theo đúng giáo pháp của Phật. Điểm đặc biệt của phái này, trước tiên là chỉ nhận có Niết bàn, ai tu hành đắc đạo là vào Niết bàn. Niết bàn là một cảnh giới tịch tĩnh, bất sinh bất diệt, không còn sự ham muốn, không có sự khác biệt. Thứ đến, chỉ sùng bái Tam bảo và thờ Đức Thích Ca mầu Ni Phật.

b. Đại thừa
 
Do đại chúng chủ trương và lấy vi chỉ  của Phật mà mở rộng cái phạm vi của giáo pháp để đạt đến chân lý tuyệt đối. Đại thừa mở rộng Phật giáo ra thành một môn triết học bao hàm hết thảy vạn pháp mênh mông như trời như bể, mà rút lại chỉ có chữ Tâm. Tâm của vạn pháp với Tâm của Phật là một. Tâm là Phật.

Theo các nhà nghiên cứu Phật học, sở  dĩ có Đại thừa và Tiểu thừa là vì căn khí chúng sinh có cao thấp, có lớn nhỏ nên Phật mới tùy căn cơ, mà thuyết pháp mà phái Thiên thai gọi là “Ngũ thời thuyết pháp”.


II. QUAN NIỆM CỦA PHẬT GIÁO VỀ SỰ CHẾT

Với cái nhìn tổng quát về Phật giáo, từ thân thế của Đức Phật, hoàn cảnh phát xuất, giáo lý chung và các tông phái. Vậy trong giáo lý đó, Phật giáo đã trình bày quan niệm của mình về cái chết thế nào?

Ta biết rằng giáo lý của Đức Phật khi được truyền bá vào mỗi nơi và tuỳ theo từng giai đoạn đã có sự biến đổi chút ít cho phù hợp với hoàn cảnh và nhu cầu của mỗi thời và mỗi nơi. Điều này có thể diễn tả qua sự xuất hiện và hình thành các tông phái. Vì thế, khi tìm hiểu quan niệm về cái chết trong giáo lý của Phật giáo, thiết tưởng cũng cần phải theo tiến trình biến đổi qua thời gian và không gian. Do đó, trước tiên cần phải biết Đức Phật – có thể coi là ông tổ của Phật giáo – đã quan niệm thế nào về cái chết, kế đến quan niệm đó đã được trình bày nơi các tông phái thế nào.


1. Quan niệm của Đức Phật về cái chết

Thật ra khi tìm hiểu quan niệm của Đức Phật về cái chết không phải dễ, bởi giáo lý căn bản của Ngài như đã trình bày ở trên, chỉ xoay quanh Tứ diệu đế, Ngài không bàn riêng về cái chết. Ta chỉ có thể rút ra từ giáo lý đó quan niệm của Ngài về cái chết mà thôi.

Trước hết, Đức Phật tìm ra giáo lý của Ngài khởi đi từ cái chết hay cái chết là một trong những nguyên nhân dẫn đến giáo lý của Ngài. Với bốn lần xuất du, Ngài đã chứng kiến bốn khía cạnh của cuộc sống con người qua bốn cảnh: người già, người đau ốm, người chết và người tu hành. Chính cái chết là một động lực thúc đẩy Ngài suy nghĩ và nhận thấy rằng: chết là khổ, để từ đó Ngài quyết tìm con đường giải thoát khỏi khổ, đó chính là Tứ diệu Đế. Ngài suy niệm như sau: “chính ta phải chịu sanh, già, bệnh, chết, phiền não và ô nhiễm. Tại sao vẫn mãi mê chạy theo những điều mà bản chất vẫn còn như vậy. Vì chịu sanh, lão, bệnh, tử, phiền não và ô nhiễm, ta đã nhận thức sự bất lợi của những điều ấy. Hay ta thử đi tìm cái chưa thành đạt, cái tối thượng và tuyệt đối chu toàn Niết bàn. Đời sống tại gia rất tù túng chật hẹp, là chỗ ẩn náu của bụi trần ô trược, nhưng đời của bậc xuất gia quả thật là cảnh trời mênh mông bát ngát! Người đã quen với nếp sống gia đình ắt thấy khó mà chịu được đời sống đạo hạnh thiêng liêng với tất cả sự toàn hảo và trong sạch của nó”
[1]. Đức Phật sau khi thành đạo dưới gốc cây bồ đề, liền nghĩ đem giáo pháp mà ngài vừa chứng được ra truyền bá cho chúng sanh. Tứ Diệu Đế là giáo lý cao siêu của Đức Phật, có một bố cục rất kỳ diệu, được Đức Phật sắp xếp theo một thứ tự khôn khéo, hợp lý, hợp tình. Đức Phật đóng vai trò một lương y tiên định bệnh để tìm ra nguyên nhân của những căn bệnh đó, và đưa ra phương thuốc để chữa trị.

 Trong Tứ diệu Đế, với khổ đế Đức Phật chỉ ra cho ta thấy rằng chết là một trong những khía cạnh của bát khổ
[2]. Trong bốn hiện tượng vô thường sinh, lão,bệnh, tử thì cái chết làm cho chúng sanh kinh hãi nhất. Cái chết khổ không những về mặt thân xác nhưng chính yếu là về mặt tinh thần. Cái đau khổ thể xác của người sắp chết có lẽ không nhiều bằng cái đau tinh thần. Khổ vì tử biệt, khổ vì sợ hãi, khổ vì biết mình phải chết, đó là “khổ khổ”, có nghĩa là cái khổ chồng chất lên cái khổ, là một trong Tam khổ mà kinh Phật nói đến[3]. Trong Khế kinh có nói: “phàm vật chi có hình tướng đều bị hoại diệt”. Thân xác con người chịu chi phối bởi luật vô thường. Nguyên nhân của cái chết là do vạn pháp trong vũ trụ đều bị luật vô thường chi phối, nên không tồn tại mãi.

Cái chết là khổ vì được nhìn dưới nhãn giới của những nhân duyên được ghi trong Tập đế của Đức Phật. Cái độc sáng nhất và là khám phá mới mẻ của Đức Thế Tôn chính là luật Thập Nhị Nhân Duyên, trong đó chết là nhân duyên thứ mười hai. Các nhân duyên này tụ tập mà sinh ra mãi gọi là “Duyên Hà Mãn”, hay là “Thuận Sinh Tử Lưu”. Trái lại, nếu cứ lần lượt dứt hết nhân duyên này đến nhân duyên kia thì gọi là “Duyên Hà Khuynh”, nghĩa là “Sinh Duyên Nghiêng Cạn”, hay “Nghịch Sinh Tử Lưu”. Sở dĩ con người cứ quanh quẩn mãi trong Thập nhị nhân Duyên là do phiền não và mê lầm. Theo Đức Phật, có mười phiền não mê lầm gốc: tham, sân, si, mạn, nghi, thân kiến, biên kiến, kiến thủ, giới cấm thủ, tà kiến. Cũng theo Đức Phật muốn cái chết không còn là cái khổ thì cần diệt đi những phiền não, vì “còn phiền não thì còn dệt ra sanh tử luân hồi, không còn phiền não thì không còn dệt ra sanh tử”. Đó là con đường Diệt đế.

Muốn thế, cần phải có phương pháp, đó chính là Đạo đế. Trong Đạo đế, “Tứ Niệm Xứ” (bốn điều mà kẻ tu hành thường để tâm nhớ nghĩ đến) dạy ta cần phải “Quán thân bất tịnh” (tập trung tư tưởng quan sát tường tận về sự dơ bẩn của cái thân ta), “Quán tâm vô thường” (tâm vô thường nghĩa là cái tướng của tự tâm ta luôn luôn thay đổi), “Quán pháp vô ngã” (mọi pháp không có tự tướng) và “Quán thọ thi khổ” (có nhận lãnh là có khổ). Khi đã quán được tâm vô thường và pháp vô ngã thì ta thoát khỏi vòng sinh tử luân hồi, được như vậy cái chết không còn là cái khổ nữa.

Vì vậy khi nói về Tứ diệu Đế, Đức Phật làm nổi rõ lên: cái chết của con người là một điều hiển nhiên, nằm trong luật vô thường, chết là khổ. Sở dĩ chết là khổ vì ta mê lầm và vô minh, muốn thoát ra khỏi luật vô thường ấy và luôn chấp ngã. Diệt được vô minh và mê lầm thì hết khổ, đó chính là Niết bàn.
Với dòng thời gian, giáo lý của Đức Phật đã được hậu thế giải thích và quảng diễn có những điểm khác nhau nơi các tông phái. Vì vậy quan niệm về cái chết nơi các tông phái cũng có phần khác nhau. Ở đây ta tìm hiểu về giáo lý của Tiểu thừa và Đại thừa về cái chết.


2. Quan niệm của Phật giáo Tiểu thừa và Đại thừa về sự chết

a. Quan niệm của Phật giáo Tiểu thừa về sự chết
 
Phật giáo Tiểu thừa được phát xuất từ nhóm Trưởng lão và cho rằng giáo lý Đức Phật chỉ là cỗ xe nhỏ, chỉ có người tu hành mới giải thoát mình khỏi đau khổ “tự độ tự tha”. Họ cho rằng Phật không hoá thân mà chỉ có một Phật Thích Ca Mâu Ni.

Có thể nói Tiểu thừa là phái chủ trương trung thành theo đúng giáo pháp của Đức Phật mà học tập và tu hành không thêm bớt gì cả. Phái Tiểu thừa chủ trương tuân theo kinh Phật, làm đúng lời Phật. Phái này phát triển xuống phía Nam, gọi là hệ phái Nam tông
[4]. Khi nghiên cứu Phật giáo Nam Tông, ta chỉ có thể dựa trên Kinh Tam Tạng.

Giáo lý căn bản của Tiểu thừa về phương diện nhận thức gồm trong ba chủ thuyết: Chư hành vô thường, Chư pháp vô ngã và Niết bàn tịch tĩnh, thường gọi là Tam pháp ấn. Thực ra, đó chỉ là lối đào sâu và nhấn mạnh giáo lý của Đức Phật.

Theo họ thì vô thường là một chân lý hiển nhiên, xẩy ra trước mắt chúng ta, vạn pháp trong thế gian đều lưu chuyển biến dịch, không có gì thường trụ bất biến, không có vật nào đã có mà lại không mất, có là bởi nhân duyên giả hợp, một khi nhân duyên ly tán thì sự vật cũng tiêu tan, không phải khi sinh mệnh ta hiện ra mới gọi là sinh, và cũng không phải khi sinh mệnh ta chấm dứt mới gọi là chết, mà kỳ thực trong từng phút giây, ta đã từng sống và đã từng chết. Vì vậy có thể nói “sống để mà chết và chết để mà sống”, đã có sinh thì ắt có tử, có thành thì cũng có diệt, bất cứ hiện tượng nào trên trần gian  cũng đều trải qua bốn thời kỳ: sinh, trụ, dị và diệt, đó là luật vô thường. Dù lâu hay mau, dài hay ngắn, mỗi một kiếp sống đều có có thuỷ có chung và làm thành giai đoạn vô thường mà Nhà Phật gọi là “Nhất kỳ vô thường”. Vì vậy, chết có thể được coi như chấm dứt của “Nhất kỳ vô thường” và mở đầu cho “Nhất kỳ vô thường” khác, là điều kiện tất yếu của cái sinh sắp tới. Vì thế chết là điều tất yếu trong vận hành vô thường của vạn pháp. Người ta sở dĩ đau khổ là vì nhận thức sai lầm rằng: vạn sự luôn thường trụ bất biến và luôn mong muốn nó thường tru,ï ngay cả mạng sống con người.

Còn về thuyết vô ngã, giáo lý Tiểu thừa cho rằng cái “Ta” là giả (vọng), nghĩa là không phải không có mà là không thật, khi mê thì thấy là “Ta” còn khi tỉnh ngộ thì lại thấy là “chân tánh”, là “chân thể”. Cái mà ta gọi là “Ta” đó chẳng qua chỉ là sự hợp lại của Ngũ uẩn
[5]. Sắc thân (thân xác) mà ta gọi là “của Ta” đó lại được hợp bởi Tứ đại[6]. Khi tứ đại lìa nhau thì không còn sắc thân nữa, thân xác tan rã đó là chết phần thể xác, hay nói cách khác mỗi khi tứ đại rời nhau mỗi thứ trở về mỗi loại của nó, là lúc chết của phần xác. Còn cái tâm “của Ta” được diễn tả bằng đời sống luân lý, có thể phân thành bốn loại là: thọ, tưởng, hành, thức đều không có cái gì  gọi là “Ta” cả. Khi đưa ra thuyết vô ngã, Phật giáo Tiểu thừa muốn nói rằng trong vạn pháp không có thần ngã bất diệt như linh hồn trong các tôn giáo cũng như các học thuyết khác để cứ lưu chuyển ở chỗ sinh tử, vào ra chỗ thiên đường hay địa ngục, nhưng muốn nói rằng cái thần ngã ấy là cái uẩn ngã do ngũ uẩn hoà hợp mà thành. Khi ngũ uẩn tan rã thì cái uẩn ngã cũng bị tiêu diệt như khói sương, chứ không phải là cái chân ngã. Đây là điều cốt yếu mà chính Đức Phật đã trình bày.

b. Quan niệm của Phật giáo Đại thừa về cái chết

Phật giáo Đại thừa do phái Đại chúng  lập ra và cho rằng giáo lý của Đức Phật là cỗ xe lớn, người tu hành không chỉ giải thoát riêng cho mình mà phải có trách nhiệm giải thoát cho nhiều người. Trên cỗ xe lớn có nhiều chúng sinh cùng lên với Phật. Phái Đại thừa chủ trương hiểu Phật để hành đạo hợp với điều kiện của chúng sinh. Phật không là một mà Phật còn hoá thân, mọi người đều có phật tính “tự độ tự tha, tự giác giác tha”. Phái này phát triển lên phía Bắc, gọi là Bắc tông[7].

Có thể nói giáo lý của Đại thừa hàm chứa giáo lý của Tiểu thừa, đại để cũng đồng với Tiểu thừa ở phạm vi nhận thức, nhưng lại còn vượt lên xa hơn và tiến sâu vào bản thể của sự vật, chứ không đơn thuần nhìn sự vật dưới khía cạnh hiện tượng. Vậy trong giáo lý căn bản đó Đại thừa đã quan niệm thế nào về cái chết?

Trong “Phật học tinh hoa” của tác giả Thu Giang Nguyễn Duy Cần, tác giả cho thấy phái này chủ trương “sự vật vô thường”, luôn biến dịch và liên miên tiếp tục nhau. Nếu ta nghiên cứu trên phương diện hiện tượng, thì rõ ràng là có sinh, có diệt hẳn hoi. Nhưng nếu xét kỷ hơn, sự vật khi được nhìn trên phương diện hiện tượng nó đã bị ta “Nhận thức hoa”ù. Lúc này nó tuỳ vào nhận thức của ta. Sự nhận thức của ta chỉ hạn chế trong giác quan. Như vậy sự vật tuy có nhưng có theo sự nhận thức hạn định của giác quan ta mà thôi. Thực tại như ta biết đã bị “nhận thức hoá”. Ta mới chỉ dừng ở hiện tượng bên ngoài của sự vật mà chưa khám phá được bản thể của nó. Thật ra thực tại là thực tại, không thể suy tư đo lường bằng bất cứ ý niệm nào. Thực tại gốc chẳng thể hình dung, không thể đo lường, cho nên Đại thừa gọi nó là “Chân như”. Cái mà ta nhận thấy có sinh diệt, có luân hồi chỉ là những biến động, những sinh diệt và luân hồi trên phương diện hiện tượng mà thôi, còn trên phương diện bản thể thì thực tại không có gì là biến động, sinh diệt. Sinh và diệt chỉ là giả tướng của biến hoá còn bản thể thì chưa từng sinh diệt cũng chưa từng biến động. Vì thế, có thể nói khi nhìn con người với sự sinh tử, luân hồi thì mới chỉ dừng trên phạm vi hiện tượng, chưa đi vào bản thể con người. Hay nói cách khác, trên phương diện hiện tượng ta thấy có cái chết, nhưng trên phương diện bản thể của con người thì không có.

Cũng thuộc phái này, Phật giáo Tây Tạng còn mô tả rõ hơn hiện tượng chết nơi con người. Ngay trong lời giới thiệu của Đức Dalai Lama về tác phẩm “Tạng thư sống chết” của thầy Soyual Rinpoche, tác giả viết: “Tôi có khuynh hướng nghĩ đến sự chết cũng như thay bộ y phục khi nó đã cũ mòn hơn là một cái gì hoàn toàn chấm dứt. Tuy vậy cái chết không thể biết trước, ta không thể biết được khi nào cái chết đến với ta, và ta sẽ chết như thế nào. Bởi thế tốt hơn cả là ta hãy dự phòng một số việc trước khi cái thực sự xảy ra”. Chỗ khác ông còn viết: “chết là một phần tự nhiên của sự sống mà tất cả chúng ta chắc chắn sẽ phải đương đầu không sớm thì muộn”. Trong tác phẩm này thầy Soyual còn trình bày về hai nguyên nhân của cái chết, trước hết là Thọ mạng tận tức là do Nghiệp lực mà mỗi người chúng ta đều có một thọ mạng, và khi nó chấm dứt thì thực khó mà kéo dài đời sống. Tuy vậy người tập Yoga có thể vượt giới hạn ấy và thực sự kéo dài được một thời gian thọ mạng đó. Nguyên nhân thứ hai là chết phi thời gian, tức là chết trước thời thọ mạng tận.

Tuy nhiên người ta nói rằng nếu do trở ngại nào đó mà có thể chết bất đắc kỳ thì cái chết ấy có thể dễ dàng tránh được, miễn là ta biết trước nhờ vào các dấu hiệu, điềm báo, chiêm bao, “hình ảnh cái bóng”,… để có thể báo trước cho một người biết mạng sống của họ lâm nguy, và báo cho họ biết nên dùng các pháp môn để kéo dài thọ mạng trước khi những chướng ngại ấy xảy đến. Nhưng rủi thay chỉ có một số rất ít người có khả năng chuyên môn để có thể đoán giải hết dấu hiệu này.

Cũng trong tác phẩm này, tác giả còn cho biết tiến trình chết được giải thích cặn kẽ trong nhiều sách Tây Tạng. Cốt yếu nó gồm hai giai đoạn tan rã: một sự tan rã bên ngoài khi các căn và tứ đại phân tán, và một sự tan rã bên trong thuộc về các ý tưởng và cảm xúc thô và tế. Nhưng trước hết ta cần hiểu rõ những thành phần của thể xác và tâm thức ta những thứ sẽ phân tán vào lúc chết.

Theo tác giả thì chết gồm hai giai đoạn tan rã: tan rã bên ngoài và tan rã bên trong
[8].

1) Sự tan rã bên ngoài

Xảy ra khi các Căn và Tứ đại phân tán. Sự tan rã bên ngoài xảy ra khi giác quan và tứ đại phân tán. Điều trước tiên ta có thể ý thức được là các giác quan ta ngưng hoạt động.

Bốn giai đoạn tan rã kế tiếp đi kèm với sự tan rã của tứ đại:

- Địa đại: Trước hết, thân xác chúng ta khởi sự mất hết sức mạnh. Chúng ta kiệt quệ không còn chút năng lực nào. Ta cảm thấy như mình đang bị nhận chìm xuống đất hay đang bị một sức nặng ghê gớm nghiền nát…Khi sắc uẩn phân tán, ta trở nên yếu đuối mong manh. Tâm ta giao động,…

Đấy là dấu hiệu Địa đại đang rút vào Thuỷ đại. Điều này có nghĩa rằng gió liên hệ đến Địa đại đang trở thành ít có khả năng cung cấp một nền tảng cho ý thức, và khả năng của Thuỷ đại bây giờ rõ rệt hơn. Bởi thế “dấu hiệu bí mật” đang xuất hiện trong tâm, lúc đó ta thấy một hình ảnh chập chờn.

- Thuỷ đại: Kế đến, chúng ta khởi sự mất khả năng kiểm soát chất lỏng trong thân. Mùi tử khí bắt đầu phảng phất xung quanh. Khi Thọ uẩn phân tán thì những cảm giác của thân yếu dần. Tâm ta đâm ra mịt mờ, bất mãn, cáu tức và nóng nảy. Chúng ta như cảm thấy mình bị dìm trong đại dương hay cuốn trôi trong dòng nước lớn.

Thuỷ đại đang tan rã vào Hoả đại, bây giờ Hoả đại thắng lướt và có khả năng nâng đỡ tâm thức. Bởi thế “dấu hiệu bí mật” là người sắp chết thấy một đám mờ mờ như khói cuộn.

- Hoả đại: Tiếp theo là tất cả hơi ấm trong cơ thể bắt đầu mất dần từ chân tay cho đến tim. Có thể có một luồng khói xuất từ đỉnh đầu. Hơi thở lạnh giá khi qua miệng và mũi. Tưởng uẩn đang phân tán, và tâm ta lơ lửng giữa sáng suốt và mê mờ. Càng lúc ta càng khó nhận ra cái bên ngoài.

Hoả đại đang tan vào Phong đại, nên bây giờ nó không thể làm nền tảng cho tâm thức được nữa, mà khả năng của Phong đại rõ rệt hơn. Bởi thế “dấu hiệu bí mật” là những đốm sáng châïp chờn trên một ngọn lửa mở ra như  những con đom đóm.

- Phong đại: Sau cùng ta cảm thấy càng lúc càng khó thở. Không khí như thoát ra ngõ yết hầu chúng ta. Chúng ta khởi sự thở hổn hển. Những hơi thở vào càng lúc càng ngắn và khó nhọc, hơi thở ra càng lúc càng dài, và chúng ta hoàn toàn bất động.

Khi Hành uẩn phân tán, tâm trở nên hoang dã, không biết gì về thế giới bên ngoài. Cảm giác liên lạc cuối cùng của ta với thế giới bên ngoài đang tan mất. Chúng ta khởi sự có những ảo giác và thấy các cảnh tượng: Nếu trong đời ta đã tạo nhiều nghiệp ác, ta có thể trông thấy những hình thù ghê rợn. Những ám ảnh và những giây phút kinh hãi của đời ta bây giờ quay lại, và có khi chúng ta cố la lên vì kinh hoàng. Nếu chúng ta đã sống có lòng tử tế, xót thương thì chúng ta có thể kinh nghiệm những cảnh thiên đường đầy hỉ lạc, bạn bè thân yêu hoặc những bậc giác ngộ.

Điều đang xảy đến là Phong đại đang tan vào tâm thức. Những ngọn gió đều tập hợp lại trong “gió nâng đỡ đời sống” nằm ở tim. Bởi thế “dấu hiệu bí mật” là thấy một ngọn đuốc hay đèn đỏ rực. Hơi thở vào càng nông cạn, hơi thở ra càng sâu. Máu tụ lại đi vào trong “kinh mạch của sự sống”. Ba giọt máu lần lượt tụ lại, gây nên ba hơi thở cuối cùng. Rồi thình lình hơi thở chúng ta chấm dứt. Chỉ còn lại một chút hơi ấm nơi tim ta. Mọi dấu hiệu của sự sống không còn, và đây là điểm mà sự xét nghiệm lâm sàng cho là “chết”. Nhưng những bậc thầy Tây tạng nói dến một tiến trình bên trong vẫn còn tiếp diễn. Thời gian giữa sự ngưng thở và thời gian chấm dứt hơi thở bên trong được cho là khoảng chừng bữa ăn, tức khoảng hai mươi phút. Nhưng không có sự  chắc chắn, và toàn thể tiến trình này có thể xảy ra rất nhanh.

2) Sự tan rã bên trong

Đồng thời với sự tan rã bên ngoài là sự tan rã bên trong, nó thuộc về các ý tưởng và cảm xúc thô tế.  Trong quá trình tan rã nội tâm, ở đấy những tâm trạng và cảm xúc từ thô đến tế tan rã, có bốn tầng lớp tâm thức vi tế được gặp gỡ. Ở đây tiến trình chết phản ảnh ngược lại với tiến trình đầu thai.

Trong tiến trình đầu thai, khi tinh huyết cha mẹ gặp gỡ, tâm thức ta do nghiệp thúc đẩy, bị kéo vào. Trong thời kỳ phát triển bào thai, tinh chất của cha an trú trong luân xa ở đỉnh đầu. Tinh chất người mẹ an trú trong luân xa được nói là nằm dưới rốn chừng bốn ngón tay. Chính từ nơi hai tinh chất này đưa đến những giai đoạn “xuất hiện”, “tăng trưởng” và “thành tựu”. Và khi chúng ta hơi tỉnh giấc trở lại, Ánh sáng căn bản loé lên như một bầu trời vô nhiễm không mây mù. Đôi khi đấy gọi là “tâm với ánh sáng trong của sự chết”. Đức Dalai Lama nói: “tâm thức này là tâm thức sâu xa nhất. Chúng ta gọi đó là Phật tính, suối nguồn thực sự của mọi thức. Dòng tương tục của tâm thức này kéo dài ngay cả đến khi thành quả Phật”.

Thế thì cái gì xảy ra khi ta chết? Nó giống như ta trở về trạng thái nguyên uỷ của ta, mọi sự đều tan rã, khi thân và tâm đã được gỡ rối. Ba độc tham, sân, si cùng chết, có nghĩa là tất cả những cảm xúc tiêu cực, gốc rễ của sinh tử thực sự chấm dứt. Và tiến trình ấy đưa chúng ta đi đâu? – Đi trở về nền tảng nguyên uỷ của tự tánh tâm, trong tâtÙ cả vẻ đơn giản tự nhiên và thuần khiết của nó. Khi tham, sân, si chết, thì chúng ta càng trở nên thanh tịnh.

Về các giai đoạn chết, có nhiều mô tả hơi khác về chi tiết và thứ tự. Những gì giải thích ở đây là theo mô tả thông thường, nhưng nó cũng có thể đổi khác tuỳ từng cá nhân, hoặc thay đổi có thể xảy ra do hậu quả chứng bệnh đặc biệt của người chết, và tình trạng các huyệt đạo, khí lực và tinh thần. Trong trường hợp chết bất ngờ hay chết vì tai nạn, tiến trình này cũng vẫn xảy ra nhưng cực kỳ nhanh chóng.

Toàn thể sinh tồn của ta được quyết định bởi các đại chủng: đất, nước, lửa, gió và khoảng không. Nhờ các đại chủng này mà thân thể thành hình và tồn tại, và khi chúng tan rã thì ta chết. Chúng ta thường quen thuộc với những đại chủng bên ngoài, là những thứ định đoạt cách thế chúng ta đang sống. Nhưng chúng ta cũng nên biết rằng chúng cũng tác động ảnh hưởng lên các đại chủng bên trong cơ thể chúng ta, và tiềm năng cùng tính chất của năm đại chủng này cũng hiện hữu trong tâm chúng ta.

 Như thế có thể nói cách dễ nhất để hiểu cái gì xảy ra trong tiến trình chết, với sự tan rã bên trong và bên ngoài của nó, là xem nó như  một phát triển tuần tự và sự sinh khởi của những tầng lớp tâm thức càng lúc càng vi tế hơn. Mỗi tầng lớp nổi lên sự tan rã liên tục của hợp thể thân tâm, khi tiến trình tuần tự di chuyển về hướng ở đấy có sự hiển lộ cái tâm vi tế hơn tất cả: Ánh sáng Căn bản hay Điểm Linh Quang.

Tác giả còn đi xa hơn cho ta thấy cả kinh nghiệm cận tử và thoát xác. Trong kinh nghiệm cận tử, thường khởi đầu bằng một kinh nghiệm thoát xác: người ta có thể trông thấy thân thể của chính họ cũng như thấy hoàn cảnh chung quanh, điều này trùng hợp với điều đã được nói trong Tử thư: “tôi nhớ mình tỉnh dậy khỏi hôn mê rồi trôi giạt và tự thấy mình đã ra khỏi xác, đang lơ lửng trên không, nhìn xuống cái thân xác của tôi. Tôi chỉ biết mình có một óc não và đôi mắt, mà không nhớ đã có một xác thân. Trong kinh nghiệm cận tử, tâm tạm thời thoát khỏi thân xác và kinh qua một số

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô