Thứ ba, ngày 30 tháng 04 năm 2024 | 11:06 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

HỌC VIỆN CÔNG GIÁO VIỆT NAM

Danh sách môn học

 

Cử Nhân

 

 

Chương trình Thần học là chương trình đào tạo căn bản của Học Viện, hoạt động theo Qui chế đã được Tòa Thánh chấp thuận và công bố.

Khoa Thần học đào tạo theo hai chương trình:

1. Cử nhân Thần học (STB) 5 năm
2. Thạc sĩ Thần học (STL) 3 năm theo hai chuyên ngành: Thần học Thánh kinh và Thần học Tín lý.

Điều kiện ghi danh thi tuyển vào chương trình STB:
– Bằng Cử nhân Đại học hoặc văn bằng tương đương.
– Nhận hồ sơ ứng tuyển từ tháng 2;
– Các môn thi: Giáo lý, Ngữ văn và Anh văn.

Điều kiện ghi danh thi tuyển vào chương trình STL:
– Bằng Cử nhân Thần học hoặc Chứng Chỉ tốt nghiệp chương trình Thần học tại Đại Chủng Viện hay Học Viện.
– Các môn thi: Thần học Tổng Quát, Thần học chuyên biệt và Anh văn.

Thời gian thi tuyển vào hai chương trình STB và Thạc sĩ Thần học (STL): Tháng 4 hằng năm.

Phần 1: Triết học - Philosophy

 

120 ECTS

Đại Cương – General Introduction 12 ECTS
Nhập môn Triết học – Introduction to Philosophy 3 ECTS
Tâm lý học Tổng quát – General Psychology 3 ECTS
Xã hội học – Sociology 3 ECTS
Nhập môn Thần học – Introduction to Theology 3 ECTS
Triết Sử – History of Philosophy 12 ECTS
Triết sử Cổ đại – History of Philosophy: Ancient period 3 ECTS
Triết sử Trung cổ – History of Philosophy: Middle Ages 3 ECTS
Triết sử Cận đại – History of Philosophy: Modernity 3 ECTS
Triết sử Hiện đại – History of Philosophy: Contemporary 3 ECTS
Triết chuyên biệt-Other Courses of Philosophy 45 ECTS
Siêu hình học 1 – Metaphysics 1 3 ECTS
Siêu hình học 2 – Metaphysics 2 3 ECTS
Tri thức luận – Epistemology 3 ECTS
Thần lý học – Philosophy of God 3 ECTS
Luận lý học – Formal Logic 3 ECTS
Thông diễn học – Hermeneutics 3 ECTS
Hiện tượng luận – Phenomenology 3 ECTS
Triết học về ngôn ngữ – Philosophy of Language 3 ECTS
Triết học về thiên nhiên – Philosophy of Nature 3 ECTS
Triết học về khoa học – Philosophy of Science 3 ECTS
Triết học về tôn giáo – Philosophy of Religion 3 ECTS
Triết học về con người – Philosophical Anthropology 3 ECTS
Triết học chính trị – Political Philosophy 3 ECTS
Đạo đức học – Moral Philosophy 3 ECTS
Tâm lý Nhân cách – Psychology of Personality 3 ECTS
Triết Đông và Văn hóa – Oriental Philosophy And Culture 12 ECTS
Triết Đông Phương (Khổng + Lão)  3 ECTS

Oriental Philosophy I: Confucianism and Taoism

 

Triết Đông Phương (Hindu + Phật)

 3 ECTS

Oriental Philosophy II: Hinduism and Buddhism                 

 

Văn hóa và Tín ngưỡng Việt Nam

 3 ECTS

Culture and Beliefs in Viet Nam

 

Việt văn – Vietnamese

 3 ECTS
Ngôn ngữ và Phương pháp – Languages & Methodology 24 ECTS
English 1A 3 ECTS
English 1B 3 ECTS
English 2A 3 ECTS
English 2B 3 ECTS
Latin 1 3 ECTS
Greek 1 3 ECTS
Phương pháp nghiên cứu-Methodology 3 ECTS

Đọc các bản văn triết học

 

Reading of Philosophical texts

3 ECTS
Thi Cuối khóa và Tiểu luận  
Comprehensive Exam and Paper

 

CHƯƠNG TRÌNH THẦN HỌC DÒNG TÊN

  1. Mục đích chung

Chương trình thần học tại Học Viện hướng đến việc cung cấp nền tảng thần học cho học viên, những người đang chuẩn bị mình để dấn thân vào sứ mạng của Dòng Tên tại Việt Nam và vùng Châu Á Thái Bình Dương. Nền tảng này bao gồm:

  1. Hiểu biết căn bản về di sản Giáo Hội Công Giáo
  2. Ý thức và nhạy cảm với bối cảnh văn hoá, xã hội, tôn giáo địa phương
  3. Đào sâu linh đạo, đặc biệt là đặc sủng I-nhã
  4. Trang bị các kỹ năng cần thiết cho sứ vụ

Cụ thể, chương trình này nhắm đến hai mục tiêu:

  1. Trang bị cho học viên và tu huynh Dòng Tên kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực thi sứ mạng trong tương lai, thể theo những chỉ dẫn của Dòng và của Giáo Hội.
  2. Liên kết với một trường thần học Dòng Tên hay với Trung Tâm Thần Học Quốc Tế Vùng Châu Á Thái Bình Dương để học viên nhận được bằng cấp đạt tiêu chuẩn Giáo Hội.
  1. Khung chương trình căn bản

Bên cạnh các tiêu chuẩn của Giáo Hội, chương trình thần học tại Học Viện vận dụng những chỉ dẫn từ tổng hội Dòng Tên 34 và 35 để xây dựng khung chương trình căn bản. Vì vậy, sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ chương trình sẽ bao gồm các yếu tố: phục vụ đức tin và thăng tiến công bình, sứ mạng hòa giải, đối thoại văn hoá và liên tôn, trung tín cách sáng tạo và cộng tác.

  1. Mô tả chương trình tổng quan

Chương trình thần học ưu tiên hướng đến các học viên Dòng Tên đã hoàn thành chương trình triết học. Ngoài ra, chương trình này cũng mở ra với giáo dân, chủng sinh và các tu sĩ nam nữ khác. Để theo chương trình, học viên phải học qua các khoá dẫn nhập về Thánh Kinh và Giáo Lý (24 tín chỉ ECTS), ngôn ngữ Latin (12 tín chỉ ECTS). Trong trường hợp chưa hoàn tất, học viên phải bổ túc chúng trong thời gian theo học tại Học Viện.

Ngôn ngữ giảng dạy ở Học Viện là tiếng Việt và tiếng Anh. Vì vậy, học viên phải có vốn tiếng Anh đủ để học tập và nghiên cứu.

Theo chỉ dẫn chung của Giáo Hội và Dòng Tên, tổng thời lượng chương trình kéo dài trọn bốn năm. Tổng số tín chỉ ECTS phải tích luỹ là 240[1] (đã bao gồm các khoá học liên quan thừa tác vụ thánh và các khoá đặc trưng theo chương trình giáo dục Dòng Tên). Ngoài ra, một số khoá học chọn lọc hay seminar có thể được thêm vào vì lợi ích và nhu cầu của học viên.

Nội dung và phương pháp sư phạm sẽ bám sát với chương trình tổng quan mà trường Thần Học Loyola – Philippines (LST) và Trung Tâm Quốc Tế Thần Học tại LST soạn thảo năm 2004.

[1] Kể từ tháng 8/2021, Học Viện bắt đầu áp dụng hệ tín chỉ ECTS vào chương trình đào tạo. Xem chi tiết tại Tab “Học vụ”

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO THẦN HỌC

CÁC LÃNH VỰC THẦN HỌC

Các môn học trong chương trình cử nhân thần học bao gồm các lãnh vực thần học chính: Thần học thánh kinh, thần học hệ thống, lịch sử Giáo Hội, thần học luân lý, thần học thực hành và mục vụ, ngôn ngữ và các khoá chọn lọc, các khoá chuyên đề.

Thần học thánh kinh: Các môn học liên quan đến Thánh Kinh cung cấp kiến thức tổng quan về văn chương Cựu Ước và Tân Ước, kiến thức chuyên sâu về các sách và những chủ đề thần học quan trọng. Các khoá cổ ngữ (Hy Lạp, Latin, Do Thái) cũng được tổ chức để học viên có thể đọc và đào sâu bản văn thánh kinh.

Thần học hệ thống: Mục đích của việc học thần học hệ thống là cung cấp cho học viên một hiểu biết có phản tỉnh về các mầu nhiệm đức tin Kitô giáo, dưới ánh sáng của đức tin. Các khoá học trong lãnh vực này vừa giúp toát yếu kiến thức đức tin truyền thống, vừa giúp đối diện những vấn đề thần học đương thời. Thêm nữa, các môn học cũng tìm cách để chỉ ra mối tương hệ nội tại giữa các mầu nhiệm Kitô giáo, và với các tri thức khoa học nhân văn. Các khoá thuộc về thần học bí tích và phụng vụ thánh giúp học viên thấm nhuần ý nghĩa và vị trí của các bí tích trong đời sống Kitô hữu.

Thần học lịch sử: Lãnh vực này bao gồm tiến trình phát triển học thuyết quan trọng và những tranh luận về truyền thống Kitô giáo. Ngang qua việc nhấn mạnh bối cảnh lịch sử, các môn học giúp học viên ý thức về cả tầm quan trọng của những giáo thuyết chính yếu, lẫn những cách thế và bối cảnh khác nhau mà các học thuyết và các hệ thống thần học được định hình.

Thần học luân lý: Các khoá học thuộc lãnh vực này giúp học viên hiểu các quy tắc luân lý mà một người phải theo, cũng như hướng đến việc đào tạo nhân cách, viễn tượng cuộc sống, các giá trị cốt lõi và những xác tín căn bản. Những kiến thức ấy giúp con người thi hành điều thiện và đạt đến mục đích tối hậu trong ánh sáng lý trí và đức tin Kitô giáo.

Thần học thiêng liêng và mục vụ: Các môn học này giúp trang bị cho học viên trở thành những thợ gặt tương lai khi đối diện với những khía cạnh thực tế của đời sống Kitô hữu, các bí tích, phụng vụ, giáo luật, các lãnh vực đời sống trần thế như gia đình và xã hội. Ngoài ra, trong viễn tượng muốn đáp lại lời mời gọi truyền giáo tại Á Châu, chương trình cử nhân thần học tại Học Viện cũng bao gồm các môn học về truyền giáo và loan báo tin mừng.

STB CURRICULUM

(according to Academic Areas)

Proper Courses

AREA: SACRED SCRIPTURES

AREA: SYSTEMATIC THEOLOGY

Course ID Descriptive Title ECTS Credits Time Instructor
TD 102 Thiên Chúa Ba Ngôi (Trinity) 6   Fr. Trần Thanh Tân, S.J., STD
TD 103 Christology 6   Fr. Nguyễn Hai Tính, S.J., STD
TD 104 Giáo Hội Học (Ecclesiology) 6   Fr. Trần Thanh Tân, S.J., STD
TD 104.2 Mission And Inculturation 4 Not Available Now Not Specified
TD 104.3 Thần Học Các Tôn Giáo (Theology Of Religions) 6 Not Available Now Fr. Trần Quốc Anh, S.J., PhD
TD 104.6 Mariology 4 Not Available Now Sr. Nguyễn Thị Thảo, F.M.S.R., STL
TD 105.2 Bí Tích Tổng Quát và Khai Tâm (Sacraments: General And Of Initiation) 6 Not Available Now Fr. Đỗ Xuân Vinh, Sài Gòn Diocese, STL
TD 105.3 Sacraments Of Healing: Penance And Anointing 4   Fr. Đỗ Xuân Vinh, Sài Gòn Diocese, STL
TD 105.4 Sacraments Of Vocation: Holy Orders And Christian Marriage 4   Fr. Đỗ Xuân Vinh, Sài Gòn Diocese, STL
TD 106.2 Theology Of Human Person I: Christian Anthropology 4   Fr. Nguyễn Tiến Dưng, A.A., STD
TD 106.3 Nguyên tội và ân sủng (Theology of Human Person II: Sin and Grace) 4 Not Available Now Fr. Nguyễn Tiến Dưng, A.A., STD
TD 106.4 Cánh Chung Học (Eschatology) 4 Not Available Now Fr. Nguyễn Hai Tính, S.J., STD
TD 107 Phụng Vụ (Liturgy/ Christian Worship) 6   Fr. Đỗ Đình Tư, C.S.S.R., SLL
TD 108.2 Vận Chuyển Thần Học Linh Thao (Theological Dynamics Of Spiritual Exercises) 4   Fr. Phạm Trung Hưng, S.J., STD
TF 102 Mặc Khải và Đức Tin (Fundamental Theology I: Revelation And Faith) 6 Not Available Now Fr. Nguyễn Hai Tính, S.J., STD
TF 103 Fundamental Theology II: Scripture, Tradition, Magisterium 6   Fr. Nguyễn Hai Tính, S.J., STD

AREA: MORAL AND SPIRITUAL THEOLOGY

AREA: CHURCH HISTORY – PRACTICAL / PASTORAL THEOLOGY

Prerequister Courses

Thematical Seminars

Elective Courses

Special Courses

Final Papers And Comprehensive Exams For STB

 

Course ID Descriptive Title ECTS Credits Time Instructor
STB 000 STB Comprehensive Examination 0    
STB 001 Luận Văn Tốt Nghiệp (Synthesis Papers) 12 --- Not Specified

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

     Chương trình thần học Sedes Sapientiae

Tại sao phải học thần học?

“Học thần học” đối với nhiều người vẫn còn là một khái niệm nghe có vẻ trừu tượng và xa lạ. Nếu như trước đây chương trình thần học chỉ giới hạn cho các cha, các thầy ở các đại chủng viện, các dòng tu nam thì bây giờ học thần học đã được mở rộng cho các dòng tu, thậm chí cho cả giáo dân và có các phân khoa trong các trường đại học. Tại Việt nam ngày nay đã có nhiều trung tâm, học viện thần học được mở nhằm đào tạo các tu sĩ và các giáo dân quan tâm. Việc huấn luyện, thường huấn giáo lý viên tại các giáo phận hiện nay cũng bao gồm các chương trình thần học thiết yếu. Hơn thế nữa, thực tế ngày nay chúng ta thấy sự hoạt động mạnh mẽ của khoa học, các tôn giáo khác nhau xâm nhập vào mọi khía cạnh đời sống hằng ngày, người ta đặt ra những câu hỏi, thắc mắc, chất vấn về niềm tin, về tôn giáo, về thần linh. Là người Kitô hữu nếu chúng ta không có nền tảng đức tin vững chắn thì sẽ dễ nghe theo các lạc thuyết, không biết phân định, bảo vệ đức tin Kitô giáo. Công đồng vatican II trong hiến chế mục vụ Gaudium et Spes đã nói đến: “Thật vậy, các cuộc nghiên cứu và những khám phá gần đây của khoa học cũng như của sử học và triết học đã khơi lên những vấn nạn mới, có ảnh hưởng đến chính cuộc sống, và đòi hỏi các nhà thần học phải nghiên cứu nhiều hơn nữa”[1]. Vậy tại sao việc học thần học ngày nay được quan tâm như vậy và học thần học để làm gì? Tại sao phải học thần học? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong đề tài này. Đề tài này cũng là bài cuối khóa giúp người viết tập nghiên cứu, tổng quan lại những gì đã học qua môn học “Thần học nhập môn”.

  1. Thần học là gì?

 Thiết nghĩ để hiểu tại sao phải học thần học trước hết chúng ta cần hiểu thần học là gì? “Rất tiếc, đối với nhiều người, thần học là một cái gì bí ẩn, một môn học lạ lẫm tìm cách nói về Thiên Chúa trong thứ ngôn ngữ quá xa lạ với kinh nghiệm thông thường của con người. Thần học xem ra quá trừu tượng. Nó chứa đầy những từ ngữ vừa tưởng chừng quen thuộc song lại khó định nghĩa như: đức tin, công chính hóa, cứu chuộc, ân sủng, ơn cứu độ, mạc khải, cánh chung, thần khí,… những người khác nghĩ về thần học như những hệ thống và những trường phái, Tin Lành hay Công Giáo, Tômít hay Calvinít, trường phái Barth hay trường phái Rahner, nào là thần học Roma, thần học giải phóng, hay thần học nữ quyền,… Thần học có vẻ phức tạp bởi vì nó là âm vọng của quá nhiều tiếng nói và của quá nhiều mối quan tâm”[2].

Theo từ điển Công Giáo định nghĩa thần học: “Thần là Đấng linh thiêng; học là  sự nghiên cứu để hiểu biết. Thần học là khoa học hay môn học nghiên cứu và tìm hiểu về thần linh, Thiên Chúa. Thần học là “sự giải thích – có ý thức và có phương pháp – mặc khải của Thiên Chúa vốn đã được đón nhận và được nắm giữ trong đức tin” (Karl Rahner). Như vậy, thần học có thể được gọi là “đức tin tìm kiếm sự hiểu biết”, là “khoa học của đức tin”. Bởi vì đối tượng của thần học là mặc khải thần linh, nghĩa là việc Thiên Chúa tự biểu lộ nơi Đức Giê-su là Đấng Kitô, nên thần học không phải là sản phẩm có tính thuần túy chủ quan của con người”[3].

Bản chất của thần học:  “là tìm hiểu, suy tư về các vấn đề siêu nhiên và thiêng 

Tại sao phải học thần học?

“Học thần học” đối với nhiều người vẫn còn là một khái niệm nghe có vẻ trừu tượng và xa lạ. Nếu như trước đây chương trình thần học chỉ giới hạn cho các cha, các thầy ở các đại chủng viện, các dòng tu nam thì bây giờ học thần học đã được mở rộng cho các dòng tu, thậm chí cho cả giáo dân và có các phân khoa trong các trường đại học. Tại Việt nam ngày nay đã có nhiều trung tâm, học viện thần học được mở nhằm đào tạo các tu sĩ và các giáo dân quan tâm. Việc huấn luyện, thường huấn giáo lý viên tại các giáo phận hiện nay cũng bao gồm các chương trình thần học thiết yếu. Hơn thế nữa, thực tế ngày nay chúng ta thấy sự hoạt động mạnh mẽ của khoa học, các tôn giáo khác nhau xâm nhập vào mọi khía cạnh đời sống hằng ngày, người ta đặt ra những câu hỏi, thắc mắc, chất vấn về niềm tin, về tôn giáo, về thần linh. Là người Kitô hữu nếu chúng ta không có nền tảng đức tin vững chắn thì sẽ dễ nghe theo các lạc thuyết, không biết phân định, bảo vệ đức tin Kitô giáo. Công đồng vatican II trong hiến chế mục vụ Gaudium et Spes đã nói đến: “Thật vậy, các cuộc nghiên cứu và những khám phá gần đây của khoa học cũng như của sử học và triết học đã khơi lên những vấn nạn mới, có ảnh hưởng đến chính cuộc sống, và đòi hỏi các nhà thần học phải nghiên cứu nhiều hơn nữa”[1]. Vậy tại sao việc học thần học ngày nay được quan tâm như vậy và học thần học để làm gì? Tại sao phải học thần học? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong đề tài này. Đề tài này cũng là bài cuối khóa giúp người viết tập nghiên cứu, tổng quan lại những gì đã học qua môn học “Thần học nhập môn”.

  1. Thần học là gì?

 Thiết nghĩ để hiểu tại sao phải học thần học trước hết chúng ta cần hiểu thần học là gì? “Rất tiếc, đối với nhiều người, thần học là một cái gì bí ẩn, một môn học lạ lẫm tìm cách nói về Thiên Chúa trong thứ ngôn ngữ quá xa lạ với kinh nghiệm thông thường của con người. Thần học xem ra quá trừu tượng. Nó chứa đầy những từ ngữ vừa tưởng chừng quen thuộc song lại khó định nghĩa như: đức tin, công chính hóa, cứu chuộc, ân sủng, ơn cứu độ, mạc khải, cánh chung, thần khí,… những người khác nghĩ về thần học như những hệ thống và những trường phái, Tin Lành hay Công Giáo, Tômít hay Calvinít, trường phái Barth hay trường phái Rahner, nào là thần học Roma, thần học giải phóng, hay thần học nữ quyền,… Thần học có vẻ phức tạp bởi vì nó là âm vọng của quá nhiều tiếng nói và của quá nhiều mối quan tâm”[2].

Theo từ điển Công Giáo định nghĩa thần học: “Thần là Đấng linh thiêng; học là  sự nghiên cứu để hiểu biết. Thần học là khoa học hay môn học nghên cứu và tìm hiểu về thần linh, Thiên Chúa. Thần học là “sự giải thích – có ý thức và có phương pháp – mặc khải của Thiên Chúa vốn đã được đón nhận và được nắm giữ trong đức tin” (Karl Rahner). Như vậy, thần học có thể được gọi là “đức tin tìm kiếm sự hiểu biết”, là “khoa học của đức tin”. Bởi vì đối tượng của thần học là mặc khải thần linh, nghĩa là việc Thiên Chúa tự biểu lộ nơi Đức Giê-su là Đấng Kitô, nên thần học không phải là sản phẩm có tính thuần túy chủ quan của con người”[3].

Bản chất của thần học:  “là tìm hiểu, suy tư về các vấn đề siêu nhiên và thiêng liêng bằng phương diện đức tin. Bất cứ thắc mắc hay câu hỏi có liên quan đến những điều thiêng liêng như thần linh, ma quỷ, thiên đàng, hỏa ngục,… đều liên quan đến thần học. Việc nghiên cứu thần học giúp các thần học gia hiểu biết sâu sắc về truyền thống tôn giáo của họ, truyền thống các tôn giáo khác, tư tưởng thần học chứa đựng trong thần thoại các tộc người, nó có thể giúp các thần học gia khám phá sự tự nhiên của thần học ngoài các suy luận tới truyền thống riêng biệt”[4].

  1. Học Thần học để làm gì?

Tại sao phải học thần học? Học để làm gì? Liệu có phải bắt buộc thì tôi học và thần học chẳng có liên quan gì đến tôi cả? Đó phải là những điều đầu tiên được đặt ra để chất vấn và suy tư dành cho những người học thần học.

  • Học thần học để củng cố và giữ vững đức tin

Đức tin như một quà tặng quí giá mà không ai có thể tự sắm cho mình hay nhờ phương thế tự nhiên nào, hoặc học ở trường đại học nào trên thế giới mà có được đức tin, còn “Thần học vốn được quan niệm như là “sự suy tư về đức tin”. Đức tin theo sát tiến trình làm việc của thần học”[5]. Dựa vào điều này và các định nghĩa trên đủ để ta hiểu được vai trò và mối liên hệ giữa thần học và đức tin. Thần học cho niềm tin những chứng cứ cụ thể, những giải thích có khoa học để người có đạo cũng như không có đạo tin vào những điều có thật, không phải niềm tin vu vơ, thiếu chứng cớ. Thần học cũng là cây cầu nối kết giữa đức tin và khoa học. Khoa học không phải là một phân khoa tách rời hay đi ngược lại đức tin, nhưng đúng hơn khoa học giúp minh chứng sự hiện diện của Thiên Chúa. Đó mới là lý do chính trong việc củng cố đức tin.

  • Học thần học để gặp gỡ Chúa

Trong những năm gần đây, người ta lo lắng về việc trong các trường đại học có các phân khoa về Thần học và dường như Thiên Chúa trở thành đối tượng để người ta nghiên cứu thay vì trò chuyện, gặp gỡ sâu sắc với Ngài. Điều đó càng khẩn thiết cho ta thấy trách nhiệm và sự quan trọng của việc học thần học của người Kitô hữu gắn liền với những kinh nghiệm gặp gỡ Chúa, như Thông điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong thánh lễ ban sáng ngày 28/11 tại Nguyện đường nhà trọ Thánh Marta: “ Đức tin Kitô không phải là một học thuyết hay triết lý mà là cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su”.

  • Học thần học là để phục vụ Nước Trời

Là người môn đệ của Chúa Ki-tô chúng ta luôn ý thức về sứ vụ loan báo Tin mừng mà Người đã khởi sự và truyền lại. Trải qua hơn 20 thế kỉ, đức tin Kitô giáo không tránh khỏi những đe dọa bởi các học thuyết lạc giáo, sự ly khai khỏi giáo hội và những mối nguy đang đe dọa, chất vấn về đời sống đức tin, như Thánh Phêrô đã từng nhắc nhở          “Hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”(1Pr 3,15). Như thế việc học thần học để giúp người tín hữu đào sâu đức tin của mình, khám phá ra sự liên hệ giữa các chân lý đức tin, một khi đã hiểu rõ và xác tín về đức tin của mình tất nhiên người tín hữu cũng có khả năng để trình bày cho những ai muốn hiểu về Thiên Chúa. Đó là cũng là một cách phục vụ nước Trời trong thời đại hôm nay.

Thần học hoàn toàn để phục vụ dân Chúa: “Thần học tối hậu cũng là đức tin nhắm đến đức cậy được hoạt động bởi đức ái. Thần học đâu phải là một tri thức hão huyền tôn vinh cái tôi. Thần học hoàn toàn để phục vụ dân Chúa trên đường lữ hành, trả lời cho những ai chất vấn về đức tin một cách an bình, vì được thả neo vững chắc trong Thiên Chúa của Đức Giê-su Ki-tô”[6].

  1. Cần học thần học như thế nào?

        Vậy chúng ta cần học, nghiên cứu thần học với thái độ nào? Vì thần học gắn liền với những hiểu biết về Thiên Chúa nên người học thần học cần lắng nghe Lời Chúa, sống trong tâm tình hiệp thông của Giáo Hội và đặc biệt: “Làm thần học không thể thành đạt được nếu không đi liền với thao thức về sự thánh thiện, như Đức Giê-su đã mời gọi. Điểm nổi bật của các Giáo phụ và các Thánh nhân làm thần học là đây: họ là những người đích thực của Thiên Chúa và Thần khí”[7].

        Cần có đời sống đức tin: “Để thực sự làm thần học thì cần phải có đức tin đóng vai trò cầu nối với một ý thức về Thiên Chúa. Đức tin không bao giờ được phép vắng mặt trong công việc của nhà thần học”[8]. Đồng thời cũng cần phải có sự liên hệ giữa thần học, triết học và các khoa học khác. Và công cuộc nghiên cứu thần học không được tách rời khỏi thời đại đang sống, như giáo huấn của Giáo Hội: “Các nhà thần học, trong khi vẫn trung thành với những phương pháp và yêu cầu riêng của khoa thần học, được mời gọi luôn tìm kiếm một phương thức thích hợp hơn để truyền thông giáo lý cho người đương thời”[9].

Kết luận: Tóm lại trong mọi thời đại việc học thần học luôn cần thiết và quan trọng đối với đời sống đức tin của mọi người Kitô hữu, thật đúng như nhận định của Thánh Augustino: thần học giúp ta “Hiểu để tin và tin để hiểu”. Việc học thần học cần được quan tâm, mở rộng hơn nữa và cần phải có những phương pháp nghiên cứu để có thể đương đầu với những khó khăn mà chắc chắn người học sẽ trải qua.

Vũ Thị Châu

 

[1] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Gaudium et Spes, 62

[2] Thomasp.Rausch, S.J Dẫn vào Thần Học, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, 16

[3] HĐGMVN, Từ điển công Giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội,  2016, 819

[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/Thần_học

[5] http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/NamThanh/DucTin/55DucTinTrongThanHoc.htm

[6] ỦY BAN THẦN HỌC QUỐC TẾ, THẦN HỌC NGÀY NAY, bản dịch ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN HĐGMVN, 2012, 4

[7] ỦY BAN THẦN HỌC QUỐC TẾ, THẦN HỌC NGÀY NAY, bản dịch ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN HĐGMVN, 2012, 4

[8] Thomasp.Rausch, S.J Dẫn vào Thần Học, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, 17

[9] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Gaudium et Spes, 62 bằng phương diện đức tin. Bất cứ thắc mắc hay câu hỏi có liên quan đến những điều thiêng liêng như thần linh, ma quỷ, thiên đàng, hỏa ngục,… đều liên quan đến thần học. Việc nghiên cứu thần học giúp các thần học gia hiểu biết sâu sắc về truyền thống tôn giáo của họ, truyền thống các tôn giáo khác, tư tưởng thần học chứa đựng trong thần thoại các tộc người, nó có thể giúp các thần học gia khám phá sự tự nhiên của thần học ngoài các suy luận tới truyền thống riêng biệt”[4].

  1. Học Thần học để làm gì?

Tại sao phải học thần học? Học để làm gì? Liệu có phải bắt buộc thì tôi học và thần học chẳng có liên quan gì đến tôi cả? Đó phải là những điều đầu tiên được đặt ra để chất vấn và suy tư dành cho những người học thần học.

  • Học thần học để củng cố và giữ vững đức tin

Đức tin như một quà tặng quí giá mà không ai có thể tự sắm cho mình hay nhờ phương thế tự nhiên nào, hoặc học ở trường đại học nào trên thế giới mà có được đức tin, còn “Thần học vốn được quan niệm như là “sự suy tư về đức tin”. Đức tin theo sát tiến trình làm việc của thần học”[5]. Dựa vào điều này và các định nghĩa trên đủ để ta hiểu được vai trò và mối liên hệ giữa thần học và đức tin. Thần học cho niềm tin những chứng cứ cụ thể, những giải thích có khoa học để người có đạo cũng như không có đạo tin vào những điều có thật, không phải niềm tin vu vơ, thiếu chứng cớ. Thần học cũng là cây cầu nối kết giữa đức tin và khoa học. Khoa học không phải là một phân khoa tách rời hay đi ngược lại đức tin, nhưng đúng hơn khoa học giúp minh chứng sự hiện diện của Thiên Chúa. Đó mới là lý do chính trong việc củng cố đức tin.

  • Học thần học để gặp gỡ Chúa

Trong những năm gần đây, người ta lo lắng về việc trong các trường đại học có các phân khoa về Thần học và dường như Thiên Chúa trở thành đối tượng để người ta nghiên cứu thay vì trò chuyện, gặp gỡ sâu sắc với Ngài. Điều đó càng khẩn thiết cho ta thấy trách nhiệm và sự quan trọng của việc học thần học của người Kitô hữu gắn liền với những kinh nghiệm gặp gỡ Chúa, như Thông điệp của Đức Giáo hoàng Phanxicô trong thánh lễ ban sáng ngày 28/11 tại Nguyện đường nhà trọ Thánh Marta: “ Đức tin Kitô không phải là một học thuyết hay triết lý mà là cuộc gặp gỡ với Chúa Giê-su”.

  • Học thần học là để phục vụ Nước Trời

Là người môn đệ của Chúa Ki-tô chúng ta luôn ý thức về sứ vụ loan báo Tin mừng mà Người đã khởi sự và truyền lại. Trải qua hơn 20 thế kỉ, đức tin Kitô giáo không tránh khỏi những đe dọa bởi các học thuyết lạc giáo, sự ly khai khỏi giáo hội và những mối nguy đang đe dọa, chất vấn về đời sống đức tin, như Thánh Phêrô đã từng nhắc nhở          “Hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em”(1Pr 3,15). Như thế việc học thần học để giúp người tín hữu đào sâu đức tin của mình, khám phá ra sự liên hệ giữa các chân lý đức tin, một khi đã hiểu rõ và xác tín về đức tin của mình tất nhiên người tín hữu cũng có khả năng để trình bày cho những ai muốn hiểu về Thiên Chúa. Đó là cũng là một cách phục vụ nước Trời trong thời đại hôm nay.

Thần học hoàn toàn để phục vụ dân Chúa: “Thần học tối hậu cũng là đức tin nhắm đến đức cậy được hoạt động bởi đức ái. Thần học đâu phải là một tri thức hão huyền tôn vinh cái tôi. Thần học hoàn toàn để phục vụ dân Chúa trên đường lữ hành, trả lời cho những ai chất vấn về đức tin một cách an bình, vì được thả neo vững chắc trong Thiên Chúa của Đức Giê-su Ki-tô”[6].

  1. Cần học thần học như thế nào?

        Vậy chúng ta cần học, nghiên cứu thần học với thái độ nào? Vì thần học gắn liền với những hiểu biết về Thiên Chúa nên người học thần học cần lắng nghe Lời Chúa, sống trong tâm tình hiệp thông của Giáo Hội và đặc biệt: “Làm thần học không thể thành đạt được nếu không đi liền với thao thức về sự thánh thiện, như Đức Giê-su đã mời gọi. Điểm nổi bật của các Giáo phụ và các Thánh nhân làm thần học là đây: họ là những người đích thực của Thiên Chúa và Thần khí”[7].

        Cần có đời sống đức tin: “Để thực sự làm thần học thì cần phải có đức tin đóng vai trò cầu nối với một ý thức về Thiên Chúa. Đức tin không bao giờ được phép vắng mặt trong công việc của nhà thần học”[8]. Đồng thời cũng cần phải có sự liên hệ giữa thần học, triết học và các khoa học khác. Và công cuộc nghiên cứu thần học không được tách rời khỏi thời đại đang sống, như giáo huấn của Giáo Hội: “Các nhà thần học, trong khi vẫn trung thành với những phương pháp và yêu cầu riêng của khoa thần học, được mời gọi luôn tìm kiếm một phương thức thích hợp hơn để truyền thông giáo lý cho người đương thời”[9].

Kết luận: Tóm lại trong mọi thời đại việc học thần học luôn cần thiết và quan trọng đối với đời sống đức tin của mọi người Kitô hữu, thật đúng như nhận định của Thánh Augustino: thần học giúp ta “Hiểu để tin và tin để hiểu”. Việc học thần học cần được quan tâm, mở rộng hơn nữa và cần phải có những phương pháp nghiên cứu để có thể đương đầu với những khó khăn mà chắc chắn người học sẽ trải qua.

Vũ Thị Châu

 

[1] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Gaudium et Spes, 62

[2] Thomasp.Rausch, S.J Dẫn vào Thần Học, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, 16

[3] HĐGMVN, Từ điển công Giáo, NXB Tôn Giáo, Hà Nội,  2016, 819

[4] https://vi.wikipedia.org/wiki/Thần_học

[5] http://www.simonhoadalat.com/HOCHOI/NamThanh/DucTin/55DucTinTrongThanHoc.htm

[6] ỦY BAN THẦN HỌC QUỐC TẾ, THẦN HỌC NGÀY NAY, bản dịch ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN HĐGMVN, 2012, 4

[7] ỦY BAN THẦN HỌC QUỐC TẾ, THẦN HỌC NGÀY NAY, bản dịch ỦY BAN GIÁO LÝ ĐỨC TIN HĐGMVN, 2012, 4

[8] Thomasp.Rausch, S.J Dẫn vào Thần Học, NXB Tôn Giáo, Hà Nội, 2008, 17

[9] Công Đồng Vatican II, Hiến Chế Gaudium et Spes, 62

LỚP THẦN HỌC SEDES SAPIENTIAE

 

Chương trình thần học Sedes Sapientiae

THƯ NGỎ

Kính thưa : Quý Bề trên, Quý Tu sĩ nam nữ,
và Anh chị em giáo dân,

Chương trình Thần Học Sedes Sapientiae, đã được Dòng Đa Minh tổ chức từ năm 1971 tại Thủ Đức và vẫn được duy trì với quy mô giới hạn.

Nay nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng gia tăng của các Hội dòng, Tu hội, và Anh chị em giáo dân đang tham gia công tác Tông đồ, từ niên khóa 2011-2012, chúng tôi quyết định nâng cao chương trình này tại Trung Tâm Mục Vụ Đa Minh Ba Chuông, 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM và chiêu sinh rộng rãi hơn.

Xin giới thiệu với quý Bề trên và Anh chị em,
người chịu trách nhiệm tổ chức và điều hành
lớp Thần học này : linh mục Giám đốc Giuse Phạm Quốc Văn, OP.

Xin chân thành cám ơn quí vị đã quan tâm.
Kính chúc quí vị tràn đầy hồng ân Thiên Chúa và nhiệt huyết tông đồ.

Trụ sở Tỉnh Dòng Đaminh 20.07.2011
Lm. Giuse Ngô Sĩ Đình, OP.
Giám tỉnh.

 

 

LỚP CAO ĐẲNG THẦN HỌC SEDES SAPIENTIAE
Chương trình ba năm

٭Chương trình thần học Sedes Sapientiae  Tổng quát : Chương trình Cao đẳng Thần học Sedes Sapientiae được sắp theo ba năm. Tất cả có khoảng 110 tín chỉ (mỗi tín chỉ 15 tiết), bao gồm các môn Kinh Thánh, Thần học Tín lý, Luân lý, Linh đạo, Mục vụ (70%); các môn Triết học và Khoa học nhân văn (30 %).

٭ Đối tượng : Tu sĩ nam – nữ và giáo dân

٭ Địa chỉ  : Trung Tâm Mục Vụ Đa Minh – Ba Chuông, 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM.

٭ Thư viện : Sinh viên làm thẻ và sử dụng thư viện Trung Tâm Học Vấn Đaminh.

٭ Thời gian học : Các buổi sáng trong tuần từ thứ hai đến thứ sáu.

٭ Điều kiện theo học :

– Tối thiểu đã tốt nghiệp phổ thông.
– Giấy giới thiệu (của Bề trên, Cha Sở hay Vị Đặc trách Huynh đoàn giáo phận).
– Khi làm thủ tục, mỗi học viên nộp 2 tấm hình thẻ 3×4 cm.
– Học viên có thể ghi danh toàn bộ các môn theo lớp, hoặc một số môn theo tín chỉ.

٭ Học phí: – 50.000 VNĐ cho 1 tín chỉ : nếu ghi danh học toàn bộ các môn.
                   – 60.000 VNĐ cho 1 tín chỉ, nếu ghi danh học một số môn theo tín chỉ.

٭ Thời điểm ghi danh:

– Các ngày trong tuần, buổi sáng từ 8g00 – 11g00, buổi chiều từ 2g30 – 4g30,
   tại Văn phòng Học viện, 190 Lê Văn Sỹ, P.10, Q. Phú Nhuận, Tp. HCM,
   ĐT: (08) 6276 9255, DĐ: 0128.510.6532.

– Hạn chót ghi danh : ngày 31.8.2011.

٭ Khai giảng: thứ Ba ngày 6.9.2011:

Mọi chi tiết khác xin liên hệ với :
Lm. Giuse Phạm Quốc Văn – Email: quocvanop@gmail.com – ĐT. 0126.736.7684.

Trân trọng
Lm. Giuse Phạm Quốc Văn, OP.
Giám đốc.

 

Chương trình thần học Sedes Sapientiae

Xin click để xem đúng kích thước

 

CÁC MÔN HỌC DỰ KIẾN TRONG 3 NĂM

Nhập môn
Nhập môn triết học  (2tc)
Nhập môn Văn hoá học (2tc)

 

Triết học Tây phương
Triết thượng, trung cổ (2tc)
Triết cận đại, hiện đại (2tc)

 

Triết học hệ thống
Luận lý học (2tc)
Siêu hình học (2tc)
Tri thức luận (2tc)

 

Minh triết Đông phương
Tam giáo (3tc)
Văn hoá, Tín ngưỡng VN (3tc)

 

Các môn bổ trợ
Nghiên cứu biên soạn (2tc)
Xã hội học (2tc)
Tâm lý ứng dụng (2tc)
Quản trị đại cương (2tc)
Tư vấn đại cương (2tc)

 

Kinh Thánh
Kinh Thánh nhập môn (2tc)
Lịch sử Cứu độ (2tc)
Ngũ Thư, các Sách LS (3tc)
Các Ngôn Sứ (2tc)
Thánh Vịnh và Sách Giáo Huấn (2tc)
TM. Mátthêu và Máccô (3tc)
TM Luca và Công vụ Tông đồ (3tc)
TM, các thư Gioan, Khải Huyền… (2tc)
Các thư Phaolô (2tc)
Thư Hípri và các Thư Chung (2tc)

Thần học Tín lý
Thần học nhập môn (2tc)
TH. về các tôn giáo (2tc)
Mạc Khải (2tc)
Mầu nhiệm Thiên Chúa,
     sáng tạo, quan phòng (2tc)
Giáo hội học (2tc)
Thánh Mẫu học (2tc)
Bí tích tổng quát (2tc)
Bí tích chuyên biệt (4tc)
Kitô học (3tc)
Nhân học Kitô giáo (2tc)
Cánh chung học (2tc)
Huấn giáo (2tc)
Truyền giáo (2tc)

 

Luân lý & Linh đạo
Luân lý tổng quát (2tc)
Luân lý chuyên biệt (4tc)
Thần học tâm linh (2tc)
TH về đời tu / TH giáo dân (2tc)
Giáo huấn của GH về xã hội (2tc)

 

Giáo sử
Thượng Cổ và Trung Cổ (2tc)
Phục Hưng và Hiện Đại (2tc)
Lịch sử Giáo hội VN (2tc)

 

Mục vụ
Phụng vụ tổng quát (2tc)
Phụng vụ chuyên biệt (2tc)
Giáo luật (2tc)
Thần học Mục vụ (2tc)

Chương trình thần học Sedes Sapientiae

Bế Giảng Sedes Sapientiae khóa 15
(Click để coi hình lớn)

HỌC VIỆN PHANXICO

PHÂN KHOA TRIẾT HỌC 

1. Nhập Môn Triết Học Tây Phương (Cha Đaminh Tạ Văn Tịnh, OP):

          Hệ thống Triết Học của nhân loại giống như một ngôi nhà bao la rộng lớn, vừa cổ kính vừa hiện đại. Trong lịch sử của mình, Triết Học đóng một vai trò quan trọng đối với Thần Học. Bởi lẽ, nếu Thần Học là một chuyên khoa mang tính cách quy phạm, có đối tượng là những chân lý khách quan bất khả phủ nhận vì đã được mạc khải bởi chính Thiên Chúa, thì chân lý ấy cũng cần được nhận thức bằng trí năng nhân loại. Hơn nữa, chính vũ trụ bao la đầy huyền nhiệm và tất cả những gì hiện hữu trong đó đều là đối tượng của nhận thức Triết Học. Đó là một con đường truy nguyên đến Đấng Tối Thượng đã nhào nặn ra tất cả. Trong tinh thần ấy, “Nhập môn Triết Học Tây phương” là môn học giới thiệu về Triết Học như một con đường dẫn đến các nguồn triết lý của nhân loại mà cuối cùng là tìm biết Thiên Chúa.

2. Triết Sử Cổ Đại (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM):

          Từ thuở ban đầu của nền văn minh cổ đại Hy-lạp, con người đã đối đầu với các câu hỏi: vũ trụ là biểu hiện của thế lực thần thánh hay chỉ là vật chất? Nếu là vật chất thì nó biến dạng và thay đổi theo quy luật gì? Làm thế nào chúng ta có thể biết nó và có nền tảng nào chắc chắn cho tri thức không? Làm thế nào sống trong dòng lịch sử mà con người có thể nắm bắt được tri thức chân thực và bất biến? Các giá trị đạo đức thật sự phổ quát hay chỉ lệ thuộc vào quyền lực hay thói quen xã hội? Nên tổ chức cuộc sống như thế nào để mang lại hạnh phúc bền vững cho con người? Đây là những vấn nạn đang vẫn còn đeo đuổi chúng ta ngày nay? Môn học này sẽ tìm cách tiếp cận các vấn nạn này qua lăng kính của những triết thuyết Hy-lạp thời cổ đại: Vũ trụ luận, Ngụy Biện, Socrates, Plato, Aristotle và các trường phái nhỏ (Khắc Kỷ, Khoái Lạc, Hoài Nghi, Thần Bí).

          Triết Học Cổ đại cho chúng ta cơ hội nhận diện khả năng của lý trí khi đối đầu với các vấn nạn tối hậu của con người trước khi có sự tương tác với đức tin như trong thời Trung Cổ.

3. Triết Sử Trung Cổ (Cha Đaminh Tạ Văn Tịnh, OP):

          Triết Học Trung cổ bắt đầu từ sự kết thúc của Triết Học Hy Lạp Thượng cổ (TK VI AD) và kéo dài đến giáp thời kỳ Cận đại (TK XVI). Các triết gia thời kỳ Trung cổ đa số cũng là những nhà Thần Học Kitô giáo và xây dựng nền triết lý Kitô giáo dựa trên nền tảng Kinh Thánh, những chân lý đã có sẵn trong Kinh Thánh và các giáo điều Thần Học được triết lý hóa, đạt tới tri thức uyên bác, chặt chẽ về luận lý. Triết Học Trung cổ vừa là phương pháp, vừa là một hệ thống hướng tới việc hòa trộn Thần Học Kitô giáo với Triết Học Hy Lạp Cổ đại trong việc nhận thức và tìm biết Thiên Chúa.

4. Triết Sử Cận Đại (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM):

           Môn triết sử Cận đại nhằm giới thiệu cho các chủng sinh một chân trời triết học hoàn toàn mới mẻ từ thế kỷ XIV đến XVIII. Thật vậy, người ta đã gọi thời đại này là “Thời đại ánh sáng” hay “Thời kỳ khai minh”, bởi vì tư tưởng của con người đã thoát ra khỏi cái bóng đồ sộ của truyền thống triết học lâu đời trước đó tồn tại hơn 16 thế kỷ, tức là từ thời cổ đại cho đến hết thời Trung Cổ.

          Khi tham dự khoá học này, các chủng sinh sẽ gặp gỡ các nhân vật tiếng tăm như Cusano, Montaigne, Bacone, Descartes, Spinoza, Leibniz, Locke, Berkeley, Hume, Kant và Hegel. Họ là những đại diện tiêu biểu cho thời Cận đại. Và khi nghiên cứu tư tưởng của họ, các chủng sinh sẽ có cơ hội đào sâu giá trị nhân văn của bản thân mình nói riêng và của con người nói chung dưới các lăng kính khác nhau như duy lý, duy nghiệm, duy tâm chủ quan. Đây là những trường phái tư tưởng có thể nói đã thêu dệt nên căn tính cận đại cho dòng lịch sử triết học Tây Phương.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Trọng Viễn, Lịch sử Triết học Tây phương. Thời cận đại, Học viện Đa Minh, lưu hành nội bộ, 1993.

  2. G. Reale – D. Antiseri, Storia della filosofia. 2, La Scuola, 1997.

  3. ĐGH Benedetto XVI, Thông điệp Spe Salvi, dịch giả Nguyễn Văn Trinh, 2007.

  4. B. Morichere, Triết học Tây Phương. Từ khởi thủy đến đương đại, dịch giả Phan Quang Định, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2010.

  5. Nguyễn Hồng Giáo, Lịch sử Triết học Tây PhươngThời cận đại, Học viện Phanxicô, lưu hành nội bộ. 

  6. Giáo trình của Giảng viên.

5. Triết Học Hiện Sinh (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM):

          Vẫn dựa trên nền móng của chủ thể ý thức mà các triết gia thời cận đại đã xây dựng, nhưng các triết gia thời hiện đại đã rẽ dòng chảy của tư tưởng thời đại này sang một hướng đi khác biệt hoàn toàn đối lập. Thời cân đại dùng lý trí ‘hợp lý’ để hình thành những hệ thống lý thuyết về thế giới và con người, còn hiện đại lại nhấn mạnh đến tính ‘thông diễn’ để đọc ra ý nghĩa cho thân phận của kiếp nhân sinh. Từ đó, môn triết sử Hiện đại sẽ mở ra cho các chủng sinh các khuynh hướng suy tư khác nhau của các triết gia như Kierkeggard, Nietzsche, Husserl, Heidegger, Jasper, Marcel, Sartre, Carmus, Wittgenstein ... Và dẫu là khuynh hướng nào đi nữa, các suy tư của các triết gia thuộc về dòng triết học hiện đại vẫn làm nổi bật nét đặc thù chung của nó là triết học về con người. Vì thế, căn tính của triết sử hiện đại mang đậm dấu ấn hiện sinh. Triết học hiện sinh không còn chỉ triết lý với một tinh thần hiếu tri như nguồn cội Hy Lạp nữa, mà biểu lộ một tinh thần muốn biện minh lý do hiện hữu của mình. 

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Trọng Viễn, Lịch sử Triết học Tây phương. Thời Hiện đại, Học viện Đa Minh, lưu hành nội bộ, 1993.

  2. G. Reale – D. Antiseri, Storia della filosofia. 3, La Scuola, 1997.

  3. Trần Thái Đỉnh, Triết học hiện sinh, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 2008.

  4. B. Morichere, Triết học Tây Phương. Từ khởi thủy đến đương đại, dịch giả Phan Quang Định, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2010.

  5. Nguyễn Hồng Giáo, Lịch sử Triết học Tây PhươngThời Hiện đại, Học viện Phanxicô, lưu hành nội bộ. 

  6. Giáo trình của Giảng viên.

6. Triết Học Thiên Nhiên (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM):

          Trong khi khoa học tìm những nguyên lý giải thích cho sự hình thành của thực tại từ nhãn quan thực nghiệm thì siêu hình học cũng tra cứu thực tại từ nhãn quan của hữu thể. Vì có sự liên tương quan giữa các nguyên lý siêu hình học và các mẫu thức khoa học nên mỗi khi khoa học phát triển quá nhanh chóng như trong thời cận đại và hiện đại, các giả định của siêu hình học cần phải được xét lại. Môn học này sẽ tiếp cận Triết Học Thiên Nhiên qua ba phạm vi : thế giới vi mô (nguyên nhân, bản thể, luật tự nhiên và vật chất), thế giới vĩ mô (vô tận, vô hạn, thời gian, không gian), và con người (thân xác, linh hồn và sự bất tử).

7. Triết Sử Hiện Đại (Cha Phêrô Lê Đình Trị, OFM):

          Môn học này nhằm trình bày một giai đoạn lịch sử Triết Học tiếp theo sau thời kỳ Cận Đại của Triết Học Tây Phương. Đây là một giai đoạn lịch sử đánh dấu sự trỗi dậy của các triết gia nhấn mạnh trên sự xác lập của chủ thể tính và xác thực tính. Môn học cũng trình bày khái quát một số triết gia trong giai đoạn này, nhằm cung cấp cho các học viên một số tư tưởng nổi bật trong giai đoạn này. Đồng thời, môn học cũng cho thấy sự tiến triển của tư tưởng ngang qua sự suy tư của các triết gia của thời hiện đại.

8. Triết Hậu-Hiện Đại (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân):

          “Hậu hiện đại” là tên gọi chung cho các khuynh hướng mới (giải-cấu trúc, hậu cấp tiến, hậu phê phán, v.v.) phản đối các giả định của thời hiện đại và mở đường cho những luồng tư tưởng tản mạn và độc lập đang xuất hiện trong các ngành nghệ thuật, kiến trúc, bình phẩm văn học, và Triết Học, v.v trong hậu bán thể kỷ 20. Triết hậu hiện đại cũng có những nét chung, đó là:

  1. Nhấn mạnh tính tương đối  và vô định của ngôn ngữ và tri thức,
  2. Khai quật những ảo vọng về đại-tự sự  (meta-narrative) trong các ngành khoa học, lột trần ý đồ thống trị tiềm tàng trong các định tính về tâm lý, thể lý, luân lý và pháp lý mà não trạng tân thời đã dựng nên cho xã hội và con người.
  3. Chúng ta sẽ sơ lược qua các đóng góp của các triết gia tiêu biểu như Jean-Francois Lyotard, Jacques Derrida, và Michel Foucault.

9. Đạo Đức Học Tổng Quát (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM):

          Hạnh phúc con người không chỉ hệ tại trong sự thoả mãn các nhu cầu bản năng nhưng còn nơi các giá trị đạo đức nền tảng để có một cuộc sống tốt. Nhưng tại sao chúng ta “nên” sống đạo đức? Các tiêu chuẩn đạo đức thì tương đối hay tuyệt đối? chủ quan hay khách quan? Chúng được chọn vì nó “đúng” hay vì nó “tốt”? Các vấn đề này và cùng với các tiêu chuẩn đạo đức căn bản (vị lợi, vị kỷ, luật tự nhiên, nhân vị, nhân đức) sẽ được bàn đến. Môn học này giúp phát triển kỹ năng phán đoán đạo đức sao cho hợp lý và thích ứng với các quyết định quan trọng trong cuộc sống đa dạng hiện nay.

10.  Khổng Giáo (Sơ Teresa of Avila Mai Thị Kim Trang, OP):

          Khóa học nhằm trình bày những kiến thức nền tảng về Khổng Tử và Nho giáo. Khổng giáo hoặc Nho giáo là một hệ thống đạo đức, Triết Học xã hội, triết lý giáo dục và Triết Học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đệ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Khổng giáo rất có ảnh hưởng ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Trong khóa học, học viên sẽ lần lượt tìm hiểu về học thuyết của Khổng Tử và học phái Nho gia qua thuyết Tính Mệnh, Nhân đạo quan,… các khái niệm căn bản như Tam Cương Ngũ Thường, Tứ Thư, Ngũ Kinh, sự hình thành Nho giáo và Nho giáo Việt Nam.

11. Lão Giáo (Sơ Teresa of Avila Mai Kim Trang, OP):

          Khóa học nhằm trình bày những kiến thức nền tảng về tư tưởng Lão Tử và Đạo giáo. Lão Tử là một nhà tư tưởng vĩ đại, có tầm ảnh hưởng rất lớn và quan trọng không chỉ trong Triết Học cổ đại Trung Quốc, mà còn trong nền Triết Học Đông phương hiện nay. Trong khóa học, học viên có thể tiếp cận, am hiểu về tư tưởng của Lão Tử qua việc phân tích tác phẩm kinh điển Đạo Đức Kinh; nhờ đó, họ có thể nắm bắt được các tư tưởng chính như: vũ trụ quan, nhân sinh quan và chính trị quan của Lão Tử, lịch sử Đạo giáo và Đạo giáo tại Việt nam.

12. Phật Giáo (Giáo sư Giuse Lý Minh Tuấn):

          Khóa học trình bày cốt tủy của Triết Phật là giải trừ Tham, Sân, Si, vượt lên Sinh, Lão, Bệnh, Tử trong thế gian vô thường để tiến tới cảnh giới hạnh phúc vĩnh hằng, không còn lệ thuộc vào hiện tượng giới. Khóa học còn trình bày vắn tắt về những nguyên do đưa đến sự phân phái và tiến trình của Phật giáo từ Nguyên Thủy, Tiểu Thừa sang Đại Thừa; đồng thời trình bày đỉnh cao của nền siêu hình Đại Thừa là triết lý về Chân Như, Tính Không siêu hình của vạn vật. Khóa học cũng nói về sự phát triển của Phật giáo ở Trung Hoa và Việt Nam trở nên một sắc thái riêng là Thiền tông. Đó là sự hiện diện của Hữu (Tánh) gắn liền với hiện tượng giới (Tướng) đối với người đã đắc đạo. Đó là quan niệm tương tự như khái niệm của Heidegger về Dasein (Hữu tại thế). Bấy giờ, người đắc đạo thấy việc nhật dụng (bửa củi, xách nước) trở nên tốt đẹp, thánh thiện, tương tự như những nhà huyền học Kitô giáo Tây phương thấy việc dệt vải, quét nhà là những ân huệ của Thánh Linh.

13.  Văn Hóa Phương Đông (Thầy Vinh sơn Trần Đức Hạnh, OFM):

           Môn học cố gắng cung cấp cho học viên kiến thức tổng quát về Đông Phương Học, những nét đặc trưng và nổi bật của ba nền văn hóa lớn của phương Đông: Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Lớp học sẽ tìm hiểu và phân tích lịch sử phát triển các nền văn hóa, sự giống - khác biệt và ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa với nhau. Từ đó học viên có thể tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho việc thích nghi cũng như hội nhập với các nền văn hóa khác trong sứ vụ mục vụ và truyền giáo của Giáo Hội hôm nay.

14. Tư Tưởng Việt Nam (Thầy Vinh sơn Trần Đức Hạnh, OFM):

          Môn học chú trọng tìm hiểu, tóm lược cũng như hệ thống hóa những suy tư về các tư tưởng Triết Học Việt Nam từ thời lập quốc (tức thời Hồng Bàng) cho đến thế kỷ 20. Các tư tưởng sẽ được xem xét theo tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam với những thăng trầm của một đất nước phải gánh chịu nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm. Đồng thời khi tìm hiểu các tư tưởng Triết Học của dân tộc, chúng ta cũng chú trọng đến việc tìm lại cội nguồn của dân Việt mà từ đó đã phát sinh, nuôi dưỡng và bảo vệ bản sắc tư tưởng riêng của dân tộc mình trước những đợt du nhập tư tưởng bên ngoài từ Trung Quốc, Ấn Độ và Tây phương. Môn học này chỉ mới ra đời cách đây không lâu vào cuối thập niên 1960, với những cố gắng đặt nền móng cho nền Việt Triết của các vị tiền bối như: Nguyễn Đăng Thục, cha Lương Kim Định và một số học giả khác đã đánh động tâm thức của những người ôm ấp hoài bão xây dựng một nền tư tưởng nước nhà, một nền Triết Học Việt Nam.

15. Nhập Môn Triết Học Ấn Độ (Thầy Martinô Nguyễn Văn Thành, OFM):

          Một truyền thống tư tưởng nảy sinh cách đây hơn 3.500 năm, gắn liền với cơ cấu tổ chức xã hội, chính trị và vận mệnh của đất nước Ấn Độ, đó là Ấn Độ giáo. Triết lý này đã sớm truyền qua Tây Á, Châu Âu và Mỹ, cũng như một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Việt Nam chúng ta. Một luồng tư tưởng khác ra đời muộn hơn, là Phật giáo. Tuy không được ưu đãi tại bán đảo Ấn, Phật giáo lại phát triển mạnh ở Trung Quốc và khắp miền Đông Á.

16. Siêu Hình Học (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM):

          Siêu Hình Học là một môn Triết Học “đeo bám” sinh viên nhất. Bởi vì đối tượng nghiên cứu của nó mà truyền thống cổ xưa gọi là οὐσία là phạm trù khái quát nhất đến nỗi nó như cái khớp mà các phạm trù khác phải gắn vào nó như các thành phần của một hệ thống. Vì thế nội dung của siêu hình học là một lộ trình logic khởi đi từ những kinh nghiệm cụ thể hướng đến nguyên nhân siêu việt. Nguyên nhân này hoặc được xem như là đối tượng của tư duy nếu logic của lộ trình là loại suy hoặc được xem như là chủ thể của tư duy nếu logic của lộ trình là biện chứng. Trong khi nghiên cứu các lộ trình này qua tư tưởng của các triết gia như Eraclito, Parmenide, Platone, Aristotele và sau cùng là Hegel, sinh viên sẽ khám phá cách thức tiếp cận với thực tại siêu việt của siêu hình học và hiểu ra rằng trật tự của tự nhiên có thể được đón nhận nếu tất cả những gì mà con người gặp gỡ trong thế giới này đều tương kết với một nguyên nhân cứu cánh chung cuộc.

17.  Tâm Lý Học Đại Cương (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):

          Môn học nhằm giới thiệu một cách tổng quát các lãnh vực mà khoa Tâm lí học hiện đại đang nghiên cứu. Giảng khóa gồm hai phần: Phần 1 bao gồm Định nghĩa Tâm lí học, Tâm lí học lí thuyết và Tâm lí học thực nghiệm, sự phân nhánh của Khoa Tâm lí học hiện đại, vai trò của Tâm lí học trong đời sống, các Phương Pháp Tâm lí học, Tương quan giữa Tâm lí, Sinh lí và Xã hội. Phần 2 nhắm đến việc nghiên cứu các chức năng tâm lí: Cảm năng, Trí năng và Hành động của 17 chức năng. Trong quá trình học tập, giáo sư sẽ trực tiếp giảng dạy và cho thực tập các đề tài ở phần 1, xem phim tài liệu minh họa. Sinh viên sẽ chia nhóm thuyết trình và thảo luận các đề tài ở phần 2. Môn học nhằm giúp sinh viên có thể nắm vững định nghĩa tâm lí học, thực hành các phương pháp tâm lí học và nắm vững các định nghĩa cũng như cách vận hành của các chức năng tâm lí.

18.  Tâm Lý Học Nhân Cách (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):

          Giảng khóa gồm 2 phần: phần 1 bao gồm các định nghĩa về nhân cách, những yếu tố hình thành nhân cách và phương pháp nghiên cứu nhân cách; phần 2 trình bày một số học thuyết nhân cách như Phân Tâm (S. Freud), Tân phân tâm (A. Adler, E. Erikson), Tâm lí học Phân tích (C. Jung), Phân tích xã hội (A. Adler, Karen Horny, Sullivan, E. Fromm) Hiện tượng học – Nhân văn (C. Rogers, A. Maslow), Nhân cách hiện sinh (L. Binswanger, M. Boss) Hành vi/Học tập xã hội (Skinner, Bandura), Cấu trúc cá tính (G. Allport), Nhân cách tư duy (J. Piaget, G. Kelly), Nhân cách tôn giáo (Van Kamm), Tâm lí học Tổng hợp (Roberto Assagioli). Trong quá trình học tập, giáo sư sẽ trực tiếp giảng dạy phần 1, sinh viên thuyết trình và thảo luận các đề tài ở phần 2. Môn học nhằm giúp sinh viên nắm vững các yếu tố tạo thành nhân cách, hiểu biết một số lí thuyết và thực hành của các học thuyết về nhân cách hiện đại. Cuối khóa sinh viên có thể dùng một học thuyết để phân tích nhân cách của chính mình.

19. Nhân Luận Triết Học (Cha Phêrô Lê Đình Trị, OFM):

          Hiểu biết và việc tìm hiểu thế giới bên ngoài cũng như bản thân mình là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tuy vậy, khác với các bộ môn khoa học vốn tập trung trên việc tìm hiểu về nòi giống, nguồn gốc, sự phát triển, văn hóa và niềm tin của con người, nhân luận Triết Học tập trung trên việc tìm hiểu căn tính của con người, một căn tính không lệ thuộc vào các yếu tố đã nói bên trên. Môn học này cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về căn tính của con người và những yếu tố làm nên căn tính đó cùng với những chiều kích khác nhau của cuộc sống con người, những chiều kích làm nổi bật căn tính của con người và sự hiện hữu của nó.

20. Tương Quan Triết-Thần (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân):    

          Triết Học và Thần Học là những hành trình truy vấn về các vấn đề tối hậu của con người. Triết Học thúc đẩy bởi lòng yêu mến sự khôn ngoan, khởi đầu từ nổ lực tách biệt “lý trí” ra khỏi “tôn giáo” và được khai triển thành những hệ thống suy tư phê phán, tìm hiểu về bản chất của thực tại, nền tảng của tri thức và tiêu chuẩn cho đời sống đạo đức. Mặt khác, Thần Học khởi đầu bằng nổ lực đức tin muốn tìm hiểu những gì được mặc khải, nhưng vì phải vượt qua các giới hạn của văn hoá và đức tin nên Thần Học cần kết nối “tôn giáo” với các phạm trù của “lý trí”. Do đó có sự giao thoa khá thú vị giữa Triết Học và Thần Học mà môn học này sẽ nghiên cứu qua các giai đoạn lịch sử: Giáo Hội sơ khai, Giáo Phụ và Công Đồng, Trung cổ và Kinh viện, Cải Cách và Tân Kinh viện, và Cận đại và Hiện đại.

21. Triết Học Ngôn Ngữ (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân):    

          Ngôn ngữ là môi trường sống hàm chứa những hình ảnh hay ký hiệu đầu tiên chúng ta có về thế giới và cũng là nơi mà chúng ta đầu tư tất cả sự hiểu biết của mình về thế giới. Qua trình thuật ngôn ngữ, chúng ta không chỉ tạo thành và kết nối thế giới lại với nhau mà còn vạch ra ranh giới cho cách đối xử phân biệt về văn hoá và tri thức.  Môn học này sẽ sơ lược các vấn đề chính yếu trong Triết Học ngôn ngữ: cách xác định “ý nghĩa” của ngôn ngữ (lôgic, ý nghĩa, ý vị), cách tham dự vào hành vi ngôn ngữ (ký hiệu, ngữ pháp, hình thức sự sống), và vai trò trung gian của ngôn ngữ giữa hai phạm vi tư tưởng và thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu về thuyết nguyên tử lôgic, thuyết thực chứng, thuyết hình ảnh và thuyết trò chơi ngôn ngữ của các triết gia tiêu biểu như Frege, Russell, Carnap, và Wittgenstein.

22. Hiện Tượng Học (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM):

          Hiện tượng học là một trong những trào lưu Triết Học mới quan trọng vào thế kỷ XIX. Vì thế, Dẫn vào Hiện tượng học, có thể nói, là thao tác đồng hành với sinh viên bước vào chân trời tri thức mới. Chương trình của khóa học gồm 6 bài được phân bố lần lượt theo cấu trúc 6 chương của giáo trình: I. – Giới thiệu và định nghĩa hiện tượng học, II. – Lập trường của hiện tượng học, III. – Phương pháp Giảm trừ hiện tượng học, IV. – Những bản chất hiện tượng học, V. – Ý hướng tính, bản chất của ý thức con người, VI. – Vấn đề chân lý.

23. Triết Học Tôn Giáo (Cha Phanxicô A. Nguyễn Hoài Lâm, Ocist):

          Triết Học tôn giáo được trình bày như một suy tư Triết Học về tôn giáo, nên trên bình diện hệ thống hóa, nó cũng có một phương pháp: phương pháp suy lý. Trong số vô vàn tôn giáo khác nhau hiện diện trong cuộc sống con người, Triết Học tôn giáo muốn nghiên cứu để định rõ thế nào là bản chất và hình thái tôn giáo, ngay cả việc nghiên cứu về những đóng góp của các ngành khoa học khác vốn cũng bận tâm về tôn giáo. Triết Học tôn giáo phải ưu tiên cho kinh nghiệm, việc miêu tả các hiện tượng tôn giáo, xét như là điểm xuất phát; để rồi trên nền tảng của nó, người ta mới thực hiện một cuộc nghiên cứu đậm tính Triết Học, siêu hình và hiện sinh. Nhờ thông diễn các hình thái và nội dung tôn giáo, người ta có thể nối kết Triết Học với tôn giáo. Bên cạnh việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng con người về vấn đề tôn giáo, môn học còn trình bày mối tương quan của tôn giáo với Chân-Thiện-Mỹ, với các nền văn hoá, với việc đối thoại liên tôn, với việc xây dựng một nền văn minh hoà bình vì hoà bình được quan niệm như nẻo đường của những tôn giáo chính thật.

24. Mỹ Học (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):

          Con người tự bản chất đều khao khát đi tìm cái Đẹp, cái Cao cả, cái Lý tưởng. Đó cũng là cách con người tiếp cận với thế giới chung quanh, với chính mình và với những gì siêu việt. Baumgarten (1714-1762) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Mỹ học nhưng triết gia từ thời thượng cổ đã bàn cãi về Cái Đẹp và bản chất cũng như đặc tính của nó. Giáo trình Mỹ Học nhằm giúp sinh viên tìm hiểu ý niệm Cái Đẹp trong giòng Lịch sử Triết Học Tây Phương, từ thời Socrates, Platon, Aristote đến Augustinô, Thomas, Bonaventura và tới thời các triết gia cận đại và hiện đại. Môn Mỹ Học được đặt trong bối cảnh của chương trình Triết Học của Học Viện, cho nên giáo trình này cũng bàn đến Triết Học về nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong đời sống của Giáo hội. Giáo trình cũng có mục đích thực tiễn là giúp sinh viên có phán đoán thẩm mỹ quân bình và một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh.

25.  Xã Hội Học Tổng Quát (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):

          Con người được sinh ra trong một xã hội, một nền văn hóa nào đó, vì thế ảnh hưởng của xã hội và văn hóa lên cá nhân là điều tự nhiên, không thể chối bỏ. K. Marx đã định nghĩa “con người là một con vật xã hội”, và các triết gia hiện sinh cũng nói đến “hiện hữu bị ném vào thế giới”, “hiện hữu tại thế”. Giảng khóa xã hội học tổng quát nhằm tìm hiểu khía cạnh xã hội cũng như những tác động của nó trên đời sống con người, cá nhân cũng như tập thể. Giảng khóa sẽ trình bày lịch sử hình thành khoa Xã hội học, các trường phái và lý thuyết chính như Cấu trúc – Chức năng, Tương Tác – Biểu tượng, Xung đột Xã hội. Chương trình cũng khai mở cho sinh viên về những chủ đề chính của khoa Xã hội học. Đặc biệt, giảng khóa nhấn mạnh đến phương pháp nghiên cứu xã hội học, nhằm giúp sinh viên tiếp cận những hiện tượng xã hội với cái nhìn khoa học và phân tích thực tiễn.

26. Kỹ Năng Khảo Cứu (Sư Huynh Simeon Phạm Quang Tùng, FSC):

Để chuẩn bị học viên chủng sinh/tu sĩ bước vào thời đại thông tin một cách trưởng thành, độc lập với khả năng kế thừa di sản tri thức của các bậc tiền nhân, vận dụng có phê phán di sản tri thức này và đồng thời đảm nhận trách nhiệm đóng góp tri thức cho xã hội cũng như tự hoàn thiện nhờ việc tự thường huấn, khóa học sẽ giới thiệu và tập luyện một số kỹ năng chính như sau:

  1. Truy tìm và tiếp nhận tri thức truyền giảng, in ấn và trực tuyến 

    1. Kỹ năng ghi chép (Note-taking skills)

    2. Kỹ năng thư viện (Library skills)

    3. Kỹ năng truy tìm trực tuyến (Internet searching)

  2. Kiến tạo tri thức (Thinking skills) phong phú, sâu rộng, quân bình và mới mẻ

    1. Tư duy quan sát

    2. Tư duy suy đoán

    3. Tư duy nối kết

    4. Tư duy phê phán

    5. Tư duy sáng tạo

Và  xuyên suốt khóa học, học viên sẽ được tập luyện

  1. Kỹ năng siêu nhận thức (meta- cognition) đặc biệt là biết tự nhận xét và tự hoàn thiện khả năng học tập của mình.

  2. Linh đạo Học tập để giúp học viên ý thức tính tôn giáo của công tác học tập hầu có thêm động cơ cho viêc thi hành bổn phận chính của họ trong giai đoạn huấn luyện này

  3. Làm việc nhóm (group working): với một số nội dung hữu ích do chính các học viên đảm nhận và chia sẻ cho đồng môn qua các bài thuyết trình nhóm.

27. Khảo Cứu và Viết Luận Văn (Sơ Maria Nguyễn Thị Ngọc Dung):

          Học phần Nghiên Cứu Khoa Học giúp  học viên có kiến thức cơ bản về phương pháp luận trong Nghiên Cứu Khoa Học. Qua đó,  học viên xây dựng cơ sở lý luận để lựa chọn đề tài và tiến hành các phương pháp nghiên cứu, đồng thời nắm vững các trình tự nghiên cứu, cách đo lường, phương pháp xử lý, phân tích thống kê thông tin nghiên cứu và sau cùng học viên biết viết công trình nghiên cứu khoa học, cụ thể biết viết luận văn tốt nghiệp triết học và thần học theo đề tài.

Sách tham khảo

  1. American Psychological Association. Publication Manual of the American Psychological Association6th Edition. Washington DC: APA,  2010.

  2. Goodwin, C. J. Research in Psychology, Methods and Design. John Wiley & Sons, Inc, 2002.

  3. Palaiologou, I.  and Needham, D.  Doing Research in Education University College London, UK: Sage, 2016.

  4. Miles, M. B., Huberman, A. M. Qualitative  analysis: A Expanded sourcbook. Thousand Oak, CA: Sage, 1994.

  5. Lichtman, M. Qualitative research in education: A user’s guide. Thousand Oak, CA: Sage, 2006.

  6. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, 2007.

  7. Hoàng Mộc Lan, Giáo trình phương pháp nghiên cứu tâm lý học,  Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.

  8. Lưu Xuân Mới, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Viện nghiên cứu khoa học, 2003.

28. Hy Ngữ Kinh Thánh (Cha Giuse Nguyễn Tiến Dũng, OFM):

          Môn cổ ngữ Hy Lạp được dạy cho các sinh viên Học Viện Phan-xi-cô nhằm mục đích giúp các sinh viên biết nhận dạng và cách đọc các mẫu tự, đồng thời có kiến thức căn bản về cấu trúc văn phạm tiếng Hy Lạp phổ thông (koine). Tiếng Hy Lạp phổ thông này được phổ biến vào thời vua Alexandre Đại Đế (từ thế kỷ thứ 4 trCN) và đã được dùng để ghi chép các sách Tân Ước.

          Cùng với tiếng Híp-ri (Do thái), tiếng Hy Lạp phổ thông được xem là ngôn ngữ thánh thiêng truyền đạt sứ điệp của Thiên Chúa cho nhân loại. Chính vì thế thánh nữ Tê-rê-xa thành Lisieux từng nói: “Tôi mà là linh mục, thì tôi đã học tiếng Híp-ri và tiếng Hy lạp để có thể đọc lời Thiên Chúa dưới hình thức Người đã đoái thương diễn tả trong ngôn ngữ nhân loại”.

Giáo trình:

1.John H. Dobson, Learn New Testament GREEK, revised edition, M.A. (Oxon) B.D. (London) 1999.

2.Trần Phúc Nhân, Học tiếng Hy-Lạp để đọc Tân Ước, 2008.

29. Tri Thức Luận (Cha Giuse Trương Văn Tính, OFM):

          Con người luôn khao khát kiếm tìm và khám phá các thực tại trong thế giới để nhận thức về chúng. Nhưng điều người ta tự đặt ra là liệu trí năng của con người có khả năng đạt được những hiểu biết đích thực về thực tại hay không? Môn học “Tri Thức Luận” (một phần của Triết Học tổng quát) trình bày những suy tư Triết Học về khả năng của lý trí con người trong việc nhận thức thực tại. Qua môn học, học viên sẽ được hướng dẫn tìm hiểu các khía cạnh: vấn đề nhận thức trong lịch sử Triết Học; khả năng của lý trí; các nguồn của nhận thức; vấn đề nhận thức thế giới; vấn đề chân lý.

30.  Thần Lý Học (Cha Giuse Trương Văn Tính, OFM):

          Con người là hữu thể tìm kiếm Thiên Chúa. Sự tìm kiếm đó được thực hiện một mặt nhờ nguồn mạc khải từ Thượng Đế và mặt khác, qua chính lý trí của con người. Môn học “Thần Lý Học” (thuộc lãnh vực Siêu Hình Học đặc thù), nhằm mục đích giúp học viên có một cái nhìn chung về nỗ lực của con người trong việc tìm kiếm và trình bày về Thượng Đế, dựa vào lý trí. Trong môn học này sinh viên sẽ được dẫn nhập về: sự hiện hữu của Thượng Đế; bản tính của Thượng Đế và tương quan giữa Thượng Đế và thọ tạo.

31. Triết Học Chính Trị (Cha Giuse Trương Văn Tính OFM):

          Chính trị gắn liền với các sinh hoạt của xã hội loài người; tác động và ảnh hưởng lên đời sống của mỗi cá nhân vì mỗi người đều mang trong mình không chỉ chiều kích cá nhân mà còn chiều kích xã hội - cùng chung sống trong xã hội. Từ ngữ chính trị bắt nguồn bởi từ hy lạp Polis – có nghĩa là thành quốc. Nói đến chính trị là nói đến nghệ thuật quản trị thành quốc để mang lại lợi ích chung cho mọi người cùng chung sống.

          Triết Học chính trị nghiên cứu các ý niệm, các nền tảng và các hình thái của hoạt động chính trị, nói cách khác, nó tìm hiểu và trình bày ý nghĩa (bản chất) và cấu trúc của cộng đồng nhà nước dưới nhãn quan Triết Học.

32. Seminario: Logos và thời gian trong tư tưởng của thánh Augustino (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM) :

          Với nghĩa chặt của hạn từ, seminario là nơi ươm mầm cho hạt giống được nảy sinh. Hạt giống được đề cập ở đây không gì khác hơn là chính khái niệm ‘thời gian’ mà thánh Augustino đã đặt thành vấn đề ‘nếu không có ai hỏi, thì con biết, nhưng nếu muốn giải thích cho người nào hỏi con, thì con không biết’ và cách suy tư của ngài về nó có thể nói là nguồn cảm hứng gợi lên trong tâm hồn của những ai nghiên cứu đề tài này niềm đam mê chân lý của chàng Eros.

          Với nghĩa rộng của hạn từ, seminario là môn thực hành nghiên cứu. Qua đó một ý tưởng, một đề tài sẽ được người nghiên cứu làm sáng tỏ nhờ vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp, phản biện trong khi khảo sát đề tài.

33. Thông Diễn Học (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM):

          Từ một bộ môn phụ thuộc, mới chỉ mang chiều kích nghệ thuật và phương pháp, vốn chỉ ứng dụng trong phạm vi hạn hẹp của những bản văn và của các khoa học nhân văn, thuật khải nghĩa (herméneutique = ars interpretandi) đã thay hình đổi dạng theo dòng thời gian để, ngang qua Dilthey, Nietzsche và Heidegger, nay trở thành một bộ môn thiết yếu, phổ quát, mang chiều kích Triết Học, không chỉ ứng dụng cho các bản văn hoặc cho các khoa học nhân văn, mà còn đòi phải được khơi dậy ngay giữa lòng cuộc hiện hữu và trong mọi tình huống của cuộc sống con người. Triết Học khải nghĩa đã đạt được tầm vóc lớn rộng và đã tạo được ảnh hưởng đáng kể nhờ vào những đóng góp đặc biệt của Hans Georg Gadamer (1900-2003) và của Paul Ricœur (1913-2005).Nhằm giới thiệu bộ môn, giáo trình "Triết Học khải nghĩa" sẽ cống hiến một cái nhìn tổng hợp về trào lưu khải nghĩa bằng cách gợi lại những yếu tố nguồn cội, đề cập tới một số tác giả tiêu biểu cùng với một vài cuộc tranh luận mà các tác giả này đã khơi dậy và nhất là bằng cách nêu dẫn cho thấy đâu là con đường đã đưa dẫn bộ môn tới tầm vóc phổ quát.

34. Thánh Nhạc (Cha Giuse Nguyễn Xuân Thảo, OFM):

Môn học cung cấp một số kiến thức căn bản về âm nhạc và Phụng vụ thánh nhạc, trải qua việc tập luyện kỹ năng xướng âm và thẩm âm cơ bản, kỹ năng nói/đọc và hát diễn cảm, kỹ năng điều khiển một số loại nhịp thông dụng, nhất là khả năng đánh giá về nghệ thuật âm nhạc trong Phụng vụ, hầu giúp học viên biết thể hiện thánh nhạc sao cho phù hợp với tinh thần của Phụng vụ.

 

PHÂN KHOA THẦN HỌC

DÒNG PHANXICO

 

 

 

 

 

1. Dẫn Nhập Cựu Ước (Sr. Têrêxa Nguyễn Thùy Dương):

          Môn học trình bày khởi đầu Mạc Khải của Thiên Chúa về lịch sử của vũ trụ và nhân loại, trả lời cho con người biết những câu hỏi ngàn đời: họ được sinh ra từ đâu, sống trên đời với mục đích gì và sẽ đi về đâu…Thiên Chúa vén mở cho con người biết phần nào về chính Ngài và chương trình tình thương của Ngài, qua các Tổ Phụ, các Thủ Lãnh và các Ngôn Sứ. Những lời mạc khải của Thiên Chúa được truyền khẩu qua nhiều thời đại, sau cùng đã được sưu tập và viết ra. Cựu Ước ghi lại sự khai sinh của nhân loại, Ơn Cứu Độ thực hiện qua lịch sử Dân Thiên Chúa và qua lịch sử toàn nhân loại.

          Cựu Ước là giai đoạn chuẩn bị khởi đầu, hướng đến sự thành toàn của Ơn Cứu Độ, được thực hiện một cách viên mãn trong Đức Giêsu Kitô, vị Thiên Chúa làm người.

2. Ngũ Thư (Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM):

          Ngũ Thư chứa đựng những quy tắc căn bản cho đời sống của Israel và các yếu tố nền tảng làm nổi bật căn tính của Dân này, đó là: họ là con cháu các tổ phụ và là Dân của Giao Ước được Thiên Chúa thiết lập qua trung gian Môsê tại núi Sinai. Chính vì thế, Ngũ Thư được gọi là Torah, là Luật và là Kim chỉ nam cho đời sống của Dân Thiên Chúa.

          Môn học này sẽ giúp học viên nắm vững những điều trên và rút ra những bài học cụ thể cho đời sống Kitô giáo. Để làm được điều đó, chúng ta lần lượt:

  • - Cùng nhau tìm hiểu phần dẫn nhập tổng quát và các đặc tính của Bộ Ngũ Thư: trình thuật Kinh Thánh, các luật lệ, các nhân vật chính, không gian và thời gian...

  • - Kế đến, cùng nhau tìm hiểu các vấn nạn liên quan đến tác giả, các nguồn tài liệu cấu thành bộ Ngũ Thư và các đặc tính văn chương của nó.

  • - Sau đó, trong khi vừa cung cấp cho khóa học một phương pháp để phân tích các bản văn trong Ngũ Thư theo cách tiếp cận mới của khoa Chú giải Kinh Thánh, sẽ cùng nhau tìm hiểu từng cuốn sách của Bộ Ngũ Thư, đặc biệt đào sâu các sách Sáng Thế và Xuất Hành.

3. Các sách lịch sử (Cha Matthêu Vũ Văn Lượng, OP):

          Khoá học này nhằm trang bị cho sinh viên kiến thức tổng quát về Các Sách Lịch Sử. Trước tiên, sinh viên sẽ được tìm hiểu về khoa sử học đời và khoa sử học Kinh Thánh. Tiếp đến, sinh viên sẽ được tìm hiểu về ảnh hưởng quan điểm thần học của các sách thánh khác trên các Sách Lịch Sử. Sau cùng, khoá học sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức về nền thần học tổng quát của các Sách Lịch Sử và về những nét đặc trưng thần học của mỗi Sách Lịch Sử.

4. Thánh Vịnh (Cha Matthêu Vũ Văn Lượng, OP):

          Khóa học về Sách Thánh Vịnh trước tiên giúp sinh viên tìm hiểu về hình thức thi ca, văn hoá và tôn giáo cổ thời vùng Cận Đông Cổ ảnh hưởng trên các Sách Thánh Vịnh thế nào. Tiếp đến, sinh viên sẽ được cung cấp kiến thức tổng quát về mối liên hệ giữa Sách Thánh Vịnh với các Sách Thánh khác. Cuối cùng, sinh viên sẽ được trang bị kiến thức về nền thần học tổng quát của toàn bộ Sách Thánh Vịnh.

5.  Các Sách Ngôn Sứ (Cha Giuse Nguyễn Tiến Dũng, OFM):

          Một hiện tượng tôn giáo nổi bật trong Cựu Ước đó là ơn gọi và hoạt động của các ngôn sứ trong suốt dòng lịch sử Ít-ra-en. Theo dòng lịch sử dân tộc Ít-ra-en trong Cựu Ước, xét về nguồn gốc của phong trào ngôn sứ tại Ít-ra-en, người ta phân biệt các ngôn sứ hoạt động trước thế kỷ thứ 8 tCN (như Mô-sê, bà Mi-ri-am, bà Đơ-vô-ra, Sa-mu-en, Na-than, Gát, A-khi-gia, Mi-kha Ben Gim-la, Ê-li-a và Ê-li-sa…), mà chúng ta có dịp làm quen khi học các sách lịch sử trong Cựu Ước, và các ngôn sứ từ thế kỷ thứ 8 tCN trở về sau. Môn học “Các sách ngôn sứ” sẽ tập trung tìm hiểu về ơn gọi và hoạt động của các ngôn sứ từ thế kỷ thứ 8 tCN trở về sau của lịch sử dân Ít-ra-en, gồm 4 ngôn sứ lớn (I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en, Đa-ni-en) và 12 ngôn sứ nhỏ. Đây là các ngôn sứ được gọi là các “ngôn sứ văn sĩ” (là các ngôn sứ mà lời giảng dạy được ghi lại trong các sách mang tên các ông, dù không chắc là do các ông viết ra).

6. Tin Mừng Mátthêu (Cha Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM):

          Tin Mừng theo thánh Mátthêu có một cách trình bày độc đáo về con người và sứ vụ của Đức Giêsu, vừa theo nội dung vừa theo hình thức và phương pháp trình bày, nhưng không làm mất đi tính trung thực của sứ điệp khi so với các Tin Mừng Nhất Lãm khác. Đáng kể nhất là Mátthêu đã sắp xếp lại các lời giáo huấn của Đức Giêsu thành năm bài giảng để ngầm chỉ Người là Môsê mới. Đồng thời, qua cách trích dẫn Cựu Ước minh nhiên hoặc mặc nhiên, Mátthêu đã ngầm chứng minh Đức Giêsu là Đấng Kitô mà Cựu Ước đã loan báo, từ đó đưa ra lời mời gọi hãy tin vào Đức Giêsu để được vào Nước Trời, như các môn đệ là mẫu mực cho những kẻ tin.

          Khóa học này giúp học viên nắm vững những điều trên và rút ra những bài học cụ thể cho đời sống Kitô giáo. Để làm được điều đó, giáo trình lần lượt:

  • Trước hết, tìm hiểu tổng quát về Tin Mừng này: tác giả, độc giả, nơi và thời gian biên soạn, các nguồn tài liệu để biên soạn, chủ đích, những tư tưởng chủ đạo và bố cục của sách.

  • Kế đến, trong khi vừa cung cấp cho học viên các phương pháp để tiếp cận bản văn Tin Mừng, lớp học sẽ chú giải để tìm ý nghĩa của một số đoạn văn tiêu biểu, qua đó làm nổi bật các chủ đề chính yếu của Tin Mừng này.

7.  Tin Mừng Marcô (Cha Giuse Nguyễn Tiến Dũng, OFM):

          Môn học trình bày vị trí quan trọng và giá trị khách quan của sách Tin Mừng II, bản văn ngắn nhất và được xem là cổ xưa hơn so với các sách Tin Mừng khác, mà cho đến trước thế kỷ 19 ít được Giáo Hội Công Giáo quan tâm nghiên cứu và sử dụng trong Phụng Vụ. Trong quá trình tìm hiểu Tin Mừng Mác-cô, qua việc chú giải một số đoạn văn tiêu biểu, về khía cạnh văn chương và lịch sử, môn học giúp học viên nhận ra đạo lý chính yếu, mà thánh sử Mác-cô muốn giới thiệu ngay trong câu mở đầu của tác phẩm, đó là: “Tin Mừng Đức Giê-su Ki-tô, Con Thiên Chúa” (Mc 1,1).

8. Tin Mừng Gioan (Cha Cha Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM):

          Tin Mừng theo thánh Gioan cho chúng ta một cách tiếp cận khác về sứ vụ của Đức Giêsu Kitô so với các Tin Mừng Nhất Lãm. Về hình thức, với cách trình bày rất riêng cả bố cục lẫn văn phong, Tin Mừng này làm nổi bật mầu nhiệm Đức Kitô, nên được gọi là “Tin Mừng Bí tích” hay “Tin Mừng Thiêng Liêng”. Sự khác biệt này bổ túc cho các Tin Mừng Nhất Lãm, để giúp có cái nhìn phong phú và toàn diện về chân dung của Đức Giêsu Kitô. Về nội dung, Tin Mừng Gioan khơi dậy nhiều ý niệm, hình ảnh, tư tưởng phong phú và là nền tảng căn bản cho tiến trình phát triển tư tưởng Thần Học Kitô giáo về Chúa Ba Ngôi, Kitô học, Thần Khí học và Cứu Độ học từ xưa đến nay. Ngoài ra, Tin Mừng Gioan được biên soạn với mục tiêu rõ ràng là để độc giả tin rằng Đức Giêsu là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa, và để nhờ tin mà được sống đời đời.

          Khóa học này sẽ giúp học viên nắm vững những điều trên qua việc:

  • Trước hết là tìm hiểu tổng quát: so sánh với các Tin Mừng Nhất Lãm, bàn về tác giả, độc giả, nơi và thời gian biên soạn, các nguồn tài liệu để biên soạn, chủ đích, những tư tưởng chủ đạo và bố cục của sách.

  • Kế đến, trong khi vừa cung cấp cho khóa học các phương pháp để tiếp cận bản văn Tin Mừng, giáo trình sẽ chú giải để tìm ý nghĩa của một số đoạn văn tiêu biểu, qua đó làm nổi bật các chủ đề chính yếu của Tin Mừng này, hầu có cái nhìn bổ túc về con người và sứ vụ của Đức Giêsu, đồng thời rút ra những bài học thiết thực cho đời sống đức tin.

9. Các Thư Gioan và Sách Khải Huyền (Cha Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM):

          Các Thư 1,2&3 Ga, thuộc khối các Thư Công Giáo, và sách Khải Huyền được truyền thống xếp vào loại “các Văn Phẩm Gioan” bên cạnh Tin Mừng Thứ Tư. Các học giả đồng ý rằng ba lá thư này và sách Khải Huyền liên quan đến cộng đoàn thuộc truyền thống Gioan vào cuối thế kỷ I CN. Dù các học giả không thể xác định chính xác ai là tác giả thực và có sự nối kết với nhau như thế nào giữa các văn phẩm này, nhưng về nội dung, các lá thư này đã làm sáng tỏ và nhấn mạnh một số giáo lý đã được đề cập trong Tin Mừng, nhất là về đức tin vào Đức Giêsu và việc thực hành đức ái; còn sách Khải Huyền giúp cổ võ các Kitô hữu giữ vững đức tin trong hoàn cảnh bị bách hại của cộng đoàn Gioan thời đó, đồng thời đưa ra một thể loại văn chương đặc thù trong Tân Ước, tiếp nối truyền thống Các Ngôn Sứ trong Cựu Ước.

          Khóa học này sẽ giúp học viên nắm vững các điều trên qua việc:

  • Trước hết, sẽ tìm hiểu phần dẫn nhập tổng quát: vị trí của nó trong Tân Ước, hoàn cảnh cụ thể, tác giả, độc giả, niên biểu mục đích...

  • Kế đến, sẽ nghiên cứu: bố cục của mỗi lá thư, phân tích nội dung của từng tác phẩm hoặc của một số đoạn văn tiêu biểu có đối chiếu với Tin Mừng Gioan khi cần thiết, để làm nổi bật đạo lý hay các chủ đề chính của nó và đưa ra những bài học cụ thể áp dụng cho đời sống người Kitô hữu.

10.  Thánh Linh Học (Cha Antôn Nguyễn Ngọc Kính, OFM):

          Những khám phá về sự hiện diện của Chúa Thánh Thần trong kho tàng mạc khải Kinh Thánh giúp Kitô hữu ý thức và nhận ra Ngài đang họat động trong Giáo Hội và trong thế giới hiện nay dưới nhiều hình thức. Trong nỗ lực truyền giáo, đối thoại đại kết và đối thọai liên tôn, Chúa Thánh Thần là tác nhân chính. Bởi vậy, hơn bao giờ hết, các Kitô hữu cần nhận ra sự hiện diện của Người và cộng tác với Người.

11. Nhân Luận Thần Học (Cha Phanxicô X. Phó Đức Giang, OFM):

          Môn học nỗ lực tìm hiểu căn tính, hoạt động, sứ mạng và cùng đích của con người trong chương trình cứu độ của Thiên Chúa. Con người được khảo cứu qua từng góc cạnh đặc thù của mình trong viễn kiến về Đức Giêsu Kitô – Con Người Mới. Như thế, môn học trở thành nền tảng để sinh viên tiếp cận với các khoa học thánh khác.

12. Thần Học Sáng Tạo (Cha Phanxicô X. Phó Đức Giang, OFM):

          Nỗ lực của trí khôn để hiểu biết nguồn gốc thế giới tạo thành, sự phát triển của nó và vai trò con người trong tiến trình đó. Mặc dù đã phát triển hơn hai ngàn năm, Thần Học sáng tạo vẫn bị các khủng hoảng môi sinh hiện tại chất vấn các vấn nạn căn bản của nó dưới ánh sáng của khoa học mới mẽ như vật lý, sinh vật học và bối cảnh văn hóa. Cuối cùng, hiểu biết về ý nghĩa và cùng đích của tạo thành sẽ thúc đẩy học viên hoán cải nhằm xây dựng Nước Trời ngay tại cuộc sống trần thế.

13.  Thần Học Phan Sinh (Cha Phanxicô X. Đinh Trọng Đệ, OFM):

          Thần Học Phan Sinh là một lối diễn giải đức tin Công Giáo bằng các phạm trù Triết Học và Thần Học. Cũng như Triết Học và Thần Học, truyền thống này chỉ là một trong nhiều trường phái trong Giáo Hội để diễn giải đức tin như Augustinô, Đa Minh. Trường phái Thần Học này bắt nguồn từ lối sống và tinh thần linh đạo của Đấng sáng lập Dòng Anh Em Hèn Mọn: Thánh Phanxicô cùng với thánh Clara, người “anh em” trung thành nhất trong lý tưởng của Vị Thánh Nghèo thành Assisi, sau đó được hình thành nhờ những anh em trí thức trong Dòng như Antonio Da Padova, Alexandre De Hales, Bonaventura Da Bagnoregio, Giovanni D’Olive...

14. Truyền Giáo Học (Cha Phêrô Đỗ Cao Cương, SVD):

           Lịch sử Giáo Hội có thể nói là lịch sử truyền giáo. Trong thời đại mới này Giáo Hội bước vào một thời đại truyền giáo mới, cần huấn luyện cho các nhà truyền giáo những ý thức mới và tinh thần mới trong sứ vụ phúc âm hóa mới của Giáo Hội. Vì thế, việc nghiên cứu có hệ thống về sứ mạng truyền giáo (Thần Học, hướng truyền giáo, lịch sử, tương quan với các tôn giáo khác) đã được khởi hứng và thôi thúc bởi công đồng Vaticano II, cùng với các văn kiện của huấn quyền Giáo Hội liên quan đến việc học hỏi nghiên cứu về truyền giáo. Hơn nữa, khi đề cập đến việc đào tạo các nhà truyền giáo tương lai, huấn quyền nhấn mạnh thêm rằng: “Việc huấn luyện Thần Học không thể và không nên bỏ qua sứ mạng phổ quát của Giáo Hội, việc đại kết, nghiên cứu các tôn giáo và truyền giáo học…” (RM 83).

          Vì vậy, Truyền Giáo Học là môn học giúp học viên ý thức về bản chất của Giáo Hội là truyền giáo (AG 2) đồng thời giúp sinh viên hiểu biết về nền tảng Thần Học về Truyền Giáo, phương thức truyền giáo, cũng như hiểu biết về lịch sử về truyền giáo của Giáo Hội, hiểu biết các tôn giáo và văn hóa khác mà hướng tới việc truyền giáo trong hiện tại và tương lai. Hơn nữa, Truyền Giáo Học còn là môn học giúp học viên ý thức vai trò và sứ vụ của mình trong công tác mục vụ truyền giáo sau này.

15. Bí Tích Tổng Quát (Cha Đaminh Nguyễn Hữu Cường, OP):

          Luận đề Bí Tích Tổng Quát (De Sacramentis in genere) dường như không thể có trước việc xác định bảy Bí tích (Septenarium) trong lịch sử Thần Học Công Giáo. Bởi trước tiên, Giáo Hội đã sống đức tin qua cử hành Phụng Vụ và Bí tích. Những suy tư Thần Học Bí tích được hình thành sau đó. Nhưng, dù nội dung Bí Tích Tổng Quát hình thành trễ hơn, môn học này lại được xếp trước các môn Bí Tích chuyên biệt nhằm giúp sinh viên có cái nhìn tổng quan về Bí tích, về những yếu tố căn bản của Bí tích (nguồn gốc thiết lập Bí tích, bản chất và hiệu quả của Bí Tích, và những vấn đề liên quan: Thừa tác viên của Bí tích, chủ thể đón nhận Bí tích, …). Từ đó, sinh viên định hướng chuyên sâu khi nghiên cứu các Bí tích Chuyên biệt sau này. Khoá học gồm 30 tiết, tương ứng với hai tín chỉ.

16. Thần Học Căn Bản (Cha Đaminh Nguyễn Hữu Cường, OP):

          “Hãy luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất vấn về niềm hy vọng của anh em.” (1Pr 3,15). Môn Thần Học Căn Bản liên quan trực tiếp đến lời mời gọi trên đây, chất vấn người Ki-tô hữu về niềm tin vào Đức Giê-su Ki-tô, Đấng Cứu Độ chúng ta. Trong Người, Thiên Chúa đã mặc khải trọn vẹn tình thương cứu độ cho nhân loại. Do vậy, hai nội dung căn bản của Thần Học làm nền cho suy tư trong khoá học là: Mặc Khải của Thiên Chúa và Đức tin của con người: Cả hai yếu tố hội tụ trong cuộc gặp gỡ mà Thiên Chúa dành cho con người. Và để tiếp cận những vấn đề Thần Học này, nhiệm vụ kép của Thần Học Căn Bản là nhằm đến sự liên kết chặt chẽ nội tại của nhận thức đức tin trong việc bảo vệ chân lý đức tin, minh chứng đức tin cả khi người Ki-tô hữu đứng trước vấn nạn do những người không cùng chia sẻ niềm tin đặt ra. Khoá học gồm 30 tiết, tương ứng với hai tín chỉ.

17. Bí Tích Thêm Sức (Cha Antôn Hà Văn Minh):

          Bí tích Thêm sức chỉ được trao ban cho người đã lãnh nhận Bí tích Rửa tội, và có thể nói, Bí tích Thêm sức phát sinh từ Bí tích Rửa tội, vì đời sống của Bí tích Rửa tội phát nguồn từ đời sống của Ba ngôi Thiên Chúa và được hướng dẫn bởi Thánh Thần. Câu hỏi được đặt ra là: Chúa Thánh Thần đã không được trao  ban trong Bí tích Thánh Tẩy và trong Bí tích Thánh Thể, trong việc giáo dục Kitô giáo và trong các thực hành khác của đời sống Kitô giáo hay sao? Vậy Bí tích Thêm sức mang ý nghĩa gì? Những suy tư nỗ lực giải thích, như Thêm sức là Bí tích đánh dấu trưởng thành của đời sống Kitô hữu hay là tăng thêm sức mạnh để chống lại những gì ngược với Đức tin, thường thì tìm thấy rất ít chứng cứ trong Thánh Kinh và truyền thống.

          Trong những cuộc tranh luận về tuổi có thể lãnh nhận Bí tích Thêm sức, về sự thường xuyên cử hành Bí tích Thêm sức (hay là thỉnh thoảng mới ban Bí tích Thêm sức với số đông người lãnh nhận?) và về thừa tác viên của Bí tích (chỉ có giám mục thôi sao?) phản ảnh một một sự hoài nghi Thần Học về ý nghĩa của Bí tích Thêm sức. Môn học này nhằm đưa ra những câu trả lời cho các vấn nạn.

18.  Bí Tích Xức Dầu (Cha Antôn Hà Văn Minh):

          Bí tích Xức Dầu được xếp vào trí Thứ Năm trong hệ thống Bí tích của Giáo Hội Công Giáo. Thần Học và thực hành hiện nay trong Giáo Hội khi xác nhận vị trí Bí tích Xức Dầu trong hệ thống Bí tích đều dựa trên những chứng cứ Thánh Kinh và lịch sử Phụng vụ cổ. Các vấn nạn về Bí tích Xức Dầu được đặt ra là: trước tiên về thời điểm  chính xác (Bí tích thuộc về tình trạng hấp hối – hay là trong một thời gian mà người bệnh ý thức được để có thể cùng cử hành?) và về hiệu quả đặc biệt (có phải Bí tích chỉ chuẩn bị cho việc chết lành – hay là cũng kỳ vọng vào một sự chữa lành thể xác?). Từ đó vấn nạn về chiều kích bệnh tật và chữa lành, hấp hối và chết được nối kết trong toàn bộ Thần Học Bí tích.

          Cuối cùng việc thay đổi tư duy về Bí tích Xức Dầu trong thực hành và Thần Học đã đưa ra câu hỏi liên quan đến khoa chú giải: dựa vào những tiêu chuẩn nào, để xác đưa ra khái niệm về Bí tích ngày nay điều đã được trình bày vào thế kỷ 12, và tài liệu lịch sử cổ xưa  như lịch sử của Bí tích Xức Dầu được nhận dạng?

19. Bí Tích Giao Hòa (Cha Anphong Nguyễn Công Minh, OFM):

          Giảng khoá “Bí Tích Giao Hoà” bao gồm nhiều khía cạnh tìm hiểu như tín lý: Bí tích được hình thành theo dòng lịch sử như thế nào, và những yếu tố chính của Bí tích; Phụng vụ và mục vụ:   cử hành Bí tích như thế nào cho đúng và nhất là mang lại lợi ích cho hối nhân; và cũng không quên nhắc qua khía cạnh Giáo luật về Bí tích này.

20. Bí Tích Hôn Phối (Cha Anphong Nguyễn Công Minh, OFM):

          Giảng khoá được khai triển dưới mọi khía cạnh: (1) Tín lý (Hôn Phối là Bí tích); (2) Phụng vụ và Giáo luật (cử hành Bí tích Hôn phối thành sự và hợp pháp); (3) Mục vụ (cử hành Bí tích Hôn phối làm sao để mang lại lợi ích cho đôi bạn và dân chúng); và (4) Các Nố Hôn phối (giải đáp một số trường hợp đặc biệt về Hôn phối). Như thế, giảng khoá giúp cho học viên đủ chất liệu cần thiết để thi hành nhiệm vụ mục tử sau này.

21. Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo (Cha Anselm Nguyễn Hải Minh, OFM):

          Giáo huấn xã hội của Giáo Hội là một phần của môn Thần Học luân lý chuyên biệt, bao gồm những lời dạy của Giáo Hội liên quan đến thực tại phức tạp của cuộc sống con người, trong xã hội và trong bối cảnh quốc tế, dưới ánh sáng đức tin và truyền thống của Giáo hội. Nội dung môn học nhằm trang bị cho sinh viên một hiểu biết lịch sử liên quan đến bối cảnh hình thành và phát triển của các giáo huấn xã hội, cung cấp những nguyên tắc hướng dẫn, tiêu chuẩn phán đoán và định hướng hành động làm cơ sở giúp sinh viên phân tích và tìm ra những thái độ hành động đúng đắn trước các vấn đề thời đại.

Giáo Trình - Thư Mục Tham Khảo

  1. Tập hợp các thông điệp xã hội của Giáo Hội. (Viện nghiên cứu xã hội thuộc Viện Đại Học Công Giáo Paris tập hợp)
  2. Hội đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình, Giáo Huấn xã hội của Giáo Hội – Một hợp tuyển những văn kiện của Huấn quyền (AS), Dịch giả Lm Nguyễn Hồng Giáo, 2001
  3. Hội đồng Toà Thánh Công Lý và Hoà Bình (2004), Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo Hội Công Giáo (2004), Bản dịch Ủy Ban Bác Ái Xã Hội của HĐGM Việt Nam, 2007
  4. Huấn thị “Đường hướng học hỏi và giảng dạy giáo huấn của Giáo Hội về xã hội trong việc đào tạo linh mục”, Bộ Giáo Dục Công giáo phổ biến ngày 27.06.1989
  5. Phan Tấn Thành (2015), Mang Tin Mừng vào các thực tại trần thế, nxb Tôn giáo
  6. Nguyễn Thái Hợp (2010), Một cái nhìn về Giáo huấn xã hội Công Giáo, nxb Phương Đông.

22.  Giáo Luật (Cha Gioan B. Đậu Quang Luật, OFM):

          Môn học này bắt đầu với một số tiết học dẫn nhập vào Giáo luật, nghiên cứu ba lĩnh vực chính liên quan tới Giáo luật: Triết Học về luật, nền tảng Thần Học của Giáo luật và lịch sử Giáo luật. Các tiết học dẫn nhập nhằm cung cấp kiến thức căn bản về những học thuyết rất quan trọng trong các lĩnh vực nêu trên; làm cho có khả năng hiểu đúng Giáo luật. Tiếp đó là những tiết học về nội dung chính của môn học này, tập trung nghiên cứu bản văn Giáo luật, chú giải giáo luật và phương pháp nghiên cứu Giáo luật. Những tiết học này nhằm hiểu rõ bản văn và nắm vững ý nghĩa hoặc tinh thần Giáo luật; hiểu và áp dụng Giáo luật theo ý định của nhà lập pháp.

          Chương trình học về nội dung Giáo luật được chia làm bốn (4) phần tương ứng với bốn (4) học kỳ trong hai (2) năm học, mỗi tuần có bốn (4) tiết học. Kết thúc khóa học, về mặt lý thuyết, sinh viên sẽ có khả năng giải quyết hợp pháp những vấn đề liên quan tới Giáo luật, có khả năng giải thích và áp dụng Giáo luật phù hợp với ý định của nhà thiết lập Giáo luật.

23.  Thần Học Mục Vụ (Cha Giuse Phạm Văn Bình, OFM):

          Giúp học viên hiểu rõ và thực hiện ơn gọi là “những đầy tớ của Đức Kitô, và những người quản lý các mầu nhiệm của Thiên Chúa” (1Cr 4,1). Đó là những người “chứng tỏ lòng trung thành” (1Cr 4,2) với Đức Ki-tô, Đấng “hiền lành và khiêm nhường trong lòng” (Mt 11, 29) và là Đấng đã đến “không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ và hiến dâng mạng sống làm giá chuộc muôn người” (Mt 20, 28).

24.  Giảng Thuyết (Cha Giuse M. Lê Quốc Thăng):

          Môn giảng thuyết giúp các sinh viên sẽ là linh mục tương lai những kỹ năng giúp soạn giảng và giảng lễ cách tốt nhất với mục tiêu trình bày về Đức Kitô nhằm thuyết phục người nghe tin, yêu mến và bước theo Người để đạt được ơn Cứu Độ. Đồng thời, giúp họ nhận thức đúng đắn: Nhà giảng thuyết là người được Chúa chọn gọi để trở thành kẻ chinh phục người ta, kẻ “chài lưới người” đưa người ta về với Chúa. Môn học này bao gồm nội dung lý thuyết và thực tập giảng lễ cho nhiều đối tượng khác nhau (thiếu nhi, giới trẻ…).

          Để đạt mục tiêu ấy môn học sẽ giúp cho học viên xác tín rằng giảng không phải là diễn thuyết, dùng tài hùng biện để thuyết phục quần chúng, làm cho quần chúng say mê, ngưỡng mộ và cuối cùng đi theo mình, theo quan điểm lập trường của mình. Trong giảng thuyết có hùng biện, nhưng hùng biện không phải là điểm chính. Linh mục hoàn thành sứ vụ rao giảng Tin Mừng là một chức năng quan trọng và cơ bản nhất trong đời sống linh mục.

25.  Tư Vấn Mục Vụ (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):

          Giảng khóa trình bày các truyền thống “chăm sóc mục vụ”, “tư vấn mục vụ” trong Giáo Hội và các xu hướng “tư vấn mục vụ” ngày nay trong bối cảnh xã hội thay đổi. Giáo sư giúp sinh viên học và thực hành một số kĩ thuật và kĩ năng cơ bản trong công tác tư vấn. Môn học gồm hai phần: Phần 1 chú trọng lí thuyết, nền tảng Kinh thánh và Truyền thống Giáo Hội trong việc chăm sóc mục vụ; những thay đổi trong công việc chăm sóc mục vụ sau Công đồng Vatican II; tìm kiếm một mô hình tư vấn mục vụ ngày nay. Phần 2 nhắm đến việc thực hành, học và áp dụng một số kĩ năng cơ bản cũng như lí thuyết Tham vấn Tâm lí cho Tư vấn Mục vụ. Phương pháp của môn học là trình bày và minh họa bối cảnh của Tư vấn mục vụ, thực tập tại lớp cũng như trong môi trường thực tế các kĩ năng cần thiết cho người làm công tác tư vấn.

          Môn học đòi hỏi sinh viên phải nắm vững phần lí thuyết, thay đổi thái độ cũng như hành vi trong công tác tư vấn và thực hành nhuần nhuyễn một số kĩ năng tư vấn. Cuối khóa sinh viên có thể tiến hành một cách chuyên nghiệp một ca tư vấn mục vụ.

26.  Quản Trị Giáo Xứ (Cha Giuse Phạm Văn Bình, OFM):

          Giáo trình giúp học viên hiểu biết tổ chức của giáo xứ, nơi một người được sai đến trong tư cách mục tử và người quản trị. Xét như một tập thể hữu hình, giáo xứ có những nguồn tài nguyên là nguồn nhân lực và tài chính, cần được sử dụng và phát triển hiệu quả để đem lại sức sống năng động cho giáo xứ. Xét như một cộng đoàn thiêng liêng, giáo xứ được phong phú bởi những của cải Thiên Quốc, cần được các mục tử trung tín sử dụng để nuôi dưỡng tâm hồn các tín hữu. Công việc quản trị, do đó, nhằm xây dựng giáo xứ thành một cộng đoàn đức tin, đức cậy, và đức mến.

27. Thần Học Ba Lời Khấn (Cha Antôn Nguyễn Ngọc Kính, OFM):

          Trong bối cảnh đời sống và sứ vụ của những người được Chúa Cha thánh hiến trong Thánh Thần, để đi theo Chúa Giêsu sát hơn, Ba Lời Khấn – khiết tịnh, tuân phục và nghèo khó - được trình bày như những lời cam kết của Giao ước Tình yêu. Những lời cam kết yêu thương này được người thánh hiến thể hiện trong năm chiều kích: sứ vụ, cộng đoàn, sinh thái, thần bí và nhân bản.

28. Luân Lý Căn Bản (Cha Phaolô Cao Chu Vũ, OP):

          Thần Học không chỉ bận tâm trình bày, giải thích và đào sâu nội dung, ý nghĩa các chân lý mặc khải về Thiên Chúa và con người, mà còn hướng dẫn con người biết cách thực hiện đời mình theo kế hoạch của Thiên Chúa, là trở nên một con người mới theo khuôn mẫu Đức Kitô, Ađam mới. Nhờ ân sủng trợ giúp, khi thực hiện kế hoạch này, con người thành tựu ơn gọi làm người, ơn gọi làm con cái tự do của Thiên Chúa, tức là đạt tới “tình trạng con người trưởng thành, tới tầm vóc viên mãn của Đức Kitô” (Ep 4, 13). Đây là mục tiêu chính mà Thần Học luân lý nền tảng muốn nhắm tới.

29. Luân Lý Thờ Phượng (Cha Phaolô Cao Chu Vũ, OP):

          Các nhân đức của con người được kiện toàn nhờ các nhân đức hướng Chúa, như những năng lực siêu nhiên, được phú ban trong ơn thánh hóa của Phép Rửa; nhờ đó, người Kitô hữu có thể sống tương quan mật thiết với Ba Ngôi Thiên Chúa, hành động như con cái tự do của Thiên Chúa và xứng đáng lãnh nhận sự sống đời đời. Thực vậy, đức tin và đức mến giúp người Kitô hữu hiểu biết và  yêu mến Thiên Chúa. Đức cậy giúp người Kitô hữu đặt niềm tín thác nơi Thiên Chúa và lời hứa cứu độ của Người; giúp họ tiến bước trong cuộc lữ hành trần thế, cho đến khi đức tin và đức mến đạt tới sự viên mãn, tức là được tham phần trọn vẹn vào sự sống của Ba Ngôi Thiên Chúa.

30. Ân Sủng & Tội Lỗi (Cha Phaolô Cao Chu Vũ, OP):

          “Ân sủng dựa trên tự nhiên, không phá bỏ, nhưng kiện toàn nó” (Gratia supponit naturam, non destruit, sed perficit eam). Với quan niệm này, Thần Học truyền thống mô tả mối tương quan giữa tự nhiên và ân sủng trong lịch sử cứu độ: con người, một thụ tạo có lý trí và tự do vì được tạo dựng theo hình ảnh Thiên Chúa, được ban cho một cứu cánh cao cả là một đời sống kết hiệp với Ba Ngôi Thiên Chúa trong chân lý và tình yêu. Nhưng nguyên tổ đã phạm tội; vì thế, bản tính con người đã bị tổn thương nghiêm trọng. Để kế hoạch của Thiên Chúa dành cho con người ngay từ thuở đầu được thành tựu, ngang qua đổ vỡ của tội nguyên tổ, bản tính con người cần được ân sủng Thiên Chúa chữa lành, thánh hóa và trợ giúp nhờ công trình cứu chuộc của Đức Kitô.

31. Mariology (Cha Giuse Tạ Huy Hoàng): 

          Giảng khóa trình bày các tín điều nói lên những khía cạnh quan trọng của vai trò Đức Mẹ Ma-ri-a trong mầu nhiệm cứu độ:[1] (1) Đức Trinh Nữ Ma-ri-a, Mẹ Thiên Chúa (Mother of God), (2) Đức Mẹ Ma-ri-a Đồng Trinh Trọn Đời (Perpetual Virginity), (3) Đức Mẹ Ma-ri-a Vô Nhiễm Nguyên Tội (Immaculate Conception), (4) Đức Mẹ Ma-ri-a Lên Trời Hồn Xác (Assumption). Là Mẹ Đức Ki-tô Giê-su, Đức Mẹ Ma-ri-a cũng là Mẹ Giáo Hội.[2]. Theo đó, địa vị quan trọng của Đức Mẹ Ma-ri-a hệ tại mối tương liên của Mẹ với Chúa Giê-su Ki-tô: (1) Chúa Giê-su Ki-tô được “sinh ra bởi một người nữ”,[3] Đức Mẹ Ma-ri-a là người nữ ấy;[4] (2) Chúa Giê-su Ki-tô được sinh ra là người Do-thái, từ một “thiếu nữ Ít-ra-en”,[5] Đức Ma-ri-a là người phụ nữ Do-thái, là “thiếu nữ Ít-ra-en”; (3) Chúa Giê-su Ki-tô là “Thiên Chúa thật và là người thật”, Đức Mẹ Ma-ri-a là Mẹ Thiên Chúa thực sự theo nhân tính của Người,[6] Chúa Giê-su Ki-tô đã được thụ thai bởi phép Chúa Thánh Thần và được Đức Trinh Nữ Ma-ri-a sinh ra; (4) Đức Mẹ Ma-ri-a là đấng toàn thánh (all holy), Vô Nhiễm Nguyên Tội, Trọn Đời Đồng Trinh….[7]

32. Mục Vụ Di Dân (Cha Gioan Nguyễn văn Ty, SDB):     

          Di dân dần trở nên một lối sống phổ biến trên toàn cầu. Lối sống này sẽ có tác động lớn về nhiều mặt trên Dân Chúa và việc rao giảng Tin Mừng. Tuy nhiên dựa trên kinh nghiệm của Lịch Sử Cứu Độ, chúng ta biết: Di Dân chính là thời điềm để củng cố niềm tin và cho một hiểu biết sâu xa hơn về nhiều khía cạnh của Tin Mừng cứu rỗi. Điển hình môn học sẽ giúp đào sâu hơn về “ý nghĩa của đức ái Ki-tô giáo, nhất là dưới khía cạnh Tiếp Khách Lạ”, về “Công Giáo tính của Hội Thánh” và về “nghệ thuật đối thoại”.

33. History of the Franciscan Movement (Cha Ken Capalbo, OFM):

          This special topic treats the origin, formation, and development of the Franciscan Movement, beginning with the life and milieu of Francis and Clare of Assisi. The historical narrative and the historiography of the Franciscan Movement unfold from the context of the central Middle Ages through the modern and postmodern eras. Major themes include the Franciscan Question, Sabatier, and later interpreters; mendicant poverty, minority, mission and evangelization; and the return to primary sources and the thrust of scholarly analysis after Vatican II. The student will not only comprehend the historical process and narrative of the First, Second, and Third Orders but also develop the ability to think historically and analyze different historical interpretations.

34. Cánh Chung Học (Sơ Anna Trần Thị Nguyệt, MTGXL):

           Suy tư về cứu cánh đời người và vạn vật là một trong những câu hỏi hiện sinh. Vì vậy ta có thể gặp thấy nơi các nền văn hóa và tín ngưỡng khác nhau, ít nhiều hệ thống hóa. Đối với Kitô giáo, khoa cánh chung luận đã dần dần xác định được vị trí trong Thần Học hiện đại. Không có gì tự nhiên mà có, các tiền đề thuộc cánh chung luận cũng có lịch sử của nó. Trước công đồng Vatican II, môn học này chủ yếu xoay quanh “Những Điều Cuối Cùng” (De Novissimis. Giáo lý gọi là Tứ chung : chết, phán xét, thiên đàng, hỏa ngục). Trải qua thời gian, từng điều trong giáo lý Tứ chung đã xuất hiện, được điều chỉnh, thay đổi và cuối cùng một số nội dung được giữ lại như những yếu tố đặc thù của cánh chung luận Kitô giáo.

          Từ sau Vatican II cho đến nay, khoa cánh chung luận đã có sự biến chuyển sâu rộng từ tiền đề cơ sở đến phương pháp tìm hiểu, và đã đi từ vị trí phụ trương (annexus) đến vị trí trọng tâm, thậm chí có khuynh hướng cánh chung hóa Thần Học. Điều đó cũng dễ hiểu, vì dựa vào kết quả chú giải Kinh Thánh khởi đi từ con người lịch sử của Đức Giêsu, các nhà Thần Học đã khám phá tầm quan trọng và ý nghĩa của mầu nhiệm cánh chung trong lời rao giảng cũng như trong cuộc sống của Ngài. Khám phá này, theo đánh giá của Moltmann, tác giả cuốn Thần Học Hy Vọng (Theologie der Hoffnung, 1964), đã làm rung chuyển nền Thần Học truyền thống. Tác động của Triết Học/Thần Học hy vọng đã gợi hứng và thúc đẩy nhiều cách trình bày mới về đề tài cánh chung. Trong đó phải kể đến sự nổi trội của chủ đề “hy vọng”, tính quy Kitô, chiều kích siêu việt bản thể (eschatologie existentiale-transcendantale) và mối tương quan với thực tại trần thế.

35.  Thư Phaolô (Cha Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM): 

1. Mục đích khóa học:

          Thư Phaolô nằm trong số các văn phẩm được viết đầu tiên của Tân Ước. Mặc dù Thánh Phaolô viết thư cho những cộng đoàn cụ thể nhằm giải quyết các vấn đề đặc thù trong những bối cảnh nhất định, nhưng các thư đó hàm chứa nhiều hình ảnh, khái niệm và tư tưởng phong phú làm nền tảng căn bản cho tiến trình phát triển tư tưởng thần học Kitô giáo cũng như đưa ra nhiều định hướng căn bản cho việc thực hành luân lý Kitô giáo như từ xưa đến nay. Để khám phá các điều trên, trước tiên chúng ta tìm hiểu tổng quát về niên biểu cuộc đời của Phaolô, những yếu tố tác động và quá trình hình thành tư tưởng của ngài, cũng như bối cảnh hình thành các thư. Kế đến, trong khi vừa cung cấp cho khóa học một phương pháp để tiếp cận các Thư Phaolô, sẽ cùng nhau đào sâu các thư đệ I Phaolô; đồng thời tìm hiểu một số thư đệ II Phaolô, trong đó có các thư Mục vụ, qua việc phân tích các bản văn. Nhờ đó, học viên sẽ nắm được những chủ đề Thần Học nòng cốt theo tư tưởng Phaolô, hầu có thể đào sâu Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo và đưa ra những áp dụng trong đời sống luân lý cũng như trong công việc mục vụ.

2. Tài liệu tham khảo:

  1. Brown, Raymond E., - Fitzmayer Joseph A., - Murphy Roland E., The New Jerome Biblical Commentary, Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jersey1990, 768-902.
  2. Dunn, James D. G., The Theology of the Paul the Apostle, Eerdmans Publishing Co., Grand Rapids – Michigan – Cambridge, 1998.
  3. Fx. Vũ Phan Long, Tìm hiểu Các Thư của Thánh Phaolô, Văn Hóa Thông Tin, Hà nội, 2008.
  4. Harington, Daniel J. (ed.), Sacra Pagina Series (các quyển số 6-12.16.17).
  5. The Anchor Bible, The Anchor Bible Commentary Series (các quyển số 32-35A).

36. Thần Học Phaolô (Cha Giuse Ngô Ngọc Khanh, OFM.)

1. Mục đích khóa học:

          Thư Phaolô hàm chứa nhiều hình ảnh, khái niệm và tư tưởng phong phú làm nền tảng căn bản cho tiến trình phát triển tư tưởng thần học Kitô giáo về Chúa Ba Ngôi, Kitô học, Thần Khí học, Giáo Hội học, Cứu Độ học, Cánh Chung học, Nhân học Kitô giáo,…cũng như đưa ra nhiều định hướng căn bản cho việc thực hành luân lý Kitô giáo như từ xưa đến nay.

          Khóa học sẽ nghiên cứu Thần Học Phaolô, phương pháp và nội dung. Qua phần dẫn nhập tổng quát, khóa học sẽ bàn về bối cảnh tác động con người Phaolô và các tư tưởng của ngài. Quan trọng hơn, trong khi vừa cung cấp một phương pháp để tiếp cận Thần Học Phaolô, Khóa học sẽ đào sâu các chủ đề chính chủ yếu dựa vào các thư đệ I, và đặc biệt nhấn mạnh các chủ đề:

  1. Cứu độ học qui Kitô và các hệ quả của “Sự kiện-Kitô”.

  2. Nhân học Kitô giáo.

  3. Luân lý học của Phaolô.

  4. Sau cùng là kết luận tổng quát.

2. Tài liệu tham khảo:

  1. Barbaglio G., La Teologia di Paolo. Abbozzi in forma epistolare, La Bibbia nella storia 9, Bologna: EDB, 1999.
  2.  Barrett C.K., Paul. An Introduction to His Thought, London: Chapman, 1994; tr. it. La teologia di San Paolo. Introduzione al pensiero dell’apostolo, Universo teologia: biblica 52; Cinisello Balsamo: San Paolo, 1996.
  3. Bassler J.M. (ed.), Pauline Theology. Thessalonians, Philippians, Galatians, Philemon,  Minneapolis, MN: Fortress, 1991.
  4. Brown, Raymond E., - Fitzmayer Joseph A., - Murphy Roland E., The New Jerome Biblical Commentary, Prentice Hall, Englewood Cliffs, New Jersey1990, 768-902.
  5. Davis C.A., The Structure of Paul’s Theology. “The Truth which Is the Gospel”, Lewiston, NY: Mellen Biblical Press, 1995.
  6. Dunn, James D.G., The Theology of Paul the Apostle, Eerdmans Publishing Co., Grand Rapids – Michigan – Cambridge, 1998.
  7. Fitzmyer J.A., Paul and His Theology. A Brief Sketch, Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall, 21989.
  8. Hawthorne G.F. – Martine R.P. ‒  Reid D.G (Eds), Dictionary of Paul and his Letters, InterVarsity Press, Illinois: Dowers Grove ‒ England: Leicester, 1993.

37.  Thư Hípri Và Các Thư Chung (Cha Gioan B. Nguyễn Hữu Duy, SVD):

          Môn “Thư Hípri và Các Thư Chung” giới thiệu cho sinh viên các tác phẩm Tân Ước gồm: Thư Hípri, thư 1 và 2 Phêrô, thư Giacôbê và thư Giuđa, trong đó phân nửa thời gian được dành để tìm hiểu tác phẩm quan trọng nhất là thư Hípri, phân nửa thời gian còn lại chia đều cho các tác phẩm khác. Nội dung giảng dạy gồm ba phần: (1) Giới thiệu tổng quát về tác phẩm: tác giả, độc giả, hoàn cảnh ra đời, mục đích, thể văn và cấu trúc, giúp sinh viên biết rõ xuất xứ của tác phẩm, để từ đó có thể dễ dàng hiểu tác phẩm hơn. (2) Điểm qua một số điểm Thần Học quan trọng của tác phẩm, giúp sinh viên có cái nhìn bao quát về tác phẩm trước khi đi vào phân tích và chú giải bản văn. (3) Đi sâu chú giải một số bản văn tiêu biểu (vì không đủ giờ chú giải toàn bộ tác phẩm) làm mẫu để sinh viên nắm phương pháp và có thể tự học hỏi nghiên cứu thêm sau này.

38. Văn Chương Khôn Ngoan (Cha Giuse Nguyễn Tiến Dũng, OFM):

          Bản Kinh Thánh Hy-lạp xếp các sách Gióp, Thánh vịnh, Châm ngôn, Giảng viên, Diễm ca, Khôn ngoan và Huấn ca vào khối sách gọi là “Sách Thi Ca” đặt trước phần Các Sách Ngôn Sứ. Với Công đồng Tren-tô, Kinh Thánh Công Giáo nhận khối “Sách Thi Ca” gồm 7 cuốn trên đây của Bản Kinh Thánh Hy-lạp vào Qui Điển Cựu Ước với tên gọi là Các Sách Giáo Huấn hay Các Sách Khôn Ngoan. Tuy nhiên, xét theo nội dung thuộc thể loại khôn ngoan thì thực sự Các Sách Giáo Huấn chỉ có 5 cuốn : Gióp, Châm ngôn, Giảng viên, Khôn ngoan và Huấn ca, còn hai sách Thánh vịnh và Diễm ca mang đặc thù riêng thuộc loại trữ tình tôn giáo.

          Trong quá trình học môn Các Sách Giáo Huấn, học viên sẽ được hướng dẫn tìm hiểu ý nghĩa và nội dung của nền tảng Thần Học văn chương khôn ngoan của Do thái giáo được trình bày trong Các Sách Giáo Huấn (ngoại trừ Thánh vịnh được tách ra thành một môn học riêng biệt vì tính đặc thù của sách này). Nền tảng Thần Học văn chương khôn ngoan trong Cựu Ước là nền Thần Học về con người, xét như một thụ tạo trong mọi khía cạnh liên quan đến cuộc sống theo quan điểm thực tế, khơi gợi và làm phát triển mọi tiềm năng ghi khắc nơi bản tính con người. Mục đích của môn học nhằm giúp học viên suy nghĩ về thế giới, về con người, về cuộc sống hôm nay dưới ánh sáng của Đức Khôn Ngoan là chính Lời Thiên Chúa đã làm người và ở cùng chúng ta mọi ngày cho đến tận thế.

Các sách tham khảo:

  1. BARTON, J. and MUDDIMAN, J., The Oxford Bible Commentary. Oxford University Press. 2001 (2007).
  2. GILBERT, M., Les cinq livres des sages. Proverbes-Job-Qohélet-Ben Sira-Sagesse. Paris: Cerf, 2003 (LiBi ; 129).
  3. ROMER, T., Les chemins de la sagesse. Proverbes, Job, Qohélet. Poliez-le-Grand : Moulin, 1999.
  4.  CLINES, D.J.A., Job 21 – 37. Nashville : Thomas Nelson, 2006 (Word Biblical Commentary 18A).
  5. SCOTT, R.B.Y., Proverbs - Ecclesiastes. Doubleday : The Anchor Bible, 1915 (The Anchor Bible 18).
  6. FOX, Michael V., A Time to tear down and a Time to build up : a rereading of Ecclesiastes. Cambridge : W.B. Eerdmans, 1999.
  7. The New Interpreter’s Bible, Volume V. Introduction to the wisdom literature Proverbs – Ecclesiates – Song of Song – Wisdome – Sirach. Nashville : Abingdton Press,1997.   
  8. Nguyễn Ngọc Rao, Các Sách Giáo Huấn, 2007
  9. Vũ Phan Long, Nền Văn Chương Khôn Ngoan, Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2013
  10. Trần Phúc Nhân – HOÀNG Đắc Ánh, Như Hương Trầm, Tủ sách Đại Kết, 1997.

 


[1] X. LG, Ch. 8.

[2] X. Phao-lô VI, Diễn từ 21-11-1964; GLHTCG, số 963-70.

[3] Gl 4,4.

[4] X. GLHTCG, sos 422.

[5] X. GLHTCG, số 423.

[6] X. GLHTCG, số 471-83.

[7] X. GLHTCG, số 484-512.

 

QUY CHẾ ĐÀO TẠO

 MỤC I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích và đối tượng áp dụng

  1. Quy chế này nhằm thiết lập tổ chức đào tạo và các kỳ thi chương trình học vấn bậc Cử Nhân Triết Học và Thần Học theo hệ thống tín chỉ ECTS mà Bộ Giáo Dục Công Giáo của Tòa Thánh đã áp dụng cho các Đại Học Giáo Hoàng tại Rôma từ năm 2005.
  2. Quy chế này áp dụng đối với tu sĩ sinh viên thuộc cả hai chương trình đào tạo Triết Học và Thần Học.

Điều 2. Chương trình học vấn

Chương trình học vấn được thiết kế dựa trên chương trình khung do Bộ Giáo Dục Công Giáo của Tòa Thánh và văn phòng thư ký Huấn Luyện và Học Vấn của Dòng Anh Em Hèn Mọn ban hành[1].

Điều 3. Phương thức đào tạo

  1. Phương thức đào tạo thể hiện mục tiêu, kiến thức, nội dung học phần, chương trình học tập.
  2. Phương thức đào tạo được xây dựng trên đơn vị tín chỉ ECTS
     (protocollum ECTS).

Điều 4. Tín chỉ ECTS

  1. Tín chỉ ECTS là đại lượng được sử dụng để đo khối lượng kiến thức, kỹ năng của một học phần và số lượng thời gian học tập bắt buộc mà sinh viên phải tích lũy trong chương trình đào tạo.
  2. Một tín chỉ ECTS tương đương với 25 tiết (tương đương 45 phút) làm việc của sinh viên. Số giờ này được phân bố như sau:
  • - 7,5 tiết học tại lớp
  • - 15 tiết nghiên cứu cá nhân
  • - 2,5 tiết chuẩn bị thi kết thúc học phần
  1. Theo hệ thống tín chỉ ECTS, mỗi sinh viên phải đạt 60 tín chỉ ECTS/năm học. Để tích lũy được số tín chỉ này, tổng số tiết làm việc của người học trong một năm học là 1500 tiết, nghĩa là, 6 tiết/ngày.
  2. Để hoàn tất chương trình đào tạo Cử Nhân Triết Học, sinh viên phải tích lũy 180 tín chỉ ECTS, nghĩa là, cần 6 học kỳ hay 3 năm học (triennio)[2]. Tương tự, để hoàn tất chương trình đào tạo Cử Nhân Thần Học, ngoài số tín chỉ Triết Học đã tích lũy, sinh viên phải tích lũy thêm 240 tín chỉ ECTS, nghĩa là cần 8 học kỳ hay 4 năm học (quadriennio)[3].

Điều 5. Học phần (môn học)

  1. Học phần là khối lượng kiến thức trọn vẹn của một môn học mà sinh viên phải tích lũy trong quá trình học tập.
  2. Tùy theo nội dung kiến thức, giám học với sự cộng tác của các giảng viên bộ môn xây dựng Ratio cho mỗi học phần và ấn định số tín chỉ cho học phần đó với sự phê chuẩn của Giám Đốc. Mỗi học phần có số tín chỉ từ 1 ECTS đến 6 ECTS.
  3. Nội dung học phần phải được bố trí giảng dạy trong một học kỳ hoặc trải dài suốt năm học với hai học kỳ.
  4. Kiến thức trong mỗi học phần phải tương ứng với một mức trình độ theo khung quy định của năm học và được kết cấu như một môn học riêng lẻ hoặc được kết cấu dưới dạng tổ hợp từ nhiều môn học.
  5. Mỗi học phần được ký hiệu bằng mã số do Học Viện quy định.
  6. Có hai loại học phần (môn học): các học phần căn bản và học phần bổ túc.

 

MỤC II
TỔ CHỨC ĐÀO TẠO

Điều 6. Kế hoạch đào tạo

            Học Viện lên kế hoạch đào tạo theo giai đoạn, năm học và học kỳ.

Điều 7. Chương trình đào tạo

  1. Học Viện tổ chức đào tạo trình độ bachelor Triết Học trong ba năm. Chương trình này kết thúc bằng bài viết luận văn và kỳ thi kiến thức Triết Học tổng hợp. Đối tượng đào tạo là tu sĩ đã trúng tuyển vào Học Viện.
  2. Học Viện tổ chức đào tạo trình độ bachelor Thần Học trong bốn năm. Chương trình này kết thúc bằng luận văn tốt nghiệp kỳ thi kiến thức Thần Học tổng hợp. Đối tượng đào tạo là sinh viên đã tốt nghiệp chương trình Triết Học.
  3. Nếu ứng sinh hoàn tất chương trình Triết Học từ các Đại Chủng Viện hay Học Viện chính quy khác được Giáo Hội công nhận, thì có thể được nhận vào học tại Học Viện, nhưng phải được Giám Học xem xét để bổ túc các môn còn thiếu và được Giám Đốc chuẩn nhận.
  4. Trừ trường hợp ngoại thường, thời gian tối đa để sinh viên hoàn thành chương trình Triết Học là bốn năm và Thần Học là năm năm, với sự chuẩn nhận của Ban Giám Đốc Học Viện.

Điều 8. Năm học và học kỳ

  1. Một năm học có hai học kỳ, mỗi học kỳ có khoảng 15 tuần học, một tuần ôn thi và một tuần thi.
  2. Căn cứ vào số tín chỉ mà hệ thống ECTS đòi hỏi trong một năm, Giám Học phân bổ số học phần cho từng năm học, từng học kỳ. Sau đó Giám Đốc phê chuẩn.
  3. Đầu mỗi năm học, Giám Học công bố Sổ Tay Niên học: thời khóa biểu, danh sách học phần, nội dung học phần, lịch thi học kỳ và thi lại.

Điều 9. Thời gian biểu

Thời gian học được thiết kế trong tuần lễ 5 ngày, từ Thứ Hai đến Thứ Sáu, còn Thứ Bảy[4] dành cho các hoạt động ngoại khóa (nếu có). Các tiết học trong ngày được phân bổ như sau:

  • - Tiết 1: 7h30 – 8h15                                          
  • - Tiết 2: 8h20 – 9h05                                          
  • - Tiết 3: 9h30 – 10h15
  • - Tiết 4: 10h20 – 11h05
  • - Tiết 5: 14h00 – 14h45
  • - Tiết 6: 15h00 – 15h45
  •  

Điều 10. Đăng ký nhập học

  1. Khi đăng ký nhập học chương trình Triết Học, sinh viên trúng tuyển phải nộp các giấy tờ theo quy định tại Quy Chế Tuyển Sinh, gồm có:
  • - Đơn đăng ký nhập học (mẫu của Văn Phòng Học Viện),
  • - Giấy chứng nhận tu sĩ do bề trên thẩm quyền xác nhận.
  1. Tất cả giấy tờ nhập học và bằng cấp liên quan đến đào tạo phải được lưu trữ trong hồ sơ của từng cá nhân do Văn Phòng Học Viện quản lý.
  2. Sinh viên nhập học chậm sau 15 ngày trở lên kể từ buổi khai trường, nếu không có lý do chính đáng thì coi như bỏ học. Trong thời gian này, nếu có lý do chính đáng như ốm đau, tai nạn... Học Viện sẽ bảo lưu kết quả tuyển sinh để ứng sinh vào học năm sau.

Điều 11. Nghỉ học tạm thời

Sinh viên đã theo học, khi có lý do đặc biệt, có quyền gửi đơn, với sự xác nhận của Bề Trên, lên Giám Đốc xin nghỉ học tạm thời tối đa một năm (trừ mục a) và bảo lưu kết quả đã học, trong các trường hợp sau đây:

  1. Đi thực tập năm (có thể 2 năm);
  2. Bị ốm hoặc tai nạn buộc phải điều trị thời gian tối đa một năm có giấy xác nhận của cơ quan y tế;
  3. Sau khi hết hạn nghỉ học tạm thời, sinh viên muốn trở lại học tiếp, phải gửi đơn lên Giám Đốc ít nhất hai tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới hay năm học mới.
  4. Sinh viên nào không vượt qua được kỳ thi tốt nghiệp Triết Học thì được phép thi lại lần thứ hai vào năm học sau đó. Thời gian gián đoạn này được kể là một năm nghỉ học tạm thời, nên sinh viên không được phép theo học tại Học Viện dưới hình thức dự thính.
  5. Sinh viên muốn xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả mà không thuộc các trường hợp nói trên, liên hệ Văn Phòng Học Phòng để được hướng dẫn.
  6. Sinh viên không được phép nghỉ học tạm thời quá ba năm trong suốt cả hai giai đoạn học tập.
  7. Khi có lý do đặc biệt ngoài các trường hợp nêu trên, Sinh viên xin Bề Trên của mình viết thư liên hệ với Giám Đốc Học Viện để xem xét.

Điều 12. Bị buộc thôi học

1. Sinh viên bị buộc thôi học khi phạm vào một trong các trường hợp sau:

  1. Nếu thi lại lần hai vượt quá 10% tổng số 180 tín chỉ ECTS theo quy định của chương trình Triết Học (tương đương 6 môn học có 3 tín chỉ ECTS).
  2. Nếu thi lại lần hai vượt quá 10% tổng số 240 tín chỉ ECTS theo quy định của chương trình Thần Học (tương đương 8 môn học có 3 tín chỉ ECTS).
  3. Vi phạm quy chế thi của Học Viện.

2. Giám Đốc phải thông báo kết quả học tập và quyết định buộc thôi học cho người Hữu Trách Hội Dòng của sinh viên bị thôi học trong vòng một tháng kể từ ngày ký quyết định.

 

 MỤC III
THI HỌC PHẦN

Điều 13. Thang Điểm, Xếp Loại và làm tròn điểm

A. Thang điểm và xếp loại

Học Viện Phanxicô chọn thang điểm 20. Có thể so sánh thang điểm này với một số thang điểm phổ biến khác như sau:

ĐIỂM 20 XẾP LOẠI ĐIỂM 100 USA UST
19 – 20 Xuất sắc Summa cum laude 95 – 100 A+ 1.10 - 1.00
18 – 18,75 Giỏi Magna cum laude 90 – 94,75 A 1.20 - 1.15
16 – 17,75 Khá Cum laude 80 – 89,75 B 1.45 - 1.30
14 – 15,75 Trung bình Bene probatus 70 – 74,75 C 1.85 - 1.55
12 – 13,75 Đạt Probatus 60 – 69,75 D 2.40 – 1.95
˂ 12 Không đạt Defectus ˂ 60 FALL  ˂ 2.40

Ghi chú: UST: The University of Santo Tomas, The Catholic University of the Philippines.

B. Nguyên tắc làm tròn điểm (Rounding)

Nguyên tắc chung: các mức điểm chênh lệch nhau 0,25 điểm, và quy tròn mức điểm dựa trên số lẻ bách phân gần nhất. Cụ thể như sau:

Ví dụ:

Từ 19,88 - 19,99 quy tròn lên thành : 20,00

Từ 19,76 - 19,87 quy tròn xuống thành     : 19,75

Từ 19,63 - 19,74 quy tròn lên thành : 19,75

Từ 19,51 - 19,62 quy tròn xuống thành     : 19,50

Từ 19,38 - 19,49 quy tròn lên thành : 19,50

Từ 19,26 - 19,37 quy tròn xuống thành     : 19,25

Từ 19,13 - 19,24 quy tròn lên thành : 19,25

Từ 19,01 - 19,12 quy tròn xuống thành     : 19,00

Từ 18,88 - 18,99 quy tròn lên thành : 19,00

 ………. v.v…

Điều 14. Đề thi và hình thức thi

  1. Giảng viên ra đề thi kết thúc học phần chịu trách nhiệm về tính chính xác của đề thi và đáp án của học phần đó.
  2.  Giảng viên bộ môn tùy nghi lựa chọn hình thức thi thích hợp với từng học phần và phải thông báo cho sinh viên và văn phòng ít nhất hai tuần trước khi thi.
  3. Nội dung đề thi phải phản ánh trung thực đầy đủ các yêu cầu của môn học đã mô tả trong Ratio của Học Viện. Đối với hình thức thi trắc nghiệm, đề thi phải có tối thiểu 50 câu cho 60 phút làm bài.

Điều 15. Kỳ thi kết thúc học phần

  1. Cuối mỗi học kỳ, Học Viện tổ chức một kỳ thi chính và một kỳ thi phụ cho từng môn học.
  • a) Kỳ thi chính là thi kết thúc học phần của từng môn học.
  • b) Kỳ thi phụ dành cho sinh viên không tham dự kỳ thi chính hoặc có điểm học phần của môn nào đó dưới 12/20 sau kỳ thi chính. Kỳ thi phụ được tổ chức sớm nhất là hai tháng sau kỳ thi chính, nhưng điểm số chung cuộc của môn đó không được tính quá 15/20.
  1. Sinh viên vắng mặt trong kỳ thi kết thúc học phần của một môn học nào đó, nếu không có lý do chính đáng thì phải nhận điểm zêrô (điểm không) ở kỳ thi chính của môn học đó. Những sinh viên này chỉ còn quyền dự thi một lần ở kỳ thi phụ sau đó, nhưng điểm số chung cuộc của môn đó không được tính quá 15/20.
  2. Sinh viên vắng mặt nếu có lý do chính đáng với sự chấp thuận của Giám Học ở kỳ thi chính của môn nào đó, sẽ được dự thi ở kỳ thi phụ sau đó và được tính là thi lần thứ hai. Điểm số chung cuộc của môn đó sẽ tính theo điểm số của bài thi.
  3. Trong trường hợp cả hai kỳ thi chính và phụ mà điểm học phần vẫn dưới 12/20 thì sinh viên phải đăng ký học lại học phần này, và chỉ được thi kết thúc một duy nhất.

Điều 16. Điểm học phần

  1. Việc đánh giá học phần dựa trên điểm học phần. Điểm học phần là điểm tổng hợp các điểm bộ phận như: tham gia học tập, kiểm tra ngoại thường, thuyết trình, chuyên cần, các kỳ thi trong học phần và thi kết thúc học phần. Trong đó điểm thi kết thúc học phần là bắt buộc cho mọi trường hợp và phải có tỷ lệ không dưới 60% của điểm học phần.
  2. Đối với những học phần mà giảng viên bộ môn xét thấy không cần phải dựa vào điểm các phần được nêu trong khoản 1 điều này, thì điểm thi kết thúc học phần là điểm học phần. 
  3. Các điểm thi kết thúc học phần phải ghi vào phiếu điểm theo mẫu thống nhất của Học Viện với chữ ký xác nhận của giảng viên chấm thi.
  4. Điểm học phần được công bố chậm nhất sau hai tháng, kể từ ngày thi.

Điều 17. Cách tính điểm trung bình chung tích lũy

  1. Điểm học phần được chấm theo thang điểm 20 (từ 0 đến 20) và tính đến hai chữ số thập phân.
  2. Điểm trung bình chung tích lũy của học kỳ, năm học được tính dựa theo điểm trung bình chung của các tín chỉ của các học phần trong học kỳ hoặc năm học tương ứng.
  3. Điểm trung bình chung tích lũy của giai đoạn được tính dựa theo điểm trung bình chung các tín chỉ của: 1) các học phần trong giai đoạn tương ứng; 2) Bài Luận cuối Khóa, và 3) Kỳ Thi Tổng Quát.

 

 MỤC IV
CÔNG TÁC TỔ CHỨC THI

Công tác tổ chức thi do Hội Đồng Thi đảm nhiệm. Hội Đồng Thi bao gồm: Giám Đốc, Giám Học, Thư ký Văn Phòng và các Giám Thị.

Điều 18. Thư ký Văn phòng

Chịu trách nhiệm công tác tổ chức thi:

  1. Lên danh sách tu sĩ sinh viên đủ điều kiện tham gia dự thi.
  2. Tổ chức thi: Xếp lịch thi, xếp phòng thi, xếp danh sách thí sinh của từng phòng thi. Chuẩn bị cơ sở vật chất cho kỳ thi (các biểu mẫu ghi điểm, giấy thi, giấy nháp, bì đựng đề thi, bì đựng bài thi, tem niêm phong, kéo, hồ dán, các vật dụng khác…) nhận và nhân đề thi, bảo mật đề thi và đáp án. Làm dự trù kinh phí cho kỳ thi.
  3. Tổ chức chấm thi: Làm phách, bàn giao bài thi cho giảng viên chấm thi. Tiếp nhận bài thi đã chấm và bảng điểm từ giảng viên chấm thi.
  4. Xử lý kết quả kỳ thi: Vào điểm và tổng hợp kết quả. Công bố kết quả thi bằng phiếu điểm và giao cho từng thí sinh tại văn phòng trong thời gian ấn định.
  5. Lưu trữ tài liệu thi: Tài liệu thi bao gồm các văn bản về kỳ thi, các biên bản kỳ thi, đề thi, đáp án điểm thi, các bài thi... được bảo quản theo chế độ bảo mật do Giám Đốc quy định. Thời gian lưu giữ các bài thi viết là 3 năm đối với giai đoạn Triết và 4 năm đối với giai đoạn Thần, kể từ ngày thi.
  6. Phân công giám thị cho từng buổi thi.

Điều 19. Giám Thị

Giám thị chịu trách nhiệm toàn bộ về tính nghiêm túc của phòng thi trong thời gian làm bài của thí sinh và phải thực hiện các quy định về coi thi sau đây:

  1. Công bố Nội Quy thi.
  2. Hướng dẫn thí sinh điền các thông tin cần thiết vào giấy thi cũng như giấy nháp.
  3. Giám thị nhận đề thi, cho thí sinh chứng kiến đề thi còn nguyên niêm phong trước khi bóc đề thi.
  4. Giám thị yêu cầu thí sinh ký tên và ghi số tờ giấy thi vào bảng danh sách phòng thi khi nộp bài thi.
  5. Ngay sau buổi thi, giám thị nộp bài thi, biên bản phòng thi và các biên bản kỷ luật (nếu có), và danh sách phòng thi cho văn phòng.
  6. Hạn chế cho thí sinh ra ngoài trong thời gian thi.

Điều 20. Giám Học

  1. Chịu trách nhiệm toàn bộ về chất lượng chuyên môn của việc thi và kiểm tra số học phần thi kết thúc.
  2. Giám sát đề thi và đáp án, hình thức thi.
  3. Giải quyết các vấn đề phát sinh trong khi thi.

Điều 21. Giám Đốc

  1. Giám Đốc quy định việc bảo quản các bài thi, quy trình chấm thi và lưu giữ các bài thi sau khi chấm.
  2. Phê chuẩn kết quả thi.
  3. Quyết định về kỷ luật thí sinh vi phạm Nội Quy Thi (nếu có), sau khi tham khảo ý kiến Ban Giám Đốc.

 

 MỤC V
XÉT VÀ XẾP HẠNG TỐT NGHIỆP

Điều 22. Điều kiện xét tốt nghiệp và công nhận tốt nghiệp

  1. Những sinh viên có đủ các điều kiện sau thì được Học Viện xét và công nhận tốt nghiệp:
  • - Cho đến thời điểm xét tốt nghiệp không vi phạm nội quy của Học Viện.
  • - Tích lũy đủ số tín chỉ của chương trình đào tạo.
  • - Điểm Thi tổng hợp và Tiểu Luận tốt nghiệp đạt từ 12,00 trở lên.
  1. Hội Đồng xét tốt nghiệp căn cứ các điều kiện công nhận tốt nghiệp quy định tại khoản 1 điều này để lập danh sách những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
  2. Hội đồng xét tốt nghiệp trường do Giám Đốc hoặc Giám Học được Giám Đốc uỷ quyền làm chủ tịch, Thư Ký Văn Phòng và các thành viên là các trưởng khoa chuyên môn.
  3. Căn cứ đề nghị của Hội Đồng xét tốt nghiệp, Giám Đốc ký quyết định công nhận tốt nghiệp cho những sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp.
  • - Đối với Sinh viên Tốt nghiệp Cử Nhân Triết Học: đã học đủ chương trình ba năm triết với số điểm từng môn học tối thiểu 12/20, đã hoàn tất luận văn tốt nghiệp (Tiểu Luận tốt nghiệp Triết Học sẽ áp dụng từ Niên học 2018-2019) và đã vượt qua kỳ thi tổng hợp Triết Học với điểm tối thiểu là 12/20.
  • - Đối với Sinh viên Tốt nghiệp Cử Nhân Thần Học: đã học đủ chương trình bốn năm Thần Học với số điểm của từng môn học tối thiểu 12/20, đã hoàn tất Tiểu Luận tốt nghiệp và vượt qua kỳ thi tổng hợp Thần Học với điểm tối thiểu là 12/20 (Thi tổng hợp Thần Học sẽ bắt đầu áp dụng từ Niên học 2018-2019).
  •  

Điều 23. Điểm xếp hạng

Điểm xếp hạng được tính như sau:

  1. Nếu xếp hạng cho năm học nào, lấy điểm trung bình chung tích lũy của năm học đó.
  2. Nếu xếp hạng tốt nghiệp Cử Nhân Triết Học, lấy điểm trung bình chung tích lũy của ba năm học, cộng với tín chỉ của Tiểu Luận và tín chỉ của phần Thi tổng hợp về phương pháp và kiến thức Triết Học.
  3. Nếu xếp hạng tốt nghiệp Cử Nhân Thần Học, lấy điểm trung bình chung tích lũy của tất cả các môn học, cộng với tín chỉ của Luận Văn Tốt Nghiệp và phần Thi tổng hợp về kiến thức Thần Học.

Điều 24. Hạng học lực và hạng tốt nghiệp

  1. Hạng học lực và hạng tốt nghiệp được đánh giá dựa trên điểm xếp hạng. Cách đánh giá được phân mức như sau:
  • - 12/20 – probatus – Đạt
  • - 14/20 – bene probatus – Trung bình
  • - 16/20 – cum laude probatus – Khá
  • - 18/20 – magna cum laude probatus – Giỏi
  • - 19/20 – summa cum laude probatus – Xuất sắc
  1. Hạng tốt nghiệp của những sinh viên có kết quả học tập toàn giai đoạn loại xuất sắc và giỏi sẽ bị giảm xuống một mức, nếu rơi vào một trong các trường hợp sau:
  • a) Có số tín chỉ của các học phần phải thi lại vượt quá 5% so với tổng số tín chỉ quy định cho toàn chương trình;
  • b) Đã bị kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên trong thời gian học.

 

 MỤC VI
XỬ LÝ VI PHẠM NỘI QUY THI

Điều 25. Xử lý Sinh Viên vi phạm Nội Quy thi

  1. Mọi vi phạm Nội Quy Thi đều được Giám Thị và Hội Đồng Thi lập biên bản, Ban Học Vụ sẽ xử lý kỷ luật và thông báo cho Sinh Viên phạm quy và các vị Hữu Trách có liên quan của Sinh Viên.
  2. Nội Quy này áp dụng cho mọi kỳ thi được tổ chức ở trong Học Viện.

Điều 26. Khiển trách:

  1. Kỷ luật “khiển trách” đối với Sinh Viên vi phạm một lần các lỗi sau:
  • a) Nhìn bài của Sinh Viên khác;
  • b) Trao đổi bài bằng lời nói với nhau.
  1.  Xử lý kỷ luật:
  • a) Hình thức khiển trách do giám thị quyết định trong biên bản được lập tại phòng thi.
  • b) Sinh Viên bị khiển trách sẽ bị trừ 25% tổng số điểm bài thi của môn đó.
  • c) Giám Học sẽ ra quyết định thi hành kỷ luật “khiển trách”, căn cứ vào báo cáo bằng văn bản của Giám Thị coi thi.

Điều 27. Cảnh cáo:

  1. Kỷ luật “cảnh cáo” đối với Sinh Viên vi phạm một trong các lỗi sau đây:
  • Với kỳ thi ở lớp:
  • a) Đã bị khiển trách một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách nêu trên;
  • b) Mang vào vị trí ngồi làm bài thi (đặt trên bàn, ghế hoặc trong ô bàn) các loại máy ghi âm, ghi hình, điện thoại thông minh, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin, các tài liệu trái với quy chế thi; hoặc trái với sự cho phép của Giáo Sư bộ môn.
  • c) Đưa đề thi ra ngoài phòng thi hoặc nhận bài giải từ ngoài vào phòng thi.
  • d) Viết, vẽ vào tờ giấy làm bài thi của mình những nội dung không liên quan đến bài thi;
  • Với bài làm ở nhà:
  • e) Có dấu hiệu “đạo văn” dưới 20% nội dung của bài, khi đem vào tác phẩm của mình những từ ngữ, ý tưởng hoặc lý lẽ của một người khác mà không có quy chiếu trích dẫn, tham khảo hoặc ghi chú phù hợp; nhận định về “đạo văn” do Giáo Sư bộ môn và Ban Giám Đốc quyết định.
  1.  Xử lý kỷ luật:
  • a) Hình thức kỷ luật cảnh cáo do giám thị quyết định trong biên bản được lập tại phòng thi, kèm tang vật (nếu có).
  • b) Sinh Viên bị cảnh cáo sẽ bị trừ 50% tổng số điểm bài thi của môn đó.
  • c) Giám Học sẽ ra quyết định thi hành kỷ luật về “cảnh cáo”, căn cứ vào báo cáo bằng văn bản của Giám Thị coi thi (thi tại lớp), hoặc của Giáo Sư bộ môn (bài làm ở nhà).

Điều 28. Đình chỉ thi

1. Kỷ luật “đình chỉ thi” đối với các Sinh Viên vi phạm một trong các lỗi sau đây:

Với kỳ thi ở lớp:

  1. Đã bị cảnh cáo một lần nhưng trong giờ thi môn đó vẫn tiếp tục vi phạm quy chế thi ở mức khiển trách hoặc cảnh cáo nêu trên;
  2. Sử dụng tại vị trí ngồi làm bài thi các loại máy ghi âm, ghi hình, điện thoại thông minh, thiết bị truyền tin hoặc chứa thông tin, và các tài liệu trái với Nội Quy thi; hoặc trái với sự cho phép của Giáo Sư Bộ môn;
  3. Trao đổi bài làm bằng giấy hoặc trao đổi giấy nháp với Sinh Viên khác;

d) Bài thi có hai kiểu chữ viết khác nhau trở lên.

Với bài làm ở nhà:

e) Có dấu hiệu “đạo văn” trên 20% nội dung của bài, khi đem vào tác phẩm của mình những từ ngữ, ý tưởng hoặc lý lẽ của một người khác mà không có quy chiếu trích dẫn, tham khảo hoặc ghi chú phù hợp; nhận định về “đạo văn” do Giáo Sư bộ môn và Ban Giám Đốc quyết định;

f) Chép bài của Sinh Viên khác hoặc để cho Sinh Viên khác chép bài của mình.

2. Xử lý kỷ luật:

a) Hình thức kỷ luật “đình chỉ thi” do giám thị quyết định trong biên bản được lập tại phòng thi, kèm tang vật (nếu có). Đồng thời, Giám Thị (hoặc Giám Thị 2, nếu có) báo cáo ngay cho Trưởng Hội Đồng Thi quyết định đình chỉ thi;

b) Sinh Viên bị đình chỉ thi phải nộp bài thi, đề thi, giấy nháp cho Giám Thị và buộc ra khỏi phòng thi ngay sau khi có quyết định;

c) Sinh Viên bị đình chỉ thi sẽ bị cho điểm 0 (không) của bài thi môn đó;

d) Sinh Viên bị đình chỉ thi sẽ bị buộc thôi học tối thiểu là một năm;

e) Giám Đốc sẽ ra quyết định thi hành kỷ luật về “đình chỉ thi”, căn cứ vào báo cáo bằng văn bản của giám thị coi thi (thi tại lớp), hoặc của giáo sư bộ môn (bài làm ở nhà).

Điều 29. Thông báo kỷ luật

Thư Ký Văn phòng phải thông báo bằng văn bản việc xử lý kỷ luật sinh viên phạm quy chế thi, kèm theo bản sao quyết định kỷ luật của Ban Giám Đốc, cho chính đương sự, và một bản tương tự cho vị Hữu Trách Hội Dòng của sinh viên bị kỷ luật, trong vòng một tháng kể từ ngày ký quyết định kỷ luật.

Điều 30. Khiếu nại về hình thức kỷ luật

Sinh viên bị kỷ luật vi phạm quy chế thi có thể viết đơn khiếu nại, với sự xác nhận của vị Hữu Trách của mình, gửi tới Ban Giám Đốc để yêu cầu xem xét lại hình thức kỷ luật, nếu thấy hình thức kỷ luật không phù hợp với các quy định trong Nội Quy Thi và trong Quy Chế của Học Viện.

 

 

 


[1] Các văn kiện nguồn được sử dụng để thiết kế chương trình học vấn của Học viện Phan-xi-cô: Sapientia Christiana(1979), Fides et Ratio (1998), Ratio studiorum (2001), Ratio formationis francescanae (2003), Decreto di Riforma degli studi ecclesiastic di Filosofia (2011).

[2] Cfr. Congregazione per l’educazione cattolica, Norme della Costituzione Apostolica, in Decreto di Riforma degli studi ecclesiastici di Filosofia, Libreria editrice Vaticana, Città del Vaticano, 2011, Art. 81 a.

[3] Cfr. Congregazione per l’educazione cattolica, Norme della Costituzione Apostolica, in Decreto di Riforma degli studi ecclesiastici di Filosofia, Libreria editrice Vaticana, Città del Vaticano, 2011, Art. 72 a.

[4] Riêng Tuần học cuốn chiếu sẽ học cả thứ Bảy 

PHÂN KHOA TRIẾT HỌC

 

 

 

 

 

 

  •  

1. Nhập Môn Triết Học Tây Phương (Cha Đaminh Tạ Văn Tịnh, OP):

          Hệ thống Triết Học của nhân loại giống như một ngôi nhà bao la rộng lớn, vừa cổ kính vừa hiện đại. Trong lịch sử của mình, Triết Học đóng một vai trò quan trọng đối với Thần Học. Bởi lẽ, nếu Thần Học là một chuyên khoa mang tính cách quy phạm, có đối tượng là những chân lý khách quan bất khả phủ nhận vì đã được mạc khải bởi chính Thiên Chúa, thì chân lý ấy cũng cần được nhận thức bằng trí năng nhân loại. Hơn nữa, chính vũ trụ bao la đầy huyền nhiệm và tất cả những gì hiện hữu trong đó đều là đối tượng của nhận thức Triết Học. Đó là một con đường truy nguyên đến Đấng Tối Thượng đã nhào nặn ra tất cả. Trong tinh thần ấy, “Nhập môn Triết Học Tây phương” là môn học giới thiệu về Triết Học như một con đường dẫn đến các nguồn triết lý của nhân loại mà cuối cùng là tìm biết Thiên Chúa.

2. Triết Sử Cổ Đại (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM):

          Từ thuở ban đầu của nền văn minh cổ đại Hy-lạp, con người đã đối đầu với các câu hỏi: vũ trụ là biểu hiện của thế lực thần thánh hay chỉ là vật chất? Nếu là vật chất thì nó biến dạng và thay đổi theo quy luật gì? Làm thế nào chúng ta có thể biết nó và có nền tảng nào chắc chắn cho tri thức không? Làm thế nào sống trong dòng lịch sử mà con người có thể nắm bắt được tri thức chân thực và bất biến? Các giá trị đạo đức thật sự phổ quát hay chỉ lệ thuộc vào quyền lực hay thói quen xã hội? Nên tổ chức cuộc sống như thế nào để mang lại hạnh phúc bền vững cho con người? Đây là những vấn nạn đang vẫn còn đeo đuổi chúng ta ngày nay? Môn học này sẽ tìm cách tiếp cận các vấn nạn này qua lăng kính của những triết thuyết Hy-lạp thời cổ đại: Vũ trụ luận, Ngụy Biện, Socrates, Plato, Aristotle và các trường phái nhỏ (Khắc Kỷ, Khoái Lạc, Hoài Nghi, Thần Bí).

          Triết Học Cổ đại cho chúng ta cơ hội nhận diện khả năng của lý trí khi đối đầu với các vấn nạn tối hậu của con người trước khi có sự tương tác với đức tin như trong thời Trung Cổ.

3. Triết Sử Trung Cổ (Cha Đaminh Tạ Văn Tịnh, OP):

          Triết Học Trung cổ bắt đầu từ sự kết thúc của Triết Học Hy Lạp Thượng cổ (TK VI AD) và kéo dài đến giáp thời kỳ Cận đại (TK XVI). Các triết gia thời kỳ Trung cổ đa số cũng là những nhà Thần Học Kitô giáo và xây dựng nền triết lý Kitô giáo dựa trên nền tảng Kinh Thánh, những chân lý đã có sẵn trong Kinh Thánh và các giáo điều Thần Học được triết lý hóa, đạt tới tri thức uyên bác, chặt chẽ về luận lý. Triết Học Trung cổ vừa là phương pháp, vừa là một hệ thống hướng tới việc hòa trộn Thần Học Kitô giáo với Triết Học Hy Lạp Cổ đại trong việc nhận thức và tìm biết Thiên Chúa.

4. Triết Sử Cận Đại (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM):

           Môn triết sử Cận đại nhằm giới thiệu cho các chủng sinh một chân trời triết học hoàn toàn mới mẻ từ thế kỷ XIV đến XVIII. Thật vậy, người ta đã gọi thời đại này là “Thời đại ánh sáng” hay “Thời kỳ khai minh”, bởi vì tư tưởng của con người đã thoát ra khỏi cái bóng đồ sộ của truyền thống triết học lâu đời trước đó tồn tại hơn 16 thế kỷ, tức là từ thời cổ đại cho đến hết thời Trung Cổ.

          Khi tham dự khoá học này, các chủng sinh sẽ gặp gỡ các nhân vật tiếng tăm như Cusano, Montaigne, Bacone, Descartes, Spinoza, Leibniz, Locke, Berkeley, Hume, Kant và Hegel. Họ là những đại diện tiêu biểu cho thời Cận đại. Và khi nghiên cứu tư tưởng của họ, các chủng sinh sẽ có cơ hội đào sâu giá trị nhân văn của bản thân mình nói riêng và của con người nói chung dưới các lăng kính khác nhau như duy lý, duy nghiệm, duy tâm chủ quan. Đây là những trường phái tư tưởng có thể nói đã thêu dệt nên căn tính cận đại cho dòng lịch sử triết học Tây Phương.

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Trọng Viễn, Lịch sử Triết học Tây phương. Thời cận đại, Học viện Đa Minh, lưu hành nội bộ, 1993.

  2. G. Reale – D. Antiseri, Storia della filosofia. 2, La Scuola, 1997.

  3. ĐGH Benedetto XVI, Thông điệp Spe Salvi, dịch giả Nguyễn Văn Trinh, 2007.

  4. B. Morichere, Triết học Tây Phương. Từ khởi thủy đến đương đại, dịch giả Phan Quang Định, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2010.

  5. Nguyễn Hồng Giáo, Lịch sử Triết học Tây PhươngThời cận đại, Học viện Phanxicô, lưu hành nội bộ. 

  6. Giáo trình của Giảng viên.

5. Triết Học Hiện Sinh (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM):

          Vẫn dựa trên nền móng của chủ thể ý thức mà các triết gia thời cận đại đã xây dựng, nhưng các triết gia thời hiện đại đã rẽ dòng chảy của tư tưởng thời đại này sang một hướng đi khác biệt hoàn toàn đối lập. Thời cân đại dùng lý trí ‘hợp lý’ để hình thành những hệ thống lý thuyết về thế giới và con người, còn hiện đại lại nhấn mạnh đến tính ‘thông diễn’ để đọc ra ý nghĩa cho thân phận của kiếp nhân sinh. Từ đó, môn triết sử Hiện đại sẽ mở ra cho các chủng sinh các khuynh hướng suy tư khác nhau của các triết gia như Kierkeggard, Nietzsche, Husserl, Heidegger, Jasper, Marcel, Sartre, Carmus, Wittgenstein ... Và dẫu là khuynh hướng nào đi nữa, các suy tư của các triết gia thuộc về dòng triết học hiện đại vẫn làm nổi bật nét đặc thù chung của nó là triết học về con người. Vì thế, căn tính của triết sử hiện đại mang đậm dấu ấn hiện sinh. Triết học hiện sinh không còn chỉ triết lý với một tinh thần hiếu tri như nguồn cội Hy Lạp nữa, mà biểu lộ một tinh thần muốn biện minh lý do hiện hữu của mình. 

Tài liệu tham khảo

  1. Nguyễn Trọng Viễn, Lịch sử Triết học Tây phương. Thời Hiện đại, Học viện Đa Minh, lưu hành nội bộ, 1993.

  2. G. Reale – D. Antiseri, Storia della filosofia. 3, La Scuola, 1997.

  3. Trần Thái Đỉnh, Triết học hiện sinh, Nhà xuất bản Văn Học, Hà Nội, 2008.

  4. B. Morichere, Triết học Tây Phương. Từ khởi thủy đến đương đại, dịch giả Phan Quang Định, Nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2010.

  5. Nguyễn Hồng Giáo, Lịch sử Triết học Tây PhươngThời Hiện đại, Học viện Phanxicô, lưu hành nội bộ. 

  6. Giáo trình của Giảng viên.

6. Triết Học Thiên Nhiên (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM):

          Trong khi khoa học tìm những nguyên lý giải thích cho sự hình thành của thực tại từ nhãn quan thực nghiệm thì siêu hình học cũng tra cứu thực tại từ nhãn quan của hữu thể. Vì có sự liên tương quan giữa các nguyên lý siêu hình học và các mẫu thức khoa học nên mỗi khi khoa học phát triển quá nhanh chóng như trong thời cận đại và hiện đại, các giả định của siêu hình học cần phải được xét lại. Môn học này sẽ tiếp cận Triết Học Thiên Nhiên qua ba phạm vi : thế giới vi mô (nguyên nhân, bản thể, luật tự nhiên và vật chất), thế giới vĩ mô (vô tận, vô hạn, thời gian, không gian), và con người (thân xác, linh hồn và sự bất tử).

7. Triết Sử Hiện Đại (Cha Phêrô Lê Đình Trị, OFM):

          Môn học này nhằm trình bày một giai đoạn lịch sử Triết Học tiếp theo sau thời kỳ Cận Đại của Triết Học Tây Phương. Đây là một giai đoạn lịch sử đánh dấu sự trỗi dậy của các triết gia nhấn mạnh trên sự xác lập của chủ thể tính và xác thực tính. Môn học cũng trình bày khái quát một số triết gia trong giai đoạn này, nhằm cung cấp cho các học viên một số tư tưởng nổi bật trong giai đoạn này. Đồng thời, môn học cũng cho thấy sự tiến triển của tư tưởng ngang qua sự suy tư của các triết gia của thời hiện đại.

8. Triết Hậu-Hiện Đại (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân):

          “Hậu hiện đại” là tên gọi chung cho các khuynh hướng mới (giải-cấu trúc, hậu cấp tiến, hậu phê phán, v.v.) phản đối các giả định của thời hiện đại và mở đường cho những luồng tư tưởng tản mạn và độc lập đang xuất hiện trong các ngành nghệ thuật, kiến trúc, bình phẩm văn học, và Triết Học, v.v trong hậu bán thể kỷ 20. Triết hậu hiện đại cũng có những nét chung, đó là:

  1. Nhấn mạnh tính tương đối  và vô định của ngôn ngữ và tri thức,
  2. Khai quật những ảo vọng về đại-tự sự  (meta-narrative) trong các ngành khoa học, lột trần ý đồ thống trị tiềm tàng trong các định tính về tâm lý, thể lý, luân lý và pháp lý mà não trạng tân thời đã dựng nên cho xã hội và con người.
  3. Chúng ta sẽ sơ lược qua các đóng góp của các triết gia tiêu biểu như Jean-Francois Lyotard, Jacques Derrida, và Michel Foucault.

9. Đạo Đức Học Tổng Quát (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM):

          Hạnh phúc con người không chỉ hệ tại trong sự thoả mãn các nhu cầu bản năng nhưng còn nơi các giá trị đạo đức nền tảng để có một cuộc sống tốt. Nhưng tại sao chúng ta “nên” sống đạo đức? Các tiêu chuẩn đạo đức thì tương đối hay tuyệt đối? chủ quan hay khách quan? Chúng được chọn vì nó “đúng” hay vì nó “tốt”? Các vấn đề này và cùng với các tiêu chuẩn đạo đức căn bản (vị lợi, vị kỷ, luật tự nhiên, nhân vị, nhân đức) sẽ được bàn đến. Môn học này giúp phát triển kỹ năng phán đoán đạo đức sao cho hợp lý và thích ứng với các quyết định quan trọng trong cuộc sống đa dạng hiện nay.

10.  Khổng Giáo (Sơ Teresa of Avila Mai Thị Kim Trang, OP):

          Khóa học nhằm trình bày những kiến thức nền tảng về Khổng Tử và Nho giáo. Khổng giáo hoặc Nho giáo là một hệ thống đạo đức, Triết Học xã hội, triết lý giáo dục và Triết Học chính trị do Khổng Tử đề xướng và được các môn đệ của ông phát triển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh trị. Khổng giáo rất có ảnh hưởng ở các nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Trong khóa học, học viên sẽ lần lượt tìm hiểu về học thuyết của Khổng Tử và học phái Nho gia qua thuyết Tính Mệnh, Nhân đạo quan,… các khái niệm căn bản như Tam Cương Ngũ Thường, Tứ Thư, Ngũ Kinh, sự hình thành Nho giáo và Nho giáo Việt Nam.

11. Lão Giáo (Sơ Teresa of Avila Mai Kim Trang, OP):

          Khóa học nhằm trình bày những kiến thức nền tảng về tư tưởng Lão Tử và Đạo giáo. Lão Tử là một nhà tư tưởng vĩ đại, có tầm ảnh hưởng rất lớn và quan trọng không chỉ trong Triết Học cổ đại Trung Quốc, mà còn trong nền Triết Học Đông phương hiện nay. Trong khóa học, học viên có thể tiếp cận, am hiểu về tư tưởng của Lão Tử qua việc phân tích tác phẩm kinh điển Đạo Đức Kinh; nhờ đó, họ có thể nắm bắt được các tư tưởng chính như: vũ trụ quan, nhân sinh quan và chính trị quan của Lão Tử, lịch sử Đạo giáo và Đạo giáo tại Việt nam.

12. Phật Giáo (Giáo sư Giuse Lý Minh Tuấn):

          Khóa học trình bày cốt tủy của Triết Phật là giải trừ Tham, Sân, Si, vượt lên Sinh, Lão, Bệnh, Tử trong thế gian vô thường để tiến tới cảnh giới hạnh phúc vĩnh hằng, không còn lệ thuộc vào hiện tượng giới. Khóa học còn trình bày vắn tắt về những nguyên do đưa đến sự phân phái và tiến trình của Phật giáo từ Nguyên Thủy, Tiểu Thừa sang Đại Thừa; đồng thời trình bày đỉnh cao của nền siêu hình Đại Thừa là triết lý về Chân Như, Tính Không siêu hình của vạn vật. Khóa học cũng nói về sự phát triển của Phật giáo ở Trung Hoa và Việt Nam trở nên một sắc thái riêng là Thiền tông. Đó là sự hiện diện của Hữu (Tánh) gắn liền với hiện tượng giới (Tướng) đối với người đã đắc đạo. Đó là quan niệm tương tự như khái niệm của Heidegger về Dasein (Hữu tại thế). Bấy giờ, người đắc đạo thấy việc nhật dụng (bửa củi, xách nước) trở nên tốt đẹp, thánh thiện, tương tự như những nhà huyền học Kitô giáo Tây phương thấy việc dệt vải, quét nhà là những ân huệ của Thánh Linh.

13.  Văn Hóa Phương Đông (Thầy Vinh sơn Trần Đức Hạnh, OFM):

           Môn học cố gắng cung cấp cho học viên kiến thức tổng quát về Đông Phương Học, những nét đặc trưng và nổi bật của ba nền văn hóa lớn của phương Đông: Ấn Độ, Trung Quốc và Đông Nam Á. Lớp học sẽ tìm hiểu và phân tích lịch sử phát triển các nền văn hóa, sự giống - khác biệt và ảnh hưởng qua lại giữa các nền văn hóa với nhau. Từ đó học viên có thể tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho việc thích nghi cũng như hội nhập với các nền văn hóa khác trong sứ vụ mục vụ và truyền giáo của Giáo Hội hôm nay.

14. Tư Tưởng Việt Nam (Thầy Vinh sơn Trần Đức Hạnh, OFM):

          Môn học chú trọng tìm hiểu, tóm lược cũng như hệ thống hóa những suy tư về các tư tưởng Triết Học Việt Nam từ thời lập quốc (tức thời Hồng Bàng) cho đến thế kỷ 20. Các tư tưởng sẽ được xem xét theo tiến trình lịch sử của dân tộc Việt Nam với những thăng trầm của một đất nước phải gánh chịu nhiều cuộc chiến chống ngoại xâm. Đồng thời khi tìm hiểu các tư tưởng Triết Học của dân tộc, chúng ta cũng chú trọng đến việc tìm lại cội nguồn của dân Việt mà từ đó đã phát sinh, nuôi dưỡng và bảo vệ bản sắc tư tưởng riêng của dân tộc mình trước những đợt du nhập tư tưởng bên ngoài từ Trung Quốc, Ấn Độ và Tây phương. Môn học này chỉ mới ra đời cách đây không lâu vào cuối thập niên 1960, với những cố gắng đặt nền móng cho nền Việt Triết của các vị tiền bối như: Nguyễn Đăng Thục, cha Lương Kim Định và một số học giả khác đã đánh động tâm thức của những người ôm ấp hoài bão xây dựng một nền tư tưởng nước nhà, một nền Triết Học Việt Nam.

15. Nhập Môn Triết Học Ấn Độ (Thầy Martinô Nguyễn Văn Thành, OFM):

          Một truyền thống tư tưởng nảy sinh cách đây hơn 3.500 năm, gắn liền với cơ cấu tổ chức xã hội, chính trị và vận mệnh của đất nước Ấn Độ, đó là Ấn Độ giáo. Triết lý này đã sớm truyền qua Tây Á, Châu Âu và Mỹ, cũng như một số quốc gia vùng Đông Nam Á như Việt Nam chúng ta. Một luồng tư tưởng khác ra đời muộn hơn, là Phật giáo. Tuy không được ưu đãi tại bán đảo Ấn, Phật giáo lại phát triển mạnh ở Trung Quốc và khắp miền Đông Á.

16. Siêu Hình Học (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM):

          Siêu Hình Học là một môn Triết Học “đeo bám” sinh viên nhất. Bởi vì đối tượng nghiên cứu của nó mà truyền thống cổ xưa gọi là οὐσία là phạm trù khái quát nhất đến nỗi nó như cái khớp mà các phạm trù khác phải gắn vào nó như các thành phần của một hệ thống. Vì thế nội dung của siêu hình học là một lộ trình logic khởi đi từ những kinh nghiệm cụ thể hướng đến nguyên nhân siêu việt. Nguyên nhân này hoặc được xem như là đối tượng của tư duy nếu logic của lộ trình là loại suy hoặc được xem như là chủ thể của tư duy nếu logic của lộ trình là biện chứng. Trong khi nghiên cứu các lộ trình này qua tư tưởng của các triết gia như Eraclito, Parmenide, Platone, Aristotele và sau cùng là Hegel, sinh viên sẽ khám phá cách thức tiếp cận với thực tại siêu việt của siêu hình học và hiểu ra rằng trật tự của tự nhiên có thể được đón nhận nếu tất cả những gì mà con người gặp gỡ trong thế giới này đều tương kết với một nguyên nhân cứu cánh chung cuộc.

17.  Tâm Lý Học Đại Cương (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):

          Môn học nhằm giới thiệu một cách tổng quát các lãnh vực mà khoa Tâm lí học hiện đại đang nghiên cứu. Giảng khóa gồm hai phần: Phần 1 bao gồm Định nghĩa Tâm lí học, Tâm lí học lí thuyết và Tâm lí học thực nghiệm, sự phân nhánh của Khoa Tâm lí học hiện đại, vai trò của Tâm lí học trong đời sống, các Phương Pháp Tâm lí học, Tương quan giữa Tâm lí, Sinh lí và Xã hội. Phần 2 nhắm đến việc nghiên cứu các chức năng tâm lí: Cảm năng, Trí năng và Hành động của 17 chức năng. Trong quá trình học tập, giáo sư sẽ trực tiếp giảng dạy và cho thực tập các đề tài ở phần 1, xem phim tài liệu minh họa. Sinh viên sẽ chia nhóm thuyết trình và thảo luận các đề tài ở phần 2. Môn học nhằm giúp sinh viên có thể nắm vững định nghĩa tâm lí học, thực hành các phương pháp tâm lí học và nắm vững các định nghĩa cũng như cách vận hành của các chức năng tâm lí.

18.  Tâm Lý Học Nhân Cách (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):

          Giảng khóa gồm 2 phần: phần 1 bao gồm các định nghĩa về nhân cách, những yếu tố hình thành nhân cách và phương pháp nghiên cứu nhân cách; phần 2 trình bày một số học thuyết nhân cách như Phân Tâm (S. Freud), Tân phân tâm (A. Adler, E. Erikson), Tâm lí học Phân tích (C. Jung), Phân tích xã hội (A. Adler, Karen Horny, Sullivan, E. Fromm) Hiện tượng học – Nhân văn (C. Rogers, A. Maslow), Nhân cách hiện sinh (L. Binswanger, M. Boss) Hành vi/Học tập xã hội (Skinner, Bandura), Cấu trúc cá tính (G. Allport), Nhân cách tư duy (J. Piaget, G. Kelly), Nhân cách tôn giáo (Van Kamm), Tâm lí học Tổng hợp (Roberto Assagioli). Trong quá trình học tập, giáo sư sẽ trực tiếp giảng dạy phần 1, sinh viên thuyết trình và thảo luận các đề tài ở phần 2. Môn học nhằm giúp sinh viên nắm vững các yếu tố tạo thành nhân cách, hiểu biết một số lí thuyết và thực hành của các học thuyết về nhân cách hiện đại. Cuối khóa sinh viên có thể dùng một học thuyết để phân tích nhân cách của chính mình.

19. Nhân Luận Triết Học (Cha Phêrô Lê Đình Trị, OFM):

          Hiểu biết và việc tìm hiểu thế giới bên ngoài cũng như bản thân mình là một nhu cầu không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tuy vậy, khác với các bộ môn khoa học vốn tập trung trên việc tìm hiểu về nòi giống, nguồn gốc, sự phát triển, văn hóa và niềm tin của con người, nhân luận Triết Học tập trung trên việc tìm hiểu căn tính của con người, một căn tính không lệ thuộc vào các yếu tố đã nói bên trên. Môn học này cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quát về căn tính của con người và những yếu tố làm nên căn tính đó cùng với những chiều kích khác nhau của cuộc sống con người, những chiều kích làm nổi bật căn tính của con người và sự hiện hữu của nó.

20. Tương Quan Triết-Thần (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân):    

          Triết Học và Thần Học là những hành trình truy vấn về các vấn đề tối hậu của con người. Triết Học thúc đẩy bởi lòng yêu mến sự khôn ngoan, khởi đầu từ nổ lực tách biệt “lý trí” ra khỏi “tôn giáo” và được khai triển thành những hệ thống suy tư phê phán, tìm hiểu về bản chất của thực tại, nền tảng của tri thức và tiêu chuẩn cho đời sống đạo đức. Mặt khác, Thần Học khởi đầu bằng nổ lực đức tin muốn tìm hiểu những gì được mặc khải, nhưng vì phải vượt qua các giới hạn của văn hoá và đức tin nên Thần Học cần kết nối “tôn giáo” với các phạm trù của “lý trí”. Do đó có sự giao thoa khá thú vị giữa Triết Học và Thần Học mà môn học này sẽ nghiên cứu qua các giai đoạn lịch sử: Giáo Hội sơ khai, Giáo Phụ và Công Đồng, Trung cổ và Kinh viện, Cải Cách và Tân Kinh viện, và Cận đại và Hiện đại.

21. Triết Học Ngôn Ngữ (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân):    

          Ngôn ngữ là môi trường sống hàm chứa những hình ảnh hay ký hiệu đầu tiên chúng ta có về thế giới và cũng là nơi mà chúng ta đầu tư tất cả sự hiểu biết của mình về thế giới. Qua trình thuật ngôn ngữ, chúng ta không chỉ tạo thành và kết nối thế giới lại với nhau mà còn vạch ra ranh giới cho cách đối xử phân biệt về văn hoá và tri thức.  Môn học này sẽ sơ lược các vấn đề chính yếu trong Triết Học ngôn ngữ: cách xác định “ý nghĩa” của ngôn ngữ (lôgic, ý nghĩa, ý vị), cách tham dự vào hành vi ngôn ngữ (ký hiệu, ngữ pháp, hình thức sự sống), và vai trò trung gian của ngôn ngữ giữa hai phạm vi tư tưởng và thế giới. Chúng ta sẽ tìm hiểu về thuyết nguyên tử lôgic, thuyết thực chứng, thuyết hình ảnh và thuyết trò chơi ngôn ngữ của các triết gia tiêu biểu như Frege, Russell, Carnap, và Wittgenstein.

22. Hiện Tượng Học (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM):

          Hiện tượng học là một trong những trào lưu Triết Học mới quan trọng vào thế kỷ XIX. Vì thế, Dẫn vào Hiện tượng học, có thể nói, là thao tác đồng hành với sinh viên bước vào chân trời tri thức mới. Chương trình của khóa học gồm 6 bài được phân bố lần lượt theo cấu trúc 6 chương của giáo trình: I. – Giới thiệu và định nghĩa hiện tượng học, II. – Lập trường của hiện tượng học, III. – Phương pháp Giảm trừ hiện tượng học, IV. – Những bản chất hiện tượng học, V. – Ý hướng tính, bản chất của ý thức con người, VI. – Vấn đề chân lý.

23. Triết Học Tôn Giáo (Cha Phanxicô A. Nguyễn Hoài Lâm, Ocist):

          Triết Học tôn giáo được trình bày như một suy tư Triết Học về tôn giáo, nên trên bình diện hệ thống hóa, nó cũng có một phương pháp: phương pháp suy lý. Trong số vô vàn tôn giáo khác nhau hiện diện trong cuộc sống con người, Triết Học tôn giáo muốn nghiên cứu để định rõ thế nào là bản chất và hình thái tôn giáo, ngay cả việc nghiên cứu về những đóng góp của các ngành khoa học khác vốn cũng bận tâm về tôn giáo. Triết Học tôn giáo phải ưu tiên cho kinh nghiệm, việc miêu tả các hiện tượng tôn giáo, xét như là điểm xuất phát; để rồi trên nền tảng của nó, người ta mới thực hiện một cuộc nghiên cứu đậm tính Triết Học, siêu hình và hiện sinh. Nhờ thông diễn các hình thái và nội dung tôn giáo, người ta có thể nối kết Triết Học với tôn giáo. Bên cạnh việc nghiên cứu lịch sử tư tưởng con người về vấn đề tôn giáo, môn học còn trình bày mối tương quan của tôn giáo với Chân-Thiện-Mỹ, với các nền văn hoá, với việc đối thoại liên tôn, với việc xây dựng một nền văn minh hoà bình vì hoà bình được quan niệm như nẻo đường của những tôn giáo chính thật.

24. Mỹ Học (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):

          Con người tự bản chất đều khao khát đi tìm cái Đẹp, cái Cao cả, cái Lý tưởng. Đó cũng là cách con người tiếp cận với thế giới chung quanh, với chính mình và với những gì siêu việt. Baumgarten (1714-1762) là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Mỹ học nhưng triết gia từ thời thượng cổ đã bàn cãi về Cái Đẹp và bản chất cũng như đặc tính của nó. Giáo trình Mỹ Học nhằm giúp sinh viên tìm hiểu ý niệm Cái Đẹp trong giòng Lịch sử Triết Học Tây Phương, từ thời Socrates, Platon, Aristote đến Augustinô, Thomas, Bonaventura và tới thời các triết gia cận đại và hiện đại. Môn Mỹ Học được đặt trong bối cảnh của chương trình Triết Học của Học Viện, cho nên giáo trình này cũng bàn đến Triết Học về nghệ thuật và vai trò của nghệ thuật trong đời sống của Giáo hội. Giáo trình cũng có mục đích thực tiễn là giúp sinh viên có phán đoán thẩm mỹ quân bình và một thị hiếu thẩm mỹ lành mạnh.

25.  Xã Hội Học Tổng Quát (Cha Phaolô Nguyễn Đình Vịnh, OFM):

          Con người được sinh ra trong một xã hội, một nền văn hóa nào đó, vì thế ảnh hưởng của xã hội và văn hóa lên cá nhân là điều tự nhiên, không thể chối bỏ. K. Marx đã định nghĩa “con người là một con vật xã hội”, và các triết gia hiện sinh cũng nói đến “hiện hữu bị ném vào thế giới”, “hiện hữu tại thế”. Giảng khóa xã hội học tổng quát nhằm tìm hiểu khía cạnh xã hội cũng như những tác động của nó trên đời sống con người, cá nhân cũng như tập thể. Giảng khóa sẽ trình bày lịch sử hình thành khoa Xã hội học, các trường phái và lý thuyết chính như Cấu trúc – Chức năng, Tương Tác – Biểu tượng, Xung đột Xã hội. Chương trình cũng khai mở cho sinh viên về những chủ đề chính của khoa Xã hội học. Đặc biệt, giảng khóa nhấn mạnh đến phương pháp nghiên cứu xã hội học, nhằm giúp sinh viên tiếp cận những hiện tượng xã hội với cái nhìn khoa học và phân tích thực tiễn.

26. Kỹ Năng Khảo Cứu (Sư Huynh Simeon Phạm Quang Tùng, FSC):

Để chuẩn bị học viên chủng sinh/tu sĩ bước vào thời đại thông tin một cách trưởng thành, độc lập với khả năng kế thừa di sản tri thức của các bậc tiền nhân, vận dụng có phê phán di sản tri thức này và đồng thời đảm nhận trách nhiệm đóng góp tri thức cho xã hội cũng như tự hoàn thiện nhờ việc tự thường huấn, khóa học sẽ giới thiệu và tập luyện một số kỹ năng chính như sau:

  1. Truy tìm và tiếp nhận tri thức truyền giảng, in ấn và trực tuyến 

    1. Kỹ năng ghi chép (Note-taking skills)

    2. Kỹ năng thư viện (Library skills)

    3. Kỹ năng truy tìm trực tuyến (Internet searching)

  2. Kiến tạo tri thức (Thinking skills) phong phú, sâu rộng, quân bình và mới mẻ

    1. Tư duy quan sát

    2. Tư duy suy đoán

    3. Tư duy nối kết

    4. Tư duy phê phán

    5. Tư duy sáng tạo

Và  xuyên suốt khóa học, học viên sẽ được tập luyện

  1. Kỹ năng siêu nhận thức (meta- cognition) đặc biệt là biết tự nhận xét và tự hoàn thiện khả năng học tập của mình.

  2. Linh đạo Học tập để giúp học viên ý thức tính tôn giáo của công tác học tập hầu có thêm động cơ cho viêc thi hành bổn phận chính của họ trong giai đoạn huấn luyện này

  3. Làm việc nhóm (group working): với một số nội dung hữu ích do chính các học viên đảm nhận và chia sẻ cho đồng môn qua các bài thuyết trình nhóm.

27. Khảo Cứu và Viết Luận Văn (Sơ Maria Nguyễn Thị Ngọc Dung):

          Học phần Nghiên Cứu Khoa Học giúp  học viên có kiến thức cơ bản về phương pháp luận trong Nghiên Cứu Khoa Học. Qua đó,  học viên xây dựng cơ sở lý luận để lựa chọn đề tài và tiến hành các phương pháp nghiên cứu, đồng thời nắm vững các trình tự nghiên cứu, cách đo lường, phương pháp xử lý, phân tích thống kê thông tin nghiên cứu và sau cùng học viên biết viết công trình nghiên cứu khoa học, cụ thể biết viết luận văn tốt nghiệp triết học và thần học theo đề tài.

Sách tham khảo

  1. American Psychological Association. Publication Manual of the American Psychological Association6th Edition. Washington DC: APA,  2010.

  2. Goodwin, C. J. Research in Psychology, Methods and Design. John Wiley & Sons, Inc, 2002.

  3. Palaiologou, I.  and Needham, D.  Doing Research in Education University College London, UK: Sage, 2016.

  4. Miles, M. B., Huberman, A. M. Qualitative  analysis: A Expanded sourcbook. Thousand Oak, CA: Sage, 1994.

  5. Lichtman, M. Qualitative research in education: A user’s guide. Thousand Oak, CA: Sage, 2006.

  6. Vũ Cao Đàm, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục, 2007.

  7. Hoàng Mộc Lan, Giáo trình phương pháp nghiên cứu tâm lý học,  Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2013.

  8. Lưu Xuân Mới, Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Viện nghiên cứu khoa học, 2003.

28. Hy Ngữ Kinh Thánh (Cha Giuse Nguyễn Tiến Dũng, OFM):

          Môn cổ ngữ Hy Lạp được dạy cho các sinh viên Học Viện Phan-xi-cô nhằm mục đích giúp các sinh viên biết nhận dạng và cách đọc các mẫu tự, đồng thời có kiến thức căn bản về cấu trúc văn phạm tiếng Hy Lạp phổ thông (koine). Tiếng Hy Lạp phổ thông này được phổ biến vào thời vua Alexandre Đại Đế (từ thế kỷ thứ 4 trCN) và đã được dùng để ghi chép các sách Tân Ước.

          Cùng với tiếng Híp-ri (Do thái), tiếng Hy Lạp phổ thông được xem là ngôn ngữ thánh thiêng truyền đạt sứ điệp của Thiên Chúa cho nhân loại. Chính vì thế thánh nữ Tê-rê-xa thành Lisieux từng nói: “Tôi mà là linh mục, thì tôi đã học tiếng Híp-ri và tiếng Hy lạp để có thể đọc lời Thiên Chúa dưới hình thức Người đã đoái thương diễn tả trong ngôn ngữ nhân loại”.

Giáo trình:

1.John H. Dobson, Learn New Testament GREEK, revised edition, M.A. (Oxon) B.D. (London) 1999.

2.Trần Phúc Nhân, Học tiếng Hy-Lạp để đọc Tân Ước, 2008.

29. Tri Thức Luận (Cha Giuse Trương Văn Tính, OFM):

          Con người luôn khao khát kiếm tìm và khám phá các thực tại trong thế giới để nhận thức về chúng. Nhưng điều người ta tự đặt ra là liệu trí năng của con người có khả năng đạt được những hiểu biết đích thực về thực tại hay không? Môn học “Tri Thức Luận” (một phần của Triết Học tổng quát) trình bày những suy tư Triết Học về khả năng của lý trí con người trong việc nhận thức thực tại. Qua môn học, học viên sẽ được hướng dẫn tìm hiểu các khía cạnh: vấn đề nhận thức trong lịch sử Triết Học; khả năng của lý trí; các nguồn của nhận thức; vấn đề nhận thức thế giới; vấn đề chân lý.

30.  Thần Lý Học (Cha Giuse Trương Văn Tính, OFM):

          Con người là hữu thể tìm kiếm Thiên Chúa. Sự tìm kiếm đó được thực hiện một mặt nhờ nguồn mạc khải từ Thượng Đế và mặt khác, qua chính lý trí của con người. Môn học “Thần Lý Học” (thuộc lãnh vực Siêu Hình Học đặc thù), nhằm mục đích giúp học viên có một cái nhìn chung về nỗ lực của con người trong việc tìm kiếm và trình bày về Thượng Đế, dựa vào lý trí. Trong môn học này sinh viên sẽ được dẫn nhập về: sự hiện hữu của Thượng Đế; bản tính của Thượng Đế và tương quan giữa Thượng Đế và thọ tạo.

31. Triết Học Chính Trị (Cha Giuse Trương Văn Tính OFM):

          Chính trị gắn liền với các sinh hoạt của xã hội loài người; tác động và ảnh hưởng lên đời sống của mỗi cá nhân vì mỗi người đều mang trong mình không chỉ chiều kích cá nhân mà còn chiều kích xã hội - cùng chung sống trong xã hội. Từ ngữ chính trị bắt nguồn bởi từ hy lạp Polis – có nghĩa là thành quốc. Nói đến chính trị là nói đến nghệ thuật quản trị thành quốc để mang lại lợi ích chung cho mọi người cùng chung sống.

          Triết Học chính trị nghiên cứu các ý niệm, các nền tảng và các hình thái của hoạt động chính trị, nói cách khác, nó tìm hiểu và trình bày ý nghĩa (bản chất) và cấu trúc của cộng đồng nhà nước dưới nhãn quan Triết Học.

32. Seminario: Logos và thời gian trong tư tưởng của thánh Augustino (Cha Giuse Vũ Liên Minh, OFM) :

          Với nghĩa chặt của hạn từ, seminario là nơi ươm mầm cho hạt giống được nảy sinh. Hạt giống được đề cập ở đây không gì khác hơn là chính khái niệm ‘thời gian’ mà thánh Augustino đã đặt thành vấn đề ‘nếu không có ai hỏi, thì con biết, nhưng nếu muốn giải thích cho người nào hỏi con, thì con không biết’ và cách suy tư của ngài về nó có thể nói là nguồn cảm hứng gợi lên trong tâm hồn của những ai nghiên cứu đề tài này niềm đam mê chân lý của chàng Eros.

          Với nghĩa rộng của hạn từ, seminario là môn thực hành nghiên cứu. Qua đó một ý tưởng, một đề tài sẽ được người nghiên cứu làm sáng tỏ nhờ vận dụng khả năng phân tích, tổng hợp, phản biện trong khi khảo sát đề tài.

33. Thông Diễn Học (Cha Giuse Nguyễn Đoàn Tân, OFM):

          Từ một bộ môn phụ thuộc, mới chỉ mang chiều kích nghệ thuật và phương pháp, vốn chỉ ứng dụng trong phạm vi hạn hẹp của những bản văn và của các khoa học nhân văn, thuật khải nghĩa (herméneutique = ars interpretandi) đã thay hình đổi dạng theo dòng thời gian để, ngang qua Dilthey, Nietzsche và Heidegger, nay trở thành một bộ môn thiết yếu, phổ quát, mang chiều kích Triết Học, không chỉ ứng dụng cho các bản văn hoặc cho các khoa học nhân văn, mà còn đòi phải được khơi dậy ngay giữa lòng cuộc hiện hữu và trong mọi tình huống của cuộc sống con người. Triết Học khải nghĩa đã đạt được tầm vóc lớn rộng và đã tạo được ảnh hưởng đáng kể nhờ vào những đóng góp đặc biệt của Hans Georg Gadamer (1900-2003) và của Paul Ricœur (1913-2005).Nhằm giới thiệu bộ môn, giáo trình "Triết Học khải nghĩa" sẽ cống hiến một cái nhìn tổng hợp về trào lưu khải nghĩa bằng cách gợi lại những yếu tố nguồn cội, đề cập tới một số tác giả tiêu biểu cùng với một vài cuộc tranh luận mà các tác giả này đã khơi dậy và nhất là bằng cách nêu dẫn cho thấy đâu là con đường đã đưa dẫn bộ môn tới tầm vóc phổ quát.

34. Thánh Nhạc (Cha Giuse Nguyễn Xuân Thảo, OFM):

Môn học cung cấp một số kiến thức căn bản về âm nhạc và Phụng vụ thánh nhạc, trải qua việc tập luyện kỹ năng xướng âm và thẩm âm cơ bản, kỹ năng nói/đọc và hát diễn cảm, kỹ năng điều khiển một số loại nhịp thông dụng, nhất là khả năng đánh giá về nghệ thuật âm nhạc trong Phụng vụ, hầu giúp học viên biết thể hiện thánh nhạc sao cho phù hợp với tinh thần của Phụng vụ.

Chương Trình Đào Tạo ĐCV Phanxico THÁI BÌNH

 

 

 

 

 

 

 III. NỘI DUNG ĐÀO TẠO
Nói về việc đào tạo linh mục, số 59 của Tông Huấn Những Mục Tử Như Lòng Chúa Mong Ước nhấn mạnh cả ba chiều kích mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ: “Bởi lẽ hoạt động mục vụ tự bản chất nhắm đến việc tạo sức sống cho Hội Thánh, vốn thiết yếu là “mầu nhiệm”, “hiệp thông” và “sứ vụ”, việc đào tạo người mục tử sẽ phải ý thức và đẩy mạnh các chiều kích ấy trong việc thi hành thừa tác vụ.”
Hiểu như thế, chủng viện giúp chủng sinh chuẩn bị để thể hiện nơi mình và nơi cộng đoàn Dân Chúa cả ba chiều kích: mầu nhiệm, hiệp thông và sứ vụ.
1. ĐÀO TẠO SỐNG MẦU NHIỆM
“Có một điều quan trọng nền tảng là phải ý thức rằng Hội Thánh là “mầu nhiệm”, tức là công trình của Thiên Chúa, hoa quả của Thần Khí Đức Kitô, sự hiện diện của Ba Ngôi Thiên Chúa trong cộng đoàn Kitô hữu. Thay vì làm giảm thiểu ý thức trách nhiệm đích thực của người mục tử, ý thức này sẽ giúp vị mục tử xác tín rằng Hội Thánh tăng trưởng là nhờ tác động hào phóng của Chúa Thánh Thần và xác tín rằng, nhờ ơn Chúa, mình đang được phục vụ Tin Mừng như một “tôi tớ bất xứng” (x. Lc 17,10). (PDV 59b; xem thêm PDV 51bc; 73).
Như thế, “việc huấn luyện tu đức phải liên kết chặt chẽ với việc trau dồi học vấn và huấn luyện mục vụ,… sao cho các chủng sinh biết luôn sống kết hợp mật thiết với Chúa Cha, nhờ Chúa Giêsu Kitô Con Người và trong Chúa Thánh Thần. Do bí tích Truyền Chức Thánh, họ phải là hiện thân của Chúa Kitô Linh Mục, lại nữa, bởi cùng chia sẻ một cuộc sống của Người, nên họ phải quen sống kết hợp với Người như bạn hữu. Họ phải sống Mầu Nhiệm Phục Sinh của Người thế nào để biết khai sáng Mầu nhiệm ấy cho đoàn chiên sẽ được giao phó.” (OT 8).
1.1. NHỮNG MÔN HỌC VỀ MẦU NHIỆM
Trọng tâm của khoa thần học là nhằm đưa người học đến chỗ ngày càng khám phá Chúa Giêsu Kitô và gắn bó với Người, rồi từ đó khám phá Ba Ngôi Thiên Chúa và hiệp nhất với Ba Ngôi. Theo hướng ấy, việc học thần học sẽ bắt đầu với sự tiếp cận với Thánh Kinh, Truyền Thống và Giáo Huấn của Giáo Hội, sẽ tập trung trên trục chính của tín lý là Kitô học trong tương quan với các môn học khác.
1.2. NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ MẦU NHIỆM
Hiệp thông với Thiên Chúa Ba Ngôi
Linh mục được chọn để giúp Dân Chúa được sống dồi dào. Sứ mạng ấy đòi chính linh mục phải hiệp thông sâu xa với Ba Ngôi Thiên Chúa. Vì thế, hằng ngày dưới tác động của Chúa Thánh Thần, chủng sinh cần tập ý thức sống hiệp thông với sự sống và tình yêu cứu độ của Thiên Chúa Ba Ngôi, noi gương Đức Giêsu Kitô, sống tình con thảo đối với Chúa Cha và tình huynh đệ đối với mọi người. Chủng sinh cần biết “trung thành suy gẫm Lời Chúa, trong việc thông hiệp tích cực các Mầu Nhiệm chí thánh của Hội Thánh, nhất là Bí Tích Thánh Thể và kinh nguyện thần vụ…” (x. OT 8).
Cầu nguyện
Cầu nguyện Kitô giáo là một gặp gỡ sinh động và cá biệt với Thiên Chúa Cha, nhờ Người Con duy nhất của Người, dưới tác động của Chúa Thánh Thần, là một cuộc đối thoại dự phần vào cuộc đối thoại giữa Đức Giêsu với Cha Người.
Để đào tạo đời sống cầu nguyện, chủng sinh cần tập suy niệm Lời Chúa mỗi ngày. Lời Chúa làm cho con người gặp gỡ chính Thiên Chúa, và gặp gỡ Chúa Kitô là Ngôi Lời của Thiên Chúa, là Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống. Cần tập ý thức đọc và suy niệm Lời Chúa với tâm tình cầu nguyện và lòng khiêm tốn lắng nghe. Ánh sáng và sức mạnh của Lời Chúa giúp con người khám phá, hiểu biết, quý chuộng và đi theo ơn gọi của mình, nhờ đó cuộc sống tìm được ý nghĩa căn bản và tròn đầy.
1.3. NHỮNG NHÂN ĐỨC CỦA MẦU NHIỆM
“Chủng sinh cần học sống theo Tin Mừng, đứng vững trong đức Tin, đức Cậy và đức Mến, để nhờ trau dồi các nhân đức ấy, họ có được tinh thần cầu nguyện, phát huy ơn thiên triệu của mình, kiên cường các nhân đức khác và lớn lên trong nhiệt tâm chinh phục mọi người về cho Chúa Kitô.” (x. OT 8).
Ba nhân đức hướng thần là riêng của Kitô giáo, khẳng định Kitô giáo là quà tặng của Thiên Chúa, vượt hẳn mọi nỗ lực kiếm tìm của nhân loại. Các nhân đức hướng thần bắt nguồn từ Thiên Chúa và hướng về Thiên Chúa. Khi mọi nỗ lực nhân loại đã đạt đến tột đỉnh, Thánh Thần Thiên Chúa vẫn còn đưa linh hồn con cái Chúa vươn cao đến vô tận (x. Lv 11,44; Mt 5,48). Vì thế, theo chỉ dẫn trên đây của sắc lệnh Đào Tạo Linh Mục, chủng sinh cần chú ý trước hết đến các nhân đức hướng thần, để khỏi rơi vào nguy cơ dừng lại ở sự hoàn thiện luân lý.
Nhờ các nhân đức hướng thần Tin, Cậy và Mến, chủng sinh nhận biết Thiên Chúa là kho tàng đích thực của mình (x. Mt 13,44) và sẵn sàng trả mọi giá để chiếm hữu. Chính ba nhân đức hướng thần sẽ là sức mạnh giúp chủng sinh hoàn tất các lời khuyên Tin mừng và các nhân đức luân lý tự nhiên.
2. ĐÀO TẠO SỐNG HIỆP THÔNG
“Nhờ ý thức rằng Hội Thánh là hiệp thông, ứng sinh linh mục sẽ được chuẩn bị để đảm đương công cuộc mục vụ của mình với một tinh thần cộng đồng, tận tình hợp tác với các thành phần khác trong Hội Thánh: giữa các linh mục với giám mục, giữa linh mục triều với linh mục dòng, giữa linh mục với giáo dân. Một sự hợp tác như thế trước hết phải có sự hiểu biết và quý chuộng những ân huệ và đặc sủng khác nhau mà Chúa Thánh Thần đã ban tặng và ký thác cho các chi thể của Nhiệm thể Chúa Kitô. Sự hợp tác ấy cũng đòi hỏi phải ý thức cách bén nhạy và chính xác về căn tính của chính mình cũng như về căn tính của những người khác trong Hội Thánh. Sự hợp tác ấy còn đòi buộc phải có sự tin cậy lẫn nhau, sự kiên nhẫn, thái độ hiền dịu và khả năng thấu hiểu và dám kỳ vọng. Trên tất cả, sự hợp tác ấy bén rễ trong một lòng yêu mến đối với Hội Thánh sâu xa hơn cả lòng yêu mến chính mình và những nhóm mình trực thuộc.” (PDV 59c; xem thêm PDV 74).
Như thế, “chủng sinh phải thấm nhuần Mầu Nhiệm Hội Thánh…, để có thể làm chứng sự hiệp nhất đang thu hút mọi người về với Chúa Kitô bằng cách thảo hiếu và khiêm nhường hiệp nhất với vị Đại Diện Chúa Kitô, và một khi đã lãnh nhận chức linh mục, sẽ luôn liên kết với Giám Mục của mình như những cộng tác viên tín cẩn và tiếp tay cộng tác với các anh em linh mục khác. Phải dạy cho họ biết mở rộng tâm hồn tham gia cuộc sống của toàn thể Hội Thánh như lời Thánh Augustinô: “Kẻ nào càng yêu mến Hội Thánh Chúa Kitô càng có Chúa Thánh Thần” (OT 9)
2.1. NHỮNG MÔN HỌC VỀ HIỆP THÔNG
Những môn học phục vụ hiệp thông là: Giáo hội học – Thánh mẫu học – Bí tích học – Giáo sử – Giáo luật và Phụng vụ.
2.2. NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ HIỆP THÔNG
Hướng đến đỉnh cao hiệp thông là Thánh Thể
Để hiệp thông với Chúa, chủng sinh cần sốt sắng lãnh nhận các Bí tích mà đỉnh cao và nguồn mạch là Bí tích Thánh Thể. Sự hiệp thông này sẽ soi sáng cho những lựa chọn, những quyết định, những thái độ và những hành động trong đời sống thường ngày.
Hằng ngày chủng sinh cần tham dự Thánh lễ không phải với thói quen nhưng với ý thức tưởng niệm lễ hy tế và sự sống lại của Chúa Giêsu; tham dự với tinh thần hiệp nhất trong tình bác ái, với tâm tình biết ơn đối với ân sủng Chúa, với tâm tình hiến dâng và kết hợp với sự tự hiến của Chúa Giêsu, với tâm tình khao khát chiêm ngắm, tôn thờ Chúa Giêsu, và hiệp thông với tình yêu mục tử của Người.
Sống tinh thần Hội Thánh:
“Cũng phải dạy cho họ biết tìm gặp Chúa Kitô trong Đức Giám Mục, Đấng sai họ đi và trong những người mà họ được sai đến, nhất là trong các kẻ nghèo khó, hèn mọn, đau yếu, tội lỗi và cả những kẻ vô tín ngưỡng. Họ phải lấy lòng tin cậy như con thảo mà tôn kính và yêu mến Đức Trinh Nữ Maria Rất Thánh, Đấng mà Chúa Kitô khi hấp hối trên Thánh Giá đã trối ban làm mẹ người môn đệ.”
“Phải hết sức cố gắng cổ võ việc đạo đức đã được tập quán đáng kính của Hội Thánh khuyên làm, nhưng phải lưu tâm đừng để việc huấn luyện tu đức chỉ hệ tại những việc đạo đức ấy hay chỉ là một nỗ lực tạo ra thứ đạo đức tình cảm” (OT 8).
2.3. NHỮNG NHÂN ĐỨC CỦA HIỆP THÔNG
Tông huấn Những Mục Tử Như Lòng Chúa Mong Ước số 27-30 nhấn mạnh rằng người linh mục phải triệt để sống các giá trị Tin Mừng, đặc biệt là tuân phục, thanh bần và thanh khiết (3 T). Ba nhân đức này bắt nguồn từ ba nhân đức hướng thần và lôi cuốn theo các nhân đức luân lý.
Chủng sinh cần ý thức rằng chính mình đã tự nguyện bước theo Đức Kitô nghèo khó, khiết tịnh và vâng phục, để luôn hân hoan bước đi trong chọn lựa ấy. “Chủng sinh phải thấu hiểu thật rõ ràng là cuộc đời họ không phải để thống trị hay để được danh giá, nhưng để hết mình phụng sự Thiên Chúa và chu toàn bổn phận mục vụ. Phải đặc biệt lo lắng tập sống đức vâng lời linh mục, đời sống khó nghèo và tinh thần xả kỷ sao cho họ quen mau mắn từ bỏ ngay cả những gì được phép nhưng không thích đáng và trở nên giống Chúa Kitô chịu đóng đinh” (OT 9). “Họ cần thâm tín rằng: bậc sống độc thân đáng hân hoan đón nhận không phải chỉ như một mệnh lệnh do Giáo Luật, nhưng như là một ân huệ quý giá của Thiên Chúa mà họ phải khiêm tốn cầu xin, và phải mau mắn đáp ứng với tự do và quảng đại, nhờ ơn Chúa Thánh Thần thúc đẩy và giúp đỡ” (OT 10).
Đào tạo chủng sinh về phương diện này là luôn nhớ ghi khắc vào tâm khảm họ ý nghĩa của thập giá trung tâm của Mầu nhiệm vượt qua. Chính nhờ đồng hoá với Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chủng sinh gặp được giá trị của khổ chế, của đau thương, của tử đạo giữa lòng xã hội đề cao tính chiếm hữu vả hưởng thụ.
Ba nhân đức Tin mừng giúp người của Chúa đi từ sự hiệp thông với Ba Ngôi tới chỗ hiệp thông đồng cảm với những người họ phục vụ. “Điều đặc biệt quan trọng là phải chuẩn bị cho các linh mục tương lai biết cộng tác với giáo dân. Công đồng dạy: Họ cần phải sẵn sàng lắng nghe giáo dân, biết lấy tình huynh đệ cân nhắc những ước vọng của giáo dân, trân trọng kinh nghiệm và thẩm quyền của giáo dân trong những lãnh vực khác nhau của hoạt động trần thế, hầu có thể cùng với họ đọc ra những dấu chỉ của thời đại” (PDV 59c).
3. ĐÀO TẠO SỐNG SỨ VỤ
“Nhờ ý thức rằng Hội Thánh là sự hiệp thông trong sứ vụ, ứng sinh lên chức linh mục sẽ được giúp đỡ để yêu mến và sống chiều kích thừa sai cốt yếu của Hội Thánh cùng với những hoạt động mục vụ khác nhau của Hội Thánh. Nhờ đó họ sẽ rộng mở và biết vận dụng mọi khả năng hiện đại để loan báo Tin Mừng, kể cả sự đóng góp quý giá mà các phương tiện truyền thông xã hội có thể và phải mang lại trong lãnh vực này. Cũng nhờ đó họ biết phải tự chuẩn bị để nếu Chúa Thánh Thần và giám mục của họ muốn thì họ sẵn sàng để được sai đi rao giảng Tin Mừng vượt ngoài biên giới quốc gia mình” (PDV 59d; xem thêm PDV 75; OT 19-21).
3.1. NHỮNG MÔN HỌC VỀ SỨ VỤ
Chủng sinh cần được đào tạo về triết học để trí tuệ thêm sắc sảo, biết sử dụng kho tàng kiến thức của gia đình nhân loại về vũ trụ, con người và Thiên Chúa, về tương quan giữa những thực tại ấy, biết nắm bắt những vấn đề lớn của con người với những giải đáp khác nhau qua các thời đại và biết đối thoại với người thời đại mình.
Chủng sinh cần được đào tạo khả năng truyền đạt đức tin và trình bày Mầu Nhiệm Chúa Kitô thích hợp với con người ngày nay:
– khoa học nhân văn (tâm lý học, xã hội học, sư phạm…), nói chung là các khoa học về con người, giúp cho sự hiểu biết về con người và các hiện tượng xã hội thêm sâu rộng. Chủng sinh cần có khả năng:
– sử dụng tiếng mẹ đẻ tốt và một số ngoại ngữ.
– hiểu biết lịch sử Hội Thánh Việt Nam.
– hiểu biết lịch sử và địa lý hai giáo phận Vinh và Thanh Hóa.
– mục vụ giáo xứ.
– truyền giáo học.
– sư phạm đào tạo đời sống nội tâm.
3.2. NHỮNG KINH NGHIỆM VỀ SỨ VỤ
Linh mục thời mới cần nói chuyện được cả với những người thuộc giới trí thức và bình dân.
Học để phục vụ giới trí thức
Với giới trí thức: Việc học ngày càng hướng tới chuyên môn. Giới trí thức biết thế nên không đòi linh mục phải chạy đua trên lãnh vực chuyên môn của họ nhưng đòi linh mục phải nắm vững phần chuyên môn của mình. Trong mắt họ, chuyên môn của linh mục không chỉ là thần học mà còn kinh nghiệm tâm linh. Họ chờ đợi nơi linh mục câu trả lời cho những vấn nạn mà họ gặp phải trong đời sống thường ngày. Họ chờ đợi nơi linh mục những chia sẻ sâu sắc, sáng rõ và sát thực tế (3 S). Linh mục cần có lòng hiếu học, cầu tiến, không ngừng tìm tòi để hiểu biết thật cặn kẽ về phạm vi chuyên môn của mình.
Học để phục vụ giới bình dân
Với lớp bình dân: Linh mục cần lưu ý tập trung vào những điểm then chốt, trình bày trong sáng, nhằm xây dựng tương giao và thực hành (4 T).
– then chốt: ngày nay người ta bị cuốn hút theo xã hội tiêu thụ, không đủ thinh lặng nội tâm, dễ lạc vào những điều phụ và bỏ mất những điều chính. Linh mục cần nắm vững những điều chính và dẫn dắt người khác huớng tới những điều chính đó.
– trong sáng: sự thiếu vắng thinh lặng nội tâm cũng khiến người ta mất khả năng trừu tượng, chỉ hời hợt với những cái cụ thể bên ngoài; do đó, linh mục cần nghiền ngẫm sao để có thể diễn tả những chân lý sâu xa cách đơn sơ, trong sáng, dễ hiểu;
– tương giao: ngày nay người ta rơi vào thế giới sự vật, đánh mất tương quan, do đó, linh mục cần biết cách dẫn vào sự gặp gỡ và sống thân tình với Thiên Chúa, nhờ Lời Kinh Thánh, Lịch sử cứu rỗi, sự Lắng nghe và đáp lại với Lòng tin, cậy, mến (4 L).
– thực hành: ngày nay người ta thường nói mà không làm, đo đó linh mục cần dẫn dắt họ tới chiều kích thực hành. Muốn vậy, chính linh mục phải triệt để sống điều mình đã học hiểu.
Có tấm lòng mục tử
Nhờ gặp gỡ Đức Giêsu và đồng cảm với tình yêu mục tử của Người, linh mục cần đến với mọi người trong tinh thần tự hiến phục vụ. Người linh mục tương lai cần tập sống bác ái huynh đệ với mọi người, đặc biệt với người nghèo, người bé mọn và bị bỏ rơi. Đây phải là đức ái chân thực, chấp nhận, cảm thông và trợ lực trong tương giao với họ trên cơ sở ý thức họ là con cùng Cha, là hình ảnh Thiên Chúa, là giá máu cứu chuộc của Chúa Giêsu, là tác phẩm kỳ diệu của Thiên Chúa, là nơi mà Chúa lựa chọn để hiện diện với ta.
Toàn bộ công cuộc đào tạo hướng đến chỗ biến đổi chủng sinh thành những Mục tử theo mẫu gương Đức Giêsu Kitô, vừa là Thầy, là Tư tế và là Mục tử. Do đó, người linh mục tương lai cần tập luyện nhằm:
(1) Ngày càng am hiểu và tinh thông Lời mạc khải của Thiên Chúa để có thể diễn tả Lời đó bằng ngôn ngữ và bằng đời sống (tác vụ Lời Chúa).
(2) Chuyên tâm cầu nguyện và tích cực tham dự cử hành phụng vụ để có thể hoàn thành sứ vụ cứu độ qua hy tế tạ ơn và các bí tích (tác vụ thờ phượng và thánh hoá).
(3) Sống thế nào để qua bản thân linh mục, người ta nhận ra Đức Giêsu Kitô đang đến không phải để được phục vụ, nhưng để phục vụ và thí mạng sống mình làm giá cứu chuộc nhiều người (tác vụ mục tử).
Việc đào sâu khoa thần học mục vụ (hay thần học thực hành), cũng như việc thực tập mục vụ chính là để ngày càng hiệp thông sâu xa hơn với tình yêu mục tử của Đức Giêsu Kitô, với chính tâm tư và cách ứng xử của Người là vị mục tử tốt lành.
Nhiệt thành truyền giáo
Chủng sinh sống cởi mở và sẵn sàng trước mọi khả năng loan Tin mừng ngày nay, và chuẩn bị cho mình một tâm thế sẵn sàng đáp trả lời gọi của Chúa Thánh Thần và của Đức Giám mục sai đi loan báo Tin mừng trong cũng như ngoài ranh giới giáo phận, trong cũng như ngoài đất nước mình.
– Rèn luyện mình thành con người vui tươi cởi mở để trở nên nhịp cầu cho người khác gặp gỡ Chúa.
– Luôn thân tình với mọi người, thiết lập mối tương giao chân thực và huynh đệ, cảm thông và bao dung, ủi an và trợ lực.
– Quan tâm học biết con người, tìm hiểu tâm thức và những vấn đề của họ, mở đường cho sự gặp gỡ và đối thoại, tạo sự tín nhiệm và hợp tác…
Biết trao đổi, làm việc chung
Để hành động hữu hiệu giữa một xã hội ngày càng đa dạng và phức tạp, linh mục cần có tinh thần tập thể và khả năng làm việc chung.
Muốn được vậy, người chủng sinh cần biết tích cực tham gia đời sống chung với những giờ chung, sinh hoạt chung và việc chung.
Tinh thần gia đình của chủng viện sẽ giúp chủng sinh xác tín về mục vụ của Hội Thánh hiệp thông, tức là mục vụ tập thể, có sự hợp tác của mọi thành phần dân Chúa. Sự hợp tác trong mục vụ giả thiết phải có sự hiểu biết và quí trọng những ân ban và đặc sủng khác nhau, những ơn gọi và trách nhiệm khác nhau, một sự hợp tác cần đến sự tín nhiệm lẫn nhau, sự nhẫn nhục và hài hoà, lắng nghe và cảm thông, nhất là cần có lòng yêu mến Hội Thánh.
Theo hướng tập làm việc chung, tuỳ theo nhu cầu và hoàn cảnh, chủng sinh có thể tham gia sinh hoạt các nhóm khác nhau: Nhóm giáo phận, Nhóm mục vụ Giáo lý, Nhóm sinh hoạt giới trẻ, Nhóm Thánh ca, Nhóm mục vụ gia đình, Nhóm mục vụ xã hội… Ngoài Trưởng Nhóm, mỗi nhóm có thể mời một Cha giáo đồng hành, cùng tham dự các buổi họp mặt và góp ý. Chủng viện cũng khuyến khích chủng sinh tham gia các hiệp hội khuyến khích nhau đạt tới đức ái hoàn hảo trong cuộc sống linh mục triều cũng như các tu hội đời dành cho linh mục (x. PDV 31d; 81b).
3.3. NHỮNG NHÂN ĐỨC CỦA SỨ VỤ
“Nền giáo dục chủng viện nhằm huấn luyện cho các chủng sinh đạt được mức trưởng thành nhân bản cần thiết, nhất là mức trưởng thành đã được kiểm nghiệm trong một đức tính cương nghị, trong khả năng quyết định chín chắn, và một óc phê phán xác đáng về con người và về các biến cố. Chủng sinh phải tập cho quen điều hòa thích hợp cá tính mình, họ phải được huấn luyện cho có tinh thần quả cảm, và nói chung, phải biết quý chuộng những đức tính mà người đời thường quý chuộng và không thể thiếu nơi các thừa tác viên của Chúa Kitô, thí dụ như lòng thành thực, chuyên lo giữ đức công bình, đức tín trung, cư xử lịch thiệp, khiêm tốn và bác ái trong ngôn từ” (OT 11a).
Các nhân đức luân lý ấy được Thánh nữ Têrêxa Avila tóm kết nơi ba nhân đức căn bản: Tự khiêm, Từ bỏ và Thương yêu (3 T) [1]. Ba nhân đức căn bản này vừa song song với các kinh nghiệm ngoài Kitô giáo quanh ta[2] vừa tương ứng với ba lời khuyên Tin mừng và ba nhân đức hướng thần, sẽ vừa tạo nên sự nhịp nhàng giữa tự nhiên và siêu nhiên vừa tạo thuận lợi cho việc đối thoại với các anh em ngoài Kitô giáo.
III. THỜI GIAN ĐÀO TẠO
Các chủng sinh có 6 năm đào tạo trực tiếp tại trường. Sau 2 năm đầu tiên theo chương trình triết học, các chủng sinh được gửi đi thực tập mục vụ tại các giáo xứ 1 năm. Sau thời gian này, các chủng sinh sẽ trở về theo học chương trình thần học 4 năm.
IV. PHƯƠNG THỨC ĐÀO TẠO
Đang khi tháp tùng ơn gọi, Ban Đào Tạo Chủng viện nỗ lực trang bị cho chủng sinh những vốn liếng tối thiểu về tư cách, trí thức, tâm linh và mục vụ. Đáp lại, chủng sinh cần biết nỗ lực tối đa để theo sát chương trình Chủng viện, tự luyện, thực tập và trao đổi với anh em đồng bạn (4 T).
– Theo sát chương trình Chủng viện
Chương trình đào tạo và giảng dạy ở Chủng viện được chắt lọc từ những truyền thống và kinh nghiệm lâu đời, gói ghém những nội dung chính xác và sát với giáo huấn của Hội Thánh. Do đó chủng sinh cần biết trân trọng và tiếp nhận với tâm tình biết ơn.
Gắn liền với đời sống nhân bản và đời sống tâm linh, đời sống tri thức là một đòi hỏi của trí tuệ con người và của chức linh mục. Nó hướng con người đến tham dự vào ánh sáng của Thiên Chúa để nhận biết và gắn bó với Người. Nó còn hướng con người đến một sự hiểu biết ngày càng thâm sâu về các Mầu nhiệm của Thiên Chúa, đến sự đón nhận Mầu nhiệm Chúa Giêsu Kitô, một Mầu nhiệm liên hệ đến toàn thể lịch sử nhân loại. Chủng sinh cần biết mở rộng trí tuệ và cõi lòng để đón nhận chân lý tròn đầy.
Tự luyện
Chủng sinh cần xin Chúa Thánh Thần ban cho ơn hiếu học: tự mình tìm kiếm học hỏi để nắm bắt các vấn đề thật cặn kẽ, có thể giải thích lại cho người khác cách chính xác, rõ ràng và dễ hiểu. Chủng sinh cần nhớ mình không thể nhờ ai học thay được. Chính vì yêu mến Chúa Giêsu Cứu Thế và yêu mến những linh hồn đã được Người lấy máu đào chuộc lại, chủng sinh sẽ chấp nhận những hy sinh khổ chế cần thiết để học hỏi đến nơi đến chốn.
Mỗi người cần biết dựa vào chương trình chung để tổ chức đời sống trí thức của mình cách khoa học, tổ chức thời giờ và việc học tập cách có phương pháp. Cần đến với các vị giảng dạy và vị giám học là nơi để xin những chỉ dẫn cụ thể và thích hợp.
– Thực tập
Trong việc đào tạo ở Chủng viện, học phải đi đôi với hành. Chủng sinh cần thực tập về tất cả mọi mặt: luyện tính tốt, rèn nhân đức, áp dụng kiến thức vào cuộc sống và cả thực tập mục vụ.
Thực tập mục vụ là để phát huy đức ái mục tử, tập đồng cảm với Chúa Giêsu, yêu mến như Người và cùng với Người trở thành anh em của mọi người, đặc biệt người cùng khổ bất hạnh. Trong năm học, tùy nhu cầu thực tế của môi trường phụ cận chủng viện, chủng sinh có thể được cắt cử đi thực tập dạy giáo lý, giúp phụng vụ, lo cho giới trẻ, bác ái xã hội, thăm viếng…
Việc thực tập mục vụ trong năm học được tổ chức vào những ngày Chúa Nhật, tùy nhu cầu và hoàn cảnh. Trừ lớp Triết năm thứ nhất (mới vào chủng viện năm đầu), tất cả các lớp đều thực tập mục vụ. Ban Thường Vụ chủng sinh sẽ làm việc chung với Ban Giám đốc để phân công và giúp đỡ anh em đi thực tập tập mục vụ.
Thực tập mục vụ không đơn thuần là tập làm quen với những kỹ thuật mục vụ, mà còn nhằm:
(1) Tập rung một nhịp với Trái tim Chúa Giêsu, chạnh lòng thương đám đông vì họ bơ vơ như chiên không người chăn dắt (x. Mt 9,36).
(2) Tập mở rộng tầm nhìn đến chiều kích truyền giáo của Hội Thánh, tập đối thoại và hợp tác với người khác, tập thiết lập tương giao trợ lực và mở đường, tập thăm viếng, tiếp xúc, tập thi hành bác ái, tập làm chứng cho tình yêu phục vụ của Đức Giêsu là Đấng đã thi ân giáng phúc cho những kẻ Người gặp gỡ.
(3) Tập đảm nhận trách nhiệm cách ý thức chủ động và chín chắn, tập sáng suốt đánh giá tình hình, tập thiết lập những ưu tiên và tìm ra phương thế thực hiện, tập làm mọi việc dưới ánh sáng đức tin.
(4) Tập nhận định và ứng xử theo phương pháp xem – xét – làm.
– Trao đổi với anh em đồng bạn
Chủng viện khuyến khích chủng sinh tổ chức các nhóm học hỏi, nghiên cứu, dịch thuật, sáng tác, làm việc mục vụ, thăng tiến đời sống nội tâm. Chủng sinh cần tự tạo cho mình tập quán và sự ham mê làm việc trí thức riêng và chung qua các nghiên cứu, dịch thuật và biên tập.
V. TÁC NHÂN ĐÀO TẠO
Trong việc đào tạo ơn gọi, chính Chúa Thánh Thần chủ động uốn nắn kẻ Người chọn, tiếp đến là bản thân chủng sinh, còn các tác nhân khác đóng vai trò tháp tùng, trước hết và chính yếu là Chủng viện, rồi đến là gia đình, cha xứ và cộng đoàn giáo xứ.
– Chúa Thánh Thần
Chính Chúa Thánh Thần đã gợi hứng và dẫn dắt chủng sinh lên đường theo Chúa Kitô. Chính Chúa Thánh Thần đào tạo nhân cách, trí tuệ, tâm lý và đời sống tâm linh của chủng sinh. Chủng sinh cần biết luôn đến với Chúa Thánh Thần là vị Thầy nội tâm: cầu nguyện với Người trong thinh lặng ngay từ khi vừa thức dậy, càng lâu càng tốt. Cần trung thành với Chúa Thánh Thần, gắn bó với Người từng giây phút; xin Người soi sáng và nâng đỡ trước mọi kinh nguyện, suy tư, học hỏi, lời nói cũng như việc làm. Cần tỉnh táo hưởng ứng ánh sáng Chúa Thánh Thần từ những chi tiết nhỏ để tránh nguy cơ biến công cuộc Thiên Chúa thành công cuộc nhân loại.
Chủng sinh hưởng ứng sự đào tạo của Chúa Thánh Thần bằng cách:
– Suy niệm Lời Chúa riêng mỗi ngày 30 phút
– Kiểm điểm đời sống trước khi đi ngủ
– Tham dự thánh lễ và rước Mình Thánh Chúa mỗi ngày
– Lãnh bí tích hoà giải: Chủng sinh cần lãnh bí tích hoà giải thường xuyên, ít là mỗi tháng một lần vào chiều Thứ Năm đầu tháng, trong ngày tĩnh tâm. Ngoài những giờ trên, nếu xưng tội, có thể liên hệ với các cha linh hướng.
– Gặp cha linh hướng: một hoặc hai tháng một lần, cách riêng là trước những dịp tiến chức. Nếu vì lý do quan trọng cần đổi cha linh hướng, chủng sinh phải bàn với cha linh hướng rồi báo cho cha Giám đốc.
– Tĩnh tâm năm vào một số ngày trong Mùa Chay; tĩnh tâm tháng vào ngày Thứ Năm đầu tháng (từ sáng đến tối); ngoài ra mỗi chủng sinh còn được mời gọi thực hiện những khóa tĩnh tâm dài ngày (linh thao) cách riêng là sau năm Tu đức, sau năm đi Thực tập Mục vụ, trước khi ra trường hoặc trước khi thụ phong linh mục.
– Chủng sinh
“Sau hết, trong việc đào tạo của mình, chính ứng sinh linh mục là một tác nhân cần thiết không ai thay thế được. Mọi công cuộc đào tạo, kể cả đào tạo linh mục, cuối cùng đều là một cuộc tự đào tạo. Chúng ta là những ngôi vị cá biệt và tự do, không ai chịu trách nhiệm thay được.
Hơn ai hết, người linh mục tương lai phải ý thức mãnh liệt rằng tác nhân tuyệt hảo đang đào tạo mình chính là Chúa Thánh Thần, Đấng đang ban cho mình tấm lòng mới và làm cho mình trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Giêsu Kitô là mục tử nhân lành.
Có thế người ứng sinh lên chức linh mục mới quả quyết được một cách hết sức triệt để rằng mình hoàn toàn tự do đón nhận sự uốn nắn của Chúa Thánh Thần. Đón nhận tác động của Chúa Thánh Thần cũng có nghĩa là đón nhận cả những tác nhân trung gian nhân loại mà Chúa Thánh Thần sử dụng. Chính vì thế, những hành động của các nhà đào tạo chỉ hữu hiệu thật sự và trọn vẹn khi người linh mục tương lai đích thân cộng tác vào đó cách hoan hỉ và xác tín.” (PDV 63).
Với lòng biết ơn, chủng sinh đón nhận sự chăm sóc của chủng viện, của gia đình và của cộng đoàn Hội Thánh nói chung như những ơn đặc biệt của Thiên Chúa. Đáp lại, chủng sinh luôn nỗ lực tự đào tạo với tinh thần siêng năng, sáng suốt, sắc sảo, say mê làm việc chung và sẵn sàng phục vụ (5 S).
– Chủng viện
Với trách nhiệm “tháp tùng ơn gọi linh mục”, Chủng viện đảm nhận 3 việc chính: (1) Phân định ơn gọi, (2) giúp đáp trả ơn gọi, (3) giúp chuẩn bị lãnh bí tích Truyền chức Thánh cùng những ân ban và những trách nhiệm hàm chứa trong đó, nhờ đó mà linh mục trở nên giống Chúa Giêsu là và Mục tử nhân lành, được thừa nhận có tư cách tham sự vào sứ vụ cứu độ trong Hội Thánh và trong xã hội (x. Ratio, 148).
Với chức năng giáo dục ấy, toàn bộ đời sống Chủng viện quy hướng về việc đào tạo nhân bản, tâm linh, trí thức và mục vụ cho những linh mục tương lai.
Lý tưởng của Chủng viện là trở nên một cộng đoàn và một gia đình trong đó mọi thành phần liên kết với nhau trong tình bằng hữu và cùng sống trong niềm vui. Chủng viện phải là một cộng đoàn được Chúa Thánh Thần tập họp trong một tình huynh đệ duy nhất, và mỗi người theo ân ban riêng góp phần làm cho mọi người tăng trưởng trong đức tin và đức mến.
Cộng đoàn chủng viện cần ý thức mình là cộng đoàn môn đệ của Chúa Giêsu theo mẫu gương cộng đoàn Giêrusalem tiên khởi (x. Cv 2,42-46):
(1) cùng chung một Phụng vụ làm cho tinh thần cầu nguyện thấm nhập vào toàn diện đời sống.
(2) hằng ngày được tập hợp bởi việc lắng nghe và suy niệm Lời Chúa, cử hành Bí tích Thánh Thể.
(3) hiệp nhất trong việc thực hành bác ái huynh đệ và tinh thần công bằng.
(4) và là cộng đoàn nơi đó tinh thần Chúa Giêsu và lòng yêu mến Hội Thánh của Người được thắp sáng lên mãi nhờ những cố gắng và những tiến bộ tâm linh của mỗi người.
Môi trường chủng viện – với bầu khí huynh đệ và gia đình quây quần xung quanh Chúa Giêsu, với tổ chức đào tạo kỷ luật chung, với những điều kiện vật chất – tạo nên một trợ lực lớn lao cho mọi người thực hiện hành trình ơn gọi là đi tìm Chúa, bước theo Chúa, lưu lại với Chúa và trở nên giống Chúa ngày một hơn.
Mỗi người sống trong môi trường này đều có phần trách nhiệm liên đới, tích cực đóng góp phần mình, yêu thương và phục vụ mọi người anh em để xây dựng gia đình chủng viện thành một cộng đoàn Hội Thánh mẫu mực.
Kỷ luật chung trong môi trường chủng viện là một trong những nhân tố quan trọng tạo nên bầu khí nói trên. Kỷ luật này gồm những tập tục, những qui ước, những chỉ dẫn, những chương trình sinh hoạt, tất cả đều nhằm : (1) giúp mỗi người bảo trì bầu khí thanh tịnh và huynh đệ, (2) gìn giữ trật tự chung và tôn trọng cái chung và cái riêng của nhau, (3) giúp mỗi người tự tổ chức đời sống và tự tạo một kỷ luật bản thân, rèn luyện tính tự chủ và từ bỏ ý riêng. Đó là những điều kiện cần thiết giúp chủng sinh theo bước Chúa Giêsu vâng phục, phát huy nhân cách của người mục tử biết hy sinh cả mạng sống mình.
Đời sống kỷ luật là biểu hiện của một nhân cách tự trọng. Tự giác tuân hành kỷ luật là biểu hiện của sự tự do của con cái Chúa trong hiến thân phục vụ.
Theo sắc lệnh Đào Tạo Linh Mục số 4-5, Ban Đào Tạo của Chủng viện nỗ lực để trung thành với việc đào tạo bằng gương sáng: hiệp nhất với Chúa, hội ý với nhau, hòa đồng với chủng sinh, hạ mình phục vụ và học hỏi không ngừng (5 H).
– Cha mẹ và gia đình
“Với sự dìu dắt đầy tình phụ tử của các Bề Trên và với sự cộng tác thuận lợi của các phụ huynh, chủng sinh phải sống một đời xứng hợp với lứa tuổi, với tinh thần mà mức độ phát triển của con người thiếu niên và hoàn toàn phù hợp với tiêu chuẩn tâm lý lành mạnh, cũng đừng để họ thiếu kinh nghiệm trường đời và thiếu liên lạc với gia đình họ” (OT 3).
Chúa Kitô và Hội Thánh Người biết ơn các bậc cha mẹ đã gieo mầm ơn gọi cho con cái mình. Hội Thánh gọi gia đình là “chủng viện đầu tiên” (x. OT 2, PDV 41e). Khi con em đã vào chủng viện, cha mẹ và gia đình được mời gọi tiếp tục góp phần đào tạo bằng kinh lễ thường xuyên, kiên trì vượt khó, khiêm nhường phục vụ, khích lệ con em và không màng danh lợi (5 K). Hội Thánh ước mong gia đình đồng hành với con của mình không những trong thời gian đào tạo ở chủng viện mà suốt cả hành trình đời linh mục (PDV 79d).
– Cha xứ và giáo xứ
Đa số các ứng sinh vào chủng viện đã được cha xứ và cộng đồng giáo xứ tích cực chuẩn bị. Cha xứ và giáo xứ được mời gọi tiếp tục góp phần đào tạo các chủng sinh bằng nguyện cầu, nâng đỡ và nhắc nhở (3 N). (x. PDV 41 e.fghi)

 

 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô