Thứ bảy, ngày 27 tháng 04 năm 2024 | 03:56 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

 

Người Giáo Dân Và Việc Tân Phúc Âm Hóa (phần 1).

 

Lm Lê Văn La Vinh, OP

 

 

Dẫn nhập : Bước vào năm Phụng vụ 2014, với chủ đề “Tân phúc âm hóa gia đình”, các thành phần dân Chúa trong Giáo hội Việt Nam đều hợp lòng hợp ý để cùng nhau thực hiện việc tân phúc âm hóa cho các gia đình. Điều này thật cần thiết trong bối cảnh xã hội và Giáo hội Việt Nam hôm nay.

 

Như chúng ta đã biết, “tân Phúc âm hóa”là thuật ngữ mà ĐTC Benedito đã chọn làm chủ đề cho Thượng Hội Đồng Giám mục thế giới họp từ ngày 7-28/10/2012 “Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”. Và đây cũng chính là đường hướng mục vụ (trong 3 năm) mà Hội đồng Giám mục Việt Nam đã đề ra để chúng ta cùng nhau thi hành. Trong khuôn khổ hạn hẹp của thời lượng và trang giấy, người viết xin được giới hạn đề tài của bài viết này xoay quanh việc tân phúc âm hóa đời sống gia đình.

 

Thiết nghĩ, điều trước tiên cần làm, là chúng ta cùng nhau tìm hiểu xem Phúc âm hóa là gì, rồi sau đó chúng ta mới nghĩ đến việc tân Phúc âm hóa, từ đó có những giải pháp và hành động cụ thể cho việc tân Phúc âm hóa gia đình.

 

1. Phúc âm hóa là gì?

Hàng ngày, trên báo chí và các phương tiện thông tin, chúng ta vẫn thường gặp thấy từ  “hóa” này : cơ giới hóa, điện khí hóa, hiện đại hóa… và nay là Phúc âm hóa. Vậy Phúc âm hóa là gì?

 

Thuật từ Evangelizatio xuất hiện từ thế kỷ XIX và được du nhập vào thần học Công Giáo vào thế kỷ XX, đặc biệt từ Công Đồng Vaticanô II. ĐTC Phaolô VI sử dụng từ này với hai nội dung chính là truyền bá Phúc Âm (hoạt động truyền giáo cho lương dân) và Phúc Âm hoá (hoạt động tông đồ cho giáo dân).

 

Evangelizatio (Anh: Evangelization; Pháp: Évangélisation) là "đem Phúc Âm đến cho tất cả mọi tầng lớp nhân loại, để rồi, nhờ ảnh hưởng của Phúc Âm, biến đổi nhân loại từ bên trong và làm cho nhân loại nên mới"[1]. Đưa Phúc Âm vào lòng người, vào cách suy nghĩ, cách hành động của con người, vào các lãnh vực hoạt động như xã hội, văn hoá, chính trị, kinh tế... Nói cách khác là đem các giá trị Phúc Âm thấm nhuần vào trong các thực tại trần thế như men ở trong bột. Vì vậy, nếu hiểu cách tổng quát Evangelizatio được thực hiện vừa bằng lời nói, vừa bằng chứng tá đời sống cũng như bằng những hoạt động để biến đổi mọi sự cho hợp với tinh thần Phúc Âm.

 

Về mặt từ ngữ, chúng ta có thể định nghĩa: Phúc Âm hoá là làm cho thấm nhuần tinh thần Phúc Âm. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã cung cấp một định nghĩa khác: “Phúc Âm hoá, nghĩa là loan báo Ðức Kitô bằng đời sống chứng tá và lời nói[2] .

 

Như vậy, cứ theo định nghĩa trên đây thì một điều chắc chắn rằng mỗi người tín hữu chúng ta đã được phúc âm hóa rồi, bởi lẽ trong cuộc sống hàng ngày nơi thôn xóm, nơi xứ đạo… đã có rất nhiều gương chứng nhân - là các Kitô hữu - sống theo các lời khuyên Tin Mừng như luôn  tin tưởng phó thác nơi Chúa, biết tha thứ, phục vụ, hy sinh…  Hay nói cách khác, những người tín hữu này đã biết làm cho các lời dạy và giá trị của Phúc âm thấm nhuần và khắc sâu trong cách nghĩ, cách sống, cách làm của họ.

 

Nhân đây, có lẽ cũng phải thành thật nhìn nhận rằng, vẫn còn một số khá đông những người Kitô hữu hữu danh, vô thực; hay khá hơn một chút là những người chỉ giữ đạo cách hình thức, nệ luật... mà không biết sống và thực hành lời Chúa. Hay có thể nói nôm na là những người chỉ giữ đạo mà không sống đạo.

 

Với định nghĩa về Phúc âm hóa ở trên và một vài nhận định về tình hình hiện tại của đời sống Kitô hữu, chúng ta cùng nhau khảo sát thêm  để tìm hiểu xem mục tiêu của việc phúc âm hóa là gì, để cùng nhau đưa ra một vài đường hướng và giải pháp mong sớm đạt được mục tiêu đó trong việc sống đạo.

 

 2. Mục tiêu của Phúc-Âm-hóa : Là dẫn mọi người vào cuộc gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu Kitô, trong Thánh Thần, nhờ đó gặp gỡ Thiên Chúa Cha của Người, cũng là Cha của chúng ta, và để đời sống mình được biến đổi theo tinh thần Phúc Âm[3].

 

Như thế - xin được nhắc lại - trước hết chính bản thân chúng ta phải được Phúc-Âm-hóa, xa hơn nữa là phải biết củng cố và làm mới lại đức tin của mình, rồi mới có thể giúp những anh chị em đã xa rời đức tin tái khám phá vẻ đẹp và ánh sáng đức tin.

 

Hiểu thấu được mục tiêu của việc phúc âm hóa, và nhìn vào thực tế của Giáo hội nói chung và của xã hội cũng như đời sống Giáo hội Việt Nam nói riêng, chúng ta thấy - hình như - còn có nhiều điều cần phải xét lại.

 

Trước hết, Phúc âm hóa là để người tín hữu có được sự gặp gỡ cá vị với Đức Giêsu. Thế nhưng, trong một xã hội “ồn ào”, bận rộn, thực dụng và tục hóa hôm nay, thì việc gặp gỡ cá vị giữa từng người giáo dân với Đức Kitô và với Thiên Chúa phải chăng là một điều không dễ dàng? Vẫn biết rằng, Giáo hội Việt Nam cho đến hôm nay vẫn được nhìn nhận là một Giáo hội có nhiều sức sống với số lượng giáo dân tham dự lễ ngày chúa nhật đông đảo, các lớp giáo lý nơi mỗi giáo xứ hoạt động đều đăn, số người đi tu vẫn phải xếp hàng chờ đến lượt, các cuộc lễ vẫn được tổ chức quy mô, hoành tráng… Thế nhưng, người tín hữu của chúng ta lại sống trong một môi trường xã hội  - và có thể là ngay cả trong Giáo hội - có nhiều “vấn đề” như vừa nêu trên thì thử hỏi họ có thể dễ dàng có được thời gian, và không gian để có thể gặp gỡ với Chúa Giê su và với Thiên Chúa cách cá vị không?

 

- Và khi chất lượng sống đạo của người tín hữu “chưa đạt yêu cầu” thì thử hỏi phần thứ hai trong mục tiêu của việc phúc âm hóa là biến đổi đời sống của mình và giúp người khác được biến đổi thì liệu có thực hiện được hay không?

 

Chính vì lẽ đó, các Giám mục Việt Nam chúng ta ra như “chớp lấy thời cơ” để cùng với Giáo hội hoàn vũ thực hiện cuộc tân Phúc âm hóa đời sống đạo tại Giáo hội Việt Nam. Nhìn lại bối cảnh và đời sống thực tế của Giáo hội Việt Nam như vừa nêu trên  thì quả thật đây là một việc làm thật đúng lúc, rất cần thiết và cấp bách đối với Giáo hội Việt Nam hôm nay.

 

Như thế, việc tiếp theo cần phải làm, là chúng ta cùng nhau tìm hiểu tiếp khái niệm”Tân Phúc âm hóa” để hiểu đúng, sống đúng trong đời sống đạo.

 

(còn nữa)



[1] xem Tông huấn EVANGELII NUNTIANDI, số 18.

[2] Sách GLHTCG số 905

[3] Thư Chung 2014 số 3

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô