Thứ hai, ngày 29 tháng 04 năm 2024 | 09:59 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

 

D. WAHRHEIT

 

CẨM NANG HẠNH PHÚC

GIA ĐÌNH KITÔ

 

MỤC VỤ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐINH

 

CAM NANG HANH PHUC GIA DINH KITO- bia truocCẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô của D. Wahrheit được hiệu đính từ một tập sách rất khó đọc dạng ronéo. Sau một thời gian dài tìm tác giả cũng như người dịch, tôi được Đức Ông Phêrô Nguyễn Văn Tài, Giám Đốc Đài Chân Lý Á Châu, cho biết: các sách có tên tác giả D. Wahrheit là những tác phẩm của Đài Chân Lý Á Châu đã phát thanh, được thính giả ghi lại trong thời gian khó khăn khi chưa có internet (D: Đài; Wahrheit: Chân Lý); và nay, được phép ngài cho phổ biến, tôi chân thành giới thiệu tập sách bổ ích Cẩm Nang Hạnh Phúc Gia Đình Kitô này cùng các bạn trẻ, cách riêng những bạn trẻ sắp bước vào đời sống hôn nhân.

Lễ Thánh Mônica, 27.8.2009

Lm. Minh Anh (Gp. Huế)

 

Lời ngỏ

Tập sách này không trình bày một nghiên cứu khoa học hay những suy tư uyên bác hoặc một lý thuyết cao xa.

Đây chỉ là những mẩu chuyện tâm tình, đơn sơ, vắn gọn và rất thực tế. Xin gởi đến:

Các bạn thanh niên nam nữ đã bắt đầu nghĩ đến cuộc sống hôn nhân,

Các bạn đang chuẩn bị lập gia đình,

Các bạn mới bước vào cuộc sống lứa đôi hay đã trải qua cuộc sống ấy từ nhiều năm.

Ước mong sao những mẩu chuyện này sẽ giúp phần làm cho đời sống hôn nhân và gia đình các bạn hiện thời hoặc trong tương lai gia tăng niềm vui, phấn khởi, hạnh phúc và thành công. Đó là những gì mà các bạn có quyền hưởng nhận trong tư cách là những Kitô hữu, những người con của Thiên Chúa.

Cũng xin được gửi những trang sách này tới quý Linh mục và tất cả những ai thiết tha góp phần xây dựng những gia đình Kitô thánh thiện, gương mẫu làm nền tảng vững chắc cho Giáo Hội và dân tộc.

Ước mong quý vị sẽ gặp được nơi đây đôi điều hữu ích cho sứ mệnh cao quý của mình.

 

 

I. Tâm Lý

Vợ Chồng Trẻ

 

1. NHỮNG KHÁC BIỆT NƠI NGƯỜI VỢ

Những ngày hẹn hò đã qua. Những giây phút thần tiên của tuần trăng mật cũng đã hết. Bây giờ là cuộc sống chung mà đôi vợ chồng trẻ phải giáp mặt và cùng nhau xây dựng. Thực tế trước tiên mà họ phải đương đầu chính là những khác biệt giữa hai người. Lâu đài tình yêu không chỉ được xây bằng những viên gạch đồng điệu nhưng còn cần đến những vật liệu khác biệt nhau.

Do đó, nguyên tắc tối quan trọng để xây dựng đời sống chung là ý thức khác biệt của nhau, đồng thời chấp nhận sự khác biệt ấy như một kho tàng hầu phong phú hóa lẫn nhau.

1. Với người chồng trẻ, chúng tôi xin được phép khuyên ngay điều này: họ cần tâm niệm luôn rằng, người vợ có những điểm hoàn toàn khác biệt với họ. Chỉ khi nào chấp nhận sự thật ấy, người chồng mới thấy hiểu vợ mình là một điều cần thiết. Hiểu vợ mình, hay nói chung, hiểu một người đàn bà là chấp nhận rất nhiều điều mà cách chung, đàn ông chỉ có ý niệm lờ mờ. Những người chồng bắt đầu tỏ ra hờ hững và vô tình kể từ lúc họ cho rằng, chuyện của vợ mình là chuyện vớ vẩn hoặc vợ mình là người kém hiểu biết.

Thật ra, người vợ có cái lý của họ. Những gì mà người chồng cho là vô lý nơi vợ mình, thực ra chỉ là những điều mà ông ta không hiểu hoặc không muốn hiểu. Lắm khi người đàn bà tỏ ra vô lý để buộc người chồng phải xử sự như một người người đàn ông.

Tiếng “không” mà đôi khi người vợ phải thốt lên với chồng là một dấu hiệu rất rõ ràng cho thấy ông không thể xử sự với vợ chỉ bằng lý luận khúc chiết của ông, trái lại, còn phải có tình thương, sự cảm thông và sự khoan nhượng hơn.

Người vợ nói “không” là để thách thức người chồng xử sự như một người chồng đích thực như một tác giả đã nói: “Người người đàn ông chỉ thực sự là người đàn ông khi có người đàn bà”. Người chồng chỉ thực sự là người chồng khi có sự thách thức của người vợ.

Người chồng đừng bao giờ quên rằng: người vợ, tự bản chất, mong muốn cho những người thân của mình được hạnh phúc. Nhưng dĩ nhiên theo cách của bà. Khi mong muốn cho người thân của mình được hạnh phúc, người đàn bà cũng có thể tỏ ra độc tài như là muốn mọi người phải làm theo ý mình. Nhưng cái ý muốn làm cho người khác được hạnh phúc và bắt người khác phải làm theo ý mình thực ra cũng là một hình thức dâng hiến của người đàn bà.

Người ta thường nói: người đàn bà thường hành động bằng tình cảm hơn bằng lý trí. Đó là lý do khiến người đàn bà dễ khăng khăng với lập trường của mình hơn. “Vợ muốn là trời muốn” là thế.

Khác với đàn ông, người đàn bà nhìn vào thực tế bằng một cái nhìn phân tích. Họ dừng lại ở những đặc điểm nhỏ và chi tiết của sự vật do cảm tính thúc đẩy và hướng dẫn. Cái nhìn của ngưòi đàn bà về cuộc sống thường nồng nhiệt, hăng say hơn cái nhìn của người người đàn ông. Họ dễ cảm xúc hơn người đàn ông khi đứng trước nỗi khổ của người khác. Người ta gọi cái nhìn của người đàn bà là cái nhìn trực giác. Nghĩa là đàn bà nhìn xuyên suốt bản chất sự vật và thích nghi với thực tế dễ dàng hơn người đàn ông. Chính vì cái nhìn trực giác ấy mà có lẽ tính khí của đàn bà dễ thay đổi hơn người đàn ông.

2. Trong một đại hội y khoa quốc tế mới đây, người ta khẳng định, sự yếu đuối về cơ bắp nơi cơ thể của người đàn bà được bù đắp bằng hiệu năng của những giác quan và hệ thống thần kinh. Do đó, thực sai lầm khi cho rằng, có một phái mạnh và một phái yếu.

Lịch sử thế giới cũng như lịch sử Giáo Hội cho thấy có biết bao người đàn bà đã viết lên những trang sử hào hùng, hoặc chính nhờ những người đàn bà mà người đàn ông mới có thể có những thành công hiển hách.

Tác giả Asler Montéguy trong cuốn sách nhan đề “Sự Trổi Vượt Của Đàn Bà” đã viết như sau:

Đàn bà yêu thích những gì thuộc về nhân tính. Đàn ông, nói chung, có thái độ ngược lại. Người đàn ông hành động như thể họ không được yêu thương đầy đủ, như thể họ phải chịu những uẩn ức làm phát sinh trong tâm hồn họ sự thù ghét. Trở nên gây hấn, người đàn ông cho rằng, sự gây hấn là một đặc tính tự nhiên và đàn bà là những kẻ thấp hèn bởi vì họ tử tế và hoà nhã.

Sự trổi vượt của người đàn bà trên người đàn ông được thể hiện trong sức mạnh yêu thương của họ, cũng như sức đẩy nội tại khiến họ có thái độ hợp tác hơn là gây hấn”.

Chúng ta đừng quên, sức đẩy yêu thương và cộng tác là điều tự nhiên của tâm hồn con người. Sự sống còn và định mệnh của nhân loại tuỳ thuộc ở tình yêu và sự tương trợ. Vai trò của người đàn bà chính là dạy cho người đàn ông sống nhân bản, sống nên người hơn.

Một tác giả đã ví von: người đàn bà đối với người đàn ông cũng như một con số đối với những con số không. Tự nó, những con số không chẳng có giá trị nào, nhưng thêm vào đó một đơn vị nó sẽ tăng gấp bội lần giá trị của một con số.

3. Đời sống hôn nhân là khởi đầu của một cuộc khám phá. Yêu nhau, nên một với nhau, không có nghĩa là xóa bỏ mọi khác biệt; cũng không có nghĩa là bắt người khác phải nên giống mình. Sự hoà hợp chỉ có khi hai bên biết tôn trọng những khác biệt của nhau. Mãi mãi, người phối ngẫu vẫn là một mầu nhiệm để chiêm ngưỡng.

Bao lâu người chồng ý thức vợ mình có những khác biệt trong suy nghĩ, trong hành động, trong cách cư xử và cố gắng để tôn trọng và hoà hợp với những khác biệt ấy thì đó là dấu chỉ cho thấy người chồng còn tha thiết với tình yêu và hạnh phúc lứa đôi.

Trái lại, khi người chồng không nhìn nhận những khác biệt ấy và cưỡng bách người vợ phải khuôn rập theo cách suy nghĩ, hành động và ý muốn của mình, lúc đó sẽ không có tình yêu nữa mà chỉ có nô lệ và sợ hãi.

Khởi đầu cuộc sống vợ chồng, người chồng trẻ nên tâm niệm mỗi ngày, vợ mình có những điểm khác biệt với mình và những khác biệt ấy không là một cản trở cho tình yêu; trái lại, là một yếu tố giúp cho mình được thêm phong phú, cần thiết cho việc vun xới và củng cố tình yêu vợ chồng.

* *

*

2. NGƯỜI CHỒNG MUỐN ĐƯỢC LÀM ĐÀN ÔNG

Một tác giả đã nói: “Không người chồng nào ve vãn tán tỉnh vợ mình suốt cả đời”.

Sau thời gian hẹn hò, sau những ngày thần tiên của tuần trăng mật, nhiều người đàn bà đã thất vọng. Con người “người đàn ông” của thời gian hẹn hò, của những ngày đầu đời cuộc sống vợ chồng không còn nữa. Trước mắt họ, giờ đây chỉ còn là một người chồng với rất nhiều giới hạn và khiếm khuyết. Con người lý tưởng họ đã từng ôm ấp trong trái tim giờ đây để lộ chân tướng của mình.

1. Chúng tôi xin được phép khyên những người vợ trẻ, đừng thất vọng. Hãy thực tế để chấp nhận chồng mình, một người chồng với rất nhiều giới hạn và khuyết điểm. Người chồng đó là một người đàn ông, nghĩa là một con người có những suy nghĩ, hành động, cách cư xử khác với đàn bà; một người đàn ông luôn muốn được làm đàn ông theo cách thế riêng của họ.

Trong truyện ngắn “Tôi Muốn Làm Đàn Ông”, tác giả kể chuyện một giáo viên gương mẫu sống với người vợ đảm đang và hai đứa con thông minh của mình. Ai nhìn vào gia đình ấy cũng đều cho đó là một cảnh êm ấm tuyệt vời. Thế nhưng, cảnh êm ấm ấy suýt đổ vỡ vì sự xuất hiện của một cô giáo mới và nhất là vì người giáo viên kia muốn thực sự là một người đàn ông.

Một buổi chiều trên đường về nhà, người giáo viên bước ra phía sau khu chung cư của trường. Cảnh cô giáo mới phải loay hoay với chiếc búa và cái đinh trong tay làm người giáo viên cảm thấy xót xa và từ đó, bản tính đàn ông cũng bừng dậy một cách mãnh liệt.

Tuy với bàn tay vụng về của một nhà giáo, người giáo viên cũng giúp cho cô giáo mới đến đóng xong cái đinh, sửa lại cái ghế trong nhà. Ông hãnh diện vì sự giúp đỡ ấy và nhất là thấy được rằng, mình là một người đàn ông hữu dụng. Đó là công việc mà vợ ông không bao giờ cho ông đụng đến. Là một người đàn bà đảm đang, bà làm tất cả mọi việc trong nhà, kể cả những việc của đàn ông.

Có lần trong nhà cũng có cái ghế xiêu vẹo, người giáo viên sực nhớ mình đã hơn một lần cầm búa giúp sửa chữa bàn ghế trong nhà cô giáo ở khu chung cư. Ông muốn tỏ ra mình là một người đàn ông, nên đã mau mắn đi lấy dụng cụ bắt tay vào việc. Nhưng cách làm việc chậm rãi của ông đã khiến cho người vợ sốt ruột. Bà chụp lấy đồ nghề và chỉ trong chớp nhoáng bà đã chữa xong cái ghế. Người giáo viên lại một lần nữa thấy mình chỉ là một đứa con nít thừa thãi trong gia đình.

Những lần đi dạy về, ông thường ghé vào khu chung cư để giúp đỡ cô giáo và nhất là để thể hiện tính đàn ông của mình. Dần dà, căn hộ của cô giáo đã trở thành gian phòng quen thuộc của ông.

Dĩ nhiên, ai cũng có thể đoán được giữa hai người đã có sự khắng khít hoà hợp gần như vợ chồng. Người giáo viên gần như đóng vai trò của một người chồng đối với cô giáo. Cô giáo nương tựa vào ông. Cô hỏi ý kiến ông trong tất cả mọi sự. Nhưng với lương tâm của những nhà giáo, hai người đã biết dừng lại đúng lúc. Dù vậy, người giáo viên ấy cũng đã nói lên tâm trạng của mình như sau:

Người đàn ông trong tôi vừa mới hồi sinh đã bị chết ngay, chết vĩnh viễn trong ngôi nhà có một người đàn bà toàn diện. Cho nên, nếu có ai hỏi tôi ước ao điều gì, thì tôi xin trả lời: ước ao được làm người đàn ông trong cái vỏ đàn ông của mình”.

2. Người đàn ông nào cũng muốn đóng trọn vai trò đàn ông của họ trong gia đình. Người đàn ông nào cũng muốn thể hiện tính đàn ông của mình, và dĩ nhiên, theo cách thế đàn ông của họ, chứ không theo sự chỉ đạo và yêu cầu của người vợ.

Trong những cuộc xích mích và cãi cọ giữa hai người, người vợ thường gọi chồng mình là kẻ ích kỷ. Đây không phải là một kết luận sai lầm. Quả thực, người đàn ông nào cũng có đôi chút ích kỷ. Ý thức hay vô thức, người đàn ông nào cũng ích kỷ. Sự ích kỷ ấy thường thể hiện bằng nỗi khát khao được độc lập nơi chính mình.

Tự bản chất, người đàn ông không thích sống dựa vào đàn bà như một bóng mờ. Họ muốn làm chủ. Họ muốn điều khiển trong gia đình. Sự độc lập ấy cũng thường được biểu lộ qua những phản ứng đầy tự ái của họ.

Nói chung, người đàn ông không thích được vợ lên lớp chỉ bảo. Cho dẫu rất yếu đuối khi đứng trước đàn bà, dẫu là nô lệ của rất nhiều đam mê, người đàn ông vẫn luôn tỏ ra làm chủ được tư tưởng, đời sống trí thức, những xác tín về tôn giáo và chính trị của mình. Người đàn ông không muốn tỏ ra lệ thuộc vào cách suy nghĩ của đàn bà. Lắm khi chúng ta nghe họ thốt lên: “Chuyện đàn bà! Chuyện vớ vẩn!”.

3. Không muốn tỏ ra lệ thuộc vào đàn bà, người đàn ông đương nhiên muốn tỏ ra mình là chủ trong nhà. Tính khí đàn ông khiến họ muốn điều khiển và chỉ đạo trong nhà. Từ đó, chúng ta không ngạc nhiên khi thấy có nhiều đàn ông cư xử một cách độc tài.

Đấy cũng chỉ là một thể hiện của sự ích kỷ nơi người đàn ông. Họ muốn được mọi tiện nghi trong nhà. Họ muốn thấy tất cả mọi sự phải sẵn sàng khi họ về đến nhà. Hình ảnh của một người chồng vừa về đến nhà vội nằm ngửa trên ghế bành, bật tivi, đọc báo… trong khi vợ mình phải đầu tắt mặt tối trong bếp, đó là hình ảnh tiêu biểu nhất của những người đàn ông ích kỷ và độc tài. Sự ích kỷ đôi khi cũng khiến cho người chồng thiếu quan tâm đến vợ mình. Ông muốn ngồi yên một chỗ. Ông chán cả những âu yếm vuốt ve của người vợ.

Dĩ nhiên không phải mọi người đàn ông đều hành động theo sự ích kỷ của mình. Sự rèn luyện, tình yêu thương đối với vợ con giúp cho rất nhiều người đàn ông thắng vượt những hẹp hòi nhỏ nhen của họ để có thể hy sinh sống trọn vẹn cho vợ con.

Tuy nhiên, không có người đàn ông nào là lý tưởng cả. Mỗi con người là một thực thể độc nhất vô nhị. Mỗi người đàn ông đều có những đức tính và những khuyết điểm của họ.

Trong những đức tính và khuyết điểm ấy, điểm nổi bật hơn cả nơi đàn ông chính là muốn thể hiện tính đàn ông của mình. Người đàn ông nào cũng muốn làm và được hãnh diện làm đàn ông. Hôn nhân là điều kiện để cho tính đàn ông của họ được thể hiện một cách trọn vẹn. Vai trò của người vợ là giúp cho chồng mình được trở nên đàn ông hơn. Sống với một người đàn ông có nghĩa là chấp nhận những tham vọng, những khó khăn, những khuyết điểm của họ. Nhưng đồng thời cũng giúp cho họ tăng trưởng theo những đức tính của họ.

Tình yêu vợ chồng chỉ có thể được xây dựng, được vun xới trong chân lý và bác ái. Trong chân lý nghĩa là chấp nhận và chịu đựng những khuyết điểm, những thiếu sót của nhau, cũng như những khác biệt trong bản chất của mỗi người. Trong bác ái, nghĩa là không ngừng cảm thông và tha thứ.

Xét cho cùng, sự hiện diện và tình yêu của người chồng là một thách đố đối với người vợ. Người chồng sẽ là động cơ, là trợ lực giúp cho người vợ sống trọn ơn gọi đàn bà của họ hơn.

 

 
 

clip_image004

3. HIỂU VỢ VÀ CẢM THÔNG VỚI VỢ

Những năm gần đây, báo chí không ngừng nói đến cuộc hôn phối không mấy êm đẹp giữa Hoàng tử Charles và Công chúa Diane của nước Anh.

Sau 11 năm chung sống và được hai mặt con, người ta có cảm tưởng như cặp vợ chồng quí tộc này không thể tiếp tục hoà hợp được với nhau nữa. Hoàng tử thì mê man trong những thú vui thể thao và mối quan tâm về môi sinh. Công chúa thì khóc thầm vì không được Hoàng tử săn sóc với những sở thích của mình. Hai tính khí như hai con đường song song với nhau.

Hoàng tử Charles đã chuẩn bị kỹ lưỡng những kỹ năng cần thiết để làm một vị vua, nhưng có lẽ ông chưa chuẩn bị đủ để làm một người chồng tốt.

Một người chồng tốt thiết yếu là một người đàn ông luôn biết quan tâm đến vợ mình. Quan tâm đến vợ cũng có nghĩa là ý thức được những khác biệt của vợ, đoán biết đâu là những chờ đợi của vợ.

Sự hiểu biết và thông cảm đó chính là quy luật cơ bản mà chúng tôi xin được nhắn gửi tới những người chồng trẻ.

1. Trong đời sống vợ chồng, có lẽ không hình ảnh nào đẹp cho bằng hình ảnh người vợ chờ chồng đi làm về. Người vợ như muốn cho chồng mình thấy rằng, chồng là tất cả của họ. Suốt một ngày chờ đợi như nổ tung ra khi người chồng xuất hiện. Người vợ sẽ phá tan sự căng thẳng chờ đợi ấy bằng đủ thứ chuyện mà chị muốn kể cho chồng mình nghe. Từ chuyện những người hàng xóm đến chuyện con cái, quay sang chuyện chợ búa, bếp núc. Người vợ muốn chồng nghe tất cả những gì mà mình đã sống trong một ngày chờ đợi. Có những chuyện quan trọng mà có thể cũng có những chuyện không quan trọng.

Nhưng đối với người vợ, điều quan trọng không phải là nội dung của những gì họ kể ra cho bằng chính nhu cầu được nói, được tâm sự, được chia sẻ.

Cô đơn là thử thách nặng nề nhất đối với người đàn bà. Do đó, nhu cầu lớn nhất của họ là được ra khỏi chính mình. Người chồng tốt là một người chồng luôn biết quan tâm đến nhu cầu ấy.

Sau một ngày vất vả ngoài đồng áng, sau một ngày tất bật nơi sở làm, sau một ngày bị bao vây bởi không biết bao nhiêu bực bội, người chồng nào cũng mong tìm được những giây phút thanh thản yên lặng. Nhưng họ nên nhớ rằng, nhu cầu được thông tin, được chia sẻ của người vợ có lẽ còn lớn hơn cả nhu cầu được yên tĩnh của họ. Sự hoà hợp trong đời sống vợ chồng đòi hỏi người chồng bước thêm một bước nữa trong sự hy sinh của mình. Đó là lắng nghe, cảm thông với vợ mình.

2. Nhu cầu được chia sẻ, được lắng nghe, được nói, được ra khỏi chính mình thật ra, cũng là sự thể hiện một nét đẹp thiên phú của tâm hồn nữ giới. Đó là được dâng hiến, trao ban. Nhu cầu ấy là động lực nguyên thủy trong tâm hồn người đàn bà.

Người đàn ông có thể cuộn mình trong cái vỏ của họ để hưởng thụ, để sống một mình mà không cần quan tâm đến sự hiện hữu của những người chung quanh. Người đàn bà thì trái lại, họ không thể sống, không thể hành động, không thể hưởng thụ một mình. Họ muốn cho những cảm xúc của họ được vang dội trong tâm hồn người khác. Họ muốn cho sự hy sinh của mình được người khác nhìn nhận và biết ơn. Họ muốn niềm vui của mình cũng được chia sẻ cho người khác.

Điển hình nhất hẳn là tâm hồn đầy nữ tính của Mẹ Maria. Ngay sau khi được mang thai bởi phép Chúa Thánh Thần, Mẹ đã vội vã lên đường đến chia sẻ niềm vui với người chị họ. Người ta cũng thấy rõ sự nhạy cảm đầy nữ tính của Mẹ trong tiệc cưới Cana. Không đợi cho chủ tiệc gợi ý, Mẹ đã đi trước sự cầu cứu của ông.

Sự nhạy cảm, nhu cầu muốn chia sẻ được thể hiện không chỉ qua những cử chỉ quảng đại, nhưng đồng thời, qua cả những chuyện vụn vặt bình thường. Đó là mẫu số chung của mọi tâm hồn nữ giới mà thiết tưởng một người chồng tốt không thể không quan tâm đến.

3. Trao ban và dâng hiến, người đàn bà xem đó như một thể hiện của nữ tính. Đó là một cách thế để họ khẳng định chính mình. Bởi đấy, người đàn bà còn có nhu cầu được nhìn nhận và biết ơn. Một tiếng cám ơn, dù chỉ được nói lên một cách máy móc, sẽ được người đàn bà đón nhận và cất giữ rất trân trọng.

Trong một bài huấn đức ngắn, vị Giáo Hoàng vắn số là Đức Gioan Phaolô I có kể câu chuyện này:

Một người đàn bà đảm đang phục vụ cho một ông chồng, mấy đứa con trai và mấy người anh em trai khác trong nhà. Những người đàn ông trong nhà không biết lay một ngón tay để giúp đỡ bà. Một buổi sáng chủ nhật kia, họ kéo nhau đi chơi ở ngoài, chỉ còn lại người đàn bà với đủ thứ công việc nội trợ. Buổi trưa khi về đến nhà, thay cho mâm cơm trên bàn họ chỉ thấy mặt bàn trống trơn.

Chờ cho những người người đàn ông chấm dứt những lời than phiền kẻ cả của họ, người đàn bà mới lên tiếng nói: “Các ông chỉ chờ cho tôi sai sót để trách móc. Từ bao lâu nay tôi hầu hạ các ông, mà các ông có bao giờ mở miệng nói lên một lời cám ơn hay khen ngợi tôi không?”.

4. Người đàn bà có nhu cầu được khen ngợi và đón nhận những lời cám ơn của người khác. Một người đàn ông muốn giữ vợ, một người đàn ông muốn sống hoà thuận với vợ, người đàn ông ấy phải biết mở miệng khen ngợi và cám ơn vợ mình.

Một người chồng tốt sẽ không bao giờ coi những việc vợ làm cho mình là một bổn phận, là điều phải làm. Hãy đón nhận tất cả những gì vợ làm cho mình như một trao ban. Hãy không ngừng nói lên những tiếng cám ơn và những lời khen tặng. Nhạc sĩ Bach đã có lần nói với vợ ông, “Cho dẫu gương mặt em có vẻ mệt mỏi, cho dẫu tóc em có bạc màu, em vẫn trẻ đẹp như cách đây hai mươi năm”.

Những tiếng cám ơn và những lời khen tặng mà người chồng dành cho vợ không chỉ là những công thức của phép lịch sự và xã giao, mà phải xuất phát từ lòng chân tình của mình. Cái chân tình ấy không xuất phát cách tự nhiên, mà là kết quả của sự thay đổi trong cái nhìn.

Người chồng đừng quên rằng, những cái mà ông cho là nhỏ nhặt, là vớ vẩn, là chuyện đàn bà có thể là những điều rất quan trọng đối với vợ ông. Nếu người đàn ông biết nhìn ra tầm quan trọng của những cái nhỏ nhặt, không ra gì đó có lẽ ông đã tìm ra được bí quyết của hạnh phúc gia đình.

Nói cách khác, người chồng đó đã hiểu được vợ, đã cảm thông với vợ, và nhất là đã biết quan tâm đến vợ mình.

* *

*

4. HIỂU CHỒNG VÀ CẢM THÔNG VỚI CHỒNG

Cơn khủng hoảng trong gia đình của hoàng gia Anh, giữa Hoàng tử Charles và Công chúa Diane, đã là đề tài sốt dẻo trên báo chí Anh và thế giới suốt nhiều tháng trời. Người ta qui lỗi cho Hoàng tử Charles vì ông không biết yêu thương, chiều chuộng, săn sóc vợ. Nhưng liệu Công chúa Diane có phải là người hoàn toàn không đáng trách trong cuộc khủng hoảng này chăng?

Nếu hôn nhân là một công trình phải xây dựng chung của hai vợ chồng, thì sự đổ vỡ hay bất cứ một xáo trộn nào có phải là tại lỗi của một người không?

Người ta trách cứ Hoàng tử Charles là người không biết để ý đến vợ mình. Nhưng liệu Công chúa Diane có chấp nhận những khác biệt của chồng và biết chia sẻ những thao thức, những tham vọng, những sở thích của chồng mình không?

Chúng tôi nghĩ rằng, tâm trạng của Công chúa Diane cũng có thể là nỗi lòng của rất nhiều người vợ trẻ: “Chồng tôi không còn để ý đến tôi! Chồng tôi không còn săn sóc tôi! Chồng tôi không muốn hiểu tôi nữa”. Những lời than vãn ấy vốn có nền tảng. Nhưng đó cũng có thể là tâm trạng của chính những người vợ không muốn hiểu hoặc chưa hiểu và cảm thông với chồng mình.

Họ quên rằng, người chồng có những cách suy nghĩ, có những phản ứng, có những bộc lộ khác với mình. Họ cũng quên rằng, hôn nhân là một hoà hợp từ những khác biệt giữa hai tính khí khác biệt.

1. Người ta có thể nói, nơi người đàn bà tất cả đều là quả tim, trong khi đó nơi người đàn ông, tất cả đều là cái đầu. Ngay cả khi yêu, người đàn ông cũng yêu với đầu óc, với sự lý luận của mình. Đó là lý do tại sao đàn ông đơn giản hơn đàn bà. Đơn giản ở đây không đồng nghĩa với ngây ngô khờ khạo mà chính là trong suốt, minh bạch. Người đàn ông không để ý đến những chi tiết. Họ nhìn thẳng vào điều cốt yếu. Họ xếp loại mọi sự. Khi biểu lộ tình cảm của mình, người đàn ông xem ra ít tế nhị, ít tinh tế, thậm chí có khi cục mịch nữa.

Lý do là vì đàn ông có khuynh hướng nhắm thẳng vào mục đích hơn là đi vòng vo. Điều này dễ tạo ra xung đột và thậm chí còn gây tổn thương cho người khác. Tính đơn giản nơi người đàn ông một phần cũng do chính cấu trúc thể lý của họ. Sức mạnh thân xác khiến họ tự tin và cũng dễ gây hấn hơn.

Người vợ cũng cần phải hiểu rằng, một trong những nhu cầu lớn của chồng mình chính là hoạt động. Một người đàn ông chỉ thực sự được thỏa mãn khi họ hiến thân cho một công việc, một lý tưởng, một hành động, một công cuộc. Người đàn ông luôn muốn sáng tạo bằng sức mạnh của đôi tay, bằng sự suy nghĩ của khối óc. Người đàn ông thích nghĩ đến những cái mới mẻ. Sự phát triển nhân cách, niềm hạnh phúc của người đàn ông tuỳ thuộc phần lớn vào sức hoạt động ấy.

Do đó, một người vợ tốt sẽ không bao giờ là một cản trở đối với sự hoạt động của chồng. Người vợ ấy sẽ không tỏ ra buồn phiền khi người chồng không dành mọi tâm tư và suy nghĩ cho mình. Người vợ phải nghĩ rằng, nhân cách của người đàn ông mình yêu thương kính trọng chỉ được thực hiện qua những hoạt động và thi thố bên ngoài ấy.

Người ta có trách cứ Hoàng tử Charles của Anh quốc quá đam mê trong những trò chơi thể thao và mối quan tâm về môi sinh đến độ quên đi những chiều chuộng, săn sóc Công chúa Diane đang chờ đợi nơi ông. Nhưng thiết tưởng, người ta cũng cần phải hiểu rằng, Hoàng tử Charles muốn thể hiện nhân cách của ông qua những hoạt động ấy. Ông muốn cho mọi người thấy mình là một người đàn ông dũng mạnh và là một con người biết lo cho đại sự. Hẳn hơn ai hết ông cũng mong được người vợ chia sẻ những sở thích và thao thức của ông.

2. Người vợ nên nhớ rằng, những cách biểu lộ tình cảm của người đàn ông khác với người đàn bà. Tình yêu thương người đàn ông dành cho gia đình, vợ con thường được biểu lộ qua sự chú tâm, những hy sinh, sự cặm cụi làm việc. Cho dẫu người đàn ông có thiếu tế nhị và lịch sự, cho dẫu cung cách của người đàn ông có thiếu sự tinh tế và tình cảm, thì điều đó không có nghĩa là người đàn ông không biết yêu hay không có tình yêu.

Người chồng có thể không nhớ ngày sinh hay những dịp đáng ghi nhớ khác của người vợ hay của đời sống gia đình. Người vợ sẽ không vì thế mà trách móc chồng mình là người vô tâm. Dĩ nhiên, đó có thể là những thiếu sót của người chồng. Nhưng những thiếu sót đó không hẳn đã là thể hiện sự vô tâm. Người đàn bà phải tự nhủ rằng, người đàn ông không thể hiện tình yêu thương giống như mình. Một người đàn bà yêu chồng và tha thiết với hạnh phúc gia đình phải là một người đàn bà sống trọn vẹn cho chồng. Bà hãy xem những tham vọng, những sở thích, những hoạt động của chồng như của chính mình.

Với sức mạnh của đôi tay, với tính khách quan trong phán đoán, với sự tự chủ trong những cảm xúc, người đàn ông cũng muốn là chủ trong nhà. Người đàn bà, tự bản chất, cũng muốn bên cạnh mình có một nơi nương tựa vững chắc. Do đó, trong bất cứ xã hội nào, vai trò chủ động của người đàn ông trong gia đình là điều không ai chối cãi. Người chồng nên thành toàn hơn, nghĩa là có một nhân cách được phát triển hơn khi họ đóng trọn vai trò ấy. Một người vợ yêu chồng sẽ là một người đàn bà biết nhìn nhận vai trò ấy của chồng và tạo điều kiện để chồng mình thi thố vai trò ấy.

Người chồng không chỉ muốn được nhìn nhận như người làm chủ trong gia đình. Ông còn muốn xã hội cũng nhìn nhận điều ấy nữa. Do đó, một người vợ yêu chồng phải là một người tha thiết với những hoạt động xã hội của chồng.

Một trong các phu nhân Tổng thống được ca tụng nhiều nhất hiện nay có lẽ là Đệ Nhất Phu Nhân Bush, phu nhân của đương kim Tổng thống Mỹ. Bà luôn sát cánh bên chồng trong tất cả mọi hoạt động của ông. Người ta nói, bà là cố vấn được Tổng thống tham khảo nhiều nhất. Tuy nhiên, điều đáng ca tụng nơi bà là bà luôn biết rõ vị trí của mình. Bà biết rút lui đúng lúc để không xen vào những quyết định của chồng.

3. Hôn nhân là một công trình xây dựng chung của hai vợ chồng. Hai tâm lý khác nhau, hai lối suy nghĩ khác nhau, hai biểu lộ khác nhau, hai sở thích khác nhau. Đó là kho tàng quí giá nhất của đời sống vợ chồng. Sự khác biệt đó không phải là hố ngăn cách hai người, mà trái lại, bổ túc cho nhau, làm cho nhau nên phong phú hơn.

Hôn nhân là một cách sống ơn gọi làm người. Chính nhờ đời sống hôn nhân mà con người nên người hơn, nên phong phú hơn, nên thành toàn trong nhân cách hơn. Và để đạt được ơn gọi ấy, hai người phối ngẫu phải biết tiếp nhận nhau, biết xem những khác biệt của nhau như những giá trị giúp nhau nên phong phú. Nói tóm lại, nên một với nhau, hoà lẫn với nhau, nhưng không đánh mất chính mình. Đó là vẻ đẹp của đời sống vợ chồng.

* *

*

5. NHÌN NHẬN SỰ BÌNH ĐẲNG CỦA VỢ

Linh mục Bernard T., nhà luân lý học nổi tiếng người Đức, đã kể lại rằng:

Kỷ niệm đẹp nhất về việc tông đồ trong đời tôi là lần giải tội đầu tiên.

Hôm đó, một người đàn ông đến xưng với cha về một thứ tội dường như không có trong danh mục của bản hướng dẫn xét mình. Người đó xưng thú rằng, mình đã không vâng phục vợ. Lần đầu tiên nghe thứ tội lạ lùng như thế, vị linh mục mới hỏi hối nhân:

- Từ trước đến nay tôi chỉ nghe nói rằng, người vợ phải phục tùng chồng, sao ông lại xưng thú rằng, ông đã không vâng phục vợ?

Người đàn ông giải thích:

- Thưa cha, con có tội, là bởi vì vợ con có lý mà con vẫn không chấp nhận điều đó.

Nghe thế, vị linh mục mới hỏi hối nhân:

- Ông có chấp nhận việc đền tội bằng cách trở về nói với vợ ông rằng, bà ta có lý không?

1. Chấp nhận sự có lý của người vợ không phải chỉ là một việc làm đơn giản. Đó là đòi hỏi cốt yếu của một cái nhìn đúng đắn của người chồng đối với vợ mình. Cái nhìn đó là người vợ bình đẳng với chồng. Tình yêu vợ chồng đíc

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô