Thứ ba, ngày 30 tháng 04 năm 2024 | 12:07 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

 

Điều Lệ Quới Chức Gp Vĩnh Long

 

GIÁO PHẬN VĨNH LONG
- 2005 -

ĐIỀU LỆ QUỚI CHỨC

 

NGÀY ĐẠI HỘI QUỚI CHỨC    ĐÌNH KHAO, 17-11-2005

 

CHƯƠNG I         THÀNH PHẦN BAN QUỚI CHỨC

'Hãy tìm trong cộng đoàn bảy ngưới được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ  để lo công việc...' (x. CV 6,1-7)

 

ĐIỀU 1: BAN QUỚI CHỨC (Ban Chức việc) là một tổ chức đặc thù của Hội Thánh Việt Nam, đã có mặt trong các Họ Nhà Thờ và cộng tác trong các sinh hoạt từ thế kỷ thứ 17, sau quyết định của Công Nghị Hải Phố (Hội An) năm 1672, do Đức Cha Lambert de la Motte triệu tập, với sự tham dự của 10 linh mục và 80 thầy giảng.

  • BAN QUỚI CHỨC được phổ biến ở Địa phận Tây Đàng Trong (1924), được Công đồng Hà Nội công nhận có hiệu quả cao (1943), được thi hành ở các Địa Phận Nam Việt và Quy Nhơn (1953);
  • BAN QUỚI CHỨC đã được tôi luyện bằng các cơn bắt đạo; đã cung ứng cho Hội Thánh hoàn vũ 6 vị thánh Quới Chức trong số 117 vị Thánh Tử Đạo Việt Nam.

 

-ĐIỀU 2 : Thành phần BAN QƯỚI CHỨC gồm có:

                                 TRÙM - CÂU - BIỆN.

Ông Trùm: là người đứng đầu ban Quới chức, người có uy tín và có khả năng qui tụ người khác.

Ông Câu: là người cộng tác với Ông Trùm, để đốc xuất công việc.

Ông Biện: là người đứng đầu một địa sở, một sở biện.

Tùy theo Họ đạo lớn hay nhỏ mà có 1 hay 2 ông Trùm, có 2 hay 4 ông Câu, và nhiều ông (bà) Biện

 

ĐIỀU 3 : BAN THƯỜNG VỤ QUỚI CHỨC là những Chức Việc được tuyển chọn để điều hành Họ đạo, dưới quyền điều khiển của Cha sở và thường xuyên giải quyết những vấn đề đã được quyết định sẵn. Ban Thường Vụ gồm có: ông Trùm, ông Câu, ông Biện Thư Ký, ông Biện Thủ Quỹ.

 

ĐIỀU 4: BAN QUỚI CHỨC được đặt thường xuyên dưới sự hướng dẫn, cố vấn và điều khiển của Cha sở, nhằm mục đích động viên tất cả mọi người trong Họ đạo phát triển không ngừng về các mặt: HỌC ĐẠO, SỐNG ĐẠO và TRUYỀN ĐẠO.

 

CHƯƠNG II      NHIỆM VỤ và QUYỀN LỢI

 

ĐIỀU 5: BAN QUỚI CHỨC là những Chức Việc được tuyển chọn, không vì những lý do lợi lộc và danh vọng trần thế, nhưng vì quyết chí muốn cộng tác với hàng Giáo phẩm để phục vụ Dân Chúa, bằng cách thi hành sứ vụ cao quý mà Bí tích Rửa tội ban cho là: tiên tri, tư tế, vương đế.

 

ĐIỀU 6: BAN QUỚI CHỨC có thực quyền, nhưng là quyền tư vấn cho Cha sở, chứ không phải là quyền quyết định (GL 536).

 

ĐIỀU 7: BAN QUỚI CHỨC có mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động mục vụ trong Họ đạo. Từ đó, có hai nhiệm vụ:

a.     Xem xét và nghiên cứu những gì liên quan đến mục vụ;

b.     Đánh giá cùng đề xuất những vấn đề cần thực hiện (GL 511).

Cụ thể là:

1.     Nắm bắt tình hình Họ đạo về mọi mặt, nhất là đời sống Đức tin và phong hóa. Phân tích các hiện tượng rồi đệ trình lên Cha sở để ngài thảo ra chương trình huấn luyện và giải pháp cụ thể cho các vấn đề đó.

2.     Có bổn phận đôn đốc, yểm trợ và thực hiện chương trình ấy rồi báo cáo lên cha sở.

3.     Phối hợp các sinh hoạt các giới và hội đoàn nhưng vẫn tôn trọng tính độc lập nội bộ của từng đơn vị.

Tóm lại, nhiệm vụ của BAN QUỚI CHỨC là cộng tác với Cha sở trong công việc mục vụ.

 

ĐIỀU 8: Nhiệm vụ của BAN THƯỜNG VỤ QUỚI CHỨC là xử lý mọi vụ việc thuộc thẩm quyền của mình, theo những gì cha sở và BAN QUỚI CHỨC quyết định trong những buổi họp. Ngoài ra, BAN THƯỜNG VỤ còn tiếp nhận những đề nghị của giáo dân đưa lên BAN QUỚI CHỨC để bàn bạc và xét duyệt.

 

ĐIỀU 9: Nhiệm vụ của ông TRÙM:

1.     Trách nhiệm tổng quát về Ban Quới Chức.

2.     Thay mặt Họ đạo trong những trường hợp được cha sở ủy nhiệm;

3.     Thừa ủy nhiệm của Cha sở điều hành các buổi họp Ban Thường Vụ và Ban Quới Chức.

4.     Hoà giải và tạo bầu khí hiệp thông, cộng tác giữa các thành phần trong Họ đạo.

5.     Khi Trùm nhứt vắng thì Trùm nhì thay thế.

 

ĐIỀU 10: Nhiệm vụ của ông CÂU:

1.     Hợp tác với ông Trùm và thay thế ông Trùm khi ông nầy vắng mặt;

2.     Phối hợp các sinh hoạt mục vụ trong họ đạo, trong các giới và các hội đoàn;

3.     Lo gìn giữ những nơi thánh (nhà thờ, đất thánh) cho tử tế và sạch sẽ.

4.     Quan tâm đến việc truyền đạo, các Giáo lý viên.

5.     Quan tâm đến các vấn đề bác ái, xã hội; nhất là đối với những người nghèo khó, neo đơn, rối vợ chồng...

 

ĐIỀU 11: Nhiệm vụ của THƯ KÝ BAN THƯỜNG VỤ:

1.     Ghi biên bản các buổi họp Ban Quới Chức và Ban Thường Vụ, giữ gìn sổ sách, giấy tờ.

2.     Thông tin, liên lạc các sinh hoạt của Họ đạo,

 

ĐIỀU 12: Nhiệm vụ của các BIỆN SỞ:

1.     Trách nhiệm về các BÍ TÍCH và việc PHỤNG VỤ:

a.     Bí tích RỬA TỘI:

§ Giới thiệu cho Cha sở người sắp chịu Bí tích Rửa tội.

§ Rửa tội khi cần kíp cho con em trong sở biện của mình.

§ Lấy sổ họ hàng năm;

§ Tìm kiếm những người Dự tòng.

 

b.    Bí tích Xức Dầu Bệnh Nhân:

§ Năng thăm viếng bệnh nhân trong sở biện của mình;

§ Rước cha đi kẻ liệt;

§ Khi bệnh nhân yếu liệt, lo cho có kẻ giữ linh hồn;

§ Khi có người trong sở biện qua đời, tận tình giúp đỡ tang gia theo nghi thức đạo, loại trừ mê tín dị đoạn.

§ Tham dự Thánh lễ an táng và khi vắng Linh mục, chủ sự nghi thức an táng cho người trong sở biện của mình.

 

c.      Bí tích Thêm sức, Thánh Thể, và Giải tội:

§ Quan tâm đặc biệt những trẻ em trong sở biện của mình đến tuổi mà chưa Rước lễ Vỡ lòng và Thêm sức.

§ Thúc giục mọi người trong sở biện giữ Ngày Chúa Nhật, năng xưng tội, giữ mùa Phục Sinh.

 

d.    Bí tích Hôn phối:

§ Quan tâm đến tình trạng nam nữ trong sở biện mình.

§ Tìm hiểu sự ưng thuận của các đôi dự hôn.

§ Hướng dẫn hai bên thông gia giữ đủ lễ nghi hôn nhân về hai phương diện: đạo và đời

§ Nhắc nhở cho đôi dự hôn đến học Giáo lý hôn phối;

§ Hướng dẫn hai bên thông gia đến lập lời rao; nhắc nhỡ về giấy bút tích Rửa tội và Thêm sức.

§ Đứng chứng cho người dự hôn thuộc sở biện của mình.

§ Giúp giải hoà, gở rối cho các đôi hôn nhân.

2.     Trách nhiệm chọn người kế thừa: tìm người cộng tác để tiếp tục công việc sau này.

 

ĐIỀU 13: Họ đạo dành một chỗ đặc biệt cho những Chức việc đã hết tuổi hoạt động, gọi là QUỚI CHỨC DANH DỰ, vì đã đóng góp tích cực vào việc mở mang Nước Chúa trong Họ đạo.

 

ĐIỀU 14: QUỚI CHỨC DANH DỰ có nhiệm vụ xây dựng Họ đạo và Hội Thánh bằng chính những phương tiện mà Chúa ban cho, đó là kinh nghiệm, sự già yếu và ngay cả bệnh tật. Đối tượng sinh hoạt của Quới chức danh dự là những người cao niên như mình. Tên họ cần được ghi vào sổ Ban Quới Chức và lưu giữ tại Họ đạo.

 

ĐIỀU 15: Thánh Giuse Trùm Lựu được chọn làm Bổn Mạng của Ban Quới chức. Tùy hoàn cảnh, Ban Quới Chức tổ chức mừng trọng thể bề trong và bề ngoài, vào ngày 2 tháng 5.

 

ĐIỀU 16: Hàng năm, Ban Quới chức thay phiên nhau tĩnh tâm tại Nhà thờ Chánh Tòa hay một nơi nào khác, do cha sở chỉ định; tham dự ngày Quới Chức tại trung tâm hành hương Đình Khao.

 

ĐIỀU 17: Khi một thành viên Ban Quới Chức qua đời, Họ đạo xin một lễ và cầu lễ trong nhà thờ. Tháng Các Đẳng, Ban Quới Chức xin một Thánh lễ cầu cho các Quới chức đã qua đời. Mỗi cha sở cử hành thánh lễ cầu cho BQC đã qua đời, một năm một lần; Được cử hành Thánh lễ Đồng tế khi an táng Quới chức.

 

CHƯƠNG III.      TUYỂN CHỌN

ĐIỀU 18: Việc tuyển chọn BAN QUỚI CHỨC được thực hiện theo truyền thống của Hội Thánh Công giáo, diễn ra trong bầu khí cầu nguyện. (TĐCV 1, 15-16)

 

ĐIỀU 19: Tiêu chuẩn cần có để được tuyển chọn vào BAN QUỚI CHỨC.

  • Mọi tín hữu: nam hay nữ, bản thân phải là người không đáng trách và nhiệt tâm lo việc tông đồ. (Tit 1, 7-9).
  • Gia đạo phải nghiêm phong (Tit 1,6).
  • Độ tuổi từ 24 đến 70 tuổi, (tùy hoản cảnh địa phương).
  • Có phán đoán khôn ngoan, lành mạnh và biết hợp tác làm việc.
  • Không bị ngăn trở theo Giáo luật.

 

ĐIỀU 20: Trách nhiệm tuyển chọn BAN QUỚI CHỨC:

§  Tuyển chọn Biện: Cha sở tham khảo ý kiến giáo dân và tuyển chọn.

§  Tuyển chọn Trùm, Câu, Thư ký, Thủ qũy (thành viên Ban Thường Vụ): Ban Quới Chức đề cử người và cha sở tuyển chọn.

 

ĐIỀU 21: Khi Ban Quới Chức đã được đề cử, Cha sở phải đệ trình danh sách lên Đức Giám Mục. Moiï đề cử và tuyển chọn chỉ có hiệu lực khi được Đấng Bản Quyền chấp nhận.

 

CHƯƠNG IV      NHẬM CHỨC - SINH HOẠT   NHIỆM KỲ

ĐIỀU 22: BAN QUỚI CHỨC, sau khi đã được Đấng Bản Quyền chấp nhận, thì phải sớm lo cử hành nghi lễ Nhậm chức trong Thánh Lễ hay khi chầu Phép Lành Mình Thánh Chúa, có đông giáo dân tham dự và nên có sự hiện diện của Đấng Bản Quyền.

 

ĐIỀU 23: Biểu hiện của QUỚI CHỨC là Dây Băng mang chéo từ vai phải qua vai trái:

  • Dây băng của Trùm: Màu vàng;
  • Dây băng của Câu: Màu bạc;
  • Dây băng của Biện: Màu đỏ;

 

ĐIỀU 24: Mọi buồi họp bình thường hay bất thường của Ban Quới Chức đều được sự chấp thuận triệu tập của cha sở. Tất cả mọi buổi họp không do Cha sở triệu tập đều bất hợp lệ.

 

ĐIỀU 25: Nhóm họp là quyền lợi và là bổn phận của Quới Chức. Ban Thường Vụ họp mỗi tháng một lần, dưới quyền chủ tọa của Cha sở. Ban Quới Chức họp định kỳ hàng tháng tại Nhà Chung, dưới quyền chủ tọa của Cha sở.

 

ĐIỀU 26: Các cuộc họp phải được tiến hành như sau:

§  Thánh hóa trước và sau buổi họp.

§  Đọc lại biên bản kỳ họp trước.

§  Nêu lên đề tài buổi họp và giải thích.

§  Thảo luận về cách học đạo, sống đạo và truyền đạo tại địa bàn của mình, cập nhật theo giáo huấn của Hội Thánh.

 

ĐIỀU 27: Nhiệm kỳ của các thành viên Ban Quới Chức là bốn năm. Hết hạn, cha sở cùng với BQC duyệt lại nhân sự nhiệm kỳ mới.

 

ĐIỀU 28: Bắt đầu nhiệm kỳ mới, cha sở phải để trình danh sách mới lên Đấng Bản Quyền. Nếu có chọn nhân sự mới, thì thực hiện điều 20.

 

ĐIỀU 29: Đến tuổi 70, Quới Chức đương nhiên được phép xin từ nhiệm và được gia nhập vào hàng Quới Chức Danh dự. Tuỳ trường hợp, Cha sở có thể lưu nhiệm.

 

ĐIỀU 30: Chức việc nào muốn xin thôi việc (từ nhiệm) thì đến trình với Cha sở để ngài định liệu và tìm người thay thế. Tuy nhiên, người đó đó phải thi hành nhiệm vụ cho đến khi được chấp thuận bãi nhiệm.

 

Điều 31: Một thành viên Ban Quới Chức có thể bị bãi nhiệm vì phạm lỗi nặng như: bỏ phế nhiệm vụ, gây thiệt hại nặng cho những người thuộc quyền, sống bê tha, gây mất đoàn kết hay chống đối hoặc bất tuân quyết định chung. Cha sở phải đệ trình lên Đấng Bản quyền để xin bãi nhiệm.

 

ĐIỀU 32: Cha sở mới nhậm Họ, phải đệ trình danh sách Ban Quới Chức cho Đấng Bản quyền trong thời hạn một tháng.

Bản ĐIỀU LỆ QUỚI CHỨC này được Đức Cha Tôma NGUYỄN VĂN TÂN, Giám Mục Giáo phận Vĩnh Long, ban hành vào dịp ĐẠI HỘI QUỚI CHỨC, tại Trung Tâm Hành Hương Đình Khao, ngày 17 tháng 11 năm 2005.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô