Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 01:11 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

 

THÁNG GIÊNG DƯƠNG LỊCH - NĂM 2014

THÁNG CÁC GIA ĐÌNH

 

YOUCAT

GIÁO LÝ HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

CHO NGƯỜI TRẺ

PHẦN III.

ĐỜI SỐNG TRONG CHÚA KITÔ

ĐOẠN I. ƠN GỌI CỦA TA TRÊN TRẦN GIAN, TA MUỐN LÀM GÌ, CHÚA THÁNH THẦN GIÚP TA LÀM VIỆC ĐÓ NHƯ THẾ NÀO?

BÀI 01 (Câu 279-282)

01. Tại sao ta cần đức tin và các bí tích để sống đời sống tốt lành và ngay thẳng ?

- Nếu ta chỉ cậy dựa vào chính mình, vào sức riêng mình, ta không thể đi xa hơn, dù cố gắng trở nên tốt lành. Nhờ đức tin, ta thấy mình là con Thiên Chúa, Chúa sẽ giúp ta mạnh sức. Sức mạnh Chúa ban, ta gọi là "ơn Chúa". Đặc biệt trong các dấu tích thánh mà ta gọi là các bí tích. Chúa ban cho ta năng lực để thực hiện các việc lành mà ta phải làm. [1691-1695]

- Vì Thiên Chúa đã nhìn thấy nỗi khổ của ta, Người đã nhờ Con của Người lôi kéo ta ra khỏi quyền lực của tối tăm (Cl 1,13). Người đã ban cho ta khả năng làm một cuộc khởi hành mới để hiệp nhất với Người và tiến đi trong con đường tình yêu. à172-178

+ Không có Thầy, các con không thể làm được việc gì. Ga 15,5

+ Thiên Chúa dựng nên con người theo hình ảnh của Mình. St 1,27

* Đừng để điều gì làm bạn xao xuyến, đừng để điều gì làm bạn sợ hãi. Mọi sự qua đi, Chúa không bao giờ thay đổi. Kiên nhẫn đạt được tất cả. Ai có Chúa thì không còn thíếu gì nữa. Mình Chúa là đầy đủ rồi. Thánh Têrêsa Avila

* Khi Thiên Chúa biến mất, con người không lớn được. Trái lại, họ mất đi phẩm giá linh thiêng, mất đi sự huy hoàng của Thiên Chúa. Cuối cùng họ chỉ còn là sản phẩm của sự tiến hóa mà người ta có thể sử dụng và lạm dụng. Điều đang xảy ra trong thời nay xác nhận như vậy. ĐứcGiáo Hoàng Bênêđictô XVI, 15-8-2005

 

CHƯƠNG 1. PHẨM GIÁ CỦA CON NGƯỜI

 

02. Đối với Kitô hữu, nền tảng của phẩm giá con người là gì?

- Mọi người, từ giây phút đầu tiên trong bụng mẹ, đã có một phẩm giá không ai được xâm phạm, vì từ đời đời, Thiên Chúa đã muốn, đã yêu, đã dựng nên, đã cứu chuộc, và đã định cho họ được hạnh phúc muôn đời. Kitô hữu tin rằng phẩm giá con người có nguồn gốc từ Chúa. [1699-1715]

- Nếu ta chỉ đánh giá một người tùy theo thành tích và khả năng của họ, thì những người kém cỏi, bệnh tật, không may mắn sẽ chẳng được quý trọng gì. Kitô hữu tin rằng phẩm giá con người bắt nguồn từ Thiên Chúa: Người coi trọng mỗi con người và yêu thương họ dường như họ là thụ tạo độc nhất của Người trên trần gian. Một em bé có phẩm giá vô hạn, vì Thiên Chúa nhìn đến em, và không ai có quyền phá hủy phẩm giá đó.   à 56 - 65

03. Tại sao ta khao khát được hạnh phúc ?

- Thiên Chúa đã đặt vào trong lòng ta một ước ao vô tận được hạnh phúc, đến nỗi không có gì thỏa lòng ta nếu không phải là chính Chúa. Tất cả những thỏa mãn đời này chỉ có thể cho ta được nếm trước những hạnh phúc đời sau. Ta phải vượt qua chúng để tiến tới Chúa. [1718-1719, 1725]  à1-3

* Thiên Chúa muốn ta được hạnh phúc. Nhưng đâu là nguồn hy vọng đó ? Nguồn của nó ở trong sự hiệp nhất với Chúa là Đấng sống trong thâm tâm mỗi người. Thầy Roger Schutz

* Hạnh phúc không ở trong ta, và cũng chẳng phải là ở ngoài ta. Hạnh phúc chỉ có trong Chúa. Và khi ta đã tìm thấy hạnh phúc thì nó ở khắp mọi nơi. Blaise Pascal

* Chỉ một mình Chúa là con đường đáng được ta đi theo, là ánh sáng đáng ta đốt lên, là sự sống đáng ta sống theo, và là tình yêu đáng ta yêu thương. Mẹ Têrêsa

04. Kinh Thánh có cho ta biết đường dẫn đến hạnh phúc không ?

- Ta sẽ được hạnh phúc nếu tin vào Lời Chúa Giêsu trong các mối phúc. [1716-1717]

- Tin Mừng là lời hứa ban hạnh phúc cho tất cả những ai muốn theo đường của Chúa. Chính trong các Mối Phúc (Mt 5,3-12) mà Chúa Giêsu chỉ cho biết cách cụ thể rằng: sự chúc lành vĩnh cửu sẽ được ban cho ai theo lối sống của Chúa và ai tìm kiếm hòa bình bằng tâm hồn trong trắng.

 

BÀI 02 (Câu 283-286)

01. Các mối phúc là những mối nào ?

- Phúc cho ai có tâm hồn nghèo khó vì Nước Trời là của họ. Phúc cho ai sầu khổ, vì họ sẽ được ủi an. Phúc cho ai hiền lành, vì họ sẽ được đất làm gia nghiệp. Phúc cho ai đói khát sự công chính, vì họ sẽ được thoả lòng. Phúc cho ai xót thương, vì họ sẽ được xót thương. Phúc cho ai có tâm hồn trong trắng, vì họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa. Phúc cho ai xây dựng hoà bình, vì họ sẽ được gọi là con Thiên Chúa. Phúc cho ai bị bách hại vì lẽ công chính, vì Nước Trời là của họ. Phúc cho anh em khi vì Thầy mà bị người ta sỉ vả, bách hại và vu khống đủ điều xấu xa. Hãy vui mừng hớn hở, vì phần thưởng anh em ở trên trời thật lớn lao. Quả vậy, các ngôn sứ là những người đi trước anh em cũng bị người ta bách hại như thế (Mt 5, 3-12).

* Muốn tất cả những gì Chúa muốn, và muốn như thế luôn luôn trong mọi hoàn cảnh và không ngập ngừng, đó là Nước Trời đang ở trong ta vậy. François Fénelon

02. Tại sao các mối phúc lại quan trọng ?

- Những người mong mỏi Nước Trời phải tìm đến bảng liệt kê những ưu tiên trên của Chúa Giêsu thì sẽ biết. [1716-1717, 1726]

- Từ Abraham, Thiên Chúa đã hứa với dân Người. Chúa Giêsu đã lặp lại, cho lời hứa một giá trị vĩnh cửu và coi đó là chương trình của Người: Con Thiên Chúa làm người nghèo để chia sẻ sự nghèo khó của ta, Người vui với những kẻ vui, khóc với những kẻ khóc (Rm 12,16); Người không cần đến bạo lực, trái lại, Người giơ má bên kia (Mt 5,39); Người thương xót, tạo nên hòa bình, và chỉ cho thấy con đường chắc chắn dẫn đưa về trời.

03. Hạnh phúc đời đời là gì ?

- Hạnh phúc đời đời là được thấy Chúa và được tham dự hạnh phúc với Chúa. [1720-1724,1729]

- Nơi Thiên Chúa, Cha, Con, Thánh Thần là sự sống, niềm vui và hiệp thông vĩnh cửu. Ta được tham dự sự sống đó, đối với ta là con người thì thật là hạnh phúc không thể tưởng tượng được và có tính vĩnh hằng. Hạnh phúc ấy là quà tặng thuần túy do ân sủng Chúa ban, bởi vì ta không thể nào tự mình kiếm cho mình được, cũng không thể nào nắm bắt được sự bao la của nó. Thiên Chúa muốn rằng, ngay trong đời sống ta ở trần gian, ta chọn theo hạnh phúc. Thiên Chúa cho ta tự do chọn, và yêu thích nó hơn hết mọi sự, chọn làm lành và tránh làm dữ với hết sức ta. à52, 156 – 158

* Chúng ta sẽ thấy Người như Người hiện hữu. 1 Ga 3,2

* Con người cao cả đến nỗi trên trái đất không gì thỏa mãn nó được. Con người chỉ thỏa mãn nếu quay về với Chúa. Bắt cá ra khỏi nước, nó không sống được. Con người không có Chúa cũng vậy. Thánh Gioan Vianney

* Chỉ có Đấng dựng nên con người mới làm con người được hạnh phúc.Thánh Augustinô

04. Tự do là gì và tại sao ta có tự do ?

- Tự do là sức mạnh Chúa ban để người ta có thể tự quyết định về điều mình muốn làm. Tự do trái ngược với định mệnh. [1730-1733,1763-1744]

- Thiên Chúa đã dựng nên ta là những người tự do và Người muốn ta tự do đem tất cả tấm lòng để chọn sự tốt, chọn sự “tốt tối cao”, đó là chọn Chúa. Ta càng làm điều tốt, ta càng là người tự do. à51

* Người nào phó mình hoàn toàn trong tay Chúa, họ không trở nên con búp bê của Chúa, không trở nên người khắc khổ hay chỉ theo thời, họ cũng không mất tự do. Chỉ có người phó thác mình trọn vẹn cho Thiên Chúa mới có tự do đích thực, tự do sáng tạo vô hạn để làm điều thiện. Người hướng về Thiên Chúa không ra nhỏ bé hơn, nhưng cao cả hơn, vì nhờ Chúa và với Chúa mà họ nên cao cả, nên linh thiêng, nên thực sự là chính mình.Đức Bênêđictô XVI, 2005

* Tự do là làm chủ được chính mình. Henri-Dominique Lacordaire (1802-1861)

* Các vị tử đạo thời Hội Thánh sơ khởi đã chết vì tin vào Thiên Chúa được tỏ mình ra trong Chúa Giêsu Kitô, và thực ra các ngài cũng chết vì sự tự do lương tâm và vì sự tự do tuyên xưng đức tin riêng của họ - một sự tự do được tuyên xưng đức tin mà không Nhà Nước nào có thể cướp lấy. Vị tử đạo cũng chỉ có thể tuyên xưng đức tin nhờ ơn Chúa soi sáng cho tự do của lương tâm mình. Một Hội thánh truyền giáo ý thức rằng mình được trao cho bổn phận rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc, phải tuyệt đối dấn thân để bảo vệ quyền tự do tôn giáo.
Đức Bênêđictô XVI 22-12-2005

 

BÀI 03 (Câu 287-290)

01. Ta có thể chọn sự xấu, có phải đó là ta có tự do không?

- Sự xấu chỉ làm người ta thèm thuồng ở bề ngoài mà thôi. Chọn sự xấu cũng chỉ làm cho người ta tự do ở bề ngoài mà thôi. Sự xấu không làm cho ta hạnh phúc, nhưng thực ra nó tước đoạt điều tốt lành thật của ta. Nó xiềng xích ta lại với cái vô bổ và cuối cùng tiêu hủy hoàn toàn tự do của ta. [1730-1733,1743-1744]

- Điều này có thể được nghiệm thấy qua các “lối sống gây nguy hại cho sức khỏe” như: bán tự do để mua một cái gì có vẻ tốt cho mình, nhưng thực ra chỉ là nô lệ nó. Chỉ khi nào ta có thể nói đồng ý với sự tốt lành; và khi ta không bị lệ thuộc, không bị cưỡng ép, không bị thói quen ngăn cản chọn lựa; và khi làm những gì là chính đáng và tốt lành, thì ta mới tự do hơn. Quyết định làm theo điều tốt luôn luôn là quyết định vâng theo ý Chúa. à51

* Người tốt thì tự do, dầu họ là nô lệ. Người xấu là nô lệ, dầu họ là vua. Thánh Augustinô

02. Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm không ?

- Người ta có trách nhiệm về mọi việc mình làm khi người ta có ý thức, có tự do và có ý muốn. [1734-1737, 1745-1746]

- Người ta không thể (hoàn toàn) quy trách nhiệm về hành vi của một người nếu họ bị bó buộc làm, vì sợ, vì không biết, vì ma túy, hoặc do thói quen xấu. Càng biết việc tốt, càng tập luyện để hoàn thành việc tốt, người ta càng tránh xa không làm nô lệ của tội lỗi (Rm 6,17; 1Cr 7,22). Thiên Chúa mơ ước những người tự do cảm thấy mình có trách nhiệm về mình, về người thân cận mình và về cả trái đất. Nhưng tất cả lòng thương xót Chúa cũng quan tâm tới những người bị lệ thuộc, hàng ngày người đề nghị với họ tự giải thoát mình và bước đi tới tự do

« Con đường dẫn tới mục đích, bắt đầu khi bạn đảm nhận trách nhiệm hoàn toàn về các hành vi của bạn". Dante Alighieri (1265-1321, triết gia, thi sĩ Ý)

03. Ta có được cứ để cho một người dùng tự do theo ý họ, dù họ chọn làm điều xấu không ?

- Sử dụng quyền tự do là quyền căn bản của con người, dựa trên phẩm giá con người của họ. Tự do cá nhân chỉ có thể bị ngăn cản hoặc giảm bớt, khi họ dùng tự do của mình gây bất lợi cho tự do của người khác.[1738-1740]

- Tự do sẽ không còn là tự do nếu nó không cho phép ta tự ý chọn lựa dù là chọn điều sai lầm. Không tôn trọng tự do của một người là làm tổn thương phẩm giá con người của họ. Một trong các bổn phận của Nhà Nước là đảm bảo các quyền tự do của tất cả mọi công dân (tự do tôn giáo, tự do tụ tập và hội họp, tự do phát biểu, lao động…). Tự do của một người dừng lại khi có tự do của người khác bắt đầu. Tuy nhiên, việc tôn trọng người khác cũng đòi phải  hành động với tình yêu, khôn ngoan, kiên nhẫn, đối với những người bị lầm lạc, và đòi phải diễn tả sự thật của Chúa Kitô trong chừng mực có thể.

 

04. Thiên Chúa giúp ta thành người "tự do" thế nào?

- Chúa Kitô muốn ta "được tự do đích thực" (Gl 5,1) và có thể thực hiện tình bác ái huynh đệ. Vì thế, Người đã sai Chúa Thánh Thần đến làm cho ta tự do, được giải thoát khỏi quyền lực đời này, và thêm sức cho ta sống trong tình yêu và trách nhiệm. [1739-1742, 1748]

- Ta càng phạm tội, ta càng chỉ nghĩ đến mình, ta càng khó mà phát triển nên người tự do. Khi ta trao phó mình cho tội lỗi, ta không còn làm điều tốt được nữa và không sống yêu thương được, Chúa Thánh Thần đến trong lòng ta để ban cho ta một trái tim đầy tình mến Chúa yêu người. Ta nhận thấy Chúa Thánh Thần như sức mạnh dẫn đến tự do nội tâm, để cởi mở ra với tình yêu và biến đổi ta thành dụng cụ luôn luôn thích hợp để chu toàn việc tốt và yêu thương.  → 120, 310 – 311

* Vì Thần Khí mà anh em đã lãnh nhận được, đâu phải là tinh thần nô lệ, khiến anh em phải sợ sệt như xưa; nhưng là Thần Khí làm cho anh em nên nghĩa tử, khiến chúng ta được kêu lên, "Ápba! Cha ơi!". Chính Thần Khí chứng thực cho thần trí chúng ta rằng chúng ta là con cái Thiên Chúa. Rm 8,15-16

* Trong thế giới này đầy những tự do giả tạo phá hủy môi trường và con người; ta muốn cùng nhau nhờ sức mạnh của Chúa Thánh Thần học biết về tự do thật sự, tạo lập những trường dạy tự do, chứng tỏ cho những người khác bằng chính đời sống mình là chúng ta tự do, và nếu ta thực sự có tự do đích thật của con cái Thiên Chúa thì tốt đẹp chừng nào. Đức Bênêđictô XVI, lễ Hiện xuống 2006

BÀI 04 (Câu 291-294)

01. Làm sao một người có thể phân biệt được hành động của mình tốt hay xấu?

- Người ta có thể phân biệt hành động của mình tốt hay xấu nhờ họ có lý trí và lương tâm, hai cái đó giúp họ phán đoán rõ ràng. [1749-1754,1757-1758]

- Ba yếu tố có thể hướng dẫn ta phân biệt hành động tốt và xấu: (1) Điều tôi làm phải là tốt; có ý muốn tốt không đủ. Ăn trộm ở ngân hàng luôn luôn là nặng, mặc dầu tôi ăn trộm có ý để giúp người nghèo. (2) Dầu điều tôi làm là tốt, nhưng toàn bộ hành động là xấu nếu tôi hoàn thành nó vì ý xấu. Thí dụ: nếu tôi tiễn đưa một bà già về tận nhà, đó là việc tốt. Nhưng nếu tôi chỉ làm có ý để lần sau ăn cắp, tất cả công việc của tôi là xấu. (3) Hoàn cảnh khi tôi làm có thể giảm bớt trách nhiệm, nhưng không thay đổi gì tính cách tốt xấu của hành động. Đánh mẹ mình luôn luôn là xấu, dù người mẹ không có tỏ tình yêu thương bao giờ.à295 – 297

* Có cái tốt mà không chứa gì xấu; nhưng không cái gì xấu mà không có cái tốt. Thánh Tôma Aquinô

02. Người ta có thể làm việc xấu để sinh ra kết quả tốt không ?

- Không. Không bao giờ ta được tự ý làm việc xấu hoặc dung thứ cho việc xấu, để có kết quả tốt. Nhưng nếu xảy ra là không thể có giải pháp nào khác, thì hãy tránh cái xấu lớn, và chọn cái xấu nhỏ nhất. [1755-1756, 1759-1761]

- Mục đích không biện bạch cho phương tiện. Thật là sai lầm khi dùng phôi thai để nghiên cứu về các tế bào gốc, dù có thể nhờ đó làm cho y học tiến bộ. Cũng thật là sai lầm khi muốn “giúp đỡ” nạn nhân bị hiếp dâm bằng cách giúp họ phá thai.

* Ai muốn làm việc tốt thực sự phải muốn làm tất cả với mục đích tốt lành, hoặc muốn chịu đựng tất cả vì mục đích tốt lành. Soren Kierkegaard

03. Tại sao Thiên Chúa cho ta có "đam mê" hoặc "cảm xúc"?

- Các đam mê thúc đẩy ta bằng những xúc động mạnh mẽ và những cảm xúc riêng biệt để ta có thể làm điều phải, điều thiện, và chống lại điều dữ, điều xấu. [1762-1766, 1771-1772]

- Con người được Thiên Chúa tạo dựng: có thể yêu thương hay chê ghét, họ bị lôi cuốn bởi một số việc và họ sợ những việc khác, họ có thể đầy vui sướng, buồn phiền, giận dữ. Trong đáy lòng, họ luôn yêu cái tốt và ghét cái xấu – hoặc cái mà họ cho là như thế.

* Hãy kiên nhẫn trong mọi sự nhất là kiên nhẫn với chính bản thân bạn. Thánh Phanxicô Salêdiô

04. Ta thấy mình có những đam mê mạnh mẽ thì ta có tội không ?

- Không, đam mê có thể là những gì rất quí giá. Nó được coi như dẫn tới và làm cho những việc tốt hiệu quả hơn. Chỉ khi nào đam mê trở nên vô trật tự, nó mới đưa tới sự dữ.  [1767-1770, 1773-1775]

- Các đam mê được hướng tới cái tốt thì trở thành nhân đức. Lúc đó chúng là trung gian dẫn tới đời sống tranh đấu để tìm kiếm yêu thương và công chính. Người ta gọi nết xấu là cái đam mê nào thống trị để cướp lấy tự do của con người và lôi kéo họ vào đàng xấu.

« Nhân đức chính là cái người ta làm vì đam mê; nết xấu là cái mà vì đam mê mà người ta không ngăn cản được mình làm". Thánh Augustinô.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô