Thứ bảy, ngày 18 tháng 05 năm 2024 | 12:56 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

GIÁO PHẬN CẦN THƠ

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH

MỤC VỤ NĂM 2014:

“TÂN –PHÚC-ÂM HOÁ GIA ĐÌNH”

MỘT SỐ ĐIỀU GIA ĐÌNH CẦN QUAN TÂM VỀ GIỚI TRẺ

 

 

 

 BÀI 1: TỔNG QUÁT VỀ GIỚI TRẺ

BÀI 2: VIỆC HỌC HÀNH CỦA NGƯỜI TRẺ

BÀI 3:  VIỆC CHỌN BẠN BÈ CỦA GIỚI TRẺ.

BÀI 4 :  GIA ĐÌNH VÀ VIỆC GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI TRẺ

BÀI 5 : GIỚI TRẺ VỚI TIỀN BẠC & PHƯƠNG TIỆN VẬT CHẤT

BÀI 6:  TÌNH CẢM & TÌNH YÊU & HÔN NHÂN

MỘT SỐ ĐIỀU GIA ĐÌNH CẦN QUAN TÂM KHI LO CHO GIỚI TRẺ.

LỜI TÂM HUYẾT GỬI ĐẾN GIỚI TRẺ NƠI QUÊ NHÀ.

TÌM HIỂU TÍNH TÌNH

TIẾNG GỌI BẦY ĐÀN

LINH ĐẠO VỀ RẢNH RỖI & GIẢI TRÍ

THỜI GIAN RẢNH RỖI

NHỮNG TIÊU CHUẨN CHỌN BẠN TRĂM NĂM

NHÂN BẢN THEO KI-TÔ GIÁO DẪN ĐẾN TRƯỞNG THÀNH

Đức Giêsu: Điểm tựa các gia đình

Tông huấn Evangelii Gaudium (ĐGH Phanxicô)

 

 

 

BÀI 1 : TỔNG QUÁT VỀ GIỚI TRẺ

 

 I. ĐÔI LỜI NHẬP ĐỀ VỀ ĐỀ TÀI GIỚI TRẺ.

- Quyết định thực hành năm 2014 của Giáo phận Cần Thơ là: “Tân-Phúc-Âm hoá gia đình”.

- Trong gia đình có nhiều thành phần, già trẻ lớn bé.

- Phạm vi mà bài này chủ yếu đề cập tới giới trẻ, là thành phần dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp trong gia đình. Đây là những người con đang tuổi lớn như thổi, mà bình dân quen gọi là “tuổi teen”, tuổi nhầng nhầng. Đây có thể là tuổi “Gái 17 bẻ gẫy sừng trâu”, cũng có thể là chàng trai mới lớn, “giở ông, giở thằng”, chưa ra người lớn, mà cũng không hẳn còn là con nít. Vậy có thể tạm xác định chữ “tuổi trẻ” bao gồm những đứa con trong gia đình từ độ tuổi mới dậy thì, cho đến khi lập gia đình, dù lập gia đình sớm, hoặc trễ ở tuổi “tam thập nhi lập”.

- Nói chung, giới trẻ có nhiều hoàn cảnh cá biệt khác nhau. Có những em thuộc gia đình nông thôn, có em ở thành thị. Có em sớm lăn lộn từng trải cuộc đời, sớm biết gánh vác trách nhiệm để tiếp đỡ cha mẹ, nhưng cũng có em vẫn được bảo bọc che chở chưa có dịp thử lửa với cuộc sống. Có những em vẫn êm đềm ở bên cha mẹ, nhưng cũng có những em vì hoàn cảnh nào đó sớm phải xa mái ấm gia đình, đang tạm trú tại nhà trọ nào đó ở tỉnh xa.

- Dù ở hoàn cảnh nào, các em vẫn luôn là mối bận tâm của gia đình.

- Với trách nhiệm của mình, gia đình Công giáo sẽ phải làm gì cho các em?

- Gia đình phải chuẩn bị gì cho tương lai của các em?

- Phải đề phòng cho chúng những gì, và vạch hướng gì cho tương lai?

- Gia đình dựa vào những giáo huấn và tiêu chuẩn nào để lo cho con cái?

- Làm sao để cuộc đời các em được hạnh phúc, để tương lai của các em được bảo đảm cả về mặt đạo lẫn mặt đời?

- Việc dạy dỗ các em về giáo lý, về lịch sự lễ phép... sẽ được bàn ở dịp khác. Ở đây chúng ta sẽ lưu tâm về một số khía cạnh cụ thể. Những khía cạnh này ta nên quan tâm để lo cho tương lai của lứa tuổi đang chuẩn bị bước vào đời.

- Những khía cạnh đó là:

1. Việc học hành của giới trẻ, và chuẩn bị nghề nghiệp cho giới trẻ.

2. Việc hướng dẫn và lựa chọn bạn bè tốt cho giới trẻ.

3. Việc hướng dẫn và chọn lựa cách giải trí lành mạnh cho giới trẻ.

4. Vấn đề tình cảm và chuẩn bị đi đến hôn nhân của giới trẻ.

5. Vấn đề tiền bạc và việc sử dụng các phương tiện vật chất của giới trẻ.

- Những vấn đề này nếu không lo xa, không chuẩn bị trước, rất dễ gây khổ đau cho cả con cái lẫn gia đình, cha mẹ. - Cổ nhân có câu: “Nhân vô viễn lự, tắc hữu cận ưu”. (Người không biết nghĩ xa, ắt có buồn gần). 

 

II. NHỮNG ĐẶC TÍNH TỔNG QUÁT CỦA NGƯỜI TRẺ

(Dựa theo một vài tài liệu của Giáo Hội):

 

- Muốn bắt tay vào việc giúp đỡ, dạy dỗ cụ thể cho người trẻ, trước hết cần nắm bắt một số đặc tính chung của giới trẻ, rồi từ đó sẽ tuỳ cơ ứng biến, mới mong giúp đỡ các em cách hữu hiệu.

Sau đây là mấy tài liệu của Giáo Hội nói về giới trẻ, mà ta có thể tham chiếu:

 

1.Bản Chỉ-dẫn-căn-bản về đào tạo linh mục: Nói về các ứng viên trẻ sẽ gia nhập chủng viện:

 

- Người trẻ chân thành và thích sự thật.

- Thích cái mới, cái chưa từng có, cái độc đáo (ngày nay ta gọi là: hàng độc, hàng khủng....).

- Dễ đua đòi, chạy theo thần tượng (các siêu sao...).

- Có khuynh hướng ngưỡng mộ đối với thế giới, đối với tiến bộ, khoa học kỹ thuật.

- Có khuynh hướng thích liên đới, thích hoà vào cộng đoàn.

- Không dễ vâng phục; nhưng dễ chống đối và phê phán chỉ trích đối với quyền bính, sẵn sàng phản kháng.

- Hay thay đổi, đôi khi không nhất quán.

- Mong và cần được thông cảm, được thấu hiểu.

- Nhậy bén về phẩm giá và tư cách của mình, của sự vật và của con người.

- Dễ sống phóng túng.

- Đôi khi có những ước vọng không tưởng.

 

2.Tài liệu Đào tạo linh mục trong hoàn cảnh ngày nay, số 7 & 8:

- Người trẻ có khuynh hướng theo Chủ nghĩa duy lý - Duy chủ quan - Chủ nghĩa cá nhân – Chủ nghĩa khoái lạc và trốn tránh trách nhiệm: thích sống thử nghiệm mãnh liệt về cảm xúc và cảm giác, điều này dễ đưa đến thái độ dửng dưng vô cảm với dấn thân cho tình liên đới.

- Bị nhiễm cách sống theo thuyết vô thần thực tiễn và hiện sinh: Do đó sẽ

   nặng về tinh thần tục hoá, chỉ bận tâm về chính mình, coi mình là trung

  tâm, là nguyên lý là lý lẽ cho mọi sự. 

- Sống trong xã hội tiêu thụ: Họ dễ có khuynh hướng sống thoải mái.

- Họ quan tâm tới “Cái mình có, hơn là Cái mình là”.

- Họ quan tâm tới vấn đề tính dục.

- Họ quan tâm tới vấn đề về tự do.

- Họ quan tâm tới vấn đề cộng đoàn, đoàn thể.

 

3. Thư Mục vụ của HĐGM VN 2008, về môi trường giáo dục trong gia đình.

(Một số nét  không trực tiếp nói tới giới trẻ, những có thể có ảnh hưởng, ít là gián tiếp)

 

- Gia đình VN đang trở thành một thứ quán trọ thay vì là tổ ấm yêu thương.

- Có nhiều người cao tuổi bị con cái bỏ rơi, không nơi nương tựa.

- Nạn bạo hành gia đình còn khá phổ biến, đặc biệt nhiều phụ nữ chưa được tôn trọng và yêu thương xứng đáng với phẩm giá con người.

- Tỷ lệ ly hôn ngày càng gia tăng và hậu quả là những trẻ em thất học, trẻ em bỏ nhà đi bụi đời ngày càng nhiều.

- Những phương tiện thông tin đề cập thường xuyên đến nhiều vụ việc tội phạm mà cả nạn nhân và hung thủ đều là vị thành niên. Phần lớn những em này đều xuất thân từ những gia đình bất hòa, ly tán và đổ vỡ.

- Cùng với những mâu thuẫn và khủng hoảng gia đình, những con số thống kê cho thấy nạn phá thai càng ngày càng nghiêm trọng, ngay cả nơi những em còn ở độ tuổi học trò. Cùng với những hậu quả tất yếu về thể lý, hành động phá thai đã để lại những vết thương tâm lý thê thảm nơi đương sự và những người có liên quan.

 

 III. TUỔI TRẺ: TUỔI Ở NGÃ 3 ĐƯỜNG.

 

- Tuổi trẻ là tuổi như đang đứng trước ngã 3 đường, muốn giã từ quá khứ tuổi thơ, vươn tới lãnh địa mới là thế giới người lớn, trưởng thành. Xét chung, tuổi trẻ còn thiếu nhiều kinh nghiệm, chưa biết người, biết đời, và chưa biết rõ cả bản thân mình. Tính nết và lập trường sống chưa định hình rõ rệt.

 

- Nơi người trẻ nhiều khi có những mâu thuẫn ngay trong lập trường sống.

+ Họ bực bội khi có người hướng dẫn, dạy bảo. Nhưng than phiền là bị coi là con nít, chưa được coi trọng. Thế mà có lúc khác lại buồn tủi than vãn là mình bị bỏ rơi không được quan tâm dìu dắt.

+ Họ vừa muốn độc lập, vừa có nhu cầu lệ thuộc, được bảo vệ.

+ Vừa muốn độc đáo, nhưng lại thích bắt chước, đua đòi, chạy theo thần tượng.

+ Muốn sống thụ hưởng, sống tự lập, nhưng lại quen sống dựa vào sự chu cấp tiền bạc của gia đình.

- Tuổi này đang dần định hình nhân cách của mình. Họ đang trên đường khám khá con người của mình, chưa hiểu biết về mình nhiều, đang hướng về tương lai.

 

(Có thể coi một số bài đọc thêm, có đính kèm, đề tham khảo: bàn về  tổng quát về  giáo dục giới trẻ):

- Nhân bản Kitô giáo dẫn đến trưởng thành (Những vấn nạn về giáo dục giới trẻ thời @)

- Đức Giêsu: Điểm tựa các gia đình.

- Chuyện minh hoạ: Khi con cái không là ưu tiên số một.

- Tông huấn Evangelii Gaudium, số 105, nói về giới trẻ.

 

LƯU Ý của người soạn bài:

- Đối với các đề tài cụ thể để giúp giới trẻ, Giáo hội và xã hội đã nêu lên nhiều nguyên tắc tổng quát và đề ra những mục tiêu để đi tới.

- Nhưng khi đi vào thực tế, cần có những kinh nghiệm mục vụ cụ thể thích ứng với hoàn cảnh người trẻ tại địa phương.

- Với khả năng giới hạn, dưới đây, chỉ dám nói sơ qua vài ý kiến, và tiếp đó là giới thiệu kinh nghiệm cụ thể đây đó để tuỳ nghi tham khảo.

- Mong rằng mỗi người chúng ta, với kinh nghiệm riêng, sẽ chia sẻ, bổ sung cho đề tài này trong suốt năm gia đình ngày càng phong phú thêm, góp phần giúp giới trẻ được thăng tiến.

- Từng đề tài cụ thể dưới đây, có thể không đứng tách biệt. Và mỗi khi phải trình bày một đề tài riêng biệt, chúng ta trở lại phần “Những đặc tính tổng quát của tuổi trẻ” -  “Những tệ nạn tuổi trẻ dễ vướng”.

 

 

BÀI  2: VIỆC HỌC HÀNH CỦA NGƯỜI TRẺ

(Và chuẩn bị nghề nghiệp)

 

- Lời Chúa:

+ (Mt 11,29): “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng”.

+ (Lc 11,1): “Thưa Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”.

 

NHỮNG ĐẶC TÍNH TỔNG QUÁT CỦA NGƯỜI TRẺ

(Dựa theo một vài tài liệu của Giáo Hội):

 

- Muốn bắt tay vào việc giúp đỡ, dạy dỗ cụ thể cho người trẻ, trước hết cần nắm bắt một số đặc tính chung của giới trẻ, rồi từ đó sẽ tuỳ cơ ứng biến, mới mong giúp đỡ họ hữu hiệu.

Sau đây là mấy tài liệu của Giáo Hội nói về giới trẻ, mà ta có thể tham chiếu:

 

1.Bản Chỉ-dẫn-căn-bản về đào tạo linh mục: Nói về các ứng viên trẻ sẽ gia nhập chủng viện:

 

- Người trẻ chân thành và thích sự thật.

- Thích cái mới, cái chưa từng có, cái độc đáo (ngày nay ta gọi là: hàng độc, hàng khủng....).

- Dễ đua đòi, chạy theo thần tượng (các siêu sao...).

- Có khuynh hướng ngưỡng mộ đối với thế giới, đối với tiến bộ, khoa học kỹ thuật.

- Có khuynh hướng thích liên đới, thích hoà vào cộng đoàn.

- Không dễ vâng phục; nhưng dễ chống đối và phê phán chỉ trích đối với quyền bính, sẵn sàng phản kháng.

- Hay thay đổi, đôi khi không nhất quán.

- Mong và cần được thông cảm, được thấu hiểu.

- Nhậy bén về phẩm giá và tư cách của mình, của sự vật và của con người.

- Dễ sống phóng túng.

- Đôi khi có những ước vọng không tưởng.

 

2.Tài liệu Đào tạo linh mục trong hoàn cảnh ngày nay, số 7 & 8:

- Người trẻ có khuynh hướng theo Chủ nghĩa duy lý - Duy chủ quan - Chủ nghĩa cá nhân – Chủ nghĩa khoái lạc và trốn tránh trách nhiệm: thích sống thử nghiệm mãnh liệt về cảm xúc và cảm giác, điều này dễ đưa đến thái độ dửng dưng vô cảm với dấn thân cho tình liên đới.

- Bị nhiễm cách sống theo thuyết vô thần thực tiễn và hiện sinh: Do đó sẽ

   nặng về tinh thần tục hoá, chỉ bận tâm về chính mình, coi mình là trung

  tâm, là nguyên lý là lý lẽ cho mọi sự. 

- Sống trong xã hội tiêu thụ: Họ dễ có khuynh hướng sống thoải mái.

- Họ quan tâm tới “Cái mình có, hơn là Cái mình là”.

- Họ quan tâm tới vấn đề tính dục.

- Họ quan tâm tới vấn đề về tự do.

- Họ quan tâm tới vấn đề cộng đoàn, đoàn thể.

 

***

 

- Lợi ích và tầm quan trọng của việc học hành, trau dồi kiến thức là điều quá hiển nhiên, không cần bàn cãi.

- Học hành hầu như là điều căn bản, giúp người ta sống xứng với nhân phẩm.

- Mọi thứ giao dịch hằng ngày, kể cả giải trí, coi TV, đọc báo, coi quảng cáo... đều đòi người ta phải biết chữ, có trình độ, có kiến thức.

- Để người trẻ mù chữ, hoặc không được đi học thích đáng, có thể là lỗi nghiêm trọng của gia đình và của xã hội nữa. Nhiều quốc gia việc giáo dục phổ thông là bắt buộc, và được coi như là một thứ nhân quyền.

- Nếu gia đình chật vật, nhưngcha mẹ, gia đình cố gắng phấn đấu, có khi phải vay mượn, phải bán tài sản để con cái có điều kiện học hành, đây là một hy sinh lớn lao, một cách biểu lộ tình thương đáng kính phục.

- Nếu gia đình có điều kiện khá giả, mà không cho phép, không khuyến khích, không hỗ trợ cho con em đi học, quả là một thứ tội của gia đình. Tội càng nặng khi vì cái lợi trước mắt, bắt trẻ con nghỉ học sớm để kiếm tiền (bán vé số...).

- Kiến thức, trình dộ, bằng cấp, trong xã hội đang phát triển hiện nay, trở thành chìa khoá căn bản để bước vào cuộc đời một cách xứng đáng.

- Nếu đến tuổi trưởng thành, đi xin việc, mà con cái không có đủ trình độ tối thiểu về văn hoá, bằng cấp, chuyên môn... để được tuyển chọn, thì trách nhiệm của gia đình rất lớn. Khi đó, người trẻ chỉ được xếp vào loại “lao động phổ thông”, (thí dụ: đào đất, phu hồ, chạy bàn...) thì thật là đáng tiếc cho cuộc đời người trẻ.

- Người ta tránh để con khỏi mù chữ, nhưng cũng nên trách cho con khỏi mù về nhiều lãnh vực khác: mù vi tính, mù về nhân cách, mù về ứng xử có văn hoá giáo dục. Tại họ đạo, tránh cho con cái mù về giáo lý, mù về phong cách sống chan hoà trong các đoàn thể...

- Hãy nhớ lời Đức cố Giám mục Giacôbê Nguyễn Ngọc Quang nhắc nhở vào năm 1975, khi một số người ngại cho con đi học trường nhà nước, sợ bị lung lạc đức tin, Ngài nói: “Người công giáo không được quyền dốt”.

 

 (Có thể coi thể coi bài đọc thêm, có đính kèm, để tham khảo: - Lời Tâm Huyết Gửi Giới Trẻ Tại Quê Nhà, khuyến khích học Anh Văn, Vi tính- )

 

- Câu hỏi gợi ý thảo luận:

+ Gia đình cần quan tâm và chuẩn bị gì cho tương lai con cái về phương diện học hành?

+ Những hậu quả bất lợi nào cho con cái khi bước vào đời nếu chúng không được chuẩn bị đầy đủ về học hành, trình độ, bằng cấp?

+ Những hy sinh nào gia đình thường gặp khi cố giúp con cái theo đuổi việc học, dù gia đình không khá giả? Và những lý do gì thường khiến gia đình không mặn mà khuyến khích và tạo điều kiện cho con cái đi học?

 

BÀI 3:  VIỆC CHỌN BẠN BÈ CỦA GIỚI TRẺ.

 

- Lời Chúa:

+ (Ga 15,13): Gương Chúa Giêsu: “Không ai có tình thương lớn hơn tình thương của người hy sinh mạng sống mình cho bạn hữu”.

+ (Lc15,6): Chung vui với bạn bè: “Người ấy mời bạn bè, hàng xóm lại và nói: Xin chung vui với tôi, vì tôi đã tìm được con chiên của tôi, con chiên bị mất đó ”

 

NHỮNG ĐẶC TÍNH TỔNG QUÁT CỦA NGƯỜI TRẺ

(Dựa theo một vài tài liệu của Giáo Hội):

 

- Muốn bắt tay vào việc giúp đỡ, dạy dỗ cụ thể cho người trẻ, trước hết cần nắm bắt một số đặc tính chung của giới trẻ, rồi từ đó sẽ tuỳ cơ ứng biến, mới mong giúp đỡ họ hữu hiệu.

Sau đây là mấy tài liệu của Giáo Hội nói về giới trẻ, mà ta có thể tham chiếu:

 

1.Bản Chỉ-dẫn-căn-bản về đào tạo linh mục: Nói về các ứng viên trẻ sẽ gia nhập chủng viện:

 

- Người trẻ chân thành và thích sự thật.

- Thích cái mới, cái chưa từng có, cái độc đáo (ngày nay ta gọi là: hàng độc, hàng khủng....).

- Dễ đua đòi, chạy theo thần tượng (các siêu sao...).

- Có khuynh hướng ngưỡng mộ đối với thế giới, đối với tiến bộ, khoa học kỹ thuật.

- Có khuynh hướng thích liên đới, thích hoà vào cộng đoàn.

- Không dễ vâng phục; nhưng dễ chống đối và phê phán chỉ trích đối với quyền bính, sẵn sàng phản kháng.

- Hay thay đổi, đôi khi không nhất quán.

- Mong và cần được thông cảm, được thấu hiểu.

- Nhậy bén về phẩm giá và tư cách của mình, của sự vật và của con người.

- Dễ sống phóng túng.

- Đôi khi có những ước vọng không tưởng.

 

2.Tài liệu Đào tạo linh mục trong hoàn cảnh ngày nay, số 7 & 8:

- Người trẻ có khuynh hướng theo Chủ nghĩa duy lý - Duy chủ quan - Chủ nghĩa cá nhân – Chủ nghĩa khoái lạc và trốn tránh trách nhiệm: thích sống thử nghiệm mãnh liệt về cảm xúc và cảm giác, điều này dễ đưa đến thái độ dửng dưng vô cảm với dấn thân cho tình liên đới.

- Bị nhiễm cách sống theo thuyết vô thần thực tiễn và hiện sinh: Do đó sẽ

   nặng về tinh thần tục hoá, chỉ bận tâm về chính mình, coi mình là trung

  tâm, là nguyên lý là lý lẽ cho mọi sự. 

- Sống trong xã hội tiêu thụ: Họ dễ có khuynh hướng sống thoải mái.

- Họ quan tâm tới “Cái mình có, hơn là Cái mình là”.

- Họ quan tâm tới vấn đề tính dục.

- Họ quan tâm tới vấn đề về tự do.

- Họ quan tâm tới vấn đề cộng đoàn, đoàn thể.

 

***

 

- Con người là sinh vật có xã hội tính, đặc tính này sẽ có mức độ đậm nhạt tuỳ mỗi cá nhân.

- Nói chung, người trẻ thích có bạn bè, nhất là bạn cùng trang lứa, để giao lưu trao đổi, để chan hoà tình cảm, để kết thân, để học hỏi, hoặc để kết bè kết đám.

- “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Chơi với bạn tốt thì dễ nên người tốt, với bạn xấu thì dễ hư thân.

- Nhiều người có nhận xét rằng hiện nay bạn xấu thì nhiều, bạn tốt thì ít, đây cũng là điều đáng quan tâm.

- Có khi cả đời người không kiếm ra được một bạn thân. Có được một người bạn thân là một điều rất quý giá trong cuộc đời.

- Nếu gia đình biết hướng dẫn thích hợp, giúp tránh bạn xấu, giới thiệu bạn tốt thì thật quý giá.

- Khuynh hướng thích tìm bạn, kể cả “bạn bốn phương” của giới trẻ cần được giúp đỡ. Có những nhóm bạn giúp nhau nên người, biết khuyên bảo nhắc nhở nhau lo học hành, lo sống tốt. Nhưng cũng có những nhóm bạn không được như thế, nhẹ thì rủ nhau đi trêu chọc, phá làng phá xóm kiểu trẻ con, nặng thì trở thành băng đảng, đẩy nhau vào tệ nạn rượu chè, cờ bạc, hút sách, và cả trộm cướp, dâm đãng. Việc xúi bẩy, thách đố nhau trong nhóm bạn bè xấu, nhiều khi đã đẩy đến những tội ác tầy trời.

- Chính vì thế, biết “lựa bạn mà chơi”, hoặc cha mẹ giới thiệu, lọc lựa bạn cho con là điều quan trọng.

- Kết thân làm bạn với cùng phái hoặc khác phái đều có những mặt tích cực và tiêu cực của nó. Nhưng làm quen và kết thân với bạn khác phái, đối với giới trẻ cần được gia đình đặc biệt quan tâm. Làm sao duy trì được mối quan hệ trong sáng, lành mạnh, đừng quá trớn, kẻo sẽ có những hậu quả khó lường.

- Hiện nay, với trình độ thông tin điện tử phát triển  cao, cơ hội và phương thế tìm bạn và kết bạn khá dễ dàng. Người ta có thể ngồi trong nhà, không cần ra khỏi nhà, không cần gặp mặt, không cần ai giới thiệu, mà vẫn có thể tìm được bạn, thậm chí cách nhau cả nửa vòng trái đất. Cũng có những trường hợp chỉ quen nhau trên mạng, mà đi đến hôn nhân tốt đẹp.

- Vì thế sự quan tâm của gia đình cũng trở nên khó khăn hơn, có khi vượt quá tầm hiểu biết của cha mẹ.

 

(Có thể đọc thêm bài đọc thêm, có đính kèm, để tham khảo: - Về Tìm hiểu tính tình – Tiếng gọi bầy đàn).

 

Câu hỏi gợi ý thảo luận:

- Gia đình cần: -  đề phòng để giúp con cái tránh chơi với bạn bè xấu – khuyến khích, giới thiệu con chơi với bạn tốt – nếu con đã lỡ chơi với bạn xấu, giúp con xa tránh. Trong kinh nghiệm thực tế, gia đình có thể làm được gì để đạt những mục tiêu trên?

 

 

BÀI 4 :  GIA ĐÌNH VÀ VIỆC GIẢI TRÍ CỦA NGƯỜI TRẺ

 

- Lời Chúa:

- (2Tm 2,22): “Anh hãy tránh xa các đam mê của tuổi trẻ, cố gắng trở nên người công chính, giàu lòng tin và lòng mến, ăn ở thuận hoà cùng những ai kêu cầu Chúa với tấm lòng trong sạch”.

 

- Giáo Huấn Giáo Hội:

Ý nghĩa và lợi ích của giải trí: Giải trí đem lại niềm vui khi được giãn xả và giải khuây. Hiến chế Vui Mừng và Hy vọng số 67 cho biết:  Con người ta cân bằng lại thời  gian lao động bằng sự nghỉ ngơi thư  thái vui tươi. Sự giải trí trở thành hành vi tràn trề hy vọng, mong tìm gặp lại một thiên đường phúc lạc xưa kia đã hứa cho những con người trong trắng vô tội. Đây là một sự tiên hưởng niềm vui tối hậu  được hứa ban cho con cái Chúa.

 

NHỮNG ĐẶC TÍNH TỔNG QUÁT CỦA NGƯỜI TRẺ

(Dựa theo một vài tài liệu của Giáo Hội):

 

- Muốn bắt tay vào việc giúp đỡ, dạy dỗ cụ thể cho người trẻ, trước hết cần nắm bắt một số đặc tính chung của giới trẻ, rồi từ đó sẽ tuỳ cơ ứng biến, mới mong giúp đỡ họ hữu hiệu.

Sau đây là mấy tài liệu của Giáo Hội nói về giới trẻ, mà ta có thể tham chiếu:

 

1.Bản Chỉ-dẫn-căn-bản về đào tạo linh mục: Nói về các ứng viên trẻ sẽ gia nhập chủng viện:

 

- Người trẻ chân thành và thích sự thật.

- Thích cái mới, cái chưa từng có, cái độc đáo (ngày nay ta gọi là: hàng độc, hàng khủng....).

- Dễ đua đòi, chạy theo thần tượng (các siêu sao...).

- Có khuynh hướng ngưỡng mộ đối với thế giới, đối với tiến bộ, khoa học kỹ thuật.

- Có khuynh hướng thích liên đới, thích hoà vào cộng đoàn.

- Không dễ vâng phục; nhưng dễ chống đối và phê phán chỉ trích đối với quyền bính, sẵn sàng phản kháng.

- Hay thay đổi, đôi khi không nhất quán.

- Mong và cần được thông cảm, được thấu hiểu.

- Nhậy bén về phẩm giá và tư cách của mình, của sự vật và của con người.

- Dễ sống phóng túng.

- Đôi khi có những ước vọng không tưởng.

 

2.Tài liệu Đào tạo linh mục trong hoàn cảnh ngày nay, số 7 & 8:

- Người trẻ có khuynh hướng theo Chủ nghĩa duy lý - Duy chủ quan - Chủ nghĩa cá nhân – Chủ nghĩa khoái lạc và trốn tránh trách nhiệm: thích sống thử nghiệm mãnh liệt về cảm xúc và cảm giác, điều này dễ đưa đến thái độ dửng dưng vô cảm với dấn thân cho tình liên đới.

- Bị nhiễm cách sống theo thuyết vô thần thực tiễn và hiện sinh: Do đó sẽ

   nặng về tinh thần tục hoá, chỉ bận tâm về chính mình, coi mình là trung

  tâm, là nguyên lý là lý lẽ cho mọi sự. 

- Sống trong xã hội tiêu thụ: Họ dễ có khuynh hướng sống thoải mái.

- Họ quan tâm tới “Cái mình có, hơn là Cái mình là”.

- Họ quan tâm tới vấn đề tính dục.

- Họ quan tâm tới vấn đề về tự do.

- Họ quan tâm tới vấn đề cộng đoàn, đoàn thể.

 

***

- Người trẻ thường ham vui.

- Giải trí là nhu cầu quan trọng và chính đáng của người trẻ.

- Có những người trẻ ham vui, ham chơi, khiến lơ là các bổn phận khác. Họ tốn tiền, tốn giờ dành cho việc giải trí quá mức cần thiết.

- Trên thế giới, người ta biến giải trí thành cả một kỹ nghệ khồng lồ, bỏ ra rất nhiều tiền bạc để thu hút con người tham gia giải trí theo chiều hướng của họ. Khi người ta đã thương mại hoá ngành giải trí, người ta sẽ hướng tới mục tiêu chính là lợi nhuận. Do đó người ta sẽ cung ứng những sản phẩm đáp ứng thị hiếu rẻ tiền của khách hàng để thu hút khách hàng. Từ đó phát sinh những sản phẩm khiêu dâm, bạo lực, bóp méo sự thật, thí dụ trường hợp cuốn phim “Cơn Cám dỗ cuối cùng của Chúa”. 

- Có những giải trí lành mạnh, bổ ích, giúp người trẻ phát triển thể xác lẫn tinh thần.

- Giải trí lành mạnh đem lại nhiều lợi ích:

+ Để khuây khoả đầu óc, làm cho đầu óc được thảnh thơi: Giải trí.

+ Để luyện kỹ năng khi chơi.

+ Để quen sống cộng tác, phối hợp với người khác: Đội banh...

+ Đề khẳng định mình, thể hiện mình qua trình độ, tài năng...

+ Để dùng thời giờ vào mục tiêu lành mạnh, bổ ích...

+ Để hoà mình với thiên nhiên, phong cảnh, sông núi, biển cả, chim muông, thú vật...

+ Để có dịp động tay động chân, để những năng lượng dư thừa của sức trẻ có dịp xả bớt một cách lành mạnh, thay vì quá dư năng lượng và đi phá làng phá xóm, gây hấn, đánh lộn...

- Nếu gia đình, xã hội, giáo xứ tạo điều kiện và giới thiệu cho người trẻ những sân chơi lành mạnh và bổ ích, sẽ đem lại nhiều điều lợi và tránh được nhiều điều đáng tiếc cho người trẻ.

- Đâu là những sân chơi lành mạnh, những hình thức giải trí đáng khuyến khích: - Thể dục, thể thao – Văn nghệ (Đàn, ca hát, múa...) – Nghệ thuật, văn chương (Viết văn, làm thơ, kịch, phim...) – hành hương, dã ngoại, du lịch – Tham gia các đoàn hội có mục tiêu lành mạnh (Ca đoàn, Giáo Lý viên, Nhóm giúp lễ...) – Săn  sóc thú cưng, chim chóc, hoa ki

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô