Thứ bảy, ngày 11 tháng 05 năm 2024 | 11:40 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

LUYỆN TẬP NHÂN ĐỨC (P.CUỐI)


CÁC NHÂN ĐỨC ĐỐI THẦN

Các nhân đức đối thần lấy Thiên Chúa làm đối tượng trực tiếp. Đó là ba đức tin, cậy, mến, khác nào cái dây ba thao, kết buộc ta lại với Chúa (1 Cr 13,13).

Đức Tin kết hợp ta với Chúa là chân lý tuyệt đối, và cho ta được cảm thông các tư tưởng của Ngài. Như thế, Đức Tin thuộc lý trí.

Đức Cậy kết hiệp với Chúa là hạnh phúc tối cao, và hy vọng sẽ được Ngài làm hạnh phúc của mình.

Đức Mến kết hiệp ta với Chúa là sự thiện tuyệt đối và cho ta yêu mến Ngài vì sự thiện hảo khả ái của Chúa, nghĩa là yêu Chúa vì Chúa. Nhờ đức Cậy, linh hồn mến Chúa vì mình, nghĩa là có một phần vị kỷ, tuy là vị kỷ chính đáng. Nhưng nhờ đức Mến, linh hồn bay bổng lên để mến Chúa vì Chúa. Nhưng tại hiện thế, phải tin cậy mới mến Chúa được. Đức Mến như là linh hồn của hai đức kia, nếu thiếu nó thì hai đức ấy như chết vậy. Còn trên thiên đàng, hai đức Tin Cậy sẽ qua, nhưng đức Mến còn mãi muôn đời. Đức Cậy và Đức Mến thuộc ý chí.

Ba đức đối thần là yếu tố tuyệt đối cần thiết làm nên đời sống siêu nhiên; nếu thiếu một, thì không thể nào linh hồn được cứu độ.

Dưới đây ta sẽ lần lượt bàn về các đức ấy.

VI. ĐỨC TIN

1. Khái niệm về Đức Tin.

Theo lẽ thông thường, tin là tin nhận một điều là thật, bằng vào lời nói của một người khác.

Theo nghĩa thần học, tin là nhân đức siêu nhiên, khiến trí khôn ta, dưới sự thúc đẩy của ý chí và ân sủng, công nhận vững vàng các chân lý mạc khải, vì thế giá của Thiên Chúa.

1.1. Đức Tin là hành vi của trí năng : Trước hết, đức Tin là hành vi của trí năng, nhận thức một chân lý, nhưng chân lý đó, tự nó, không hiển nhiên, nên cần có ý chí truyền cho trí năng nghiên cứu và ưng thuận. Đằng khác, đức Tin là hành vi siêu nhiên, nên cần phải có ân sủng soi sáng trí năng và nâng đỡ ý chí nữa. Vì thế, đức Tin là hành vi tự do, siêu nhiên và đáng thưởng đời sau.

1.2. Đối tượng của đức Tin : Đối tượng đức Tin là tất cả các chân lý mạc khải, có điều trí khôn không thể khám phá ra được, có điều trí khôn có thể biết, nhưng nhờ đức Tin mà biết rõ ràng hơn. Đối tượng ấy đã được lược tóm trong kinh Tin: "Lạy Chúa tôi, tôi tin thật có một Đức Chúa Trời có Ba Ngôi, mà Ngôi Thứ Hai đã xuống thế làm người, chịu nạn, chịu chết mà chuộc tội cho thiên hạ…”

1.3. Lý do của đức Tin : Lý do đức Tin là sự thông minh và chân thật vô cùng Thiên Chúa Đấng đã mạc khải các chân lý ấy cho Giáo Hội và Giáo Hội đã truyền lại cho ta. "Bấy nhiêu điều ấy cùng các điều Hội Thánh dạy thì tôi tin vững vàng, vì Chúa là Đấng thông minh và chân thật vô cùng, đã phán truyền cho Hội Thánh".

1.4. Đức Tin là đức hoàn toàn siêu nhiên cả về đối tượng lẫn lý do : Như thế, đức Tin là đức hoàn toàn siêu nhiên về cả đối tượng và lý do. Thế giá Thiên Chúa trọng hơn thế giá loài người bao nhiêu, thì đức Tin siêu nhiên chắc chắn hơn sự tự nhiên bấy nhiêu, nhất là vì đức Tin còn có ân sủng nâng đỡ tăng cường. Có thế, ta mới hiểu được sự can trường của muôn ngàn thánh tử đạo, đã thà chết chẳng thà chối đức Tin.

2. Địa vị Đức Tin.

Đức Tin giữ một địa vị quan trọng trong đường thánh đức, vì nó là nền tảng đời sống siêu nhiên và kết hiệp linh hồn với Thiên Chúa.

2.1. Đức Tin là nền tảng đời sống siêu nhiên.

Theo công đồng Triđentinô, đức Tin là khởi điểm phần rỗi, là nền tảng mọi sự thánh thiện.

2.1.1. Đức Tin là khởi điểm phần rỗi : Sự sống siêu nhiên là một mầu nhiệm cao cả, làm cho linh hồn được thông phần sự sống của Chúa. Trí khôn tự nhiên không hiểu được điều đó. Phải có đức Tin, ta mới nhìn vào được thế giới siêu nhiên. Lại phải có đức Tin, ta mới trông cậy và kính mến Chúa được. Vì thế, đức Tin thật là khởi điểm của phần rỗi.

2.1.2. Đức Tin là nền tảng của đời sống siêu nhiên : Thánh Phaolô dạy: "Không có đức Tin, không thể đẹp lòng Chúa" (Dt 11,6). Toà nhà siêu nhiên được xây bằng ân sủng và nhân đức. Nhưng không có đức Tin thì ân sủng không được thông ban; nên trước khi làm phép Thánh Tẩy phải hỏi xem đương sự có tin không đã. Không có đức Tin thì hai đức Cậy, Mến không có đã đành, mà các luân đức siêu nhiên cũng không có nữa. Ngoài ra, đức Tin còn cung cấp lương thực cho các đức khác, hầu tiến phát cho đến bậc viên mãn. Vậy phải tăng cường đức Tin, mới trông tới đỉnh trọn lành.

2.2. Đức Tin kết hợp linh hồn với Chúa.

Đức Tin hiệp trí khôn ta với thượng trí Chúa, khiến ta tư tưởng như Ngài tư tưởng. Sự kiện ấy được đức cha Gay diễn tả như sau: "Sự sáng Chúa nên sự sáng ta; sự khôn ngoan Chúa nên sự khôn ngoan ta; sự thông biết Chúa nên sự thông biết ta; tinh thần Chúa nên tinh thần ta; sự sống Chúa nên sự sống ta".

Đức Tin là thứ thiên lý kính, mở rộng nhãn giới cho tới cõi vô cùng, khiến ta được biết Chúa và thế giới siêu nhiên cũng một cách như Chúa biết. Có thể nói là ta được đồng tư tưởng với Chúa; và đã ý hợp tất đi đến chỗ tâm đồng, ta đã trở thành tri âm, tri kỷ của Chúa (Ga 15,15). Hỏi còn sự hiệp nhất nào sâu xa vững bền hơn nữa.

Và đức Tin còn là động lực trên đường hoàn thiện, một nguồn an ủi trong bước gian nan, vì các chân lý siêu nhiên có một mãnh lực nhiệm mầu khôn tả!

3. Thực hành Đức Tin.

Muốn tiến tới trong đức Tin, phải cầu xin và cố gắng, phải cầu xin vì đó là ơn Chúa; phải cố gắng vì đó là việc thong dong của ta.

3.1. Đối với bậc thanh tẩy.

3.1.1. Trước hết, phải năng đọc kinh Tin thật, hoăc kinh Tin Kính mà giục lòng tin mọi điều đạo dạy, và xin cùng Chúa như các tông đồ xưa: "Lạy Chúa, xin thêm đức Tin cho chúng con" (Lc 17,5). Đồng thời phải năng cảm tạ Chúa về ơn đức Tin, là căn nguyên mọi ơn khác, và cầu xin cho mọi người đều được ơn trọng ấy như mình.

3.1.2. Phải học hỏi, xem sách đạo, để khai quang và củng cố đức Tin. Có nhiều người đọc đủ thứ sách, mà sách đạo không hề ngó tới, có lạ gì đức Tin của họ chẳng gầy mòn! Hơn nữa, phải tránh sách rối đạo, phỉ đạo, nghịch đạo cách xa hoặc cách gần, kẻo dần dà nọc độc sẽ thấm vào nội tạng, mà nguy hiểm cho đức Tin. Về vấn đề này, hãy giữ luật cấm thư của Giáo Hội cho cặn kẽ.

3.1.3. Phải trừ khử tính kiêu căng cho rằng điều gì không hiểu thì không tin. Thiên Chúa là Đấng thông minh vô cùng, biết những điều trí ta không thể biết; khi Ngài hạ cố dạy dỗ, thì sự hợp lý nhất là ta phải sẵn sàng vâng nghe. Nếu ta nhận lời chỉ giáo của một nhà bác học, sao lại không có thể vâng lời Thiên Chúa.

3.1.4. Sau hết, phải chống trả các cám dỗ nghịch đức Tin cho mạnh mẽ.

- Nếu là hoài nghi trống, như: không biết mầu nhiệm nọ có thật chăng, hãy xua đuổi nó như đàn nhặng phá rầy. Rồi, tự bảo mình: Đức Tin xây trên nền tảng chắc chắn, ta đã học hỏi và tin vững vàng, không phải mỗi lúc mỗi đặt vấn đề. Vả, có những bậc thượng trí như Tôma, Pasteur tin đạo là thật, ta còn hoài nghi gì nữa?

- Nếu là hoài nghi hẳn về một tín điều, hãy bàn hỏi với người thông giáo lý, hoặc tự mình tra cứu sách vở để giải quyết vấn đề, càng sớm càng hay. Tuy nhiên đừng quên cầu nguyện và hạ mình khiêm nhượng, tất sẽ tìm được giải pháp.

3.2. Đối với bậc đức chiếu.

Chẳng phải ta tin, mà còn phải sống theo đức Tin; đó gọi là tinh thần đức Tin, hoặc sự sống đức Tin.

3.2.1. Trước hết, phải chuyên chú nghiền gẫm Phúc Âm, để Chúa Giêsu trở nên trung tâm điểm đời sống, tâm tình và tư tưởng của ta.

3.2.2. Tập xét đoán mọi sự dưới con mắt đức Tin: vạn vật là kỳ công do tay Chúa tác tạo; loài người là con cái Thiên Chúa, là em út Chúa Giêsu; các biến cố may rủi xảy ra đều do Chúa sắp đặt, để làm ích cho phần rỗi chúng ta.

3.2.3. Nhất là gắng sống theo nguyên tắc đức Tin. Từ tư tưởng đến lời nói, việc làm, ta đều theo sát tinh thần Phúc Âm, đối lập với tinh thần thế tục. Đời sống ta phải tái diễn, ít là một phần nào, đời sống cao đẹp của Chúa Giêsu.

3.2.4. Sau hết, ra sức truyền bá đức Tin bằng lời cầu nguyện, xin Chúa sai thêm thợ gặt đến (Mt 9,38); bằng gương sáng đời sống để kéo sự chú ý người xung quanh đến Đạo thật; bằng lời nói khôn ngoan, để minh chứng đức Tin; và bằng hoạt động tông đồ để giúp phần nào vào việc khuyến dụ và giáo lý những tâm hồn thiện chí.

Một đời sống đức Tin là bài giảng hùng biện nhất về đức Tin.[1]

VII. ĐỨC CẬY

1. Khái niệm về Đức Cậy.

Theo nghĩa thông thường, Trông là mong ước, Cậy là nhờ vả, như lời ca dao: "Trẻ trông cha, già trông con - khôn cậy, khéo nhờ".

Theo nghĩa thần học, Cậy là nhân đức siêu nhiên, khiến ta mong ước được Chúa làm Hạnh Phúc tối cao và trông chắc được các phương tiện cần thiết để đạt tới đó; vì Chúa toàn năng và nhân hậu đã phán hứa như vậy.

Bản tính loài người, ai cũng ước ao được hạnh phúc. Đức Tin cho ta biết hạnh phúc ấy chỉ có thể là Thiên Chúa; nên ta đem lòng mến Chúa, là hạnh phúc của ta. Tình yêu ấy có vẻ vị kỷ thật, nhưng là thứ vị kỷ chính đáng, hợp ý Chúa. Tình yêu đó lại là thứ tình yêu siêu nhiên, vì quy hướng về Chúa ân sủng, mà đức Tin đã mạc khải.

1.1. Đối tượng.

Đối tượng chính yếu đức Cậy là Thiên Chúa, xét về khía cạnh Ngài là Hạnh Phúc vĩnh cửu, làm cho các ước vọng chính đáng của ta được hoàn toàn thỏa mãn.

Đối tượng tuỳ thuộc là những phương tiện tinh thần hoặc vật chất cần thiết hoặc hữu ích cho việc chiếm đắc hạnh phúc, như ân sủng, sức khoẻ, danh giá, tiền tài, bạn hữu…

Kinh Cậy: Lạy Chúa tôi, tôi trông cậy vững vàng, vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, thì Chúa sẽ ban ơn cho tôi giữ đạo nên ở đời này (đối tượng tuỳ thuộc), cho ngày sau được lên thiên đàng, xem thấy mặt Đức Chúa Trời hưởng phúc đời đời (đối tượng chính yếu).

1.2. Lý do.

Lý do đức Cậy không phải là công trạng, nhân đức của ta nhưng là công nghiệp Chúa Giêsu, là sự toàn năng, nhân hậu và trung tín của Thiên Chúa.

Kinh Cậy nói rõ: "Tôi trông cậy vững vàng vì công nghiệp Đức Chúa Giêsu, … vì Chúa là Đấng phép tắc và lòng lành vô cùng, đã phán hứa sự ấy, chẳng có lẽ nào sai được".

Thánh Phaolô quả quyết: "Thiên Chúa đã chẳng tiếc mà phú Con mình vì chúng tôi, thì có lẽ nào Chúa lại chẳng ban cho chúng tôi mọi sự cùng với Con Ngài sao? (Rm 8,32).

Như thế, chẳng đủ lý do cho ta trông cậy Chúa vô điều kiện ư?

2. Địa vị Đức Cậy trên đường hoàn thiện.

Đức Cậy giúp ta nên thánh, vì kết hiệp ta với Chúa, làm cho lời cầu xin được hiệu nghiệm, và là nguồn sức mạnh thúc đẩy ta hành động.

2.1. Đức Cậy giải thoát ta khỏi tạo vật, để kết hiệp ta với Chúa : Trái tim con người không to hơn nắm tay mà khát vọng những sự vô biên và vĩnh cửu. Không vật nào trần gian thỏa mãn nó được, vì vật nào nó cũng hữu hạn phù du. Chỉ có Thiên Chúa, là Hạnh Phúc trường cửu và vô biên mới lấp đầy được hố khát vọng vô cùng ấy. Nhờ đức Cậy, ta khinh chê thế trần, để hướng hết tâm hồn về Thiên Chúa.

2.2. Đức Cậy làm cho lời cầu xin được hiệu nghiệm : Thánh Kinh dạy: "Trông cậy Chúa thì hơn trông cậy người ta. Chẳng ai trông cậy Chúa mà phải xấu hổ" (Tv 117,9; Giáo Huấn 2,12). Quả thế, chẳng gì làm vinh danh Chúa bằng tỏ lòng tín nhiệm Ngài. Tín nhiệm Ngài là xưng ra Ngài là quyền năng nhân hậu, nên Ngài không thể cầm lòng quảng đại, mà chẳng mưa ơn phúc xuống như ta xin. Thánh Têrêsa Hài Đồng Giêsu viết "Không bao giờ người ta trông cậy Chúa cho đủ được, vì Ngài nhân từ lân tuất vô cùng".

2.3. Đức Cậy là nguồn sức mạnh thúc đẩy ta hành động : Trên đời, hy vọng là một sức mạnh không rời ta bao giờ. Khi nào người ta không hy vọng gì nữa, thì người ta phải chết. Khi A-lịch-San đại đế sửa soạn lên đường chinh phạt Á Châu, ngài phân phát tài sản cho tướng tá, và tuyên bố chỉ giữ lại hai chữ Hy Vọng cho mình.

Trong lãnh vực siêu nhiên, đức Cậy còn mãnh liệt hơn nữa. Sự trông đợi hạnh phúc thiên đàng, và trông cậy một cách chắc chắn đức Cậy thông cho, đó là cái sức mạnh phi thường làm cho ta biết hy sinh và cố gắng không thôi. Thánh Phaolô viết: "Kẻ tranh giải trong trường đua đành kiêng cữ mọi thứ. Hắn chỉ được một triều thiên chóng tàn, còn ta thì được triều thiên bất hủ" (1 Cr 9,25).

3.Thực hành Đức Cậy.

Để củng cố và tăng cường đức Cậy, hãy năng gẫm về phép tắc lòng lành và lời hứa của Chúa mà giục lòng trông cậy cho vững vàng. Đồng thời phải cộng tác với ơn Chúa bằng hành động của mình, đừng ỷ lại như người há miệng chờ sung. Bạn có giúp mình thì trời mới giúp. Trên đường hoàn thiện, mọi sự đều nhờ ơn Chúa, nhưng ta phải hành động dường như tất cả là tại ta. Người xưa nói: "tận nhân lực, quy thiên số". Không phải cứ ngồi khoanh tay, chờ nước đến chân giường, rồi đổ thừa rủi ro cho Chúa hết.

Nguyên tắc ấy, ta sẽ đem áp dụng vào các hạng linh hồn.

3.1. Đối với bậc thanh tẩy.

Khởi sinh phải tránh sự trông cậy thái quá hoặc bất cập.

3.1.1. Trông cậy thái quá cũng gọi là cậy càn : tức là trông đợi phúc thiên đàng và các ơn cần thiết, mà không chịu dùng các phương tiện Chúa đã ra. Lúc thì họ cậy lòng lành Chúa quá lẽ, tưởng như Ngài không nỡ phạt ai xuống hoả ngục, nên bình thường, vi phạm các giới răn. Họ quên rằng: Chúa lòng lành vô cùng, nhưng ngài cũng công thẳng vô cùng. Lúc thì họ cậy sức mình quá đáng, không chịu tránh xa dịp hiểm nghèo, nên sa ngã. Họ quên rằng: Chúa đã dạy phải tỉnh thức và cầu nguyện kẻo sa chườc cám dỗ (Mt 14,38).

3.1.2. Trông cậy bất cập cũng gọi là thất vọng : tức là nản chí ngã lòng khi bị cám dỗ hoặc sa ngã, tưởng như Chúa đã bỏ mình, không trông được ơn tha thứ hoặc cải thiện nữa. Tội lớn nhất của Giuđa không phải là tội bán Thầy, song là tội ngã lòng trông cậy. Nên nhớ rằng: dầu tội lỗi thế nào, mà thật lòng thống hối, thì Chúa vẫn sẵn lòng tha, vì Ngài đã tuyên bố: Ngài đến để gọi kẻ có tội có lòng hối cải..

3.1.3. Khinh chê của thế : tránh hai khuyết điểm trên rồi, ta còn phải dẹp lòng dính bén của phù vân thế tạm, mà năng tưởng nhớ cùng ước ao của báu trên trời. Theo lời thánh Phaolô, ta đã phục sinh với Chúa Kitô, thì đừng còn tìm của dưới đất, hãy kiếm của trên trời, là nơi Chúa đang chờ đợi chúng ta. Thiên đàng là quê hương; thế gian là lưu địa. Thiên đàng là phúc thật vĩnh cửu; thế gian là khổ ải ba đào.

3.2. Đối với bậc đức chiếu.

Khi rủi ro, lúc may mắn, ta đều trông cậy Chúa như trông cậy Cha.

3.2.1. Lúc rủi ro, ta trông cậy Chúa : Vua Đavít nói: "Tôi không sợ hoạn nạn, vì có Chúa ở cùng" (Tv 22,4). Khi mất của chết người, ta hãy bảo mình như thánh Vinhsơn Phaolô: "Cái gì Chúa làm cũng tốt; sự thiệt hại này sẽ có ích cho tôi vì nó do Chúa mà đến". Bệnh tật phần xác, đau khổ phần hồn, đều là những thánh giá Chúa ban để ta mua phúc thiên đàng. Sự gièm pha, bắt bớ là dịp cho ta kêu cầu Chúa minh oan và hộ vực. Khi thấy mình khuyết điểm, tội lỗi, khốn nạn, ta hãy hạ mình xuống trước nhan Chúa, xin Ngài lấp bằng cái hố nhơ nhớp ấy đi. Ta có khốn nạn, Chúa mới thương xót.

3.2.2. Lúc may mắn, ta cũng đừng quên trông cậy Chúa : Thực ra, sự may mắn thành công còn nguy hiểm hơn sự rủi ro thất bại. Lúc rủi ro thất bại, ta thường chạy đến xin Chúa hộ phù. Nhưng lúc may mắn thành công, ta thường thong thả hưởng lạc, coi đời là cõi phúc, không thiết đến thiên đàng. Đức Cậy sẽ giúp ta khinh chê lạc thú phù vân, để nâng lòng lên chốn tiêu diêu bất diệt. Giữa áng phong lưu đô hội, linh hồn đạo dức vẫn rán hãm mình phạt xác, gắn bó khắng khít cùng Chúa Giêsu, là thiên đàng ở trần gian.

3.2.3. Trong bất cứ trường hợp nào, lòng ta phải hướng về thiên quốc : dù xác ta phải chịu cảnh phù trầm của thế gian, nhưng lòng ta phải đóng chặt vào thiên đàng bất biến. Vì thiên đàng, ta hành động. Vì thiên đàng, ta cầu xin ơn bền đỗ đến cùng. Phải, thiên đàng là hy vọng tối thượng của chúng tôi!.[2]

VIII. ĐỨC MẾN

1. Khái niệm về tình yêu.

1.1.Định nghĩa.

Tình yêu là sự cảm xúc, sự khuynh hướng của tâm hồn quy về sự thiện.

Sự thiện chân thực thì tình yêu chân thực.

Sự thiện giả tạo thì tình yêu giả tạo.

Sự thiện thuộc giác quan thì tình yêu giác cảm (sensible).

Sự thiện hợp lý thì tình yêu chính trực (rationnel honnête).

Sự thiện hợp đức Tin thì tình yêu siêu nhiên.

1.2. Yếu tố.

Trên bình diện tâm lý, tình yêu gồm bốn yếu tố.

- Một mối tương đồng (sympathie) giữa hai người, một sự liên quan với nhau, hoặc ám hợp nhau: đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu; hoặc bổ túc cho nhau: người tính cứng rắn ưa người tính mềm mại.

- Một mối xúc cảm thúc đẩy tìm đến gần gũi người yêu để hưởng thụ sự hiện diện của y.

- Một mối đồng cảm thông tư tưởng và tâm tình, tâm đầu ý hợp, để chuyển thông sự hiện diện cho nhau.

- Một mối hoan lạc, khoái cảm hoặc hạnh phúc, khi đạt được đối tượng của tình yêu.

1.3. Đức Mến.

Theo nghĩa thần học, Mến là nhân đức siêu nhiên thiên phú, làm cho ta kính yêu Thiên Chúa, vì Ngài thiện hảo vô cùng; và thương yêu người ta vì mến Chúa.

Kinh Mến: Lạy Chúa tôi, tôi kính mến Chúa trên hết mọi sự, vì Chúa là Đấng trọn tốt trọn lành vô cùng: lại vì Chúa thì tôi thương yêu người ta như mình tôi vậy".

Tình yêu ấy hoàn toàn siêu nhiên.

- Nguyên khởi là đức Mến thiên phú, tức là khả năng biến tình yêu tự nhiên thành tình yêu siêu nhiên.

- Đối tượng là Thiên Chúa Ba Ngôi hằng sống, và loài người xét về đàng là con Thiên Chúa yêu thương.

- Lý do là sự thiện hảo vô biên của Chúa đáng ta yêu mến vô cùng, và sự thiện hảo hữu hạn Ngài đã thông ban cho loài người.

Vì thế, yêu người ta cũng là mến Chúa, khác nào chuộng họa phẩm tức là yêu họa sĩ vậy.

- Đức Mến bao hàm cái ý quý trọng người yêu. Đức Mến bao giờ cũng là tình yêu; nhưng tình yêu vị tất đã là đức Mến.

2. Đức Mến Chúa.

Ta sẽ bàn về bản chất, địa vị và thực hành đức Mến Chúa.

2.1. Bản chất của Đức Mến Chúa.

Đối tượng đệ nhất của đức Mến là Thiên Chúa: Đấng toàn chân, toàn thiện, toàn mỹ, khả ái vô cùng, như Ngài đã mạc khải.

Để sáng tỏ vấn đề, ta sẽ xét về giới răn, lý do và trình độ đức Mến Chúa.

2.1.1.Giới răn.

- Giới răn mến Chúa đã được truyền rất sớm và ghi rõ trong Cựu Ước và Tân Ước: "Hãy kính mến Thiên Chúa hết lòng, hết linh hồn, hết trí khôn và hết sức con" (Đnl 6,5; Mc 12,30). Chúa buộc ta phải kính yêu Chúa hết lòng hết sức, trên hết mọi sự. Tình mến Chúa phải nổi vượt trên hết mọi tình yêu, thà mất tất cả chẳng thà mất tình yêu Chúa.

- Giới răn buộc phải mến Chúa vô hạn, theo lời thánh Bêna: "Hạn độ mến Chúa là mến Chúa vô hạn độ". Tình yêu ấy phải tăng tiến mỗi ngày một thêm… cho tới vô cùng, nếu có thể.

2.1.2. Lý do.

Chúa thiện hảo vô cùng, đó là lý do chính yếu khiến ta kính mến Ngài. Ngoài ra, còn có thể có nhiều lý do tuỳ thuộc, như sự kính sợ, trông cậy, biết ơn. Sự yêu mình chính đáng rất có thể đi đôi với đức mến Chúa. Các thánh có lên án gắt gao sự yêu mình, là có ý đả kích sự yêu mình trái lẽ.

Nói thực ra, nếu sự tốt lành Chúa không liên quan gì đến ta, thì ta có thể kính phục Ngài, nhưng khó có thể kính yêu Ngài được. Đức Mến là tình tương thân, hướng về sự cảm thông và kết hiệp, nghĩa là có đi có lại, mới toại lòng nhau. Chúa tốt đã đành, nhưng có tốt với ta và tốt cho ta, thì ta mới thực tình mến Ngài được.

Hỏi, sự biết ơn có là lý do đức Mến Chúa không? Thưa, nếu chỉ nghĩ đến ơn, mà không lên tới Đấng ban ơn, thì không đủ, vì lý do ấy là vị kỷ. Trái lại, nếu đi từ ơn lên tới Đấng ban ơn, là Chúa tốt lành vô hạn, thì đó chính là lý do mến Chúa. Thánh Kinh thường nhắc lại các ơn Chúa đã ban, để thúc giục ta kính mến Ngài. Thánh Gioan khuyên ta hãy kính mến Chúa, vì Ngài đã yêu ta trước (1 Ga 4,19).

2.1.3.Trình độ.

- Trước hết, con người chỉ biết yêu mình vì mình. Đó là vị kỷ, chưa phải là mến Chúa.

- Nhưng thấy mình thiếu thốn, con người tìm đến Chúa xin Ngài bổ túc cho và đem lòng yêu mến Ngài. Đó là mến Chúa vì mình.

-Nhờ sự thân cận với Chúa, dần dần ta biết Ngài tốt lành nhân hậu và khởi sự mến Chúa vì Chúa.

2.2. Địa vị Đức Mến Chúa trên đường thánh thiện. Mến Chúa là đức cao sang hơn hết, là cốt yếu sự hoàn thiện, là toát lược mọi nhân đức (1 Cr 13,1-13).

2.2.1. Đức Mến kết hiệp ta với Chúa : Nhờ đức Mến, các tài năng linh hồn và thể xác đều quy về Chúa. Trí năng thì tôn kính và tưởng nhớ Ngài, ý chí hoàn toàn vâng phục Chúa. Trái tim hướng mọi tình yêu về Ngài. Toàn thân đều hành động để phụng sự Ngài.

Đức Mến kéo ta ra khỏi sự vị kỷ, để nâng linh hồn lên cùng Chúa, hầu thấm nhuần và mô phỏng các ưu phẩm của Ngài, vì lẽ yêu ai thì muốn giống người ấy.

2.2.2. Đức Mến sinh nhiều công hiệu tốt đẹp : Nhờ đức Mến, ta được hiểu biết và cảm mến Chúa hơn, cũng như hai người càng yêu nhau thì càng hiểu nhau vậy. Nhiều linh hồn ít học thức, nhưng nhiều đức Mến, thì am tường, và thực hành đạo lý nhiều hơn nhà thông thái.

Người mến Chúa có một sức mạnh phi thường để vượt gian lao, làm việc lớn, vì "Đức Mến mạnh như sự chết" (Nhã ca 8,6). Nó làm cho nạng hoá nhẹ, đắng nên ngọt: đã yêu nhau thì trăm sự chẳng nề!

Linh hồn mến Chúa được bình an khoái lạc; đã tin chắc Chúa yêu thương săn sóc mình, thì còn sợ gì nữa? Mến Chúa là được Chúa. Được Chúa thì còn hạnh phúc nào bằng?

Như thế, đức Mến Chúa thực là dây buộc sự trọn lành Vậy.

2.3. Thực hành đức Mến.

Kính mến Chúa là hiến thân cho Chúa. Hiến thân cho Chúa thì phải hy sinh.

2.3.1.Đối với bậc thanh tẩy.

Linh hồn phải hết sức chừa tội, nhất là tội trọng, kẻ thù đệ nhất của tình mến Chúa.

- Hãy ăn năn đau đớn, vì đã xúc phạm đến Chúa, đã ăn cướp vinh quang của Ngài.

- Sẵn sàng vâng theo ý chúa, tuân giữ các giới răn, can đảm lãnh nhận các thánh giá Chúa gửi đến để mà đền tội.

- Nhìn nhận và cao rao lòng nhân hậu tha thứ của Chúa đối riêng với mình và chung với tha nhân.

2.3.2. Đối với bậc đức chiếu.

Linh hồn thực hành đức Mến cao hơn nữa.

- Hãy vui mừng, thích thú về thiện hảo của Chúa hơn là của chính bản thân. Hãy tán tụng khong khen Ngài. Thánh Phanxicô Salê viết: "Miễn Chúa là Chúa, nghĩa là Đấng tốt lành vô hạn thì đủ rồi. Còn tôi, sống hay chết không hệ là bao, vì Đấng tôi yêu mến hằng sống đời sống vô cùng vinh hiển". Vui với Chúa, thì cũng phải biết buồn với Chúa, khi suy về sự đau đớn sỉ nhục của Ngài.

- Khát vọng cầu xin cho danh Cha cả sáng, sáng nơi ta cũng như nơi mọi người, làm sao cho vạn dân biết và mến Chúa ngày một hơn. Trong khi suy gẫm các ưu phẩm Chúa, ta hãy hiệp cùng vạn vật, với Mẹ Maria, với Chúa Giêsu và Ba Ngôi cực thánh để ngợi khen Chúa đời đời vinh hiển! Đó là sứ vụ chính yếu của hàng linh mục và tu sĩ.

- Nhưng để nước Cha trị đến, không gì bằng vâng ý Cha dưới đất cũng như trên trời. Hiệp nhất về tâm trí là thứ hiệp nhất sâu xa và bền chặt hơn cả. Nhờ đó, ta biết thản nhiên bình tĩnh trước những biến cố ở đời, vì tin rằng: "Tất cả đều quy ích cho những kẻ có lòng mến Chúa" (Rm 8,28).

- Linh hồn mến Chúa thiết tình như mến bạn tri âm, khiến Chúa nên của ta và ta nên của Chúa. Tình thân hữu ấy hệ tại sự Chúa hiến thân cho ta và ta hiến thân cho Ngài.

Xét về đàng Chúa, tình yêu ấy là tình yêu muôn thuở: "Từ thuở đời đời, cha đã yêu con" (Gr 31.3)); tình yêu vô vị lợi; Chúa hạnh phúc vô cùng, chả cần gì có ta, có yêu ta là để thông hạnh phúc cho ta; tình yêu quảng đại: Ngài hiến toàn thân cho ta, lại hạ cố ngự giữa linh hồn cách vô cùng thân thiết; tình yêu săn đón: chẳng những Ngài yêu ta trước, lại dùng đủ mọi cách mà mua lòng ta, dường như Ngài cần ta vậy: "Sự khoái lạc Ta là ở cùng con cái loài người - Hỡi con, hãy dâng lòng con cho Ta" (Cn 8,31; 23,26).

Trước mối tình cao cả đằm thắm ấy, ta phải đối xử làm sao?

Khỏi phải nói, ai cũng biết, tình yêu của ta phải là tình yêu tăng tiến, nghĩa là mến Chúa mỗi ngày một hơn, vì không bao giờ ta mến Ngài cho xứng được; tình yêu quảng đại, không đặt giới hạn, không ngại hy sinh, muốn làm việc nhiều cho Chúa; tình yêu vô vị lợi, nghĩa là mến Chúa vì Chúa hơn vì mình, mến Chúa hơn các ơn lành của Chúa. Vì thế, khi bị khô khan hay khi được an ủi, ta vẫn một mực mến Chúa. Có như thế mới trông đáp được tình yêu hải hà của Chúa trong muôn một.

3. Đức Yêu Người.

3.1. Khái niệm về đức Yêu Người : Yêu người cũng là đức đối thần, vì yêu người là mến Chúa trong người ta, hay nói khác đi, ta yêu người ta vì Chúa. Nếu ta yêu người ta nguyên vì người ta, hoặc vì công việc họ làm cho mình, thì chưa phải là đức yêu người của Thiên Chúa Giáo.

Vậy phải nhìn nhận Thiên Chúa trong anh em, trong các ơn tự nhiên và siêu nhiên của họ. Ta yêu người, vì họ là con cái Thiên Chúa, anh em Đức Kitô, kẻ đồng hưởng thiên quốc với ta sau này.

Tình yêu bao hàm cả những người chưa có đức Tin, không có sủng trạng; vì tuy hiện thời họ chưa được ơn ấy, nhưng Chúa cũng kêu gọi họ đến làm con Chúa như ta.

3.2. Địa vị đức Yêu Người : Yêu người chỉ là một cách mến Chúa. Thánh Gioan viết: "Ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu bởi Chúa mà đến. Nếu ta yêu thương nhau thì Chúa ở trong ta, và đức mến Chúa nơi ta là hoàn hảo. Chúa là tình yêu, ai ở trong tình yêu ấy thì ở trong Chúa, và Chúa ở trong kẻ ấy… Chúng ta đã nhận được giới răn Ch&u

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô