Thứ bảy, ngày 11 tháng 05 năm 2024 | 10:30 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

Suy Niệm Lễ Cầu Cho Các Tín Hữu Đã Qua Đời 

1. Cái chết 

2. Bốn bà vợ 
3. Suy Niệm & Sống Tháng Các Linh Hồn 
4. Suy niệm Lễ Các Linh Hồn 
5. Thân xác và linh hồn - John W. Martens 
6. Suy niệm Lễ Các Đẳng Linh Hồn - Hiền Lâm 
7. Suy niệm của Lm. Jos Tạ Duy Tuyền 
8. Lịch sử ngày Lễ Các Đẳng Linh Hồn 
9. Tưởng nhớ người đã ra đi. 
10. Bài giảng của ĐTGM. Phêrô Nguyễn Văn Nhơn 
11. Lòng biết và thảo kính đối với tổ tiên 
12. Bài giảng của ĐGM. Vinh Sơn Nguyễn Văn Bản 
13. Lễ CÁC ĐẲNG - Lm. Đaminh Vũ Đình Thái 
14. Nguồn nước mắt - ĐGM. Gioan B. Bùi Tuần 
15. Tri ân tình cha, tình mẹ - Lm Giuse Tạ Duy Tuyền 
16. Luyện ngục 
17. Nghĩ về sự chết - ĐGM. Gioan B. Bùi Tuần 
18. Luyện ngục 
19. Bóng câu cửa sổ 
20. Họ sẽ được nhìn thấy Thiên Chúa 
21. Bên kia sự chết 
22. Lễ cầu nguyện cho các linh hồn - JK
23. Các tín hữu đã qua đời. 
24. Các linh hồn

 

1. Cái chết

 

Hôm nay chúng ta tụ tập trong nhà thờ này để cử hành lễ các Linh Hồn, để tưởng nhớ đến những người đã khuất nhất là những người đã có một mối liên hệ thương yêu và ơn nghĩa đối với chúng ta như ông bà cha mẹ. Chính vì thế mà tôi muốn chia sẻ một vài ý nghĩa về sự chết. Vậy cái chết là gì và nó đem lại cho chúng ta những bài học nào?

 

Cái chết là một sự dứt bỏ có tính cách cưỡng bức, nó chia lìa hai người bạn thân thiết nhất đó là linh hồn và thể xác. Cái chết là một cuộc hành trình, một chuyến đi cô đơn nhất vì người ra đi sẽ phải để lại sau lưng tất cả những gì mình quyến luyến nhất, từ những người thân yêu đến tiền bạc và địa vị được gầy dựng do mồ hôi nước mắt. Nó sẽ chấm dứt tất cả những gì chúng ta đã đầu tư trong cuộc đời. Chính vì thế nó thường làm cho chúng ta bàng hoàng và sợ hãi.

 

Thế nhưng, là người Kitô hữu chúng ta phải nhìn cái chết dưới ánh sáng đức tin. Thực vậy dưới ánh sáng đức tin thì cái chết không phải là một chấm dứt mà là một khởi đầu, không phải là một ra đi mà là một trở về nhà Cha, không phải là một chia lìa nhưng là một kết hợp mật thiết với Thiên Chúa. Từ đó chúng ta rút ra được những bài học quý giá.

 

Bài học thứ nhất đó là ý nghĩa đích thực của cuộc sống. Ý nghĩa đó được tóm gọn trong câu giáo lý: Hỏi người ta sống ở đời để làm gì? Thưa, ta sống ở đời để nhận biết, thờ phượng, kính mến Đức Chúa Trời và thương yêu mọi người như anh em. Hầu ngày sau được mưu hạnh phúc đời đời. Câu trả lời này thật ngắn gọn và rõ rệt, giúp chúng ta giải quyết những vấn đề đã từng làm cho chúng ta băn khoăn và thắc mắc. Không hiểu được chân lý này, hay cố tình quên lãng chân lý này, chúng ta sẽ trở nên những kẻ lầm đường lạc lối, không còn thấy được phương hướng cho cuộc sống, liều mình mất đi cả chì lẫn chài, cả đời này lẫn đời sau. Murillo, một hoạ sĩ Tây Ban Nha, đã khắc trên tường phòng mình hàng chữ như sau: Hãy sống như là sẽ phải chết. Hãy tập làm quen với cái chết bằng tinh thần từ bỏ liên tục.

 

Bài học thứ hai là bài học khôn ngoan. Trong mọi hoàn cảnh, hãy chuẩn bị sẵn sàng để ra trước mặt Chúa mà tính sổ cuộc đời. Đừng bao giờ quên rằng, chúng ta được xét xử dựa trên tình yêu: tình yêu đối với Thiên Chúa và đối với anh em, chứ không phải là được xét xử theo dáng bộ bề ngoài và những việc đạo đức nặng phần trình diễn. Bởi vậy trong nhịp sống thường ngày, chúng ta có lo thực thi bác ái hay không, có biết thực tâm tha thứ cho kẻ lỗi phạm đến chúng ta hay không? Có biết nở nụ cười hoà giải đối với những kẻ đã gây nên xích mích, có biết đem lại niềm vui và hạnh phúc cho những kẻ xung quanh? Có biết làm chứng nhân cho Chúa bằng đời sống yêu thương hay không?

 

Nếu trong cuộc sống trần gian, chúng ta đã thực sự yêu thương anh em thì chúng ta mới có thể tiến lại gần cùng Thiên Chúa, Đấng có một trái tim cảm thông với đau khổ sẵn sàng để tha thứ và ân thưởng những người thiện chí. Khi tâm hồn chúng ta đã giao hoà cùng Thiên Chúa, thì bấy giờ cái chết không còn nhuốm vẻ tang tóc bi ai nữa. Chúng ta không còn nói như Laffirgue: Điều đau buồn nhất trong cuộc sống là cái chết. Trái lại chúng ta sẽ bảo: Đối với người tín hữu thì điều an ủi và khích lệ nhất trong cuộc sống là cái chết, bởi vì cái chết sẽ chấm dứt những đau khổ phần xác, để rồi dẫn đưa chúng ta vào niềm hạnh phúc vĩnh cửu.

 

2. Bốn bà vợ

 

(Suy niệm ngày Lễ Các Linh Hồn của Frère Trần An Phong)

 

Một phú gia kia cưới đến 4 bà vợ.

 

Ông ta rất thương bà vợ thứ nhất, mỗi khi kiếm được tiền là ông liền mua sắm cho bà đủ thứ áo quần sang trọng, dẫn bà đi ăn tại các nhà hàng trứ danh. Không những thế, ông còn tung tiền mua sắm cho bà đủ thứ hột xoàn, trân châu. Bà muốn gì ông cũng chiều chuộng. Ông cưng bà như cưng trứng, hứng bà như hứng hoa!

 

Và mỗi lần đi họp, hay đi kinh doanh, ông đều sung sướng và hãnh diện mang theo bà vợ thứ hai. Ông luôn khoe bà với bà con lối xóm, với đồng nghiệp, khách hàng. Bà là niềm hãnh diện của ông!

 

Mỗi khi gặp khó khăn, cho dù lớn hay nhỏ, ông đều thủ thỉ, tâm sự với bà vợ thứ ba. Ông tin tưởng bà lắm, vì bà luôn là người cố vấn cho ông, một người cố vấn khôn ngoan, trung tín và đầy yêu thương. Bà thật là người bạn đời tri kỷ có một không hai trên đời!

 

Còn bà vợ thứ tư lại rất thương ông, thương ông tha thiết, thương ông nồng nàn, thương ông chứa chan. Nàng dành hết cả cuộc đời mình để lo cho cuộc sống của ông, sự nghiệp của ông. Nàng không từ chối một hy sinh nào cho chồng cả. Ngay cả những khi ông lầm lỗi, bà cũng can đảm thầm nhắc nhở, khuyên lơn, và rộng lòng tha thứ. Thế nhưng! Ông lại chẳng mấy khi để ý đến nàng.

 

Rồi một ngày kia, ông phát bệnh. Bệnh ung thư của ông đã đến thời cuối cùng, các bác sĩ đều bó tay. Biết mình chả còn sống được bao lâu, ông bèn cho mời các bà vợ đến để nói lời cuối cùng.

 

Bà thứ nhất mặc xiêm y lộng lẫy, nữ trang óng ánh, nước hoa lan tỏa khắp phòng, đến bên chồng đang hấp hối.

 

- Em, anh sắp chết rồi. Em là người anh yêu mến nhất, chăm sóc cho em từng li từng tí. Em có muốn theo anh về bên kia thế giới để chung sống, để lo lại cho anh không?

 

- Không!

 

Nàng lạnh lùng đáp.

 

- Anh đi đường anh, em đi đường em. Tình nghĩa đôi ta có thế thôi.

 

Nói xong, nàng ngoảnh mặt, vội vã bước ra khỏi phòng. Lời bà như một nhát dao đâm thấu tim ông!

 

Người phú gia vừa cố gắng nắm tay bà vợ thứ hai, vừa run run hỏi:

 

- Em, suốt đời anh, em là niềm hạnh phúc, là niềm kiêu hãnh của anh. Giờ đây anh sắp chết, em có muốn theo anh về bên kia, như hào quang chói sáng cho anh, như người tiến cử anh vào cuộc sống huy hoàng không?

 

- Không! Anh chết rồi, tôi sẽ cưới người khác. Tôi phải thuộc về người khác chứ! Ai lại theo kẻ chết xuống mồ bao giờ.

 

Nói xong, nàng trở gót bỏ đi. Mỗi tiếng gót giày nàng nện xuống thềm nhà, là một nhát búa đóng đinh xuyên qua tim chàng.

 

Đau buốt, nát tim, người phú gia quay nhìn bà vợ thứ ba và ân cần hỏi:

 

- Em, trong suốt cuộc đời, em là người luôn sát cánh cùng anh. Không có chuyện gì mà anh không chia sẻ cùng em. Em luôn bên cạnh anh, lúc vui cũng như lúc buồn. Giờ đây, anh sắp chết, em có chịu theo anh không?

 

- Anh yêu, em biết anh yêu em lắm, và em cũng yêu anh. Nhưng cùng lắm, em chỉ có thể theo anh ra nghĩa trang, nhìn anh đi vào lòng đất lạnh, rồi thắp cho anh những nén hương lòng. Em sẽ nhớ anh thật nhiều, nhưng theo anh, em không thể nào làm được.

 

Nói xong, nước mắt nàng tuôn trào.

 

Bỗng đâu, một giọng nói yếu ớt vang lên:

 

- Em sẽ theo anh về bên kia thế giới. Anh yêu, cho em theo anh. Đừng bỏ em!

 

Chàng phú gia lấy hết sức tàn ngồi chổm dậy, nhìn về phía phát xuất ra giọng nói. Và kià! Người vợ thứ tư của chàng đang ôm mặt khóc nức nở. Thân hình nàng qúa mảnh khảnh tựa hồ dễ bị cuốn theo chiều gió. Một người vợ yêu chàng tha thiết, nhưng đã bị chàng bỏ bê cả cuộc đời.

 

* * *

 

Trước cái chết, chàng phú gia mới chân nhận ra giá trị tình yêu. Ngày hôm nay, ngày nhớ đến Các Tín Hữu Đã Qua Đời, 2 tháng 11 mỗi năm, mình nhớ đến cái chết, và nhận ra bốn bà vợ của đời mình.

 

Mình đã quá yêu bà vợ thứ nhất - thân xác mình. Cho dù mình có mặc cho nó đủ thứ lụa là gấm vóc, nuôi dưỡng bằng cao lương mỹ vị, mình cũng chẳng đem theo được về bên kia thế giới.

 

Mình đã hãnh diện với chức tước, bằng cấp - bà vợ thứ hai - nhưng chức tước ấy sẽ thuộc về người khác khi mình giã từ cõi thế.

 

Họ hàng, gia đình mình - bà vợ thư ba, sẽ theo mình ra tận nghĩa trang, sẽ hằng năm kỵ giỗ cho mình, nhưng nào ai theo mình xuống huyệt.

 

Còn cái linh hồn của mình - bà vợ thứ tư - mà mình đã vì qúa chăm lo thể xác, chạy theo tiền tài danh vọng, bon chen chức tước quyền cao, ít khi mình buồn nghĩ đến thì sẽ theo mình đi vào thiên thu.

 

* * *

 

"Ca tụng Chúa đi, hồn tôi hỡi!

 

Suốt cuộc đời, tôi xin hát mừng Chúa,

 

Sống bao lâu, nguyện đàn ca kính Chúa Trời.

 

Đừng tin tưởng nơi hàng quyền thế,

 

Nơi người phàm chẳng cứu nổi ai.

 

Họ tắt hơi là trở về cát bụi,

 

Dự định bao điều: ngày ấy tiêu tan.

 

Phúc thay người được Chúa Trời nhà Gia-cóp phù hộ

 

Và cậy trông Chúa, Thiên Chúa họ thờ." (Thánh Vịnh 145: 1-5)

 

3. Suy Niệm & Sống Tháng Các Linh Hồn

 

(Suy niệm của Lm. Gioan B. Nguyễn Đình Lưu)

 

"Con hãy nhớ đến mẹ mỗi khi dâng thánh lễ". Lời thánh Monica cũng chính là ý nguyện mà các linh hồn tiền nhân muốn nhắc nhở cùng chúng ta là con cháu của các ngài.

 

Đài truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh tối Thứ Năm tuần trước có phát đi chương trình: "Những đứa con hiếu thảo". Một trong những khuôn mặt được giới thiệu đó là anh Kim Sơn. Tuổi thơ của anh là những tháng ngày đen tối, bởi cha mẹ đã sớm ly dị khi đã có với nhau ba mặt con. Thiếu sự yêu thương dạy dỗ, Kim Sơn xa dần trường học để bước vào trường đời. Bài học đầu đời mà Kim Sơn học được đó là bài học lừa lọc, dối trá, đấu đá để dành quyền sống. Kết cục của những tháng ngày ngang dọc là những ngày đen tối trong chốn lao tù, là sự hận đời đen bạc, là nỗi buồn tuyệt vọng cô đơn.

 

Trong lúc đó, mẹ của anh vẫn tần tảo với gánh bún riêu, lê gót qua các phố chiều, chắt chiu từng đồng, để đổi lấy cho anh những hũ chao, những lon ruốc sả. Trải qua nhiều năm tháng, tình thương của người mẹ không hề xói mòn, hy vọng của mẹ không hề bị dập tắc. Cuối cùng tình mẹ đã chiến thắng. Năm 2005, anh được ra khỏi trại và quyết tâm làm lại cuộc đời. Ổn định cuộc sống, anh lập gia đình và đưa mẹ về sống chung để có dịp phụng dưỡng. Anh dứt khoát không để mẹ phải gánh bún đi bán, anh hứa với lòng mình: mẹ muốn ăn gì, mặc gì, anh sẽ mua cho mẹ. Anh còn tuyên bố: hạnh phúc nhất của đời tôi là được sống với mẹ, là được ở bên mẹ mãi mãi.

 

Câu chuyện của anh Kim Sơn, hẳn phải làm ấm ấp bao tấm lòng của các bà mẹ, đang được sống trong sự chăm sóc ân cần của con cháu, sau một đời tần tảo vất vả. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng những ngày tháng hạnh phúc trong sự đùm bọc của con cái. Lại càng ít người còn nhớ và lo lắng cho cha mẹ khi các ngài đã qua đời. Chính vì thế mà Giáo hội đã dành ngày 2 tháng 11 này, và trọn tháng 11 để khơi dậy lòng hiếu thảo nơi những người Kitô hữu, cũng là những người con của gia đình.

 

Ai trong chúng ta lại chẳng một lần sinh ra bởi cha mẹ, chẳng được ấp ủ trong mái ấm gia đình. Đây chính là chiếc nôi của tình yêu, ngôi trường của lòng nhân ái. Từ trong cái xã hội nhỏ bé ấy, chúng ta đã được bú mớm, nuôi dạy, và từng ngày lớn lên trong vòng tay yêu thương của tình cha, và tiếng ru ầu ơ của mẹ. Để đổi lấy cho chúng ta sức khỏe, cha mẹ đã phải đổ bao mồ hôi sức lực để có bữa cơm miếng cá cho con; lại còn biết bao trăn trở lo lắng cho chúng ta về đường đức tin, học vấn. Hôm nay, chúng ta thành người, có địa vị, có cuộc sống an lành, có gia đình ổn định, lại chính là lúc mà các ngài nhắm mắt xuôi tay. Cái giá mà các ngài phải trả cho sự thành đạt, thành nhân của chúng ta, đâu chỉ là công sức, là nước mắt, là những héo hắt khổ đau, mà có khi còn cả mạng sống mình. Ca dao ViệtNam đã mượn hình ảnh rất quen thuộc để diễn tả sự hy sinh ấy:

 

"Con cò lặn lội bờ ao, gánh gạo nuôi chồng..."

 

hay:

 

"Cha mẹ thương con như biển hồ lai láng,

 

con thương cha mẹ tính tháng tính ngày".

 

Giờ phút này, nghĩ lại công ơn to lớn của các bậc tổ tiên ông bà cha mẹ, ai trong chúng ta lại không cảm thấy dạt dào niềm xúc động nhớ thương. Nỗi niềm trắc ẩn thôi thúc chúng ta phải làm một cái gì đó cho các ngài, giúp đỡ các ngài, báo hiếu các ngài.

 

Ai dám quả quyết: hạnh phúc đang ở trong tầm tay của các người thân yêu chúng ta, hay vẫn còn đang là số phận đau thương của chốn hỏa hòa rên xiết.

 

Vì vậy cùng với lòng tưởng nhớ tri ân, chúng ta hãy thực hiện điều mà các ngài ngày đêm mong chờ khao khát: đó là sớm giúp các ngài ra khỏi chốn luyện hình đau thương, vào chung hưởng hạnh phúc với Chúa. Công việc này, tự sức các ngài không làm được, chỉ biết trông cậy vào chúng ta là con cháu.

 

Theo lời khuyên bảo của Giáo hội, chúng ta hãy gửi đến cho các đẳng linh hồn nhiều lời cầu nguyện, nhiều việc lành hy sinh, nhất là những thánh lễ trên Bàn Thờ. Bài đọc sách Mikea mà chúng ta vẫn nghe trong thánh lễ an táng đã đề cao việc quyên góp xin lễ cho các linh hồn, là một điều hết sức cần thiết và quí giá. Bởi vì khi cử hành thánh lễ, là tái hiện hy tế Thập giá của Chúa Giêsu, là hiện tại hóa Mầu Nhiệm cứu độ cho các đẳng linh hồn, là mở ra cánh cửa hy vọng cho các người thân của chúng ta, là đưa các ngài từ chốn đau khổ tối tăm vào nơi ánh sáng hạnh phúc.

 

Và còn gì hạnh phúc hơn, khi chúng ta biết rằng một khi được đón nhận vào tham dự hạnh phúc với Thiên Chúa, các linh hồn sẽ cầu bầu cùng Chúa cho chúng ta là con cháu của các ngài còn đang phải từng ngày chiến đấu vật lộn với những cam go thử thách. Cuộc thử thách ấy đang diễn ra từng ngày không cân sức, giữa thế lực của ma quỷ, của sự tội, của đam mê với niềm tin còn quá mỏng dòn và non yếu của người Kitô hữu.

 

Như Đức Kitô đã từng an ủi các Tông đồ trong giờ phút biệt ly đầy nước mắt và đau thương: Lòng các con đừng xao xuyến... thì các đẳng linh hồn cũng đang khích lệ và ngỏ lời cùng chúng ta:

 

- Đừng xao xuyến vì Con Thiên Chúa đã chết để đền thay tội lỗi của chúng ta.

 

- Đừng xao xuyến vì Ngài đi là để dọn đường cho chúng ta.

 

- Hãy tin vào Thiên Chúa vì Ngài là Đấng từ bi và giàu lòng thương xót.

 

- Hãy tin vào Thiên Chúa và trung thành với Ngài qua các công việc bổn phận hằng ngày và việc giữ các giới răn của Chúa.

 

Xin vì công nghiệp của Đức Kitô, nhờ lời cầu bầu của các thánh và cầu nguyện của cộng đoàn dân Chúa, Chúa sẽ tha thứ, và sớm đưa các đẳng linh hồn về hưởng hạnh phúc, sau cả đời đã tin tưởng phó thác nơi Chúa.

 

Kim Sơn sau cả một quãng thời gian đi hoang, không màng đến sự hy sinh vất vả và nước mắt của mẹ, nhưng cuối cùng, anh đã làm cho người mẹ mình thỏa lòng mát dạ khi đã hối hận trở về, cùng dành trọn thời gian còn lại để lo lắng chăm sóc tuổi già của mẹ.

 

Còn phần chúng ta, được đánh thức qua câu chuyện của anh Kim Sơn, chúng ta sẽ làm gì cho các bậc tổ tiên ông bà cha mẹ, anh chị em thân yêu của mình trong ngày hôm nay và trong tháng các đẳng linh hồn này?

 

Xin Chúa cho mỗi chúng ta, luôn biết tỏ lòng thảo kính đối với các bậc tổ tiên ông bà, cha mẹ, anh chị em đã qua đời, bằng việc đọc kinh, dâng những hy sinh việc lành, và đặc biệt là thánh lễ mồng 2 tháng 11 hôm nay, xin vì công nghiệp của Con Chúa trên Thập giá, mà thứ tha muôn tội lỗi và đưa các ngài về hưởng hạnh phúc tôn nhan Nước Chúa.

 

4. Suy niệm Lễ Các Linh Hồn

 

(Suy niệm của Lm. Giuse Nguyễn Hữu Duyên)

 

Trong 4 tháng lang thang trên đất Mỹ, tôi nghe và thấy nhiều cảnh ngộ của cái chết:

 

Một người VN ở Cali chết thật bình thường, nhưng nghe nói tang lễ cho cụ ít ra cũng 20,000.00 USD, riêng cỗ quan đã hết 7,000.00 rồi. Kể ra cái chết ở đấy cũng có giá cao đấy.

 

Ở Florida tôi nghe kể về cái chết của một Bác Sỹ VN, sau năm 75, Ông đã nỗ lực để nuôi con ăn học thành tài trên đất khách quê người, ai cũng thành tài và thành công. Bà Cụ thì mất trước khá lâu. Ông đến tuổi hưu. Sống một mình, lấy việc dạy võ dưỡng sinh cho các đồng hương làm niềm vui. Rồi cụ phải vào bệnh viện. Cuối cùng cũng đã chết ở đó, không người thân bên cạnh. Người ta phải theo giấy tờ trong người cụ, để điện cho các con cụ. Khi các con có mặt, tất cả đã ký giấy để hiến cụ cho khoa thí nghiệm của bệnh viện: vì tương lai khoa học! Chuyện ấy cũng rất bình thường, nếu như không có cái chuyện sau đó. Phải, các đồng hương của cụ, vì mến yêu tinh thần hy sinh và phục vụ cộng đồng của cụ, muốn đến làm lễ truy điệu cho cụ tại tang gia. Nhưng ở đây con cái cụ quá ngạc nhiên về cái yêu cầu ấy, vì gia đình không làm gì cả, mọi việc là bệnh viện đã làm theo cách của bệnh viện rồi. Cuối cùng, vì sự tha thiết của các đồng hương, người gia đình bằng lòng cho họ mượn một tấm ảnh cụ để tổ chức lễ truy điệu cho Thầy ở nơi khác.

 

Ở Arlington, tôi nghe kể về cái chết của một cụ già người Mỹ. Cụ sống với cụ Bà ở đây đã lâu, cho dù có 2 người con, cũng thành đạt, nhưng chẳng bao giờ thấy họ tới thăm các cụ. Trong trường hợp cụ bà thế nào không biết, nhưng hàng xóm thấy mùi hôi nồng nặc từ nhà các cụ, báo cảnh sát, người ta mới khám ra cụ ông đã chết mấy ngày rồi!

 

Tôi cũng được thông tin về cái chết của 17 thủy binh trên chiến hạm Cole. Tôi nhìn trên TV thấy người ta đang tìm kiếm Thống Đốc Missouri sau tai nạn máy bay. Tôi cũng thấy cảnh chiếu người ta quăng xác 2 cảnh sát chìm Do Thái qua cửa sổ, và những cái chết do sự trả thù.

 

Cái chết vẫn ám ảnh cuộc sống con người, cho dù con người luôn tự hào về tiến bộ, văn minh, giàu sang và no đủ, dường như là đã đẩy lùi bóng ma sự chết.

 

Tuy nhiên, có lẽ người ta khá thành công trong việc khiến cho con người không còn nhiều suy nghĩ về những vấn đề siêu hình, kể cả cái chết. Con người hầu như chỉ còn kịp suy nghĩ về công việc làm mỗi ngày của họ thôi. Họ đi bên cạnh cái chết với sự rất xa lạ.

 

Nếu như chỉ có cái hiện tại là quan trọng, thì tôi thiết nghĩ những cái chết cụ thể trên kia thật vô cùng phi lý. Những cái chết chỉ vì cho một hiện tại tốt đẹp, lại bị chính đứa con mình cưu mang phủ nhận cách thật phũ phàng. Cho dù bằng lý trí, con người muốn chối bỏ cái bên kia sự chết, nhưng bằng chính mỗi một cái chết của mình, con người lại khẳng định họ tin vào thế giới bên kia cái chết, cho dù nó là gì, thì không ai nói thành lời.

 

Đức Giêsu Kitô, đã đến, và cũng bằng cái chết của mình, Ngài khẳng định bên kia sự chết, có thế giới của sự sống thật: Sự sống chan hòa yêu thương. Tình Yêu được đảm bảo bởi Tình Yêu Vô Biên của MỘT NGƯ

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô