, ngày 12 tháng 05 năm 2024 | 09:51 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

TỦ SÁCH THĂNG TIẾN GIÁO DÂN GIÁO DÂN HỢP TUYỂN SỐ 20 THÁNG 10/2016 

ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM GIÊRÔNIMÔ NGUYỄN VĂN NỘI & NHÓM BẠN THỰC HIỆN ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 2 3 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 LỜI NGỎ„ Cùng Quý bạn đọc thân mến, Từ tháng 4/2016 đến tháng 10/2016 ngoài xã hội người dân Việt Nam quan tâm đặc biệt đến thảm họa môi trường biển của 4 Tỉnh Miền Trung do Nhà Máy Formosa gây ra. Còn trong Giáo Hội thì các linh mục, tu sĩ và giáo dân chờ đợi Đại Hội lần thứ XIII của Hội đồng Giám mục Việt Nam (HĐGMVN). Người Công giáo Việt Nam chờ đợi Đại Hội lần thứ XIII của HĐGMVN để xem HĐGMVN kiểm điểm và đánh giá như thế nào về “Năm Thánh Lòng Thương Xót” và “Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội”. Người Công giáo Việt Nam chờ đợi Đại Hội lần thứ XIII của HĐGMVN để xem HĐGMVN có thái độ và hành động như thế nào để thể hiện tình liên đới và yêu thương với đồng bào 4 tỉnh Miền Trung nói chung và với giáo dân giáo phận Vinh nói riêng, đều là nạn nhân của thảm họa do chất thải của Formosa gây ra. Người Công giáo Việt Nam chờ đợi Đại Hội lần thứ XIII của HĐGMVN để xem HĐGMVN bầu lại các chức vụ Ban Thường Vụ và các Chủ Tịch các Ủy Ban trực thuộc HĐGMVN như thế nào cho nhiệm kỳ 3 năm 2017-2019? Người Công giáo Việt Nam chờ đợi Đại Hội lần thứ XIII của HĐGMVN để xem HĐGMVN hoạch định gì cho mục vụ 3 năm 2017-2019 sắp tới? Cụ thể Thư Chung 2016 là món quà mà nhiều người mong chờ và kỳ vọng. Vì thế mà Giáo Dân Hợp Tuyển sẽ dành riêng số 20 này cho việc tìm hiểu về Đại Hội lần thứ XIII nói chung và về Thư Chung 2016 HĐGMVN nói riêng. ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 4 Vì chúng ta còn đang sống những ngày cuối cùng của “Năm Thánh Lòng Thương Xót” và “Năm Tân Phúc hóa đời sống xã hội”, nên số 20 sẽ gồm 3 phần: Phần thứ nhất về “Sống Năm Thánh Lòng Thương Xót với việc Tân Phúc hóa đời sống xã hội”. Trong phần này, sau một số bài gợi ý mục vụ và suy tư thực hành liên quan đến sống Năm Thánh Lòng Thương Xót với việc Tân Phúc hóa đời sống xã hội, là những suy tư có tính kiểm điểm và lượng giá việc thực hành một năm sống Năm Thánh Lòng Thương Xót với việc Tân Phúc hóa đời sống xã hội. Phần thứ hai về Đại Hội XIII và Thư Chung HĐGMVN. Trong phần này, sau những bài tường trình, và biên bản của Đại Hội 13 và nhất là bản văn Thư Chung của HĐGMVN là những bài giúp tìm hiểu, nhận định về Thư Chung 2016 HĐGMVN xem Thư Chung có những “điểm sáng” và “điểm mờ” nào. Phần thứ ba về Mục Vụ Gia Đình, vì chẳng bao lâu nữa chúng ta bước vào năm thứ nhất của Mục vụ Gia đình (2017) với một vài bài về Mục Vụ Gia Đình. Nguyện xin Thiên Chúa đầy lòng thương xót chúc lành cho nỗ lực nhỏ bé của chúng con! Sàigòn ngày 13 tháng 10 năm 2016 Giêrônimô Nguyễn Văn Nội và Nhóm Bạn Địa chỉ liên lạc Giêrônimô Nguyễn Văn Nội Email: hnoivnguyen@yahoo.ca Đt 098 648 0337 Chủ đề GDHT số 21 (tháng 01/2017) 5 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 NỘI DUNG CÁC SỐ GIÁO DÅN HỢP TUYỂN Đà PHÁT HÀNH 2 LỜI NGÔ 3 NỘI DUNG GIÁO DÅN HỢP TUYỂN SỐ 19 5 PHẦN I: GỢI Ý MỤC VỤ LÒNG THƯƠNG XÓT THA THỨ VÀ MÓN NỢ SINH THÁI KHÔNG THỂ ĐƯỢC DUNG THA 6 LÒNG THƯƠNG XÓT TRONG SỨ MÄNG CỦA HỘI THÁNH 10 TÂN PHÚC ÅM HÓA ĐỜI SỐNG Xà HỘI 14 XÉT MÌNH CHUNG (XÉT MÌNH TẬP THỂ, XÉT MÌNH CỘNG ĐOÀN) 21 PHẦN II: ĐẠI HỘI HĐGMVN VN K.XIII (THÁNG 10.2016) CHUÈN BỊ HƯỚNG TỚI ĐÄI HỘI HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM THÁNG 10/2016 26 HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM KHÓA XIII: NHỮNG ƯU TƯ VÀ HY VỌNG 29 ĐÄI HỘI XIII HĐGMVN THÁNG 10/2016 37 BIÊN BÂN ĐÄI HỘI XIII HĐGMVN 39 THƯ CHUNG ĐÄI HỘI XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM THÁNG 10/2016 43 TÌM HIỂU THƯ CHUNG 2016 HĐGMVN 49 NHỬNG “ĐIỂM SÁNG” VÀ NHỮNG “ĐIỂM MỜ” CỦA THƯ CHUNG 2016 HĐGMVN 55 PHẦN III: MỤC VỤ GIA ĐÌNH Ý NGHĨA VÀ TÆM QUAN TRỌNG CỦA MỤC VỤ GIA ĐÌNH 62 CÁC GIAI ĐOÄN CỦA MỤC VỤ GIA ĐÌNH 68 CÁC CƠ CÇU CỦA MỤC VỤ GIA ĐÌNH 74 NHỮNG NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ MỤC VỤ GIA ĐÌNH 77 NỘI DUNG KHÓA GIÁO LÝ HÔN NHÅN 83 CÁCH TỔ CHỨC VÀ GIÂNG DẬY KHÓA GIÁO LÝ HÔN NHÅN 88 ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 6 PHẦN THỨ NHẤT GỢI Ý MỤC VỤ Sống Năm Thánh Lòng Thương Xót với việc Tân Phúc-Âm-hoá Đời sống xã hội ----o0o---- LÒNG THƯƠNG XÓT THA THỨ VÀ “MÓN NỢ SINH THÁI” KHÔNG THỂ ĐƯỢC DUNG THA 1. “Món nợ môi sinh” Câu hỏi tâm điểm của Thông điệp Laudato Si‟ của Đức giáo hoàng Phanxicô về Chăm sóc Ngôi nhà chung Trái Đất, là: “loại thế giới nào chúng ta muốn để lại cho những người đến sau chúng ta, cho con cháu chúng ta là những người hiện đang lớn lên?” (160). Thế nhưng, điều gì đang xảy ra trong Ngôi Nhà Chung của chúng ta? Trái đất của chúng ta đang bị ô nhiễm nặng nề bởi một nền văn hoá rác thải đang lan rộng thiếu ý thức chung: ô nhiễm 7 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 không khí, nguồn nước, ô nhiễm do rác thải (và cả về văn hoá, tinh thần). Từ đó, ngôi nhà chung phải gánh chịu: – Những biến đổi khí hậu: “Những biến đổi khí hậu là một vấn đề hoàn cầu với những hệ lụy trầm trọng về môi trường, xã hội, kinh tế, phân phối và chính trị, và chúng là một trong những thách đố chính hiện nay đối với nhân loại” (25). Nếu ”khí hậu là một thiện ích chung của tất cả và cho tất cả mọi người” (23), thì ảnh hưởng nặng nề nhất của sự biến đổi khí hậu đè nặng trên những người nghèo nhất, nhưng “nhiều người có nhiều tài nguyên và quyền lực kinh tế hoặc chính trị hơn, dường như chỉ chú tâm tới việc che đậy vấn đề hoặc giấu nhẹm những triệu chứng của sự biến đổi khí hậu” (26), “sự thiếu phản ứng đứng trước những thảm trạng ấy của anh chị em chúng – Vấn đề ta là một dấu hiệu cho thấy có sự mất ý thức trách nhiệm đối với những người đồng loại của chúng ta, trách nhiệm này vốn là nền tảng của mọi xã hội dân sự” (25).nước uống: Đức giáo hoàng khẳng định rõ ràng rằng “có được nước uống an toàn là một nhân quyền thiết yếu, cơ bản và của tất cả mọi người, vì nó ảnh hưởng tới sự sống còn của con người và vì thế, đây là điều kiện để thực thi các nhân quyền khác”. Tước bỏ quyền của người nghèo được nước uống có nghĩa là “phủ nhận quyền sống vốn bắt nguồn từ chính phẩm giá bất khả nhượng của họ” (30). – Sự đa dạng sinh học biến mất dần: “Mỗi năm có hàng ngàn loại thực vật và động vật biến mất mà chúng ta không có thể biết chúng nữa, các con cháu chúng ta không thể thấy chúng nữa, chúng biến mất vĩnh viễn” (33). Không những chúng là những “tài nguyên” có thể khai thác được, nhưng còn có giá trị tự mình. ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 8 – Món nợ môi sinh: trong khuôn khổ một nền luân lý đạo đức về các quan hệ quốc tế, Thông điệp của Đức giáo hoàng cho thấy có “một thứ nợ về môi sinh” (51), nhất là nợ của các nước giàu đối với những nước nghèo trên thế giới. Đứng trước những biến đổi khí hậu, có “những trách nhiệm khác nhau” (52), và trách nhiệm của các nước phát triển thì lớn hơn. Món nợ môi sinh ngày càng chồng chất. 2. Căn nguyên cûa sự khûng hoâng môi sinh do con người gây ra Chúng ta biết ơn những đóng góp của khoa học kỹ thuật để cải tiến điều kiện sống của con người, nhưng ngày nay những người nắm giữ kiến thức kỹ thuật và nhất là quyền lực kinh tế để khai thác nó dùng kỹ thuật đển thống trị thế giới và nhân loại. Chủ trương thống trị bằng kỹ thuật đưa tới phá hủy thiên nhiên và khai thác bóc lột con người và các dân tộc yếu thế hơn, hướng tới thống trị kinh tế và chính trị. 3. Lòng thương xót thúc đẩy chúng ta “hoán câi về môi sinh” “Các sa mạc bên ngoài gia tăng, chỉ vì sa mạc nội tâm lớn dần” [*] . Khủng hoảng môi sinh kêu gọi ta sám hối nội tâm sâu thẳm. Việc sám hối này đòi hỏi một ý thức tràn đầy yêu thương, không tách rời những tạo vật khác, nhưng tạo thành một cộng đồng bao trùm tất cả mọi sự vật hiện hữu trong vũ trụ. Ý thức thế giới này là ân huệ lãnh nhận từ Tình yêu và Lòng Thương xót của Thiên Chúa, thái độ đầu tiên là chiêm ngưỡng trong thán phục và biết ơn. Phẩm chất cuộc sống hệ tại ở một niềm vui sâu xa không do hưởng thụ, nhưng do biết sống thanh đạm: phát triển nhờ điều độ, biết vui với cái ít ỏi, trở về với sự đơn sơ, điều đó giúp ta dừng lại để quý trọng điều thật nhỏ bé, để cám ơn các khả năng cuộc sống ban cho, mà không bị trói buộc vào những gì chúng ta sở hữu, 9 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 không buồn vì điều chúng ta không có (222). Niềm vui và sự bình an nội tâm phản chiếu trong một lối sống quân bình, biết ngạc nhiên trước sự sống quanh ta và trong ta. Thiên nhiên chất chứa đầy lời của tình yêu. Nhưng làm sao chúng ta có thể lắng nghe giữa tiếng ồn ã không ngơi bên ngoài, và bị phân tán bởi bao lo âu, đam mê trần tục bên trong tâm hồn. Ý thức cùng chung sống với thiên nhiên và với mọi người, trở thành cộng đoàn, dẫn đến một tình huynh đệ đại đồng: chúng ta cần đến nhau, phải có trách nhiệm đối với nhau và với thế giới. Tình yêu bắt đầu từ những cử chỉ nhỏ bé dành cho nhau, cho ích lợi chung, cũng đã mang tính xã hội và chính trị. “Lạy Thiên Chúa toàn năng, Chúa luôn hiện diện trong vũ trụ và ngay trong những thụ tạo nhỏ bé nhất của Chúa. […] Xin gieo vào lòng chúng con sức mạnh của tình yêu Chúa, để chúng con bảo vệ cuộc sống và vẻ đẹp muôn loài” (246). Câu hôi chia sẻ và thâo luận 1. Tại sao người Kitô hữu phải quan tâm đến môi trường sinh thái? Việc đạo đức của người Kitô hữu có liên hệ gì đến lời kêu gọi của Giáo hội về “hoán cải về môi sinh” không? 2. Anh chị đã và đang làm gì để gây ý thức bảo vệ môi sinh trong gia đình, giáo xứ, xã hội, trong lãnh vực chính trị, nghề nghiệp, kinh tế? 3. Cộng đồng dân cư hoặc Hội Thánh địa phương nơi anh chị sinh sống có chương trình gì phục vụ cho việc chăm sóc và bảo vệ Ngôi Nhà Chung của chúng ta? –––––––––––– [*] BênêđÍctô XVI, Khai mạc sứ vụ Phêrô (24.4.2005). Văn phòng HĐGMVN [Sưu tầm cûa GDHT] ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 10 GỢI Ý MỤC VỤ Sống Năm Thánh Lòng Thương Xót với việc Tân Phúc-Âm-hoá Đời sống xã hội ----o0o---- LÒNG THƯƠNG XÓT TRONG SỨ MÄNG CỦA HỘI THÁNH 1. Chứng từ cûa Lòng Thương Xót Đức Giáo hoàng Phanxicô sau khi cử hành Thánh lễ mừng Ngày cử hành Năm thánh cho các Giáo lý viên 25/9 vừa qua, đã nhắc đến cha Engelmar Unzeitig (1911-1945), CMM (Dòng các nhà thừa sai Marianhill), linh mục bị sát hại tại trại tập trung Quốc xã Dachau, được tuyên phong chân phước ngày thứ Bảy hôm trước tại nước Đức. Cha đã được sai đến Dachau để bảo vệ những người Do Thái, tại trại tập trung cha phục vụ các tù nhân và được mệnh danh là “vị Thiên sứ của Dachau”. Đức Giáo hoàng nói cha đã bị giết hại vì đức tin và hận thù tôn giáo, và “cha đã đối đáp lại sự thù ghét bằng tình yêu, sự tàn ác bằng dịu hiền”. Chứng từ của ngài giúp chúng ta sống làm chứng “cho tình bác ái và hy vọng, ngay cả giữa những thử thách đau khổ”. Cũng trong dịp này, nhắc đến dân tộc Mexico, qua cuộc tuần hành của hàng trăm ngàn người biểu lộ sự bảo vệ hôn nhân truyền thống và chống đạo luật mới cho phép hôn nhân đồng tính, cùng chứng từ của hai linh mục bị sát hại thứ hai tuần trước (19/6) tại địa phận Papantla, Đức Giáo hoàng thôi thúc các giáo sĩ, giáo dân dấn thân tại Papantla “tiếp tục hăng hái thực thi sứ mạng của Hội thánh bất chấp mọi trở ngại, theo gương Chúa Giêsu, vị Mục Tử Nhân Lành”. Dung mạo Lòng Thương Xót của Đức Giêsu Kitô chịu Chết và Phục sinh ngày nay tiếp tục tỏ hiện một cách mầu nhiệm qua sứ mạng của Hội thánh, ở mọi nơi và mọi thời. 11 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 2. Lòng Thương Xót tiếp tục “cắm lều” giữa lòng xã hội thế tục hóa “Khi chia sẻ với nhân loại những vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng, Hội thánh đã đứng về phía mỗi con người ở mọi nơi mọi thời, mang tin vui Nước Chúa đến cho họ, Nước ấy đã xuất hiện nơi Đức Giêsu Kitô và vẫn đang tiếp tục hiện diện giữa nhân loại. Giữa lòng nhân loại và trong thế giới ấy, Hội thánh chính là bí tích của tình yêu Thiên Chúa, và bởi thế, Hội thánh là bí tích của niềm hy vọng huy hoàng nhất, khơi gợi và nâng đỡ mọi cố gắng và dấn thân của con người nhằm giải phóng và thăng tiến con người. Hội thánh hiện diện giữa nhân loại, tựa như túp lều hội ngộ của Thiên Chúa, tựa như “nơi Thiên Chúa ở với con người” (x. Kh 21,3), để con người không cô đơn, lạc lõng hay khiếp sợ trong lúc thi hành nhiệm vụ làm cho thế giới trở nên nhân bản hơn; nhờ đó, con người tìm được sự hỗ trợ nơi tình thương cứu chuộc của Đức Kitô. Là thừa tác viên của ơn cứu độ, Hội thánh không sống trong trừu tượng hay thuần tuý thiêng liêng, mà ở trong chính bối cảnh của lịch sử và thế giới mà con người đang sống. Chính tại nơi đây, con người gặp được tình thương Thiên Chúa và được mời gọi cộng tác vào kế hoạch của Ngài. Chúng ta biết ơn những đóng góp của khoa học kỹ thuật để cải tiến điều kiện sống của con người, nhưng ngày nay những người nắm giữ kiến thức kỹ thuật và nhất là quyền lực kinh tế để khai thác nó dùng kỹ thuật để thống trị thế giới và nhân loại. Chủ trương thống trị bằng kỹ thuật đưa tới phá hủy thiên nhiên và khai thác bóc lột con người và các dân tộc yếu thế hơn, hướng tới thống trị kinh tế và chính trị” [1] . 3. Niềm Vui Tin Mừng thôi thúc đi ra vùng ngoại biên Đức Giáo hoàng Phanxicô, trong sứ điệp Ngày Thế giới Truyền Giáo năm 2014, diễn tả: “Mối nguy lớn trên thế giới hôm nay, một ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 12 thế giới hầu như thấm nhiễm chủ nghĩa tiêu thụ, đó là cảm giác cô đơn và lo lắng phát sinh từ một con tim tự mãn nhưng tham lam, sôi nổi chạy theo những thú vui phù phiếm, và một lương tâm chai lỳ” [2]. Nhân loại rất cần ơn cứu độ do Đức Kitô đem đến. Các môn đệ Ngài là những người để cho mình được xâm chiếm bởi tình yêu của Chúa Giêsu và được đóng dấu bởi ngọn lửa say mê Nước Thiên Chúa và nhiệt tình rao giảng niềm vui của Tin Mừng. Tất cả các môn đệ của Chúa được mời gọi nuôi dưỡng niềm vui rao giảng Tin Mừng. Là những người chịu trách nhiệm chính về việc rao giảng này, các giám mục có nhiệm vụ cổ vũ sự hợp nhất của Giáo hội địa phương trong nỗ lực truyền giáo của mình. Họ được mời gọi nhìn nhận rằng niềm vui của việc thông truyền Đức Giêsu Kitô được biểu hiện trong mối quan tâm loan báo về Ngài tại những vùng đất xa xôi nhất, cũng như không ngừng vươn ra những vùng ngoại vi của giáo phận mình, ở đó có biết bao người nghèo đang mong đợi sứ điệp này [3] . Đặc biệt, trong Sứ điệp Ngày Thế giới Truyền giáo năm nay, Đức Giáo hoàng Phanxicô ngỏ lời với chúng ta: “Năm Thánh Lòng Thương Xót mà Hội Thánh đang cử hành chiếu rọi vào Ngày Chúa nhật Thế giới Truyền giáo một ánh sáng chói ngời: nó mời gọi chúng ta nhìn việc truyền giáo cho muôn dân (missio ad gentes) như là một công trình bao la, vĩ đại của lòng thương xót, cả thiêng liêng và vật chất. Trong ngày Chúa nhật Thế giới Truyền giáo này, tất cả chúng ta được mời gọi “đi ra” như những môn đệ truyền giáo, mỗi người quảng đại cống hiến tài năng, tính sáng tạo, sự khôn ngoan và kinh nghiệm của mình để đem sứ điệp tình thương dịu hiền của Thiên Chúa đến cho toàn thể gia đình nhân loại. Do mệnh lệnh truyền giáo, Hội Thánh chăm lo cho tất cả những người không biết đến Tin Mừng, vì Hội Thánh muốn mọi người được cứu rỗi và trải nghiệm tình thương của Chúa. Hội Thánh được sai đi loan báo lòng thương xót của Thiên Chúa, trái tim đang đập của Tin Mừng” [4] và công bố lòng thương xót tại mọi 13 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 góc cùng của thế giới, đến với hết mọi người, người già cũng như người trẻ” [5] . Kết thúc lời nhắn nhủ, Đức Giáo hoàng nói: lệnh truyền của Tin Mừng: “Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ những điều Thầy đã truyền cho anh em” (Mt 28,19-20), lệnh truyền này chưa dừng lại; đúng hơn, nó thúc đẩy tất cả chúng ta, trong bối cảnh của thế giới đầy thách thức ngày nay, phải lắng nghe tiếng gọi canh tân “động lực” truyền giáo, như tôi đã lưu ý trong Tông huấn Evangelii Gaudium: “Mỗi Kitô hữu và mỗi cộng đoàn phải nhận ra con đường mà Chúa chỉ cho, nhưng tất cả chúng ta phải vâng theo tiếng gọi của Ngài là ra khỏi vùng đất tiện nghi của mình để đến với mọi vùng „ngoại vi‟ đang cần ánh sáng Tin Mừng” [6] . Câu hôi chia sẻ và thâo luận 1. Anh chị hãy kể lại một vài chứng từ truyền giáo qua Lòng thương xót hiện diện xung quanh mình hoặc ngay trong cộng đoàn mình. 2. Phúc-Âm-hóa xã hội và truyền giáo ad gentes liên hệ với nhau như thế nào trong cuộc sống của Hội Thánh địa phương của anh chị? 3. Niềm vui Tin Mừng đối với anh chị có thể kín múc từ đâu? ––––––––––– [1] HTXHCG 60. [2] Evangelii Gaudium, 2. [3] Cf. ĐGH Phanxicô, Sứ điệp Ngày Truyền giáo thế giới 2014. [4] Misericordiae Vultus, 12. [5] Cf. ĐGH Phanxicô, Sứ điệp Ngày Truyền giáo thế giới 2016. [6] Cf. Ibid.; Evangelii Gaudium, 20. Văn phòng HĐGMVN [Sưu tầm cûa GDHT] ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 14 Tân Phúc-Âm-hoá Đời sống xã hội ----o0o---- [MỖI THÁNG MỘT CHIA SẺ/CHIA SẺ THỨ 5] I. VÀO ĐỀ Hội đồng Giám mục Việt Nam đã chọn chủ đề và đường hướng mục vụ là “Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội” cho năm 2016 này, tiếp nối chủ để và đường hướng mục vụ của 2 năm trước là “Tân Phúc Âm hóa đời sống giáo xứ và cộng đoàn thánh hiến” (2015) và “Tân Phúc âm hóa đời sống gia đình” (2014). Chúng ta đã ở vào cuối tháng 7 của năm 2016, có nghĩa là chúng ta chỉ còn 3 tháng nữa (8,9 & 10) để tập trung vào việc thực hiện đường hướng mục vụ của năm nay là “Tân phúc hóa đời sống xã hội” Việt Nam (1). Chúng ta hãy nhìn vào trực trạng xã hội Việt Nam và đi tìm nguyên nhân và đề ra biện pháp. II. THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG Xà HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY: KIỂM TRA TỚI ĐÂU SAI PHẠM TỚI ĐÓ Nói về thực trạng xã hội Việt Nam ta hiện nay, không có lời nào tóm kết đầy đủ thực trạng ấy cho bằng câu: “Kiểm tra tới đâu, (thì thấy) sai phạm tới đó”. Câu nói này đã được nói lên nhiều lần trên các kênh của đài truyền hình VTV của Nhà Nước. Câu nói ấy thật không sai và không có tính phóng đại. Khi kiểm tra ngành giáo dục thì thấy nhiều bằng giả, nhiều bằng được mua bằng tiền, nhiều trường học xây rồi bỏ hoang, trong khi ngành giáo dục vẫn thiều trường ốc cho học sinh. Khi kiềm tra ngành y tế thì không thiếu cảnh thuốc giả, bác sĩ thiếu y đức và khả năng. Khi kiểm tra ngành sản xuất thì 15 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 không ít nơi sản xuất đồ gian, hàng kém chất lượng. Khi kiểm tra ngành thực phẩm thì không thiều hàng kém chất lượng và độc hại. Khi kiểm tra rừng thì nào là lâm tặc, nào là phá rừng. Khi kiểm tra nước thì nào là nước nhiễm độc, nước thiếu vệ sinh. Khi kiểm tra các công trình xây dựng thì có biết bao công trình hàng ngàn tỷ bị bỏ hoang hoặc xuống cấp ngay sau khi mới đưa vào sử dụng. Khi kiểm tra lãnh vực quản lý bất động sản thì nào là dự án treo, nào là nhà xây không phép, nào là chương trình tái định cư không hài lòng người dân. Khi kiểm tra lãnh vực làm ăn buôn bán của các doanh nghiêp hay tư nhân thì nào là phí “bôi trơn”, tiền “chung chi” cho cán bộ, công an. Khi kiểm tra tình hình xã hội thì nào là nạn lừa đảo, trộm cắp, cướp giựt, chém giết người, buôn bán ma túy, phụ nữ và trẻ em. Khi kiểm tra cán bộ thì không ít cán bộ bất tài, tham nhũng, cấu kết với các phần tử xầu để làm giầu cho bản thân mà làm hại cho đất nước, cho đồng bào mình (2). Nói tóm lại là “kiểm tra tới đâu (thì thấy) sai phạm tới đó”! III. TÌM NGUYÊN NHÂN CỦA THỰC TRẠNG TRÊN: TẠI ANH TẠI  TẠI C BA BÊN Chỉ cần suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra nguyên nhân của tình trạng đáng buốn trên của xã hội Việt Nam. Tốt nhất chúng ta hãy bắt đầu từ chính bản thân và cộng đoàn mình (người Công giáo) trước khi nói đến người khác (người dân và chính quyền Việt Nam) 3.1 Phía người Công giáo Việt Nam: Có thể nói phần đông người Công giáo Việt Nam chưa thực hiện “cương lĩnh” của mình trong mối tương quan với đời sống xã hội mà Công đồng Vatican II đã xác định trong lời ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 16 mở đầu Hiến Chế Mục Vụ Giáo Hội trong thế giới ngày nay, “Vui Mừng và Hy Vọng - Gaudium et Spes”: “Vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của con người ngày nay, nhất là của người nghèo và những ai đau khổ, cũng là vui mừng và hy vọng, ưu sầu và lo lắng của các môn đệ Chúa Kitô, và không có gì thực sự là của con người mà lại không gieo âm hưởng trong lòng họ. Thực vậy, cộng đoàn của họ được cấu tạo bằng những con người đã được qui tụ trong Chúa Kitô, được Chúa Thánh Thần hướng dẫn trong cuộc lữ hành về Nước Cha và đã đón nhận tin mừng cứu rỗi đem tới cho mọi người. Vì thế, cộng đoàn ấy mới nhận thấy mình thực sự liên hệ mật thiết với loài người và lịch sử nhân loại”. Đại đa số giáo dân vẫn thơ ơ với sứ vụ làm muối, làm men, làm ánh sáng trong môi trường xã hội của mình. Đại đa số giáo dân vẫn xem những lãnh vực chính trị, kinh tế, tài chánh, văn hóa, xã hội và giáo dục là những lãnh vực đời, không liên quan gì tới đời sống đức tin của mình. Đại đa số giáo dân vẫn cho rằng muốn nên thánh thì phải năng lui tới nhà thờ chứ không phải là đi sâu vào các môi trường xã hội, nghề nghiệp để tìm Chúa trong đó và thánh hóa (biến đổi) các môi trường ấy, như Công đồng Va-ti-can II đã minh định trong Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội, “Ánh Sáng Muôn Dân = Luumen Gentium” số 31: “Tính cách trần thế là tính cách riêng biệt và đặc thù của giáo dân. Thực vậy các phần tử trong hàng giáo sĩ dù đôi khi có thể lo những việc trần thế, hoặc hơn nữa, hành nghề giữa đời, nhưng vì ơn kêu gọi đặc biệt, sứ mệnh chính yếu và rõ rệt của họ vẫn là sứ vụ thánh. Phần các tu sĩ, do bậc sống 17 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 của họ, làm chứng cách hùng hồn và cao quí rằng người ta không thể cải tạo thế giới và cung hiến nó cho Thiên Chúa được, nếu không có tinh thần các mối phúc thật. Vì ơn gọi riêng, giáo dân có bổn phận tìm kiếm nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Ðó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế, với lòng tin cậy mến sáng ngời, và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Ki-tô cho kẻ khác, vì thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ, để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo Thánh Ý Chúa Ki-tô, hầu ca tụng Ðấng Tạo Hóa và Ðấng Cứu Ðộ.” Rõ ràng là người Công giáo Việt Nam nói chung và người giáo dân Việt Nam nói riêng chưa hoàn thành sứ mạng hay trách nhiệm xã hội của mình. Nhưng nếu họ có lỗi trong việc để cho xã hội ngày càng tổi tệ thì cũng không thể trách họ được, vì họ đâu có quyền tham gia, đâu có quyền có ý kiến, đâu có quyền lãnh đạo! 3.2 Phía người dân Việt Nam: Trong bối cảnh chung của xã hội, Việt Nam vẫn là một trong các nước nghèo trên thế giới, đại đa số người dân còn nghèo, dân trí còn thấp và chìm ngập trong nền văn hóa thực dụng. Người Công giáo đã thờ ơ với việc đời như thế thì có chi lạ khi người dân Việt Nam thờ ơ với việc nước. ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 18 Đại đa số người dân suốt ngày chỉ biết kiếm tiền để tạo dựng cho mình một cuộc sống no đủ. Một số không nhỏ còn bị vấn đề cơm áo gạo tiền khống chế như tù nhân, không sao ngoi lên được. Một số khác thì lo làm giầu, thậm chí bất chấp thủ đoạn. Thêm vào đó là chế độ độc đảng và chính sách kỳ thị lý lịch, không cho phép người dân được hưởng những quyền chính đáng mà đáng lẽ họ được hưởng. Nên người dân Việt Nam thụ động và thờ ơ với những gì xẩy ra trong xã hội. 3.3 Phía Chính quyền Việt Nam: Nếu người dân, trong đó có người không Công giáo và người Công giáo, đã có lỗi trong tình trạng tồi tệ của xã hội VIệt Nam hiện nay thì lỗi lớn nhất thuộc về chính quyền, nhìn dưới hai góc độ: * Chính quyền là người tổ chức, quản lý, lãnh đạo mọi tổ chức và mọi hoạt động xã hội thì bất cứ sai phạm nào đều có phần lỗi của chính quyền. Lỗi của chính quyền thì hoặc do cán bộ không đủ năng lực (bất tài) , hoặc do cán bộ tham những (vô đạo đức), hoăc do cơ chế và các qui định của pháp luật không phù hợp. * Đảng cầm quyền là độc đảng nắm giữ hết mọi họat động, tổ chức thì người dân, lương cũng như giáo, không có chỗ để thi thố tài năng mà đóng góp. IV. ĐỀ NGHỊ MỘT SỐ GIÂI PHÁP CHO THỰC TRẠNG TRÊN 4.1 Với Chính Quyền Việt Nam: Chúng tôi nêu mấy đề nghị sau: 1.- Chính Quyền không chỉ nhận ra những cái sai mà cần phải triệt để sửa sai, thậm chí phải thay đổi cả những nguyên tắc cơ bản của chế độ (ví dụ thực hiện hết ý nghĩa của những từ: tự do, dân chủ, nhân quyền, nhân dân làm chủ). 19 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 2.- Cán bộ, viên chức chính quyền phải vừa chuyên vừa hồng. Nhưng trong thực tế rất rất nhiểu cán bộ, viên chức không chuyên và chưa hồng. Việc huấn luyện đào tạo viên chức cán bộ cần đầy mạnh hơn nữa. 3.- Chính Quyền nên chia sẻ trách nhiệm chăm lo cho dân và phát triển đất nước với các cộng đồng tôn giáo, tổ chức xã hội dân sự và chính trị ngoài đảng. 4.2 Với mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam: Chúng tôi nêu mấy đề nghị sau: 1.- Mọi người, nhất là những ngưới có học, hãy mạnh dạn nói lên suy nghĩ nhận định của mình về tình trạng xã hội. trong các buổi sinh hoạt hội đoàn và tổ dân phố. 2.- Các bậc cha mẹ nên quan tâm đến việc nâng cao trình độ học vấn và ý thức xã hội, tôn trọng công ích cho con em và làm gương cho chúng. 4.3 Với Giáo hội Công giáo Việt Nam: Chúng tôi nêu mấy đề nghị sau: 1.- Các vị lãnh đạo Giáo hội nên dũng cảm và chủ động đóng góp ý kiến với các lãnh đạo chính quyền các cấp, để ích chung được mau thực hiện. 2.- Các vị lãnh đạo Giáo hội nên quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ giáo dân trưởng thành, giáo dân đích thực: “Giáo ội chưa được thiết lập thực sự, cũng chưa sống đầy đủ, cũng chưa là dấu ch tuyệt hảo của Ch a itô giữa loài người, nếu như chưa có hàng giáo dân đích thực và nếu hàng giáo dân này chưa cùng làm việc với hàng giáo ph m. Thật vậy, h c Âm không thể đi sâu vào tinh thần, đời sống và sinh hoạt của một dân tộc nếu không có sự hiện diện linh hoạt của giáo dân. Do đó, ngay khi thiết lập, Giáo ội phải hết ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 20 sức ch tâm đến việc đào tạo một hàng giáo dân itô giáo trưởng thành” (Sắc lệnh Truyền Giáo, số 21). 3.- Giáo dân Việt Nam, nhất là thành phần giáo dân nòng cốt (HĐMVGX, lãnh đạo các Hội đoàn) nên chủ động và tích cực trong việc học hỏi Thánh Kinh, nghiên cứu Công đồng và áp dụng Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội. 4.- Giáo dân Việt Nam phải xem việc biển đổi hay tân phúc âm hóa xã hội (làm muối, làm men, là ánh sáng) là chiều kích quan trọng và không thể không có (sine qua non) trong linh đạo của mình. [Tác giâ gửi cho GDHT] Giêrônimô Nguyễn Văn Nội Sàigòn ngày 21/07/2016 ------------------------------ Ghi chú: (1) Vào tháng 10/2016 Hội Đồng Giám Mục Việt Nam sẽ có Đại Hội (3 năm một lấn) và bình thường thì các Giám Mục sẽ đưa ra một đường hướng hay chủ đề mục vụ mới cho năm 2017 tính từ Chúa Nhật I Mùa Vọng (27.112016). (2) Đọc Báo Cáo của Ông Nguyễn Thiện Nhân, Chủ tịch Ủy Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam, trong Buổi Lễ Khai Mạc Quốc Hội Khóa XIV ngày 20/07/2016 đăng trên Báo Tuổi Trẻ ngày 21/07/2016. 21 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 XÉT MÌNH CHUNG hay XÉT MÌNH TẬP THỂ hay XÉT MÌNH CỘNG ĐOÀN [MỖI THÁNG MỘT CHIA SẺ/CHIA SẺ THỨ 7] I. VÀO ĐỀ Là người Ki-tô hữu ai nấy trong chúng ta đều rất quen với việc xét mình trước khi vào tòa giải tội, thậm chí có nhiều người đạo đức còn thực hành cách xét mình mỗi ngày, có một số tu sĩ vẫn duy trì cách nhìn lại cuộc sống trong tuần, trong tháng (revision de vie) chung với nhau. Chính nhờ thực hành đạo đức tốt lành này mà mỗi người, mỗi cộng đoàn nhìn ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 22 ra những thiều sót, tội lỗi của mình mà thay đổi, mà cải thiện đời sống theo đòi hỏi của Tin Mừng Cứu Độ. Nhưng trong đời sống chung của cộng đoàn các giáo xứ, các hội đoàn, hình như chúng ta chưa quen với cách xét mình chung hay xét mình tập thể, xét mình cộng đoàn này. Chính vì thiếu sót ấy mà việc thi hành các đường hướng mục vụ của Hội đồng Giám mục Việt Nam và việc rao giảng Tin Mừng cho dân ngoại của Giáo hội Việt Nam nói chung và của các giáo xứ Việt Nam nói riêng chưa đạt nhiều kết quả như mong muốn. II. THẾ NÀO LÀ XÉT MÌNH RIÊNG HAY XÉT MÌNH CÁ NHÂN? Xét mình riêng hay xét mình cá nhân là mỗi Ki-tô hữu nhìn lại đời sống của mình xem trong tuần, trong tháng mình có làm gì mất lòng Thiên Chúa, gây thiệt hại cho anh chị em và tha nhân sống chung quanh. Đó là nhìn vào mặt tiêu cực của đời sống. Còn nếu nhìn vào mặt tích cực của đời sống thì xét mình riêng là mỗi cá nhân Ki-tô hữu nhìn lại đời sống của mình xem trong tuần, trong tháng mình đã làm được (những) gì cho Thiên Chúa được vinh danh (nhận biết, tôn thờ), cho anh chị em và tha nhân sống chung quanh được thăng tiến (về các mặt tâm linh, tinh thần, thể xác, kinh tế xã hội và văn hóa). Nếu muốn tránh âm hưởng không tốt của từ ngữ, chúng ta có thể dùng từ “lượng giá” (evaluation) thay vì từ “xét mình” (examination). Lượng giá một khóa học, một cuộc tọa đàm, một mùa phụng vụ, một năm mục vụ. Đối với các Cursilistas thì có cách xét mình riêng, theo 3 chân kiềng: “mộ (hay sùng) đạo, hiểu đạo và hành đạo” mà mỗi thành viên của phong trào Cursillo thực hành và chia sẻ trong buổi họp nhóm thân hữu (hằng tuấn hay hàng tháng). Nếu các Cursillistas thấu hiểu tinh thần và phương pháp của cách xét mình này thì chẳng những đời sống cá nhân của 23 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 chúng ta được sâu sắc mỗi ngày mỗi hơn mà việc thánh hóa môi trường cũng mỗi ngày sẽ có được kết quả tốt hơn. III. THẾ NÀO LÀ XÉT MÌNH CHUNG HAY XÉT MÌNH TẬP THỂ HAY XÉT MÌNH CỘNG ĐOÀN? Xét mình chung hay xét mình tập thể hay xét mình cộng đoàn là mỗi tập thể hay mỗi cộng đoàn Ki-tô hữu nhìn lại đời sống của mình xem trong tháng, trong quý, trong năm tập thể hay cộng đoàn mình đã làm gì mất lòng Thiên Chúa và gây thiệt hại cho anh chị em và tha nhân sống chung quanh (mặt tiêu cực) hay tập thể, cộng đoàn mình đã làm được những gì làm vinh danh Thiên Chúa và đem lại ơn ích về mặt tâm linh, tinh thần, thể xác, kinh tế xã hội và văn hóa cho anh chị em và tha nhân sống chung quanh (mặt tích cực). Nếu xét mình riêng có thể được làm mỗi ngày, mỗi tuần thì xét mình chung chỉ có thể được làm sau mỗi mùa phụng vụ (mùa Vọng, Giáng Sinh, Thường Niên, mùa Chay và mùa Phục Sinh) và mỗi năm. Trong xét mình riêng mỗi người Ki-tô phải nhìn vào mọi lãnh vực của cuộc sống cá nhân. Còn trong xét mình chung thì chúng ta nên tập trung vào cách thực thi đường hướng mục vụ chung của giáo xứ, giáo phận. Ví dụ: năm 2016 là “Năm Thánh Lòng Thương Xót Chúa” và đồng thời cũng là “Năm Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội” thì mỗi giáo xứ, mỗi hội đoàn chúng ta có thể xét mình xem trong năm 2016 này, giáo xứ hay hội đoàn chúng ta đã làm được những gì để quảng bá Lòng Chúa thương xót và Tân Phúc Âm hóa đời sống xã hội Việt Nam? Có những việc gì giáo xứ hay hội đoàn chúng ta đã không làm (đáng lẽ ra phải làm) để quảng bá Lòng Chúa thương xót và biến đổi đời sống xã hội nước ta? ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 24 Khi thực hành việc xét mình chung, chúng ta nên đi sâu vào nội dung công việc, chứ không chỉ dừng lại ở phần chung chung: Ví dụ: Trong năm tân phúc âm hóa đời sống xã hội sắp kết thúc này, giáo xứ chúng ta đã làm những gì và đã không làm những gì để làm cho xã hội tốt đẹp hơn, trong lành và công bằng, văn minh hơn? Những việc chúng ta đã làm được đem lại kết quả tốt đẹp như thế nào cho các cá nhân và xã hội? Những việc chúng ta không làm dẫn tới những hậu quả tệ hại như thế nào cho các cá nhân và cộng đồng? Tại sao chúng ta đã không làm những việc mà đáng lẽ chúng ta phải làm…? IV. AI LÀ NGƯỜI CÓ TRÁCH NHIỆM CỔ VÕ, TỔ CHỨC VÀ CHỦ TRÌ VIỆC XÉT MÌNH CHUNG HAY XÉT MÌNH TẬP THỂ HAY XÉT MÌNH CỘNG ĐOÀN? Trong giáo xứ thì hiển nhiên là các linh mục xứ (parish priests) tức cha chính xứ, cha phó hay cha phụ tá là những người có trách nhiệm cổ võ, tổ chức và chủ trì các cuộc xét mình chung. Các cha tổ chức cuộc xét mình chung không phải giữa các cha với nhau mà giữa các cha với đại diện các thành phần giáo dân trong giáo xứ: Hội đồng Mục vụ giáo xứ, Ban Điều Hành các giáo họ, Ban Quản Trị các Hội đoàn và các Giới, Đại diện các Ban Mục vụ của giáo xứ…. Trong mỗi hội đoàn thì Ban Chấp hành hay Ban Phục vụ hội đoàn là những người có trách nhiệm cổ võ, tổ chức, chủ trì các cuộc xét mình chung của hội đoàn mình. Ban ấy phối hợp với các Nhóm hay Tổ Trưởng để thực hiện cuộc xét mình chung ấy. Nên lưu ý là trong cuộc xét mình chung, chúng ta phải tuyệt đối tránh việc đổ lỗi cho nhau hay cho một cá nhân, hay một 25 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 nhóm người nào (có mặt hay vắng mặt). Chúng ta phải nhận ưu khuyết điểm (tức thành tích và thiếu sót) là của chung của cộng đoàn. V. KẾT LUẬN Mỗi năm Hội đồng Giám mục Việt Nam đều có một Thư Chung hay Thư Mục vụ gửi cộng đoàn Dân Chúa vào dịp tổ chức đại hội hay hội nghị thường niên. Thư ấy vạch ra đường hướng mục vụ cho toàn Giáo Hội Việt Nam. Năm 2016 là năm tân phúc âm đời sống xã hội. Năm 2015 là năm tân phúc âm đời sống cộng đoàn giáo xứ và dòng tu. Năm 2014 là năm tân phúc âm hóa đời sống gia đình… Trong mỗi năm qua, các giáo xứ và cộng đoàn đều đã làm được một số việc đáng kể để thực thi đường hướng mục vụ chung của toàn Giáo Hội Việt Nam. Nhưng cụ thể là những việc gì và kết quả ra sao thì chúng ta không ghi nhận được. Nhất là chúng ta không nhận ra được những thiếu sót chung của mỗi năm nên chúng ta không cải thiện được trong năm kế tiếp. Vì chúng ta thiếu thực hành cách xét mình chung, cách lượng giá chung sau mỗi giai đoạn nhất định. Ước mong có sự thay đổi trong nhận thức và thực hành của các cộng đoàn giáo xứ và hội đoàn, nhất là của chính Hội đồng Giám mục Việt Nam và của các Ủy Ban trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam. [Tác giâ gửi cho GDHT] Giêrônimô Nguyễn Văn Nội Sài-gòn ngày 20/09/2016 ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 26 PHẦN THỨ HAI ĐẠI HỘI HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM LẦN THỨ XIII & THƯ CHUNG (THÁNG 10/2016) ----o0o---- CHUÈN BỊ HƯỚNG TỚI ĐÄI HỘI HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM THÁNG 10/2016 Các Giám mục Việt Nam trong Hội nghị HĐGM kỳ I năm 2016 vừa qua đã cùng nhau suy nghĩ để định hướng mục vụ cho ba năm sắp tới (2017- 2019) nhận thấy rằng hướng mục vụ của Giáo hội tại Việt Nam phải cùng mang lấy ưu tư chung hiện nay của Hội Thánh toàn cầu, chắc hẳn sẽ mang đậm những nét chính, tóm tắt như sau đây: - Tỏ lộ Dung mạo của Lòng Thương Xót (Misericordia Vultus). Dung mạo đó không ai khác hơn là chính Đức Giêsu Kitô Đấng Chịu-Đóng-Đinh, cần được biểu lộ ra nơi Thân Mình huyền nhiệm của Người, Hội Thánh. Hội Thánh từ sau Công đồng Vatican II đã chọn hướng đi mục vụ đối thoại với thế giới. Trong khi cử hành Năm Thánh ngoại lệ để kỷ niệm 50 năm bế mạc Công đồng Vatican II, Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc chúng ta nhớ lời của thánh Giáo hoàng Gioan 27 ǀ GIÁO DÂN HỢP TUYỂN 20,10/2016 XXIII phát biểu vào ngày khai mạc Công đồng, để xác định hướng đi của Công đồng: “Ngày nay, Hiền Thê của Chúa Kitô muốn sử dụng phương dược của lòng thương xót hơn là của sự nghiêm khắc…”[1] . - Loan báo Tin mừng Lòng Thương Xót phải bắt đầu từ Gia đình. Các nghị phụ hai Thượng Hội đồng Giám mục vừa qua (2014 và 2015) nhấn mạnh rằng “các gia đình Kitô hữu, nhờ ơn sủng bí tích hôn phối, là những tác nhân chính của mục vụ gia đình, nhất là khi họ mang những chứng từ hân hoan của đôi vợ chồng và của gia đình, các Hội thánh tại gia”[2]. Làm thế nào để Niềm Vui của Tình Yêu (Amoris Laetitia)[3] và của Tin Mừng (Evangelii Gaudium)[4] “tràn ngập con tim và toàn thể đời sống” các gia đình. Một niềm vui luôn luôn mới mẻ, niềm vui được chia sẻ. - Quan tâm đến việc “Chăm sóc Ngôi Nhà Chung” (Laudato si‟) là Trái Đất của chúng ta. Chứng từ của thánh Phanxicô thành Assisi cho ta thấy rằng “nếu chúng ta tiếp cận thiên nhiên vạn vật và môi trường sống, mà không mở lòng ra trong thái độ kinh ngạc và chiêm ngưỡng, nếu chúng ta không nói với thế giới chung quanh bằng ngôn ngữ thân tình và đẹp đẽ, thì thái độ của chúng ta sẽ trở thành thái độ của một sở hữu chủ, chỉ biết tiêu thụ và bóc lột tài nguyên.”[5] Đức Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi mọi người theo đuổi một nền sinh thái toàn diện, biết xem xét các vấn đề trong thế liên kết hỗ tương về mọi phương diện: môi trường, kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, và đạo đức. Một nền sinh thái như thế đòi hỏi tầm nhìn nghĩ đến các giải pháp toàn diện cho cả khủng hoảng về môi sinh lẫn nhân văn. - Và Hội Thánh tại Việt Nam luôn hướng theo bản hướng dẫn chỉ đường mà Chúa Thánh Thần qua Đại hội Dân Chúa năm 2010 đã vạch ra, và tóm lược trong tài liệu ĐẠI HỘI LẦN THỨ XIII HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC VIỆT NAM – 10/2016 ǀ 28 hậu Đại hội “Cùng nhau bồi đắp nền văn minh Tình Thương và Sự Sống” tuyên bố rằng “trước cuộc khủng hoảng gia đình hiện nay, Giáo hội nhận thấy cần phải tăng cường và canh tân mục vụ gia đình, phải xem mục vụ gia đình là hoạt động quan trọng và nối kết những kế hoạch và chương trình mục vụ của giáo xứ cũng như giáo phận” [6] . Luy Nguyễn Anh Tuấn Thư ký UBMV Gia đình/ Chánh VP. HĐGMVN --------------------------------- Ghi Chú: [1] Diễn từ khai mạc CĐ Vatican II, Gaudet Mater Ecclesia, 11.10.1962, 2-3. [2] ĐGH PHANXICÔ, TH Amoris Laetitia, 19.3.2016, số 200. Bản dịch tiếng Việt chính thức sẽ được VP HĐGMVN phát hành giữa tháng 6/2016. [3] xc.. Ibid. [4] ĐGH PHANXICÔ, TH Evangelii Gaudium, 24.11.2013. [5] ĐGH PHANXICÔ, TĐ Laudato Si‟, 24.5.2015, số 11. [6] HĐGMVN, Thư Chung hậu Đại hội Dân Chúa 2010 “Cùng nhau bồi đắp nền văn min

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô