Thứ bảy, ngày 11 tháng 05 năm 2024 | 05:03 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

 21/10/2016 -  

Hiểu để sống Đức Tin

 397

Phụng vụ dành ngày 2 tháng 11 để kính các linh hồn. Nguồn gốc lễ này bắt đầu từ đâu? Nó có giống với lễ Vu lan trong Phật giáo không? 

Như chị đã biết, lễ Vu lan được cử hành vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, còn gọi là Tết Trung nguyên. Có lẽ lễ này không bắt nguồn từ Phật giáo, nhưng từ phong tục dân gian. Dù sao, trọng tâm của niềm tin ngày rằm tháng bảy âm lịch là “xá tội vong nhân”: vào ngày này, các tội nhân dưới âm phủ được giải thoát. Thân nhân những người mới qua đời tổ chức lễ cầu siêu. Nguồn gốc của lễ các linh hồn bên Công giáo thì khác, với nhiều giai đoạn tiến triển khác nhau. Ta có thể lấy một mốc điểm lịch sử là ngày 2 tháng 11 năm 998, để từ đó theo dõi sự tiến triển khi đi ngược hay đi xuôi. 

Tại sao lấy ngày 2 tháng 11 năm 998 làm mốc điểm? 

Tại vì theo lịch sử, thánh Ôđilon, viện phụ thứ năm của đan viện Cluny dòng Biển đức đã ấn định dành ngày 2 tháng 11 (nghĩa là ngày hôm sau lễ kính các thánh) để cầu nguyện cho tất cả các tín hữu đã qua đời, qua việc dâng thánh lễ, đọc kinh cầu nguyện và làm việc bác ái. 
 

Tại sao chọn ngày 2 tháng 11? 

Như vừa nói, cha Ôđilon chọn ngày 2 tháng 11 bởi vì liền kế ngày 1 tháng 11. Vào ngày này, phụng vụ mừng lễ kính tất cả các thánh, nghĩa là các tín hữu đã lìa đời và đang được hưởng hạnh phúc ở bên Chúa. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng bên cạnh các phúc nhân, còn có những tín hữu khác đang trải qua cuộc thanh luyện. Vì thế, chúng ta cũng hãy nhớ cầu nguyện cho họ. 

Đây  một tư tưởng do cha Ôđilon gợi ra phải không? 

Chúng ta cần phân biệt nhiều khía cạnh: việc dành ngày 2 tháng 11 để cầu cho tất cả những người qua đời là sáng kiến của cha Ôđilon. Nhưng việc cầu nguyện cho những người đã qua đời thì đã có từ lâu rồi, mãi từ cuối thời Cựu ước, như chúng ta đọc thấy chứng tích trong sách Macabê, quyển hai, chương 12, khi ông Macabê quyên tiền gửi về đền thờ Giêrusalem để cầu nguyện cho các tử sĩ. Trong Tân ước, ta cũng thấy thánh Phaolô khuyên ông Timôthêô hãy cầu nguyện cho Onêsiphorô, một cộng tác viên với thánh Tông đồ tại Êphêsô (2Tm 1,16-18). Dĩ nhiên, tập tục này được duy trì trong suốt lịch sử của Hội thánh. Còn việc dành một ngày trong năm phụng vụ để cầu cho tất cả các linh hồn thì cũng đã có trước cha Ôđilon từ ba thế kỷ. 

Tại sao phải cầu nguyện cho những người qua đời? 

Việc tưởng nhớ những người qua đời được gặp thấy nơi nhiều dân tộc, với nhiều ý nghĩa khác nhau. Có khi việc tưởng nhớ người quá cố là dịp để thân quyến gặp gỡ nhau, để ôn lại công đức tiền nhân, bày tỏ lòng tri ân ngưỡng mộ, đồng thời khuyến khích nâng đỡ nhau trên đường đời. Có nơi thì tin rằng hương hồn của tổ tiên vẫn còn hiện diện với con cháu, vì thế họ được mời đến tham dự những biến cố quan trọng của gia đình, cũng giống như lúc sinh tiền. Có nơi tổ chức cúng giỗ để cung cấp lương thực và đồ dùng cho người quá cố, bởi vì người ta tin rằng những người bên kia thế giới cũng có những nhu cầu và sinh hoạt giống như ở đời này. Có nơi thì tổ chức lễ cầu siêu, xin cho các linh hồn còn bị giam ở địa ngục được giải thoát. Dĩ nhiên, không phải tất cả các quan niệm này đều phù hợp với đức tin Kitô giáo.


Thế thì các Kitô hữu cầu nguyện cho các người qua đời để làm gì? 

Trong việc cầu nguyện cho những người qua đời, có khá nhiều động lực khác nhau. Trước hết, chúng ta không thể nào bỏ qua khía cạnh tâm lý: những buổi cầu nguyện bên cạnh quan tài người chết hoặc vào dịp giỗ giáp tháng giáp năm nhằm bày tỏ sự thương tiếc người đã qua đi. Thế nhưng bên cạnh động lực tâm lý, dần dần đức tin Kitô giáo đã mang đến nhiều động lực mới. Ngay từ những lá thư đầu tiên (tựa như thứ thứ nhất gửi các tín hữu Têxalônica, chương 4, câu 13), thánh Phaolô đã nhắc nhở các tín hữu đừng buồn rầu như những kẻ thiếu niềm hy vọng. Thực vậy, đối với người tín hữu, cái chết không phải là sự tận diệt của cuộc sống, mà chỉ là ngưỡng cửa bước sang cuộc sống vĩnh cửu. Vì thế, các tín hữu tiên khởi gọi ngày qua đời là “sinh nhật” ( dies natalis), bởi vì họ được sinh vào cuộc sống mới. Điều này được áp dụng đặc biệt cho những vị tử đạo. Không lạ gì mà vào ngày giáp năm ngày tử đạo, các tín hữu họp nhau lại để đọc hạnh tích của vị tử đạo, không những để khuyến khích nhau bắt chước tấm gương can đảm, nhưng nhất là để tạ ơn Chúa vì đã cho một tín hữu được hoà đồng với Đức Kitô. Nói cách khác, việc mừng các vị tử đạo được liên kết với Thánh lễ, tức là lễ hy sinh của Đức Kitô. Các vị tử đạo là những người đã đi theo sát với Thầy mình trên đường thập giá, cho nên chắc chắn họ cũng được thông dự vào sự phục sinh với Người.


Nhưng  đâu phải tất cả các tín hữu đều tử vì đạo? 

Đúng rồi. Khi kính nhớ các vị tử đạo, các tín hữu xác tín rằng các ngài đang được hưởng vinh quang với Chúa rồi. Đó là buổi cử hành vui tươi. Thế nhưng không phải tất cả các tín hữu đều chết vì đạo. Nói cách khác, không phải tất cả các tín hữu sau khi qua đời đều nắm chắc sẽ được hưởng vinh quang với Chúa. Vì thế, những người qua đời cần được Hội thánh cầu nguyện để được thanh luyện khỏi tội lỗi, như chúng ta thấy phản ánh nơi đoạn văn trích từ sách Macabê quyển 2 chương 12 đã nhắc đến trên đây. Chúng ta chỉ cần trưng dẫn một chứng tích thì đủ rõ. Trong sách Tuyên xưng (Confessiones hay Tự thuật), thánh Augustinô kể lại lời trối trăn của thân mẫu Monica rằng: “Các con có thể chôn xác mẹ ở đâu cũng được. Mẹ chỉ xin các con một điều là dù các con ở đâu, thì hãy nhớ đến mẹ trước bàn thờ Chúa”. Câu nói này phản ánh một tập tục đã có từ lâu đời, đó là cầu nguyện cho các người qua đời trong khi dâng Thánh lễ. Thánh lễ là nơi mà các tín hữu sống cao độ tín điều về sự “thông hiệp các thánh”. Thực vậy, không những các tín hữu thông hiệp vào Mình và Máu của Chúa Kitô, nhưng còn thông hiệp với Nhiệm thể của Chúa là Hội thánh. Các Kinh nguyện Thánh Thể đều nhắc đến sự thông hiệp với Đức Maria, các thánh, các phúc nhân, và tất cả những ai đã ly trần. Sự tưởng nhớ này không những chỉ tuyên xưng rằng các người qua đời vẫn còn sống (chứ không bị hủy diệt ra tro bụi), nhưng còn cầu xin Chúa nhân lành thương xóa bỏ những thiếu sót của họ. Dĩ nhiên, không phải chỉ chúng ta (những người còn sống) chuyển cầu cho các người qua đời, nhưng là cả Hội thánh (nghĩa là kể cả Đức Kitô, Đức Maria và các phúc nhân) đều liên đới chuyển cầu cho các linh hồn. Ngoài việc cử hành Thánh lễ, Hội thánh cũng cầu nguyện cho các người qua đời bằng những kinh nguyện khác, cũng như bằng các công tác bác ái.


Lúc nãy, cha nói rằng việc cầu nguyện cho người qua đời đã có từ Cựu ước, còn việc dành một ngày để cầu cho tất cả những người qua đời thì mới chỉ thành hình từ thế kỷ VII. Lai lịch tục lệ này như thế nào? 

Trên đây, chúng ta nhắc đến lễ Trung nguyên, một ngày mà tục lệ dân gian ở Á đông cầu siêu cho các vong nhân. Ở Rôma thời cổ, cũng có một ngày cầu siêu như vậy, vào ngày 22 tháng hai dương lịch (nghĩa là vào ngày cuối năm theo lịch cổ Rôma). Không lạ gì mà nhiều nơi trong Giáo hội công giáo cũng muốn dành ra một ngày để cầu nguyện cho tất cả các người qua đời. Chứng tích cổ nhất là bản luật các đan sĩ của thánh Isiđorô Sevilla bên Tây ban nha (+636), truyền dâng Thánh lễ cho tất cả các người qua đời vào ngày thứ hai sau lễ Chúa Thánh Thần hiện xuống. Vào các thế kỷ sau đó, người ta thấy tại nhiều đan viện tại Đức, Pháp, Ý, chỉ định một ngày trong năm để cầu cho hết các linh hồn, tuy không trùng ngày như nhau. Với cha Ôđilon, thì ngày này được ấn định sau lễ kính các thánh. Nhờ uy tín của các đan viện Cluny, tục lệ này sớm lan tràn khắp châu Âu từ thế kỷ XI. 

Tục lệ mỗi linh mục dâng ba thánh lễ nhân ngày kính các linh hồn cũng bắt đầu từ thánh Ođilôn, phải không?


Không phải, tập tục này ra đời muộn hơn, bắt đầu từ cuối thế kỷ XV với các cha dòng Đaminh ở Valencia (Tây ban nha). Đức thánh cha Bênêđictô XIV năm 1748 châu phê tập tục này và nới rộng cho tất cả các linh mục bên Tây ban nha, Bồ đào nha, châu Mỹ la-tinh. Mãi đến năm 1915, đức thánh cha Bênêđictô XV mới nới rộng ra toàn thể Hội thánh. Dù sao, nên biết là Hội thánh không chỉ dành mỗi năm một ngày để tưởng nhớ các người đã qua đời. Nhiều tu viện và giáo xứ vẫn có thói quen cầu nguyện cho các linh hồn mỗi ngày, hay ít là mỗi tuần vào ngày thứ hai. 

Tại sao dành ngày thứ hai để cầu nguyện cho các linh hồn? 

Nguồn gốc tục lệ này là một quan điểm hơi kỳ quặc vào thời Trung cổ. Người ta cho rằng các linh hồn ở luyện ngục được xả hơi vào Chúa nhật để mừng Chúa Phục sinh, và qua ngày thứ hai, lại phải tiếp tục lao động. Vì thế, chúng ta nên giúp cho họ một tay. Tuy nhiên, ngày nay chúng ta có thể cầu nguyện cho các linh hồn vào bất cứ ngày nào mà không cần đếm xỉa đến tập tục đó. 

Lm. Giuse Phan Tấn Thành, op.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô