Thứ sáu, ngày 10 tháng 05 năm 2024 | 05:22 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ VIỆC HỘI NHẬP VĂN HOÁ

CỦA CÁC THỪA SAI ĐẦU TIÊN ĐẾN VIỆT NAM

 

 

Nhập đề:

            “Anh em hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, loan báo Tin Mừng cho mọi loài thọ tạo” (Mc 16, 15). Lời mời gọi ấy của Chúa cứ âm vang mãi trong lòng Hội Thánh, ngay từ những thế kỷ đầu của Giáo Hội và còn vang mãi cho đến ngày tận thế như lời Chúa nói. Dù cho khác nhau về ngôn ngữ, màu da, chủng tộc, văn hoá nhưng Tin mừng vẫn cứ được loan truyền mãi.

      

      Để nhận định về một con người hay hơn nữa nhận định về vấn đề nào đó không phải là chuyện đơn giản. Vì lẽ dưới góc độ của người này thì thế này và góc độ của người kia thì như thế kia. Thế nhưng, dù sao đi nữa thì lịch sử vẫn là lịch sử, chúng ta không thể nào cứ đứng mãi trên sự thiển cận của mình. Chắc chắn thì công cuộc truyền giáo của các nhà thừa sai có một thành quả nào đó thì đạo Công giáo mới có như ngày hôm nay. Như vậy, không ai có thể phủ nhận được những hy sinh to lớn của các nhà truyền giáo đầu tiên đã đặt chân vào đất nước Việt nam thân yêu này.

 

Hành trình truyền giáo:

Nhìn chung công việc truyền giáo thế kỷ XVI ở Việt Nam chưa thành công lắm. Điều này cũng dễ hiểu. Các cha thừa sai Tây Ban Nha mới tiếp xúc với môi trường Á Châu. Các thừa sai Bồ Đào Nha, tuy đã bước qua giai đoạn hai với chủ trương thích nghi văn hoá, nhưng vì nhân sự ít ỏi còn đang bận tâm với hai quốc gia lớn là Trung Hoa và Nhật Bản. Vì thế thường các vị đến Việt Nam theo lời mời của nhà cầm quyền.

 

Vùng Chân Lạp: Chỉ mới có những cuộc thăm dò của các cha Đa-minh.

Vùng nhà Mạc: Có các cha của Phanxicô và bị Bồ Đào Nha cản trở.

Riêng vùng vua Lê: đã lưu lại trong ký ức dân Việt những kỷ niệm đẹp về Mai Hoa và Nguyễn Hoàng, hứa hẹn một ngày mai tươi sáng.

 

Thế nhưng tiếc rằng thời gian hoạt động quá ngắn ngủi, các vị thừa sai chưa kịp học tiếng và xây dựng những cộng đoàn lâu dài.

 

Thừa kế kinh nghiệm truyền giáo tại Ấn, Nhật và Trung Hoa, các cha dòng Tên đến Việt nam đã chọn hẳn hướng thích nghi văn hoá. Từ việc học tiếng Việt, các cha đã nghiên cứu văn phạm, nghiên cứu chữ quốc ngữ. Ngoài ra các cha còn cổ võ sự đóng góp hết sức đặc biệt của những tín hữu tiên khởi. Nhờ họ, đạo đã đi vào dân Việt với những vần thơ phong phú, những cung điệu ngắm nguyện, dâng hoa đặc sắc và những tuồng vãn xúc tích cảm động. Những tín hữu tiên khởi này tỏ ra rất tích cực trong việc loan báo Tin mừng mình mới đón nhận được.

 

Việc truyền giáo tại Việt nam còn trong thời kỳ thăm dò, do các cha thừa sai Triều, Đa-minh, Phanxicô, xuất phát từ Malacca, Macao và Manila. Theo khâm định Việt sử, dân Việt nam bắt đầu nghe giảng Tin mừng từ năm 1533. Thế nhưng tín hữu đầu tiên là cụ Đỗ Hưng Viễn, tỉnh Thanh Hoá lại được rửa tội tại Macao sau đó khoảng 40 năm.

 

Chỉ trong 50 năm (1615-1664) các cha dòng Tên đã hoàn thành một công trình vĩ đạo, nổi tiếng là các cha Buzomi, Đắc Lộ và Majorica. Các cha đã:

San định chữ quốc ngữ: tự điển Việt-Bồ-La (1651)

Biên soạn sách giáo lý: Phép giảng tám ngày (1651)

Tổ chức hội thầy giảng: miền Bắc (1630) – miền Nam (1643)

Biên soạn các vãn, ngắm, tuồng, tích.

Viết sách giới thiệu về nước Việt.

 

Các tín hữu Việt Nam tiên khởi gia tăng nhanh chóng và đã góp phần không nhỏ trong tất cả các công trình ấy. Do những dư luận và hiểu lầm, các vị đã sớm phải đối đầu với gian nan bắt bớ và tử đạo, trong đó đáng nhớ nhất là anh Phanxicô tại Thăng Long (1630) và thầy Anrê Phú Yên (1644)

 

Đạo công giáo truyền bá ở Việt Nam vào giữa thế kỷ XVI, đến đầu thế kỷ XVIII. Trong thời gian này, với chủ trương lấy văn hoá bản địa làm gốc, học ngôn ngữ bản xứ, ăn ở sinh hoạt như người dân địa phương, các nhà thừa sai nói chung, và các thừa sai Dòng Tên nói riêng, đã rất thành công trong công việc truyền giáo. Nhờ nắm vững ngôn ngữ và phong tục tập quán cũng như tâm lý người Việt nam mà hoạt động truyền giáo của những vị này thu lượm được nhiều thành quả tốt đẹp.

 

Nhận định:

Làm bất cứ điều gì cũng mang tính chất nghệ thuật cả: nghệ thuật nói chuyện, nghệ thuật kể chuyện, nghệ thuận bán hàng, nghệ thuật giao tiếp, ...v.v. Và với việc truyền giáo càng đòi hỏi có một nghệ thuật thật tuyệt vời mới có thể mời gọi người khác vào đạo của mình. Không thể nào anh cứ bắt loa ra đường “loa, loa, loa, mời anh chị em theo đạo Công giáo của chúng tôi ...” và cũng chẳng thể ép người khác theo đạo của mình được. Vậy thì sao các cha thừa sai đầu tiên đến Việt Nam làm được chuyện này.

 

Trước hết để thực thi sứ vụ truyền giáo của mình, phải nhìn nhận rằng các cha thừa sai đầu tiên đến Việt Nam có một tinh thần hiệp thông rất lớn. Ngày hôm nay chúng ta thừa sức để hiểu rằng hiệp thông là điều hết sức quan trọng với những ai sống gần nhau, những cộng đoàn sống gần nhau mà không thể chia sớt cho nhau niềm vui, nỗi buồn, chia sớt cho nhay tinh thần cũng như vật chất, ngược lại còn hiềm khích nhau, thì sẽ không bao giờ làm chứng tá cho những người được rao giảng cả. Và điều này là điều căn cốt và cần thiết nhất cho các nhà truyền giáo vì lẽ nếu không có tinh thần hiệp thông thì chẳng làm được gì cả. Các Cha thừa sai đã gắn bó với mọi người xung quanh... Các cha thừa sai hiệp thông với mọi người còn là sự liên đới với những người nghèo và những người ít học. Hiệp thông còn là lòng mến, mến yêu Hội Thánh, mến yêu những người mà mình đến để rao giảng cho họ. Có yêu mến thì Các Ngài mới thông cảm cho những người yếu đuối, sa ngã của cộng đoàn.

 

Các cha thừa sai cũng mang trong mình một lòng bác ái tuyệt hảo. Lòng bác ái là một điểm cần thiết nơi một lời chứng về Tin Mừng, giảng về Thiên Chúa yêu thương mà người truyền giáo không biết yêu thương, không tận tình với anh chị em, nhất là với những người bần cùng bất hạnh ... sống như vậy là không đúng và có thể là phản chứng của Tin mừng. Mẹ Têrêsa thành Calcutta là một nhà truyền giáo lừng danh vì Mẹ đã sống tinh thần bác ái đấy.

 

Bác ái còn là sự thông cảm và tha thứ đối với lỗi lầm của anh chị em. Ta không bao che, không dung túng cho tội lỗi, nhưng độ lượng với người có tội để mời gọi họ trở về nẻo chúnh đường ngay. Lòng bác ái độ lượng lớn lao chắc chắn sẽ đem lại thành quả lớn lao cho những người đi truyền giáo.

 

Kế đến chính là tinh thần nghèo khó: Các cha thừa sai phải có lối sống giản dị, có một tinh thần khiêm nhu và cởi mở. Với lối sống kiểu cách, cầu kỳ có thể trở thành rào chắn làm cho người ta ngại dấn thân. Đã thế, nó cũng sẽ tạo ra một khoảng cách lớn với anh chị em, khiến nhà truyền giáo xa lạ với mọi người. Lối sống giản dị, cởi mở đã làm cho những nhà truyền giáo càng khiêm nhu và cởi mở. Với lối sống giản dị như vậy cần phải có đời sống khó nghèo nào đó sâu thẳm trong lòng của các nhà truyền giáo. Các nhà truyền giáo thời xưa đã khước rừ những sa hoa, tiện nghi, không tranh giành ảnh hưởng. Sống giản dị, có tinh thần khiêm nhu, cởi mở và một đức tính khó nghèo như vậy đã giúp những nhà truyền giáo tôn trọng những tập quán, những tôn giáo, những hình thức văn hoá và các dị biệt của người bản xứ, của anh chị em mình.

 

Tất cả những điều trên đây chính là những điều cần thiết và căn cốt nhất để các cha thừa sai có thể thi hành sứ vụ truyền giáo và nhất là hội nhâp văn hoá với dân tộc Việt.

 

Hai người muốn hiểu nhau hay hơn nữa là yêu nhau thì điều kiện cần và đủ và điều kiện kiên quyết nhất đó là phải hiểu tiếng nói của nhau. Ta cứ thử hình dung ta hoàn toàn không biết chữ a chữ u gì tiếng nước ngoài mà ta gặp người nước ngoài thì ta sẽ diễn tả tâm tình của ta như thế nào hay ta chỉ múa và ra dấu cho họ. 

 

Khổ nhất của những người muốn cho người khác hiểu mình và nhất là đối với những nhà truyền giáo đó chính là ngôn ngữ.

 

Điều băn khoăn và trăn trở nhất của các thừa sai đầu tiên đến Việt Nam chắc chắn đó là ngôn ngữ. Và rồi điều trăn trở và khó khăn nhất đó đã được Cha Đắc Lộ hoá giải. Thành quả lớn của công cuộc truyền giáo đó là hình thành chữ quốc ngữ mà người có công nhất là Cha Đắc Lộ. Ngài chế ra cách phiên âm này để ghi lại cách phát âm tiếng Việt cho chính xác dễ học và dễ nhớ. Chữ mà Cha sáng chế tưởng rằng chỉ tạm dùng nhưng sau này trở thành chữ chính thức của người Việt

 

Cha Đắc Lộ đã từng phản đối việc bắt người Ấn Độ phải bỏ y phục dân tộc của mình để mặc lấy bộ áo Tây Phương, chống lại việc người Trung Hoa khi gia nhập đạo Công giáo phải cắt tóc. Khi đến Việt Nam để hoà nhập vào xã hội người Việt, Cha luôn ăn mặc như người Việt: áo thụng, quần ta, tóc dài. Ngài cũng chấp nhận dân chúng gọi mình bằng Thầy như Cha Buzomi và Pina. Cha tự coi mình là một người dân trong nước, luôn mang theo những nghi thức lễ nghĩa của người Việt đặc biệt trong cách xưng hô, bái lạy, chào hỏi. Như Cha Matteo ở Trung Hoa, Cha Đắc Lộ cũng lưu tâm đến việc tiếp xúc với những người tri thức trong xã hội, Cha đã dùng những kiến thức xã hội để nói chuyện với họ, đặc biệt về thiên văn học.

 

Người Việt Nam rất thích thi ca, họ thường đối đáp nhau bằng những vần thơ sáng tác tại chỗ. Và đối với người bình dân, những vần thơ luôn được truyền khẩu và ghi nhớ dễ dàng hơn văn xuôi. Cha Đắc Lộ rất hiểu giá trị và tác dụng của thi ca, vãn đối với dân chúng Việt Nam. Cha cũng là người sáng kiến ra việc áp dụng lối hát ả đào, hát chèo và múa cung đình vào việc ngắm đứng, dâng hoa. Nhờ đó sinh hoạt phụng vụ trở nên hấp dẫn, vui tươi, lôi kéo được nhiều người đến với Chúa. Cha Đắc Lộ cũng cho tổ chức những buổi rước kiệu Thánh Thể, rước tượng Chúa hay Đức Mẹ. Người Kitô hữu Việt Nam rất thích những cuộc rước kiệu như thế. Ngài cũng đã tổ chức những cuộc thi tuyển nhân tài vào những dịp lễ lớn như Giáng Sinh và Phục sinh: thi kinh, thi bổn, thi lẽ đạo, thi ngắm đứng thi ca hát ...

 

Phong tục thờ cúng tổ tiên của người Việt nam thể hiện một tâm thức về thực tại linh thiêng trong tương quan con người với nhau. Thực tại đó không là những giá trị cao cả tuyệt đối nào mà trước hết là hồn thiêng của những người đã mất, đặc biệt ông bà tổ tiên, ông bà cha mẹ, hồn thiêng của các bậc vĩ nhân anh hùng dân tộc, những người có công với dân với nước, ngay cả với ông tổ của các ngành nghề. Những vị đó đã có công sinh thành, dạy dỗ, hay đã hy sinh để xây dựng, giữ gìn quê hương, xóm làng. Có thể nói phong tục thờ cúng tổ tiên là hoạt động tâm linh cơ bản nhất của người Việt, vì nơi đó bộc lộ tình cảm thành kính của những người còn sống đối với các bậc tiền nhân, đồng thời thể hiện niềm tin ở chính bản thân mình trong việc đền đáp công ơn tổ tiên. Thiếu đức tin đó thì chẳng khác nào là một sự bội bạc, vô ơn, một sự phủ nhận cội nguồn của mình, một điều tối kỵ trong tâm linh người Việt. Một Cha DòngTên có khuynh hướng thích nghi và hội nhập văn hoá mạnh nên bênh vực việc thờ kính tổ tiên.

 

Thay lời kết:

“Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ người trồng cây” đó chính là truyền thống tốt đẹp và sâu đậm của con dân nước Việt. Vì thế dẫu có những người nói thế này nói thế kia về những vị thừa sai tiên khởi nhưng chúng ta không thể nào phủ nhận những đóng góp, những nổ lực hy sinh cố gắng của các ngài để giáo hội Công giáo nước Việt chúng ta có như ngày hôm nay. Để có được một đồng lúa tốt đẹp như ngày hôm nay chắc chắn không cần phải nói nhiều lời nhưng phải ghi nhận rằng thành quả này đan kết bởi không biết bao nhiêu mồ hôi và nước mắt của rất nhiều người.

 

Nhân dịp nhìn lại việc hội nhập văn hoá của các cha thừa sai tiên khởi đến Việt nam cũng như sống trong bầu khí của một năm thánh vừa qua thì người viết lại thấy xốn lên trong lòng những dòng suy nghĩ về truyền giáo.

 

Ngày xưa dẫu thế nào đi chăng nữa nhưng việc truyền giáo nhất định có một kết quả nào đó.

Ngày hôm nay người ta hô hào nhiều quá, khẩu hiệu nhiều quá, phong trào nhiều quá, thi đua nhiều quá, kế hoạch nhiều quá nhưng thật sự thành quả của năm thánh truyền giáo vừa qua như thế nào chắc có lẽ mọi người phần nào cũng hiểu.

 

Đành biết mỗi thời, mỗi hoàn cảnh, mỗi địa phương có cách truyền giáo riêng nhưng rồi năm thánh truyền giáo vừa qua Giáo hội Việt nam thu lượm được bao nhiêu hạt lúa vàng. Phải chăng cần ngồi lại với nhau để tìm ra một cách nào đó cho việc truyền giáo được hữu hiệu hơn chăng ? Có lẽ cần thực hành hơn là chỉ nói suông chăng ?

 

Tóm lại người viết vẫn thiển nghĩ rằng cách truyền giáo đặc biệt là phong cách hội nhập văn hoá của các cha thừa sai ngày xưa thật tuyệt vời. Nếu người Công giáo ngày hôm nay không “hội nhập văn hoá” với anh chị em ngoài Công giáo ở cạnh mình thì mãi muôn đời đạo Công giáo chỉ có một dúm người mà thôi chứ không gia tăng thêm. Có chăng chỉ gia tăng do cha mẹ Công giáo rửa tội theo truyền thống cho con mình từ lúc sơ sinh hay là chỉ theo đạo do hôn nhân gia đình mà thôi chứ động lực tìm một anh Hai Giêsu và sống theo, sống với, sống trong một anh Hai Giêsu đích thực có lẽ hơi bị hiếm.

 

Vấn đề hội nhập văn hoá để đưa đạo vào đời thì cũng trở lại vấn đề của mỗi người, mỗi người tùy hoàn cảnh, tùy môi trường mà làm theo những cách khác nhau nhưng cùng đích làm sao để cho mọi người thấy được nơi họ một hình ảnh của anh Hai Giêsu đích thực. Hình ảnh một anh Hai Giêsu luôn chạnh lòng thương anh chị em đồng loại, nhất là những người bị bỏ rơi, tất bạt.

 

Đặt lại vấn đề hội nhập văn hoá cũng chính là cơ hội cho người viết nhìn lại bản thân của mình khi dấn thân trong một Hội Dòng luôn hướng về những người nghèo khổ tất bạt phải làm sao để ngày mỗi ngày càng hội nhập hơn nữa để mang Tin mừng đến cho những người ấy. Nói hay viết trên giấy là chuyện dễ nhưng sống và hành việc truyền giáo còn là việc bỏ ngõ mời gọi người viết trong đời sống tông đồ mục vụ của mình trong tương lai.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô