Thứ sáu, ngày 03 tháng 05 năm 2024 | 05:59 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN (P.CUỐI)

 

8. Lãnh đạo phải biết kiên nhẫn vì sự trì trệ của cộng đoàn
Vị hữu trách phải rất kiên nhẫn về sự trì trệ của cộng đoàn. Với chức vụ của mình, vị này phải có cái nhìn sâu sắc hơn; phải nhanh nhạy nắm bắt những nhu cầu của cộng đoàn hơn những anh chị em khác; vị hữu trách ý thức rõ hơn về sự tiến triển của cộng đoàn, về thánh ý Thiên Chúa trên cộng đoàn, và về đòi hỏi cấp bách của niềm tin và chân lý. Những người khác có thể tiến chậm hơn, vị hữu trách không nên ép buộc hay bắt họ theo quan niệm của mình; cũng như đừng làm cho họ cảm thấy có lỗi. Với sự hiền dịu, độ lượng, kiên nhẫn, dễ chấp nhận và trên hết là khiêm tốn của mình, vị hữu trách nên tạo ra một tinh thần tin tưởng. Rồi sau đó đến lượt những người khác, tới thời điểm của mình, họ sẽ phát triển không theo quan niệm của vị này, mà theo cái nhìn của Thiên Chúa trên cộng đoàn, có khả năng lắng nghe, tha thứ và tôn trọng nhịp điệu của mỗi người. Tôi rất thích câu trả lời của Giacóp cho Esau khi Esau mời Giacóp cùng đi với mình:
Ông Esau nói: “Nào chúng ta lên đường, tôi sẽ đi trước chú”. Ông Giacóp trả lời: “Ngài biết là lũ trẻ thì yếu ớt, còn tôi phải lo cho đám chiên và bò đang cho con bú; nếu hối thúc chúng, dù một ngày thôi, thì chiên dê sẽ chết hết. Vậy xin ngài cứ vượt lên phía trước tôi tớ ngài; phần tôi, tôi sẽ đi chậm chậm, theo chân đàn vật đi trước và theo chân lũ trẻ, cho tới khi đến với ngài tại Xêia” (St 33,13-14).[1]
9.Vị lãnh đạo giỏi và vị lãnh đạo yếu kém.
Một trong những điều quan trọng nhất đối với nhà lãnh đạo, đó là phải biết xác định rõ ràng những ưu tiên của họ. Nếu để mình lạc lối trong hàng ngàn những chi tiết vụn vặt, thì họ sẽ có nguy cơ đánh mất quan điểm của mình. Họ phải chú tâm đến điều thiết yếu. Nhà lãnh đạo giỏi là người làm rất ít, nhưng nhắc nhở cho người khác thấy được điều thiết yếu trong các hoạt động và trong đời sống của họ, và kêu mời họ lãnh trách nhiệm, nâng đỡ, củng cố và hướng dẫn họ.
Những vị hữu trách phải luôn chia sẻ công việc với người khác, thậm chí với những người làm dở hơn mình hoặc có cách làm khác mình. Tự làm thì luôn dễ hơn chỉ cho người khác làm. Những vị hữu trách rơi vào cám dỗ muốn tự ý mình làm lấy tất cả sẽ có nguy cơ bị cô lập.
Khi trao nhiệm vụ cho ai thì đồng thời cũng phải trao cho họ những phương tiện để hoàn thành công việc. Bảo hộ thái quá cuối cùng sẽ dẫn đến từ chối chia sẻ trách nhiệm. Mọi người có quyền sai lầm và vấp ngã. Làm mọi thứ cho họ, thì sẽ giữ được họ cho họ khỏi sự thụt lùi, nhưng đồng thời cũng cản trở họ tiến tới – quan niệm ‘thành công’ hay ‘thất bại’ không thích hợp trong cộng đoàn.
Chúng ta không để vị hữu trách trách nhiệm một mình. Họ cần những người cố vấn, nâng đỡ, khuyến kích và hướng dẫn họ. Chúng ta không nên để họ phải xoay sở để giải quyết các tình huống và căng thẳng thuộc trách nhiệm của họ. Họ cần có người để dễ dàng trao đổi, hiểu và nhìn nhận trách nhiệm của họ. Họ cần một người khôn ngoan hiện diện bên mình, người ấy không xét đoán, có kinh nghiệm về những công việc thế tục và tạo được tin tưởng, kẻo họ sẽ rơi vào nguy cơ khủng hoảng. Đức Giêsu hứa ban Đấng Bảo Trợ khác cho các tông đồ. Tất cả chúng ta phải là những người nâng đỡ người khác, đáp ứng lại mong muốn của họ. Thập giá của trách nhiệm đôi khi nặng nề và chúng ta cần một người bạn để hiểu mình, một người anh em hay chị em lớn tuổi giúp chúng ta bớt gánh nặng công việc.
Khi cộng đoàn vừa được thành lập, vị sáng lập quyết định mọi công việc. Nhưng dần dần các anh chị em khác gia nhập cộng đoàn làm nảy sinh mối dây huynh đệ. Lúc ấy, vị sáng lập tham khảo ý kiến của các anh chị em này. Vị này không tự mình quyết định công việc, nhưng còn lắng nghe người khác. Tinh thần cộng đoàn nảy sinh. Vị sáng lập bắt đầu khám phá ra ân sủng nơi mỗi người. Vị này cũng khám phá ra rằng người khác có khả năng hơn mình về một số lãnh vực và họ có những đặc sủng mà mình không có. Thế nên, càng ngày vị này càng tin tưởng vào anh chị em mình, học biết chết đi cho chính mình để người khác có thể sống dồi dào hơn. Vị này giữ mối dây liên đới, tham khảo ý kiến mọi người, cộng tác với anh chị em mình trong những trách nhiệm của họ, duy trì tinh thần và sự hiệp nhất cộng đoàn. Khi gặp khủng hoàng, vị này là người phải thi hành quyền bính bởi vì trách nhiệm cuối cùng vẫn thuộc về mình. Khi kỷ luật cộng đoàn bị xao lãng, vị này phải nhắc nhở cho các thành viên về bổn phận của họ. Quyền bính của vị này giảm bớt nhưng vẫn còn ảnh hưởng khá nhiều cho đến khi hết trách nhiệm và người khác lên thay. Lúc đó, niềm vui của ông đã hoàn tất, công việc của ông sẽ được người khác tiếp tục nhưng vai trò của ông không còn.
Quyền bính của vị lãnh đạo trong cộng đoàn cũng tương tự như quyền bính của cha mẹ trong gia đình. Ban đầu họ làm mọi thứ cho con cái, nhưng dần dần trở thành người bạn để con cái có thể tâm sự. Thậm chí họ còn trở thành con cái khi về già. Cha mẹ phải cảnh giác bản năng sở hữu khiến hạn chế sự trưởng thành của con cái. Cũng thế, vị sáng lập cộng đoàn phải biết từ từ rút lui và đừng bám víu vào quyền lực.
Thoạt đầu, vị sáng lập hành động dựa trên quan điểm riêng của mình. Dần dần mọi người sẽ liên kết với vị ấy để trở thành một thân thể sống động với những căng thẳng không tránh khỏi. Lúc này, vị sáng lập không còn hành động như thể mình là duy nhất với quan điểm riêng nữa. Vị ấy phải lắng nghe cộng đoàn, tôn trọng nếp sống và quan điểm của cộng đoàn. Vai trò của vị sáng lập hiểu được đời sống cộng đoàn và giúp nó thăng tiến dưới sự điều khiển của mình.
Có lẽ điều khó khăn nhất mà vị sáng lập phải làm là chấp nhận rằng: quan điểm của người khác có thể phản ánh về cộng đoàn và những mục tiêu cơ bản của cộng đoàn rõ ràng và trung thực hơn quan điểm của mình. Người lãnh đạo tồi chỉ lưu tâm đến kỷ luật và nội quy. Họ không cố gắng tìm hiểu những luật lệ ảnh hưởng thế nào lên con người. Chúng ta dễ sử dụng luật lệ để che lấp sự bất lực trong việc hiểu biết và lắng nghe người khác. Chúng ta lạm dụng luật lệ khi chúng ta sợ người khác.
Người lãnh đạo đừng để mình bị cám dỗ chỉ biết nghe những người nói hay và tìm cách thắng vượt người khác, cũng như thận trọng để dừng bị cám dỗ né tránh những cơ chế đã được thiết lập.
Một điều quan trọng nữa là vị lãnh đạo phải biết lắng nghe những người trẻ mới gia nhập cộng đoàn. Họ có thể bộc lộ ơn gọi, nỗi khát vọng và mơ ước của mình. Vị lãnh đạo phải biết cách lắng nghe họ với sự quan tâm và ngạc nhiên về công trình Thiên Chúa thực hiện nơi họ. Ơn gọi của những người trẻ này có thể cho thấy cộng đoàn phải trở nên như thế nào, cũng như chỉ ra những thất bại của cộng đoàn. Trong tu luật của mình, thánh Biển Đức nói rằng: mỗi khi có vấn đề quan trọng cần bàn thảo, vị lãnh đạo triệu tập toàn thể cộng đoàn để mọi người anh em đưa ra ý kiến của mình. “Thiên Chúa hay gợi hứng cho người trẻ có được những đề xuất hay nhất”.
Đối với những người lãnh đạo, điều quan trọng là phải sống trung thực như mình là, dám chia sẻ những khó khăn và những yếu đuối. Nếu người lãnh đạo giấu kín những điều này thì người khác có thể xem họ như mẫu gương không thể đạt được. Bởi thế, họ phải để cho người khác thấy mình như một con người bình thường, cũng có những sai lầm, nhưng đồng thời mình là người đáng tin cậy và đang cố gắng thăng tiến hơn.
Cũng không có gì là xấu nếu vị lãnh đạo làm một số công việc tay chân, chẳng hạn như rửa chén hoặc thỉnh thoảng nấu cơm. Những công việc này giúp họ sống thực tế trên mặt đất và buộc họ phải bẩn tay. Điều đó tạo nên những tương quan mới; những người cùng làm việc sẽ coi họ như một con người thật sự, chứ không như một con người của chức năng.
Một số người lãnh đạo luôn cần có ai đó gần gũi có thể hất họ xuống khỏi bệ cao, chọc ghẹo và đôi khi cho họ một cú sút dồn vào chân tường. Họ thường gặp phải hoặc nịnh hót, hoặc công kích. Những vị này có thể rất nhanh chóng tự giam mình trong vai trò của mình vì họ sợ hãi hay tự cho mình là một ông trời con. Khi ấy, họ xa rời thực tế. Họ cần những con người mà có thể trêu ghẹo họ một cách tế nhị, không coi họ là quá quan trọng và đưa họ về với thực tại. Tất nhiên, vị lãnh đạo phải tin tưởng vào những người này và biết rằng họ yêu mến mình.[2]
10. Khi lãnh đạo tự mãn.
Càng ngày tôi càng nhận thấy việc thi hành quyền bính trong cộng đoàn là khó khăn biết bao. Chúng ta rất dễ có khuynh hướng nắm quyền bính để được vinh dự, uy thế hay tán thưởng. Sâu xa bên trong mỗi con người chúng ta là một tên bạo chúa nho nhỏ ham muốn quyền và uy thế, muốn thống trị và ăn trên ngồi trước. Chúng ta sợ bị phê bình, sợ bị kiểm soát. Chúng ta tưởng chỉ có mình mới là người nắm bắt chân lý – và đôi khi còn nhân danh Thiên Chúa. Chúng ta xen vào công việc của người khác, đảm dương đủ thứ việc và khư khư nẵm giữ quyền bính. Người khác buộc phải theo ý chúng ta như thể là họ không có khả năng phán đoán. Chúng ta chỉ để cho tự do suy nghĩ khi họ không đe dọa đến quyền bính của chúng ta và trong mức độ có thể kiểm soát. Chúng ta muốn ý mình phải được làm ngay. Như thế, cộng đoàn trở thành dự án “của chúng ta”.
Một số cộng đoàn được thành lập bởi một cá nhân có nhu cầu muốn làm lãnh tụ, muốn chứng tỏ điều gì đó, muốn lập cộng đoàn “riêng cho mình”. Phải luôn luôn giúp đỡ các vị sáng lập để đừng sa vào cái bẫy này và chỉ rõ cho thấy những động cơ thúc đẩy của ông. Ông không nên làm một mình. Tốt hơn là nên thành lập cộng đoàn do hai ba người hợp lại, họ sẽ cùng phán đoán, cùng gánh vác trách nhiệm ngay từ lúc khởi đầu.
Mặt khác, người lãnh đạo ở trong tình trạnh nguy hiểm là dễ hoàn toàn lao mình vào những dự án cá nhân; họ làm mọi chuyện để có thể sở hữu “đứa con” của mình. Họ không chịu được những lời phê bình, và chỉ nghe những người đồng ý với họ - họ có thể luôn tìm những người như thế. Cộng đoàn sẽ trở nên ngột ngạt nếu người đứng đầu kìm hãm những người khác, không muốn họ giúp đỡ anh chị em, không tin tưởng họ, từ chối chia sẻ trách nhiệm hay ngăn cản không cho họ nắm quyền lãnh đạo.
Nếu người nào bắt đầu cộng đoàn với tham vọng chứng tỏ điều gì đó qua “đứa con “của mình, thì người đó phải chết đi cho sự tự mãn bệnh hoạn ấy của mình. Cộng đoàn là của tất cả mọi người sống trong đó chứ không phải của người sáng lập. Trách nhiệm là một thập giá mà vị sáng lập phải mang, nhưng vị này cũng phải mau mắn chia sẻ trách nhiệm để mỗi thành viên có thể nhận ra đặc sủng của họ.[3]
Tất cả khuynh hướng xấu đó có thể rất dễ len lỏi vào trong việc thi hành quyền bính của chúng ta ở những mức độ khác nhau. Người Kitô hữu đôi khi che giấu xu hướng xấu đằng sau một mặt nạ đạo đức với những lý do “tốt lành”. Không có gì đáng sợ cho bằng một tên bạo chúa đội lốt tôn giáo. Tôi biết rằng bản thân tôi dễ hướng chiều theo điều này và tôi phải liên lỉ chiến đấu với nó.
Điều quan trọng là trong cộng đoàn, giới hạn quyền bính của mỗi cá nhân cần phải được hiểu rõ và thậm chí phải được viết ra. Người cha nhanh chóng áp đặt quyền của mình lên con cái, muốn chúng phải tuân thủ ý kiến của ông; ông sẽ nhanh chóng cướp mất tự do và mong muốn riêng của chúng.
Không dễ để các vị lãnh đạo tìm được mức độ trung dung trong việc đưa ra các mệnh lệnh, nhiều hay ít. Nguy cơ tự mãn và ham muốn thống trị là rất lớn đối với tất cả các vị lãnh đạo. Họ cần những giới hạn quyền bính và hệ thống kiểm soát giúp cho họ giữ được khách quan và thật sự là người phục vụ cộng đoàn.
Việc tranh đua quyền lực giữa các thành viên trong cộng đoàn và sự ganh tị với thành công của người khác có sức tàn phá khủng khiếp. Một cộng đoàn hiệp nhất thì như một tảng đá; còn một cộng đoàn chia rẽ thì sẽ tự hủy hoại nhanh chóng.
Ngay cả các tông đồ sống bên cạnh Đức Giêsu, đôi khi sau lưng Người, các ông còn tranh luận xem ai trong họ là người lớn nhất ( Mc 10,41-46). Thánh Luca nói họ đã bàn luận về điều ngay trong bữa tiệc ly. Phải chăng đây là lý do khiến Đức Giêsu chỗi dậy rửa chân cho các ông? (Lc 22,24-28).
Sự tranh đua trong cộng đoàn thường lộ diện rõ ràng khi có một cuộc bỏ phiếu bầu người lãnh đạo. Cũng có thể có sự tranh đua xem ai là người tài trí và đạo đức nhất. Những cuộc chiến về quyền lợi và ảnh hưởng này bắt nguồn sâu xa trong tâm hồn con người chúng ta. Chúng ta lo sợ mình sẽ không tồn tại nếu như không thắng cử hoặc không nắm giữ được một vị trí nào đó. Chúng ta rất nhanh chóng đánh đồng chức vụ với con người, được mộ mến với nhân cách hữu thể.
Không có một quyền bính nào tránh khỏi việc phán đoán quá vội vã làm tổn thương đến những người khác và cuốn họ vào trong vòng luẩn quẩn giận dữ và phiền muộn. Sự hiệp nhất lớn lên từ mảnh đất của khiêm nhường vốn là lá chắn chống lại sự phân ly, chia rẽ. Thần khí sự dữ - tạo ra sự gian dối, ảo tưởng, xáo trộn, và kích động tính kiêu căng – sẽ trở nên bất lực không đối kháng nổi với sự khiêm tốn.[4]
11. Những đức tính của người lãnh đạo cộng đoàn.
Theo Thánh Bộ các Dòng tu và các Hội Dòng, người phụ trách đào tạo đúng nghĩa phải vừa có tài, vừa có đức, vì đào tạo là một công tác rất quan trọng , nhiêu khê và tinh tế. Thật vậy, ngoài khả năng sư phạm và những kiến thức nền tảng về thần học cũng như tu đức, những người phụ trách đào tạo cần có những đức tính sau đây
Khả năng trực giác và cởi mở.
Kinh nghiệm sâu xa về Thiên Chúa và về cầu nguyện.
Khôn ngoan, nhờ biết lắng nghe và nghiền ngẫm Lời Chúa.
Yêu thích phục vụ và ý thức được vai trò của nó trong việc giáo dục đời sống tâm linh.
Có trình độ văn hoá cần thiết.
Có thời giờ và thiện chí để chăm sóc tất cả và từng thụ huấn sinh, chứ không chỉ giáo dục tổng quát, chung chung cả nhóm.
Nhiệm vụ cao quý này đòi hỏi nơi người phụ trách đào tạo nhiều đức tính nhân bản lẫn tâm linh, như đời sống nội tâm, tinh thần hy sinh, nhẫn nại, kiến thức chuyên môn, lòng yêu nghề và yêu thương thực sự những người mà họ có trách nhiệm hướng dẫn.[5]
12. Những khó khăn trong công việc đào tạo.
Để giải quyết vấn đề khó khăn của việc đào tạo, có người đề nghị thành lập một ban đào tạo. Một nhóm có tinh thần đối thoại, biết làm việc theo ê kíp, cởi mở, hỗ trợ và tin tưởng nhau… sẽ giải quyết được nhiều bế tắc. Nhưng xem ra người Việt Nam chúng ta khó cộng tác với nhau và chưa được đào tạo để làm việc theo ê-kíp. Chính vì vậy đã nẩy sinh một số khó khăn giữa những người cùng làm công tác đào tạo:
- Khó thống nhất với nhau về đường hướng đào tạo, nhất là khi Hội Dòng chưa có một định hướng đào tạo rõ rệt và khả thi.
- Những khó khăn trong việc cộng tác và phân chia công việc, vì những giới hạn về tính tình và thiếu kinh nghiệm làm việc ê-kíp của đôi bên.
- Nhiều khi hiểu lầm và xích mích nhau về những chuyện tầm phào.
- Khác biệt về kiến thức, kinh nghiệm, tính tình, quan điểm và tuổi tác.
- Có cộng tác viên làm việc tà tà, có cộng tác viên khác rất nhiệt thành, nhưng quá khắt khe, thiếu thông cảm với những khó khăn của người thụ huấn trong giai đoạn đầu.
- Có khuynh hướng phóng đại khuyết điểm của người thụ huấn.
- Có người thích đốt giai đoạn, thiếu kiên nhẫn và đòi hỏi quá sớm thành quả nơi người thụ huấn.
- Một số cộng sự viên còn quá trẻ, chưa đủ kinh nghiệm, hơn nữa lại đang bù đầu vào việc học… nên cũng chẳng đóng góp được bao nhiêu cho công tác đào tạo.
Chắc chắn phải mất một thời gian nữa chúng ta mới có một đội ngũ những người phụ trách đào tạo mà các Hội Dòng mong muốn. Tuy nhiên, cũng nên thận trọng và thực tế. Nếu đòi hỏi người phụ trách đào tạo phải hội đủ tất cả những tiêu chuẩn liệt kê ở trên thử hỏi ai dám đảm nhận công tác này? Hơn nữa, dù có đốt đuốc đi tìm khắp nước chắc gì đã gặp một vài người hội đủ những tiêu chuẩn đó!
Cho dù hoàn cảnh khó khăn, điều kiện làm việc eo hẹp và khả năng chuyên môn giới hạn đến đâu đi chăng nữa, có một điều không thể thiếu vắng nơi người phụ trách đào tạo và cũng chẳng có thể vịn bất cứ lý do nào để biện minh cho sự thiếu vắng này: đó là một tấm lòng, sự tận tụy, thái độ bao dung và tình yêu thương. Ơn gọi tu trì là một câu chuyện về tình yêu và về nỗi khát khao bước theo Đức Kitô. Nhiều thụ huấn sinh đã ở lại vì đã “cắn câu” tình yêu, chứ không phải vì đã khuất phục trước lý lẽ. Thần bí gia Eckhart O.P. đã nói: “Vì tình yêu tương tự như lưỡi câu của người ngư phủ. Ông ta không bắt được cá nếu cá không cắn câu”.[6]
Lm. Giuse Đỗ Văn Thụy
HI THA SAI VIT NAM

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô