Thứ bảy, ngày 11 tháng 05 năm 2024 | 03:05 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

 

Đạo Hiếu trong Phật Giáo

 Xin giới thiệu với đọc giả của mục Đối Thoại Tôn Giáo bài viết chia sẻ của Ni Sư Ánh Văn về ‘Đạo Hiếu trong Phật Giáo’.

——————————————————————————–

 
Hiếu đạo là giáo lý căn bản trong toàn bộ Tam Tạng Thánh Điển của Đạo Phật. Hiếu đạo chính là tinh thần tri ân và báo ân. Đức Phật dạy rằng: “Tâm hiếu là tâm Phật. Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Muốn tu đắc đạo cùng với hạnh Phật, trước phải hiếu dưỡng Cha Mẹ. Chính Ngài đã thể hiện trọn vẹn tinh thần hiếu đạo tri ân và báo ân mà trong bài kệ Kinh Vu Lan Bồn Sở đã xưng dương:

“Kính lạy Đấng giáo chủ ba cõi

Bậc đại hiếu Thích Ca

Nhiều kiếp báo ân sâu

Do vậy thành Chánh Giác.”

Kế tiếp chư vị Bồ Tát, chư vị Tổ Sư đều là những bậc đại hiếu trọng ân truyền trì mạng mạch xuyên suốt cả không gian lẫn thời gian. Thế rồi cứ mỗi độ vào thu báo hiệu mùa Vu Lan Thắng Hội trở về trên non sông đất Việt, có biết bao trái tim hiếu tử cùng vang lên một nhịp đập: “Báo hiếu trọng ân” đối với hai đấng sanh thành và nhớ về nguồn cội tổ tiên ông bà nhiều đời nhiều kiếp, đúng như ca dao có câu:

“Cây có gốc mới trổ cành xanh ngọn

Nước có nguồn mới bủa khắp rạch sông

Làm người có Tổ có Tông

Đừng quên nguồn gốc mới khỏi công vun trồng.”

Bổn phận con cháu là phải báo đáp công ơn sanh thành dưỡng dục của Cha Mẹ. Tuy nói công ơn Cha Mẹ nhưng thật sự người trực tiếp chịu đựng khổ sở vì con như: “chín tháng mang thai, ba năm bú mớm, lúc con đau ốm, v.v… Người Mẹ là người đã tận tụy khổ sở vì con, để cho con sống, để cho con vui:

                                 “Vì con sống, Mẹ gánh hết lam lũ

                                  Vì con vui, Mẹ gánh hết buồn đau

                                   Đời đắng cay riêng Mẹ dấn thân vào

                                   Nuôi con lớn, Mẹ héo mòn thân xác.”

Người Mẹ là người đã lấy sự đau khổ của con làm sự đau khổ của mình, lấy sự hạnh phúc của con làm sự hạnh phúc của mình. Người Mẹ đã thâm nhập và thể hiện tâm đồng thể  đại bi của các vị Bồ Tát. Trong Kinh Tâm Địa Quán, Đức Phật dạy: “Cha có Từ Ân, Mẹ có Bi Ân. Bi ân của Mẹ nếu tôi ở đời trong một kiếp để nói về ơn ấy cũng không thể hết được”. Tình thương của người Mẹ là tình thương trường cửu, vĩnh viễn, bất di bất dịch. Trên đời này không có một tình cảm nào có thể so sánh với tình Mẹ. Tình Mẹ cao cả nhất, thiêng liêng nhất. Mỗi người trên trái đất này chỉ có duy nhất một bà Mẹ mà thôi, không thể có người Mẹ thứ hai:          

“Con biết rằng dù con đi đi mãi

Lê tấm thân khắp toàn cõi địa cầu

Cũng không tìm không thấy được đâu

Một  ai đó thương con như là Mẹ”.

Nếu công ơn của người Mẹ là vô lượng, thì công ơn của người Cha là vô biên. Cha là trụ cột gia đình tảo tần kiếm kế sinh nhai, đem tiền về để vợ nuôi con, nên tục ngữ có câu: “Con có cha như nhà có nóc”. Nhờ sự hi sinh của người Cha mà con cái được cơm no áo ấm, nhờ sự giáo dục nghiêm nghị của người Cha tác thành mà người con thành nhân chi mỹ, nhờ ảnh hưởng đạo đức của người Cha mà người con được mọi người kính nể, đúng thật là:         

“Bên đời Cha đứng nghiêm trang

Như cây tùng bách giữa ngàn phong ba

Tình cha sâu kín âm thầm

Cho con lẽ sống giữa miền trần gian”

Cha Mẹ là những gì cần thiết nhất cho cuộc sống của con cái, như ánh sáng mặt trời mặt trăng đối với mầm non cây cối, bông hoa trên quả địa cầu. Không có gì đau khổ bằng người con mất Cha mất Mẹ. Người con mất Cha mất Mẹ là người thiếu tình thương, thiếu hạnh phúc.

Đạo Phật là đạo trí tuệ siêu thế, bất biến tùy duyên dung hóa được các nguồn tư tưởng tinh hoa nhân loại, đồng thời siêu thoát tất cả nên chúng ta cần hiểu cách báo hiếu theo một nghĩa rộng. Báo hiếu theo truyền thống văn hoá dân tộc, báo hiếu theo tinh thần nhân văn, báo hiếu theo tư tưởng giải thoát.

I. BÁO HIẾU THEO TINH THẦN VĂN HÓA DÂN TỘC QUA CA DAO.

1.  Hiếu dưỡng: là dưỡng nuôi Cha Mẹ từ vật chất đến tinh thần không cho thiếu sót. Vật chất là món ăn, thức uống, quần áo mặc, chỗ ở khang trang tốt đẹp. Tinh thần là làm cho Cha Mẹ vui lòng hướng thiện. Vậy người con hãy nên hôm sớm gần gũi cha mẹ trong mái ấm gia đình, phụng dưỡng Cha Mẹ từng muỗng cơm, bát nước, theo thời tiết đắp lạnh quạt nồng. Khi Cha Mẹ ốm đau phải chạy thầy kiếm thuốc, điều dưỡng đúng phép, vâng lời hay lẽ phải, làm cho Cha Mẹ vui lòng đến ngày nhắm mắt, cư tang để hiếu, làm công đức lành hồi hướng đến vong linh cha mẹ:

“Thức khuya dậy sớm chuyên cần

Quạt nồng đắp lạnh giữ phần đạo con”

2. Hiếu thảo: là dâng món ngon vật lạ đến Cha Mẹ khi mình có được. Hiếu dưỡng nói về sự báo đáp của người con bên Cha Mẹ. Hiếu thảo nói về người con biết ơn và đền ơn Cha Mẹ dù ở gần hay đang phải đi xa. Vì theo đuổi công danh sự nghiệp ở quê vợ hay quê chồng hay hoàn cảnh trắc trở nào cũng không quên ơn Cha Mẹ. Ca dao có câu:

“Khôn ngoan nhờ đức Cha ông

Lớn lên phải nhớ Tổ tiên phụng thờ

Làm con chớ có hững hờ

Phải đem hiếu thảo mà thờ từ nghiêm”

3.  Hiếu hạnh: là con người làm hiếu sự phải có phẩm hạnh tốt từ gia đình thân quyến đến xã hội, tổ quốc nhân sinh. Người con hiếu hạnh không bao giờ làm điều gì xấu hư hại gia phong, lễ giáo làm mất mặt Cha Mẹ, gieo điều chẳng lành cho Tổ Tông. Khi lâm vào nghịch cảnh cũng không thay lòng đổi dạ, không vì lợi riêng mà bất kính bề trên.

4. Hiếu đạo: người con dùng đạo lý báo đáp công ơn Cha Mẹ, Tổ tiên, nòi giống. Đạo lý ghi lại trong ca dao nói lên phần tinh túy của Tam Giáo: Nho giáo cho trung hiếu tiết nghĩa, Lão giáo chỉ cho sự phóng khoáng, Phật giáo chỉ cho ý niệm giải khổ an lạc.

II.  BÁO HIẾU THEO TINH THẦN NHÂN BẢN CỦA ĐẠO NHO.

Thánh Nho nói: “Thiên Kinh vạn điển hiếu nghĩa vi tiên”, ngàn kinh muôn sách lấy hiếu nghĩa làm đầu. Sách Minh Tâm dẫn lời thầy Mạnh Tử dạy Ngũ Kỳ.

  1. Cư tắc chí Kỳ kính: ở kính trọng bậc thân sanh.
  2. Dưỡng tắc chí Kỳ lạc: dưỡng nuôi Cha Mẹ lòng vui.
  3. Bịnh tắc chí Kỳ ưu: Cha Mẹ bệnh hết lòng lo lắng.
  4. Tử tắc chí Kỳ ai: Cha Mẹ chết lòng buồn khổ.
  5. Tế tắc chí Kỳ nghiêm: cúng tế trang nghiêm chu tất.

III.  BÁO HIẾU ĐẠO PHẬT QUA TƯ TƯỞNG GIẢI THOÁT.

Đức Phật rất quan tâm đến vấn đề báo hiếu, bàn bạc trong các Kinh điển Phật giáo Ngài đều đề cập đến ơn Cha nghĩa Mẹ, bổn phận làm con đền ơn báo hiếu một cách thống thiết. Kinh Nhẫn Nhục, hệ nguyên thuỷ Phật dạy: “Thiện cùng cực không gì hơn hiếu, ác cùng cực không gì hơn bất hiếu”. Kinh Tập Bảo Tạng, hệ Đại Thừa phát triển: “Làm con đối với Cha Mẹ đem lễ mọn cúng dường được phước vô lượng, làm chút điều bất thiện cũng tội vô lượng”. Kinh Tứ Thập Nhị chương: “Phàm người phụng thờ quỷ thần, không bằng phụng thờ Cha Mẹ. Cha Mẹ là vị thần tối thượng”. Nghiên cứu lời Phật dạy về báo hiếu, chúng ta thấy Ngài dạy từ cách báo hiếu thế gian thành Phật đạo mới trọn vẹn tâm hiếu. Kinh A Hàm Đức Phật dạy:

“Nuôi dưỡng cha mẹ đừng cho thiếu thốn

Làm việc gì cũng trình Cha Mẹ biết trước

Cha Mẹ làm gì con phải thuận theo không trái ý

Không dứt nghiệp chánh của Cha Mẹ”

Tuy là Phật dạy hiếu dưỡng, hiếu thảo, hiếu hạnh tuỳ thuận thế gian nhưng có khác ở chỗ: “không làm trái lệnh chánh của Cha Mẹ, không dứt nghiệp chánh của cha mẹ”. Chánh là dối với tà, cũng là Bát Chánh Đạo. Đi vào con đường chơn chánh báo hiếu Cha Mẹ, sẽ được an lạc. Tăng Chi Bộ Kinh tập một, trang 75, Đức Phật dạy: “Những ai đền ơn báo hiếu bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường Cha Mẹ với các vật chất của cải tiền bạc, không đủ đền ơn Cha Mẹ… Đối với Cha Mẹ không có lòng tin Phật pháp, khuyến khích an trú và bố thí; Cha Mẹ theo ác trí tuệ, khuyến khích vào trí tuệ, đó là làm đủ và trả ơn cho Cha và Mẹ”. Cũng sân tham

Là con người chân thật

Nhiếp phục được phẫn nộ

Với con người như vậy

ChưThiên Tam Thập Tam

Gọi là bậc chơn nhân”.

Ngày lễ Vu Lan trong Tăng Chi Bộ Kinh, tập I trang 124, Đức Phật còn dạy người con hiếu thảo phụng dưỡng Cha Mẹ, nhiếp phục thân khẩu ý thanh tịnh, trở thành bậc chân nhân, được Chư Thiên khen ngợi như sau:

“Ai hiếu dưỡng Cha Mẹ

Kính trọng bậc gia trưởng

Nói những lời nhu hoà

Từ bỏ lời hai lưỡi

Chế ngự lòng thắng hội rằm tháng 7, là một ngày lễ truyền thống văn hoá về hiếu hạnh rất quan trọng. Ngày mà Phật tử tại gia hay Tăng lữ xuất gia làm hiếu sự, cho đến Thánh Tăng, Bồ Tát, Phật đều tham dự chứng minh, chú nguyện cho âm siêu dương thới. Theo Kinh Vu Lan:

 “Vì ngày ấy Thánh tăng đều đủ

Dầu ở đâu cũng tụ hội về

Như người thiền định sơn khê

Tránh điều phiền não chăm về thiền na

Hoặc người đặng bốn toà đạo quả

Công tu hành nguyện thỏa vô sanh”

Ý thức ngày lễ Vu Lan thắng hội, Tự tứ, tế độ vong nhân, cốt tuỷ vẫn là ngày báo hiếu. Chúng ta thiết lập trai nghi phẩm vật tịnh tính cúng dường chí thành thông thánh.

Đã có việc phước rồi chúng ta nương Kinh Bát Nhã Ba La Mật, tu huệ vô vi, nhiếp phục khát ái tham sân si, phát triển hạnh lành, thành tựu công đức báo hiếu như  tôn giả Mục Kiền Liên cứu Mẹ, làm gương sáng cho đời, tiếng thơm muôn thuở.

Ni Sư ÁNH VĂN

 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô