, ngày 19 tháng 05 năm 2024 | 09:34 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

Vai Trò Của Lương Tâm Trong Những Quyết Định Luân Lý Liên Quan Đến Gia Đình 2

Trước khi Tông huấn Amoris laetitia được ban hành, nhiều người nghĩ rằng trong Tông huấn này Đức Giáo Hoàng Phanxicô sẽ cho phép những người ly dị tái hôn được rước lễ trong một số trường hợp, mà không buộc họ phải từ bỏ mối dây hôn nhân bất hợp pháp, hoàn toàn tiết dục và sống với nhau như anh em, như giáo huấn truyền thống đã qui định. Khi đọc Tông huấn, chúng ta không thấy Đức Giáo Hoàng Phanxicô nhắc đến việc những người ly dị tái hôn không được rước lễ, tuy nhiên điều này không cho phép chúng ta suy diễn rằng ngài cho phép như người ta nghĩ. Bởi lẽ nếu Đức Giáo Hoàng Phanxicô có ý định hủy bỏ kỷ luật có gốc rễ sâu xa và quan trọng đến thế, thì chắc hẳn ngài đã nói lên một cách rõ ràng và đưa ra các lý do biện hộ cho nó rồi. Thế nhưng trong Tông huấn không có chỗ nào đề cập đến điều ấy cả.[23]

Tuy nhiên, việc những người ly dị tái hôn không được rước lễ chỉ là một biện pháp chứ không phải là một giải pháp. Có lẽ Đức Thánh Cha không muốn dừng lại ở biện pháp, nhưng cố gắng tìm kiếm những giải pháp. Vì thế, Tông huấn dạy rằng: “Một mục tử không thể cảm thấy hài lòng chỉ bằng cách áp dụng cho những người sống trong những hoàn cảnh “bất qui tắc” các luật luân lý, như những viên đá ném vào cuộc sống của con người”.[24]

2. Về giải pháp “tòa trong”

Thường hôn nhân thứ hai bất hợp pháp của những người ly dị tái hôn kéo dài lâu hơn hôn nhân thứ nhất và có con cái phải chăm sóc. Đối với nhiều tín hữu, việc không được rước lễ là nỗi đau của họ, điều này khiến một số Giám mục và thần học gia đề nghị giải pháp “tòa trong” hoặc “lương tâm tốt” cho một số trường hợp đặc biệt của các các cặp vợ chồng ly dị tái hôn, như được nói đến trong Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin gửi các Giám mục của Giáo Hội Công Giáo về việc rước lễ của những tín hữu ly dị tái hôn, ngày 14 tháng 9 năm 1994.[25]

Trước hết, việc giải quyết vấn đề rước lễ của người ly dị tái hôn có thể được áp dụng theo “tòa trong”, với thực hành đã có trong truyền thống Giáo Hội, cho trường hợp thứ nhất được nói đến trong Tông huấn Familiaris consortio, số 84: “Việc giao hòa bằng bí tích Thống Hối, là bí tích mở đường cho bí tích Thánh Thể, chỉ có thể được ban cho những người biết hối cải vì đã phạm đến dấu hiệu của giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô, và thành thật sẵn lòng chấp nhận một hình thức sống không mâu thuẫn với sự bất khả phân ly của hôn nhân. Nói như thế là mặc nhiên cho rằng khi có những lý do hệ trọng, chẳng hạn để làm gương và giáo dục con cái, người nam và người nữ không thể lìa xa nhau như luật buộc, thì họ có thể quyết tâm sống hoàn toàn tiết dục, nghĩa là tránh hẳn những hành vi dành riêng cho vợ chồng”.

Giải pháp tòa trong chỉ có thể áp dụng cho những trường hợp được nêu lên trong Tông huấn Familiaris consortio trên đây, chứ không phải cho những người ly dị tái hôn không ý thức tình trạng tội lỗi của mình do một lương tâm sai lệch hay quá rộng rãi. Vì thế Thư của Thánh Bộ Giáo Lý Đức Tin ngày 14 tháng 9 năm 1994, số 6, đã minh xác: “Người tín hữu nào thường xuyên sống “như vợ chồng” với một người không phải vợ hay chồng chính thức của mình thì không thể rước lễ. Nếu người ấy nghĩ rằng mình có thể rước lễ, thì vì tính trầm trọng của vấn đề cũng như những đòi hỏi của thiện ích thiêng liêng của con người, các vị mục tử và các cha giải tội có bổn phận nặng nề là phải cho người ấy biết rằng một phán đoán lương tâm như thế rõ ràng trái nghịch với giáo lý của Giáo Hội. Các vị ấy cũng phải nhắc lại giáo lý ấy khi giảng dạy cho tất cả các tìn hữu được giao phó cho các vị”.

Như chúng ta đã nói ở trên, mỗi người được quyền không bị cấm cản hành động theo lương tâm mình; tuy nhiên quyền này có thể bị hạn chế khi va chạm với quyền lợi hay thiện ích của kẻ khác. Khi những người ly dị tái hôn nhân danh tự do lương tâm để lên rước lễ trong tình trạng sống bất hợp pháp như thế, họ đã làm tổn thương đến thiện ích thiêng liêng của Giáo Hội là sự hiệp thông được diễn tả qua bí tích Thánh Thể và giáo lý thánh thiện của Giáo Hội, vì họ khiến người ta nghĩ rằng Giáo Hội mặc nhiên phủ nhận tính bất khả phân ly của hôn nhân, hay “nghĩ rằng Giáo Hội ủng hộ một nền luân lý hai mặt”.[26]

Những tín hữu ly dị tái hôn, vì nhiều lý do nghiêm trọng, chẳng hạn như để giáo dục con cái, không thể xa lìa nhau như luật buộc nhưng quyết tâm sống hoàn toàn tiết dục, tránh hẳn những hành vi vợ chồng, và dựa trên quyết tâm đó họ được coi như không ở trong tình trạng tội nặng thường xuyên và ngoan cố, nên có thể xưng tội chịu lễ. Tuy nhiên, việc họ quyết tâm không sống như vợ chồng là việc tòa trong không ai biết, chỉ có cha giải tội biết, trong khi đó tình trạng hôn nhân bất hợp pháp của họ là chuyện bên ngoài ai cũng biết, nên việc xưng tội rước lễ cách công khai của họ có thể gây ra hiểu lầm và gương xấu ở một mức độ nào đó.[27] Do đó họ chỉ có thể xưng tội rước lễ tại những nơi không ai biết họ, để khỏi gây ra hiểu lầm và gương xấu.[28]

Trong Tông huấn Sacramentum caritatis, số 29, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI còn nói đến giải pháp tòa trong cho một trường hợp thứ hai: đó là trường hợp những người tái hôn tin chắc theo lương tâm rằng hôn nhân trước của mình không đủ yếu tố thành sự. Nếu họ muốn được xưng tội rước lễ thì phải được tòa án hôn phối có năng quyền cứu xét và tuyên bố hôn nhân trước của họ vô hiệu. Đó là cách giải quyết cần thiết thuộc tòa ngoài, bởi lẽ hôn nhân không phải chỉ là mối liên hệ riêng tư giữa hai người với nhau và với Thiên Chúa, mà còn mang tính Giáo Hội, vì là một bí tích được cử hành trước sự chứng kiến của vị đại diện Giáo Hội, do đó các cá nhân liên hệ không có quyền phán quyết về tính thành sự của nó, vì quyền ấy thuộc về Giáo Hội. Nếu việc tuyên bố hôn nhân vô hiệu không thể thực hiện được, không phải vì không có lý do đủ mạnh, nhưng vì thiếu nhân chứng, thì theo tập tục đã có và đã được chấp thuận trong Giáo Hội, họ có thể được hưởng giải pháp tòa trong với điều kiện họ phải sống như bạn bè hay anh em và tuân thủ những qui định thực hành như trong trường hợp thứ nhất.

Đối với cả hai trường hợp trên, nếu hai người đã sống cách biệt thì có thể kể như họ đã tách lìa nhau như luật buộc và có thể xưng tội rước lễ bình thường; nếu hai người vẫn còn sống chung với nhau, nhưng sự tiết dục của họ đã được bày tỏ cách rõ ràng, chẳng hạn họ đã quá già hoặc bệnh tật không còn khả năng sinh hoạt vợ chồng, và họ sống với nhau như anh em, thì sự việc có thể giải quyết ở tòa ngoài để tránh gây gương xấu vì sự hiểu lầm của mọi người và hai người có thể xưng tội rước lễ bình thường.

Đức Giáo Hoàng Phanxicô không đưa ra một quyết định mới nào cho giải pháp tòa trong này, ngài chỉ nhắc đến hai trường hợp trên đây: “Những người đã ký kết một kết ước thứ hai nhằm mục đích nuôi dạy con cái, và đôi khi trong lương tâm họ chủ quan tin rằng cuộc hôn nhân trước đây của họ đã đổ vỡ vô phương cứu vãn, chưa bao giờ thành sự”.[29] Khi nói “người ta không thể nói rằng tất cả những người đang ở trong một hoàn cảnh gọi là trái qui tắc là đang sống trong tình trạng tội trọng, mất ơn thánh hóa”,[30] chắc chắn Đức Thánh Cha trước hết muốn ám chỉ đến trường hợp những người ly dị tái hôn có thể xưng tội chịu lễ theo giải pháp tòa trong nói trên. Đối với những trường hợp bất qui tắc và giảm khinh khác được nói đến trong các số từ 296 đến 303 của Tông huấn, cũng không thấy Đức Thánh Cha nói gì đến giải pháp tòa trong, nhưng ngài chỉ nói rằng họ vẫn có thể không hoàn toàn bị kết tội, hoặc được Chúa tha thứ và hưởng ơn thánh hóa ở một mức độ và theo một cách nào đó.[31]

Như vậy, điều có thể được coi là mới của Tông huấn đối với những người ly dị tái hôn là lời kêu gọi đổi mới trong việc biện phân các trường hợp đặc thù một cách có trách nhiệm, để có thể đánh giá mức độ trách nhiệm của họ trong từng trường hợp. Lời kêu gọi biện phận ấy trước hết được gửi đến chính những người ly dị tái hôn để mời gọi họ đối diện với chính lương tâm của mình.

Vì thế, Đức Thánh Cha viết tiếp: “Trong tiến trình này sẽ rất hữu ích nếu ta thực hiện một cuộc xét mình qua những lúc hồi tâm và thống hối. Những người ly dị tái hôn nên tự hỏi xem mình đã sống thế nào đối với con cái khi mối kết hợp vợ chồng đi vào khủng hoảng; mình đã có những nỗ lực hòa giải hay không; xem người phối ngẫu bị bỏ rơi đang sống thế nào; mối quan hệ mới có những hậu quả gì trên những người khác trong gia đình và cộng đoàn tín hữu; xét xem mẫu gương nào mình đang cống hiến cho các bạn trẻ đang chuẩn bị hôn nhân. Một sự hồi tâm chân thành có thể củng cố niềm tín vào lòng thương xót của Thiên Chúa vốn không từ chối bất cứ ai”.[32]

3. Về việc xưng tội của những người ly dị tái hôn

Cũng liên quan đến lương tâm và tòa trong, một câu hỏi khác đã được đặt ra là: những người ly dị tái hôn không được phép rước lễ, nhưng họ có được phép xưng tội không?

Có ý kiến cho rằng những người ly dị tái hôn không được phép rước lễ vì cuộc sống của họ mâu thuẫn với mầu nhiệm hiệp thông của bí tích Thánh Thể, nhưng không thấy khoản Giáo luật nào cấm họ xưng tội, và hai khoản luật chung 915 và 916 cũng chỉ đề cập đến việc cấm rước lễ đối với những người phạm tội nặng mà chưa xưng thú. Hơn nữa, trong Tông huấn Familiaris consortio, số 84, có câu: “Việc giao hòa bằng bí tích Thống Hối, là bí tích mở đường cho bí tích Thánh Thể, chỉ có thể được ban cho những người biết hối cải...”; có người cho rằng câu này có thể được hiểu là việc xưng tội được gắn liền với việc rước lễ. Vậy trong trường hợp việc xưng tội không gắn liền với việc rước lễ thì có được phép không? Nói cách khác, những người ly dị tái hôn chấp nhận không được rước lễ, nhưng nếu họ muốn xưng tội thì có được phép không?

Câu trả lời có thể được tìm thấy trong giáo lý và Giáo luật. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo đã dạy: “Nếu những người đã ly dị tái hôn theo luật đời, thì họ ở trong tình trạng vi phạm luật Thiên Chúa một cách khách quan. Kể từ lúc đó, họ không được rước lễ, bao lâu còn sống trong tình trạng này... Sự giao hòa qua bí tích Thống Hối chỉ có thể được ban cho những ai thống hối vì mình đã vi phạm dấu chỉ của giao ước và của sự trung thành với Đức Kitô và tự buộc mình sống tiết dục trọn vẹn”.[33]

Trong đoạn này chúng ta không thấy có sự gắn liền bí tích Thống Hối với bí tích Thánh Thể, nhưng việc xưng tội vẫn bị cấm đối với những người ly dị tái hôn bao lâu họ chưa thực sự thống hối và quyết tâm từ bỏ tình trạng tội lỗi của mình. Giáo luật cũng có những qui định và những chỉ dẫn rõ ràng về vấn đề này.

a/. Về phía hối nhân

- Giáo luật điều 959 đã qui định: “Trong bí tích Sám Hối, các tín hữu nào thú tội mình với một thừa tác viên hợp pháp, ăn năn về những tội ấy và quyết tâm sửa mình, thì nhờ việc xá giải do chính thừa tác viên ấy ban, họ được Thiên Chúa tha thứ các tội đã phạm sau khi chịu phép rửa tội, và đồng thời được hòa giải với Giáo Hội mà họ đã làm tổn thương khi phạm tội”.

- Điều 1347 §2: “Phải kể như là phạm nhân đã hết ngoan cố, khi phạm nhân thật lòng hối hận về tội phạm của mình, và hơn nữa đã sửa chữa các thiệt hại và gương xấu cách xứng hợp, hay ít là đã nghiêm chỉnh hứa làm điều ấy”.

Xưng tội là để được tha tội, nhưng bí tích Giải Tội không phải là một thứ phù phép, trái lại nó đòi buộc người xưng tội phải ăn năn sám hối và quyết tâm sửa mình thì mới được tha. Nếu người ly dị tái hôn đi xưng tội nhưng vẫn tiếp tục sống trong tình trạng tội lỗi và bất hợp pháp, tức là vẫn còn ngoan cố, chưa có lòng sám hối chân thành, chưa có quyết tâm sửa lỗi và gương xấu. Như vậy, chẳng những họ không được tha tội mà còn mắc tội phạm sự thánh vì làm hư bí tích Thống Hối.

Có ý kiến cho rằng mặc dù người ấy chưa có quyết tâm từ bỏ tội ngoại tình công khai trong cuộc sống tái hôn, nhưng nếu họ phạm những tội nặng khác như phá thai, trộm cắp, giết người,v.v... họ không thể đi xưng tội để được tha những tội ấy sao?

Về vấn đề này, Giáo luật điều 988, § 1, đã dạy: “Sau khi đã xét mình kỹ lưỡng và ý thức được tội của mình, người Kitô hữu buộc phải xưng các loại tội trọng và số tội trọng đã phạm sau khi lãnh nhận bí tích rửa tội mà chưa được quyền tháo gỡ của Giáo Hội tha trực tiếp và họ chưa xưng trong lần xưng tội riêng”. Khoản luật này chỉ là nhắc lại giáo lý truyền thống bất biến của Giáo Hội mà thôi. Nếu hối nhân chỉ sám hối và xưng một số tội trọng, mà đồng thời không sám hối và xưng thú các tội trong khác, thì cũng làm hư bí tích Giải Tội và mắc tội phạm sự thánh. Làm sao một người ly dị tái hôn có thể được tha các tội trọng khác trong khi không sám hối, xưng thú và quyết tâm từ bỏ tình trạng ngoại tình của mình?

b/. Về phía thừa tác viên bí tích Giải Tội

- Giáo luật điều 843 § 1 đã dạy: “Các thừa tác viên có chức thánh không thể từ chối ban các bí tích cho những người xin lãnh nhận các bí tích cách thích đáng, đã được chuẩn bị đầy đủ và không bị luật cấm lãnh nhận các bí tích”.

- Điều 980: “Nếu cha giải tội không hồ nghi về sự chuẩn bị của hối nhân, và nếu hối nhân xin xưng tội, thì ngài không được từ chối và cũng không được hoãn ban ơn xá giải”.

Như thế, thừa tác viên không được từ chối ban bí tích Giải Tội cho những hối nhân đến xin xưng tội khi biết họ đã chuẩn bị đầy đủ và không bị vạ cấm chế. Nhưng đối với những người dù không bị cấm chế, nhưng thừa tác viên có lý để nghi ngờ sự chuẩn bị đầy đủ của họ thì sao? Dĩ nhiên trong trường hợp đó thừa tác viên cũng không thể ban bí tích Giải Tội cho họ. Thế nhưng, thế nào là chuẩn bị đầy đủ? Việc chuẩn bị đầy đủ không chỉ có nghĩa là biết cách xưng tội, đã xét mình kỹ lưỡng, mà quan trọng nhất là đã có lòng sám hối và quyết tâm chừa cải, như Giáo luật điều 987 đã minh định: “Để hưởng nhờ phương dược cứu độ của bí tích sám hối, người Kitô hữu phải được chuẩn bị thế nào để trở về với Thiên Chúa bằng cách từ bỏ các tội đã phạm và quyết tâm sửa mình”. Như vậy làm sao một người ly dị tái hôn có thể được coi là đã chuẩn bị đầy đủ để lãnh ơn tha tội, khi họ chưa dứt khoát từ bỏ tình trạng tội lỗi của mình?

Dù không thể lãnh nhận bí tích Giải Tội để được tha thứ, nhưng những người này vẫn được Thiên Chúa và Giáo Hội dự liệu những phương thế khác ngoài bí tích, đó là việc ăn năn tội cách trọn và sẵn sàng chấp nhận mọi phương dược Chúa gửi đến để chữa lành linh hồn, như đau khổ, bệnh tật và mọi thứ thánh giá khác, với lòng tin cậy phó thác vào lòng thương xót của Thiên Chúa.

Trong Tông huấn, Đức Thánh Cha không đề cập gì đến việc xưng tội của những người ly dị tái hôn, ngài chỉ mời gọi thực hiện một tiến trình biện phân và “trong tiến trình này sẽ rất hữu ích nếu ta thực hiện một cuộc xét mình, qua những lúc hồi tâm và sám hối”.[34]

Ngoài ra, dựa vào giáo huấn Thánh Kinh, ngài cũng đề nghị thực thi đức ái như là một phương thế để được ơn tha thứ của Thiên Chúa: “Chúng ta đừng quên lời hứa của Thánh Kinh: ‘Trước hết anh em hãy hết tình yêu thương nhau, vì lòng yêu thương che phủ muôn vàn tội lỗi’ (1Pr 4,8); ‘hãy đoái công chuộc tội bằng cách làm việc nghĩa, là tỏ lòng từ bi đối với người nghèo’ (Đn 4,24); ‘nước dập tắt lửa hồng, bố thí đền bù tội lỗi’ (Hc 3,30)”.[35]

 

 

 

 

 


[1] Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1782.

[2] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Amoris laetitia (Niềm Vui Yêu Thương), Ngày 19-03-2016, số 304.

[3] Công Đồng Vatican II, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae (Nhân phẩm), số 3.

[4] Xc. Công Đồng Vatican II, Tuyên ngôn Dignitatis Humanae (Nhân phẩm), số 11; Hiến chếGaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng), số 41.

[5] Xc. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, các số 1783, 1790-1793, 1800-1801.

[6] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Amoris laetitia (Niềm Vui Yêu Thương), Ngày 19-03-2016, số 303.

[7] Ibid., số 279.

[8] Ibid., số 265.

[9] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Familiaris consortio (Gia Đình Kitô Hữu), Ngày 22-11-1981, số 34.

[10] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Amoris laetitia (Niềm Vui Yêu Thương), Ngày 19-03-2016, số 295.

[11] Ibid., số 302.

[12] Xc. Ibid., số 42.

[13] Ibid., số 37.

[14] Ibid., số 222.

[15] Xc. Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2370.

[16] Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Humanae vitae (Sự sống con người), Ngày 25-07-1968, số 14.

[17] Ibid., số 10.

[18] Ibid., số 14; Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2370.

[19] Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Humanae vitae (Sự sống con người), Ngày 25-07-1968, số 20.

[20] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Amoris laetitia (Niềm Vui Yêu Thương), Ngày 19-03-2016, số 42.

[21] Ibid., số 300.

[22] Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1650.

[23] Theo LifeSiteNews ngày 9 tháng 5 năm 2016, trong cuộc ra mắt Tông huấn Amoris laetitia, Đức Tổng Giám Mục Bruno Forte, thư ký đặc biệt do chính Đức Giáo Hoàng Phanxicô liên tiếp đề cử trong hai Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới vừa qua, đã tiết lộ: tại Thượng Hội Đồng Giám Mục về gia đình, Đức Giáo Hoàng Phanxicô nói với với ngài rằng: “Nếu ta nói một cách minh nhiên đến việc rước lễ của những người ly dị tái hôn, Đức Cha không biết ta sẽ gây ra sự rắc rối kinh khủng nào đâu. Nên, ta đừng nói tới nó một cách thẳng thừng, hãy nói đến nó một cách cho thấy các tiền đề có sẵn đó rồi, ta chỉ cần rút ra các kết luận mà thôi”.

[24] Đức Giáo Hoàng Phanxicô, Tông huấn Amoris laetitia (Niềm Vui Yêu Thương), Ngày 19-03-2016, số 305.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô