, ngày 19 tháng 05 năm 2024 | 10:03 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

ƠN GỌI TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN 4

7. Nhiệm vụ trong Giáo Hội và giữa trần thế

Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân khẳng định: giáo dân phải chu toàn phần việc của mình trong sứ mệnh của toàn dân Thiên Chúa “trong Giáo Hội và giữa trân thế” (AA số 2). Triển khai và giúp áp dụng chu toàn phần việc đó Thượng Hội Đồng Giám Mục năm 1987 đã hợp và Tông Huấn năm 1989 được công bố, tất cả dưới tên “Người tín hữu Giáo dân: ơn gọi và sứ vụ trong Giáo Hội và giữa trần thế”.

Đã nói “ơn gọi và sứ vụ trong Giáo Hội và giữa trần thế”, thì không nên đơn thuần phân chia rằng công việc phúc âm hoá và thánh hoá là của Giáo Hội và giáo sĩ, và chỉ có Giáo Hội hay giáo sĩ làm, còn việc xây dựng xã hội là của giáo dân, và chỉ có giáo dân làm. Tín hữu nói chung hay giáo dân nói riêng đều có phận sự và quyền trong cả hai thực tại Giáo Hội và trần thế, mặc dù mỗi người mỗi cung cách và công việc, tùy bậc sống và ơn gọi riêng của mình, như nói trước đây.

Như sẽ nói sau đây, những tác vụ của thừa tác viên chịu chức thánh được chủ yếu thực thi trong Giáo Hội, và tác vụ của giáo dân được chủ yếu thực thi trong cơ sở của thực tại trần thế. Song các nhiệm vụ và thừa tác vụ của hai bậc sống có chức thánh và không chức thánh, đều đã được thánh hiến bởi các bí tích, phép Rửa Tội, phép Thêm Sức, phép Mình Thánh Chúa, và một bên là phép Truyền Chức, bên kia có thể là phép Hôn Phối, nên phải bổ túc cho nhau và cùng làm việc với nhau, để cho Toàn Thân Đức Kitô, từ Đầu là Đức Kitô đến các chi thể, làm tròn công cuộc cứu rỗi của mình cho đến tận thế.

Công Đồng Vatican II đã phân minh khá chi tiết lãnh vực hoạt động của các bậc sống và ơn gọi. Dĩ nhiên không thể vạch ranh giới chia rõ hai vùng trắng đen, song với sự hiểu biết giáo huấn và nhận định tinh tế thì sẽ không sai lầm: “Các phần tử có chức thánh dù đôi khi có thể lo những việc trần thế, hoặc hơn nữa, hành nghề giữa đời, nhưng vì ơn kêu gọi đặc biệt, sứ vụ chính yếu và rõ rệt của họ vẫn là thừa tác vụ thánh. Phần các tu sĩ, do bậc sống của họ, làm chứng cách hùng hồn và cao quý rằng người ta không thể cải tạo thế giới và cung hiến nó cho Thiên Chúa được, nếu không có tinh thần các mối phúc thật. Vì ơn gọi riêng (có nghĩa là ơn gọi theo bậc sống), giáo dân có bổn phận tìm kiếm nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa” (LG số 31).

7. 1 - Trong Giáo Hội

Thực tế cho ta thấy gần hết trăm phần trăm những tác vụ, sinh hoạt, công tác tông đồ trong Giáo Hội, nhất là Giáo Hội cơ sở, địa phương, từ các chức vụ lãnh đạo ở cấp trung đến thừa hành, đều do giáo dân đảm trách và thực hiện, với sự đóng góp thời giờ, khả năng, sức khỏe, tài ba, đặc sủng, tài sản, tiền bạc,... Điều đó đúng với chương trình Thiên Chúa thiết định và Giáo Hội giảng dạy, căn cứ trên 3 chức vụ tư tế, ngôn sứ và vương gỉả mà chính Đức Kitô cho họ chia sẻ và tham dự. Nếu có gì đáng trách trong đó là khi họ hành động vì tinh thần nô lệ, hay ham chuộng chức tước danh lợi, chớ không được thúc đẩy bởi ý thức về ơn gọi và sứ vụ cao cả của mình, như thành phần hữu trách thiết yếu của nhiệm thể Chúa Kitô.[26]

Chúng ta không bàn nhiều đến những thừa tác vụ có tính Giáo Hội của giáo dân, vì khuôn khổ của tiểu luận này, và một phần cũng vì nó đã được chẳng những là nói đến mà còn được khuyến khích vì nhu cầu của Giáo Hội và giáo sĩ.

7. 2 - Giữa trần thế

Đặc tính của giáo dân là sống giữa trần thế. Đặc tính trần thế ấy họ có được trước khi họ nhận lãnh Phép Rửa tội. Song khi nhận lãnh phép Rửa đặc tính ấy còn mang thêm ý nghĩa đặc biệt, vì do phép Rửa Thiên Chúa đã gọi và giao nhiệm vụ cho họ đi tìm kiếm và xây dựng Nước của Ngài ở giữa trần thế.

“Tính cách trần thế là đặc tính riêng biệt của giáo dân” (CL số 15). Đó là điều xác quyết của Đức Phalô II. Nhưng ngài không muốn người ta nghĩ đó chỉ là một xác quyết có tính nhân văn và xã hội học. Trái lại, ngài đã nhấn mạnh đến tính thần học và tín lý của nó khi ngài mượn lời Đức Phaolô VI để quả quyết: “Giáo Hội mang tính chất trần thế chính tông, bẫm sinh trong bản tính thâm sâu và sứ mệnh của mình; gốc rễ nó nằm trong mầu nhiệm Ngôi Lời Nhập Thể, và thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau đối với các thành phần của mình” (CL số 15).[27]

Giáo dân tham dự vào chương trình tạo dựng và cứu độ của Thiên Chúa với cuộc sống và đặc tính trần thế của mình.

“Vì ơn gọi riêng, giáo dân có bổn phận tìm kiếm nước Thiên Chúa bằng cách làm các việc trần thế và xếp đặt chúng theo ý Thiên Chúa. Họ sống giữa trần gian, nghĩa là giữa tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội; tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ, để dưới sự hướng dẫn của tinh thần Phúc Âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế, với lòng tin cậy mến sáng ngời và nhất là với bằng chứng đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác, vì thế, họ có nhiệm vụ đặc biệt soi sáng và xếp đặt những thực tại trần gian có liên hệ mật thiết với họ để chúng không ngừng phát triển và bành trướng theo thánh ý Chúa Kitô, hầu ca tụng Đấng Tạo Hóa và Đấng Cứu Độ” (LG số 31).

Họ được gọi và làm sứ vụ trong những vùng đất hoạt động nào, các lãnh vực nào? - Vùng đất hoạt động tông đồ của người tín hữu giáo dân thật là to rộng mênh mông gồm hết mọi sinh hoạt của con người. Đức Gioan Phaolô II đã nhắc lại một đoạn của Tông Huấn “Truyền Bá Phúc Âm” của Đức Phaolô VI (1976), ngài nói: “Môi trường riêng biệt của các hoạt động tông đồ của người giáo dân là thế giới mênh mông phức tạp của đời sống chính trị, của các thực tại xã hội và kinh tế, của đời sống văn hóa, khoa học và nghệ thuật, của đời sống quốc tế, của các phương tiện truyền thông xã hội. Nó cũng bao gồm các thực tại khác đặc biệt mở rộng cho việc rao truyền Phúc Âm như tình yêu, gia đình, giáo dục trẻ em và thanh thiếu niên, lao động, chức nghiệp, và đau khổ” (CL số 23).[28]

Ở một đoạn khác ngài còn nói rằng việc dấn thân tham dự vào các sinh hoạt văn hoá, xã hội, chính trị... chính là thực hiện liên tục 3 nhân đức tin, cậy, mến: “Tất cả các sinh hoạt, các hoàn cảnh, các cuộc dấn thân cụ thể - khả năng và liên đới trong công việc làm ăn, tình yêu và sự tận tụy trong gia đình hay trong việc giáo dục con cái, dịch vụ xã hội và chính trị, việc triển khai chân lý trong thế giới của văn hoá - tất cả những việc đó là cơ hội được quan phòng để thể hiện “việc thực hành liên tục Đức Tin, Đức Cậy và Đức Ái” (CL số 59).

Những vấn đề và lãnh vực nào? những nguyên tác và hướng dẫn nào phải theo? - Giáo Hội đã nói rõ trong những tài liệu xã hội của Công Đồng, của Thượng Hội Đồng Giám Mục Thế Giới, các Thông điệp và tài liệu của các giáo hoàng và giám mục, trong Sách Giáo lý Giáo Hội Công Giáo. Một tài liệu trình bày tổng quát các vấn đề và giáo huấn của Giáo Hội liên hệ đến các vấn đề nêu trên đã được Ủy Ban Giáo Hoàng Công Lý và Hoà Bình ấn hành và xuất bản giữa năm 2004 dưới tên “Tổng Lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội”.[29]

7. 3 - Tầm quan trọng của việc tông đồ giáo dân tập thể

Tuy có ơn gọi riêng và tùy bậc sống của mình mà làm việc tông đồ. Nhưng Giáo Hội khuyên giáo dân nên làm việc chung trong các hiệp hội do họ thành lập hay đã có sẵn, như vậy hợp với tính xã hội của con người và tinh thần liên đới hơn, mới học hỏi dễ dàng, nâng đỡ khuyến khích nhau, và do đó kiến hiệu hơn…

“Tuy nhiên người giáo dân nên nhớ rằng con người, tự bản chất đã có xã hội tinh, và Thiên Chúa đã vui lòng tập hợp những người tin vào Chúa Kitô thành Dân Thiên Chúa và kết hợp họ thành một thân thể. Vậy hoạt động tông đồ tập thể rất phù hợp với đòi hỏi của các tín hữu dưới khía cạnh con người cũng như dưới khía cạnh Kitô hữu”… “Vì hoạt động tập thể nâng đỡ và huấn luyện các hội viên làm tông đồ, phối hộp và hướng dẫn hoạt động tông đồ của họ để có thể hy vọng nơi họ những kết quả phong phú hơn là nếu từng người hoạt động riêng rẽ”… “Vì chỉ có việc liên kết chặt chẽ các nỗ lực mới mong đạt được dầy đủ mọi mục tiêu của hoạt động tông đồ ngày nay và bảo vệ hữu hiệu những kết quả của việc tông đồ đó” (AA số 18).

“Có nhiều hiệp hội tông đồ khác nhau”…

“Giáo dân có quyền thành lập hiệp hội, điều khiển hiệp hội và ghi tên vào các hiêp hội đã có sẵn, miễn là phải giữ mối liên lạc cần thiết với giáo quyền” (AA số 19).

Những giáo huấn và khuyến khích này đã được diễn đạt và soạn thành luật trong Bộ Giáo Luật năm 1983:

- Điều 215: “Các tín hữu có quyền tự do thiết lập và điều khiển các hiệp hội nhằm mục đích từ thiện hoặc đạo đức, hoặc nhằm cổ võ ơn gọi của người Kitô trong thế giới; họ cũng có quyền nhóm họp để cùng nhau theo đuổi đạt tới các mục đích đó”.

- Điều 298, triệt 1: “Khác với các Hội Dòng Tận hiến và các Tu đoàn Tông đồ, trong Giáo Hội có nhiều hiệp hội khác, trong đó gồm những tín hữu, hoặc giáo sĩ, hoặc giáo dân, hoặc gồm cả giáo sĩ và giáo dân chung nhau hoạt động, tìm cách cố gắng sống đời hoàn thiện hơn, hoặc cổ động phụng tự công cộng hay giáo lý Kitô giáo, hoặc lo thực hành các việc tông đồ khác như là truyền bá Phúc Âm, làm các công việc đạo đức hay bác ái, hoặc làm thấm nhuần tinh thần Kitô giáo vào trật tự trần gian”.

- Điều 299, triệt 1: “Các tín hữu đều có quyền thành lập các Hiệp hội, qua một sự họp đồng tư riêng giữa họ với nhau nhằm những mục tiêu nói ở điều 298 triệt 1, tuy vẫn tôn trọng điều 301, triệt 1”.

- Điều 301, triệt 1: “Nhà chức trách có thẩm quyền của Giáo Hội mới được thành lập các hiệp hội tín hữu nhằm dạy đạo lý Kitô giáo nhân danh Giáo Hội, hoặc nhằm cổ động việc phụng tự công cộng”.

- Điều 321: “Các tín hữu điều khiển và quản trị các hiệp hội tư theo các quy định của nội quy”.

Theo tinh thần khai phóng và canh tân của Công Đồng Vatican II, nhiều hiệp hội do giáo dân thành lập đã ra đời đáp ứng nhu cầu của Giáo Hội và thế giới hôm nay, khiến Đức Gioan Phaolô II không che dấu niềm hoan lạc của mình khi nói rằng: “Đây đó phát sinh và lan tràn nhiều hình thức tập thể như: hiệp hội, nhóm, cộng đồng, phong trào. Nói được đây là một mùa gặt mới của các hội đoàn tín hữu giáo dân” (CL số 29).

Thay Lời Kết: Linh Đạo Giáo Dân

“Ở đời cớ 3 điều đáng tiếc. Một là hôm nay bỏ qua, hai là đời này chẳng học. Ba là thân này lỡ hư” (Chu Hi).

“Tiếc thay con chim phượng hoàng con chửa có khôn,

Núi Tam sơn chẳng đậu, lại đi đậu ngàn cỏ may”

(Tục Ngữ Phong Dao, Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc).

Phải tiếc lắm, và cũng đáng buồn, vì “nhiều ngày đã bỏ qua”, vì đã “không chịu học”, hoặc học mà chẳng nhớ chẳng làm, hoặc chỉ biết chung chung về một số tác vụ và sinh hoạt, mà không ý thức mình có một nhân phẩm cùng chức vụ cao cả, bởi chính mình đã được hiệp nhập vào Nhiệm thể của Đức Kitô và được chính Ngài ủy thác và sai đi thi hành sứ vụ cứu rỗi và mở rộng nước Thiên Chúa.

Có chút đáng buồn, đáng tiếc, nhưng khi ý thức được ơn gọi và sứ vụ cao cả của mình rồi, thì mình không khỏi cảm nghiệm cả một niềm hy vọng tràn trào, vì “cuộc đời có lở hư”, cũng như mọi sự của trần gian này có lở hư đốn, thì nhờ ơn Chúa mình cũng có thể làm nhiệm vụ cứu rỗi mình và cứu rỗi đời, nhờ Đức Kitô “mang đến cho một cuộc sống mới và sống dồi dào” (Ga 10,10).

Nếu linh đạo được quan niệm là một nếp sống đạo đức có ý thức và định hướng, được nuôi dưỡng bởi ơn Chúa, thì chúng ta hãy mượn những lời đầy khôn ngoan sau đây làm châm ngôn linh đạo cho cuộc đời tông đồ giáo dân:

- “Đừng để thiên hạ xây dựng thế giới này mỗi ngày mà con không hay biết, không khám phá, không thao thức, không nhúng tay vào. Chúa đã cứu chuộc con, trao sứ mạng cho con và đặt con vào thế gian trong thế kỷ này, thập niên này, môi trường này” (Đức HY Nguyễn Văn Thuận trong quyển Đường Hy Vọng, câu 621).

“Một cuộc cách mạng thật sự, khả dĩ canh tân tất cả, từ lòng con người mà chính mình cũng không dò thấu, đến toàn bộ cơ cấu chính trị, kinh tế, xã hội... của thế giới, không thể thực hiện “ngoài con người, ngoài Thiên Chúa”, chỉ thực hiện “bởi con người, trong Chúa Kitô, với Chúa Kitô” (câu 623).

- “Đây là điều Chúa Giavê yêu cầu ngươi và Ngài yêu cầu ngươi chỉ có bấy nhiêu: “Hãy hành động cho công bình, yêu thương cho tha thiết, và khiêm nhượng cùng tiến bước với Thiên Chúa của ngươi” (Mk 6,8. Đây cũng là châm ngôn linh đạo của Phong Trào Giáo Dân Houston).

- Muốn cho cuộc sống hoạt động tông đồ được quân bình, vững chãi thì phải có 3 cấu tố sau đây hợp thành một thế chân vạc kiên cố:

+ Đức tin và cầu nguyện,

+ Lãnh nhận các bí tích,

+ Dấn thân hoạt động cho công bình bác ái. (Lm. André Sève)

- Và sau hết, nhưng cũng quan trọng hơn hết vì là chìa khóa của mọi bí quyết mà Thầy đã truyền: “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5).

Chúng ta hãy cùng cầu nguyện: Xin Chúa ban cho có nhiều ơn gọi Linh mục, ơn gọi Tu sĩ, và ơn gọi Tông đồ Giáo dân. Và xin Chúa ban cho chúng con ơn biết làm việc cho điều chúng con nguyện xin.

 

 

 

 

 


[1] O’Connor, William R., The Layman’Call (New York: P.J. Kenedy & Sons, 1942), tr. 1.

[2] Phan, Peter C., The Laity in the Early Church: Building Blocks for a Theology of the Laity, Triết Đạo số 4 2002; trên Web: http://members.cox.net/vientrietdao/bao/cho4.html. Bản dịch tiếng Việt: Giáo dân thời Giáo Hội sơ khai: Những viên gạch xây dựng một nền thần học giáo dân, do Trần Duy Nhiên, Dấn Thân Bộ V số 20 tháng 10&11 năm 2004, tr. 23 - 33.

- Về Giáo dân và Giáo Hội học, có thể xem: Công Đồng Vatican II Vatican II, The Conciliar and Post Conciliar Documents, Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội “Lumen Gentium”Dogmatic Constitution on the Church (viết tắt LG); Hiến Chế Mục vụ Giáo Hội Trong Thế Giới Ngày Nay “Gaudium et Spes”Pastoral Constitution on the Church in the Modern World (viết tắt GS); Sắc Lệnh Tông Đồ Giáo Dân “Apostolicam Actuositatem”Decree on the Apostolate of Lay People (viết tắt AA); 1975, Harry Constello and Austin Flannery, O.P. Bản Việt văn: Thánh Công Đồng Chung Vatican II, Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, Đàlạt Việt Nam, 1973.

- Congar, Yves, Jalons pour une théologie du laicat (Paris, Ed. du Cerf, 1954), Lay People in the Church: A study for a theology of the Laity, dịch bởi Donald Attwater (Westminster, Md.: Newman Press, 1955; rev. ed. 1959, 1965). Faivre, Alexandre, Les Laics aux origines de l’Eglise (Paris, Ed. du Centurion, 1984); Anh ngữ: Faivre, Albert, The Emergence of The Laity in The Early Church (New York, Paulis Press, 1990); Việt ngữ: Giáo dân vào những thế kỷ đầu của Giáo Hội, dịch bởi Nguyễn Đăng Trúc (Định Hướng Tùng Thư, 1993). Lm. Felipe Gómez Ngô Minh, S.J., Giáo dân trong Hội Thánh, Hợp Tuyển Thần Học số 34 năm XII (2002); Nguyễn Thái Hợp, O.P., Sứ vụ của người giáo dân trong thời đại mới (Dấn Thân Bộ V số 16 Tháng 6&7 năm 2004), tr. 17-28 và (Triết Đạo, số 9 năm 5, Xuân 2005, Viện Triết đạo Việt Nam VN University Press), tr. 63-80; Vai trò của Người Giáo dân dưới ánh sáng Vatican II (Dấn Thân Bộ V số 6 Tháng 6 năm 2003), tr. 17-28 và (Triết Đạo số 3, năm 2002); Yves Congar: Thần học gia khai mở (Dấn Thân Bộ VI số 5 tháng 10&11 2005), tr. 37-45; và trong “Yves Congar con người và tư tưởng” Ed. và giới thiệu do Nguyễn Thái Hợp (Trung Tâm Học Vấn Đaminh, 2005), tr. 91-124. Trần Duy Nhiên, Giáo Hội tại Á Châu: Giáo Hội của giáo dân(Dấn Thân Bộ V số 7, 7 2003), tr. 9-14; Người giáo dân Việt Nam sau 40 năm Công Đồng(Dấn Thân Bộ VI số 6, 12 2005), tr. 37-45.

[3] Xem: Phan, Peter C. Bài đã dẫn.

[4] Avery Dulles, Models of the Church (N.Y., N.Y.: Doubleday; rev. edition 2002), tr. 28-32.

[5] Đức Giáo Hoàng Piô X, Thông điệp Vehementer Nos (ngày 11 tháng 2 năm 1906), số 8.

[6] The 1917 or Pio - Benedictine Code of Canon Law (San Francisco, Ignatius Press, 2001), tr. 258-259.

[7] BC Butler, The Theology of Vatican II (Darton, Longman & Todd, 1967 & 1981), tr. 6.

[8] Shaw, Russell, Understanding your rights: Your rights and responsibilitirs in the Catholic Church (Ann Arbor, Michigan: Servant Publications, 1994), tr. 22-23. Câu “pray, pay, and obey” được lấy ra từ mẫu giai thoại đầy tính cười u mặc được chính các dấng trong hàng giáo phẩm cao cấp kể. Y. Congar: “Trong bài tiểu luận “Người giáo dân trong giáo xứ dưới thời Tiền Thệ phản” xuất bản cách đây bốn mươi năm trong tập san Catholic Truth Society, cho biết Hồng Y Aidan Gasquet có kể lại giai thoại một người đến hỏi một linh mục vị thế của người giáo dân trong Giáo Hội Công Giáo là như thế nào, linh mục kia trả lời: người giáo dân có hai vị thế, một là quỳ trước bàn thờ, hai là ngồi ở dưới trước tòa giảng. Hồng Y nói còn có một vị thế thứ ba mà linh mục đã quên: người giáo dân còn thò tay vào ví lấy tiền” (Y. Congar, sđd bản anh văn Lay People…, tr. XXVII).

[9] Gần như tất cả tác gỉả có bài trong ghi chú số 2 ở trên đều có nói đến những tiêu cực trong cộng đồng Dân Chúa Việt Nam dưới nhiều dạng thức và chiều kích.

[10] Nouwen,Henry J.M, Life of the Beloved, Spiritual Living in a Secular World (Crossroad, New York, 1992).

[11] Giáo sư Nguyễn Khắc Dương, Yves Congar Dưới cái nhìn của một giáo dân, trong quyển “Yves Congar con người và tư tưởng” tr. 221 đã kể: “Cách đây nhiều năm có một ông cha đi học Pháp về, nói với tôi rằng: “Anh phải chịu chức linh mục, bổn phận của anh là chịu chức linh mục, nếu không là anh trốn tránh trách nhiệm”. Tôi trả lời: “Con là giáo dân”. Vị linh mục đó đáp: “Anh nói giống như là anh ở bên Tây ấy. Đúng, nói như anh ở bên Tây thì rất đúng, nhưng tôi nói cho anh biết, anh ở đất nước Việt Nam này, anh muốn làm gì thì phải có chức linh mục”.

[12] Việt Nam Tự Điển, Ban Văn Học Hội Khai Trí Tiến Đức Khởi Thảo, (Hànội, Imprimerie Trung Bắc Tân Văn, 1931).

[13] Sđd, tr. 119.

[14] Yves Congar, Lay People in the Church, ed. 1965, tr. 181.

[15] Lakeland, Paul, The Liberation of the Laity: In Search of an Accountable Church (New York, London, Continuum, 2003), tr. 105.

[16] Xem: Alexandre Faivre, sách dẫn trên, Việt ngữ, tr. 20; Pháp ngữ, pp. 18, Anh ngữ, tr. 7.

[17] Yves Congar, Lay People in the Church, ed. 1965, tr. 3.

[18] Yves Congar, Lay People in the Church, ed. 1965, tr. 4.

[19] Hagstrom, Aurelie, The Concepts of the Vocation and The Mission of The Laity (San Francisco, London Chatolic Scholars Press, 1994), tr. 38.

[20] Fleckenstein, Karl Heinz, Pour L’Église de Demain: Conversation avec Le Cardinal Suenens (Paris, Nouvelle Cité), tr. 50.

 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô