, ngày 19 tháng 05 năm 2024 | 07:51 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN 4

Người thánh hiến chọn để trở thành con người có trách nhiệm, bởi vì xoay quanh suy tư về trách nhiệm, chúng ta có thể tổng kết cách cốt yếu nhiều khía cạnh của diễn văn về sống công lý và hòa bình ngay hôm nay.

Trước hết trách nhiệm chính là câu trả lời, không phải là bất cứ một câu trả lời nào, mà đây chính là câu trả lời trước tiên đến từ sự khơi dậy, sự thách thức xuất phát từ nội tâm của chính mình, từ cuộc gặp gỡ cùng Chúa Kitô chịu đóng đanh và Phục sinh, từ sự thách đố có tính chất xã hội, một sự thách đố đến từ cuộc dấn thân đang được đòi hỏi ở nơi chúng ta: việc thực thi trách nhiệm là câu trả lời mà chúng ta liên tục được kêu gọi để đáp trả. Đây thực tế là một câu trả lời đã đặt chúng ta trong một tư thế đối thoại, thông đạt rất đáng kể, bởi vì không thể có trách nhiệm chân chính nào mà lại không có sự đả thông, tức là không có khả năng diễn tả chính mình trong tương quan với tha nhân, với thiên nhiên, với thế giới, dưới muôn vàn hình thức khác nhau, những ghi nhận khác nhau, không trong cùng một lúc, một lần thay cho tất cả.

Chúng ta được kêu gọi thi hành một hành trình mà một đàng xóa bỏ đi sự cô lập, chủ nghĩa cá nhân, sự lệ thuộc vào các cơ cấu được chấp nhận về mặt xã hội, nhưng lại tha hóa, và đàng khác nó dẫn đến sự hiệp thông đích thực cùng tha nhân. Đây là câu trả lời đích thực chúng ta phải cống hiến trong cơn khủng hoảng về đức tin và về luân lý của thời đại chúng ta. Chúng ta được thách thức phải nhìn vào Chúa Kitô trong hoàn cảnh đau khổ của bất cứ con người nào trên hành tinh này, và quay mặt về chính những khuôn mặt của khổ đau.

Thế nên chúng ta được kêu mời phát triển một tâm trạng đối thoại nhất thiết đặt chúng ta trên hành trình của sự thanh luyện. Cuộc đối thoại là một hành trình để loại xa biết bao nẻo đường hiện tại của hận thù, thiên kiến, bóc lột và bạo lực khỏi những con người. Điều này đòi chúng ta phải dừng lại giữa các hoạt động thông thường của chúng ta, trong thói quen hằng ngày, trong các hình thức quay cuồng của các mối tương quan đang là đặc điểm của xã hội chúng ta. Cuộc đối thoại yêu cầu một việc đào luyện và một thực hành bền bỉ trong kỷ luật của lắng nghe và của tiếp nhận.

Hành trình đối thoại này, dựa trên một niềm tin có khả năng giúp chúng ta thấy, ngầm yêu cầu rằng chúng ta, những con người thánh hiến nam nữ, phải tái khám phá ra sự vâng phục của chúng ta, trước hết ở nơi Lời Thiên Chúa như là một lời hôm nay được nhập thể ở trong phép Thánh Thể, ở nơi các anh em và các chị em của chúng ta, ở nơi đồng loại. Chúng ta hãy dấn thân cho đức khó nghèo vốn mở lòng chúng ta cho sự phong phú của sự trao đổi cá nhân, tình cảm và hữu hiệu, và cho sự đồng chia sẻ các của cải, biến chúng ta nên những con người tiếp đón đứng trước quà tặng của người bên cạnh, và đồng thời đòi hỏi chúng ta thực hành các khả năng mà chúng ta đã lãnh nhận vì lợi ích đồng loại: “Anh em đong bằng đấu nào cho kẻ khác, thì cũng sẽ nhận lại được như thế” (Lc 6:38). Với việc thi hành đối thoại, đức khiết tịnh - là sự thanh luyện và sự hiến dâng các tình cảm yêu thương của chúng ta – sẽ được mở ra cho cuộc đối thoại cùng Thiên Chúa, cùng những con người nam nữ khác, cùng các nền văn hóa, các tôn giáo và cùng cả tạo thành.

Đức khó nghèo của chúng ta phải là một đức khó nghèo thánh hiến cho Thiên Chúa. Một đức khó nghèo vì Thiên Chúa, với những người nghèo. Một đức khó nghèo nhắm đến mục tiêu Nước Trời.

“Anh hãy là như thế và anh sẽ sống” (Lc 10:28): đi tới tha nhân, tới biết bao nhiêu người, không đếm nổi, đang lang thang và cùng khốn, đang ở bên các vệ đường, đang chờ đợi ai đó chạy đến cứu giúp cho họ, đấy chẳng phải là một chọn lựa tùy hứng của người Kitô hữu. Đấy chẳng phải là một cái gì đó mình có thể hững hờ. Nhưng đây là vấn đề sinh tử. Đức nghèo khó của chúng ta, lối thoát của chúng ta chính là cúi mình xuống, lột bỏ mình đi, biến mình nên người thân cận, hạ mình xuống trên kẻ đang nằm “trong tối tăm và trong bóng sự chết” (Lc 1:79). Đây là chuyện không để cho chúng ta tùy ý đảm đương.

Chúng ta không thể không nhìn, cũng không thể giả vờ như chẳng thấy gì cả, chúng ta cũng không thể đi qua phía bên kia con đường. Dĩ nhiên không một ai trong chúng ta có khả năng chăm sóc mọi vết thương. Nhưng không một ai lại muốn cảm thấy mình xứng với danh con người và danh Kitô hữu, với danh người thánh hiến, lại có thể từ chối phận vụ tuy nhỏ bé, chẳng đầy đủ mà mình phải làm, bởi nó mang lại cho chúng ta quyền công dân của Tin Mừng, là cái duy nhất đem lại cho chúng ta danh hiệu của người môn đệ chân chính của Đấng đã từ bỏ điều kiện trên trời đề xuống chia sẻ cái bất hạnh của hoàn cảnh con người của chúng ta.

Cuộc sống được sống trong sự gắn bó hằng ngày với cuộc sống thánh hiến để bước theo Chúa Kitô thanh khiết, khó nghèo và vâng phục biến chúng ta nên dấu chỉ của Nước Trời và nên những con người của tương lai.[75]

Đức nghèo khó của chúng ta được sống “vì Chúa Kitô, của cải duy nhất của chúng ta” là vì nước trời tương lai, nơi cảnh “sói sẽ ở chung với chiên, beo sẽ nằm cạnh dê, bò tót và sư tử con sẽ ăn chung một cánh đồng và một hài nhi sẽ chăn dắt chúng” (Is 11:6) sẽ là một đời sống khởi sự công việc xây dựng Vương Quốc của “chân lý và sự sống, Vương quốc thánh thiện và ân sủng, tình yêu và hòa bình”[76] vào ngay hôm nay, với ý thức và tình yêu thương.

THAY LỜI KẾT

Đã đến lúc các quốc gia, các chế độ chính trị, các tôn giáo và tất cả mỗi người chúng ta phải làm sống lại niềm hy vọng vào một tương lai tốt đẹp thực sự cho nhân loại, không phải đặt nền tảng trên sự giàu có thịnh vượng về vật chất - vì chuyện đó có thể chỉ đến với một số người, mà là trên nền tảng của Đức Ái của nhìn nhận và đề cao phẩm giá con người như trong tông thư Giáo Hội tại Á Châu Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã khẳng định: “Sự phát triển của con người không bao giờ chỉ là một vấn đề thuần tuý kỹ thuật hay kinh tế, mà cơ bản đó là một vấn đề nhân bản và đạo đức”.[77]

Những người sống đời thánh hiến, nhờ các lời khuyên Tin Mừng, họ được chọn gọi theo Đức Kitô để phục vụ mọi người, đặc biệt nhưng người chưa tin, chưa biết và chưa nghe được Tin Mừng Cứu Độ, cách vô vị lợi. Bằng việc sống như người nghèo giữa những bất trắc của đời sống hằng ngày và từ khước mọi đòi hỏi về quyền lực, họ đem lại cho nhân loạ ngày nay chứng tá về niềm vui của Tin Mừng và một dấu chỉ tỉnh yêu của Thiên Chúa. Như là những chứng nhân sống động cho Công lý và Hoà Bình trong một thế giới đang đầy tràn bất công và bạo lực. Sống đời sống thánh hiến với đúng sứ vụ của mình là người được “sai đi” do chính sự thánh hiến của mình.[78] Luôn thao thức và đặt mình trước mặt Chúa. Tôi tìm kiếm điều gì đây? Những chuyện trần thế? Những chuyện hời hợt bên ngoài? Chúng ta suy nghĩ về những chuyện này, đó là một sứ điệp cho tất cả chúng ta. Những bụi tro này đặt ra cho chúng ta một câu hỏi: liệu có phải tôi tìm kiếm một cuộc gặp gỡ với Chúa Giêsu, người sẽ làm cho cuộc sống của tôi trọn vẹn và cho tôi hạnh phúc độc nhất không hề hư mất hay không? Hay tôi muốn một lối sống tẻ nhạt hơn? Liệu có phải tôi đang sa lầy trong cuộc sống hời hợt không?[79]

Cuối cùng, xin trích lời của Đức Hồng Y Rafaele Carlo Martino, Cựu Chủ tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình cũng ân cần nhắn nhủ chúng ta: Các Tu sĩ Nam nữ cũng cần phải đầu tư một cách thỏa đáng cho Linh Đạo cũng như cho Đào luyện về mặt Công lý, Hòa bình và sự Toàn Vẹn Của Tạo Thành: “Trong lòng đời thánh hiến cũng như trong các hành trình đào luyện cần vun trồng xác tín rằng thế giới hiện tại, bị phương hại bởi hằng tỉ những vấn đề bức thiết, đang cần không phải là ít, mà là thật nhiều đến đời sống thiêng liêng hay linh đạo để có thể đạt được đến Công Lý và Hòa bình nhiều hơn. Việc tông đồ xã hội khẩn thiết nhất và quan trọng nhất phải là sự thể chúng ta phải hoàn toàn được thuộc về Thiên Chúa để có thể thông truyền cho thế giới dựa trên một điểm chính xác sau đây: là loan báo cho thế giới xã hội, kinh tế và chính trị của con người rằng nếu không có Thiên Chúa, con người sẽ đứng lên chống lại lẫn nhau. Trong viễn cảnh này, tất cả chúng ta đều phải ý thức rằng những ai đã đáp trả tiếng gọi của Chúa Kitô để đón nhận một cuộc sống mà hiện nay đã là hình bóng của sự hoàn hảo của Nước Thiên Chúa, thì do đòi hỏi của đặc sủng mình, họ phải có nhiệm vụ duy nhất là Tin Mừng Hóa thực tại xã hội. Việc làm biểu trưng cho sự hoàn hảo của Nước Thiên Chúa của các người thánh hiến không bao hàm việc thoát ly khỏi thế giới, mà nó chính là một cách mới mẻ để sống ở giữa những chuyện của thế giới. Đây là một hình thức sâu đậm, không lẩn tránh, hay mơ hồ theo nghĩa là những người sống đời thánh hiến phải thật sự giúp đỡ các Kitô hữu khác nhìn vào các mối tương quan xã hội và các vấn đề kinh tế không chỉ như chúng hiện là, mà nhất là như chúng sẽ là, và do đó như chúng đáng lý phải là”.[80]

 

 

 

 


[1] Xc. Công Đồng Vatican II, Hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), số 42.

[2] Thomas L. Friedman, Thế Giới Phẳng Tóm lược lịch sử Thế giới Thế kỷ XXI, NXB. Trẻ, Tái bản lần thứ 3, 2008.

[3] Pontifical Council for Justice and Peace, Compendium of the Social Doctrine of the Church, Libereria Editrice Vaticana, 2004. Bản Việt ngữ: Ủy Ban Bác Ái Xã Hội-Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tóm lưc Hc Thuyết Xã Hi ca Giáo Hi Công Giáo, NXB. Tôn Giáo, số 540.

[4] M. Cozzoli, Học Thuyết Xã Hội Của Hội Thánh. “Tin Mừng Xã Hội” của thời đại chúng ta,“Lateranum” 63 (1997), pp. 174.

[5] Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, Thông điệp Marter et Magister (Hiền Mẫu và Tôn Sư), Ngày 15-05-1961:Acta Apostolicae Sedis (Công báo Tông Tòa-AAS) – 53 (1961), pp. 453.

[6] Công Đồng Vatican II, Hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), số 36.

[7] Công Đồng Vatican II, Hiến chế Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng), số 30.

[8] Ibid., số 43.

[9] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Quan tâm đến vấn đề xã hội), Ngày 30-12-1987, số 35.

[10] J. M. Ibanez, Hc Thuyết Xã Hi Ca Hi Thánh, Milano 1989, tr. 285.

[11] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Quan tâm đến vấn đề xã hội), Ngày 30-12-1987, số 35; 38.

[12] H. Carrier, Hoc Thuyết Xã Hi, Việc tiếp cận mới với Hc Thuyết Xã Hi Ca Hi Thánh, San Paolo, Ciniselo Balsano 1993, tr. 36-37.

[13] Công Đồng Vatican II, Hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), số 10, 44, 48; Hiến chế Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng), số 40-43.

[14] Công Đồng Vatican II, Hiến chế Lumen Gentium (Ánh sáng muôn dân), số 10.

[15] Công Đồng Vatican II, Hiến chế Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng), số 43.

[16] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Vita Consecrata (Đời sống thánh hiến), Ngày 25-03-1996, số 31.

[17] Ủy Ban Bác Ái Xã Hội-Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tóm lưc Hc Thuyết Xã Hi ca Giáo Hi Công Giáo, NXB. Tôn Giáo, số 83.

[18] Ibid., số 79.

[19] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Vita Consecrata (Đời sống thánh hiến), Ngày 25-03-1996, Lời mở.

[20] Công Đồng Vatican II, Hiến chế Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng), số 40: AAS 58; Ủy Ban Bác Ái Xã Hội-Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tóm lưc Hc Thuyết Xã Hi ca Giáo Hi Công Giáo, NXB. Tôn Giáo, số 62-65.

[21] Vui mừng và hy vọng và Thượng Hội Đồng Giám, Mục 1985, Bản đúc kết; Hervé Carrier, Học Thuyết Xã Hội Công Giáo, Định Hướng chuyển ngữ, 2000; Đức Cha Phaolô Nguyễn Thái Hợp, O.P., Một cái nhìn về Giáo Huấn Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, tr. 11.

[22] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông huấn Vita Consecrata (Đời sống thánh hiến), Ngày 25-03-1996, số 19.

[23] Ủy Ban Bác Ái Xã Hội-Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tóm lưc Hc Thuyết Xã Hi ca Giáo Hi Công Giáo, NXB. Tôn Giáo, số 83.

[24] Công Đồng Vatican II, Hiến chế Gaudium et Spes (Vui mừng và Hy vọng), số 39.

[25] ES: AAS 56 (1964) pp. 651.

[26] Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII, Thông điệp Marter et Magister (Hiền Mẫu và Tôn Sư), Ngày 15-05-1961: AAS53 (1961), pp. 452-453.

[27] Đức Giáo Hoàng Phaolô VI, Thông điệp Populorum Progressio (Phát triển các dân tộc), Ngày 26-03-1967, số 42.

[28] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Diễn văn tại Puebla, số19.

[29] Đức Giáo Hoàng Benedicto XVI, Thông điệp Deus Caritas Est (Thiên Chúa là tình yêu), Ngày 25-12-2005, số 42.

[30] Thánh Bộ Đức Tin, Tài liệu ý Thức về Tự Do, số 37.

[31] Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 1739; Ủy Ban Bác Ái Xã Hội-Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, NXB. Tôn Giáo, số27, 116.

[32] Sách “Các Cơ cấu Xã Hội in đậm dấu tội lỗi”, Piemme, Casale Monferrato, 1989.

[33] Ibidem.

[34] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Quan tâm đến vấn đề xã hội), Ngày 30-12-1987, số 36.

[35] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Thông điệp Centesimus Annus (Bách Chu Niên), Ngày 01-05-1991, số 25.

[36] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, Thông điệp Sollicitudo Rei Socialis (Quan tâm đến vấn đề xã hội), Ngày 30-12-1987, số 54.

[37] Đức Giáo Hoàng Lêô XIII; Đức Giáo Hoàng Piô XI, Thông điệp “Bởi Đức Ái của Chúa Kitô”.

[38] Ủy Ban Bác Ái Xã Hội-Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, NXB. Tôn Giáo, số 54.

[39] Trích từ tác giả hiện thời.

[40] Ủy Ban Bác Ái Xã Hội-Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Tóm lược Học Thuyết Xã Hội của Giáo Hội Công Giáo, NXB. Tôn Giáo, số 109.

[41] Ibid., số 40.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô