Thứ hai, ngày 06 tháng 05 năm 2024 | 03:19 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

 

TÔNG HUẤN

EVANGELII GAUDIUM– NIỀM VUI CỦA TIN MỪNG

CHƯƠNG NĂM

 

NHỮNG NGƯỜI RAO GIẢNG TIN MỪNG ĐẦY THÁNH THẦN

 

259. Những người rao giảng Tin Mừng đầy Thánh Thần có nghĩa là những nhà truyền giáo mở lòng ra với tác động của Chúa Thánh Thần mà không sợ hãi.  Trong Ngày Lễ Ngũ Tuần, Chúa Thánh Thần đã làm cho các Tông Đồ ra khỏi chính mình và biến các ngài thành những người loan báo những việc cao cả của Thiên Chúa, mà mỗi thính giả bắt đầu hiểu theo ngôn ngữ riêng của mình.  Chúa Thánh Thần cũng đổ vào chúng ta sức mạnh để loan báo sự mới mẻ của Tin Mừng với sự mạnh bạo (parrhesia), lớn tiếng, ở mọi nơi và mọi lúc, ngay cả những lúc phải lội ngược dòng.  Chúng ta hãy cầu khẩn Ngàihôm nay, để được thiết lập một cách vững chắctrên cầu nguyện, vìnếu không cócầu nguyện thì mọihoạtđộng có nguy cơ trở thànhtrống rỗng vàrốt cuộclời rao giảng cũng trở nênkhông có hồn.  Chúa Giêsu muốnchúng ta trở thành những nhàtruyền giáoloan báo Tin Mừng không chỉ bằng lời nói, nhưng trên hết,bằngmột cuộc sống được sự hiện diện của Thiên Chúa biến đổi.

 

260.Trong chương cuối cùng này, tôi sẽ không đưa ra một tổng hợp của linh đạo Kitô giáo, cũng không khaitriển những chủ đề chính như cầu nguyện, chầu Thánh Thể hoặc cử hành đức tin, là những điềuchúng ta đã có những bản văn có giá trịcủa Huấn Quyền vànhữngtác phẩm nổi tiếng của các tác giả thời danh.  Tôi không tự nhận làthay thế hoặc vượt trên sự phong phúnày. Tôi chỉ đơn thuầnđề nghịmột số suy nghĩ vềtinh thần của việc Tân Phúc Âm hóa.

 

261.Khi chúng ta nói rằng một điềugì có một “tinh thần”, thì thường ám chỉ một số động lựcbên trong tạo ra một sự thúc đẩy, động cơ, khíchlệcùnglàm chocáchành động cá nhân và cộng đồngcó ý nghĩa.  Một việc truyền giáođầy Thánh Thầnkhácxa với một mớnhững công tác bịcoi như nhữngnhiệmvụ nặng nề mà chúng ta chỉ đơn thuầnphải làm, hoặc việc gì bị coi nhưmâu thuẫn vớinhữngxuhướng và ướcmuốn của chúng ta.  Tôi rất ước ao tìm được những lờiđể cổ võmột mùa rao giảng Tin Mừng nhiệt thành, vui mừng, quảng đại, táo bạo, tràn đầy tình yêu cho đến cùngvà một đời sống truyền cảm! Nhưng tôi biết rằng không có động lực nào có thểđủ nếukhông cóngọn lửa của Chúa Thánh Thần đốt cháy trong lòngchúng ta.  Cuối cùng, truyền giáovới tinh thầnlà truyền giáo với Chúa Thánh Thần, vì Ngài là linh hồn củaviệctruyền giáo của Hội Thánh. Trước khi đề ramột số lý do thúc đẩy và đề nghịtinh thần, một lần nữatôicầu khẩnChúa Thánh Thần, tôi cầu xin Ngài đến canh tân, lay động và thúc đẩy Hội Thánh mạnh dạn ra khỏi chính mình để rao giảng Tin Mừng cho mọi dân tộc.

 

I.Những lý do thúc đẩy một động năng truyền giáo mới

262.Những người rao giảng Tin Mừng đầyChúaThánh Thầncó nghĩa lànhữngnhà truyền giáo vừacầu nguyện vừalàm việc. Từ quan điểm Phúc Âm hóa, những đề nghịthần bí mà không có một sự dấn thânxã hội và truyền giáo mạnh mẽ, hay những bài thuyết trìnhvà những thực hành xã hội và mục vụ mà không có một linh đạo có sứcbiến đổi tâm hồn, sẽ chẳng giúp được gì.  Những đề nghịbán phần và rời rạc ấy chỉ chạm đến một sốngười nhỏvà không có sức mạnh lan tràn lớn lao, bởi vì chúng cắt xénTin Mừng.  Chúng ta phảiluôn luôn nuôi dưỡng một chỗ ở trong tâm hồn, là điều đem lại cho một Kitô hữu ý nghĩa của việc dấn thân và hoạt động. [205] Nếu không có những giờ phútlâu dài để tôn thờ, gặp gỡ Lời Chúa trong cầu nguyện,chân thành đối thoại với Chúa, thì các nhiệm vụdễ dàng mất hếtý nghĩa, chúng ta sẽ bị suy yếu vì mệt mỏi hay vì nhữngkhó khăn, và lòngnhiệt thànhsẽbịdập tắt.  Hội Thánh không thể làmđược gì nếu không có lá phổi cầu nguyện, và lòng tôi vô cùng vui mừng vì sự gia tăng rất nhiềunhóm cầu nguyện, chuyển cầu, đọc Lời Chúa trong cầu nguyện và chầu Thánh Thể thường trực trong tất cả cơ cấu Hội Thánh.  Đồng thời,“chúng ta phải đẩy luicám dỗ vềmột linh đạoriêng tư và cá nhân không phù hợp với những đòi hỏi của đức ái, cũng như luận lý của mầu nhiệm Nhập Thể”. [206]  Có một nguy cơ là một số giờ phútcầu nguyện biếnthành một lý dođể tránh sốngđờitruyền giáo, vì việc tư nhân hóa lối sống có thể dẫn các Kitô hữu đến việcnương náuở một số linhđạosailầm.

 

263.Thậtlà bổ ích để nhớđến các Kitô hữu tiên khởi và nhiều anh em trong suốtdònglịch sử, lànhững người đầy niềm vui, đầy can đảm, không biết mệt trong việc rao giảngTin Mừng cùngcó khả năng hoạt động với sức chịu đựng tuyệt vời.  Có những người tự an ủi bằng cách nói rằng ngàynay khó khăn hơnnhiều; nhưng chúng ta phảinhìnnhận rằng bối cảnh thờiđế quốc Rômakhông có lợi gì cho việc rao giảng Tin Mừng, hayđấu tranh cho công lý, hoặcbảo vệ phẩm giá con người.  Trong mọi thời điểmcủa lịch sử,sự yếu đuối của con người,tínhvụ lợi thiếulành mạnh, sự tiệnnghiích kỷ, và cuối cùng, lòng ham muốnnhục dụcđe dọa tất cả chúng ta.  Thực tạinày luôn luôn hiện diện, dươi hình thức nàyhay hình thức khác; chúng đếntừ những giới hạn của con người chứ không phải tư các hoàn cảnh.  Vì thế chúng takhông được nói rằng ngày nay khó khăn hơn; chúngkhác nhau.  Chúng ta hãy học nhiều từcác Thánh, là những vịđã đi trước chúng ta và đã trực diện vớinhững khó khăn của thời đại các ngài. Đểđạt được mục đíchnày, tôi đề nghị ngừng lại để tái khám phá ramột số lý do giúp chúng ta bắt chước các ngàingõ hầu áp dụng trong thời đạichúng ta. [207]

 

Cuộc gặp gỡ cá nhân với tình yêu của Chúa Giêsu làĐấng cứu độchúng ta

264.Lý dođầu tiênthúc đẩy chúng taloan báo Tin Mừng là tình yêu của Chúa Giêsu mà chúng ta đã nhận được, kinh nghiệm được Ngườicứu độ là điềuthúc đẩy chúng ta yêu Ngườimỗi ngày một hơn.  Nhưng có loạitình yêu nào mà khônglàm cho chúng tacảm thấy cần phải nói về người mình yêu, chỉ cho người khác thấy Người, làm cho Ngườiđược biết đếnkhông?  Nếu chúng takhông cảm thấycóướcmuốn mãnh liệt để truyền thông tình yêu này, chúng ta cần phải tạm ngừng lại trongcầu nguyện để cầu xin Người trở lại làm cho chúng tasay đắm.  Chúng ta cần phải cầu xin mỗi ngày,để ân sủng Người mở rộng contimgiá lạnhcủa chúng ta và cải tổ cuộc sống hờ hữngvà nông cạn của chúng ta.  Hãy đặt mìnhtrước mặt Người với một contim rộng mở, hãy để cho Người ngắmnhìnchúng ta, chúng ta sẽnhận ra cái nhìn yêu thương này là cái nhìn màNathaniel đã khám phá rangày Chúa Giêsu nói với ông: “Tôi nhìn thấy anhkhi anhở dưới cây vả” (Ga 1:48).  Êm dịu biết bao khiđứng trước một cây Thánh Giá, hoặc quỳ trước Thánh Thể, và chỉ đơn thuầnlà ở trước mắt Người! Tốt biết bao chochúng ta khiNgười trở lại chạm vào cuộc đờichúng ta và thúc đẩy chúng ta truyền thôngsựsống mới của Người! Vì vậy, kết cuộclà, “những gì chúng tôiđã thấy và đã nghethìchúng tôicông bố” (1 Ga 1:3).  Động lực tốt nhất cho quyết định truyền thôngTin Mừng là chiêm niệm nóvới tình yêu, đọc chầm chậm những trang của nó và đọc bằngcontim của mình.  Nếu chúng ta đến gần Tin Mừng cách này, vẻ đẹp của nósẽ làm cho chúng ta ngạc nhiên, và làm cho chúng ta say đắmmỗi lầnchúng tatrở lại.  Vì vậy, thậtkhẩn cấp để phục hồi tinh thần chiêm niệm,là điềucho phép chúng ta khám phá ra mỗi ngày rằng chúng ta là nhữngngười được ủy thác chomột gia sản, là điều nhân bản hóa chúng ta vàgiúp chúng ta sống một cuộc sống mới.  Không có gì quý giá hơn để truyền lại cho những người khác.

 

265.Toàn thểđời sống của Chúa Giêsu, cách Người đối xửvới những người nghèo, những cử chỉ của Người, sự kiên địnhcủa Người,lòngquảng đại của Người,sự đơn giản hằng ngàycủa Người, và cuối cùng là sự tự hiến hoàn toàn của Người, tất cảđềuquý giá và nói với cuộc sống cá nhân của chúng ta.  Mỗi lần chúng tatrở lại để tìm hiểu, chúng ta lại đượcthuyết phục rằng đây chínhlà những gì người khác cần, ngay cả khi chúng takhông nhận ra điều ấy: “Đấngmà anh em không biết nhưngvẫntôn thờ, là Đấng mà tôi rao giảngcho anh em” (Cv 17:23).  Đôi khi chúng ta mất lòngnhiệt thành đối vớisứvụ truyền giáo, mà quên rằng Tin Mừng đáp ứng nhu cầu sâu xa nhất của con người, bởi vì tất cả chúng ta đã được tạo ra chonhững gì Tin Mừng cung cấp cho chúng ta: tình bằng hữuvới Chúa Giêsu và tình yêu huynh đệvới anh chị em. Khi chúng ta thành công trong việcdiễn tả đầy đủ và cách thẩm mỹ nội dung cơ bảncủa Tin Mừng, sứ điệp ấychắc chắnsẽđáp ứng những thắc mắcsâu xa nhất của contim: “Nhà truyền giáo tinchắcrằngnhờ tácđộng của Chúa Thánh Thần, đã có sẵntrongnhữngcá nhân và các dân tộcmột ước vọng,ngay cả khi người ta không ý thức, để biết sự thật về Thiên Chúa, con người, con đường dẫn đến việcgiải thoát khỏi tội lỗi và sự chết. Lòngnhiệt thànhtrong việc loan báo ĐứcKitô xuất phát từ xác tín có thểđáp ứng được ướcvọng này”. [208]  Lòng nhiệt thànhtruyền giáodựa trên xác tínnày. Chúng ta có một kho báu sựsống và tình yêu không thể lừa dối, sứđiệp không thể bị thao tác hoặc lừa dối.  Đólà mộtcâu trả lời chìmvàotận đáy lòngcon người,có thể nâng đỡ nóvà nângnó lên.  Đó là chân lýkhông bao giờ lỗi thời bởi vì nó có thể thâm nhập vào những nơi không một điều gì khác có thể đến được. Nỗi buồn vô hạn của chúng tachỉcó thể được chữa lành bằngmột tình yêu vô hạn.

 

266.Tuy nhiên niềmxáctín nàyđược nâng đỡ bằngkinh nghiệm cá nhân, không ngừng đổi mới, để tận hưởng tình bằng hữucủa Ngườivà sứđiệp của Người.  Chúng takhông thể kiên trì trongmột việctruyền giáo đầy nhiệt tình nếu chúng takhông còn được thuyết phụcnữa bằngkinh nghiệm riêng của mình rằng gặp gỡ Chúa Giêsu hoàn toàn khác với việc không biếtNgười, bướcđi với Ngườihoàn toàn khác vớimò mẫm, có thể lắng nghe Ngườihoàn toàn khác với việccoi thườngLời Người, có thể chiêm niệm, thờ phượng, nghỉ ngơitrong Ngườihoàn toàn khác với việc không làm những điều ấy. Cố gắng xây dựng thế giới với Tin Mừng của Người không giống như làm việc ấychỉ với những lý do riêng của mình. Chúng ta biết rằng cuộc sống với Chúa Giêsu trở nên đầy đủhơnnhiềuvà với Người chúng tadễ dàng tìm thấy ý nghĩa của tất cả mọi sự hơn. Đólà lý do tại sao chúng ta rao giảng Tin Mừng.  Một nhà truyền giáo thực sự,làngười không bao giờ ngừnglà một môn đệ, biết rằng Chúa Giêsu đi với mình, nói với mình, thở với mình, làm việc vớimình.  Cảm thấy Chúa Giêsu đang sống cùng mìnhở giữa sứ vụtruyền giáo.  Nếu chúng ta không tìm thấyđiều này ở trung tâm của các hoạt động truyền giáo,thì chúng ta sẽsớm mất nhiệt tình và không còn chắc chắn về điều mình thông truyền, chúng ta sẽ thiếu nghịlựcvà lòng saymê.  Và khi một người không đượcthuyết phục, không có nhiệt tình, không đáng tin cậy, không đượcyêu, thì người ấy sẽ chẳng thuyết phục được ai.

 

267.Kết hợpvới Chúa Giêsu, chúng ta tìm những gìNgười tìm, chúng ta yêu những gì Người yêu.  Cuối cùng, điềuchúng ta tìm kiếm là vinh quang của Chúa Cha, chúng ta sống và hành động “để ngợikhen vinh quangcủa ân sủng Người” (Eph1:6).  Nếu chúng ta hiến thân cách trọn vẹnvà kiên định, chúng ta phải vượttrênbất cứđộng lực nào khác.  Đây là động lực cuối cùng, sâu sắc nhất, lớn nhất, là lý do và ý nghĩa tối hậu của mọi động lựckhác.  Đó chính là vinh quang Chúa Cha, mà Chúa Giêsu đã tìm suốt cuộc đờicủa Người.  Người là Con luôn luôn vuilòng với tất cả con ngườicủa mình “ở trong cung lòng Chúa Cha” (Ga 1:18).  Nếu chúng ta là những nhà truyền giáo, thìtrên hếtchính vì Chúa Giêsu nói với chúng ta: “Bằng cách này mà Chúa Cha được tôn vinh, là các con sinh nhiều hoa trái” (Ga 15:8).  Vượt trên sựkiện là chúng ta đồng ý hay không, thích hay không, cần hay không, vượt trên nhữnggiới hạnbé nhỏ của nhữngham muốn của chúng ta, sự hiểu biết vàđộng cơ thúc đẩychúng ta, chúng ta rao giảng Tin Mừng vìvinh quangcao cảcủa Chúa Cha là Đấngyêu thương chúng ta.

 

Niềm vui tinh thần của việclà một dân

268.Lời Chúa cũng mời gọi chúng ta nhận ra rằng chúng ta là một dân duy nhất: “Xưa kia anh em không phải là một dân, nhưng nay đã là Dân Thiên Chúa” (1 Phr2:10).  Để là những nhà truyền giáo đích thực chúng ta cũng cầnphải phát triển mộtvịgiáctinh thầnđểở gần đời sống của con người, đến độnó trở thành một nguồn vui caothượnghơn.  Việc truyền giáolà một sự saymê với Chúa Giêsu, nhưng đồng thờicũnglà một sự saymê vớidân Người.  Khi chúng ta đứng trước Chúa Giêsu chịu đóng đinh, chúng ta nhận ra tất cả tình yêu của Người,là điều nâng đỡ chúng ta và ban cho chúng ta phẩmgiá, tuy nhiên, đồng thời, trừ khichúng ta bịmù, chúng ta bắt đầu nhận thứcrằng cái nhìn của Chúa Giêsu mở rộng và quay về phíatoàn thểdân Người vớiđầy trìu mếnvà nhiệt tình.  Vì vậy, chúng ta nhậnra rằng Ngườimuốn dùng chúngtađể gần gũi hơn với dânyêu quý của Người. Ngườilấychúng ta từ giữa dân Người và sai chúng ta đến với họ, vì thế chúng ta sẽ không thể hiểu được căn tính của mình nếukhông thuộc về dânnày.

 

269.Chính Chúa Giêsu là kiểu mẫucủasự lựa chọn cách rao giảng Tin Mừng này, là cách đưa chúng ta vào lòng dânchúng.  Thật tốt chochúng ta khi thấy Người gần gũi tất cả mọi người!  Khi Ngườinói chuyện vớiai,thì Ngườinhìn thẳng vào mắt người ấyvới một sự ân cầnyêu thương sâuthẳm, “Chúa Giêsu nhìn anh,và thương mến anh” (Mc 10:21).  Chúng ta thấy Chúa dễtiếp cậnthế nào vớingười mù bênvệđường (x. Mc 10:46-52), và khiNgười ănuống vớinhữngkẻtội lỗi (x. Mc 2:16), Người chẳng bậntâmgì đến việc bị người khác coi là mê ăn uống và chè chén say sưa(x. Mt 11:19).  Chúng ta thấy Ngườisẵnsàngđể cho một cô gái điếm xức dầu đôi bàn chân của Người(x. Lc 7:36-50), hoặc tiếpôngNicôđêmô vào ban đêm (Ga 3:1-15).  Sự tự hiến của Chúa Giêsu trên thập giá không làgì khác hơnlàtộtđỉnh của cáchthế này, là cách thế đãđánh dấu toàn thểcuộc đờicủa Người.  Được thuhút bởi kiểu mẫunày, chúng ta muốn gia nhậpcách trọn vẹn vàoxã hội, chia sẻ cuộc sống của mìnhvới tất cả mọi người, lắng nghe nhữngquan tâm của họ, cộng tác với họcả về vật chất lẫntinh thần trongnhữngnhu cầu của họ, vui với ngườivui, khóc với người khóc và dấn thântrong việc xây dựng một thế giới mới, tay trongtay với những người khác.  Nhưng luôn luôn không coi đó nhưmột điều bị bắt buộc, nhưmột gánh nặng màchúng ta phải gánh, nhưng nhưmột sự lựa chọn cá nhân tràn ngập niềm vui và cho chúng ta một căn tính.

 

270.Đôi khi chúng ta cảm thấy bịcám dỗ lànhững Kitô hữu trong khi vẫn giữ một khoảng cách an toàn vớinhững vết thương của Chúa.  Nhưng Chúa Giêsu muốn chúng ta chạm vàosựđau khổ của con người, chạm vào da thịt đau khổ của những người khác.  Người muốn chúng ta ngưng tìm kiếmnhữngnơi trú ẩn cá nhân hay cộng đồng, là những nơicho phép chúng ta giữ mộtkhoảng cách với trung tâmcủa những thảm cảnh của con người, ngõ hầuchúng ta thực sự chấp nhận tiếp xúc với đời sốngcụ thể của những người khác, và biết sức mạnh của sự dịu dàng. Khi chúng ta làmnhư thế, đời sống của chúng tasẽluôn luôn phức tạpmột cách kỳ diệu vàchúng ta sống  kinh nghiệm mãnh liệtcủa một dân, kinh nghiệm thuộc về một dân.

 

271.Đúng là trong mối liênhệ của mìnhvới thế giới, chúng ta được yêu cầu cung cấp một lý do của niềmhy vọng của mình, nhưng không phải nhưkẻ thù, bằng cách chỉ tay và lên án.  Chúng ta đã được cảnh báo rất rõ ràng: “phải làm với sự hiền lànhvà tôn trọng” (1 Phr3:16), và “Nếu có thể, thì ít ra về phần anh em, hãy sống hòa thuận với mọi người” (Rm12:18).  Chúng ta cũng được khuyến khích cố gắng chiến thắng “sự dữ bằng việc lành”(Rm 12:21),  mà không được mệt mỏi“làm điều lành”(Gl 6:9), và không cố gắng tỏ ra là những người trên,nhưng coi“những người khác hơn mình” (Phl2:3). Thực ra, các Tông Đồ của Chúa “được lòng tất cả mọi người” (Cv 2:47, xem 4,21.33; 5:13).  Rõ ràng là Đức Chúa Giêsu Kitô không muốn chúng ta như những ông hoàngtrông rất thô bạo, nhưng như những người namnữ của dânchúng.  Đây không phải là ý kiến ​​của một giáo hoàng hoặc một lựa chọn mục vụ giữa những lựa chọn khác mà chúng ta có thể làm; chúng lànhững dấu chỉcủa Lời Chúa rấttỏ tường, trực tiếp và hiển nhiên đến nỗi chúngkhông cần phải được giải thích, là điềusẽ giảm bớtsức mạnhchất vấn của chúng.  Chúng ta hãy sốngchúng “sine glossa”, mà không cần chú giải.  Bằng cách này, chúng ta sẽ cảmnghiệm được niềm vui chia sẻ cuộc sống truyền giáo với những người trung thành với Thiên Chúa trong khi cố gắng đốtlên một ngọnlửa ở trung tâm thế giới.

 

272.Tình yêu đối vớingười kháclà một sức mạnhtinh thần thúc đẩycuộc gặp gỡ Thiên Chúa một cách trọn vẹn đến mức bất cứ ai không yêu anh em mình là “đi trong bóng tối “ (1 Ga 2:11),là “ở lại trong sự chết” (1 Ga3, 14) và “không biết Thiên Chúa” (1 Ga 4:8).  Đức Thánh Cha BênêđictôXVI nói rằng “nhắm mắt mình trước những người lân cậncủa chúng ta cũnglàm cho chúng tamù trước mặt Thiên Chúa” [209] và rằng tình yêu cuối cùng là ánh sáng duy nhất “luôn luôn có thể soisáng một thế giới đang tối tămvà bancho chúng ta can đảm để sống và hành động”. [210]  Vì vậy, khi chúng ta sống tiếp cận thần bí với tha nhânnhằm mục đích tìmkiếmsựtốtlànhchohọ, chúng ta mở rộng nội tâm của mìnhđể nhậnnhững hồng ântốtđẹpnhất của Chúa.  Mỗi lần chúng ta gặp gỡ một con người trong tình yêu, chúng ta đặt mình vào một điều kiện thuận lợiđể khám phá một điềugìmới mẻ về Thiên Chúa.  Mỗi lầnchúng ta mở mắt đểnhận ra nhữngngườikhác, thìđức tincủa chúng ta đượcsáng suốt hơn để nhậnraThiên Chúa.  Vì thế, nếu chúng ta muốn lớn lêntrong đời sống tinh thần, chúng ta không thể ngưng lànhững nhà truyền giáo.  Dấn thântruyền giáo phong phú hóatâm trí và tâm hồn, mở racho chúng ta nhữngchân trời tâm linh, giúpchúng ta nhạy cảm hơn để nhận ra hoạtđộng của Chúa Thánh Thần, đưa chúng ta ra khỏi những mô thứctâm linh hạn hẹpcủa mình.  Đồng thời, một nhà truyền giáo hoàn toàn dấn thânvàoviệctruyền giáocảm nghiệm đượcniềm vui của việc trở thànhmột nguồn, tràn đầyvà làm tươi mát những người khác.  Chúng ta chỉ có thể là một nhà truyền giáo khi cảm thấy tốt trong việc tìm kiếm những điều tốt đẹp chongười khácvàmuốn hạnh phúc chongười khác.  Việc mở rộng tâmhồnlà nguồn gốc của hạnh phúc, bởi vì “cho đi thì có phúchơn nhận được” (Cv 20:35).  Không aicó thể sống tốt hơn bằng cách chạy trốn những người khác, ẩnnấp, từ chối chia sẻ, không chịu cho đi và nhốt mình trong sự thoải mái. Điều này chẳng khác gì mộtviệctự vậntừ từ.

 

273.Việc truyền giáo (sứ vụ)giữa lòng dân chúngkhông phải là một phần của đờisống của tôi, hoặc một đồtrang sứcmà tôi có thểbỏ đi, nócũngkhông phải là một phần phụthuộc, hoặc một thời điểm trongnhiều thời điểm củacuộc sống.  Nó là một điềumà tôi không có thể xóa bỏ khỏicon người của tôi nếu tôikhông muốn tiêu diệt chính mình.  Tôi một việc truyền giáo (sứ vụ) trên thế giannày, và đó là lý do tại sao tôi đang ở trong thế gian. Tôiphải nhận rarằngmình đã đượcđóng ấnbằng lửa cho sứ vụ này để soi sáng, chúc lành, sinh động hóa, nâng lên, chữa lành,vàgiải phóng.  Tôi sẽ thấy chung quanh mình cácy tá vớilinhhồn, cácthầy giáo với linh hồn, các chính trị gia vớilinh hồn, là những người đã quyết định tận đáy lòng làsốngvới những người khác và chonhữngngười khác.  Tuy nhiên, nếu chúng ta tách rờinhiệm vụ ra khỏi cuộc sống riêng tư của mình, thìtất cả mọi sự sẽtrở thành màu xám và chúng ta sẽ liên tục cố gắng tìm kiếm danh vọng hoặc bảo vệnhữngnhu cầuriêng tưcủa mình.  Chúng ta không còn là một dân nữa.

 

274.Để chia sẻ cuộc sống của mìnhvới mọi người và hiến thân một cáchquảng đại, chúng ta cần phải nhận ra rằng tất cả mọi người đềuđáng chochúng tahiến thân. Không phải vì vẻ bề ngoàicủa họ, khả năng của họ, ngôn ngữ củahọ, não trạngcủa họhoặcsựthỏa mãnmàchúng ta có thể cung cấp, nhưng vì họlà công trình sáng tạo của Thiên Chúa, là tạo vật của Ngài.  Ngài đã tạo dựng nên họtheohình ảnh của Ngài, và họ phản ánh một phần nào đó vinh quang của Ngài.  Mỗi con người là đối tượng của sự ân cầnvô cùngcủa Chúa, và chính Người ngự trong cuộc sống của họ.  ĐứcChúa Giêsu Kitô đã ban bửu huyết của Người trên ThánhGiá cho người ấy. Vượt ra ngoàibất kỳ vẻ bề ngoài nào, mỗi người đềuvô cùngthánhthiêng và xứng đángvớitình yêu của chúng ta và sự tận tụycủa chúng ta.  Vì vậy, nếu tôi có thể giúp một người sống tốtlànhhơn, chỉ điều nàymà thôicũng đã đủ để biện minh cho việc hiến đờisống của tôilàmmón quàcho người ấy.  Thậtlà tốt đẹp khi là dântrung thành của Thiên Chúa.  Và chúng ta đạtđược sự viên mãn khi chúng ta phá đổ các bức tường,đểcho tâm hồncủa mìnhchứađầy những gươngmặt vànhữngtêncủa họ!

 

Công trình mầu nhiệmcủa Chúa Phục Sinh và Chúa Thánh Thần

275.Trong chương hai chúng ta đã suy nghĩvề việc thiếu linh đạo sâu xa là điều đưa đến bi quan, tin vàođịnh mệnhvàmất niềmtin.  Một số người không tận tâm vớisứ vụbởi vì họ tin rằng không gì có thể thay đổiđược,và do đó đối với họ, phấn đấu là điều vô ích. Họ nghĩ như thế này: “Tại sao tôi phải tước đi sựthoải mái và thú vui của tôi nếu tôikhông nhìn thấy mộtkết quả đáng kểnào”.  Với  não trạngnày thì chúng ta sẽkhông tài nào truyền giáođược. Thái độ này là một lý do xấu để biện minh choviệc vẫn còn khép mìnhtrong sự thoải mái, lười biếng, buồn rầu vì không thỏa mãn tính ích kỷ trốngrỗng của mình. Nó là một hành vi tự hủy diệtvì “con người không thể sống mà không có hy vọng: đời sống sẽ trở nênvô nghĩavàkhông thể chịu nổi”. [211]  Nếu chúng ta nghĩ rằng mọi sựsẽ không thay đổi, chúng ta hãy nhớ rằng Đức Chúa Giêsu Kitô đã chiến thắng tội lỗi cùngsựchết và có đầy đủ quyền năng.  ĐứcChúa Giêsu Kitô thật sự đang sống.  Bằngkhông,“nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì lời rao giảng của chúng tôitrống rỗng(1 Cor 15:14).  Tin Mừng cho chúng ta biết rằng khi các môn đệ đầu tiênđi rao giảng, “Chúa đã làm việc với các ôngvà xác nhận lời rao giảng của các ông” (Mc 16:20).  Điều này xảy ra ngay cả ngày nay. Chúng ta được mời gọi để khám phá ra điều này vàsống với điều này. Đức Kitô Phục Sinh và vinh quang là nguồn gốc sâu xa của niềm hy vọng của chúng ta, và chúng ta đừngbỏ lỡ sự giúp đỡ của Ngườiđể hoàn thành sứ mệnh được trao phó cho chúng ta.

 

276.Việc Phục Sinh của Người không phải là một điều trongquá khứ; nó chứa đựng một sức sống đã thấm nhập thế gian.  Ở đâumọi sựdường như đã chết,thì khắp nơi mầm non của sự sống lại đột nhiên xuất hiện.  Đó là một sức mạnh vô song.  Đúng là nhiều lần dường như không cóThiên Chúa: chúng ta thấy sự bất công, gian ác, thờ ơ và tàn nhẫnkhông thuyên giảm. Nhưng chúng tacũng không kém chắc chắn rằng ở giữa bóng tối luôn luôn bắt đầu nở ra một điềugì đó mới, sớm hay muộn cũng sinh hoatrái. Trong một cánh đồng bằng phẳng sự sốngxuất hiện, kiên trìvà không gì có thể thắng nổi. Sẽ có nhiều điều xấu, nhưng điều tốt luôn luôn có khuynhhướng quay lạinởhoa và lantràn. Mỗi ngày trên thế giới cáiđẹptáisinh,mọc lên được biến đổi qua những thảm kịch của lịchsử.  Các giá trị luôn luôn có khuynhhướng xuất hiện trở lại dưới nhữnghình thức mới, và thực ra, nhân loạiđược tái sinh nhiều lần từ những tình trạngdường như không thể đảo ngượcđược. Đây là sức mạnh của sự sống lại và mỗi người rao giảng Tin Mừng là một công cụ của động năng này.

 

277.Những khó khănmới cũng liên tục xuất hiện, những kinh nghiệm thất bại, những sự nhỏ nhen của con người tạo nên quá nhiều sự dữ. Tất cả chúng ta đều biết từ kinh nghiệm rằng đôi khi một công táckhông đem lại cho chúng tasự thỏa mãnmàchúng ta mongước, thành quả hiếm hoi,và những thay đổi thì chậmchạp,vàchúng tabị cám dỗ trở nên mệt mỏi. Tuy nhiên,khi mộtngười vì mệt mỏi mà tạm thời hạ tay xuống thìkhác vớinhững người buông xuôi vì bị khống chếbởi bệnh bất mãn kinh niên vàbởi sựlười biếng làmkhô héolinhhồn.  Điềucó thể xảy ra làtâm hồnmệt mỏi trong cuộc chiến đấu bởi vì chúng ta thực ra chỉ nghĩ đến mình, đến danh vọng, như khao khát được người khác biết đến, được ca tụng, đượcthưởngvàcó địa vị.  Khi ấy chúngta không hạ thấp nổi cánh tay, nhưng chúng ta cũng không còn kiên quyết,sự sống lạikhông có ở đó. Như vậy, Tin Mừng, là sứ điệp đẹp nhất mà chúng ta có trong thế giới này, vẫn còn bị chôn vùi dưới một đốnglý do để tự bào chữa.

 

278.Đức tin có nghĩa là tin vào Thiên Chúa, tin rằng Ngài thực sự yêu thương chúng ta, tin rằng Ngài hằngsống, rằng Ngàicó thể can thiệpmột cách mầu nhiệm, rằng Ngài không bỏ rơi chúng ta, rằng Ngài có thểrút ra sự tốtlành từ sự dữ bởi quyền năngvà ócsáng tạo vô biêncủa Ngài.  Nó có nghĩa là tin rằng Ngài tiếnbước khải hoàntrong lịch sửcùng với “những người thuộc về Ngài... những người đượcgọi, và được chọn, là các tín hữu” (Kh 17:14).  Chúng ta tin rằng Tin Mừng nói rằng Nước Thiên Chúa đã hiện diện trong thế gian, và đang phát triển ở đây và ở đó, bằng nhiềucách khác nhau: như hạt giống nhỏ có thể biến thành một câylớn (x. Mt 13:31-32), như một ít men làm dậymen cảmột đống bột(x. Mt 13:33), và nhưhạt giống tốt mọc ở giữa cỏ dại (x. Mt 13:24-30), và có thể luôn làm cho chúng ta ngạc nhiên cách thú vị. Nước Thiên Chúa đang hiện diện, sẽ trở lại,phấn đấu để phát triển mạnh mẽ trở lại.  Sự Sống Lại của Đức Kitô tạo ra ởmọi nơi những hạt giống của thế giới mới này;và ngay cả khichúng bịcắtđi, chúng lại mọclên, bởi vì sự Phục Sinh của Chúa đã thâm nhập vào cơ cấu tàngẩn của lịch sửnày, bởi vì Chúa Giêsu đã không sống lạimột cách vô ích.  Chớ gì chúngta đừngở bên lề cuộc hành trình hy vọng đượcsốngnày!

 

279.Vì chúng ta không luôn luônnhìn thấy những chồinon, nên chúng ta cần một sự chắc chắn nội tâm, đó là, lòngtin tưởng rằng Thiên Chúa có thể hoạt động trong bất kỳ hoàn cảnh nào, ngay cả giữa những thất bại tỏ tưởng, bởi vì “chúng ta có kho báu này trong những bình sành” (2 Cor 4:7).  Sự chắc chắn này là điềuđược gọi là “một cảm thứcmầu nhiệm.” Đó là biếtmột cáchchắc chắn rằng tất cả những ai phó tháccho Thiên Chúa trong tình yêu, nhất định sẽsinh hoakết quả (x. Ga 15,5).  Khả năng sinh hoa quảnày thường vô hình, khó nắm bắtvàkhông thể đo lường được.  Chúng ta có thể biếtrõ rằng cuộc sống của mình sẽ mang lại kết quả, nhưng không tự nhận rằng mìnhbiết thế nào, ở đâu và khi nào.  Chúng ta có thể chắc chắn rằng không một việc nào chúng ta làm vì yêu, hoặc bất cứ hành động nào chúng ta làm vì chân thành lo lắng cho tha nhân sẽ bị mất đi.  Không một hành động yêu mến nào dành cho Thiên Chúa sẽ bị mấtđi,không một cố gắng đại lượng nào sẽ ra vô nghĩa vàkhông mộtkiên nhẫn đau khổ nào sẽ ra vô ích.  Tất cả mọi sựđi vòng quanhthế giới của chúng ta như sứcsống.  Đôi khi những nỗ lực của chúng tadườngnhư không đem lạimộtkết quả nào, nhưng việc truyền giáokhông phải là một thương vụhoặc một kế hoạch kinh doanh, nó cũng không thậm chí là một tổ chức nhân đạo, không phải là một buổitrìnhdiễnđể đếm xem có bao nhiêu người tham dự nhờ việc tuyên truyền của chúng ta;nó là một điềugì đó sâu xahơn nhiều, vượt ra ngoàitất cả mọi đo lường.  Có lẽ Chúa dùng sựdấn thâncủa chúng ta để đổ phúc lành xuốngmột nơinàokhác trên thế giớimà chúng ta sẽ không bao giờ đi đến. Chúa Thánh Thần hoạt động như Ngài muốn, khi Ngàimuốn và ở nơi nào Ngài tùy ý Ngài; chúng ta tận tâm hy sinh nhưng không mong thấykết quả tỏ tường. Chúng ta chỉ biết rằng việc hiến thâncủa mình là điều cần thiết. Chúng ta hãy học nghỉ ngơitrong  vòngtay âu yếm của Chúa Cha,giữa cuộcdấn thânsáng tạo và quảng đại của mình. Chúng ta hãy tiếp tục tiếnbước, hãy dângtất cảcho Ngài, nhưng hãy để cho Ngàilàm cho những nỗ lực của chúng ta có kếtquả như ý Ngài.

 

280.Để duy trì lòng nhiệt thành truyền giáo phải cómột niềm tin mãnh liệtvàoChúa Thánh Thần, bởi vì Ngài “giúp đỡsự yếu đuối của chúng ta” (Rm 8:26).  Nhưng lòngtin tưởng quảng đại như vậy phải được nuôi dưỡng và do đó chúng ta phải liên tụccầu khẩn Ngài.  Ngàicó thể chữa lành tất cả những gì làm cho chúng ta yếu đuốitrongviệc dấn thântruyền giáocủa mình. Đúng là lòngtintưởngvào Đấng vô hình này có thể làm chúng ta chóng mặt: giống như lao mình xuống biển mà không biết mình sẽ gặp phải nhữnggì.  Bản thân tôi đã kinh nghiệmđiều nàynhiều lần. Tuy nhiên, không có tự donàolớn hơn việc để cho chính Chúa Thánh Thầnhướng dẫn, bằng cách từ bỏ việctính toán và kiểm soát tất cả mọi sự, và để Ngài soi sáng chúng ta, hướng dẫn chúng ta,địnhhướng chúng ta, đưachúng ta đến nơi mà Ngài muốn.  Ngàibiết rõ những gìchúng tacần ởmọi thời đại và ở mọi lúc.  Điều này được gọi là hiệu quảhuyền nhiệm!

 

Sức mạnhtruyền giáo của việc chuyển cầu

281.Có một hình thức cầu nguyện đặc biệt khuyến khích chúng ta hiến thântrong việc Phúc Âm hóa và thúc đẩy chúng ta tìm kiếm sự tốtlànhchongười khác là chuyển cầu. Chúng ta hãy một ít giây phút ra đểquan sát con người nội tâm của một nhà truyền giáo vĩ đại như Thánh Phaolô, để hiểu xemlời cầu nguyện của ngàinhư thế nào.  Lời cầu nguyện nàyđầy ắpnhữngngười: “Mỗi khi cầu nguyện cho tất cả anh em, tôi luôn luôn cầu xin với niềm hân hoan, […]bởi vì tôi ấp ủ anh em trong lòng tôi” (Phl 1:4.7).  Như vậy chúng ta thấy rằng cầu nguyện chuyển cầu khôngngăn cách chúng ta khỏi việc chiêm niệmthật, bởi vì chiêm niệm mà bỏ tha nhân ra ngoài là một sự lừa dối.

 

282.Thái độ này cũng biến thành mộtlời tạ ơn Thiên Chúa cho người khác: “Trước tiên, tôi cảm tạ Thiên Chúa của tôi quaĐứcChúa Giêsu Kitô cho tất cả anh em” (Rm 1:8). Đó là mộtlờicảm tạ liên tục: “Tôi luôn luôn cảm tạ Thiên Chúa của tôi cho anh emvì những ân sủng màThiên Chúa đã ban cho anh emtrongĐứcChúa Giêsu Kitô” (1 Cor 1:4), “Tôi cảm tạ Thiên Chúa của tôi mỗi khi tôi nhớ đến anh em” (Phl1:3).  Đâykhông phải là một cái nhìn hoài nghi, tiêu cực và vô vọng, nhưng là một cái nhìn tâm linh, của đức tin sâu thẳm, công nhận rằng chính Thiên Chúa hoạt động trong những người khác.  Đồng thởi, đó là lòng biết ơn đếntừ một quảtim thực sự chú ý tới những người khác.  Bằng cách này, khi một nhà truyền giáo cầu nguyệnxong, quảtim ngườiấy trở nênđại lượnghơn,được giảithoát khỏi ý thức cô lập và sẵn sàng làm điều lành cùngchia sẻ sựsống với người khác.

 

283.Những người nam nữ vĩ đại của Thiên Chúa đã là những đấng cầu bầu cả thể.  Việc chuyển cầunhư “nắmmen” ở trong lòng Thiên Chúa Ba Ngôi.  Đây là cách đi xâu vào lòng ChúaCha và khám phá ra những chiều kích mới soi sáng các hoàn cảnh cụ thể và những thay đổi.  Chúng ta có thể nói rằng trái tim của Thiên Chúa được chạm đến bởi lời chuyển cầu, nhưng thực ra Ngài luôn luôn tiên liệu, và điềuchúng ta có thể làm với lời cầu bầu của mìnhlàlàm cho quyền năngcủa Ngài, tình yêu của Ngàivà lòng trung tín của Ngàiđược biểu lộ một cáchrõ ràng hơn nơi dânNgài.

 

II. Đức Mẹ Maria, Mẹ của Phúc Âm hóa

284. Với Chúa Thánh Thần,Đức Mẹ Marialuôn luôn ở giữa dân chúng.  Mẹtụ họp cùng các môn đệ để kêu cầu Ngài(Cv 1:14), và do đó làmchosự phát triển nhanh chóng của việc truyền giáo có thể xảy ra trongLễ Ngũ Tuần.  Mẹ là Mẹ củaviệc Phúc Âm hóacủa Hội Thánh và không có Mẹ, chúng ta không thể hoàn toàn hiểu được tinh thần của việc Tân Phúc Âm hóa.

 

Món quà của Chúa Giêsu cho dânNgười

285.Trên thập giá, khi Đức Kitô chịu đau khổ trong thân xác của Người, ở đó xảy racuộc gặp gỡ bi thảmgiữa tội lỗi của thế gian và lòng thương xót của Thiên Chúa, Ngườicó thể nhìn thấy dướichân Ngườisự hiện diện an ủi của Mẹ Người và bạn Người. Ởthời điểm chủ yếuđó, trước khi Ngườihoàn thành công việc mà Chúa Cha đã trao phó cho Người, Chúa Giêsu thưa cùngĐức Mẹ Maria: “ThưaBà, đây là con Bà!”.  Sau đó, Ngườinói với người bạn thân yêu của Người: “Này là Mẹ con!” (Ga19:26-27).  Những lời này của Chúa Giêsu ởngưỡng cửa sựchết trước hếtkhông diễn tảmột mối quan tâm từ bi đối với Mẹ Người, nhưnglà một công thứccủamặc khải tỏ lộ mầu nhiệmcủa một sứ vụ cứu độ đặc biệt.  Chúa Giêsu đã để lại cho chúng ta Mẹ Người như Mẹ của chúng ta.  Chỉ sau khi làm thế Chúa Giêsu mới có thể cảm thấy rằng “tất cả mọi sựđã hoàn tất”(Ga 19:28). Dưới chân Thánh Giá, giờ tối cao của việctạodựngmới, Đức Kitô dẫn chúng ta đếncùng ĐứcMẹMaria. Người dẫn chúng ta đến với Mẹ bởi vì Ngườikhông muốn chúng ta bước đi mà không có một người Mẹ, và chúng ta đọctrong hình ảnh ngườiMẹ nàytất cả những mầu nhiệmcủa Tin Mừng.  Chúa không muốn rời Hội Thánh mà không có biểu tượng người nữnày. Mẹ, Đấng đãsinh ra Ngườivới đức tin vĩ đại, cũng đồng hành với“những con cái còn lại của mình, [...] những người giữ các điều răn của Thiên Chúa và mang chứng tíchcủa Chúa Giêsu”(Kh 12:17).  Sự nối kết mật thiết giữa Đức Mẹ Maria, Hội Thánh và tất cả các tín hữu, theo nhiềucách khác nhau, tạo ra Đức Kitô, đã được trình bày cách tuyệt mỹbởi Thánh Isaac đệStella: “Trong Thánh Kinh được Thiên Chúa linhhứng, điều gì được hiểu cách chung vềHội Thánh, người mẹ trinh nữ, thì cũng được hiểu cáchđặc thùvềĐức Trinh Nữ Maria [...]   Người ta cũng có thể nói cách tương tự rằng mỗi linh hồn là một hiền thêtrung tín của Lời Chúa, là mẹ, là con gái và em gáicủaĐức Kitô, đồng trinh và mẹ đông con[...]. Đức Kitô đã ởchín tháng trong cung lòngcủa ĐứcMẹ Maria, sẽ ở trong đền tạm của đức tin của Hội Thánh cho đến thời sau hết;và trong sự hiểu biết và tình yêu của tâm hồn tín hữu, cho đến muôn đời”. [212]

 

286.Đức Mẹ Maria là Đấngbiết cáchbiến một hang nuôi súc vật thànhngôi nhà choChúa Giêsu, với một tã vải nghèonàn và mộtnúi đầy âu yếm.  Mẹlà nữ tỳ bénhỏ của Cha, Đấng đã vui mừng hát lênlời chúc tụng Ngài.  Mẹlà người bạn luôn luôn lưu tâmngõ hầu chúng takhông thiếu rượu trong cuộc sống của mình. Mẹlà người có tráitim bị lưỡi gươm đâm thâu qua, Đấng hiểu tất cả nỗi thống khổ của chúng ta.  NhưMẹ của tất cảmọi người, Mẹlà một dấu chỉcủa niềm hy vọng cho những người bị đauđớn vìsinh nở cho đến khi công lýđược sinh ra.  Mẹlà nhà truyền giáo đến gầnchúng ta để đồng hànhvới chúng ta trong cuộc sống, mở lòng chúng ta ra với đức tin bằngtình mẫu tử của Mẹ.  Nhưmột người Mẹ thật, Mẹ bước đi v

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô