Thứ ba, ngày 14 tháng 05 năm 2024 | 08:42 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

"PHẢI BIẾT CON NGƯỜI NẾU MUỐN BIẾT THIÊN CHÚA." (PHAOLO VI)

 

 

VĂN HÓA LÀ CON NGƯỜI

 

 

               NGƯỜI GIÁO DÂN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

 

 

TÌM HIỂU VỀ VĂN HOÁ

 

 

BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM

 

 

(Lưu hành nội bộ)

Có bổ sung

01/08/2002 – 01/08/2013

 

Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh

(biên soạn)

 

 

PHẦN 1. TÌM HIỂU VỀ VĂN HOÁ

 

  CHƯƠNG 1. KHÁI NIỆM VỀ VĂN HOÁ

 

 

                                               Bài 1. Ý Nghĩa Văn Hoá

 

 

Câu 1. Văn Hoá là gì?

 

1. Theo nguyên ngữ

 

1.1. Nghĩa đen

Văn Hoá là trồng trọt.

1.2. Nghĩa bóng

Văn Hoá là trồng người, chăm sóc, dưỡng dục nhân cách, giáo dục đào tạo cá thể hay

cộng đồng, để họ không còn là con vật tự nhiên mà có những phẩm chất tốt đẹp.

2. Theo UNESCO, 1970, Venise:

2.1. Ý nghĩa:

Văn Hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những

sản phẩm tinh thần tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống

và lao động.

2.2. Phân loại

Có hai loại di sản Văn Hoá:

2.2.1. Văn Hoá hữu thể (Vật thể): Đình, đền, chùa. . .

2.2.2. Văn Hoá vô hình (Phi vật thể): Âm nhạc, phong tục, tập quán, lễ hội. Cái hữu thể và

vô hình gắn bó hữu cơ với nhau, lồng vào nhau, như thân xác và tâm trí con người.

3. Theo giáo sư Trần Ngọc Thêm, 1996:27:

“Văn Hoá là một hệ thống hữu cơ, các giá trị vật chất và tinh thần, do con người

sáng tạo và tích luỹ, qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con

người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”.

4. Theo Công đồng Vatican II:

“Văn Hoá là mọi phương tiện, giúp con người, trau dồi và phát triển khả năng tinh

thần và thể xác, để con người và toàn thể nhân loại được tiến bộ hơn” (MV: 53).

5. Theo Kitô giáo:

“Văn Hoá là Tình Yêu Thương”.

6. Những nghĩa thông dụng

6.1. Văn Hoá:

Là làm cho trở thành đẹp, thành giá trị.

- Văn là vẻ đẹp.

- Hoá là làm cho trở thành, hoá nên, hoá thành.

6.2. Văn Hoá:

Là dùng cái đẹp để giáo hoá.

6.3. Văn Hoá:

Là giáo hoá trở thành con người đẹp, có giá trị.

 

- Văn là người.

- Hoá là giáo hoá, trở thành.

 

 

Câu 2. Truyền Thống Văn Hoá là gì?

- Truyền là chuyển giao.

- Thống là nối tiếp.

+ Truyền thống: là những giá trị tương đối ổn định (những kinh nghiệm tập thể) thể hiện

dưới những khuôn mẫu xã hội được tích luỹ và tái tạo trong cộng đồng người, qua thời

gian và được cố định hoá, dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghi lễ, luật pháp,

dư luận . . . (GS Trần Ngọc Thêm 1996:26).

Câu 3. Văn minh là gì?

Văn minh là khái niệm (có nguồn gốc Phương Tây, đô thị): Chỉ trình độ phát triển nhất định

của Văn Hoá về phương diện vật chất và mang tính Quốc Tế, hướng tới sự hợp lý, sắp đặt

cuộc sống sao cho tiện lợi và tiện nghi.

 

Câu 4. Văn hiến là gì ?

Hiến: là hiền tài, là sách vở hay.

Văn Hiến là Văn Hoá, thiên về truyền thống lâu đời, là các giá trị tinh thần do những người

tài đức chuyển tải, thể hiện tính dân tộc, tính lịch sử rõ rệt.

Ví dụ: Đất nước ta 4.000 năm văn hiến.

 

Câu 5. Văn Vật là gì ?

Văn vật là Văn Hoá, thiên về các giá trị vật chất.

Ví dụ: Hà Nội – Thăng Long, ngàn năm văn vật.

 

Bài 2. Chức Năng Văn Hoá và Hệ Thống Văn Hoá

 

Câu 1. Văn Hoá để làm gì ?

1. Văn Hoá đểtổchức xã hội

Làm tăng cường ổn định xã hội.Cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó

với môi trường tự nhiên và xã hội.

2.  Văn Hoá để điều chỉnh xã hội

Văn Hoá duy trì và không ngừng hoàn thiện, thích ứng với những  biến đổi của môi

trường, nhằm đểtồn tại và phát triển.

Cụ thể: Văn Hoá định hướng các chuẩn mực xã hội.

Lý do: Văn Hoá là "Chân, Thiện, Mỹ."

Có thể nói:

“Văn Hoá là động lực và là mục tiêu cho sự phát triển”.

 

3. Văn Hoá để giao tiếp

Hình thức giao tiếp là ngôn ngữ, nội dung của giao tiếp là Văn Hoá

4. Văn Hoá để giáo dục

Văn Hoá thực hiện chức năng giáo dục bằng những giá trị ổn định và những giá trị đang

hình thành để hình thành nhân cách.

Văn Hoá ví như “Gien” xã hội, di truyền phẩm chất con người cho thế hệ sau.

 

Câu 2. Hệ thống Văn Hoá có cấu trúc thế nào ?

 

1. Ý nghĩa: Cấu trúc là sự quan hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống.

2. Đặc điểm:

Hệ thống Văn Hoá có cấu trúc như hệ thống con người: 

“Đầu, mình, tay, chân”.

Chúng ta có thể gọi:

2.1. Đầu: Văn Hoá tư tưởng, nhận thức.

2.2. Mình: Văn Hoá tổ chức (nối kết các yếu tố).

2.3. Chân tay: Văn Hoá ứng xử.

Ứng xử có hai chiều kích:

-   Tay: để tiếp thu 

-   Chân: để loại trừ.

 


CHƯƠNG 2. PHÂN LOẠI VĂN HOÁ

                     VÀ CÁC ĐẶC TRƯNG

 

Bài 1. Loại Hình Văn Hoá

 

Câu 1. Thế giới chia làm mấy loại hình Văn Hoá ?

 

Căn cứ vào môi trường: Địa lý, khí hậu, kinh tế, . . .

Người ta chia thế giới thành 2 loại hình Văn Hoá cơ bản, có tính bao trùm:

1. Văn Hoá phương Đông: gốc nông nghiệp lúa nước.

2. Văn Hoá phương Tây: gốc du mục chăn nuôi.

 

Câu 2. Quy luật phát triển Văn Hoá.

 

 

Tuy nhiên trong thực tế, chúng đan cài rất đa dạng.

Vì bị chi phối bởi 3 quy luật:

1. Quy luật phát triển hình Sin:

- Theo quy luật hình Sin này, với dự đoán tất yếu rằng: Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Phương Đông, Châu Á Thái Bình

Dương.

- Nền văn minh sẽ được xây dựng: Trên biển, giữa biển và dưới biển. Và như thế những nước ở gần biển này, cần

lưu tâm và có thế chuẩn bị.

- Sinh viên nên chọn học những gì có liên quan tới hàng hải.

- Việt Nam có thể sẽ là điểm dừng rực sáng của thế giới vào thế kỷ này.Điểm đóndu lịch sinh thái và tâm linh.

2. Quy luật phát triển đan cài: Do giao lưu Văn Hoá, nên không có nền Văn Hoá nào hoàn toàn gọi là “gốc nông

nghiệp” hay “gốc du mục”.

3. Quy luật chung:

- Chiến tranh: Thường đi từ vùng du mục hơn đến vùng nông nghiệp hơn.

- Văn Hoá: Ngược lại, đi từ vùng nông nghiệp hơn đến vùng du mục hơn.

+ Cụ thể:

* Chiến tranh: Thường đi từ Tây Bắc xuống Đông Nam.

* Văn Hoá: Thường đi từ Đông Nam lên Tây Bắc.

Bài 2. Các Đặc Trưng Văn Hoá

Câu 1. Đặc trưng Văn Hoá phương Đông thế nào ?

1. Văn Hoá gốc nông nghiệp, lúa nước:

- Địa lý: đồng bằng.

- Khí hậu: Ẩm thấp, mưa nhiều, nhiều sông nước.

- Kinh tế: trồng trọt.

- Lối sống: định cư.

2. Cấu trúc Văn Hoá gốc nông nghiệp:

- Văn Hoá nhận thức:

+ Thiên về tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ).

+ Chủ quan: cảm tính và kinh nghiệm.

- Văn Hoá tổ chức:

+ Nguyên tắc tổ chức: Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.

+ Cách thức tổ chức: Dân chủ và linh hoạt, trọng tập thể.

3. Văn Hoá ứng xử:

- Với môi trường tự nhiên: Tôn trọng và sống hoà hợp

- Với môi trường xã hội:

+ Dung hợp và dân chủ trong tiếp nhận

+ Mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó

Câu 2. Đặc trưng Văn Hoá Phương Tây thế nào ?

1. Văn Hoá gốc du mục:

- Đồng cỏ: khô, cao

- Kinh tế: chăn nuôi

- Lối sống: du cư

2. Cấu trúc Văn Hoá gốc du mục:

2.1. Văn Hoá nhận thức:

- Thiên về phân tích và siêu hình (trọng yếu tố).

- Khách quan: thiên về lý tính và thực nghiệm.

2.2. Văn Hoá tổ chức:

- Nguyên tắc tổ chức: Trọng lý, trọng tài, trọng võ, trọng nam

- Cách thức tổ chức:

+ Quân chủ và nguyên tắc

+ Trọng cá nhân

2.3. Văn Hoá ứng xử:

- Với môi trường tự nhiên: Coi thường, tham vọng chế ngự thiên nhiên.

- Với môi trường xã hội:

+ Chiếm đoạt và độc tôn trong tiếp nhận.

+ Cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó.

Câu 3. So sánh đặc trưng của hai loại hình Văn Hoá.

 


Loại hình Văn Hoá

Văn Hoá

gốc nông nghiệp

Văn Hoá

gốc du mục

Đặc trưng gốc

Địa lý

Khí hậu

Đồng bằng

Ẩm, thấp

Đồng cỏ

Khô, cao

Kinh tế

Trồng trọt

Chăn nuôi

Lối sống

Định cư

Du cư

Nhận thức

Tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ)

Phân tích và siêu hình (trọng yếu tố)

Tư duy

Chủ quan, cảm tính, kinh nghiệm

Khách quan, lý tính, thực nghiệm

Tổ chức

Nguyên tắc

Trọng: Tình, Đức, Văn, Nữ

Trọng: Lý,

Tài, Võ, Nam

Cách thức

Linh hoạt

Dân chủ

Trọng tập thể

Nguyên tắc

Quân chủ

Trọng cá nhân

Ứng xử

Môi trường tự nhiên

Tôn trọng và sống hoà hợp với thiên nhiên

Coi thường và tham vọng chế ngự thiên nhiên

Môi trường xã hội

Dung hợp, dân chủ trong tiếp nhận.

Mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó

Chiếm đoạt và độc đoán trong tiếp nhận.

Cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó.

 


PHẦN 2. TÌM HIỂU VỀ BẢN SẮC VĂN HOÁ

VIỆT NAM

 

ĐỊNH HƯỚNG GỢI MỞ

 

ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VĂN HOÁ VIỆT NAM

 

1. Truyền thuyết về nguồn gốc Dân Tộc Việt Nam.

Lạc-Long-Quân lấy Âu-Cơ, đẻ ra một bọc trứng, nở ra một trăm con. Năm mươi con theo Mẹ lên Núi; bốn mươi chín

con theo Cha xuống biển. Còn một người con ở lại đồng bằng, dựng nước và làm vua. Xưng là “Vua Hùng”.

2. Đặc trưng cơ bản Văn Hoá Việt Nam.

2.1. Tính cộng đồng > tư duy tổng hợp.

2.2. Tính tự trị > ứng xử linh hoạt.

2.3. Tính hài hoà Âm Dương, thiên về Âm Tính.

3. Nhận định: Ba đặc trưng trên, sẽ chi phối xuyên suốt trong: Văn Hoá nhận thức, Văn Hoá tổ chức, Văn Hoá ứng

xử

 

Hệ quả

Tính: Cộng Đồng (+)

Tính: Tự Trị (-)

TỐT

Đoàn kết, Tương Trợ

Tập Thể, Hoà Đồng

Dân Chủ, Bình Đẳng

Tự Lập

Cần Cù

Tự Cấp. Tự Túc

Hậu quả

Tính: Cộng Đồng (+)

Tính: Tự Trị (-)

XẤU

Thủ Tiêu Vai Trò Cá Nhân

Dựa Dẫm, Ỷ Lại

Đố Kỵ, Cào Bằng

Tư Hữu, Ích Kỷ, Bè Phái

Cục Bộ, Địa Phương

Tôn Ty, Gia Trưởng

 

 

CHƯƠNG 1. VĂN HOÁ NHẬN THỨC

 

Bài 1. Nhận Thức Bản Chất Vũ Trụ

 

Câu 1. Triết lý Âm Dương và quá trình hình thành

 

1. Triết lý âm dương:

 

- Triết lý: cái lý sâu xa, cái lẽ huyền diệu của một học thuyết.

- Âm dương: hai thứ khí do Thái cực sinh ra, rồi biến hoá ra muôn vật.

+ Triết lý âm dương là học thuyết khôn ngoan mà người Việt dùng, để giải thích bản chất của vũ trụ. Gồm hai thứ khí Âm, Dương do thái cực sinh ra, rồi biến hoá ra muôn vật.

(Thái cực: theo Kinh Dịch, nguyên tố đầu cấu tạo trời đất).

2. Quá trình hình thành:

Nhận thức về sự sinh sôi nẩy nở của hoa màu và con người là do hai yếu tố Trời-Đất: “Đất sinh Trời dưỡng”;

“Cha-Mẹ; Nam-Nữ”.

Hai hình thái sinh sản này có cùng một bản chất: Đất-Mẹ, Trời-Cha.

Việc hợp nhất của hai cặp “Mẹ-Cha” và “Đất-Trời”, chính là sự khái quát đầu tiên, trên con đường dẫn tới triết lý Âm

Dương.

Câu 2. Quy luật của triết lý Âm Dương là gì ?

1. Quy luật về bản chất: “Trong Âm có Dương và trong Dương có Âm”. (Không có gì hoàn toàn là Âm hoặc là

Dương)

2. Quy luật về quan hệ: “Âm cực sinh Dương, Dương cực sinh Âm”. (Âm-Dương luôn gắn bó mật thiết, vận động và

chuyển hoá cho nhau)

Câu 3. Biểu tượng triết lý Âm Dương như thế nào ?

vehinhbatquai151. Biểu tượng:

 

2. Ý nghĩa:

Biểu tượng này phản ánh đầy đủ 2 qui luật:

- Bản chất hoà quyện

- Quan hệ chuyển hoá của triết lý Âm Dương

Câu 4. Triết lý Âm Dương và tính cách người Việt ra sao ?

1. Về nhận thức: Người Việt xem xét và kết luận theo lối tư duy tổng hợp và biện chứng. Ví dụ:

- Trong rủi, có may; trong dở, có hay; trong hoạ, có phúc.

- Bĩ cực thái lai; sướng lắm, khổ nhiều.

- Yêu nhau lắm, cắn nhau đau.

- Hơn chẳng bõ hao.

- Hết khôn, dồn ra dại.

2. Về tổ chức:

2.1. Tính cách quân bình, hài hoà Âm dương, thiên về Âm Tính. Ví dụ:

- Cặp đôi trừu tượng: Vật Tổ “Tiên-Rồng”.

- Âm Dương hài hoà: Ông Đồng Bà Cốt, dĩ hoà vi quý.

- Thiên về Âm Tính: Phật Bà Quan Âm.

2.2. Triết lý sống quân bình. Ví dụ: Ở sao cho vừa lòng người. Ở rộng người cười, ở hẹp người chê; cao chê ngỏng,

thấp chê lùn; béo chê béo trục béo tròn.

3. Về ứng xử:

3.1. Khả năng thích nghi cao. Ví dụ: Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài; đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy; gió

chiều nào, che chiều ấy.

3.2. Tinh thần lạc quan, sống bằng tương lai.

Ví dụ:

Không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời;

Chớ than phận khó ai ơi,

Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây.

3.3. Ước nguyện hoàn thiện. Ví dụ: Mẹ tròn, con vuông.


Bài 2. Cấu Trúc Không Gian Của Vũ Trụ

Theo Triết Lý Phương Nam

Qua Những Mô Hình Tam Tài và Ngũ Hành

Câu 1. Tam Tài là gì?

1. Ý nghĩa:

- Tam: 3.

- Tài: Phép, phương pháp.

Tam Tài, đó là khái niệm bộ ba, “Ba Phép”: Thiên, Địa, Nhân. Làm thành mô hình ba yếu tố về cấu trúc không gian

của vũ trụ.

Với tư duy tổng hợp và biện chứng quen thuộc, người xưa sớm nhận ra rằng: Các cặp Âm Dương có mối quan hệ

chặt chẽ với nhau. Tạo nên một thể thống nhất: thiên thời, địa lợi, nhân hoà.

2. Nguyên lý hình thành Tam Tài:

           TRỜI          ĐẤT           NGƯỜI

              +               -                  (- +)

N.B.Triết lý người Việt: Sống Hài Hoà.

Câu 2. Ngũ Hành là gì?

1. Ý nghĩa:

- Ngũ: 5.

- Hành: Vận động, quan hệ.

+ Ngũ hành là 5 loại vận động, quan hệ. Là mô hình 5 yếu tố, về cấu trúc không gian của vũ trụ: Kim-Mộc-

Thuỷ-Hoả-Thổ.

2. Đặc điểm: chúng có quan hệ tương sinh và tương khắc.

- Quan hệ tương sinh:

+ Thuỷ sinh Mộc. Ví dụ: Nước giúp cho cây tươi tốt.

+ Mộc sinh Hoả. Ví dụ: Gỗ làm nhiên liệu cho lửa.

+ Hoả sinh Thổ. Ví dụ: Tro do lửa đốt cháy làm cho đất tốt.

+ Thổ sinh Kim. Ví dụ: trong lòng đất sinh ra kim loại.

+ Kim sinh Thuỷ. Ví dụ: Kim loại nóng chảy trở về thể lỏng.

- Quan hệ tương khắc:

+ Thuỷ khắc Hoả. Ví dụ: Nước dập tắt lửa.

+ Hoả khắc Kim. Ví dụ: Lửa nung làm chảy kim loại.

+ Kim khắc Mộc. Ví dụ: Dao chặt đứt cây.

+ Mộc khắc Thổ. Ví dụ: Cây hút chất mầu của đất.

+ Thổ khắc Thuỷ. Ví dụ: Đất đắp đê ngăn nước.


Câu 3. Vài ứng dụng của Ngũ hành.

1. Màu biểu: có 5 màu biểu ứng với 4 phương và trung ương.

- Đen: Phương Bắc (màu tang thứ hai)

- Đỏ: phương nam (vui, tốt lành)

- Xanh: phương đông (sự sống, may mắn)

- Trắng: phương tây (tang tóc, cờ hàng)

- Vàng: trung ương (đất)

Vật biểu trưng ở đất là con người. Người cai quản 4 phương. Vua lại cai quản con người, thành ra Vua dành lấy màu

vàng làm riêng của mình. Vua mặc áo màu vàng.

2. Vật biểu: có 4 động vật, ứng với 4 phương, và Người ứng với trung ương.

- Chim: phương nam, nắng ấm, chim thường bay về làm tổ và sinh sôi nảy nở. Chim: biểu tượng cho dân Việt.

Thành ngữ: “Nhất Điểu, nhì Xà, tam Ngư, tứ Tượng”.

Người Lạc Việt tự xưng là dòng dõi Họ Hồng Bàng = Con Chim nước lớn, loài Sếu lớn.

- Rồng: phương đông, biến thể từ Cá Sấu và Rắn, mang tính tổng hợp và linh hoạt. Rồng sinh ra từ nước, rồi bay lên

trời và phun lửa.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô