Thứ tư, ngày 15 tháng 05 năm 2024 | 05:53 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

THÔNG ĐIỆP

ÁNH SÁNG ĐỨC TIN - LUMEN FIDEI


CỦA ĐỨC THÁNH CHA

PHANXICÔ
GỬI CHO CÁC GIÁM MỤC,LINH MỤC VÀ PHÓ TẾ

NHỮNG NGƯỜI ĐÃ THÁNH HIẾN
VÀ TÍN HỮU GIÁO DÂN
VỀ ĐỨC TIN

 


1.  Ánh sáng đức tin(Lumen Fidei): bằng cách diễn tả này,truyền thống của Hội Thánh nói về hồng ân cả thể mà Chúa Giêsu mang lại. Trong Tin Mừng Thánh Gioan, Đức Kitô nói về chính mình rằng: “Tôi là ánh sáng, Tôi đến thế gian, để bất cứ ai tin vào Tôi, thì không ở lại trong bóng tối” (Ga 12:46). Thánh Phaolô cũng đưa ra những lời dưới đây:“Thiên Chúa là Đấng đã phán: ‘Ánh sáng hãy bừng lên từ nơi tối tăm,’ cũng là Đấng làm cho ánh sáng chiếu soi tâm hồn chúng tôi” (2 Cr 4:6). Trong thế giới ngoại giáo, là thế giới khao khát ánh sáng, đã phát triển nghi thờ tế thần mặt trời, Sol Invictus, được cầu khẩn mỗi ngày vào lúc mặt trời mọc. Tuy nhiên, nếu mặttrời mọc lênmỗi buổi sáng, thìngười ta biết rõ rằng nókhông có khả năng chiếusáng trêntoàn thểđời sống con người. Thực ra, mặt trời không soi sáng mọithực tại;tia sáng của nó không thể xuyên quabóng tối sựchết, nơi đôi mắt của con người nhắmlại vớiánh sáng của nó. ThánhGustinôTử Đạoviết:ai đã từngtìm thấy một ngườimuốnchếtđể làm chứngcho đức tinvàomặt trời của mìnhchưa?[1]. Ýthức đượcchân trời bao la mà đức tin mở ratrước họ, các Kitô hữu gọi Đức Kitôlà mặt trời thậtmà nhữngtiasáng của Ngườiban sựsống[2].  Đối với bàMartha,ngườiđã khóc vìcái chết của emtrai mình là Ladarô, Chúa Giêsu nói: “Thầy đã chẳng nói với con rằng nếu con tin, con sẽ được thấy vinh quang của Thiên Chúa sao?”(Ga 11:40). Hãy xem, ngườinào tin, người ấy thấy một ánh sáng soi sáng toàn thểcuộc hành trình của mình, bởi vìánh sáng ấyđến từ Đức Kitô Phục Sinh, sao maikhông bao giờ lặn.

Một ánh sáng hão huyền?

 

2.  Tuy nhiên, khi nói về ánh sáng đức tin, chúng tacó thể nghe thấy sự phản đối của nhiều người đương thời vớimình.Trong thời hiện đại, người ta nghĩ rằng ánh sáng ấy có thể đủ cho các xã hội cũ, nhưng không còn ích lợi gì cho thời đại mới, bởi vìcon người đã trưởng thành, tự hào về lý trí của mình,và muốnkhám phá tương lai bằngnhững cách mới lạ. Theo nghĩa này, đức tin đã xuất hiện như một ánh sánghãohuyền, cản đườngnhân loại trong việctáo bạo vun trồng kiến thức. Nietzschekhi còntrẻ khuyến khích emgáilàElisabeth chấp nhận rủi ro, để bước đi “con đường mới ... với tất cả sự không chắc chắn của một người phải tìm con đườngriêng của mình”, và thêm rằng “đây là nơi mà con đường của nhân loại rẽ đôi: nếu emmuốn anbình và hạnh phúc của tâm hồn, thì hãytin, nhưng nếu emmuốn trở thành một môn đồcủa chân lý, thì hãytìm kiếm”[3].Việc làm của đứctin trái ngượcvới việc làm của tìm kiếm. Từ điểm khởi đầunày,Nietzsche đổ lỗi cho Kitô giáo là đã làm giảm ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sốngcon người và tước đoạt sự mới lạ và phiêu lưukhỏi cuộc sống. Như vậy đức tin như mộtảo ảnh của ánh sáng, một ảo ảnh ngăn chặn con đường tiến về tương lai của những ngươi tự do chúng ta.

 

3.  Trong tiếntrình này, đức tin đã có liên hệvới bóng tối.Người ta đã nghĩ rằngcó thể bảo vệ đức tin, tìm cho nó một chỗ để nó cùng tồn tại với ánh sáng của lý trí. Chỗ dành cho đức tin đãmở ra ở đó nhữngnơi màánh sáng của lýtríkhông thể soi sáng được, những nơi màcon ngườikhông còn có thể có sự chắc chắn. Như thế,đức tin được hiểu hoặc như một bước nhảy vọt trong chân không, mà chúng tathực hiện trong trường hợp không có ánh sáng, được điều khiển bởi cảm giácmùquáng, hoặc như một ánh sáng chủ quan, có thể có khả năng sưởi ấm tâm hồn và mang lại niềm an ủi cá nhân, nhưngkhông thể đề nghị cho ngườikhácnhư ánh sáng khách quan và cộng đồngđể chiếu soicon đường. Tuy nhiên,từ từ, người ta thấy rằngánh sáng của lý trí tự nókhông đủ để soi sáng tương lai;cuối cùng tương lai vẫn còn mù mịtvàđặtcon người trong vòngsợ hãi về những điều họkhôngbiếtrõ. Kết quả là con người từ bỏ việc tìm kiếm một ánh sáng vĩ đại,mộtChân Lý Cao Cả, để hài lòngvới những ánh sáng bé nhỏ là những ánh sáng chiếu soi những gìthoáng qua,nhưngkhôngcó khả năng chỉđường. Tuy nhiên, khivắng bóngánh sáng,mọisựtrở nên mơ hồ, khiến chúng ta không thể phân biệt đượctốt xấu,không thể phân biệt đượccon đường dẫn đếncùngđích của mìnhvà những con đường khácdẫnchúng ta đi vòng vo màkhông đến đâucả.

Một ánh sáng để tái khám phá

 

4.  Như thế có một nhu cầu cấp báchđể phục hồicăn tính đặc biệt của ánh sángđức tin, khi ngọn lửa đức tin bị lụi tàn thì tất cả những ánh sángkhác bắt đầu lu mờ.Thực ra, ánh sáng đức tin có một căn tính độc đáo, vì nó có khả năng chiếu soi tất cảmọi khía cạnh của đời sống con người. Để có một ánh sángcũngmạnh mẽ như thế, nó không thể đến từ chính chúng tanhưng từ một nguồn nguyên thủy hơn, nó dứt khoát phải đến từ Thiên Chúa. Đức tin phátsinh từ một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống, Đấng mờigọi chúng ta vàmặc khảicho chúng tatình yêu của Ngài, một tình yêu đi trước chúng ta và trên đóchúng tacó thể dựavào để đượcan toànvàđểxây dựng cuộc đờimình. Được biến đổi bởi tình yêu này, chúng ta nhậnđược đôimắt mới, chúng ta cảmnhận rằng đó làmột lời hứa cả thểvềsự viên mãn, và viễn tượng về tương lai đang mở ra trước mắt chúng ta. Đức tinmà chúng tanhận được từ Thiên Chúa như một hồng ânsiêu nhiên, trở thành một ánh sáng cho con đường của chúng ta, hướng dẫn cuộc hành trình của chúng tatrongthời gian. Một đàng, đó là một ánh sáng đến từ quá khứ, là ánh sáng nền tảng tưởng niệmcuộc đời Chúa Giêsu, là cuộc đời tỏ lộ tình yêu hoàn toàn đáng tin cậy của Người, có khả năng chiến thắng sựchết. Tuy nhiên, đồng thời vì Đức Kitô đã sống lại và kéo chúng ta ra khỏicái chết, đức tin cũng là ánh sáng đến từ tương lai,mởratrước mắt chúng ta những chân trời rộng lớn hướng dẫn chúng ta thắng vượt “cái tôi”cô lập của mìnhhướng vềsự phong phúcủa sự hiệp thông. Như vậy chúng ta hiểu rằngđức tin không ở trong bóng tối; nhưnglà một ánh sáng chiếu soibóng tối của chúng ta. Dante, sau khi tuyên xưng đức tin của mình với Thánh Phêrô, đã diễn tả nótrong Thần Khúc (La Divine Comédie)như một tia lửa, sau đó trở thành một ngọn lửa cháy vàchiếu sángtrong tôi như một ngôi sao trên trời”[4]. Chính ánh sángnàycủa đứctin là điều mà tôi muốn nói đến, ngõ hầunó có thể lớn lênvà soi sáng hiện tại,cho đến khitrở thành một ngôi sao soi chiếu nhữngchân trời của cuộc hành trình của chúng ta,vàomộtthời điểm mà nhân loại đặc biệt cầnánh sáng.

 

5.  Trước cuộc khổ nạn, Chúađảm bảocùng Thánh Phêrô:Thầy đã cầu nguyện cho con để con khỏi mất đức tin(Lc 22:32). Sau đó Người yêu cầu ông phải “làm cho các anh em ông nên mạnh mẽ”trong cùng một đức tin. Ý thức về nhiệm vụ được trao phó cho ngườiKế Vị Thánh Phêrô, Đức Thánh Cha BênêđictôXVI đã muốn côngbố Năm Đức Tinnày, một thời gian ân sủng giúp chúng ta cảm nhận được niềm vui lớn lao của việctin, phục hồi nhận thức về sự bao la của những chân trời mà đức tin mở ra, để tuyên xưng đức tin trong tính duy nhấtvà toàn vẹn của nó, trung thành với việc tưởng niệm vềChúa và được nâng đỡ bởisự hiện diện của Ngườicùng hoạt động của Chúa Thánh Thần. Niềm xác tín phátsinh từmột đức tin mang lại cho cuộc sống sự cao cảvà thành tựu, đặt trọng tâmvào Đức Kitô và vàoquyền năngcủa ân sủng Người, đã sinh động hóa sứ vụ của các Kitô hữu tiên khởi. Trong Công Vụcủa các vị tử đạo, chúng ta đọc cuộc đối thoại sau đây giữa quan giám sự RômaRusticôvà Kitô hữuHierax: Quan tòahỏi vịtử vì đạo:“Cha mẹ ngươi ở đâu?”,ông trả lời:Cha thật của chúng tôi là Đức Kitô, và mẹ chúng tôi là đứctin vào Người”[5].Với những Kitô hữu tiên khởinày, đứctin, như một cuộc gặp gỡ với Thiên Chúa hằng sống được tỏ lộtrong Đức Kitô, là một “người mẹ”, vì nó đã mang lại cho họ ánh sáng và sinh ra trong họ sự sống thần linh, một kinh nghiệm mới, một cái nhìn quang minh vềcuộc đờimà họ đã chuẩn bị sẵn sàng đểlàm chứng cách công khai cho đến cùng.

 

6.  Năm Đức Tin đã được bắt đầuvào dịp kỷ niệm năm mươi năm khai mạc Công đồng VaticanôII.Sự trùng hợp này cho phép chúng ta coi Công ĐồngVaticanôII nhưmột CôngĐồng về đức tin [6],bởi vì nó đã mời gọichúng ta một lần nữađặt tính ưu việt của Thiên Chúa trong Đức Kitôở trung tâm cuộc sống Hội Thánh và cá nhâncủamình. Thực ra, Hội Thánh không bao giờ coi đức tin như điều đương nhiên, màbiết rằng hồng ânnày của Thiên Chúa cần phải được nuôi dưỡng và củngcố để nó có thể tiếp tục hướng dẫn cuộc hành trìnhcủa mình. Công Đồng VaticanôII làm choánh sáng đức tin có thể chiếu soi kinh nghiệm nhân bảncủa chúng tatừ bên trong, trong khi cũng đồng hành trên những con đường củaconngười thời nay. Bằng cách này, nócho thấy rõ ràng cách thức mà đức tin làm chođời sống đượcphong phú trong mọi chiều kíchcủa nó.

 

7.  Những suy nghĩnày về đức tin– tiếp nốitất cả những gì Huấn Quyền của Hội Thánh đã công bố về nhân đức đối thần này[7] – nhằm mục đíchđể thêm vàonhững gì mà Đức Bênêđictô XVIđã viết trongcácThông Điệp của ngài về đức mến (đức ái)và về đức cậy (hy vọng). Ngàihầunhư hoàn thành một dự thảo đầu tiên của một thông điệp về đứctin. Tôi nhìn nhận công ơnngài một cáchsâu xa, và trong tình huynh đệ củaĐức Kitô,tôi tiếp tụccông trình quý hóa nàycủa ngàivà thêm vào văn bản một vài đóng góp riêng của tôi. Người Kế Vị Thánh Phêrô, hôm qua, hôm nay và ngày mai, luôn luôn được mờigọi “củng cốanh em mình” trong kho tàng đức tin vô giá mà Thiên Chúa đã ban cho như ánh sáng soichiếu cuộc hành trìnhcủa mỗi người.

Trong đức tin,món quà củaThiên Chúa, một nhân đức siêu nhiên được Ngài truyền cho chúng ta, chúng ta nhận ra rằng một Tình Yêu cả thểđã được bancho chúng ta, một Lời nhân lànhđã được nói với chúng ta, và khi chúng ta chào đón Lời này, là Chúa Giêsu Kitô,Ngôi LờiNhập Thể, Chúa Thánh Thần biến đổi chúng ta, soi sáng conđường đi đến tương lai vàlàm lớn lên trong chúng tađôi cánh hy vọngđể đồng hành với chúng ta. Trong một sựđan kếttuyệt vời, đứctin, đức cậyvà đức mếntạo thànhđộng lực của đời sống Kitô hữu hướng đếnsự hiệp thôngtrọn vẹn với Thiên Chúa. Nhưng con đường này mà đức tin mở ra trước mắt chúng ta thì thế nào? Ánh sáng mạnh mẽ này làánhsángcho phép chiếu soicuộc hành trình của một cuộc đờithành công và sinh đầy hoa trái đến từ đâu?

 

CHƯƠNG MỘT
CHÚNG TAĐÃ TIN VÀO TÌNH YÊU
(
x. 1 Ga 4:16)

 

Ông Abraham, cha của chúng ta trong đức tin

 

8. Đức tin mở ra chúng ta con đường cùng đivới những bước đường của chúng tatrong lịch sử.Do đó, nếu muốn hiểu đức tinlà gì, chúng ta cần phải đi theo những con đường của nó, con đường của những người có đức tin, như đã được làm chứng trước hếttrong Cựu Ước. Có một chỗđặc biệt thuộc về ôngAbraham, cha của chúng ta trong đức tin. Trong cuộc đời của ông có một sự kiện làm đảo lộn tất cả: Thiên Chúa dùng Lời mà nói với ông, Ngài tự mặc khải nhưmột Thiên Chúaduy nhấtĐấng nói và gọi tên ông. Đức tin liên quan đến việc nghe. Ông Abraham không nhìn thấy Thiên Chúa, nhưng nghe giọng nói của Ngài. Bằng cách này, đức tin có một tính cách cá nhân. Như vậy, Thiên Chúa rõ ràng không phải là Thiên Chúacủa một nơi nào đó, hoặc một Thiên Chúaliên hệ với mộtthời điểmthiêng liêng nào đó, nhưng Thiên Chúa của một người, Thiên Chúa của Abraham, Isaac và Giacóp, có khả năng tiếp xúcvới con người và thiết lập một giao ước với họ.Đức tin là sự đáp trảcủa chúng tavới một Lời, là Lờichất vấn chúng ta một cáchcá nhân, về một “Chúa”, Đấng gọi tên chúng ta.

 

9. Lờinói vớiôngAbraham này làmột lời mời gọi và một lời hứa.Trước hếtnó là một lời mờigọi ông rời bỏmảnh đất của mình, một lời mờigọimở lòng ra cho mộtcuộc sống mới, khởiđầu của một cuộc xuất hành dẫn ôngvề phía một tương lai khôngthểlường trước được. Viễntượng màđức tin cung cấp choôngAbraham sẽ luôn luôn được nốikết với sự cần thiết phải thực hiện bước tiến này: đức tin “nhìn thấy” ông đi đến đâu, nơi ông bước vào vùng trời đượcmở ra bởi Lời Thiên Chúa. Lờinày cũng chứađựngmột lời hứa: miêu duệngươi sẽ rất đông đúc, ngươisẽ là cha của một dân vĩ đại(x. St 13:16; 15:5,22:17). Thật đúng là một đáp trả vớimột Lờitrướcđó,đức tin củaôngAbraham sẽ luôn luôn là một hành động tưởng nhớ. Tuy nhiên, sự tưởng nhớ này không đóng chặt trongquá khứ,nhưngvìlà một tưởng nhớ vềmột lời hứa, nó trở nên có khả năng mở ra cho tương lai, soisáng những bước đi dọc đường.Như vậy chúng ta thấylàm saođức tin, như một sự tưởng nhớ đến tương lai, memoria futuri, lại liên hệchặt chẽ vớiđức cậy.

 

10. Thiên Chúa đòi ông Abraham phải tin tưởngvào Lờinày.Đức tin hiểu rằngLời- một thực thể rõ ràng là phù du và thoáng qua,khi được Thiên Chúa trung tíncông bố - lại trở nên hoàn toàn chắc chắn và không thể lay chuyểnđược, đảm bảo tính liên tục của cuộc hành trình của chúng tatrong thời gian. Đức tin đónnhận Lờinày như đá tảng vững chắc, nền tảng vững vàng màtrên đó chúng ta có thể xây dựng. Đó là lý do tại sao trong Thánh Kinh, đức tin được diễn tảbằng từ Do Thái emûnāh, bắt nguồntừ động từ ‘amànmà căn ngữ của nócó nghĩa là “nâng đỡ”. Thuật ngữ emûnāhcó thể có nghĩa làsự trung tíncủa Thiên Chúa mà còn có nghĩalà đức tin của con người. Con người cóđức tin nhận đượcsức mạnh bằng cách phó thác trong bàn tay Thiên Chúatrung tín. Việc chơi chữ dựa trêný nghĩa đôicủa từ này - cũng được tìm thấy trong các từ ngữtương tựtrong tiếng Hy Lạp (pistos) và Latin (fidelis) - Thánh Cyrilôthành Giêrusalem ca tụngphẩm giá của Kitô hữulàngười đón nhận chính danhcủa Thiên Chúa: cả hai đều được gọi là “trung tín” [8]. Như Thánh Augustinô giải thích: “Con người trung thành khi tin vào lời Thiên Chúa đã hứa, Thiên Chúa trungtín khi bancho con người những gì mà Ngàiđã hứa”[9].

 

11. Một suy nghĩcuối cùng vềlịch sửôngAbraham làđiều quan trọng đểhiểu đức tin của ông.Lời Thiên Chúa, tuy mang đến với nósự mới mẻ và bất ngờ,nhưngkhông xa lạ gì với kinh nghiệm của Tổ Phụ. Trong giọng của Đấngnói với ông, ông Abrahamnhận ra một lời mờigọi sâu xa,đã vĩnh viễn được khắc ghi trong tâm điểm của cuộc đời ông. Thiên Chúa liên kếtlời hứa của Ngài với “nơi” mà cuộc sống con người đã luôn luôn tỏ rađầy hứa hẹn:việc làm cha mẹ, việc sinh ra sựsống mới: “Sarah vợ ngươisẽ sinh một con trai, và ngươi sẽ đặt tên nó là Isaac”(St 17:19). Thiên Chúanày, Đấng đòi hỏi ôngAbraham phảihoàn toàn tin tưởng tỏmìnhra là nguồn gốc của toàn thểđờisống.Bằng cách này, đức tin liên hệđến Phụ Tínhcủa Thiên Chúa, mà từ đóphát sinh ra tạovật:Thiên Chúa, Đấng gọi ông Abraham là Đấng Tạo Hóa, là Đấnglàm cho những điều không có thành có(Rm 4:17), Đấng “đã chọn chúng ta trước khi tạo thành thế gian... và tiền định cho chúng ta làm nghĩa tử đối với Ngài(Ep 1,4-5). Với ông Abraham, đức tin vào Thiên Chúa soi sáng những nguồn gốc sâu thẳm nhất của con người ông, cho phép ôngnhận ra nguồnmạchcủa sự tốt lành,là nguồn gốc của tất cả mọi sự,và xác nhận rằng cuộc đờicủa ôngkhông phát sinh từ nhưngkhông hoặc tình cờ, nhưng từmột ơngọi và một tình yêu cá nhân. Thiên Chúa huyền nhiệm, Đấngđãgọi ông không phải làmột Thiên Chúa xa lạ, nhưng là nguồn gốc của mọi sựvà nâng đỡ tất cả. Cuộcthử thách lớnlaovềđức tin của ông Abraham, việchiến tếcon trai ônglàIsaac, cho thấymức độ mà tình yêu nguyên thủy này có thểđảm bảo sựsống thậm chívượt trên sựchết. Lờicó thể làm sống lạimột người con chomột thân xác“như chết”vàtrong “lòng như đã chết” của bàSarahson sẻ(x. Rm 4:19),Lờicũng có thể thực hiện lời hứa của Ngàivề một tương lai vượt trêntất cả nhữngđe dọa hoặc nguy hiểm (x.Dt 11:19; Rm 4:21).

Đức Tin của dân Israel

 

12. Lịch sử của dân Israel,trong Sách Xuất Hành,theo chânđức tin của ông Abraham.Đức tin một lần nữa được sinh ra từmột hồng ânnguyên thủy: Dân Israel phó thác vào hành động củaThiên Chúa, Đấngmuốngiải phónghọkhỏi cảnh đau khổ của họ.Đức tin được mời gọi vào một cuộchành trình dài để có thểthờ phượng Chúa trên núi Sinai và thừa kế một đất hứa. Tình yêu Thiên Chúa có những đặc tínhcủa một người cha bồng bếcon mình dọc theo cuộc hành trình(x. Dt 1:31). Lời tuyên xưng đức tin của dân Israel được hình thànhnhư một tường thuật kể lại những nghĩa cử của Thiên Chúa, vềhành động của Ngài để giải phóng và hướng dẫn dân Ngài(x. Dt 26:5-11), một tường thuật mà dân chúngtruyền lạitừthế hệ này sang thế hệ khác. Ánh sáng của Thiên Chúa chiếu soi cho dânIsrael qua việc tưởng nhớ đến những việc làm cả thể của Chúa, được nhớ lại và tuyên xưngtrong các nghi lễ, và được truyền lại từ đời cha đếnđời con. Như thế, ởđây chúng ta thấy ánh sáng đức tin được liên kết với tường thuật cụ thể vềđờisống, với việctưởng nhớcáchbiết ơn những nghĩa cửcủa Thiên Chúa và việc thực hiện cách tiệm tiến lời hứa của Ngài.Kiến trúc gothic đã diễn tảrõ ràng điều này: trongnhững nhà thờ chính tòa lớn,ánh sáng đếntừ trời qua những cửakính là những nơimô tả lịch sử thánh.Ánh sáng của Thiên Chúa đến với chúng ta qua những tường thuật về mặc khảicủa Ngài, và do đó trở nên có khả năng soi sáng cuộc hành trìnhcủa chúng taqua thời gian bằng cách nhắc lại những nghĩa cử của Thiên Chúa,và cho thấy Ngài hoàn thành những lời hứa của Ngài ra sao.

 

13. Lịch sử củadânIsrael còncho chúng ta thấy sự cám dỗ vềviệcthiếu lòngtin mà dân chúng đãnhiềulầnđầu hàng.Ở đây việc thờ ngẫu tượngcó vẻ như đối nghịchvới đức tin. Trong khi ông Môsêđang đàm đạovới Thiên Chúa trên núi Sinai, thì dân chúng không thể chịu đựng được mầu nhiệm về sự ẩn mìnhcủa Ngài nữa, họ không thể chịu nổi thời gianchờ đợi để thấy dung nhancủa Ngài nữa. Theo bản tính, đức tin đòi hỏi phảitừ bỏ việc sởhữu lập tức mà cảnh tượng này có vẻ như đáp ứng, đó là một lời mời gọi tự mở lòng ra đónnguồn mạch của ánhsáng, trong khi tôn trọng mầu nhiệm riêng của một Dung Nhan,sẽ tự mình tỏ mình cách cá nhânvàothời điểm thuận tiện riêng.  Martin Buber trích dẫn một định nghĩa vềngẫutượng đượcgiáo sĩ Do thái Kock đề ra: việc thờ ngẫutượng xảy ra “khi mộtkhuônmặt kính cẩn hướng về một khuôn mặt không phải là một dung nhan[10]. Thay vìđức tin vào Thiên Chúa, người ta thíchthờ ngẫutượnghơn, đó là ngẫu tượng mà chúng ta biếtkhuôn mặt và có nguồn gốc, bởi vì nó là tác phẩmchúng ta. Trước ngẫutượng, chúng ta không có nguy cơ bị mờigọi từ bỏ sự an toànriêng của mình, bởi vì ngẫutượng “có miệng, nhưng không nói” (Tv 115:5). Như thế chúng ta hiểu rằng ngẫutượngchỉ làmột lý dođể con người đặtmình ở trung tâm của thực tạiqua việcthờ phượng công trình dotay mình làm ra. Một khi đã bị mất định hướng cơ bản,là điều cung cấp cho cuộc đời tính đơn nhất, con người bị lạc đường trong những ướcmuốn đa dạng của mình. Khi không chịuchờ đợi thời điểm của lời hứa, con người bịphân tántrong hàng ngàn nhữngkhoảnh khắc của lịch sử mình. Cho nên, việc thờ ngẫu tượngluôn luôn là tôn giáo đa thần, một di chuyểnkhông có mục đích từ một chúa này sang một chúa khác. Việc thờ ngẫu tượng không cung cấpcho con ngườimột con đườngnhưngrất nhiều lối mòn, khôngdẫnđến một cùng đích chắc chắn màthay vào đó tạo ra một mê hồn trận. Những người không muốn đặt niềm tin vào Thiên Chúa phải nghenhữngtiếng ồn ào của vô số ngẫutượng kêu la: “Hãy tin tưởng vào tôi!” Đức tin gắn liền với việc hoán cải, trái ngược với việc thờ ngẫu tượng; đức tinlà một sự đoạn tuyệt với ngẫutượng để trở về vớiThiên Chúa hằng sống,trong một cuộc gặp gỡ cá nhân. Tin có nghĩa là phó thác mình cho một tình yêu đầy thương xót, là tình yêuluôn luôn đónnhận và tha thứ, nâng đỡvà hướng dẫncuộc đờichúng ta, và chứng tỏsức mạnh của nó bằng khả năng sửa chữa những sai lệchcủa lịch sử của chúng ta. Đức tin hệ tại việcsẵn sàng để cho mình được liên tục biến đổi và canh tânbằng lời mời gọi của Thiên Chúa. Đây là sựnghịch lý: bằng cách liên tục quy hướng vềChúa, con ngườikhám phá ra một con đường chắc chắn giải thoát họkhỏi sự phân tán mà ngẫutượng áp đặt trên họ.

 

14. Trong đức tin của dân Israel cũng có ôngMôsê, người trung gian.Dân chúngkhông thể nhìn thấy dung nhanThiên Chúa;chínhông Môsê thưa chuyện cùngĐức Chúa trên núi và sau đó nói với mọi người thánhý của Chúa.  Với sự hiện diệnnàycủa ngườitrung gian,dânIsrael học đồng hành vớinhau trong sự hiệp nhất. Hành động đức tin của mỗi ngườitìm thấy chỗ đứng của mìnhtrong một cộng đồng, trong “cái chúng ta” chung của dân chúng, là những ngườitrong đức tin, giống như một người duy nhất - “con đầu lòng của Ta”, như Thiên Chúa sẽ gọitoàn thể dânIsrael (x. Xh4:22). Việc làm trung gianở đây không trở thànhmột chướngngại, nhưng một sự mởra: trongcuộc gặp gỡ với những người khác, cái nhìn của chúng ta mở ra chomột chân lýthật lớn hơn chúng ta.  J.J. Rousseau có lần than thở rằng ông không thể tự mình nhìn thấy Thiên Chúa: “biết bao nhiêu người đứng giữa Thiên Chúa và tôi![11].... Có phảicũng đơn giản và tự nhiên Thiên Chúa đã tìm ông Môsêđể nói vớiôngJean Jacques Rousseaukhông?[12].Dựa vàomột quan niệm theo chủ nghĩa cá nhân và sự giới hạn của kiến thức,người ta không thể hiểu được ý nghĩa của việc làm trung gian làkhả năng tham gia vào cáinhìn của người khácnày, sự hiểu biếtđược chia sẻ này là kiến ​​thức đặc thù của tìnhyêu. Đứctin là món quà nhưng khôngcủa Thiên Chúa, Đấng đòi hỏilòngkhiêm tốn và can đảm để tin tưởng và phó thác, ngõ hầunhìn thấy con đường sáng dẫn đến cuộc gặp gỡ giữa Thiên Chúa và con người: lịch sử cứu độ.

Sự viên mãn của đức tin Kitô giáo

 

15. “Abraham[…]hớn hở vui mừng sẽ thấy ngày của Tôi, ông đã thấy nó và đã vui mừng”(Ga 8:56).Theo những lời này của Chúa Giêsu, đức tin của ông Abraham chỉ về Người, theomột nghĩa nào đó,nó đã là một cái nhìn cho biết trướcmầu nhiệm của Người. Thánh Augustinô cũng hiểu như vậykhi ngàiquả quyếtrằng các Tổ Phụ đã được cứu bởi đức tin, không phải đứctin vào Đức Kitô đã đến,nhưng vàoĐức Kitô sẽ đến, một đức tin hướng về biến cốtương lai của Chúa Giêsu [13].Đức tin Kitô giáo đặt trọng tâm vào Đức Kitô, đức tin ấy tuyên xưngrằng Chúa Giêsu là Chúa và rằng Thiên Chúa đã choNgười sống lại từ cõichết (x. Rm 10:9). Tất cả các nhân vậtcủa Cựu Ướcđềuhội tụ vàoĐức Kitô, Người trở thành câu trả lời “Có” dứt khoát cho tất cả những lời hứa, nền tảng của lời thưa“Amen” cuối cùng của chúng ta với Thiên Chúa (x. 2 Cr 1:20). Lịch sử của Chúa Giêsu là sự tỏ lộhoàn toànmức độđángtin cậy của Thiên Chúa. Nếu dân Israel tiếp tục nhắclại những hành vi cao cảcủa tình yêu Thiên Chúa, là những điều tạo thành cốt lõi của lời tuyên xưngđức tin của họ và mở rộng cái nhìn của họ vềđức tin, thì từ đó cuộc đời của Chúa Giêsu xuất hiện như một địa điểm của sự can thiệp dứt khoát của Thiên Chúa, sự biểu lộcao nhất của tình yêu của Ngài dành cho chúng ta. Lời màThiên Chúa nói với chúng ta trong Chúa Giêsu không chỉ đơn thuầnlà một lời bổ túctrong số rất nhiềulời, nhưnglàLời vĩnh cửu của Ngài(x. Dt 1:1-2). Thiên Chúa không thể ban cho chúng ta mộtđảm bảonàolớn hơn tình yêu của Ngài, như Thánh Phaolô nhắc nhở chúng ta (x. Rm 8:31-39). Như vậy, đức tin Kitô giáo là đức tin vào một tình yêu trọn vẹn, trong quyền nănghiệu quả của nó, trong khả năng của nóđể biến đổi thế gianvà soi sáng thời gian. “Chúng ta đãbiết và tin vào tình yêuThiên Chúa dành cho chúng ta”(1 Ga 4:16). Trong tình yêu của Thiên Chúa được tỏ lộnơi Chúa Giêsu, đức tin nhận ranền tảngmà trên đótoàn thểthực tạivà số phậncuối cùng của nódựa vào.

 

16.  Bằng chứng lớn laonhất vềmứcđộ đáng tin cậy của tình yêu Đức Kitô được tìm thấy trong chết của Ngườinhân loại.Nếu việc hy sinh mạng sống của mìnhcho bạnhữulà bằng chứng lớn nhất của tình yêu (x. Ga 15:13), thì Chúa Giêsu đã hiếnmạng sống Ngườicho mọi người, ngay cảnhữngkẻ thù của Người, để biến đổi tâm hồnhọ. Đó là lý do tại sao theo các thánh sử, thì cái nhìn về đức tin đạt đến tột đỉnhvàogiờ của Thánh Giá, giờ mà trong đó sự cao cả và tràn đầycủa tình yêu Thiên Chúađược tỏa sáng. ThánhGioan đặt ở đây lờichứng long trọngcủa ngài, khichiêm ngắm Đấng bị đâm thâu quacùng với Mẹ Chúa Giêsu (x. Ga 19:37). Có người xem thấy việc ấy đã làm chứng, và lời chứng của người ấy thì chân thật; và người ấy biết mình nói thật để anh em tin”(Ga 19:35). F.M. Dostoevsky,trong tác phẩm Thằng Ngốc (L’idiot), làm cho nhân vật chính, Hoàng tử Myskin,khi nhìn thấy một bức tranhvềĐức Kitô chết trong mồcủa Hans Holbein Trẻ, nói: Khi nhìn vào bức tranh này một tín hữucó thể mất đứctin của mình”[14]. Thật vậy, bức tranh trình bày một cáchkhủng khiếp những hậu quảtàn khốc của cái chết trên thânthể Đức Kitô. Tuy nhiên, chính trong việc chiêm ngắmcái chết của Chúa Giêsu mà đức tin được củng cốvà nhận được một ánh sáng huy hoàng, khi nóđược biểu lộnhư đứctin vào tình yêu không thể lay chuyển đượccủa Đức Kitô dành cho chúng ta, một tình yêu có khả năng bước vàocái chết để cứuchúng ta.Tôi có thể tin vào Tình Yêu này, một Tình Yêukhông lùi bước trước cáichết để chứng tỏ Người yêu tôi thế nào;việc hoàn toàntự hiến của Người thắng vượt mọi nghi ngờ và cho phép chúng taphó thác hoàn toàn vàoĐức Kitô.

 

17. Trên hết,trong ánh sáng việc Phục Sinh,cái chết của Đức Kitô cho thấy rõmức độhoàn toàn đángtin cậy của tình yêu Thiên Chúa.Như Đấng Phục Sinh, Đức Kitô là nhân chứng đáng tin cậy, xứng đáng vớiđức tin (x. Kh 1:5; Dt 2:17),là sự nâng đỡvững chắc cho đức tin của chúng ta.Thánh Phaolôquả quyết:“Nếu Đức Kitô đã không sống lại, thì đức tin của anh em là đức tinvô ích”(1 Cr 15:17). Nếutình yêu của Chúa Cha đã không choChúa Giêsu sống lại từ cõi chết, nếuNgài đãkhông có thể ban sự sống lại cho thân xác của Người, thìsẽ khôngphảilà một tình yêu hoàn toàn đáng tin cậy, cũng có khả năng chiếu soi những bóng tối của sự chết. Khi Thánh Phaolô nói về đờisống mớicủa ngàitrong Đức Kitô, ngài nói về đức tin vào Con Thiên Chúa, là Ðấng đã yêu thương tôi và đã hiến mạng sống Mình vì tôi(Gl 2:20). Đứctin vào Con Thiên Chúa”này chắc chắn là đức tin của Vị Tông Đồ Dân Ngoại vào Chúa Giêsu, nhưng nó cũng nói lênrằng Chúa Giêsu đáng tin cậy, không chỉ dựa trên tìnhyêu cho đến chết của Người mà còntrên việc Ngườilà Con Thiên Chúa. Chính bởi vì Chúa Giêsu là Chúa Con, bởi vì Ngườihoàn toàn ở trongChúa Cha, Ngườiđã có thể chiến thắng sựchết và làm cho sự viên mãn của sựsống được sáng tỏa.Nền văn hóa của chúng tađã đánh mất khái niệm vềsự hiện diện hữu hình của Thiên Chúa,vềhoạt động của Ngài trong thế gian. Chúng ta nghĩ rằng chỉ tìm thấy Thiên Chúa ở bênngoài, trên một mức độ kháccủa thực tại, tách biệt khỏicác mối liênhệ hàng ngày của chúng ta. Nhưng nếu điều này đúng, nếu Thiên Chúa không thể hoạtđộng trong thế gian, thì tình yêu của Ngàisẽ không thực sự mạnh mẽ, thực sự cóthật, và như thế, Ngài cũng không phải là một tình yêuthật, một tình yêu có khả năng mang lạihạnh phúc mà Ngài đãhứa. Vì vậy tin hay không tin vào Ngàitất cả sẽchẳng khác gì nhau. Trái lại, các Kitô hữutuyên xưng đức tin của họ vàotình yêu cụ thểvà mạnh mẽ của Thiên Chúa, Đấngthực sự hoạtđộng trong lịch sử và quyết định vận mệnh cuối cùng của nó,một tình yêu mà con người có thể gặp gỡ, một tình yêu hoàn toàn được mặc khảitrong cuộc Khổ Nạn, Cái Chết và Phục Sinh của Đức Kitô.

 

18. Sự viên mãn mà Chúa Giêsu mang đến cho đức tin có một khía cạnh quyết định khác. Trong đức tin, Đức Kitô  không chỉ đơn thuầnlà Đấngmà chúng tatin, là biểu hiện caocảnhất của tình yêu Thiên Chúa,Ngườicũng là Đấngmà chúng ta kết hợp vớiđểcó thểtin.Đức tin không chỉ đơn thuần là ngắm nhìn Chúa Giêsu, nhưng nhìn mọi sự theo quan điểmcủa Chúa Giêsu, với đôi mắt của Người: đó là một sự tham gia vàocách nhìn của Người. Trong nhiều lĩnh vực củacuộc đời, chúng tatin tưởng vào những người khác, là những ngườibiết nhiều hơn mình. Chúng tatin tưởngvàocác kiến ​​trúc sưlà những ngườixây nhà mình, vào dược sĩ là những ngườicho chúng ta thuốc để chữa bệnh, vào các luật sưlà những người bảo vệ chúng tatại tòa án. Chúng tacũng cần một ai đó đáng tin cậy và chuyên môn về những việc có liên quan đếnThiên Chúa. Chúa Giêsu, Con của Ngài, là Đấngtự giới thiệu như Đấng giải thích cho chúng ta vềThiên Chúa (x. Ga 1:18). Cuộc đời Đức Kitô, cách Ngườibiết Chúa Cha và sốnghoàn toàntrong mối liên hệ với Ngài, mở ra một không gianmới cho kinh nghiệm của con ngườimà chúng ta có thể vào được. Thánh Gioan đãđưa ra tầm quan trọng của một mối liên hệ cá nhân với Chúa Giêsu đối vớiđức tin của chúng ta bằng cách sử dụng các cách dùngkhác nhau của động từ tin.Ngoài việc “tin rằng” những gì Chúa Giêsu nói với chúng ta là sự thật, Thánh Gioancũng dùng thuật ngữ“tin”Chúa Giêsu và “tin vào” Chúa Giêsu. Chúng ta“tin”Chúa Giêsu khi chúng ta chấp nhận Lời Người, chứng từcủa Người, bởi vì Ngườitrung thực(x. Ga 6:30).Chúng ta“tin vào”Chúa Giêsu khi chúng ta đích thân đón Ngườivào cuộc đờivà cuộc hành trình của chúng ta về phía Người, gắn bó với Ngườitrong tình yêu và bước theo Ngườitrên đường đời (x. Ga 2:11; 6:47; 12:44).

Để giúpchúng ta biếtNgười, đón nhậnNgườivà theo Người, Con Thiên Chúa mặc lấy xác thịt của chúng ta. Bằng cách này, Ngườicũng nhìnChúa Cha một cách nhân loại, trong khung cảnhcủa một cuộc hành trình diễn ra trong thời gian. Đức tin Kitô giáo là đứctin vào sự nhập thể củaNgôiLời và sự Sống Lại của Người trong thân xác, đứctin vào một Thiên Chúa rất gần gũi chúng tavàđã đivào lịch sử nhân loại của chúng ta. Đức tin vào Con Thiên Chúa làm người trong ChúaGiêsu thành Nagiarethkhông tách chúng ta ra khỏi thực tại, nhưngcho phép chúng ta chấp nhận ýnghĩa sâu xa nhất của nó,để tìm hiểu xem Thiên Chúa yêu thương thế giớinày bao nhiêu và không ngừng hướng nó về phía Ngài. Điều này thúc đẩy cácKitô hữudấn thân, để sống một cách mãnh liệt hơn trong cuộc hành trình trần thế.

Ơncứu độ bởi đức tin

 

19. Từ việcchia sẻ cách nhìn của Chúa Giêsu này, Thánh Phaolô đã để lại cho chúng ta trong các bài của ngài một mô tả về đời sống đức tin.Qua việc chấp nhận hồng ânđức tin, các tín hữu được biến đổithành một tạo vật mới. Họ nhận được một con người mới, là con cái [Thiên Chúa];họ trở nên concáitrong Chúa Con. Cụm từ “Abba, lạy Cha”, là lời rất đặc trưng của kinh nghiệm của Chúa Giêsu, trở thànhtrung tâmcủa kinh nghiệm Kitô giáo(x.Rm 8:15). Đời sống trong đức tin, như một đời conthảo, là một sự nhìn nhận hồng ân nguyên thủyvà triệt để, là nền tảng của cuộc sốngcon người, và có thể được tóm tắt trong câu của Thánh Phaolô gửi tín hữu Côrinthô: “Có gì mà anh emđã không nhận được?”(1 Cr 4:7). Đây chính làtrung tâm của cuộc tranh luận của Thánh Phaolô với những người Biệt Phái, cuộc tranhluận về ơncứu độ bằngđức tin haybằng việc làm của Lề Luật. Điều mà Thánh Phaolôbác bỏlàthái độ của những người tự coi mình là công chínhtrước mặtThiên Chúa qua trung gian của hành động đúng của mình. Những người như thế, ngay cả khi họ tuân giữcác điều răn và làm những việc lành, tự đặt mình ở trung tâm, màkhông nhận ra rằng nguồn gốc của sự tốt lành làThiên Chúa.Những người làm như thế, muốnthànhnguồn gốc của sự công chính riêng của họ, họ nhanh chóng thấy rằng sự công chính này trở nên khô cằn và họ không thể thậm chí giữ được lòng trung thành với LềLuật. Họ tự khép kín mìnhvà tự cô lậpđốivới Chúa và với tha nhân, kết quả là cuộcđờicủa họ trở nên trống rỗngvà những công việccủa họ trở nên cằn cỗi như một câysốngxa nước. Thánh Augustinôcũng đưa ra bằng ngôn từ ngắn gọn và hiệu quả của ngài: “Ab eo qui fecit te, nolideficere nec ad te”, “Đừng quay lưng lại với Đấng đã dựng nên bạn, ngay cả để quay về phíachính mình” [15]. Khi một ngườinghĩ rằng bằng cách quay lưng lại với Thiên Chúa họsẽ tìm thấy chinh bản thân họ, cuộc đờingười ấybắt đầu sụp đổ (x. Lc 15:11-24). Khởi đầu của ơncứu độlà mở lòng ra với một cái gì có trước,vớimột món quà nguyên thủy là món quàđảm bảo chocuộc sốngvà duy trì nó trong đời.Chỉ bằng cách mở lòng của chúng ta rachonguồn gốc nàyvàqua việcnhìnnhận nó, con người mớicó thể được biến đổi, nhờ để cho ơn cứu độ hoạt động trong mình và làm cho cuộc đời mình sinh hoa trái, đầy những hoa trái tốt. Ơncứu độnhờđức tin có nghĩa là công nhận tính ưu việt của hồng âncủa Thiên Chúa. Như Thánh Phaolô đã tóm lược: Nhờ ân sủng mà anh em được cứu độ qua đức tin; và đó không phải bởi anh em, mà là bởi ân huệ của Thiên Chúa(Ep 2:8).

 

20.  Luận lýmới của đức tin đặt trọng tâm vàoĐức Kitô.Đức tin vào Đức Kitô cứu chúng ta bởi vì chính trong Người màcuộc sống mở ra cách triệt để cho một Tình Yêuđi trước chúng ta và biến đổi chúng ta từ bên trong, một Tình Yêu hoạtđộng trong chúng ta và vớichúng ta. Điều này được thấy rõ trong chú giải một đoạn văn từ Sách Đệ Nhị Luậtcủa Vị Tông Đồ Dân Ngoại, một chú giảiphù hợp với động năng rất sâu sắc của Cựu Ước. Ông Môsê nói với dân chúng rằnggiới luậtcủa Thiên Chúa không quá caomàcũng không quá xavới con người. Người ta không cần phải nói: Ai sẽ lên trời mà đem nó xuống cho chúng tôihoặc Ai sẽ đi qua bên kia biển, đem nó về cho chúng tôi?”(Đnl 30:11-14). Sự gần gũi này của lời ChúađượcThánh Phaolôgiải thích như phản ảnhsự hiện diện của Đức Kitô trong các Kitô hữu. “Đừng tự nhủ rằng,Ai sẽ lên trời?(nghĩa là, để đem Đức Kitô xuống), hoặcAi sẽ xuống âm phủ?(nghĩa là, để đem Đức Kitô lêntừ cõi chết)”( Rm 10:6-7). Đức Kitô đã xuống trầnvà đã sống lại từ cõi chết; qua việcNhập Thể và Phục Sinh của Người, Con Thiên Chúa chấp nhận toàn thểcuộc hành trình củacon người và ở trong tâm hồn chúng ta nhờChúa Thánh Thần. Đức tin biết rằng Thiên Chúa đã rấtgần gũi chúng ta, rằng Đức Kitô đã trở nên một hồng ân cao cảcho chúng ta, hồng ânbiến đổi chúng tatừ bên trong, ở trong chúng ta,và do đó ban cho chúng ta ánh sáng chiếu soinguyên thủyvà cứu cánhcủa cuộc đời, toàn thể tiến trình của cuộc hành trình của con người.

 

21. Do đó, chúng tacó thể hiểusự mới mẻmà đức tin dẫnchúng tađến.Người tín hữuđược biến đổi bởi Tình Yêu mà họ đãmở lòng ra đón nhận trongđức tin, và qua việc mở lòng ra đón nhận Tình Yêu mà đức tin ban cho họ, cuộc đờicủa họ rộng mở vượt ra ngoài chính mình. Thánh Phaolô có thể quả quyết: Tôi sống, nhưngkhông còn là tôi sống, là Đức Kitô sống trong tôi”(Gl 2:20), và khuyên nhủ:Chớ gìĐức Kitô ngự trong tâm hồn anh em nhờđức tin”(Ep 3:17). Trong đức tin, “cái tôi” của người tín hữu mở rộng để có chỗ cho Người Kháccư ngụ, đểsống trong Người Khác,và cuộc sống của người ấy cũng mở rộng ra trong Tình Yêu. Ở đây có hoạt động củaChúa Thánh Thần.NgườiKitô hữu có thể có đôimắt của Chúa Giêsu, những tình cảm của Người, và tâm tình con thảo của Người, bởi vì người đó được thông phần vàoTình Yêu củaNgư

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô