Thứ ba, ngày 14 tháng 05 năm 2024 | 06:50 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

   

ỦY BAN GIÁO DÂN

trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam

Lm. Giuse Tạ Huy Hoàng

Tổng Thư Ký

 

GIÁO DÂN HƯỞNG ỨNG NĂM ĐỨC TIN

HƯỞNG ỨNG
N ĂM ĐỨC TI N

images_2_0_0

Tập ngắn 2012

LHNB
Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin (tập ngắn)

In lần thứ nhất: 2012

This document may not be copied, photocopied, reproduced, translated or reduced to any electronic medium or machine readable form, without prior consent from the author.


LỜI NÓI ĐẦU

Tài liệu Hướng dẫn mục vụ Năm Đức Tin cho biết Năm Đức Tin sẽ là cơ hội tốt cho các tín hữu:[1] (1) học hỏi kỹ lưỡng hơn những văn kiện của Công đồng Vaticanô II;[2] và (2) nghiên cứu ứng dụng nhiều hơn về nội dung sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.[3]

Trong tinh thần phục vụ, dưới sự hướng dẫn và khích lệ rất ân cần của Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Chủ tịch Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, một số thành viên Ủy ban Giáo dân đã nỗ lực góp phần biên soạn tập sách:Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin (tập dài).

Theo đó, để tiện dụng cho các khóa huấn luyện ngắn hạn dành riêng cho giáo dân, tập sách mỏng này được biên soạn; sách bao gồm chủ yếu những trích dẫn từ ba chương đầu trong tập tài liệu nhiều chương nêu trên. Do vậy, sách có cùng tên: Giáo dân hưởng ứng Năm Đức Tin (tập ngắn). 

Tin tưởng rằng cả hai tập sách “dài cũng như ngắn” đều muốn góp phần giúp độc giả hướng nhìn về Chúa Giêsu Kitô “là nguồn gốc và là tận điểm của đức tin”,[4] Nhóm Biên Soạn xin được chung tay cổ võ các việc làm thích hợp với đức tin, bởi: “Đức tin không có hành động là đức tin chết”.[5]

Sài Gòn, ngày 01 tháng 10 năm 2012

VP. Ủy ban Giáo dân (HĐGMVN)

Bảngcác từ viết tắt

 

AA

Apostolicam actuositatem (Sắc lệnh về tông đồ giáo dân)

AG

Ad gentes (Sắc lệnh về hoạt động truyền giáo của Giáo hội)

BGL

Bộ giáo luật 1983 (Codex Iuris Canonici 1983)

CD

Christus Dominus (Sắc lệnh về nhiệm vụ mục vụ của các giám mục trong Giáo hội)

CL

Christifideles laici (Tông huấn Kitô hữu giáo dân)

DH

Dignitatishumanae (Tuyên ngôn về tự do tôn giáo)

DV

Dei Verbum (Hiến chế tín lý về mạc khải của Thiên Chúa)

GE

Gravissimum educationis (Tuyên ngôn về giáo dục Kitô giáo)

GLGHCG

Giáo lý Giáo hội Công giáo (Catechismus Catholicae Ecclesiae)

GS

Gaudium et spes (Hiến mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay)

IM

Intermirifica (Sắc lệnh về các phương tiện truyền thông xã hội)

LG

Lumen gentium (Hiến chế tín lý về Giáo hội)

NA

Nostra aetate (Tuyên ngôn về liên lạc của Giáo hội với các tôn giáo ngoài Kitô giáo)

OE

Orientalium ecclesiarum (Sắc lệnh về các giáo hội Công giáo Đông phương)

OT

Optatam totius (Sắc lệnh về đào tạo linh mục)

PDV

Pastores dabo vobis (Tông huấn Hậu thượng Hội đồngPastores dabo vobis)

PC

Perfectae caritatis (Sắc lệnh về canh tân thích nghi đời sống dòng tu)

PO

Presbyterorum ordinis (Sắc lệnh về chức vụ và đời sống các linh mục)

PF

Porta fidei (Tông thư tự sắc về Năm Đức Tin)

RCIA

Rite of Christian Initiation of Adults (Nghi thức khai tâm Kitô giáo dành cho người trưởng thành)

SC

Sacrosanctum concilium (Hiến chế tín lý về phụng vụ thánh)

UR

Unitatis redintegratio (Sắc lệnh về hiệp nhất)


Chương I

THƯ MỤC VỤ

ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN LONG XUYÊN

THÁNG 10 VÀ THÁNG 11 NĂM 2012

Thư mục vụ “Gia đình giáo phậnbước vào Năm Đức Tin”[6]của Đức cha Giuse Trần Xuân Tiếu, Giám mục Giáo phận Long Xuyên, tiên vàn là thư gửi mọi thành phần dân Chúa trong gia đình Giáo phận Long Xuyên. Tuy nhiên, vì ngài cũng là Chủ tịch Ủy ban Giáo dân trực thuộc Hội đồng Giám mục Việt Nam, Nhóm Biên Soạn xin được trích đăng thư mục vụ này tại đây để quý độc giả tiện dụng, nhất là trong phạm vi “các khóa huấn luyện ngắn hạn dành riêng cho giáo dân”.[7]

GIA ĐÌNH GIÁO PHẬN

BƯỚC VÀO NĂM ĐỨC TIN

Anh chị em thân mến,

Cùng với Đức Cha Cố Gioan Baotixita, tôi xin gửi đến toàn thể anh chị em trong gia đình Giáo Phận lời chào thân ái trong niềm tin vào ân sủng của Đức Kitô, tình yêu của Thiên Chúa Cha, và sự hiệp thông của Chúa Thánh Thần. Dưới sự dẫn dắt của Đức Thánh Cha Bênêđictô và Giáo Hội hoàn vũ, Giáo Phận Long Xuyên cùng nhau bước qua “Cửa Đức Tin – Porta Fidei” để cử hành Năm Đức Tin. Chính vì thế, thư mục vụ tháng 10 này có chủ đề “Gia đình Giáo Phận Hiệp Thông với Giáo Hội toàn cầu bước vào năm Đức Tin”.

Thưa anh chị em,

1.Qua Tự Sắc Porta Fidei – Cánh Cửa Đức Tin, Đức Thánh Cha Bênêđictô thiết lập Năm Đức tin bắt đầu từ ngày 11/10/2012 và kết thúc ngày 24/11/2013. Năm Đức Tin này được tổ chức nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công Đồng Vaticanô II (11/10/1962 – 2012) và kỷ niệm 20 năm phát hành cuốn Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo (11/10/1992 – 2012) (số 4). Theo Tự Sắc, Năm Đức Tin là một cơ hội suy tư đặc biệt để tái khám phá hành trình đức tin trong cuộc khủng hoảng đức tin trong Giáo Hội (số 2). Vì thế, mục đích của Năm Đức tin: một là tái khám phá ra cốt lõi của Đức Tin, mà nền tảng phải là sự gặp gỡ cá nhân và thân tình với Đức Kitô (số 3); hai là tái khám phá ra ý nghĩa các tài liệu của Công Đồng Vaticanô II cho công cuộc canh tân Giáo Hội (số 5); và ba là tái khám phá ra đức tin được hệ thống hóa trong Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, nhờ đó Giáo Hội tuyên xưng niềm tin, cử hành niềm tin trong phụng vụ, sống niềm tin bằng sự hoán cải, và dấn thân làm chứng công khai cho niềm tin bằng các hành động bác ái (Số 11).

Để đạt được mục tiêu này, ĐTC đã đề ra những việc cần được thực hiện. Thứ nhất, đọc lại các văn kiện Công Đồng Vaticanô một cách đúng đắn (số 5), và học hỏi nội dung cơ bản trong Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo (PD số 11). Thứ hai, đọc lại lịch sử đức tin trong suốt dòng lịch sử của Hội Thánh Công Giáo; đó là việc ngắm nhìn Chúa Kitô Đấng khai mở và kiện toàn lòng tin; đó là chiêm ngắm gương mẫu đức tin của Mẹ Maria, của các Tông Đồ, của cộng đoàn tín hữu tiên khởi, của các vị tử đạo, của các thánh tu sĩ, của toàn thể các thánh nam nữ trên Thiên Quốc; đó còn là những Kitô hữu rải rác trên toàn thế giới đang thực hiện cuộc lữ hành đức tin (số 13). Cuối cùng, tăng cường làm chứng niềm tin bằng những hành động thực thi bác ái để sẵn sàng dấn thân vào công cuộc loan báo Tin Mừng (số 14).

2. Hiệp thông với 25 giáo phận của Giáo Hội Việt Nam, Giáo Phận Long Xuyên sẽ khai mạc Năm Đức Tin vào ngày 18/10/2012. Cử hành Năm Đức Tin, Giáo Phận ý thức về những nguy cơ có thể sẽ gây ra sự khủng hoảng đức tin trong Giáo Phận. Thật vậy, sự tục hóa trong tôn giáo hiện nay không chỉ là do những ảnh hưởng tiêu cực của trào lưu tục hóa, nhưng rất có thể là do chính các phần tử trong tôn giáo đang tiếp tay làm cho các mầu nhiệm thánh và các sinh hoạt thiêng liêng của Hội Thánh trở thành bị tục hóa. Trong bầu khí tục hóa này, sự ích kỷ cá nhân cùng với những cám dỗ kiếm tìm những giá trị vật chất và trần thế đã ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống đức tin; cụ thể là quyền lực và tiền của có thể trở thành động lực chính trong việc chọn lựa và thực hiện các hoạt động tôn giáo. Hệ quả tất yếu là thái độ loại trừ thập giá, tử đạo, khổ chế, hy sinh trong việc dấn thân làm chứng cho những giá trị Tin Mừng trong một thế giới “không cần các thầy dạy, nhưng cần các chứng nhân, mà nếu họ tin vào các thầy dạy, vì các thầy dạy cũng là những chứng nhân” (ĐGH Phaolo VI).

3. Trong bối cảnh trên, đường hướng của giáo phận cử hành Năm Đức Tin là đón nhận Năm Đức Tin như một hồng ân để tiếp tục cuộc lữ hành trần thế trong an bình và hy vọng. Thật vậy, cộng đồng dân Chúa của Giáo Phận sẽ thực hiện cuộc lữ hành trần thế với đức tin được tái khám phá soi chiếu, với đức tin triển nở trong đức ái là động lực, và với đức tin trong hiệp thông làm thành một cộng đoàn cùng nhau thi hành sứ vụ. Như vậy, Giáo Phận cần liên kết giữa đời sống tu đức chiêm niệm và đời sống hoạt động tông đồ.

Cụ thể hơn, đường hướng tu đức của Giáo Phận trong Năm Đức Tin sẽ là “trong chiêm niệm lắng nghe Lời Chúa”, đặc biệt là từ thư gửi cho các Hội Thánh Axia trong chương I, II và III của sách Khải Huyền. Với đường hướng này, trong cầu nguyện với Lời Chúa, Giáo Phận sẽ củng cố và canh tân niềm tin vào Chúa Kitô. Trong chiêm niệm với Lời Chúa, Giáo Phận sẽ thực hiện cuộc hành trình hoán cải theo mô hình Chúa Kitô. Trong cử hành Phụng vụ và các sinh hoạt đạo đức, Giáo Phận nghe được lời mời gọi bước theo Chúa Kitô. Và trong nỗ lực sống Lời Chúa trong cuộc sống thường nhật, con cái của Giáo Phận đang cùng nhau thực hiện cuộc lữ hành Đức tin, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, bước theo Chúa Kitô, để xây dựng Nước Thiên Chúa. Năm Đức Tin trở thành cuộc tĩnh tâm của hoán cải và đổi mới để trở thành Con Yêu Dấu của Thiên Chúa.

4.Theo đường hướng trên, Giáo Phận sẽ cử hành năm Đức Tin theo mô hình của Giáo Hội sơ khai – Cv 2. 42-47. Cụ thể như sau:

* Tuyên Xưng Đức Tin: “Các tín hữu chuyên cần học hỏi giáo huấn của các tông đồ” (c. 42): Mọi thành phần dân Chúa trong Giáo Phận được khích lệ đọc, nghiên cứu và học hỏi giáo huấn của Công Đồng Vaticanô II và giáo lý công giáo. Điều thiết yếu của việc tìm hiểu đức tin là phải hướng đến cuộc gặp gỡ Đức Kitô.

* Cử hành Đức Tin: Các tín hữu luôn hiệp thông với nhau, siêng năng tham dự lễ bẻ bánh và cầu nguyện không ngừng (c.42): Bí Tích Thánh Thể, Bí Tích Hòa Giải, và các cuộc tĩnh tâm là những sinh hoạt phụng tự được nhấn mạnh trong Năm Đức tin tại các cộng đoàn giáo xứ, giáo họ, đoàn thể. Nòng cốt của việc cử hành phụng tự là sự hoán cải nội tâm trở về với Đức Kitô.

* Thực hành Đức tin: “Đức tin không có việc làm là đức tin chết” (Gc 2, 17): Đức tin triển nở thành yêu thương phục vụ trong đời sống cộng đoàn Giáo Phận. Lý tưởng là với niềm tin Chúa Kitô phục sinh đang hiện diện trong cộng đoàn, cộng đoàn gia đình xây dựng thành Hội Thánh tại gia; cộng đoàn giáo xứ, giáo họ, đoàn thể xây dựng thành Hội Thánh tại thế. Thiết yếu trong việc thực hành đức tin là đức bác ái hiệp thông (eros) và chia sẻ (agape) để “trong cộng đoàn, không ai phải thiếu thốn” (Cv 4, 34).

* Loan truyền đức tin: “Họ ca tụng Thiên Chúa và được toàn dân thương mến. Và Chúa cho cộng đoàn ngày có thêm những người được cứu độ” (c. 47). Với đức tin được tái khám phá và canh tân, cộng đoàn Giáo Phận sống mầu nhiệm Chúa Kitô, để trở thành hiện thân của Chúa Kitô là muối cho đời, là men giữa trần thế, là ánh sáng cho trần gian. Đàng khác, với đức tin, người Kitô hữu nhận ra Chúa Kitô nơi anh chị em đồng loại, đặc biệt là nơi những người bé mọn, để “phục vụ và hiến mạng sống mình làm giá cứu chuộc cho nhiều người”.

* Đối tượng của năm Đức Tin mà Giáo Phận quan tâm là giới trẻ, đặc biệt sinh viên học sinh và thiếu nhi. Giáo Phận hướng về giới trẻ để thi hành tác vụ giáo dục đức tin, làm cho đức tin của thanh thiếu niên được hiểu biết, đào sâu và cảm nghiệm trong cuộc lữ hành cuộc đời, nhờ đó, người trẻ nhiệt tâm và quảng đại trở thành nhân chứng đáng tin cậy cho Đức Kitô Phục Sinh, và có thể chỉ cho con người đương thời biết cánh cửa đức tin – Porta Fidei” dẫn vào Nước Thiên Chúa.

Khai mạc năm Đức Tin trong tháng Mân Côi kính Đức Mẹ, Giáo Phận sẽ noi gương Mẹ tuyên xưng đức tin, cử hành đức tin, sống đức tin, và loan truyền đức tin nhờ suy niệm các mầu nhiệm Mân Côi. Đây là cách Giáo Phận cùng Mẹ thực hiện cuộc hành trình Đức tin, sống mầu nhiệm Chúa Kitô Nhập Thể (Mầu Nhiệm Sự Vui), Nhập Thế (Mầu Nhiệm Sự Sáng), Khổ Nạn (Mầu Nhiệm Sự Thương), và Phục sinh (Mầu Nhiệm sự Mừng).

Chúng ta cùng hẹn gặp nhau vào ngày khai mạc Năm Đức Tin 18/10/2012 tại Trung Tâm Hành Hương Đài Đức Mẹ Tân Hiệp. Xin Chúa và Mẹ Maria chúc lành toàn thể anh chị em.

+ Giuse Trần Xuân Tiếu

Giám mục Giáo phận Long Xuyên

 


Chương II

TÌM HIỂU BẢN VĂN

TÔNG THƯ TỰ SẮCPORTA FIDEI

Trong Tông thư tự sắc Porta fidei, có rất nhiều từ ngữ nói về đức tin. Những từ ngữ “đức tin” (faith, foi) liệt kê sau đây là những từ ngữ được chọn để góp phần giúp người đọc tìm hiểu về Tông thư tự sắc Porta fidei và chung lòng hiện thực hóa tinh thần của Năm Đức Tin:[8]

1.             Trong câu trích thứ nhất

·                “Cửa Đức Tin” (x. Cv 14,27) luôn rộng mở cho chúng ta, dẫn chúng ta vào đời sống hiệp thông với Thiên Chúa và dẫn đường vào Giáo hội.

2.             Trong câu trích thứ hai

·                Tuyên xưng đức tin nơi Chúa Ba Ngôi – Cha, Con và Thánh Thần – là tin vào một Thiên Chúa duy nhất là Tình Yêu (x. 1Ga 4,8): Chúa Cha đã sai Con của Ngài, khi thời gian viên mãn, đến cứu độ chúng ta; Chúa Giêsu Kitô đã cứu chuộc trần thế trong mầu nhiệm sự chết và sống lại của Người; Chúa Thánh Thần dẫn đưa Giáo hội qua dòng thời gian trong khi chờ đợi Chúa trở lại trong vinh quang.

3.             Trong câu trích thứ ba

·                Ngay từ khi bắt đầu sứ vụ trong tư cách là Người Kế Vị Thánh Phêrô, tôi đã nhắc nhở về sự cần thiết phải tái khám phá hành trình đức tin để ngày càng làm sáng tỏ niềm vui và lòng nhiệt thành được đổi mới nhờ được gặp gỡ Chúa Kitô.

4.             Trong câu trích thứ tư

·                Thường thì các Kitô hữu bận tâm nhiều hơn tới những hệ quả xã hội, văn hóa và chính trị trong sự dấn thân của họ, họ tiếp tục nghĩ tới đức tin như một giả thiết hiển nhiên của cuộc sống trong xã hội.

5.             Trong câu trích thứ năm

·                Trong quá khứ người ta có thể nhận ra một mẫu thức văn hóa bất khả phân, được đa số chấp nhận trong quy chiếu về nội dung đức tin và các giá trị được đức tin gợi hứng, nhưng ngày nay, phần lớn các lãnh vực xã hội không còn như thế nữa, vì có cuộc khủng hoảng sâu xavềđức tin nơi nhiều người.

6.             Trong câu trích thứ sáu

·                Từnhững điều nói trên, tôi quyết định loan báo một NămĐức Tin

7.             Trong câu trích thứ bảy

·                Ngày 11 tháng 10 năm 2012 cũng đánh dấu kỷ niệm lần thứ hai mươi ngày xuất bản sách Giáo lý Giáo hội Công giáo, một bản văn được vị tiền nhiệm của tôi, Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan Phaolô II ban hành,[9] với mục đích trình bày cho mọi tín hữu sức mạnh và vẻ đẹp của đức tin.

8.             Trong câu trích thứ tám

·                Hơn nữa, đề tài của Đại hội Toàn thể Thượng Hội đồng Giám mục do chính tôi triệu tập vào tháng 10 năm 2012 là “Tân Phúc âm hóa để thông truyền đức tin Kitô giáo”.

9.             Trong câu trích thứ chín

·                Đây sẽ là một cơ hội thuận lợi để đưa toàn Giáo hội bước vào một giai đoạn suy tư đặc biệt và tái khám phá đức tin.

10.         Trong câu trích thứ mười

·                Đấng tiền nhiệm đáng kính của tôi, Phaolô VI, Tôi Tớ Chúa, đã loan báo một NămĐức Tin tương tự vào năm 1967, để kỷ niệm cuộc tử đạo của hai vị thánh là Phêrô và Phaolô, nhân 1.900 năm cuộc làm chứng cao cả của các ngài.

11.         Trong câu trích thứ mười một

·                Đây không phải lần đầu tiên Giáo hội được kêu gọi cử hành NămĐức Tin.

12.         Trong câu trích thứ mười hai

·                Đức cố giáo hoàng đã nghĩ đến việc kỷ niệm này là một thời điểm long trọng để toàn thể Giáo hội chính thức và chân thành “tuyên xưng cùng một đức tin”; ngoài ra, ngài mong muốn đức tin được củng cố “về phương diện cá nhân và tập thể, có tự do và ý thức, bên trong và bên ngoài, khiêm tốn và chân thành”.[10]

13.         Trong câu trích thứ mười ba

·                Ngài tin rằng bằng cách này toàn thể Giáo hội sẽ lại có thể tái sở đắc “ý thức xác thực hơn về đức tin, để làm hồi phục đức tin, thanh luyện đức tin, củng cố đức tin và tuyên xưng đức tin”.[11]

14.         Trong câu trích thứ mười bốn

·                Trong một vài phương diện, vị tiền nhiệm đáng kính của tôi đã coi NămĐức Tin ấy như “một hệ quả và là sự cần thiết của thời hậu Công đồng”,[12] ngài ý thức rõ về những khó khăn nghiêm trọng của thời đại, nhất là về việc tuyên xưng đức tin chân thật và sự giải thích đức tin đúng đắn.

15.         Trong câu trích thứ mười lăm

·                NămĐức Tin ấy đã kết thúc với Bản Tuyên xưng Đức tin của Dân Chúa,[13] cho thấy có biết bao nội dung cốt yếu từ các thế kỷ qua, vốn là gia sản của mọi tín hữu, cần phải được củng cố, hiểu biết và ngày càng đào sâu hơn, để đưa ra chứng cứ phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đã rất khác xưa.

16.         Trong câu trích thứ mười sáu

·                Tôi cho rằng việc khởi sự NămĐức Tin trùng với dịp kỷ niệm 50 năm ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II có thể là một cơ hội thuận lợi để giúp hiểu rằng các văn kiện được các nghị phụ Công đồng để lại như di sản, theo cách nói của Chân phước Gioan Phaolô II, làkhông hề mất giá trị và vẻ ngời sáng…”. 

17.         Trong câu trích thứ mười bảy

·                Trong cách nhìn này, NămĐức Tin là lệnh mời hoán cải cách đích thực và được đổi mới, trở về với Chúa là Đấng duy nhất cứu độ thế giới.

18.         Trong câu trích thứ mười tám

·                Nhờ đức tin, sự sống mới này định hình cho toàn thể cuộc sống con người trong thực tại căn bản mới mẻ của sự sống lại.

19.         Trong câu trích thứ mười chín

·                “Đức tin hành động qua đức ái” (Gl 5,6) trở thành một chuẩn mực mới giúp thông hiểu và hành động, làm thay đổi toàn thể cuộc sống con người (x. Rm 12,2; Cl 3,9-10; Ep 4,20-29; 2Cr 5,17).

20.         Trong câu trích thứ hai mươi

·                Ngày nay cũng vậy, Giáo hội phải dấn thân cách mạnh mẽ hơn nữa qua công cuộc Tân Phúc âm hóa, để tái khám phá niềm vui tin tưởng và tìm lại niềm hăng say thông truyền đức tin.

21.         Trong câu trích thứ hai mươi mốt

·                Thực vậy, đức tin sẽ tăng trưởng khi biết sống đức tin với cảm nghiệm về tình yêu đã nhận lãnh, và biết thông truyền đức tin với cảm nghiệm về ân sủng và niềm vui.

22.         Trong câu trích thứ hai mươi hai

·                Đức tin làm cho chúng ta trở nên phong phú, bởi đức tin giúp tâm hồn mở rộng trong hy vọng và đem lại một chứng từ giàu sức sống: đức tin mở cánh cửa tâm trí của tất cả những ai lắng nghe và đón nhận Lời Chúa mời gọi hãy gắn bó với Lời Chúa để trở thành môn đệ của Người.

23.         Trong câu trích thứ hai mươi ba

·                Trong rất nhiều tác phẩm của mình, thánh nhân đã giải thích tầm quan trọng của việc tin và chân lý đức tin; những tác phẩm ấy đến nay vẫn tiếp tục là di sản phong phú vô song, giúp nhiều người tìm kiếm Thiên Chúa gặp được con đường đúng đắn để đến được “Cửa Đức Tin”.

24.         Trong câu trích thứ hai mươi bốn

·                Vì chính nhờ vào biết tin tưởng mà đức tin được tăng trưởng và vững mạnh hơn; không có cách nào khác để đời mình được vững chắc cho bằng không ngừng buông mình vào vòng tay của một tình yêu dường như cứ lớn rộng thêm mãi, bởi tình yêu ấy bắt nguồn từ Thiên Chúa.

25.         Trong câu trích thứ hai mươi lăm

·                Nhân dịp hân hoan này, tôi muốn mời gọi anh em giám mục trên toàn thế giới hãy hiệp nhất với Người Kế Vị Thánh Phêrô, trong thời điểm ân phúc thiêng liêng Chúa ban cho chúng ta, để nhớ lại ơn đức tin quý giá.

26.         Trong câu trích thứ hai mươi sáu

·                Cần tăng cường suy tư về đức tin để giúp tất cả những ai tin vào Chúa Kitô có được sự gắn bó với Tin mừng cách ý thức và mạnh mẽ hơn, nhất là vào lúc nhân loại đang sống giữa những đổi thay sâu sắc như hiện nay.

27.         Trong câu trích thứ hai mươi bảy

·                Chúng ta sẽ có cơ hội tuyên xưng đức tin nơi Chúa Phục Sinh tại các nhà thờ chánh tòa và trong các nhà thờ trên khắp thế giới; tại nhà mình và giữa gia đình mình, để mỗi người cảm thấy nhu cầu bức thiết phải hiểu biết hơn nữa về đức tin và truyền lại đức tin của mọi thời cho các thế hệ mai sau.

28.         Trong câu trích thứ hai mươi tám

·                Chúng ta mong sao NămĐức Tin sẽ khơi dậy nơi mỗi tín hữu khát vọng tuyên xưng đức tin cách toàn vẹn và với niềm xác tín được canh tân, trong tín thác và hy vọng.

29.         Trong câu trích thứ hai mươi chín

·                Năm này sẽ là một cơ hội thuận lợi để tăng cường việc cử hành đức tin trong phụng vụ, nhất là trong phép Thánh Thể, vốn là “chóp đỉnh mà hoạt động của Giáo hội hướng tới, … và cũng là nguồn mạch tuôn trào sức mạnh của Giáo hội”.[14]

30.         Trong câu trích thứ ba mươi

·                Việc tái khám phá nội dung đức tin được tuyên xưng, được cử hành, được sống và cầu nguyện,[15] cũng như việc suy tư về chính hành vi đức tin là nhiệm vụ mà mỗi tín hữu phải tự mình thực hiện, nhất là trong NămĐức Tinnày.

31.         Trong câu trích thứ ba mươi mốt

·                Bằng những lời súc tích, Thánh Âutinh nhắc nhở điều đó trong một bài giảng về redditio symboli, trao Kinh Tin Kính: “Tín biểu về mầu nhiệm thánh mà tất cả anh chị em cùng nhau lãnh nhận và từng người trong anh chị em hôm nay đọc lên, là những lời diễn tả đức tin của Mẹ Giáo hội, được xây dựng vững chắc trên nền tảng vững bền là Đức Giêsu Kitô…”.

32.         Trong câu trích thứ ba mươi hai

·                Đến đây, tôi muốn phác họa một lộ trình giúp hiểu sâu hơn không chỉ về nội dung đức tin, mà còn về hành vi đức tin, qua đó, chúng ta quyết định hoàn toàn phó thác mình cho Thiên Chúa với tất cả tự do.

33.         Trong câu trích thứ ba mươi ba

·                Con tim cho biết hành vi đầu tiên để chúng ta có được đức tin là hành vi quà tặng của Thiên Chúa, ân sủng Chúa tác động và biến đổi con người cách sâu xa từ bên trong.

34.         Trong câu trích thứ ba mươi bốn

·                Tiếp đến, việc tuyên xưng ngoài miệng cho thấy đức tin gồm cả việc làm chứng và dấn thân công khai.

35.         Trong câu trích thứ ba mươi lăm

·                Sống đức tin là chọn ở lại với Chúa để sống với Người.

36.         Trong câu trích thứ ba mươi sáu

·                Chính vì đức tin là hành vi tự do, nên đức tin cũng đòi người tin phải có trách nhiệm xã hội về những điều mình tin.

37.         Trong câu trích thứ ba mươi bảy

·                Trong ngày lễ Hiện Xuống, Giáo hội đã minh nhiên tỏ rõ chiều kích công khai ấy của việc tin tưởng và loan báo không chút sợ hãi về đức tin của mình cho mọi người.

38.         Trong câu trích thứ ba mươi tám

·                Việc tuyên xưng đức tin là một hành vi vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng đoàn.

39.         Trong câu trích thứ ba mươi chín

·                Chính Giáo hội là chủ thể đầu tiên của đức tin.

40.         Trong câu trích thứ bốn mươi

·                Trong đức tin của cộng đoàn Kitô hữu, mỗi người lãnh nhận bí tích rửa tội, là dấu chỉ hữu hiệu về sự gia nhập cộng đoàn những người tin để được ơn cứu độ. 

41.         Trong câu trích thứ bốn mươi mốt

·                Như khi đọc trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo: “Tôi tin” là đức tin của Giáo hội được cá nhân mỗi tín hữu tuyên xưng, cụ thể là khi chịu phép rửa tội…”.

42.         Trong câu trích thứ bốn mươi hai

·                “Chúng tôi tin” là đức tin của Giáo hội được các giám mục tuyên xưng khi nghị hội công đồng, hoặc tổng quát hơn, được cộng đoàn phụng vụ các tín hữu tuyên xưng.

43.         Trong câu trích thứ bốn mươi ba

·                “Tôi tin” cũng chính là Giáo hội, Mẹ của chúng ta, đáp lời với Chúa bằng đức tin và dạy chúng ta nói lên “Tôi tin” và “Chúng tôi tin”.[16]

44.         Trong câu trích thứ bốn mươi bốn

·                Rõ ràng, việc hiểu biết nội dung đức tin là cần thiết để bản thân chấp nhận đức tin, nghĩa là hoàn toàn đồng tâm nhất trí với những gì Giáo hội đề nghị chúng ta tin.

45.         Trong câu trích thứ bốn mươi lăm

·                Sự hiểu biết về đức tin dẫn vào toàn bộ mầu nhiệm cứu độ được Thiên Chúa mạc khải.

46.         Trong câu trích thứ bốn mươi sáu

·                Việc chấp nhận đức tin có nghĩa là, khi đã tin, chúng ta tự do chấp nhận trọn vẹn mầu nhiệm đức tin, bởi chính Chúa là Đấng bảo đảm cho chân lý, Ngài mạc khải chính mình và cho chúng ta được biết về mầu nhiệm tình yêu.[17]

47.         Trong câu trích thứ bốn mươi bảy

·                Mặt khác, chúng ta không được quên, trong bối cảnh văn hóa của chúng ta, có nhiều người, tuy không nhìn nhận mình có ơn đức tin, nhưng vẫn chân thành tìm kiếm ý nghĩa tối hậu và sự thật đáng tin nhất về cuộc đới của mình và về thế giới.

48.         Trong câu trích thứ bốn mươi tám

·                Việc tìm kiếm này là một “tiền đề” xác thực hướng đến đức tin, vì việc tìm kiếm đưa con người bước vào cuộc hành trình dẫn đến mầu nhiệm Thiên Chúa.

49.         Trong câu trích thứ bốn mươi chín

·                Đức tin mời chúng ta và mở cho chúng ta bước vào cuộc gặp gỡ Người cách trọn vẹn.

50.         Trong câu trích thứ năm mươi

·                Để hiểu biết cách hệ thống về nội dung đức tin, mọi người có thể tìm thấy công cụ trợ giúp quý báu và không thể thiếu trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo.

51.         Trong câu trích thứ năm mươi mốt

·                Tôi tuyên bố sách này là một dụng cụ giá trị và hợp pháp phục vụ sự hiệp thông Giáo hội và là một chuẩn mực chắc chắn để giảng dạy đức tin”.[18]

52.         Trong câu trích thứ năm mươi hai

·                Theo đó, NămĐức Tin phải thể hiện quyết tâm có tính phối hợp để tái khám phá và học hỏi nội dung cơ bản của đức tin được trình bày trong sách Giáo lý Giáo hội Công giáo với sự tổng hợp có hệ thống và kết cấu hữu cơ.

53.         Trong câu trích thứ năm mươi ba

·                Từ Thánh kinh tới các giáo phụ, từ các bậc thầy về thần học cho đến các thánh qua các thế kỷ, sách giáo lý là bản ghi nhớ mãi mãi về biết bao cách thức Giáo hội suy gẫm về đức tin và tiến triển trong giáo thuyết, nhằm giúp các tín hữu được vững vàng trong đời sống đức tin.

54.         Trong câu trích thứ năm mươi bốn

·                Qua chính cấu trúc của sách, Giáo lý Giáo hội Công giáo theo dòng phát triển của đức tin vươn đến những đề tài lớn của đời sống hằng ngày.

55.         Trong câu trích thứ năm mươi lăm

·                Sau phần tuyên xưng đức tin là phần giải thích đời sống bí tích, trong đó Chúa Kitô hiện diện, hoạt động và tiếp tục xây dựng Giáo hội Người.

56.         Trong câu trích thứ năm mươi sáu

·                Nếu không có phụng vụ và các bí tích thì việc tuyên xưng đức tin sẽ không hữu hiệu, vì thiếu ân sủng nâng đỡ việc làm chứng của các Kitô hữu.

57.         Trong câu trích thứ năm mươi bảy

·                Theo cùng chuẩn mực đó, giáo huấn của sách Giáo lý về đời sống luân lý đạt được ý nghĩa trọn vẹn nếu đặt trong tương quan với đức tin, phụng vụ và cầu nguyện.

58.         Trong câu trích thứ năm mươi tám

·         

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người cừ khôi trong việc loan báo Tin Mừng
Mười hai lời khuyên của Đức Thánh Cha Phanxicô để trở thành người ...
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Công bố tự truyện của Đức Thánh Cha Phanxicô
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa về gia đình trong hiến pháp
Người dân Ai Len bỏ phiếu chống đề xuất sửa đổi định nghĩa ...
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô
Mười một năm Giáo hoàng của Đức Thánh Cha Phanxicô