Thứ bảy, ngày 05 tháng 10 năm 2024 | 05:15 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thông tin

ĐỨC PHANXICÔ:

THẦN HỌC PHẢI CÓ KHẢ NĂNG GIẢI THÍCH TIN MỪNG TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY

Written by xbvn on Tháng Mười Một 1st, 2023. Posted in Tâm linhThế GiớiTruyền giáoTý LinhVăn kiện Giáo HộiĐức tin & lý trí

Với Tự sắc “Ad theologiam promovendam”, Đức Phanxicô đã cập nhật các quy chế của Học viện Thần học Giáo hoàng bằng cách kêu gọi nó hướng đến một “cuộc cách mạng văn hóa can đảm” mang tính ngôn sứ và đối thoại cũng như có tính mục vụ, dưới ánh sáng Mặc Khải.

 

Một Giáo hội hiệp hành, truyền giáo và “đi ra” chỉ có thể tương ứng với một nền thần học “đi ra”, có thể “giải thích hiện tại một cách ngôn sứ” bằng cách thấy trước “những hành trình mới cho tương lai, dưới ánh sáng của Mặc Khải”. Chính trong viễn cảnh này mà Đức Thánh Cha Phanxicô, qua Tông thư dưới hình thức Tự sắc “Ad theologiam promovendam” (Để thăng tiến thần học), ngày 1 tháng 11 năm 2023, đã quyết định cập nhật các quy chế của Học viện Thần học Giáo hoàng. Được tạo ra về mặt giáo luật bởi Đức Clement XI vào ngày 23/4/1718, với Tông sắc “Inscrutabili”, nhằm “đưa thần học phục vụ Giáo hội và thế giới“, Học viện đã phát triển qua nhiều năm để trở thành một “nhóm các nhà nghiên cứu được kêu gọi nghiên cứu và đào sâu các chủ đề thần học có tầm quan trọng đặc biệt“.

Đối với Đức Thánh Cha, đã đến lúc phải sửa đổi các quy tắc chi phối các hoạt động của nó “để làm cho chúng thích nghi hơn với sứ mạng mà thời đại chúng ta đặt ra đối với thần học”. Mở lòng ra với thế giới và con người, “với những vấn đề, những vết thương, những thách đố, những tiềm năng của nó”, suy tư thần học phải dành chỗ cho “một cuộc đại tu về nhận thức luận và phương pháp luận” và do đó được kêu gọi thực hiện “một cuộc cách mạng văn hóa can đảm”. Đức Thánh Cha viết: “Một nền thần học căn bản theo bối cảnh có khả năng đọc và giải thích Tin Mừng theo các điều kiện đời sống hàng ngày của người nam và người nữ, trong các môi trường địa lý, xã hội và văn hóa khác nhau” là cần thiết.

Đối thoại với các truyền thống và môn học khác nhau

Tự sắc nêu rõ: thần học phải “được phát triển trong một nền văn hóa đối thoại và gặp gỡ giữa các truyền thống và tri ​​thức khác nhau, giữa các niềm tin Kitô và các tôn giáo khác nhau”. Nó phải tự đối chất “một cách công khai với tất cả mọi người, những người có niềm tin cũng như những người không có niềm tin”. Đức Phanxicô nói rõ : “Đó là cách tiếp cận xuyên ngành”, vốn điều phải được suy nghĩ – theo Tông hiến Veritatis gaudium – “như việc sử dụng và lên men của mọi tri ​​thức trong không gian Ánh Sáng và Sự Sống, được mang lại bởi Sự Khôn Ngoan bắt nguồn từ sự Mặc Khải của Thiên Chúa”. Đây là lý do tại sao thần học phải “sử dụng các phạm trù mới được phát triển bởi các hình thức tri ​​thức khác, để thâm nhập và truyền đạt các chân lý đức tin cũng như truyền tải giáo huấn của Chúa Giêsu bằng các ngôn ngữ ngày nay, với tính độc đáo và ý thức phê bình”.

Dấu ấn mục vụ

Tiếp đến là sự đóng góp mà thần học có thể mang lại “cho cuộc tranh luận hiện nay về “suy nghĩ lại tư tưởng”, bằng cách chứng tỏ mình là một tri ​​thức phê bình thực sự trong chừng mực nó là một tri ​​thức khôn ngoan”, một tri ​​thức không được “trừu tượng và mang tính ý thức hệ, nhưng mang tính thiêng liêngđược xây dựng bằng cách quỳ gối, được thấm nhuần sự tôn thờ và cầu nguyện; một tri ​​thức siêu việt và, đồng thời, chú ý đến tiếng nói của dân chúng”. Đó là một “nền thần học nhân dân” mà Đức Thánh Cha kêu gọi, “được nói với lòng thương xót đối với những vết thương há miệng của nhân loại và của công trình tạo dựng cũng như trong các nếp nhăn của lịch sử nhân loại, nơi nó tiên tri về niềm hy vọng đối với một thành tựu cuối cùng”. Trong thực tế, đối với Đức Thánh Cha, thần học, trong tổng thể của nó, phải có “dấu ấn mục vụ”, và do đó, suy tư thần học phải bắt đầu “từ những bối cảnh khác nhau và những hoàn cảnh cụ thể trong đó các dân tộc được đưa vào”, bằng cách đặt mình “để phục vụ việc loan báo Tin Mừng”.

Đức cha Staglianò: một sứ mạng mới cho toàn thể dân Thiên Chúa

Đức cha Antonio Staglianò, chủ tịch Học viện Thần học Giáo hoàng, khẳng định: đây là một sứ mạng mới, sứ mạng thúc đẩy, trong mọi lĩnh vực tri ​​thức, sự đối chất và đối thoại để đạt tới và bao hàm toàn thể dân Thiên Chúa vào nghiên cứu thần học, để cuộc sống của dân Chúa trở thành một cuộc sống thần học”.

Tý Linh

(theo Tiziana Campisi, Vatican News)

Tags: 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha