Thứ bảy, ngày 05 tháng 10 năm 2024 | 06:47 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

TIẾP CẬN VÀ ĐÀO TẠO 2

V. NHỮNG NGƯỜI TRẺ THÁP NHẬP VÀO MỘT CỘNG ĐOÀN

Tôi vừa gợi lên môi trường lý tưởng cho các ứng sinh vào đời sống của chúng ta, đó là một cộng đoàn đổi mới trong tinh thần Phúc Âm, với bầu khí cầu nguyện chân thật, với khả năng lắng nghe những con người hôm nay. Khó mà tìm ra được những cộng đoàn như thế, nhưng Chúa có thể cho gặp những cộng đoàn gần gần như thế hoặc ít nhất là hướng về ngã đó. Quả là một chỉ dấu của sự sống thật:

Bản chất của một cộng đoàn là làm sao để góp phần đào tạo? Tôi muốn nói đến vai trò đào tạo của cộng đoàn chứ không phải đến cha hay mẹ Giáo Tập. Nhưng xin chớ kết luận là không cần cha hoặc mẹ Giáo Tập, như người ta hay lầm tưởng. Toàn thể cộng đoàn có trách nhiệm đào tạo.

Ngay từ buổi sơ khai, đào tạo cần nhắm ba điểm:

- Hướng định ơn gọi

- Huấn luyện nhập môn vào đời tu.

Cả hai việc trên đòi hỏi giáo huấn và đối thoại, nhất là với người Giám Tập

- Tháp nhập vào cộng đoàn, đây là vai trò đặc biệt của cộng đoàn.

Muốn tiếp đón ai, trước hết là đón họ trước thềm nhà, rồi nếu tiếp tục, thì tìm hiểu các yếu tố của người đó. Với thời gian, không gian sẽ nới rộng và ấm cúng hơn. Ứng sinh sẽ trở nên một thành viên của gia đình, nghĩa là của cộng đoàn chúng ta, nơi các tu sĩ được nhập vào. Thế rồi, hai bên “thuần hóa” nhau, đối thoại với nhau không lời lẽ, giữa cộng đoàn và Thỉnh sinh vì ở đây kinh nghiệm sống quan trọng hơn là lời dạy, ngôn từ. Dần dà, cộng đoàn sẽ tìm ra nơi Tu sinh một con người, một nhân vị phản chiếu phần nào bộ mặt của cộng đoàn. Thỉnh sinh hoặc Tập sinh càng ngày càng tham gia đời sống chung, phụ giúp các thành viên khác qua phục vụ, quan tâm và đi bước trước. Các sai lầm có thể chứng tỏ họ có thiện chí và bắt đầu có thiện cảm với các anh em. Họ cảm nhận các lo lắng ưu tư của cộng đoàn và liên đới với các dự kiến của cộng đoàn. Càng ngày, họ càng ý thức thuộc về cộng đoàn và cộng đoàn xem họ là một thành viên. Rồi một cách vô thức, họ sẽ không nói về “tôi”, về “mình” nữa, nhưng là về  “chúng ta”. Điểm này cần gợi lên hai nhận xét:

- Tôi sẽ không nói thêm về bước tiến tuần tự dẫn đến sự tháp nhập nữa mà đến bước tiến của từng cá nhân, theo nhịp cộng đoàn và trên hết là nhịp của Thiên Chúa.

- Nhận xét thứ hai là tương quan, giữa nhóm Tập sinh và cộng đoàn. Phải thú thực là đã đi từ thái cực này đến thái cực kia. Một bên là Tập viện bên cạnh cộng đoàn, một bên là Tập viện chìm nghỉm trong cộng đoàn. Ở trường hợp thứ hai này, cộng đoàn không còn đóng vai trò đào tạo nữa.

Nếu Tập sinh luôn sống với đàn anh để chia sẻ mọi biến cố, hiệp thông với mọi dự kiến và nghi nan, nghe mọi lời tâm sự, được xem ngang hàng với mọi người,… thì Tập sinh không có đủ khoảng cách để nhận định chỗ mình ở đâu và ý thức bản chất ơn gọi của riêng mình. Tập sinh có nguy cơ say mê vấn đề của các bậc đàn anh, rập khuôn theo não trạng này và chỉ giải quyết việc của mình cách tạm bợ. Ngược lại, nếu hai nhóm chỉ xếp hàng bên nhau quá mức, thì người Tu sinh trẻ sẽ trở nên ấu trĩ, cắt đứt hẳn với đời sống thực tiễn, hôm nay và ngày mai. Cho nên, “phải có thời gian để tháp nhập mà không tan biến”.

Nếu được hướng dẫn đúng mức, sự tháp nhập là nguồn gốc và tiêu chuẩn cho tiến trình chín muồi. Trong tiến trình đó, cũng như trong động cơ thức đẩy, Tu sinh tiến tới hoặc trì trệ trong quá trình phát triển nhân cách và biến chuyển lành mạnh.

Có những Tu sinh nôn nóng muốn xác nhận ngay bản ngã mình, một sớm một chiều đã xem mình như thành viên toàn diện của cộng đoàn. Cách “xâm nhập” này phải được tha thứ vì phạm lỗi “đột nhập”, và phải có nhiều kiên nhẫn để điều chỉnh thái độ trên. Có Tu sinh thì rụt rè, nhút nhát, hoặc mặc cảm đứng bên lề cộng đoàn và chỉ “thức tỉnh” chầm chậm với thời gian. Cảm đoán được bên trong con người họ không phải dễ. Không nên suy đoán quá nhanh. Có kẻ vì sợ “bị loại” hoặc “để được Bề Trên chấp nhận ổn thỏa”, lại làm hết những gì được bảo phải làm. Tháp nhập như vậy có thể là nông cạn. Sau này - có khi đã trễ – mới thấy là chẳng có được gì sau cái “mặt tiền” đó. Ngược lại, có những Tu sinh bản ngã, cá tính manh mẽ, vị phụ trách có khi xem đó là tính xấu, vì bởi nhân đức cơ bản của Tập sinh gương mẫu là thụ động, là chịu đựng,… - theo quan niệm cũ.

VI. MỘT CỘNG ĐOÀN PHẢI BIẾT LẮNG NGHE TÍN ĐIỆP CỦA NGƯỜI TRẺ, BIẾT BIỆN PHÂN Ý NGHĨA, BIẾT TỰ ĐẶT VẤN ĐỀ CHO CHÍNH MÌNH

Có hai người thuộc thời hang động, mặc áo da súc vật, ngồi ở cửa hang, cùng ngắm một loạt đồ vật tạp lục làm bằng đá, bằng xương hoặc bằng đất. Một anh chán ngán nói: “Việc sưu tầm là một nghề đã chấm dứt – mọi sự đều đã được sáng tạo rồi”. Câu này làm tôi nhớ đến lời theo sách Giảng Viên (Ecclésiaste): “Khi mình đến quá trễ thì người ta đã nói sạch hết rồi”. Nhưng lịch sử giúp chúng ta điều chỉnh các phán đoán trên. Có lẽ nên chuyển lại câu đó: “Mình đến quá sớm nên chưa ai nói gì cả”. Quá sớm, vì người nghe điều mới mẻ nên không chấp nhận và đốt mất tín điệp. Chưa nói gì, vì luôn có điều mới mẻ cần khám phá ra. Nếu “chưa ai nói gì” thì “sao lại không nghe người trẻ nói, hay ít nhất, nghe họ báo động cho chúng ta tiếp những gì mới lạ mà họ cảm nhận?”.

Xin chớ kết luận rằng tôi cho họ có phần ưu thế của Thần Khí. Nhưng nếu quý vị còn nhớ điều tôi nhắc ở phần trước, là họ ao ước cầu nguyện và lắng nghe tiếng nói của thế giới, thế thì tại sao không quan tâm đến điều họ nói lên? Có lẽ họ nói vụng về, mong chúng ta nhắm mắt nghe hết, không phân biệt phải trái. Nhưng ít nhất, họ kêu mời chúng ta ý thức về những điều thu nhận cách mới mẻ; chúng ta cần mở mắt nhìn theo, và quan trọng không kém, là chúng ta không nên mơ ngủ. Chính Nietzche đã nói: “Phúc thay kẻ mơ ngủ (ngủ mơ màng) vì họ sẽ không ngủ thật”. Chúng ta nên tránh ngủ trước giờ; Nghĩa là, nếu chúng la cố ý bịt tai không nghe người trẻ mới đến, ắt là chúng ta lảng tránh mất sự thật và trở nên thoái hóa, lỗi thời.

Tuy nhiên, ta phải biết biện phân hư thực và tách lúa mì khỏi cỏ dại. Chính cộng đoàn là nơi đủ tư cách biện phân điều đó. Phải có biện phân cá nhân và biện phân cộng đoàn. Các thành viên trẻ có thể nói lên ý kiến mình. Cộng đoàn sẽ cùng nhau xem xét những gì đáng đón nhận và tháp nhập. Đó là cơ hội đặc biệt để lắng nghe nhau, để tiếp cận và làm giàu cho nhau. Đối với bạn trẻ, đó là một cách đào tạo và một cố gắng gia nhập cộng đoàn.

Tôi cũng không hề có ảo tưởng về tính chất duy “lý tưởng” của quan điểm trên. Nhưng muốn cho tiến bộ phải xuyên qua ảo tưởng, hư cấu. Trong việc đổi mới đời sống cộng đoàn, điều chúng ta thiếu nhất là “chiến lược ngón tay nhỏ” = hãy để một ngón tay nhỏ vào rồi từ từ bàn tay sẽ lọt, rồi cả thân thể với cả cộng đoàn và cộng đoàn sẽ biến chuyển… “Hãy xem, dịu dàng thay anh em sống bên nhau” (Tv 133,1).

Nhưng đối thoại và bàn bạc chưa đủ. Mỗi người phải sẵn sàng “tự chất vấn mình”, nghĩa là tự xét (chứ không phải chỉ xét tha nhân) dưới một ánh sáng mới. Tâm trạng, văn hóa, tôn giáo hay nghề nghiệp các địa bàn tông đồ mới,.v.v… cùng nhau xét lại những điều đó sẽ đan kết các thành viên với nhau, giúp cộng đoàn sinh động và cởi mở hơn. Các bạn trẻ chỉ chờ cái đó! Thế rồi, xem anh em mình như chứng nhân của các khám phá, và quyết định chung lại trở nên một sức mạnh.

Đúng là có nhiều điều để tìm kiếm và phát hiện – Lẽ tất nhiên là không nên tuyệt đối hóa sự kiếm tìm, nhưng phải dành cho nó một vị trí, một ý nghĩa. Lúc đó, chúng ta là tất cả, và tất cả chúng ta cùng nhau có nhiều khả năng hơn để giữa Giáo Hội và trần thế, trở nên khuôn mặt và miệng lưỡi của Đấng được gọi rất xác đáng là “đồng hành” với tất cả mọi người: Đức Giêsu Kitô.

VII. CÁC TU SINH TRẺ CHẤP NHẬN DẤN THÂN CUỘC SỐNG VỚI DÒNG TU TRONG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN

Tôi sẽ không nghiên cứu điểm này, vì muốn được như vậy, cần có một buổi thuyết trình riêng. Trước kia, dấn thân vào một Dòng là một việc tương đối dễ, vì Tu sinh biết khá rõ điều kiện cuộc sống đó và kiểu cách tông đồ của nơi mình nhập cuộc. Ngày nay thì khác, với bối cảnh mỗi ngày một biến chuyển:

- Một Dòng tu có những sinh hoạt nhất định (Giáo xứ, nhà tuyên úy, trường học, bệnh viện,…) di hưởng từ quá khứ đến nay. Rồi những năm tới (10 năm nữa hay hơn), nếu ơn gọi không tăng nhanh, làm sao nắm vững các cơ sở trên nếu thiếu hụt Tu sinh?

- Đồng thời các xứ đạo cũng gặp khó khăn tương tự – Họ sẽ cần sự giúp đỡ của các linh mục tu sĩ, mà gần đây họ không cần lắm! Mỗi Dòng với đặc sủng riêng của mình, làm thế nào để đáp ứng nhu cầu đó và bằng cách nào?

- Rồi cũng trong thời gian đó, nhiều nhu cầu nảy sinh (những lãnh vực tông đồ mới, phương pháp loan Tin Mừng đổi mới, càng cấp bách với những phương tiện tryền thông xã hội, những vấn đề “Công Lý và Hòa Bình” …), ai sẽ đảm nhận những nhiệm vụ mới đó?

- Mai đây và tiếp đến, các tu sĩ trẻ sẽ phải nuôi dưỡng đàn anh dài dài vì tuổi thọ tăng dần. Nhu cầu này có thể ảnh hưởng đến tác vụ tông đồ chăng? Và vấn đề kinh tế sẽ lấn át vấn đề tông đồ chăng?

Với các vấn nạn trên, người trẻ phải tự đặt ra cho mình cách sắc nét. Dấn thân vào một Dòng là dấn thân vào một Tỉnh Dòng, với các Tỉnh Dòng khác, với toàn thể Dòng, với Giáo Hội toàn cầu và với Giáo Hội địa phương nơi mình hoạt động. Nghĩa là, khi dấn bước vào một Dòng tu, các Thỉnh sinh không thể từ chối đi vào một bóng tối nào đó mà những người đi trước không hề biết đến.

Nơi người trẻ đó, nhận định về các Đấng Lập Dòng và về sứ vụ Giáo Hội cần phải sâu đậm hơn, nếu không sẽ phải đặt lại vấn đề đặc sủng và sự tồn tại của Dòng, không sớm thì muộn.

KẾT LUẬN

Dưới dạng hội thoại, tôi đã cố gắng nêu lên những vấn đề của việc đón nhận và đào tạo Tu sinh hôm nay trong các cộng đoàn. Chúng ta đã suy nghĩ về cả hai phía – Tu sinh và cộng đoàn.

Chúng ta đã đi từ thái độ gây nản chí nơi Tu sinh, đã đề cập đến các điều kiện thuận lợi để Tu sinh gia nhập vào cộng đoàn, rồi bàn đến cách cộng đoàn lắng nghe và tự chất vấn, cho đến các Tu sinh sẵn sàng dấn thân vào một Dòng tu chịu ảnh hưởng của thời gian và không gian. Cuối cùng, nơi đây tôi xin tóm lược hai ý sau:

- Sự đón nhận tương hỗ của hai phía: Thỉnh sinh và Tập sinh cũng phải đón nhận người đi trước với quá trình đã hun đúc họ như thế.

- Nếu việc đào tạo là trách nhiệm của mọi thành viên trong cộng đoàn, bắt đầu bằng vị Giám đốc và Giáo Tập, thì các anh lớn cũng nhận được một cái gì đó từ những người mình đào tạo.

Nói như thế không phải là rơi vào một thuyết đồng đẳng hóa sai lầm. Mỗi đối tác, mỗi thành viên phải đóng vai trò của mình, từ vị trí của mình. Các Thỉnh sinh, Tập sinh phải sẵn sàng nhận biết: “Hạt giống mà Chúa đã gieo nơi họ, đã được trao gởi cho một mảnh đất, một môi trường, một lòng dạ mà không phải họ là người chủ đầu tiên. Cộng đoàn không được xem họ như những học sinh trung học, cũng không xem họ ngang hàng với mình”.

Lời cuối cùng tôi muốn nói, có lẽ là lời của Thánh Phanxicô Assisi, khi Ngài cám ơn Chúa đã gởi đến những ơn gọi trẻ là “người bạn mà Chúa đã ban cho con”.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha