Thứ bảy, ngày 05 tháng 10 năm 2024 | 06:33 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

 21/06/2016 -  

Thần học

 982

“Ta ra đi thì ích lợi cho các con” (Ga 16,7). Đó là điều Chúa Giêsu dặn dò trước khi từ giã chúng ta. Với câu nói ấy, Người đã đưa ra và chính Người dẫn giải trước cho chúng ta cách thức cuối cùng Người sẽ gặp gỡ chúng ta : cuộc hẹn hò cuối cùng của Người, cuộc hẹn hò vĩnh cửu mà Người đã sắp đặt cho mỗi người chúng ta đến muôn đời. “Và này Ta sẽ ở cùng chúng con mọi ngày cho đến tận thế...” (Mt 28,20).

Chúng ta có tin tưởng vào cuộc gặp gỡ đó không ? Chúng ta có cảm thấy như thế là có lợi cho chúng ta không ?

“Nếu Ta không ra đi, thì Chúa Thánh Thần sẽ không đến với chúng con. Nếu Ta đi... Người sẽ đến, Người là Thần Chân Lý... Người sẽ dạy chúng con mọi sự.” (Ga 16). Chúng ta có đón nhận những lời ấy như một hứa hẹn không ? Hay chỉ cho đó là một thứ an ủi đạo đức ? Một bản tình ca ru ngủ ? Hay chúng ta biết nghĩ rằng chính thế mới là chân lý ? Thánh Thần ấy, Thần Chân Lý ấy, Người bạn mà người ta báo trước cho chúng ta đó... Có bao giờ chúng ta cảm thấy sự hiện diện của Người trong đời sống chúng ta chưa ?

Chính nhờ Người mà chúng ta có thể kêu lên được “Abba”, “Cha”. (Rm 8). Nhưng đã bao lần chúng ta thực sự biết rằng chúng ta có một người Cha ? Và đã bao lần chúng ta thực sự cảm thấy mình là con, con của Thiên Chúa ?

Không có Người, đạo chỉ là một tổng hợp những nghĩa vụ không thể chu toàn được, chỉ là một mớ những kinh nguyện rỗng không, chỉ là một số bí tích không hiệu lực, là một thánh lễ buồn chán, một tôn giáo lạt lẽo. Chính Người đã làm cho chúng ta nếm được, thưởng thức cái hương vị của những gì thuộc về Thiên Chúa. Nhưng... chúng ta có “nếm”, có “thưởng thức” được chưa ?

“Lạy Chúa, Chúa đã dùng hơi thở Thánh Thần Chúa soi sáng lòng trí tín hữu, xin cho chúng con, cũng nhờ Thánh Thần ấy, luôn luôn ưa thích, ham mộ những sự thuộc về Chúa và mãi mãi vui mừng được Đấng an ủi hiện diện trong chúng con, vì Đức Giê‑su Ki‑tô Chúa chúng con. Amen.”
(Lời nguyện Chúa Thánh Thần)

“Chỉ con cái trong nhà mới ưa thích và muốn tìm biết những gì xảy ra trong gia đình.” Những người xa lạ không thể nào hiểu được những chuyện đó. Nhưng con cái thì quan tâm đến tất cả những gì liên hệ đến Cha nó. Nếu Thánh Thần của Thiên Chúa không ở trong chúng ta, những gì thuộc về Thiên Chúa sẽ không có nghĩa gì đối với chúng ta.

Chắc hẳn đã có nhiều tín hữu phải kêu lên như những người mà Thánh Phaolô khởi đầu chinh phục kia : “Chưa bao giờ chúng tôi nghe ai nói rằng có một Chúa Thánh Thần.” Chắc rồi, họ đã có nhắc đến tên Người, và hàng trăm lần như thế, với tiếng Amen tiếp sau. Nhưng có bao giờ họ ý thức rằng như thế là họ đang kêu tên của chính nguồn sự sống của họ không ? Họ có ngờ đâu, chính kẻ họ vừa kêu tên đó lại là Đấng đã mở miệng lưỡi họ để họ có thể kêu danh Người như thế. Tất cả những người nguội lạnh, mà những bài giảng không kém nguội lạnh đang kêu gào phải “giữ Mùa Phục Sinh”, họ đã bao giờ được nghe nói rằng có một Chúa Thánh Thần không ? – Thánh Thần của trao đổi, của chia sẻ, của thông ban, của vui mừng, của tình thông cảm huynh đệ ? Họ có biết họ được mời gọi để tham dự vào Thánh Thần ấy không ? Một Thánh Thần muốn mãi mãi giữ họ lại với bao người khác trong một thân thể duy nhất ? Họ có biết Giáo hội là như thế không ? Họ có hiểu cốt yếu của việc “giữ Mùa Phục Sinh” là phải cố tìm lại cho được những điều đó chăng ?

Khi Thánh Phaolô đối chiếu sự sống của Thánh Thần với sự sống của xác thịt (Rm 8,9‑14), ngài muốn nói rằng : chúng ta không thể thuộc về Chúa Giêsu nếu chúng ta không thay đổi lối sống cũ của chúng ta… “Ai không có Thánh Thần của Chúa Ki‑tô, kẻ ấy không thuộc về Người”.

Chúa Thánh Thần là nguồn gốc, là nguyên thuỷ mỗi cuộc Nhập Thể của Chúa Ki‑tô trong mỗi tín hữu, cũng như xưa, Người đã là nguồn gốc, nguyên thuỷ cuộc Nhập Thể của Chúa Ki‑tô trong lòng Đức Trinh Nữ Ma‑ri‑a.

Sự kiện Chúa Thánh Thần đến trong chúng ta cũng thực như sự kiện Nhập Thể.

Cuộc Nhập Thể lịch sử vẫn đang được tiếp diễn và hoàn thành bằng sự Thánh Thần hoá toàn thể nhân loại.

Lễ Hiện Xuống đã mạc khải cho chúng ta biết Thiên Chúa không chỉ nhập thể 33 năm thôi, nhưng là mãi mãi. Cho chúng ta biết Thiên Chúa vẫn mãi mãi chia sẻ cho chúng ta Sự Sống của Người (nghĩa là chia sẻ Thánh Thần tình yêu của Người). Lễ Hiện Xuống là bước đầu cho một sự hiện diện bất di bất dịch của Chúa Giêsu, hiện diện mãi mãi trong trần gian. Ở đâu ?

Trong con người của mỗi chúng ta. Chính nơi đó, giờ đây, Người tiếp tục công việc của Người ; Nhập thể, Cứu chuộc. Nhập thể của Thiên Chúa, Cứu chuộc loài người.

Thánh Thần của Chúa Giêsu đến trong tâm hồn chúng ta. Đó là một sự kiện quan trọng, còn quan trọng hơn cả việc Nhập Thể lịch sử ngày xưa. Lễ Hiện Xuống là một biến cố phi thường, còn phi thường hơn cả lễ Giáng Sinh.

Nhập Thể, Thiên Chúa trở thành người, một người. Hiện xuống là tất cả loài người được mời gọi trở thành Chúa. Không những Thiên Chúa đã nghiêng mình xuống với chúng ta, mà Người còn muốn nâng chúng ta lên với Người.

Sự biểu hiện của Ngôi Thánh Thần còn huy hoàng hơn sự biểu hiện của Ngôi Con. Lễ Giáng Sinh đã diễn ra cách âm thầm, đang đêm, trong một hang lừa. Còn lễ Hiện xuống bùng nổ giữa ban ngày. Hàng trăm Người chứng kiến biến cố lạ lùng đó.

Ở đây, không phải là Thiên Chúa trở thành một con người trong đau khổ, mà là cả một đoàn người, trong ánh sáng và vui mừng, trở thành Thiên Chúa. “Chúng con sẽ làm những việc còn lớn lao hơn Ta nữa”. Khi tuyên bố điều đó, Người đã nghĩ đến Giáo hội.

Công trình đặc biệt của Chúa Thánh Thần là Giáo hội. “Chớ gì con biết được hồng ân của Thiên Chúa” : đó là Giáo hội. Altissimi donum Dei (hồng ân của Thiên Chúa tối cao). Thiên Chúa tự hiến mình cho con người trong con người, thông ban, chia sẻ mình cho con người. Thiên Chúa có gì là cao quý nhất ? Thánh Thần (Tình Yêu) của Người. Người kết hợp chúng ta với Thánh Thần ấy. Người chia sẻ Thánh Thần ấy cho chúng ta. Và từ nhóm người đã được nhận lãnh Thánh Thần ấy, nảy sinh Giáo hội.

Khi bảo chúng ta : Người sẽ gởi Thánh Thần tình yêu Người đến, Chúa Giêsu không có ý thoái thác, lẩn trốn. Trái lại, hứa như thế, là hứa một điều sẽ làm chúng ta gần gũi Người nhất.

Đâu là nơi chúng ta sẽ gặp Người ? Chúng ta sẽ tìm Người nơi nao ? Trong Cựu Ước, Chúa Cha đã tỏ mình ra, nhưng Người đã vị phản bội, chối từ. “Sau khi đã nhiều lần dùng các tiên tri phán bảo cùng cha ông chúng ta…” Nhưng Giêrusalem đã giết các tiên tri : “Người thì họ đánh đập, người thì họ giết đi, người khác bị họ ném đá. Sau cùng, Người đã sai Con một Người đến với họ” (Mt 21,35‑37). Trong Tân ước, đồng thời với việc tỏ mình ra, Chúa Con còn tỏ Chúa Cha ra. (“Ai thấy Ta là thấy Chúa Cha”). Và sau cùng, trong Giáo hội, Chúa Thánh Thần đã được sai đến. Người tỏ cho chúng ta Chúa Cha và Chúa Con, đồng thời cũng tỏ ra sức mạnh Tình yêu Người – sức mạnh biến chúng ta thành nghĩa tử (Rm 8) – Tình Yêu ấy không những tỏ Ba Ngôi cho chúng ta, mà còn dẫn đưa chúng ta vào trong Ba Ngôi.

“Cha, Cha ở trong Con, và Con ở trong chúng”, Chúa Giêsu đã nhắc như vậy sau khi loan báo Chúa Thánh Thần. Và thực ra, đó chính là công việc của Chúa Thánh Thần. “Lạy Cha, ước gì chúng nên một như Cha và Con, chúng ta là một”. Và đó sẽ là công việc của Giáo hội của tất cả những ai, theo dấu Ma‑ri‑a, đã chấp nhận để cho Ngôi Lời nhập thể trong họ. Của tất cả những ai chấp nhận cưu mang một “con Người Mới” bởi phép Chúa Thánh Thần. Vì họ đã sẵn lòng tự hiến. Vì họ đã để cho Thánh Thần của trao đổi, của tình yêu chiếm ngự họ. Thánh Thần của sự kết hợp.

Chúa Thánh Thần là linh hồn, là nguồn sống của Giáo hội. Chính Người luôn tái tạo Giáo hội, không ngừng “tụ hợp Giáo hội từ bốn phương trời”. Chính Người đã hành động, để dù muôn gai chông, trên trái đất này, cũng còn có những người biết thương yêu nhau, “Anh em chớ làm phiền Chúa Thánh Thần, anh em là những kẻ đã được in dấu của Người... hãy đối xử nhân hậu với nhau... hãy sống trong bác ái” (Ep 4,30).

“Tất cả những ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa” (Rm 8). Kẻ nào tự tách mình ra khỏi sự kết hợp, (khỏi Tinh Thần hiệp nhất) giữa các anh em, kẻ ấy không phải là Người con trong gia tộc nữa.

Ở đâu có hai ba người tụ hợp nhau nhân danh Người. Người sẽ hiện diện ở đó, ở giữa họ, luôn mãi. Nhân danh Người, có nghĩa là : trong Thánh Thần của Người. Bao giờ cũng chỉ cùng một mục đích đó, “Cha, chớ gì chúng nên một trong chúng ta”.

Chỉ trong Ba Ngôi mới có thể có một kết hợp thực sự. Nhưng chỉ có thể kết hợp thực sự với Ba Ngôi, khi nào có sự kết hợp giữa chúng ta với nhau. Giữa nhiều người. Hợp lại.

Đó là ý nghĩa của lời tiên báo ý nhị mà tiên tri Ezechiel đã nói về các đống xương khô.

“Ngày ấy, Chúa nắm tay tôi trong tay Người. Người đưa tôi đến một cánh đồng chất đầy những đống xương. Người bảo tôi đi vòng quanh xem xét những đống xương ấy. Xương nhiều vô kể và tất cả đều khô đét lại... Đây lời Thiên Chúa phán cùng các đống xương kia : “Này, Ta sẽ tái nhập Thần Khí vào các ngươi. Và các ngươi sẽ sống... Và các ngươi sẽ biết chính Ta là Gia‑vê”. Lúc đó, tôi thấy các mảnh xương “di động đi lại gần nhau” và “lối khớp với nhau”. Và da thịt đến trùm lên để làm thành một cơ thể. “Nhưng chúng chưa có sinh thần”.

“Rồi Chúa bảo tôi : hãy nói tiên tri đi, hỡi con người, hãy nói tiên tri và bảo với sinh thần rằng : đây là lệnh Chúa truyền : hỡi sinh thần, hãy đến như gió bốn phương và hãy thổi trên những người chết này để chúng sống lại !... Và kìa, những xác người kia đứng dậy : tạo thành một đạo quân đông đúc, rất đông. Và Chúa phán cùng tôi : hỡi con cái Israel, các mảnh xương kia là hình bóng các ngươi đó. Chúng nó bảo rằng : xương chúng tôi đã khô cả lại, lòng trông cậy chúng tôi đã chết héo rồi. Chúng tôi đã bị tận diệt rồi. Vậy, ngươi hãy nói tiên tri và bảo chúng hay : các ngươi hãy lắng tai nghe những lời Thiên Chúa hứa. Đây Ta sẽ mở cửa mồ mả các ngươi, kéo các ngươi ra khỏi địa huyệt, khỏi nỗi cô đơn, buồn chán, thất vọng, khỏi những cằn cỗi bất lực và tất cả những tù ngục vây hãm các ngươi, để đem các ngươi về đất Israel” : về một thế giới – nơi đó, mọi người thương yêu nhau, thông chia cho nhau, nơi mà người ta chỉ biết hạnh phúc vì những gì đã chia sẻ cho nhau.

“Và các ngươi sẽ biết Ta là ai... khi Ta ban Thánh Thần Ta cho các ngươi, khi các ngươi ngươi sống dậy và khi Ta sẽ cho các ngươi được an nghỉ trong xứ sở các ngươi” (Ed 37,1‑14. phụng vụ đêm Phục sinh).

Sự an nghỉ ấy, chính là niềm vui ngày Hiện xuống – đối nghịch lại với hình phạt ở tháp Babel, ‑ niềm vui của những ngày Hiện xuống làm cho người ta bỗng nhiên bỗng nhiên bắt đầu yêu nhau thực sự, hiểu nhau thực sự.

Làm thế nào để mọi người hiểu chúng ta ? Yêu thương. “Mỗi Người đều nghe họ nói tiếng bản xứ của mình” : đây không phải là vấn đề có tài thần ngôn ngữ, cũng không phải là một loại Berlitz thượng thặng. Nhưng, chính là Đức ái, Đức ái biến đổi chúng ta đến nỗi, đến gần chúng ta, người ta sẽ cảm thấy mình được am hiểu, được yêu thương, được hạnh phúc.

“Các con không biết mình thuộc Tinh thần nào ?” : Tinh thần của Người là thứ Tinh thần tung chúng ta ra với tha nhân trong niềm hân hoan.

Thánh Phaolô đã được Thiên Chúa thổi Thánh Thần Người đến... và rồi ngài đã làm gì ? Ngài đã tức tốc đi gặp các người khác, và yêu cầu họ đặt tay lên đầu mình và như thế ngài bước vào nếp sống của cộng đoàn.

Ngài tức tốc hiểu ngay rằng trước tiên, mình phải gia nhập vào đoàn thể những người khác, phải bước vào thông giao với tha nhân.

Chúng ta phải coi chừng đừng hiểu lệch lạc tước hiệu “Đấng An Ủi” mà người ta đặt cho Chúa Thánh Thần, hướng theo một chiều có lợi cho thuyết cá nhân ích kỷ của chúng ta (nghĩa là cho tội lỗi của chúng ta). Lúc Chúa Ki‑tô còn sống với các tông đồ, họ thường bị xáo trộn hơn là được “an ủi”.

An ủi đây, chính là thương yêu nhau, chứ không phải : mỗi lần cảm thấy bị tổn thương vì một cử chỉ bạc ơn của người anh em là vội vàng thui thủi một mình tìm vào một nhà nguyện khá ấm cúng để than phiền với Chúa, để rồi sẽ được Chúa Thánh Thần an ủi vì mình đã không thương yêu nhau. Chúng ta chỉ có thể đến với Chúa Thánh Thần (tình yêu) trong tình yêu mà thôi. Sự an ủi của Chúa Thánh Thần là làm cho chúng ta luôn luôn có thể yêu thương nhau trở lại.

Cha Congar O.P. có viết : “Công việc của Chúa Thánh Thần không phải là soi sáng người này hay người nọ, nhưng là nung đúc và thực hiện chính nhiệm thể Chúa Ki‑tô. Vì thế, những điều kiện để Chúa Thánh Thần ban ơn và hành động luôn mang một bản chất cộng đồng. Người hành động trong tình thương yêu nhau giữa các tín hữu, như một vị Thần của tình yêu và tình kết hiệp huynh đệ”.

Và nhà thần học người Đức, ông Moehler, đã nhận xét ! “Con người không thể sống một đời sống đích thực Ki‑tô giáo, cũng như không thể biết đạo của mình nếu cộng đoàn tín hữu, mà Chúa Thánh Thần điều khiển, không ảnh hưởng đến họ”.

Chúa Thánh Thần là người quay hướng Chúa Cha về Chúa Con và Chúa Con về Chúa Cha, cũng phải là người quay hướng chúng ta lại với nhau.

Đối với chúng ta, chấp nhận thờ lạy một Thiên Chúa nhập thể thật là một việc khó khăn. Trong kinh Tin kính, lúc đọc đến câu "nhập thể" là lúc chúng ta cúi đầu. Homo factus est : Người đã làm người. Người đã trở thành... người anh em quá bên cạnh hiện đang làm chúng ta cầu nguyện không ngon kia. Kinh nguyện chúng ta sẽ ra sao, nếu chúng ta quay lưng lại với Người để tìm kiếm Người ở một nơi không có Người : trong phút định tâm riêng rẽ, trong thâm sâu của cõi lòng tôi, Chúa Giêsu và tôi riêng một cõi. Đóng kín lại. Cách xa mọi người. Hai tay ôm chặt lấy đầu, để được yên tĩnh thưởng thức Chúa Thánh Thần đáng yêu của riêng tôi. Hạnh phúc cho những kẻ vừa điếc, vừa câm, vừa mù : họ sẽ không nghe thấy những tiếng la khó chịu của xác thịt này, một xác thịt mà Ngôi Lời đã nhập vào và không hẳn là Người đã cảm thấy bị vướng bận vì nó.

Cũng vậy, ngày lễ Hiện xuống, chúng ta quỳ gối khi đọc đến câu : Veni Sancte Spiritus xin Chúa Thánh Thần hãy đến.

Ở đây, cũng vẫn là "nhập thể". Người đã nhập thể vào trong mớ xác thịt này và người ta đòi chúng ta phải kinh ngạc, thán phục đến ấy đến nỗi không thể đọc chân lý ấy lên mà không quỳ gối. Nếu chúng ta chối từ Thiên Chúa trong con người thì thế là hết. Chính trong cái tư tưởng đó (mà chúng ta coi như là một đường tu đức), chúng ta đã phạm tội chống lại Chúa Thánh Thần, là Đấng có nhiệm vụ dạy chúng ta tất cả "mọi sự" mà trong đó điểm khởi đầu là việc Nhập Thể,

Chúng ta chỉ thuộc về Chúa Ki‑tô, khi nào chúng ta đã thuộc về tha nhân.

Có khi nào Mình Thánh mà chúng ta sẵn sàng cúi đầu thờ lạy kia làm cho chúng ta nghĩ đến con người sẽ chịu Mình Thánh ấy không ? Việc thờ lạy của chúng ta rất thiếu sót nếu chúng ta chỉ biết thờ lạy cái "Đầu" mà không kể gì đến Thân thể và tứ chi. Bánh kia được làm ra là để có người ăn. Thân thể kia (Mình Thánh) là biểu trưng và là nguồn gốc của một Thân thể khác, Thân thể mầu nhiệm, Thân thể mà chúng ta có bổn phận phải chăm sóc, tôn kính, nuôi dưỡng.

Ngày chịu phép Thánh tẩy, chúng ta đã được Nhập thể, được được liên kết với vô số anh em khác. Đối với chúng ta, liên kết với Chúa có nghĩa là : bắt đầu liên kết với tha nhân. Chúa không dạy chúng ta chỉ yêu thương một mình Người, nhưng đã dạy chúng ta phải thương yêu lẫn nhau. Người muốn chúng ta phải trở thành Thiên Chúa đối với tha nhân. Người muốn chúng ta trở nên giống như Thiên Chúa là Đấng không bao giờ muốn đơn độc một mình.

Đặc tính của Thiên Chúa là cộng đồng. Chúa không là Thiên Chúa trước khi là Ba Ngôi.

Tự đời đời, Chúa đã là nhiều, là một nhóm Ngôi linh vô cùng thông suốt với nhau và kết hiệp với nhau vô cùng, đến nỗi biết nhau, yêu mến nhau hoàn toàn. Trong Thiên Chúa, cần phải có nhiều Ngôi để thành Tình yêu. "Non in unius singularitate personae..." (Không phải một Ngôi vị độc nhất riêng biệt !) May thay ! Vì Chúa không đơn độc. May thay ! Vì Chúa là Tình yêu. Đó là lời chúng ta vẫn hát trong kinh Tiền tụng lễ Đức Chúa Trời Ba Ngôi.

Khi được tạo dựng, con người đã được tạo dựng "giống hình ảnh Thiên Chúa : được dựng nên có nam có nữ" (St 1,27). Thế có nghĩa là có khả năng yêu thương, không thể tự mình đủ cho mình được, không thể tự mình thoả mãn mình được, không thể tự đóng kín lại hoàn toàn được. Được dựng nên để hiến thân, để tìm gặp nơi người khác phần bổ khuyết cho mình, để lãnh nhận nơi người khác vui thích, hạnh phúc của mình. Được dựng nên để quý chuộng mình, nơi kẻ khác hơn là nơi chính mình. Được dựng nên để biết mình hơn, để yêu mình hơn trong hình ảnh của chính mình, hình ảnh đó mình sẽ tìm gặp được nơi một người khác mình, một người mà tự họ có thể an ủi mình.

Khi đến kết hiệp với Chúa Giê‑su trong phép Thánh Thể, đó là chúng ta đến kết hiệp với tha nhân ; cùng một trật với chính Mình Thánh, chúng ta phải nuốt tất cả tha nhân vào lòng khi chúng ta rước lễ. Nếu không, chúng ta sẽ không tiêu hoá Mình Thánh được, chúng ta sẽ bị sình bụng. Trước khi muốn bước lên bàn thờ kết hiệp với Thiên Chúa, phải đi làm hoà với anh em mình đã.

Khi đi xưng tội cũng vậy, chúng ta chỉ thực sự lãnh nhận được sự thứ tha, nếu chúng ta chấp nhận chuyển nó lại cho người khác. Chúng ta chỉ được tha thứ nếu chúng ta biết tha thứ. Chúng ta chỉ có thể làm hoà với Chúa, nếu chúng ta biết làm hoà với anh em. Chúng ta chỉ có cùng một mối giây liên lạc với Chúa và với tha nhân. Chúng ta không gần gũi Thiên Chúa hơn gần gũi người anh em bên cạnh cạnh chúng ta.

Việc xưng tội của chúng ta, cũng như bất cứ lễ nghi tôn giáo nào khác, chỉ ý nghĩa nếu chúng nhiều ít mang tính chất cộng đồng. Vì thế, chưa đủ, nếu chúng ta chỉ xưng tội chúng ta trong một lời nguyện riêng rẽ giữa ta với Chúa. Một số anh em Tin lành cho rằng phép giải tội của người Công giáo cốt chỉ để làm cho người xưng tội được vững dạ, bảo đảm. "Còn chúng tôi, họ nói, chúng tôi không cần như vậy. Chúng tôi tin tưởng vững mạnh nơi lòng nhân từ của Chúa. Và chúng tôi chỉ xưng tội với một mình Người thôi». Người Công giáo cũng không kém tin tưởng nơi lòng nhân từ của Chúa !

Các sách giáo khoa thần học đều đồng ý rằng nếu chúng ta đã ăn năn cách trọn nghĩa là đau buồn vì đã làm mất lòng chúng ta – thì chúng ta có thể chắc chắn đã được tha, ngay trước khi nhận lãnh bí tích giải tội. Nên vấn đề không phải là để được vững dạ hơn, hay chắc chắn hơn mà chúng ta phải đi xưng tội với một vị đại diện Chúa. Nhưng, chính là vì Ngôi Hai đã nhập thể. Và chúng ta đã xúc phạm đến Người chính trong thể xác đó – «những gì chúng con làm cho kẻ bé nhỏ nhất của Ta...»

Vì thế, chúng ta phải cần nhờ đến một người khác làm môi giới, một người đại diện cho cộng đồng – vì là đại diện cho Người – để làm hoà với Người.

Khi Chúa Giêsu bảo : "Ta ban cho các con một điều răn mới", không phải là do ở nội dung mà đến răn này mới. Cựu ước đã nói :.. .Và ngươi thương yêu anh em ngươi như chính mình ngươi". Đó là đến răn thứ hai. Cái mới lạ ở đây, cái cách mạng ở đây, là Người đã tuyên bố "nó giống như điều răn thứ nhất". Hai điều răn chỉ là một : "đó là các ngươi đã làm cho chính Ta".

Phải yêu Chúa – trong tha nhân. "Anh em thân mến, chúng ta hãy yêu thương nhau, vì tình yêu là của Thiên Chúa. Và kẻ nào biết yêu thương là con cái Thiên Chúa và biết Thiên Chúa" (1 Ga 4,7).

Vì thế, những kẻ chỉ xưng tội với một mình Chúa, nếu họ không giả điếc làm ngơ, họ sẽ nghe Chúa trả lời : "Này con, con lầm địa chỉ rồi. Con đâu có đã thương, có xúc phạm, có khinh miệt Ta trên trời này đâu, nhưng là chính trong Thân thể của Ta. Trong tha nhân. Con hãy đi dàn xếp với họ. Đền tội "trực tiếp" với Ta thế này có phần hơi quá dễ đó con".

Nhiều người tưởng rằng họ chỉ việc kê khai tội lỗi ra, tẩy rửa cho sạch lương tâm, thế là xong bổn phận. Chưa, sám hối ‑ phép bí tích sám hối ‑ tức là quay trở về với nếp sống cộng đồng. Là tái lập mối giây liên lạc. Là tỏ lòng ăn năn của mình với cgdg. Là tỏ ý muốn trở về chia sẻ tình huynh đệ với anh em bằng cách thú tội mình ra, bằng một bữa tiệc Thánh Thể liên kết bữa tiệc mà chúng ta biết mục đích là dành để cộng đoàn Giáo hội chúng ta.

Ngày phán xét chúng ta sẽ không bị tra hỏi mình đã làm gì đối với Thánh Thể Chúa Ki‑tô trong phép bí tích, nhưng Người sẽ hỏi chúng ta đã làm gì đối với nhiệm thể Người.

"Bạn đã quỳ chầu Thánh Thể được bao nhiêu giờ ?" Chúng ta đừng đợi những câu hỏi như thế ‑ trừ khi hỏi vậy để làm nổi bật lòng đạo đức giả hình của chúng ta : "không phải những kẻ kêu : lạy Chúa, lạy Chúa ... Nhưng, những kẻ làm..." Chúng ta đã quá rõ Chúa sẽ nói gì với chúng ta. Đây là một trong những đoạn rõ ràng nhất của Phúc âm. Chúa sẽ nói với chúng ta : Ta đói, Ta khát, Ta lạnh lẽo, ngươi đã chẳng thèm nghĩ đến Ta. Một sáng nọ, Ta đã gõ cửa nhà ngươi, lúc ngươi vừa đi dâng lễ sớm về. Nhưng, hôm ấy, Ta bẩn thỉu, bờm xờm, mệt mỏi. Ta giống như những kẻ hết sức cùng khổ. Và lúc đó ngươi đã nghĩ không nên dại dột mà mang cái thứ ấy vào nhà ngươi... Con cái ngươi, phòng khách ngươi, linh hồn ngươi, tất cả đều quá sạch sẽ trong nhà ngươi ! Thế rồi, ngươi đã móc túi vứt tiền cho Ta ‑ nhiều hơn mọi lần đôi chút, để khỏi bị lương tâm cắn rứt, để chắc chắn sẽ không còn bận tâm đến Ta nữa, dầu chỉ trong ký ức thôi ‑ và ngươi đã đóng cửa nhà ngươi lại. Tóm lại, đó là phương thế hay nhất để vừa có thể hà tiện mà lại vừa khỏi bị ăn cướp (chín phần mười những người khách loại đó là những tên gian manh !).

Ngươi cho Ta tiền thật đấy. Nhưng, với Ta, ngươi vẫn còn tiếc xót thì giờ của ngươi, vẻ ân cần của ngươi, tình thương của ngươi. Đáng lý ngươi phải khám phá ra Ta, cản không cho Ta lường gạt ngươi ; ngươi phải chứng tỏ đủ thiện cảm với Ta, đủ sáng suốt để Ta có thể dám thành thật. Những người nghèo đều biết rằng : thường, nếu họ không nói dối, không khi nào người ta chú ý đến họ, tin họ. Và cho dầu Ta là một kẻ lợi dụng chuyên nghiệp đi nữa, ngươi không tin rằng : không những Ta có thể mặc lốt của người nghèo, mà, ngoài ra, Ta còn có thể mặc lốt của người tội lỗi nữa hay sao ? Đó là bổn phận của ngươi : phải khám phá ra Ta ở những nơi đó.

Ôi ! Ngày nào ngươi cũng đều nắm hụt Ta cả : ngươi đã biết phải tìm Ta trong cái đau khổ của người anh em ngươi. Nhưng, lúc đó, ngươi đã không tưởng được rằng cái khổ kia có thể là rất phiền phức cho ngươi. "Lạy Chúa, hôm ấy chính Chúa đó sao ? Anh chàng to con ấy ? Nhưng anh ta sói đầu ! Bà già gắt gỏng ấy sao ? Phải bà ta rành đời lắm ! Nhưng, dẫu sao... ! Là ông cha phó luôn gắt gỏng cách tự phụ và hay phá đám ấy sao ? ‑ Nhưng, như thế ông ta sẽ làm cho mọi người chán ngấy Giáo hội".

Chúa muốn để dành cho chúng ta nhiều bất ngờ. Một ngày nọ, hai thiếu nữ giã từ tu viện trở về nhà sau một Tuần Thánh sống trong đó. Những nghi lễ đẹp tuyệt ! Phụng vụ thật sống động ! Những lời kinh ý nghĩa thâm trầm. Hai cô đã được hát tiếng Latinh, tiếng bản quốc ; đã cầu nguyện nhiều ; đã cảm thấy con người mình hoàn toàn đổi mới. Ngồi trên xe, hai cô vẫn còn mải mê bàn tán, đầu óc còn bận rộn với những hình ảnh đẹp mắt ấy, những tâm tình sốt sắng ấy. Đêm xuống dần. Con đường băng ngang qua một khu rừng. Cách đó hằng mấy cây số ngàn về phía trước mới có làng mạc. Thình lình dưới ánh đèn xe, có một thân hình người xuất hiện, một cái thây nằm bên vệ đường : anh ta có vẻ lang thang rách rưới. hình như đuối sứcm. Bệnh chăng ? Tai nạn ? Sắp chết ? Hay say rượu ! Hay là giả bộ thảm thương để giở trò bất lương ? Vả lại xa làng xóm như thế này !... Đường vắng tanh không một bóng người, biết đâu chẳng phải là một cạm bẫy ? Biết đâu trong cánh rừng kế bên không còn nhiều tên khác đang rình sẵn ở đó, và họ sẽ nhào ra cùng một lúc khi xe vừa ngừng, khi mình thắng chậm lại. Nhấn ga thêm một chút, thế là thoạt được cơn ác mộng. Thế là bảo đảm, yên thân. Hai cô cũng không dừng lại ở làng kế đó để báo tin hoặc để đi tìm người phụ lực rồi trở lại (hơn nữa, đây là một hành động khôn ngoan nhất). Hai cô đã làm như mình không thấy gì hết. Nhưng, từ đó, hai cô không dám nhắc đến những nghi lễ đẹp đẽ ở tu viện nữa. Và lúc về đến nhà, các cô đã hiểu là mình đã làm hư Tuần Thánh của mình rồi.

Suốt ba ngày, các cô đã buồn thương một người chịu đau khổ, bị bỏ rơi, một người với hình tượng thảm não, mà người ta đã bỏ cô độc một mình, chẳng ai thèm ủi an. Để sau đó, vừa ra khỏi nhà, các cô đã gặp ngay người đó, nhưng vẫn không nhận ra.

Tội trạng chúng ta hệ tại những việc chúng ta bỏ không làm hơn là tại những việc chúng ta làm.

Thái độ dửng dưng của chúng ta đối với tha nhân chống nghịch lại Thiên Chúa, chống nghịch lại Chúa Thánh Thần muôn ngàn lần hơn những bước lỡ lầm của chúng ta vấp phạm trong lúc tiến tới họ. Chúng ta còn có thể phạm nhiều tội như thế, chính bởi vì chúng ta từ chối không chịu bước vào công cuộc đón tiếp Tình yêu để rồi thông ban Tình yêu trở lại, công cuộc mà Chúa hằng mời gọi chúng ta tham gia kia. Cái tội "đầu xỏ" của chúng ta chính là sự từ chối ấy : từ chối để ý đến tha nhân, từ chối hướng mặt về tha nhân, từ chối thông cảm cái đau khổ của tha nhân, từ chối giúp đỡ họ, từ chối tỏ thiện cảm với họ.

Từ chối để Thánh Thần Thiên Chúa sống và hành động trong con người chúng ta, Thánh Thần mà Chúa Giê‑su ao ước chia sẻ với chúng ta. Phúc âm đã nói : chỉ có tội chống nghịch Chúa Thánh Thần là không được tha thôi. Đó là được chắc : bạn nghĩ có thể nào ban sự sống cho một kẻ từ chối sống không ? Một kẻ không muốn sống !

Chúa chỉ có một sự sống độc nhất để ban cho chúng ta : đó là chính sự sống của Người, và sự sống ấy chung quy là yêu thương. Bằng một tình yêu hoạt động không ngừng". Vì vậy, "bằng cách không làm gì hết" mà chúng ta đã kết án chúng ta : tất cả mọi trang Phúc âm đều lớn tiếng quả quyết với chúng ta điều ấy.

Trong dụ ngôn những nén bạc : kẻ nhận một nén đã làm gì ? Anh ta để dành nó. Gói nó lại. Anh ta tiết kiệm cái sức lực (chẳng là bao) của anh ta. Và, kết quả : anh tự mang lấy án phạt. "Tôi có làm gì sái đâu ?", nén bạc của anh còn sạch trơn, còn sáng sủa, còn tinh tuyền ‑ mà anh lại phải xuống hoả ngục. Anh ta đã phạm tội nghịch lại Chúa Thánh Thần.

Trong dụ ngôn người Samaritanô nhân hậu : những kẻ Chúa Giê‑su kết án, thầy cả, thầy Lê‑vi ‑ họ có làm gì đâu ! Họ có làm gì ác đức đâu ! Họ không xô lấn người anh em của họ, họ không đả động gì đến nó (họ đã không thừa dịp tiếp tục lột

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha