Thứ bảy, ngày 05 tháng 10 năm 2024 | 06:38 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

10 Điều Đức Giáo Hoàng Phanxicô Muốn Bạn Biết

 

(daminhvn.net) 15-25/09/2014

Trong ít ngày đầu tiên sau khi đắc cử giáo hoàng, Đức Phanxicô thu hút được sự tưởng tượng của thế giới, không phải vì bất kỳ chuyển động táo bạo nào về chính sách, dù vẫn đang diễn ra, nhưng đơn giản bởi nhân cách của ngài.

Trái với nghi thức tráng lệ và trọng thể dành cho giáo hoàng, ngài đã đi xe buýt cùng với các hồng y, thay vì dùng xe sang trọng, đã tự sắp xếp hành lý và trả tiền trọ khách sạn, và đứng bên ngoài cửa một nhà thờ giáo xứ tại Vatican trong trong ngày Chúa nhật đầu tiên để chào hỏi mọi người sau Thánh lễ giống như một cha xứ vậy. Đây có thể chỉ là những nét nhỏ bé, nhưng lại có sức thuyết phục hơn toàn thể những thông điệp giáo hoàng về một Giáo hội đơn sơ, khiêm nhường, để nối kết được với những người bình dân.

Tuy nhiên, chẳng sai lầm khi cho rằng, những điều này không phải là một sản phẩm của kẻ ngây ngô tình cờ gặp trong cung điện giáo hoàng, nhưng là của một thủ lĩnh dày dạn, đã suy xét kỹ càng và cẩn thận về mẫu giáo hoàng mà ngài muốn trở thành. Nói cách khác, đây là người có phong cách phản chiếu bản chất chân thực.

Hồng y Jorge Mario Bergoglio, 76 tuổi, là người có ý chí sắc bén, được huấn luyện trong dòng Tên, cũng như có kinh nghiệm lãnh đạo dày dạn ở nhiều vị trí khác nhau. Ngài đã đương đầu chống lại chế độ độc tài quân sự và các chính quyền thù nghịch. Ngài dẫn dắt các tín hữu trong đất nước ngài vượt qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng nhất đang xảy ra khắp nơi trên thế giới, đồng thời ngài cũng đóng vai trò trong diễn đàn toàn cầu với tư cách là người lãnh đạo các Giám mục Châu Mỹ Latinh.     

Bergoglio sinh ở Buenos Aires năm 1936. Thân phụ là người Ý nhập cư và là công nhân đường sắt từ vùng Tu­rin. Ngài có 4 anh chị em. Ban đầu, ngài dự định trở thành chuyên gia hóa học, nhưng thay vào đó, năm 1958 ngài gia nhập dòng dòng Tên và bắt đầu chương trình học để làm linh mục. Thời gian đầu, ngài dạy văn chương, tâm lý, triết học, và sớm được xem như một ngôi sao đang lên trong lĩnh vực này. Từ năm 1973 đến 1979, ngài là giám tỉnh dòng Tên tại Ácgentina, sau đó, năm 1980  trở thành giám đốc chủng viện nơi ngài đã từng theo học. 

Mặc dù các tu sĩ dòng Tên thường không muốn nhận các chức vụ do Giáo hội ban tặng, nhất là không phải tại các vùng truyền giáo, cha Bergoglio đã được bổ nhiệm làm giám mục phụ tá tổng giáo phận Buenos Aires năm 1992, và sau đó, năm 1998, kế vị đức hồng y Antonio Quarracino đang đau yếu. Năm 2001, Đức Gioan Phaolô II vinh thăng tổng giám mục Bergoglio lên hồng y, ấn định cho ngài tước hiệu nhà thờ thánh Robert Bellarmin, một tu sĩ dòng Tên danh tiếng.

Theo ý kiến chung, hồng y Bergoglio đã mạnh mẽ ủng hộ việc bầu chọn hồng y Joseph Ratzinger làm giáo hoàng Bênêđictô XVI, trong mật nghị năm 2005. Mặc dù hồng y Bergoglio không nằm trong danh sách có nhiều điểm “A” trong thời gian mật nghị (năm 2013), thế nhưng, ngài đã được bầu chọn chỉ trong 5 vòng phiếu. Ngài trở thành nhà lãnh đạo tinh thần của một tỉ hai trăm triệu tín hữu Công giáo trên khắp thế giới, sau lời công bốHabemus Papam đầy ấn tượng vào lúc 8 giờ 12 phút giờ Rôma, tối ngày 13 tháng 3 năm 2013.

Từ đó, Đức Phanxicô đã làm cho nhiều tâm hồn rung động khi đi bộ đến những nơi cần, thay vì dùng xe hơi sang trọng, cũng như rời lễ đài để chào hỏi dân chúng chứ không buộc dân chúng đến với mình. Điều quan trọng cần hiểu là những chọn lựa này không phải là phong cách riêng đầy quyến rũ của một “giáo hoàng tình cờ”, nghĩa là một phản ứng thiếu suy nghĩ của kẻ liều lĩnh đảm nhận công việc. Đúng hơn, đó là hoa trái của đời sống suy tư về việc là người đại diện Chúa Kitô trong thế giới ngày nay nghĩa là gì.  

Đức Phanxicô muốn dạy chúng ta điều gì ngay từ những ngày đầu tiên trên ngai tòa thánh Phêrô? Thông điệp này có thể được diễn tả bằng mười điều mà Đức Phanxicô, giáo hoàng thứ 266 của Giáo hội Công giáo, muốn bạn biết. 

Nguyên tác :  John L. Allen, Jr., 10 Things Pope Francis Wants You to Know, Liguori, Missouri: Ligouri, 2013.

Chuyển ngữ : Học Viện Đa Minh



1. Một Giáo hội nghèo cho người nghèo

Vào ngày 16 tháng Ba năm 2013, trong cuộc gặp gỡ với khoảng 6.000 nhà báo ở khắp nơi đang hiện diện tại Rôma để đưa tin về việc bầu cử giáo hoàng, Đức giáo hoàng đã chia sẻ lý do ngài chọn tướchiệu Phanxicô là để tôn vinh vị thánh Phanxicô thành Átxidi, mà chuyện tình của thánh nhân với “Bà Chúa Nghèo” là một huyền thoại. Sau đó, Đức tân giáo hoàng đã phát biểu, bằng một câu ám chỉ toàn bộ chương trình lãnh đạo của ngài: “Tôi muốn một Giáo hội nghèo cho người nghèo!”

Vậy nên, điều đầu tiên Đức Phanxicô muốn bạn biết, đó là Chúa Kitô đến để ban tặng tình yêu và ơn cứu độ cho hết thảy mọi người, nhưng nhất là cho người nghèo. Vì thế, trở thành Kitô hữu có nghĩa là, một cách đặc biệt, không bao giờ quên người nghèo, là đảo lộn hệ thống giá trị của thế giới rộng lớn, đồng thời đặt người nghèo và người bị lãng quên vào trung tâm của sự chú ý.   

Vào ngày 19 tháng Ba năm 2013, Đức Phanxicô đã lấy mối quan tâm đến người nghèo làm chủ đề chính cho bài giảng thánh lễ khai mạc triều đại giáo hoàng của mình, khi khẳng định “sức mạnh đích thực là phục vụ”, đặc biệt phục vụ “những người nghèo nhất, yếu đuối nhất, và ít quan trọng nhất”. Để chắc chắn chẳng ai quên điểm này, ngài cũng đã lặp lại trong mẩu tin thứ ba trên twitter kể từ khi nhận chức vụ, được gửi đi không bao lâu sau khi Thánh lễ này kết thúc.  

Khuynh hướng này không phải là điều gì đó vừa đến với Đức Phanxicô sau khi  được bầu làm giáo hoàng, nhưng phản chiếu tư tưởng và sự lãnh đạo trong toàn bộ sự nghiệp của ngài. 

Trong hội nghị các giám mục châu Mỹ Latinh năm 2007,  vị giáo hoàng tương lai nói: “Chúng ta sống trong khu vực bất bình đẳng nhất của thế giới, nơi có sự phát triển tột bậc nhưng tình trạng nghèo khổ lại giảm đi ít nhất”. 

“Sự phân phối bất công của cải vẫn tồn tại, tạo nên tình trạng tội lỗi mang tính xã hội, tình trạng ấy kêu thấu trời xanh và làm cho quá nhiều anh chị em chúng ta không có khả năng đạt được một cuộc sống đầy đủ hơn.”  

Nghèo đói về kinh tế không phải là mối quan tâm duy nhất của ngài. Ngài còn chìa tay ra tới những người sống trong một dạng bần cùng xã hội, bị người khác dán nhãn là đáng sợ hoặc nguy hiểm.   

Chẳng hạn, vào năm 2001, ngài thăm viếng một nhà tế bần, ở đó ngài hôn và rửa chân cho 12 bệnh nhân AIDS; hình ảnh về vị giáo hoàng tương lai thực hiện việc này đã trở thành một biểu tượng.   

Rõ ràng, tình yêu dành cho người nghèo không có nghĩa là hướng Kitô giáo vào một đảng phái chính trị, theo đuổi bất kể chương trình cải cách kinh tế hoặc xã hội đặc biệt nào. Với tư cách là nhà lãnh đạo trong dòng Tên vào những năm 70, cha Bergoglio thời đó đã nổi tiếng khi nhấn mạnh rằng việc hoán cải  của cá nhân phải ưu tiên hơn sự thay đổi cấu trúc.  

Nhưng chắc chắn, với tư cách là giáo hoàng đầu tiên của Châu Mỹ Latinh, và cũng là giáo hoàng đầu tiên từ thế giới đang phát triển, Đức Phanxicô hiểu rằng ngài mang nơi mình những khát vọng và ước ao của người nghèo trên thế giới. Ngài muốn trở thành diễn đàn cho những mối quan tâm của họ:  những bất công của nền kinh tế toàn cầu hóa, cuộc tàn sát do chiến tranh và bạo lực, sự hủy hoại môi sinh, và thuế má mà nền thương mại quốc tế đặt ra chống lại lợi ích của các nước nhỏ và nghèo hơn.  

Cũng vậy, Đức Phanxicô có lẽ cũng rất muốn bỏ đi một số trang phục truyền thống của chức vụ giáo hoàng vốn thể hiện sự giàu sang và đặc ân. Ngay lập tức, ngài khước từ việc mặc áo choàng trang điểm bằng lông chồn, gọi là  mozzetta, được treo ở tủ áo ở phòng Nước Mắt, lúcbước ra chào dân chúng sau khi đắc cử.  

Nói cách khác, “vị giáo hoàng cho người nghèo” này mong muốn một cam kết mới hướng tới người nghèo phải nằm ở trung tâm vai trò của Kitô giáo trong thế giới, và ngài muốn  vị giáo hoàng phải là người làm cho sứ điệp đó trở nên đáng tin. 

2. Khiêm Nhường

Đối với những ai có ký ức về chuyện xưa, những ngày đầu tiên của Đức Phanxicô, một cách kỳ lạ, làm cho người ta nhớ đến  ĐứcGioan Phaolô I, “vị giáo hoàng mỉm cười” trị vì 33 ngày vào năm 1978. Giống như Đức Phanxicô, “giáo hoàng Luciani” đánh động thế giới bằng một hình ảnh khiêm nhường đặc biệt, một người không nghĩ phải được tôn vinh vì vai trò quan trọng của chính mình trong chức vụ cao trọng nhất của Giáo hội.   

Đức Gioan Phaolô I chọn khẩu hiệu giáo hoàng là Humilitas (khiêm nhường). Thực vậy, theo đường hướng của Đức Phaolô VI, vị giáo hoàng đã từ bỏ mũ ba tầng và bán đi để giúp đỡ người nghèo, Đức Gioan Phaolô I là giáo hoàng đầu tiên không đội vương miện khi nhận chức, nhưng đã cử hành Thánh lễ khai mạc triều đạicách đơn giản hơn. Ngài cũng là giáo hoàng đầu tiên không sử dụng đại từ số nhiều theo cung cách triều đình, nhưng nói về mình bằng đại từ “Tôi” thay vì “chúng tôi” khi ngỏ lời với công chúng (mặc dù một số người thích truyền thống cố gắng dùng từ “chúng tôi” trong bản dịch chính thức các bài phát biểu của ngài). Ngài cũng cố gắng bỏ đi chiếc kiệu giáo hoàng (sedia gestatoria), hoặc ngai tòa di động, cho tới khi những người tùy tùng thuyết phục rằng điều này cần thiết để nhiều người có thể nhìn thấy ngài. (Cuối cùng, Đức Gioan Phaolô II đã hoàn toàn không sử dụng loại kiệu này nữa.)

Ngay tuần đầu tiên, Đức Phanxicô đã gây ấn tượng đối với những người lớn tuổi, vì ngài như là một phiên bản Ácgentina của giáo hoàng Luciani[1], nổi bật về phong thái khiêm nhường, và làm sáng tỏ chức vụ giáo hoàng. Ngài chọn cách đứng lên đón tiếp dân chúng và đứng ngang hàng với họ, chứ không ngồi trên ngai giáo hoàng, hay đứng ở một nơi cao hơn. Ngài kể những câu chuyện vui, tự sắp xếp hành lý và tự gọi điện thoại.  

Khi Đức Phanxicô lần đầu tiên được dẫn vào căn hộ giáo hoàng tại dinh Tông tòa, phản ứng đầu tiên của ngài là căn hộ này quá lớn – “300 người có thể sống ở đó!”, ngài nói vui.  Theo nhiều tài liệu, chúng ta đang nói về một người không chọn sống trong Tòa tổng giám mục sang trọng ở Buenos Aires, nhưng trong một căn hộ của người Xpactơ, nơi buộc phải dùng lò sưởi vào cuối tuần để giữ ấm bởi vì hệ thống sưởi của tòa nhà đã tắt. 

Khi ngỏ lời với Hồng y đoàn vào ngày 14 tháng Ba năm 2013, Đức Phanxicô đã ca ngợi “cử chỉ can đảm và khiêm nhường” của Đức Bênêđictô XVI khi từ chức. Ngài nói rằng điều đó nhấn mạnh một điểm then chốt là: “Chính Chúa Kitô lãnh đạo Giáo hội qua Thần Khí Người”.   

Khi nói như thế, ngài muốn khẳng định chính Chúa Kitô phải là trung tâm của sự chú ý, chứ không phải giáo hoàng. 

Phong thái khiêm nhường và đơn giản như thế nói lên nhân cách của Đức tân giáo hoàng, nhưng đó cũng là một phần trong chiến lược mang tính Tin mừng. Đức Phaolô VI có lần đã nói: “Con người hiện đại sẵn lòng nghe các chứng nhân hơn thầy dạy, và nếu họ lắng nghe các thầy dạy, thì đó là vì các thầy dạy đã là những chứng nhân”. Đức Phanxicô biết rằng, nếu Kitô giáo ra đi rao giảng tình yêu, quan tâm đến người nghèo, nhiệt thành đem lại công lý cho thế giới, thì những người lãnh đạo Kitô giáo phải được xem như những người ôm ấp các giá trị đó trong lối sống của mình - tất nhiên, phải bắt đầu với người lãnh đạo hữu hình cao nhất, đó là giáo hoàng.   

Tại Thượng hội đồng giám mục tháng 10 năm 2012 về Tân Phúc âm hóa, đức hồng y Luis Antonio Tagle của giáo phận Manila, Philippines đã trình bày một bài phát biểu đáng nhớ, trong đó, ngài khẳng định rằng nếu muốn phục hồi vận mạng truyền giáo trong đầu thế kỷ XXI, trước hết, Giáo hội sẽ cần ba phẩm chất: khiêm nhường, đơn giản và khả năng thinh lặng lớn hơn.  

Mặc dù, đức hồng y Tagle có lẽ không nghĩ về Đức Phanxicô, nhưng có thể có liên hệ đến lần ra mắt đầu tiên của Đức tân giáo hoàng vào tối 13 tháng Ba: Đức Phanxicô đã xuất hiện mà không sử dụng trang phục dành cho giáo hoàng theo truyền thống, ngài xin dân chúng cầu nguyện cho mình trước khi chúc lành cho họ, và sau đó, ngài quỳ gối, tạo nên một chuỗi thinh lặng ngập tràn đám đông trước đó đang ồn ào náo nhiệt.       

Nói cách khác, ngài đạt cả ba điều mà đức hồng y Tagle nêu ra, với sự khiêm nhường đứng hàng đầu.

3. Gần Gũi Dân Chúng

Mặc dù có lẽ Đức Phanxicô không ngừng quyến rũ  thế giới, nhưng ít nhất có một thành phần cảm thấy có chút gì đó khó xử cho tới nay: Đó là nhân viên an ninh Vatican, những người đang vất vả để theo kịp Đức giáo hoàng dường như kiên quyết hướng tới dân chúng hơn là xa rời họ.

Một nhân viên an ninh nói với tờ La Stampa của Ý vào ngày 18 tháng Ba: “Chúng tôi hy vọng rằng sau những ngày đầu tiên này, mọi sự trở lại bình thường, nếu không ngài sẽ làm cho mọi người điên lên mất!”

Dựa vào những bằng chứng ban đầu trong triều đại của Đức Phanxicô, tính từ “bình thường” theo nghĩa là một Đức giáo hoàng ở đằng sau hàng rào bảo vệ, có lẽ không còn đúng nữa.  

Trong những hình ảnh đáng chú ý nhất từ tuần đầu tiên khi ngài nhận chức vụ, có lẽ ấn tượng nhất là việc Đức Phanxicô thăm nhà thờ nhỏ nhất giáo phận Rôma, đó là nhà thờ giáo xứ thánh Anna, và cử hành Thánh lễ Chúa nhật tại đây vào ngày 17 tháng Ba, trước buổi đọc Kinh truyền tin đầu tiên trong cương vị giáo hoàng. Giáo xứ thánh Anna, do các tu sĩ Dòng Âutinh điều hành, là nơi khoảng 400 nhân viên làm việc ở Vatican sinh hoạt với những điều kiện của một đời sống giáo xứ bình thường thuộc nhiều hoàn cảnh khác nhau.   

Sau Thánh lễ, Đức Phanxicô đứng bên ngoài nhà thờ để chào hỏi mọi người khi họ rời nhà thờ, xoa đầu và hôn trẻ em, bắt tay và ôm hôn mọi người kèm theo vài lời ngắn gọn và mỉm cười với họ. Đó là hình ảnh diễn ra ở các giáo xứ Công giáo mọi nơi trên thế giới vào ngày Chúa nhật, nhưng tất nhiên, người ta hiếm khi được chứng kiến một Đức giáo hoàng làm như vậy. 

Báo chí Ý lập tức đặt cho ngài biệt danh là “cha xứ thế giới”.

Khát vọng không tách mình khỏi kinh nghiệm thông thường này là một dấu ấn trong những ngày đầu tiên của Đức Phanxicô. Chẳng hạn, khi lên xe dành cho giáo hoàng để quay lại khách sạn, nơi ngài đã trọ trước khi vào mật viện, ngài nhất quyết đi mà không cần đội hộ tống “đèn còi báo hiệu” của cảnh sát Ý, cũng chẳng muốn hạn chế giao thông quá mức, gây cản trở cho người dân đang lưu thông ở Rôma.

Điều tương tự cũng thể hiện vào sáng ngày 19 tháng Ba, ngày lễ trọng kính thánh Giuse, khi Đức Phanxicô cử hành Thánh lễ khai mạc triều đại giáo hoàng. Ngài di chuyển quanh quảng trường thánh Phêrô bằng chiếc xe  mui trần, chứ không phải xe dành cho giáo hoàng có kính chống đạn, và có lúc ngài bước xuống để ôm hôn một người tàn tật nào đó xen giữa đám đông. Mặc dù chiếc xe trần như thế có thể nguy hiểm hơn nhiều, nhưng Đức Phanxicô dường như tin rằng đó là cái giá phải trả để dân chúng cảm thấy gẫn gũi hơn với vị giáo hoàng của họ.

Cũng cần chú ý là khi ra mắt đám đông tại quảng trường thánh Phêrô vào tối 13 tháng Ba, Đức giáo hoàng không bao giờ quy cho mình là “giáo hoàng”, nhưng là giám mục Rôma. Vai trò như là một giám mục địa phương dường như khẩn thiết đối với ngài, đến nỗi trong buổi đọc kinh Truyền tin đầu tiên, ngài ngỏ lời với dân chúng hoàn toàn bằng tiếng Ý, mặc dù chắc chắn ngài có khả năng sử dụng một số ngôn ngữ khác, và ngài cũng nhắc đến một người cùng tên với ngài, đó là thánh Phanxicô, bổn mạng nước  Ý.

Căn cứ vào những gì chúng ta đã chứng kiến cho tới bây giờ, dường như rõ ràng Đức Phanxicô kiên quyết bao nhiêu có thể để tiếp xúc với dân chúng bình thường, không để cho chướng ngại nào đi kèm chức giáo hoàng ngăn cản ngài đến với những cuộc gặp gỡ thông thường, nơi mà các vị mục tử có thể hiểu được những gì dân chúng suy nghĩ và ước mong.  

Một khi khẳng định những điều trên xuất phát từ nhân cách của Đức giáo hoàng, thì cung cách ấy cũng phản chiếu tầm nhìn trong việc lãnh đạo của ngài nữa. Rao giảng Tin mừng nghĩa là gặp gỡ dân chúng nơi họ sống, có khả năng kết nối với những ngờ vực và thất bại của họ, hiểu biết những gì họ đem đến. Để làm điều đó, cần phải biết rõ và gần gũi dân chúng hơn nữa - một lời khuyên đúng đắn không chỉ đối với giáo hoàng, nhưng cho bất cứ ai hy vọng đem Chúa Kitô vào giữa lòng thế giới.

4. Không Bao Giờ Chối Bỏ Lòng Thương Xót Của Thiên Chúa

Tất cả các Đức giáo hoàng có khuynh hướng để lại một dấu ấn riêng, hoặc một phát biểu dường như tóm tắt sứ điệp các ngài đang cố gắng giảng dạy Giáo hội và thế giới trong thời đại mình. 

Đối với Đức Gioan Phaolô II, đó là câu nói “Đừng sợ”, một lời mời gọi Giáo hội Công giáo lấy lại lòng xác tín đầy can đảm khi rao giảng Tin mừng sau nhiều năm thu mình và tranh cãi nội bộ, tiếp sau Công đồng Vatican II. Đối với Đức Bênêđictô XVI, đó là thông điệp “Đức tin và Lý trí”, một luận chứng khẳng định lý trí con người và đức tin Chúa ban liên hệ “cộng sinh” và phụ thuộc vào nhau.  

Trước đó, câu nói của  Đức Phanxicô  khi còn là ứng viên sáng giá cho chức giáo hoàng dường như là: “Thiên Chúa không bao giờ mỏi mệt khi tha thứ cho chúng ta”.  

Nói cách khác, tư tưởng đặc sắc mà Đức Phanxicô giới thiệu như tiêu chuẩn của giai đoạn đầu tiên trong chức vụ giáo hoàng là lời nhắc nhở rằng, trước hết, Thiên Chúa là Thiên Chúa của lòng thương xót và trắc ẩn, Người luôn sẵn sàng và quảng đại để tha thứ đồng thời giúp kẻ tội lỗi bắt đầu lại.

Đức Phanxicô đã trình bày tư tưởng này ở trọng tâm bài giảng đầu tiên của ngài tại nhà thờ thánh Anna ngày 17 tháng Ba, và ngài còn nhắc lại trong buổi đọc Kinh truyền tin ngày hôm đó.

Trong Thánh lễ, Đức Phanxicô khẳng định: “Đối với tôi, và tôi khiêm nhường nói rằng, sứ điệp mạnh mẽ nhất của Chúa là lòng thương xót”.

Suy gẫm những lời cáo buộc người ta hướng vào Đức Giêsu trong các Tin mừng khi Người kết thân với kẻ tội lỗi, Đức Phanxicô nói: “Đức Giêsu hay quên. Người có khả năng hay quên đặc biệt. Người quên đi tội lỗi kẻ khác, Người ôm hôn, và chỉ nói với họ: “Ta không kết án con đâu, về đi và từ nay đừng phạm tội nữa”. 

“Chúa không bao giờ mỏi mệt khi tha thứ. Chúng ta đừng bao giờ mệt mỏi khi xin Người tha thứ cho chúng ta.”

Chắc chắn, Đức Phanxicô không nói về thứ ân sủng rẻ mạt, nhưng về Chúa, Đấng không hề để ý đến tội lỗi. Mệnh đề “đừng phạm tội nữa” trong Tin mừng mà ngài trích dẫn ở trên cũng có tầm quan trọng như là thành phần của việc tha thứ. Cho đến nay, dường như dấu nhấn trong triều đại của Đức Phanxicô có lẽ là đề cao tư tưởng về lòng thương xót của Thiên Chúa.

Điều này cũng không là một thứ gì đó chỉ xảy đến với Đức Phanxicô vào buổi sáng sau cuộc bầu cử. Đúng hơn, tư tưởng này phù hợp với quan điểm mục vụ của ngài, vốn đã phát triển trong suốt cuộc đời, khi luôn nhấn mạnh đến điều cần thiết cho người đại diện Chúa Kitô là tuôn đổ lòng thương xót và trắc ẩn.   

Vào năm 2001, hồng y Bergoglio đã nói: “Chỉ những ai gặp gỡ lòng thương xót, tức là những người được âu yếm bởi sự dịu ngọt của lòng thương xót, mới là người hạnh phúc và an bình với Thiên Chúa. Tôi xin các thần học gia đang hiện diện ở đây đừng đưa tôi trở lại Tòa tra, trái lại hãy thúc đẩy mọi sự thêm chút nữa.Tôi dám nói rằng, vị trí ưu tiên của cuộc gặp gỡ là tình âu yếm từ lòng thương xót của Chúa Giêsu Kitô đối với tội lỗi  tôi đã phạm.”

Ngài sẵn sàng đưa ra quan điểm mạnh mẽ nhằm đẩy lùi những chuyện nhảm nhí. Ví dụ, vào tháng Chín năm 2012, ngài mở cuộc tấn công sắc bén nhằm vào các linh mục từ chối rửa tội cho các trẻ em sinh ra ngoài giá thú, và ngài gọi đó là “tân chủ nghĩa giáo quyền khắt khe và giả hình”. 

Đức Phanxicô đã chọn gắn khẩu hiệu giám mục bằng tiếng Latinh của ngài lên tay áo giáo hoàng:Miserando atque eligendo, có nghĩa là “Cảm thương và lựa chọn” – “Khi nhìn bằng cặp mắt thương xót, Chúa đã chọn ngài.” Những lời này đến từ một bài giảng về Tin mừng Mátthêu của thánh Bêđa Khả kính. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với Đức Phanxicô, bởi vì, năm 17 tuổi, ngài đã đi xưng tội vào ngày lễ thánh Mátthêu. Ngài nói rằng, kinh nghiệm đó đem đến cho ngài một ý thức mới về khả năng tha thứ không bến bờ của Thiên Chúa, và ngài cảm thấy lời mời gọi trở thành linh mục. Nói cách khác, việc đặt trọng tâm trên lòng thương xót có nguồn gốc sâu xa trong hành trình tâm linh của ngài.  

Tầm quan trọng của việc giảng thuyết về Thiên Chúa đầy lòng thương xót và quyết định cách thức đối xử với người khác được đặt nền trên tinh thần thương xót là một điều nữa mà Đức Phanxicô muốn bạn biết. 

5. Bây Giờ, Tất Cả Chúng Ta Là Những Phanxicô

Đức Phanxicô là vị giáo hoàng với nhiều điều đầu tiên: Là giáo hoàng đầu tiên không phải là người Châu Âu từ ít nhất 1000 năm nay, dựa trên tiêu chuẩn người ta xác định “Châu Âu” như thế nào; là giáo hoàng đầu tiên đến từ Châu Mỹ Latinh; là giáo hoàng đầu tiên từ thế giới đang phát triển; và là giáo hoàng đầu tiên xuất thân từ dòng Tên.

Tuy nhiên, trong nhiều cái đầu tiên đó, có lẽ cái đầu tiên lý thú nhất đó là: ngài là giáo hoàng đầu tiên trong lịch sử Giáo hội nhận tước hiệu là “Phanxicô”. Triều đại giáo hoàng của ngài kéo dài bao lâu không quan trọng, quyết định đầu tiên của Đức tân giáo hoàng có lẽ sẽ được xem như một quyết định nổi bật nhất của ngài.  

Qua nhiều thế kỷ, một số chuyên gia về giáo hoàng khẳng định rằng không vị giáo hoàng nào có thể hoặc nên nhận tước hiệu đó, khi đối chiếu với tước hiệu “Giêsu” hoặc “Phêrô”. Tước hiệu đó vốn chỉ là một trong các khuôn mặt  biểu tượng, hoặc lý luận như thế, và sẽ là phạm thánh đối với một giáo hoàng tuyên bố tước hiệu đó cho chính mình. 

Chuyện càng gây cười là một giáo hoàng dòng Tên nhận tước hiệu của đấng sáng lập dòng Phanxicô. (Trong những giây phút đầu tiên sau khi tước hiệu được loan báo, một số người tự hỏi phải chăng Đức tân giáo hoàng thực sự muốn tôn vinh thánh Phanxicô Xaviê, nhà truyền giáo vĩ đại dòng Tên. Tuy nhiên, các bản tin từ Mật viện đã xác định rõ rằng ngài nói ngay với các hồng y là ngài tôn vinh thánh Phanxicô Átxidi. (Sau đó, ngài giải thích những lý do ngài chọn tước hiệu đó trong các buổi gặp gỡ chung.)   

Vậy thì, điều gì thể hiện trong tước hiệu này?

Khi nghĩ về “Giáo hội”, một cách điển hình, các tín hữu Công giáo nhìn thấy hai mặt. Về mặt thể chế, Giáo hội có cơ sở hạ tầng, nguồn phương tiện, luật lệ, cơ cấu phẩm trật. Rồi, về mặt thiêng liêng, Giáo hội là một cộng đoàn khiêm nhường và đơn sơ của những người bình đẳng, với tình yêu đặc biệt dành cho những kẻ nhỏ bé nhất trong thế giới này. Một cách lý tưởng, hai mặt này đồng hành với nhau, nhưng dù sao, chúng cũng phân biệt nhau.   

Bằng cách nhận tước hiệu “Phanxicô”, về căn bản, Đức giáo hoàng khẳng định rằng mặt thứ hai của Giáo hội phải tỏa sáng theo cách mới mẻ. Nói cách khác, Đức Phanxicô đã đưa ra toàn bộ chương trình lãnh đạocủa ngài, một tầm nhìn toàn thể về Giáo hội, nếu nói vắn tắt.

Trong buổi gặp gỡ các nhà báo vào ngày 16 tháng Ba, Đức tân giáo hoàng đã nói rằng, người bạn cũ của ngài, hồng y Clau­dio Hummes của Brazil, trong cuộc bầu cử đã hối thúc ngài: “Đừng quên người nghèo”. Ngài cho biết, điều này làm cho ngài nghĩ về thánh Phanxicô, một người nghiêm khắc phản đối chiến tranh cũng như chống lại việc hủy hoại môi sinh. Tất cả điều đó làm cho Phanxicô trở thành một chọn lựa rõ ràng. 

Để chắc chắn, vị giáo hoàng dòng Tên không quên nguồn gốc của mình. Thực vậy, ngài cũng nói với giới truyền thông rằng một số hồng y đùa vui đề nghị ngài nên nhận tước hiệu Clêment, để “chế nhạo” Đức Clêment XIV là người đã giải thể dòng Tên vào thế kỷ XVIII (và cũng là một tu sĩ dòng Phanxicô!)

Nhưng, bằng cách nhận tước hiệu “Phanxicô”, Đức tân giáo hoàng về cơ bản đã khẳng định rằng những gì thánh Phanxicô Átxidi thể hiện không còn là đặc tính của riêng một dòng tu hay một trường phái tâm linh đặc biệt trong Giáo hội Công giáo. Thay vào đó, đây là mẫu gương cho đời sống Kitô giáo ở mọi cấp độ, bao gồm cả người ở vị trí tối cao trong phẩm trật. 

Thực vậy, Đức Phanxicô muốn bạn biết rằng tất cả chúng ta bây giờ là những Phanxicô.

6. "Đức Tin Phải Được Đề Nghị, Không Bao Giờ Áp Đặt!"

Khi Đức Phanxicô gặp những người đại diện cho các phương tiện truyền thông ngày 16 tháng Ba, ngài đã gợi mở một vài nhận xét, và sau đó đứng lên để chào hỏi khoảng 50 người, hầu hết là những nhân viên đang làm việc cho nhiều hãng truyền thông ở Vatican. Khi kết thúc, ngài nói một vài lời bằng tiếng Tây Ban Nha, làm cho người ta quá ngạc nhiên đến nỗi cần phải có chút thời gian để thấm nhập điều ngài vừa nói.  

Đức Phanxicô đã nói từng chữ một như thế này: “Tôi nói với các bạn rằng, từ trái tim tôi, tôi chúc lành cho các bạn. Bởi vì, nhiều người trong các bạn không thuộc về Giáo hội Công giáo, và một số người khác là những người vô thần, trong thinh lặng tôi ban phép lành này cho mỗi người trong các bạn, khi tôn trọng lương tâm mỗi người, nhưng biết rằng mỗi người trong các bạn đều là con Thiên Chúa. Xin Chúa chúc lành cho các bạn.”

Nhìn lại quá khứ, đây là giây phút đáng chú ý thực sự. Đức giáo hoàng không ban phép lành chính thức cho những người này, không phải vì ngài cảm thấy họ không phải là người Công giáo thì không xứng với phép lành đó, nhưng vì ngài muốn tôn trọng nhiều niềm tin được tiêu biểu trong thính phòng này.   

Sự thận trọng này làm cho chúng ta nhớ lại ngay điều mà cả Đức Gioan Phaolô II và Bênêđictô XVI đã lặp đi lặp lại đối với những cố gắng truyền giáo của Giáo hội: Đức tin luôn phải được đề nghị, chứ không bao giờ bị áp đặt. 

Việc Đức Phanxicô tôn trọng thế giới ngoài Giáo hội không phải là điều mới mẻ nơi ngài, đúng hơn đó là hoa trái của một hành trình lâu dài trong đời sống tâm linh và đời sống con người.

Chẳng hạn, ngài đem tới triều đại giáo hoàng của mình một bình chứa đầy những thiện ý từ cộng đoàn Do thái ở Ácgentina, bởi vì, ngài đã phản ứng bằng lòng trắc ẩn đối với cuộc đánh bom năm 1994 ở Buenos Aires vào tòa nhà bảy tầng, nơi là trụ sở của Hiệp hội Tương trợ Do thái giáo và Đại diện Hiệp hội Tương trợ Do thái giáo Argentina. Đó là một trong những cuộc tấn công bài Do thái tồi tệ nhất xảy ra ở Châu Mỹ Latinh.

Năm 2005, Rabbi Joseph Ehrenkranz, thuộc trung tâm Do thái – Kitô giáo ở trường Đại học Thánh Tâm tại  Fairfield, bang Con­necticut, đã ca ngợi sự lãnh đạo của hồng y  Bergoglio.

Ehrenkranz  nói rằng: “Đức hồng y quan tâm tới những gì đang diễn ra. Ngài có kinh nghiệm.” 

Ngài cũng là một giáo hoàng xác định rằng Giáo hội đừng chỉ đi vòng quanh cỗ xe, nhưng nên vươn ra với thế giới rộng lớn hơn, ngay cả với những người không chia sẻ niềm xác tín tinh thần và luân lý với Giáo hội.

Trong một cuộc phỏng vấn năm 2012, ngài khẳng định: “Chúng ta phải tránh bệnh tật thiêng liêng của một Giáo hội  quy chiếu về mình. Khi bạn đi ra ngoài đường, như những người nam và người nữ, có thể xảy ra tai nạn. Tuy nhiên, nếu Giáo hội vẫn khép mình, vẫn quy chiếu về mình, Giáo hội sẽ trở nên già nua. Giữa một Giáo hội hứng chịu tai nạn trên đường và một Giáo hội ốm yếu vì quy chiếu về mình, tôi không ngần ngại chọn kiểu Giáo hội  thứ nhất.”

Người ta nghĩ rằng ngài sẽ là giáo hoàng không hề nao núng trong việc giới thiệu đức tin cho thế giới, nhưng hết sức tôn trọng những người không muốn nhận điều ngài trao. Nói cách khác, cử chỉ của ngài đối với các nhà báo thể hiện một chiến lược truyền giáo thu nhỏ. 

 7. “Chúng ta không phải là tổ chức phi chính phủ”

Mặc dù, Đức Phanxicô chắc chắn là vị giáo hoàng tận tâm cho công lý của người nghèo trên thế giới, nhưng ngài không nghĩ mình là người lãnh đạo của Tổ chức nhân đạo toàn cầu. Ngày 14 tháng Ba, trong bài giảng tại Thánh lễ với các hồng y đã bầu chọn ngài, Đức Phanxicô nói vui rằng: “Nếu chúng ta không tuyên xưng Chúa Giêsu Kitô, mọi sự đều lầm đường lạc lối.”

 Đức giáo hoàng nói: “Có lẽ chúng ta trở thành một tổ chức bác ái phi chính phủ, chứ không phải Giáo hội, Hiền Thê của Chúa”.

Ngài nói tiếp: “Khi chúng ta không bước đi, chúng ta ngừng chuyển động. Khi chúng ta không xây dựng trên nền đá, điều gì sẽ xảy đến?Điều đó giống như chuyện trẻ em xây lâu đài cát trên bãi biển: Mọi thứ sẽ sụp đổ, chẳng có gì kiên cố.”

Dù đôi khi mất hút giữa những ồn ào náo nhiệt, sự khiêm nhường và hấp dẫn của Đức tân giáo hoàng là một thực tế cho thấy ngài là một Kitô hữu đích thực, một người nhìn thấy Giáo hội và chức vụ giáo hoàng không chỉ đơn thuần với cách hiểu của con người, như một tôn giáo đa quốc gia rộng lớn, nhưng còn theo cách hiểu mang tính vũ trụ, như yếu tố cốt tử trong cuộc chiến vô tận giữa thiện và ác.

Cũng trong bài giảng ngày 14 tháng Ba, Đức Phanxicô đã trích dẫn nhà văn Pháp Léon Bloy rằng “ai không cầu nguyện với Chúa là kẻ cầu xin ma quỷ.” Cùng ngày hôm đó, ngài khuyến khích dân chúng đừng đầu hàng trước những đau khổ mà “ma quỷ bày ra trước chúng ta mọi ngày”. 

Ngài nói với các hồng y: “Khi chúng ta không tuyên xưng Chúa Kitô, chúng ta tuyên xưng sự trần tục của ma quỷ”. 

M

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha