Thứ bảy, ngày 05 tháng 10 năm 2024 | 06:29 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

SỰ THÁNH THIỆN VẸN TOÀN TRONG ĐỜI SỐNG LINH MỤC GIÁO PHẬN

 

LTS: Nhận thấy tài liệu này hữu ích cho việc đào tạo linh mục, nên chúng tôi đã cho đánh máy lại và phổ biến. Chúng tôi không biết dịch giả là ai, vậy xin mạn phép dịch giả để phổ biến tài liệu này và đồng thời chân thành cám ơn dịch giả đã chuyển ngữ một tài liệu hữu ích cho việc đào tạo linh mục.

BBT XBVN

 

 

Sự thánh thiện vẹn toàn trong đời sống

Linh mục Giáo Phận-

Viễn tượng của ngàn năm thứ ba

————————

 

THE WHOLENESS IN HOLINESS IN THE LIFE OF DIOCESAN PRIESTS – A THIRD MILLENNIUM PERSPECTIVE

 

(The Paradigm Shift in the Mission and Ministry

of the Priest in Asia)

Seminar, Bangkok, 2010

Fr. Lawrence Pinto, MSIJ

 

 

 Từ ngữ “Thánh” phát xuất từ một từ tiếng Anh cổ ‘halig’ có nghĩa là “sự toàn vẹn”, diễn tả sự thánh thiêng trong một đối tượng, một hữu thể, một người, một nơi chổ hay một ý tưởng. Trong văn mạch thường dùng, hạn từ “thánh” được sử dụng cách tổng quát, để chỉ một ai đó hoặc cái gì đó liên kết với một sức mạnh thần thánh. Đôi khi từ “thánh” (holy) được sử dụng như một từ đồng nghĩa với “thánh hóa” (sacred), theo La ngữ là “sacrum: thánh”, đề cập đến các vị thần hoặc những gì thuộc về quyền lực của họ, và thuộc về tư tế ‘sacer’;dành riêng “sanctum”. Ý tưởng về sự thánh thiện tồn tại trong tất cả các tôn giáo trên thế giới.

 

Chủ đề hôm nay của chúng ta rõ ràng cho thấy rằng, nếu không trở nên “lành mạnh” hay “nguyên vẹn” trong bản thân con người của chúng ta (hoặc trong bản chất nhân loại của chúng ta), thì chúng ta không thể trở nên thánh thiện (thiêng liêng), hoặc không thể đạt được sự thánh thiện trong cuộc sống của chúng ta là những linh mục.

 

Một điều hiển nhiên là con người với bản tính nhân loại của mình có thể có khả năng trở thành thánh thiện như đời sống tinh thần đang hiện hữu trong bản tính nhân loại của họ. Nhân tính là nền tảng cơ bản của đời sống tâm linh. Nếu chúng ta thực sự là con người, chúng ta có thể thật sự là tâm linh. Do đó chúng ta có thể xây dựng một tinh thần lành mạnh trên sự khỏe mạnh của thân thể chúng ta (Pinto, 2000). Mối quan tâm chính của chúng ta trong thiên niên kỷ thứ ba là phải giúp mọi người, đặc biệt là các linh mục, trở thành “con người vẹn toàn” để họ có thể trở thành “vẹn toàn thiêng liêng hoặc vẹn toàn tinh thần”.

 

Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II (1992) trong Tông huấn “Pastores Dabo Vobis” , cho thấy các linh mục trong tương lai cần phải là “những con người quân bình”, mạnh mẽ và tự do, có khả năng mang gánh nặng của trách nhiệm mục tử… (43 ). Đức Thánh Cha tuyên bố cách mạnh mẽ rằng tầm quan trọng hàng đầu của toàn bộ tiến trình chuẩn bị cho chức linh mục trong việc đào tạo nhân bản, là các ứng cử viên cho chức thánh phải phát triển nhân bản, phát triển các đức tính tự nhiên cộng với các nhân đức thiêng liêng; ngài nói rằng nhân cách của chúng ta, bản chất, tính khí con người hòa trộn và trở thành “phẩm chất” của chức tư tế, rồi được Chúa “sắp xếp lại” và sử dụng trong bí tích Truyền chức; và ngài cho biết rằng nhân cách, tính khí, con người của chúng ta, trong tư cách là Linh Mục, hoặc sẽ lôi cuốn mọi người đến với Chúa Giêsu và Giáo Hội, hoặc xua đuổi họ. Nhân cách cơ bản của một linh mục phải được hòa hợp cách hợp lý, lành mạnh đủ để đời sống thiêng liêng có thể lớn lên, và nhờ đó mà trở thành một mục tử tốt lành, rất nhân bản mà cũng rất thánh thiện.

 

Tất cả những gì Đức Tnánh Cha đang nói là “ơn thánh được xây dựng trên nhân tính” – nên lời mời gọi tiến đến chức linh mục là công việc của Ân Sủng, nhưng lại đòi hỏi sự hợp tác của con người. Chúng ta cung cấp nguyên liệu thô cho ân sủng tuyệt vời của Thiên Chúa. “Chủng sinh sao, linh mục vậy”, như ngạn ngữ xưa đã nói. Chúng ta có thể áp dụng điều này cho đời sống siêu nhiên nữa – nếu bạn cầu nguyện và thực hành các nhân đức khi còn là một chủng sinh, thì bạn cũng sẽ như thế khi là linh mục, nhưng nếu bạn không, bạn sẽ không là chủng sinh tốt lẫn linh mục tốt được, bởi vì bí tích truyền chức thánh, trong khi biến đổi cách nào đó đời sống tinh thần của chúng ta, sẽ không làm thay đổi các thói quen của chúng ta trong đời sống. Cũng thế, chúng ta có thể áp dụng điều đó với chiều kích nhân bản: nếu một chủng sinh lười thì sẽ là một linh mục lười.

 

Công việc của ân sủng và sự hợp tác của chúng ta thường trở nên dễ dàng hơn nếu nhân cách con người hòa điệu và lành mạnh, và nó sẽ khó khăn nếu gặp một nhân cách chưa trưởng thành hoặc còn khập khiễng. Nếu đời sống nhân bản của chúng ta ốm yếu hay không lành mạnh, thì đời sống thiêng liếng của chúng ta cũng sẽ ốm yếu và không lành mạnh, vì vậy, để phát triển đời sống thiêng liêng, trước tiên cần phải phát triển nhân bản. Nói cách khác, để trở nên Thánh, chúng ta phải trớ thành một người hoàn hảo, lành mạnh.

 

Hầu hết chúng ta trong cuộc sống đều chịu ảnh hưởng của một linh mục, có thể trong giáo xứ, ở trường học, trong tòa giải tội, hoặc trong thời gian cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Tính nhân bản nơi ngài, sự chân thành, tình yêu chân thật, sự chăm sóc, lòng từ bi của ngài, độ nhạy cảm, sự kiên nhẫn, tình bạn, tất cả như chiếc xe, nhịp cầu đưa chúng ta gặp gỡ Thiên Chúa, gặp được ơn thánh hóa, sự siêu nhiên. Chúng ta đều muốn là một linh mục như thế! Song, bạn và tôi cũng đã gặp các linh mục gây sốc với chúng ta, không chỉ vì những khiếm khuyết của đời nội tâm, nhưng còn bởi cá tính của họ, nhân cách của họ, lối sống xa hoa, tình dục phóng túng của họ, sự ăn nhậu, tính khí cộc cằn, ngôn từ tục tằn, sự cứng cỏi và sự lười biếng của họ (Dolan, 2000).

 

Cần trích dẫn lời Đức Thánh Cha lần nữa, rằng “Điều quan trọng là các linh mục phải trở nên mẫu mực trong nhân cách của mình sao cho họ trở thành một nhịp cầu chứ không là một trở ngại cho những người khác trong việc gặp gỡ Chúa Giêsu”. Sự vẹn toàn (đời sống nhân bản) như là nền tảng của Thánh thiện (đời sống thiêng liêng) được trình bày như sau:

 

I. Việc đào tạo nhân bản trọn vẹn đòi hỏi phải làm cho đời sống thiêng liêng lớn lên.

II. Ý nghĩa các động cơ thúc đẩy trong con người ứng viên chức Linh Mục

III. Trưởng thành trong đời sống tính dục độc thân lành mạnh đưa tới một đời sống thiêng liêng lành mạnh cho đời Linh mục.

IV. Phát triển căn tính Linh mục nuôi dưỡng sự thánh thiện toàn vẹn.

V. Các nhân đức – sống đời Kitô hữu – tăng thêm sự thánh thiện trong đời sống Linh mục triều.

VI. Kết luận – Sự vẹn toàn và thánh thiện hòa nhập trong con người Linh mục triều

 

 I. Việc giáo dục nhân bản đòi hỏi phải làm cho đời sống thiêng liêng lớn lên

Con người là một thực thể phức tạp bao gồm các chiều kích sinh lý, tâm lý và tâm linh, với những thay đổi của thiên niên kỷ thứ ba, nhu cầu đối với việc huấn luyện và hòa nhập nhân cách là điều cần thiết hơn hết, đặc biệt trong bối cảnh trách nhiệm của linh mục là phải đáp ứng nhu cầu xây dựng một xã hội nhân bản, và giúp con người nhận ra các giá trị của Nước Thiên Chúa.

 

Đào tạo nhân bản cần bắt đầu từ trong gia đình, và đào tạo ở chủng viện giả thiết luôn dựa vào nền tảng lành mạnh của gia đình. Muốn xây dựng nền tảng cho một nhân cách lành mạnh đòi phải có các nhân tố cơ bản từ gia đình như tình yêu, sự âu yếm, sự quân bình kỷ luật, cha mẹ mẫu mực và gieo mầm đức tin trong gia đình, và nhiều nhân tố khác nữa vốn đang được gia đình sống. Nếu xảy ra nền tảng đó không được lành mạnh lắm, họ sẽ được tài bồi và sửa chữa cách hợp lý trong thời gian đào tạo ở chủng viện. Đồng bộ (giữa gia đình và nhà trường) có nghĩa là đặt các yếu tố khác nhau hoặc những thành phần của một toàn thể, tùy theo bản chất và mục đích của chúng đối với tổng thể, sao cho chúng có thể hài hoà làm việc cùng nhau vì lợi ích của tập thể. Chúng ta gọi đó là tính cách nhân bản của linh mục.

 

Nếu đời sống nhân bản của một người mà không có sự hòa hợp bên trong, sẽ làm phát sinh nhiều mâu thuẫn và hành vi đền bù.  Khi một người tìm thỏa mãn các nhu cầu thuộc về sinh lý của mình mà bỏ qua nhu cầu tinh thần, thì những nhu cầu này có thể xung đột với những cố gắng của nhu cầu kia để phát triển các giá trị vì các nhân đức luôn đòi hỏi phải có một đời sống luân lý và thiêng liêng lành mạnh. Những xung đột này phản ánh trạng thái của một người bị căng thẳng, thất vọng, giận dữ, tội lỗi, xấu hổ, lo lắng hoặc lòng tự trọng thấp, ảnh hưởng xấu đến cuộc sống, đến công việc, đến hiệu quả, hiệu năng, các mối quan hệ và niềm hạnh phúc. Cho dẫu cha mẹ và giáo viên đồng bộ nỗ lực ở nhà cũng như ở trường học hầu giúp các người trẻ phát triển trí tuệ, cảm xúc và tinh thần, thì đối với một ứng cử viên trẻ cho chức linh mục vấn đề vẫn chưa hẳn đã chấm dứt khi muốn hướng tới một đời sống linh mục lành mạnh với những động lực chân chính. Hơn nữa, thật cần thiết cho một ứng cử viên trong chức tư tế khi phải có lòng khát khao kiến thức, động lực học hỏi, và một ý chí trau dồi khả năng trí tuệ và tài năng vốn là những khía cạnh quan trọng làm phát triển đời sống nhân bản của một Linh Mục.

 

II. Ý nghĩa của các động cơ thúc đẩy nơi các ứng viên tiến tới chức Linh Mục

Động cơ thúc đẩy là cái gì đó có khả năng làm cho con người “nhúc nhích” Điều này bao hàm mọi động lực cùng hướng tới một mục tiêu cụ thể hoặc mục đích, đặc biệt trong trường hợp chức linh mục hay đời sống tôn giáo (Anice & Pinto, 2000). Động cơ thúc đẩy bao gồm hai khía cạnh chính là “sẵn sàng hành động, và hướng tới một mục tiêu cụ thể (Cencini & Manenti. 1998)”.

 

Động cơ thúc đẩy là một tiến trình phức tạp. Nó bắt nguồn và chịu ảnh hưởng từ một cá nhân di truyền đến một loạt các ảnh hưởng khác bao gồm cha mẹ, đồng nghiệp, người trưởng thành, và toàn bộ các khả năng của cá thể (Coville, 1968). Tuy nhiên, không phải tất cả đều bao hàm sự tăng trưởng: ơn gọi phải là một sự lựa chọn có ý thức, chứ không là vô thức đưa đẩy.

 

Con người lớn lên với một cuộc sống có khả năng luôn tăng trưởng, luôn ra khỏi mình, ra khỏi mình để gặp gỡ tha nhân. Bấy giờ, mọi quyết định của con người đều được thúc đẩy bởi một động cơ. Có thể trước đây, động cơ thúc đẩy chính nơi một chủng sinh phát xuất từ ngoài vào. Nhưng nay trong thiên niên kỷ thứ ba, có thể giả định với một mức độ khá chắc chắn rằng một số lớn các chủng sinh quan niệm ơn gọi linh mục như là một phương tiện để tiến thân trong xã hội, bởi trong nhiều trường hợp, địa vị xã hội, cơ hội được giáo dục và sự bảo đảm kinh tế đòi hỏi như thế. Để một chủng sinh biết đánh giá cao giá trị của lời thề hứa, và để gia tăng lòng tự tin, các nhà đào tạo cần động viên khích lệ, và trong trường hợp này, phải có những khẳng định nhất quán để các chủng sinh biết rằng động cơ thúc đẩy tiến đến đời sống linh mục và nhất là đối với chức linh mục độc thân chỉ có thể trong sáng khi họ đi theo một lời mời gọi dấn thân cho Thiên Chúa và những mục đích của Người, qua việc việc phục vụ tha nhân theo ý hướng cao cả đó. Do đó, động lực thúc đẩy là trung tâm làm cho nhân cách trưởng thành, mà cũng là nền tảng cho đời linh mục dựa vào và trở nên có ý nghĩa (Van Kaam, 1966).

 

III. Trưởng thành trong đời sống tính dục độc thân lành mạnh đưa tới một đời sống thiêng liêng lành mạnh cho đời Linh mục.

Một con người toàn diện là một con người được phát triển và trưởng thành về thể chất, trí tuệ, cảm xúc, tình dục và tinh thần. Việc phát triển và trưởng thành của một con người toàn diện luôn đi đôi với hành trình thiêng liêng hướng về Thiên Chúa. Tình dục và tâm linh cùng nhau tạo nên sự toàn vẹn nơi con người chúng ta. Do đó tách đôi chúng ra là phá vỡ sự toàn vẹn mà Thiên Chúa đã luôn dành cho chúng ta. Trong thực tế, nhiều năm qua, tình dục đã bị bỏ qua, bị xem thường và coi là tội lỗi. Trong lối suy nghĩ của chúng ta về tình dục, chúng ta đã thừa hưởng từ Giáo hội một di sản không mấy sáng sủa khi cực đoan xuyên tạc quá khứ, nghi ngờ vì cho đó là bệnh lý của cơ thể, và lo sợ nếu quá gần gũi và dễ bị làm hại. (AntoneSamy, 2001). Điều này đã có một ảnh hưởng khôn lường trên tâm lý con người.

 

A. Ý nghĩa của tính dục con người

Tính dục là một đặc tính cơ bản của con người và là một phần của hữu thể con người chúng ta. Vì vậy mà nó cũng là một phần công trình của Thiên Chúa. Không nên hạn hẹp tính dục trong phạm vi bản năng tình dục giữa hai giới tính. Ngược lại còn hơn thế, nó luôn luân chuyển, phức tạp, và mang tính tương giao. Tính dục cơ bản là cái gì đó sẽ được đem ra thực hiện điều ta nghĩ tới hoặc điều ta cảm thấy về chính mình xét như là một hữu thể hiện sinh. Nó được thực hiện với toàn bộ hiện sinh của một con người. Một đàng là do nhu cầu các mối quan hệ, cần có ý nghĩa và sáng tạo, đàng khác là do tương quan với chính mình và với người khác. Tính dục của chúng ta như là nền tảng để đi vào các mối tướng quan, làm thăng hoa cuộc sống, sung mãn cuộc sống, và hòa nhập (Nelson, 1978). Một đàng nó đem lại cho chúng ta niềm say mê cuộc sống, cũng là nguồn mạch của lòng can đảm phi thường và sự đại lượng anh hùng, nhưng đàng khác cũng một năng lượng ấy lại có thể dẫn chúng ta đi vào thái độ tự hủy và vô nhân.

 

Tính dục, bản năng giới tính (sexuality) là một thuật ngữ mang tính toàn diện hơn từ “sex” (quan hệ tình dục), vì bao hàm nhiều ý nghĩa vừa đa dạng và vừa tượng trưng, vừa nhiều định hướng cho tâm lý và văn hóa. Ngược lại quan hệ tình dục (sex) đề cập đến một nhu cầu sinh học cơ bản, không chỉ hướng tới sinh sản mà thôi, mà còn nghĩ tới sự khoái lạc và xả nén các căng thẳng. Tuy nhiên, tính dục đối với chúng ta là tự biết mình và là con đường hiện hữu trong thế giới xét như là phái nam và phái nữ. Nó bao gồm sự đánh giá của chúng ta về các thái độ và các đặc tính mà nhờ các nền văn hóa để biết là đàn ông hay đàn bà. Tính dục còn hướng dẫn tình cảm của chúng ta hướng tới những người có cùng giới tính hay khác. (Pinto&Mendes, 2002).

 

Huyền nhiệm về tính dục của chúng ta là huyền nhiệm của nhu cầu muốn tiếp cận ôm lấy tha nhân cả về thể chất lẫn tinh thần. Thật vậy, tính dục của chúng ta, trong ý nghĩa đầy đủ và phong phú nhất của mình, là nền tảng tâm sinh lý của khả năng yêu thương. Nhu cầu muốn gần gũi với một hữu thế hiện sinh khác nơi con người vốn có liên quan mật thiết với tính dục. Nhu cầu tương giao này cũng là một nhu cầu tâm linh. Chúng ta mong mỏi đến với con người khác là để tinh thần chúng ta được đụng chạm, nhân cách được hòa hợp chứ không bị biến mất trong nhau. (Clarke, 1986).

 

B. Tính dục của Chúa Giêsu và ơn gọi độc thân

Chúa Giêsu, Đấng được xức dầu, Đấng mà lòng đạo đức của các Kitô hữu qua mọi thời đã làm mất đi giới tính của Ngài. Việc nhập thể đúng nghĩa sẽ trọn vẹn khi nào cộng đồng nhân loại nhìn thấy một vị Thiên Chúa tỏ mình trong bản tính nhân loại. Cũng vậy, một Kitô học sẽ thiếu sót khi tự cho phép mình tạo nên hình ảnh một Đức Giêsu đang dấn sâu vào cơn đam mê tình dục của mình, y như chúng ta đang làm với cuộc thương khó của Ngài. Quyền năng sáng tạo của Thiên Chúa không thể bị tách rời khỏi hữu thể của Người được.

 

Đức Giáo Hoàng Paul VI (1967) trong thông điệp về đời sống độc thân “Sacerdotalis Caelibatus” đã nói rõ ràng lý do Kitô tính của đời sống độc thân với tấm gương trinh khiết của chính Chúa Kitô, và qua các lời mời gọi đi theo Người đều cho thấy sự đòi hỏi phải gắn bó sâu sắc với Người mà không được chia sẻ với một ai khác. Đức Giáo hoàng mô tả giá trị của đời sống độc thân luôn mang tính giáo hội vì mỗi khi linh mục kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu thì cũng là lúc ngài đồng thời yêu mến Giáo hội như thể đang thực sự đính hôn với Giáo hội ấy trong một khế ước rất chặt chẽ mà cũng rất độc chiếm. ĐGH Phaolô VI cũng mô tả đời sống độc thân mang tính cánh chung, vì nó mạnh mẽ nhắc nhở mọi người về một khế ước của một tình yêu, một sự gắn kết vượt lên trên cuộc sống này; và ngài cũng đề cập đến chiều kích mục vụ của đời sống độc thân, vì nó tạo điều kiện cho các linh mục phục vụ Thiên Chúa và con người với một tình yêu thủy chung và tinh ròng.

 

Các sách Tin Mừng không nói nhiều về đời sống riêng tư và tính dục của Chúa Giêsu. Tuy nhiên, không nên có ấn tượng cho rằng tính dục của Chúa Giêsu không thấy nói đến trong các sách Tin Mừng, sách Tin Mừng vẫn đề cập đến điều đó, nhưng không theo cách chúng ta mong đợi để thấy. Nó tùy thuộc vào những gì chúng ta hiểu về tính dục. Tính dục vừa là các cơ quan sinh dục mà cũng vừa mang chiều kích của cảm tính. Cảm tính và tất cả những gì nó bao hàm đều là một phần của sự sống tính dục. Chiều kích tình cảm hay cảm xúc của con người hệ tại ở sự hiền hòa và dịu dàng, làm cho tính dục thật sự thuộc về con người. Lòng thương xót là một dấu chỉ cao nhất của một đời sống tính dục hài hòa tốt đẹp.

 

Khoái cảm và sinh lý hài hòa cách vẹn toàn trong con người của Chúa Giêsu. Qua các sách Tin Mừng, Chúa Giêsu chứng tỏ là một người thanh thản với giới tính của mình. Người thanh thản cách tự nhiên, ấm áp, dịu dàng và chân thực trong các mối quan hệ với đàn ông, với phụ nữ và trẻ em. Người cảm thương mọi người cách tự nhiên, rất tâm lý và rất thiêng liêng. Người cũng có những người bạn nam và nữ. Chính qua các tương quan này mà bản năng giới tính của Người xuyên suốt, có đủ mọi hạng người, kể cả phụ nữ, tìm cách đụng chạm vào Người, vì là họ biết sẽ được đón nhận và trao ban (Goergen, 1974). Chúa Giêsu, một người luôn sống bản năng giới tính, đã không bị gò ép, thái quá hay bừa bãi, nhưng luôn đầy sức sống, nồng nàn yêu thương.

 

Người có quan điểm tiêu cực sẽ cho việc chọn sống độc thân là chúng ta đã bỏ quên nét đẹp của một người vợ và con cái, một báu vật tuyệt vời của cuộc sống. Từ khi Thiên Chúa mặc khải rằng khoái lạc của quan hệ tình dục là quà tặng rất thánh thiêng chỉ dành cho một người nam và một người nữ vui hưởng nên một trong hôn nhân, thì sự lựa chọn đời sống độc thân của chúng ta cũng có nghĩa rằng, khi tự ý không lấy vợ, chúng ta tự do từ bỏ tất cả mọi sinh hoạt tính dục và khoái cảm khác giới hoặc đồng giới, một mình hay với người khác, trong tư tưởng, lời nói, và việc làm. Đó là những gì rất thẳng thắn, là cứu cánh, hiện thực của đời sống độc thân (Dclan, 2000).

 

Trong một Giáo Hội e dè lo ngại về tình dục, chúng ta cần phải nhận ra trong đời của Chúa Giêsu vốn bị coi là sống không có bản năng giới tính, đã được giải thoát khỏi những ám ảnh về tình dục. Các mối tương quan của Chúa Giêsu đã được kiểm soát không phải do tình dục nhưng tình bạn. Như thế thì lòng trong trắng, sự trinh nguyên và đức khiết tịnh là những nhân đức bảo vệ đời sống độc thân của chúng ta. Mặc dù Giáo Hội nhấn mạnh đời sống độc thân như là điều kiện tiên quyết để truyền chức phó tế và Linh mục, nhưng sẽ là điên rồ nếu chúng ta xem đó như là một đòi hỏi để được truyền chức.

 

Mục tiêu của cả hai đời sống tính dục và tâm linh là sự nên một của đương sự với Thiên Chúa và với người khác. Đời sống thiêng liêng là trung tâm của đời sống độc thân, và tính đồng nhất của đời sống thiêng liêng phải đi trước và đi theo tính đồng nhất của đời độc thân. Đời sống độc thân chỉ có thể hiểu và sống trong bối cảnh của một linh đạo. Đời độc thân nên lựa chọn cách sống và cách làm chứng bằng con đường bản thân tìm kiếm Thiên Chúa.

 

C. Trưởng thành toàn diện tâm sinh lý nâng cao sự trưởng thành đời sống thiêng liêng.

Sự liên kết có thể có giữa bản năng giới tính và đời sống thiêng liêng luôn mới lạ và đôi khi khó hiểu với nhiều người (Pinto & Mertdes, 2002). Để hiểu rõ mối quan hệ giữa đời sống thiêng liêng và bản năng giới tính là lĩnh vực nhạy cảm ai cũng né tránh, chúng ta cần xác tín rằng cả hai chiều kích trên luôn gắn bó chặt chẽ trong tâm thức chúng ta. Cả hai cùng nhau tạo nên sự toàn vẹn nơi con người chúng ta. Do đó, bắt buộc chúng ta cần lập nên một số nguyên tắc cơ bản và các chương trình để có một cuộc sống tính dục lành mạnh, mà cũng để hài hòa đồng bộ với sự huấn luyện trong chủng viện.

 

Các xung lực của bản năng tình dục và của tâm linh là những năng lực bí ẩn mạnh mẽ nhất trong một con người. Mục tiêu thực sự của cả hai là để đón nhận và thể hiện tình yêu trong sự hiệp thông với nhau. Tình yêu chắc chắn là một bình diện sống động của cả hai bản năng tình dục và bản năng tinh thần. Tình dục và tâm linh vẫn tồn tại và hiện diện trong bản thân và trong tất cả các mối quan hệ của chúng ta, trong công việc, trong cách ứng xử của chúng ta với nghệ thuật và thiên nhiên, trong những ước muốn và trí tưởng tượng của chúng ta, trong sự gắn bó với cuộc sống đầy cảm giác này. Đời sống tâm linh không phải là một sự giáo dưỡng bên trong của linh hồn vốn tách ra khỏi thân thể và thế giới trần tục, nhưng lại liên quan chặt chẽ với mối bận tâm về người thân cận và toàn thể tạo thành.

 

Vì là người có nhu cầu tình dục (sexed-person) nên chúng ta dễ bị tổn thương nhất. Nhưng sự trưởng thành sâu sắc đời sống tâm linh cũng đòi hỏi một sự cởi mở triệt để và vâng phục trước các hành động mầu nhiệm của Thiên Chúa, trước sự hiện diện và chiếm hữu của Ngài. Tình dục và tâm linh có thể đưa đến những cuộc chạm trán sâu xa với chính mình, với những người khác và với Thiên Chúa, và điều này biến đổi cách sâu sắc chúng ta trở thành người mà chúng ta là và thành điều mà chúng ta đang được mời gọi phải trở nên. Thiên Chúa là nguồn gốc và mục tiêu tất cả chúng ta khao khát. Bản năng giới tính và đời sống tâm linh của chúng ta là điềm báo trước sự hiệp nhất hoan lạc tột bậc với Thiên Chúa trong tình yêu. Lòng khao khát Thiên Chúa và tha nhân nơi chúng ta là âm vang của lòng Thiên Chúa khao khát con người chúng ta.

 

Hoạt động tình dục và hoạt động tâm linh có thể hàn gắn nỗi đau tình cảm ở quá khứ khi chúng mang lại những trải nghiệm tích cực. Chúng chữa lành những chấn thương tiềm ẩn và những căng thẳng, phục hồi chúng ta lại với chính mình. Cuộc va chạm thật sự sẽ đưa đến một tình yêu hổ tương giữa cho và nhận, có khả năng chữa lành và sáng tạo cách sâu xa. Ngày nào hoạt động tình dục: và hoạt động tâm linh còn mang tính phổ quát và toàn diện như thế, chúng vẫn luôn là một phần tử sâu kín và hiện diện suốt trong toàn thể nhân cách và bản thân chúng ta, trong vận mệnh và trong toàn bộ con người chúng ta. Đó là một sức sống cần được chấp nhận, cần được khẳng định và chung sống trong ý thức nó vừa duy nhất vừa khác biệt nơi bản thân mình. Một khi chúng ta phủ nhận bản năng tình dục nơi mình, chúng ta gây ra cái chết đối với tinh thần, đối với nhân vị, đối với những gì thuộc về mình, đối với họ hàng bà con.

 

D. Đào tạo tính dục và đời sống độc thân

Giáo dục con người để có thể hòa nhập phải là mục tiêu hàng đầu trong tiến trình đào tạo của chúng ta. Tiến trình đào tạo này đòi hỏi phải có một óc hiểu biết thực tế về chính mình cũng như những khả năng cá nhân vốn được phát triển cách thích hợp, lại cần phải được điều chỉnh thường xuyên, cả ở trong bản thân lẫn giữa các cá nhân với nhau. Việc đào tạo linh mục của chúng ta phải đi xa hơn các kiến thức ta có được. Nói tóm, tiến trình đào tạo của chúng ta phải là một nền giáo dục luôn tìm cách thúc đẩy sự phát triển một con người tiến tới sự trưởng thành toàn diện (Fernandes, 1996). Vì thế mà một nhu cầu to lớn luôn nảy sinh, đó là phải giúp các chủng sinh tăng trưởng hài hòa các tính chất thể lý, giới tính, luân lý, cảm xúc, tri thức và tâm linh của họ.

 

Vấn đề hoạt động tình dục của con người cũng là một phần chuẩn bị cho sự cam kết sống độc thân. Dạy dỗ cách cụ thể về hoạt động tính dục con người là một nhu cầu cơ bản trong thiên niên kỷ này cho những ai muốn sống độc thân. Chủng sinh cần được giúp đỡ để cảm nghiệm những hoạt động tình dục nơi mình là một ơn ban đáng quý hơn là một sức mạnh nguy hiểm đáng sợ, đáng từ chối, bị dồn nén hoặc kiềm chế hơn là thông thoáng. Hoạt động tình dục mang theo khả năng đem lại lành mạnh hoặc bị tổn thương, thánh thiện hay tội lỗi. Những người sống độc thân phải đối mặt thực sự với những vấn đề này cả trong tư duy lẫn kinh nghiệm nếu muốn thành công trong cuộc sống và trong các sứ vụ của họ đối với Giáo Hội.

 

Chúng ta phải nhớ rằng các chủng sinh cần có một mức độ trưởng thành tâm lý đủ để đối mặt với những thách đố của cuộc sống độc thân. Thế nhưng, môn học về tình dục lại thường khi không nằm trong chương trình đào tạo ở các nhà trường và các chủng viện của chúng ta. Đó là một thiếu sót đáng trách, nếu không nói là quá thiếu sót đối với vấn đề giáo dục giới tính. Nghĩa là chúng ta không tạo ra trong chương trình đào tạo của mình một cơ hội để các chủng sinh, có thể thảo luận cách cởi mở và trung thực những điều họ cảm thấy trong bản năng giới tính của mình và được tích cực hướng dẫn để đối phó với các vấn đề như vậy cách xây dựng. Thành thử, họ sẽ mang theo như hành trang một mặc cảm tội lỗi, xấu hổ và mất cân bằng trong phạm vi giới tính của mình, và từ đó tình dục trở thành nỗi ám ảnh trong đời sống linh mục của họ. Thái độ dè chừng trong đào tạo với cái đựợc gọi là “tình bạn riêng tư” vốn làm nên mọi tình bạn, đã tạo ra những giá trị không mấy rõ ràng đối với nhiều người chân thành mong muốn đón nhận đời sống linh mục với hết cả lòng dấn thân (Sipe, 1990). Theo cách này, mọi nỗ lực trong việc phát triển tình thân hữu cách lành mạnh đều bị phá hủy.

 

Khi các ứng viên chức linh mục vào nhà trường giữa độ tuổi thanh thiếu niên, họ vẫn chưa nắm rõ những hoạt động giới tính của bản thân. Một số các ứng viên xuất thân từ các gia đình có những bất bình thường trong các cơ quan của cơ thể, và số khác có lẽ mang trong người những chấn thương của lạm dụng tình dục. Một số lớn có thể đến từ môi trường giáo dục và xã hội dành riêng cho nam hay nữ giới. Một số chủng sinh phải đối mặt với các vấn đề giới tính theo cách của họ liên quan đến người nam hay người nữ, mà lắm khi gây quan ngại không ít cho các nhà đào tạo. Xung đột bên trong, tội lỗi, xấu hổ, hoặc lo lắng về các vấn đề giới tính như sự hoạt động khác thường của một cơ quan trong cơ thể, thủ dâm và các chứng bệnh thuộc sinh lý là những trở ngại nghiêm trọng cho cuộc sống độc thân mà chúng ta cần giải quyết vào một thời điểm nào đó trong quá trình huấn luyện đào tạo.

 

E. Đời sống độc thân – một tiếng “vâng” với lòng nhiệt thành liên quan đến Thiên Chúa và tha nhân.

Cam kết sống độc thân không đơn giản là nói ‘không’ với hôn nhân, với ‘việc sinh con cái, và với các liên hệ đến bộ phận sinh dục. Nhiều người sống ảo tưởng với chữ “không” trong đời độc thân mà bỏ lỡ tầm quan trọng của chữ “vâng”. Bị mắc kẹt với tiếng “không”, đời độc thân cuối cùng trở nên cay đắng và phẫn uất. Họ phẫn uất vì đời sống cá nhân của họ đặt nền tảng trên cái đã bị cất đi khỏi họ. Họ tức bực dù trong ý thức hay vô thức bởi vì cảm thấy mình đã bị tước đoạt cách bất công những gì là chính đáng của mình. Thật vậy, họ đã bị tước đi một cách bất công nếu toàn bộ đời sống độc thân đối với họ có nghĩa là nói không (Rossetti, 2005).

 

Vậy điều gì là nói “vâng” trong đời sống độc thân? Trước hết, cần khẳng định rằng sống đời độc thân cách toàn vẹn không thừa nhận “con đường thứ ba”. Người sống độc thân không thể có quan hệ tình dục với một người khác, ngay cả khi người đó chưa kết hôn. Người độc thân đích thực không cho phép sống hai mặt, và cũng không cho phép có các mối quan hệ đôi lứa. Một số linh mục cho rằng sống thân mật với phụ nữ trưởng thành (như vợ chồng dù không quan hệ tình dục) thì đâu có chống lại đời sống độc thân. Tuy nhiên, đơn giản chỉ kiêng khem quan hệ tình dục thì vẫn không có nghĩa là đang sống một cuộc sống độc thân toàn vẹn. Sống độc thân là nói “vâng”, một tiếng “vâng” được sống với hết đam mê hứng khởi. Thực vậy, các linh mục sống độc thân được mời gọi đón nhận mọi sự tốt lành trong thế giới của chúng ta và rồi làm chứng cho sự thiện hảo của Thiên Chúa, có nhiều người quanh ta đang là chứng nhân cho Thiên Chúa (Rossetti, 2005).

 

Đời sống độc thân và đời sống linh mục cả hai chủ yếu là những thực tại – thiêng liêng. Thật chính xác khi khoa Tâm lý và các môn khoa học có thể giúp chúng ta hiểu và sống cách nào đó các lĩnh vực của chức linh mục và đời sống độc thân. Nhưng, cuối cùng, người ta vẫn không hoàn toàn hiểu và cũng không làm sáng tỏ được một trong hai mà không nại đến các ngành khoa học thánh. Cả hai đời sống linh mục và đời sống độc thân đều bắt nguồn từ đời sống thiêng liêng và trong mối quan hệ với Thiên Chúa. Như vậy, sống độc thân là một chứng từ của thực tại Kitô giáo, đó là Thiên Chúa ở cùng chúng ta. Cũng như mối quan hệ của họ với Thiên Chúa, mối quan hệ của vị linh mục sống độc thân với những người khác cũng rất quan trọng. Một linh mục tự cô lập là một linh mục đang bắt đầu bước vào sự sa ngã.

 

Vì vậy, chúng ta phải làm cho các mối quan hệ của chúng ta hoạt động. Chúng ta phải nố lực giăng mắc một mạng lưới các mối tình thân hữu thực sự. Có nhiều bạn bè không có nghĩa là khi nào cũng đòi chất lượng, nhưng đòi một kỹ năng đã thành thục. Thật đáng tiếc khi lối đào tạo các linh mục tương lai của chúng ta trong chủng viện đã không có các hướng dẫn rõ ràng cụ thể cổ vũ cho tình bạn của con người. Ngay cả Chúa Giêsu, vị Thầy của đời độc thân, đã có nhiều bạn bè bên cạnh mười hai tông đồ của Ngài.

 

Đức Tổng Giám Mục Timothy Dolan (2000) tổng giám mục của New York, giới thiệu một số gợi ý thực hành cho các linh mục nhằm bảo vệ đời sống độc thân của họ. Ngài đưa ra cả hai cách giúp đỡ tiêu cực lẫn tích cực:

 

a. Những Giúp đỡ tiêu cực- Cần Tránh:

1. Rượu – uống quá nhiều có thể mất kiểm soát các đam mê.

2. Những kênh truyền hình, phim ảnh, tạp chí và sách báo khiêu dâm trên mạng Internet gợi hình.

3. Không đặt lằn ranh thích hợp trong mối quan hệ với phụ nữ, trẻ em và những người dễ bị tổn thương đối với những gì có liên can đến tình dục.

4. Xem các chuẩn mực của đời này như kỉm chỉ nam của mình.

5. Nói những chuyện tục tỉu.

 b. Những giúp đỡ tích cực – Nên Dùng:

1. Cầu nguyện – Đừng xấu hố khi đưa vấn đề bản năng tình dục của chúng ta vào cầu nguyện. Cần thú nhận những thất bại của chúng ta và cầu xin ơn thánh.

2. Hãy tận hưởng những khoảnh khắc cô tịch – Tận hưởng niềm vui với bạn bè thân thiết của mình.

3. Có những kỉ luật làm cân bằng của cuộc sống – điều này đòi phải có một khung đời sống về đời cầu nguyện, làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi giải trí, và tình bạn, với một kỉ luật khả thi trong việc ăn, uống, chi tiêu tiền, mua các tiện ích mới, và giải trí.

4. Nuôi dưỡng nh

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha