, ngày 06 tháng 10 năm 2024 | 02:43 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Thánh kinh
HAI MÔN ĐỆ TRÊN ĐƯỜNG EMMAUS 

CHÚA NHẬT III PHỤC SINH  NĂM A (04/05/2014) 
[Cv 2,14.22-33; 1 Pr 1,17-21; Lc 24,13-35]
 
 
  http://www.catholictradition.org/Easter/egallery4-1.jpg

 

 

"Cũng ngày hôm ấy, có hai người trong nhóm môn đệ đi đến một làng kia tên là Emmaus, cách Giêrusalem chừng mười một cây số" (Lc 24, 13). 
  
Đó là câu Phúc âm thánh Luca bắt đầu kể lại chuyện hai môn đệ bỏ thành Giêrusalem ra đi, sau kinh nghiệm thất bại và cũng có lẽ tuyệt vọng về cái chết của Chúa Giêsu. Đấng Cứu Thế toàn năng, phi thường làm cho "Người mù được thấy, kẻ què được đi, người cùi được sạch, kẻ điếc được nghe, người chết sống lại, kẻ nghèo được nghe Tin Mừng" (Mt 11,5),Đấng  mà mọi người tung hô vạn tuế mấy ngày trước đó đã chết. 
  
Thế là hết! Giấc mơ làm môn đệ của Đấng Cứu Thế phi thường vạn năng đã hết: "Họ trò chuyện với nhau về tất cả những sự việc mới xảy ra" (Lc 24, 14). Thuật lại đoạn Phúc âm hôm nay cũng như cả sách Phúc âm của ngài, thánh Luca cũng như các tác giả Phúc âm khác (Mátthêu, Máccô và Gioan) có ý dạy cho chúng ta một bài học giáo lý: chúng ta hẵy vững niềm tin vào Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã sống lại qua những chứng cứ mà Ngài trình bày trong đoạn Phúc âm. 
  
Mục đích dạy giáo lý đó cho cả sách Phúc âm, được thánh Luca ghi ngay vào những dòng đầu: "Thưa ngài Thêôphi đáng kính, có nhiều người đã ra công soạn bản tường thuật những sự việc đã được thực hiện giữa  chúng ta. Họ viết theo những điều mà các người đã được chứng kiến ngay từ đầu và đã phục vụ lời Chúa truyền lại cho chúng ta. Tôi cũng vậy, sau khi đã cẩn thận tra cứu đầu đuôi mọi sự, thì thiết tưởng cũng nên tuần tự viết ra để kính tặng ngài, mong ngài nhận thức rằng giáo huấn ngài đã học hỏi thật là vững chắc" (Lc 1, 1-4)
 
Trong tinh thần đoạn Phúc âm chúng ta đang suy niệm hay cả sách Phúc âm thánh Luca là bài học giáo lý như vừa kể, chúng ta hãy tìm hiểu đức tin mà thánh Luca muốn chuyển đến chúng ta như chuyển đến cho Thêôphi, một nhân vật quan trọng và là một đệ tử của ngài. 
  
Thánh Luca bắt đầu bằng những áy náy, thất vọng của hai môn đệ: "Họ dừng lại, vẻ mặt buồn rầu" (Lc 24, 17). Đến nỗi chính Chúa Giêsu hiện ra cho họ, họ cũng không nhận ra:"Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người" (Lc 24, 16). Đức tin của chúng ta vào Chúa Phục Sinh được đặt trên nền tảng nào? 
  
a)  Trên Thánh Kinh
  
Chúa Giêsu bắt đầu can thiệp vào niềm tin của hai môn đệ bằng cách hỏi  hai ông: "Chuyện gì vậy?" (Lc 24, 19). Và rồi câu hỏi đó được biến thành câu khiển trách: "Các anh chẳng hiểu gì cả. Lòng trí các anh thật chậm tin vào lời các ngôn sứ" (Lc 24, 25). 
 
Và từ đó Người hướng dẫn hai môn đệ đọc lại những gì tiên báo về Người trong Cựu Ước: "Nào Đấng Kitô chẳng phải chịu khổ hình như thế, rồi mới vào trong vinh quang của Ngài sao? Rồi bắt đầu từ Môsê và các ngôn sứ, Người giải thích cho hai  ông những gì liên quan đến Người trong cả Sách Thánh" (Lc 24, 25-27). 
  
Cũng vậy, thánh Luca cũng  đã dùng một phương thức minh chứng tương tự, khi ngài tường thuật lại các phụ nữ đến mồ Chúa lúc còn sáng tinh sương: "Ngày thứ nhất trong tuần, vừa tảng sáng, các bà đi ra mộ, mang theo dầu thơm đã chuẩn bị sẵn. “Sao các bà lại tìm ngưòi sống ở giữa kẻ chết? Người  không còn ở đây nữa, nhưng đã trỗi dậy rồi. Hảy nhớ lại điều Người nói với các bà hồi còn ở Galilêa, là Con Người phải bị nộp vào tay phường tội lổi và bị đóng đinh vào thập giá, rồi ngày thứ  ba sống lại" (Lc 24, 1-7). 
 
Chúa Giêsu cùng đọc và chú giải Thánh Kinh lại cho hai môn đệ. Hai ông lắng nghe với lòng tin rộng mở làm cho các ông hết thất vọng, hết sợ hải và thấu  hiểu được mầu nhiệm Phục Sinh: "Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Thánh Kinh cho  chúng ta, lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy lên sao?" (Lc 24, 32). Thánh kinh là điểm tựa thiết yếu cho đức tin. Chúng ta hãy biết đọc Thánh Kinh với tâm hồn rộng  mở đón nhận và lắng nghe tiếng Chúa đang nói với chúng ta. 
  
b) Trên Thánh Thể
  
Nền tảng thứ hai của đức tin thánh Luca muốn chuyển đến chúng ta đó là phép Thánh Thể. Chúa Giêsu đến gần hai môn đệ, Người đọc lại và giải thích Thánh Kinh cho các ông trong suốt quảng đường, nhưng các ông chưa nhận ra Người: "Đang lúc họ trò chuyện và bàn tán, thì chính Đức Giêsu đến gần và cùng đi vói họ. Nhưng mắt họ còn bị ngăn cản, không nhận ra Người" (Lc 24, 15). 
  
Mặc dầu hai ông say mê nghe Người giảng giải Thánh Kinh, làm cho các ông xác tín lại những gì Người nói. Người đem lại lòng tin cho hai ông, lòng tin bi lung lai khi hai ông bỏ thành Giêrusalem và bỏ các bạn hữu Tông đồ ra đi: "Dọc đường khi Người nói chuyện và giải thích Thánh Kinh cho chúng ta. Lòng chúng ta đã chẳng bừng cháy sao?" (Lc 24, 32). Nhưng rồi giây phút quan trọng tuyệt đỉnh được Chúa Giêsu dành cho các ông đã đến: "Khi đồng bàn với họ, Người cầm lấy bánh dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và nhận ra Người" (Lc 24, 30-32). 
 
Nói cách khác, hai môn đệ Emmaus được Chúa Giêsu nuôi dưỡng bằng chính lời của Ngươi trong Thánh Kinh và bằng chính thân thể Người trong bí tích Thánh Thể. Động tác "cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho họ" làm cho hai môn đệ nhớ lại động tác của Chúa Giêsu lúc lập bí tích Thánh Thể trong buổi tiệc ly mấy ngày trước đó. 
  
Động tác "cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng và bẻ ra trao cho" cũng là động tác cử hành Thánh Thể trong các cộng đoàn Kitô hữu đầu tiên cũng như hiện nay. Viết ra những lời diễn tả động tác trên, thánh Luca không những có ý thuật lại sự kiện xảy ra thực sự cho hai môn đệ Emmaus, mà còn khuyến khích người đệ tử của Người, Thêôphi, cũng như khuyến khích chúng ta tham dự Thánh Lễ và Thánh Thể như hai ông. 
  
Được Thánh Kinh  soi sáng và được nuôi dưởng bằng Thánh Thể, trực tiếp được tiếp xúc với Chúa Giêsu, sống thân tình với Người,hai môn đệ Emmaus cũng như chúng ta sẽ có đức tin vững mạnh để nhận biết Chúa: "Người cầm lấy bánh, dâng lời chúc tụng, và bẻ ra trao cho họ. Mắt họ liền mở ra và họ nhận ra Ngài".
 
c) Trên Thánh Phêrô
  
Chúa Giêsu hiện ra cho hai môn đệ Emmaus, nhưng đồng thời Ngài cũng hiện ra cho các môn  đệ  còn ở lại Giêrusalem: "Các ông còn đang nói thì chính Chúa Giêsu đứng giữa các ông và bảo: Bình an cho anh em! Sao lại hoảng hốt? Sao lòng anh em còn ngờ vực? Nhìn chân tay Thầy coiCứ rờ xem, ma đâu có xương có thịt như anh em thấy Thầy có đây?Thầy đã từng nói với anh em rằng tất cả những gì sách Luật Môsê, sách Ngôn Sứ và các Thánh vịnh chép về Thầy đều phải được ứng nghiệmĐấng ki tô phải chịu khổ hình, rồi  ngày thứ ba, từ cõi chết sống lại. Phải nhân danh Người mà rao giảng cho muôn dânChính anh em là nhân chứng về điều nấy" (Lc 24, 36-48). 
  
Đó là đọan Phúc âm thánh Luca tường thuật lại việc Chúa Giêsu hiện ra với các môn đệ còn ở lại Giêrusalem. Nhưng khi vui mừng đón nhận hai môn đệ Emmaus trở về, các môn đệ kể lại cho hai môn đệ một cách khác: "Chúa trỗi dậy thật rồi, và đã hiện ra với Simon" (Lc 24, 34). Tại sao các môn đệ đề cập đến việc "và đã hiện ra với Simon"? Nếu ở đoạn trích dẫn trên chúng ta thấy rằng Chúa Giêsu đã hiện ra cho tất cả các môn đệ, "Các ông còn đang nói, thì chính Chúa Giêsu đứng giữa các ông và bảo: Bình an cho anh em" (Lc 24, 36), thì tại sao các ông lại đề cập như là để nhấn mạnh "và đã hiện ra với Simon" như là một luận cứ quan trọng cho việc chứng minh là "Chúa đã trỗi dậy". 
  
Câu giải đáp chúng ta không tìm được ở đâu hơn là vì Simon Phêrô là môn đệ đứng đầu trong danh sách  các môn đệ: "Sau đây là tên của mười hai Tông đồ: đứng đầu là ông Simon cũng gọi là Phêrô, rồi đến ông Anrê, anh của ông; sau đó là ông Giacôbê con ông Dêbêđê và ông Gioan, em của ông; ông Philípphê và ông Batôlômêô; ông Tôma và ông Mátthêu, ông Simon thuộc nhóm quá khích và ông Giuđa Iscariotti" (Mt 10,2). 
 
Thánh Phêrô cũng là một trong ba môn đệ được Chúa Giêsu ưu đãi: "Sáu ngày sau, Đức Giêsu đem các ông Phêrô, Giacôbê và Gioan em ông đi theo mình: Người đưa các ông đi riêng ra một chỗ, tới một ngôn núi cao" (Mt 17,1). Ở Caphanaum Chúa Giêsu thường trú ngụ nhà thánh Phêrô: "Vừa ra khỏi hội đường Caphanaum, Đức Giêsu đi đến nhà ông Simon và Anrê" (Mc 1, 29). 
 
Còn nữa chính Phêrô là người đại diện tất cả mọi người để lên tiếng: "Ông Simon liền đáp: Thưa thầy, bỏ Thầy thì chúng con biết đến với ai? Thầy mới có những lời đem lại sự sống đời đời" (Ga 6, 68). Nhất là chính Phêrô long trọng tuyên bố đức tin thay tất cả Chúa Giêsu là Con Thiên Chúa, là Đấng Cứu Thế: "Ông Simon Phêrô thưa: Thầy là Đấng Kitô, Con Thiên Chúa hằng sống" (Mt 16, 16).  
 
Chính với đời sống thân tình và đức tin mãnh liệt đó mà Chúa Giêsu đã phó thác môn đệ và các tín hữu Người cho ngài: "Anh là Phêrô, nghĩa là Tảng Đá, trên Tảng Đá nầy, Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi" (Mt 16, 18).Và đức tin của Phêrô luôn luôn được Chúa Giêsu hỗ trợ: "Nhưng Thầy đã cầu nguyện cho anh để anh khỏi mất lòng tin. Phần anh một khi đã trở lại, hãy làm cho người anh em của anh nên vững mạnh" (Lc 22, 32).
 
Và chính vì Phêrô với vị thế và ân sủng của một vị lãnh đạo Giáo Hội đó  mà thánh Gioan, người môn đệ được Chúa Giêsu thương yêu, tỏ lòng kính trọng thánh Phêrô, để cho Phêrô vào mồ trước, mặc dầu ông trẻ hơn, chạy đến mồ trước hơn Phêrô: "Cả hai cùng chạy, Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phêrô và đã tới mộ trước. Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. Ông Simon Phêrô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những khăn vải để ở đó, và khăn che  đầu Đức Giêsu…Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và tin" (Ga 20, 4- 8). 
 
Nói tóm lại, đức tin Phục Sinh của chúng ta được đặt trên nền tảng Thánh Kinh, Thánh Thể và thánh Phêrô. Cộng đồng Kitô hữu với niềm tin Phục Sinh được đặt trên ba nền tảng vừa kể là một cộng đồng thông hiệp, mỗi người chia sẻ ân sủng Chúa ban cho với anh em trong cộng đồng và với những người xung quanh: "Ngay lúc ấy, họ đứng dậy (hai môn đệ Emmaus), quay trở lại Giêrusalem, gặp nhóm Mười Một và các bạn hữu đang tựu họp tại đó. Những người nầy bảo hai ông: Chúa đã trỗi dậy rồi, và đã hiện ra với Simon. Còn hai ông thì thuật lại những gì đã xảy ra dọc đường và việc mình nhận ra Chúa thế nào khi người bẻ bánh" (Lc 24, 33-35). 
  
GBt. Nguyễn Học Tập

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha