Thứ bảy, ngày 05 tháng 10 năm 2024 | 05:44 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền thông

 

 

TẦM NHÌN VÀ HÀNH ĐỘNG


XUNG ĐỘT VĂN HOÁ VÀ BỔN PHẬN GIA ĐÌNH

 

TÍCH HỢP ĐA VĂN HOÁ TẠO DÁNG NGƯỜI VIỆT THIÊN NIÊN KỶ MỚI

 

THAM LUẬN TRONG “HỘI THẢO GIÁO LUẬT” TẠI TOÀ ÁN HÔN PHỐI

CỦA TỔNG GIÁO PHẬN LOS ANGELES NGÀY 23-9-2006

 

Hai đặc phái viên EnZio Maurio và Paolo Mieli của tờ LaStampa,  một trong những nhật báo lớn nhất ở Ý, đã phỏng vấn Đức Thánh Cha Gioan Phaolô Ii: “Người ta đồn rằng ĐTC làm chính trị, ĐTC nghĩ sao?” Ngài trả lời: “Nhiệm vụ của Giáo Hoàng là rao giảng Phúc Âm, nhưng trong Phúc Âm có con người. Tôn trọng con người, tức là tôn trọng nhân quyền, tự do lương tâm và tất cả những gì thuộc về quyền sống xứng đáng của con người. Nếu tất cả những điều đó có giá trị chính trị, thì Giáo Hoàng có làm chính trị. Tôi luôn đề cập tới con người. Giáo Hoàng luôn bênh vực con người”[1]. Trước hết, Đức Thánh Cha luôn đề cập và bênh vực con người vì con người là trung tâm của lịch sử và là đối tượng hàng đầu mà Giáo Hội muốn phục vụ hiện nay. Thực vậy, Công Đồng đề cập tới con người dưới mọi khía cạnh. Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI, trong diễn văn bế mạc Công Đồng, đã quả quyết rằng: Phải biết con người, nếu muốn biết Thiên Chúa”[2]. Thứ đến, một trong những mục tiêu của Viện Thần Học Mục Vụ Quốc Tế Việt Nam là “Cùng với Chúa Kitô phục vụ con người Việt Nam quốc tế”, một cách tự tin và hữu hiệu, thoe chủ trương của Công Đồng Vat. II: “Giáo Hội chỉ xin được phục vụ “Con Người và Thế Giới”. Cũng trong diễn văn bế mạc Công Đồng, Đức Cố Giáo Hoàng Phaolô VI phát biểu: “Có lẽ chưa bao giờ Giáo Hội đã nhận thấy cần phải tìm hiểu xã hội loài người chung quanh như hiện nay để gần nó, tôn trọng nó một cách chính đáng, nhập vào nó, phục vụ và trao cho nó Sứ Điệp Phúc Âm. Nhưng dường như Giáo Hội ưa thích và chiều chuộng nó, trong khi nó vẫn đang thay đổi mau chóng và không ngừng”[3]. Đó là mục vụ. Và chúng ta biết, “Mục là mắt; vụ là việc. Mục vụ là nhiệm vụ của mắt. Một trong những chức năng của mắt là coi sóc, xem xét”. Người Mục Tử tốt lành biết chăm sóc chiên. Tương tự như thế, mục vụ là nghệ thuật phục vụ con người và thế giới. Muốn phục vụ hữu hiệu phải biết con người. Mà “Văn” là người; văn hoá chính là con người, nên phải biết văn hoá nếu muốn biết con người. Do đó, tìm hiểu về văn hoá quốc tế, bản sắc văn hoá và tính cách con người Việt Nam để có thể phát hiện ra cội nguồn của xung đột hầu tìm thấy những giải pháp thích đáng, đề ra phương án chiến lược “tích hợp đa văn hoá tạo dáng người Việt trong thiên niên kỷ mới”, tiếp đến là đề cập đến bổn phận gia đình, và sau cùng là những kiến nghị cấp bách, là đúng hướng lịch sử, mục vụ của Giáo Hội và Viện Thần Học Mục Vụ Quốc Tế Việt Nam.

 

1. TÌM HIỂU VĂN HOÁ QUỐC TẾ (VĂN HOÁ TOÀN CẦU)

1.1. Tìm hiểu Văn hoá

Đọc trong các công trình nghiên cứu về văn hoá, chúng ta thấy có rất nhiều định nghĩa khác nhau. Điều quan trọng không phải là định nghĩa như thế nào, mà là định nghĩa đó nói lên được những gì[4]. Trong phạm vi bài này, xin chỉ đưa ra một số định nghĩa thông dụng và thiết thực.

Trước hết, “Văn là vẻ Đẹp; hoá là làm cho trở thành, hoá nên”. Văn hoá là làm cho trở thành Đẹp, thành Giá Trị. Thứ đến, “Văn là cái Đẹp; hoá là giáo hoá”. Văn hoá là dùng cái Đẹp để giáo hoá. Rồi, “Văn là người; hoá là giáo hoá”. Văn hoá là giáo hoá trở thành con người đẹp, có giá trị. Theo Giáo sư Trần Ngọc Thêm: “Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần, do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình”[5]. Theo Edouaart Herriot: “Văn hoá là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn còn thiếu khi người ta đã học tất cả”[6]. Còn theo Kitô Giáo: “Văn hoá là tình yêu thương”.

Dựa theo các định nghĩa trên, tôi xin tóm tắt: “Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần (giá trị cao cả nhất và đẹp đẽ nhất là tình yêu thương). Nay còn lại mà vẫn thiếu. Cần liên tục tiếp xúc, giao lưu và hội nhập để con người và toàn thể nhân loại được tiến bộ hầu đạt tới “Chân Thiện Mỹ” mỗi ngày hơn mãi”. Và văn hoá ấy có hệ thống cấu trúc như thế nào?

 

1.2. Hệ thống cấu trúc văn hoá

Cấu trúc là sự quan hệ giữa các yếu tố trong một hệ thống. Để giúp dễ hiểu và dễ nhớ, chúng ta có thể so sánh hệ thống văn hoá có cấu trúc như hệ thống con người: “Đầu, mình và tay chân”. Chúng ta có thể gọi: Đầu là văn hoá nhận thức; mình là văn hoá tổ chức; tay chân là văn hoá ứng xử (ứng xử có hai chiều kích: tiếp nhận và đối phó). Cấu trúc này sẽ được dùng trong mọi lãnh vực phân tích, để giúp hiểu biết về con người và cuộc sống của cả nhân loại, của nền văn hoá quốc tế.

 

1.3. Văn hoá Quốc Tế

Văn hoá quốc tế hay văn hoá toàn cầu như thế nào? Căn cứ vào môi trường địa lý, khí hậu, kinh tế . . . người ta tạm chia thế giới thành hai phương và gọi là hai loại văn hoá cơ bản và có tính bao trùm: “Văn hoá phương Đông và văn hoá phương Tây”.

Mỗi phương văn hoá đều có gốc điển hình. Gốc của văn hoá Phương Đông là nông nghiệp trồng cây. Gốc của văn hoá Phương Tây là du mục chăn nuôi. Tuy nhiên trong thực tế, chúng đan cài rất đa dạng, vì bị chi phối bởi ba quy luật. Trước hết là quy luật phát triển hình Sin[7]. Theo quy luật hình Sin này, với sự dự đoán tất yếu rằng, thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Phương Đông, cụ thể là của Châu Á Thái Bình Dương. Nền văn minh đang chuyển dịch về khu vực này. Người ta sẽ xây dựng nền văn minh trên biển, giữa biển và dưới lòng biển. Và như thế, những nước ở gần biển sẽ được quan tâm và cần tự quan tâm, định hướng và có thế chuẩn bị. Việt Nam, do vị trí đặc biệt của mình, là giao điểm của các luồng văn hoá, là nơi hội tụ rực sáng, ở mức độ đầy đủ nhất mọi đặc trưng của văn hoá khu vực: Có thể nói Việt Nam là một Đông Nam Á thu nhỏ [Đinh Gia Khánh 1993][8]. Thứ đến là quy luật phát triển Đan Cài[9]. Do tiếp xúc, giao lưu và hội nhập, nên không có nền văn hoá nào hoàn toàn gọi là “Gốc Nông Nghiệp” hay “Gốc Du Mục”. Sau cùng là quy luật phát triển chung[10]. Theo quy luật này, chiến tranh thường đi từ vùng Du Mục hơn đến vùng Nông Nghiệp hơn. Văn hoá thì ngược lại, thường đi từ vùng Nông Nghiệp hơn đến vùng Du Mục hơn. Cụ thể, thời chiến, sức mạnh quân sự thường đi từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhưng thời bình, văn hoá thường đi từ Đông Nam lên Tây Bắc (Sức mạnh kinh tế cũng tương tự).

Vậy văn hoá Quốc Tế hay văn hoá toàn cầu chính là văn hoá bao gồm cả hai phương Đông Tây. Mỗi phương đều có gốc điển hình. Được chi phối bởi những quy luật phát triển. Và có những đặc trưng riêng.

 

1.4. Đặc trưng văn hoá Quốc Tế

Khi đã xác định được văn hoá gốc của mỗi loại hình văn hoá, chúng ta sẽ dễ nhận ra các đặc trưng của mỗi phương văn hoá. Vậy, đặc trưng Văn Hoá Phương Đông thế nào? Văn hoá Phương Đông có gốc nông nghiệp lúa nước. Đa phần là đồng bằng sông nước. Khí hậu ẩm thấp, mưa nhiều và nhiều sông rạch. Về kinh tế, chủ yếu là trồng trọt. Còn lối sống thì định cư. Tư tưởng nhận thức thiên về tổng hợp và biện chứng (trọng quan hệ), thường hay chủ quan, thiên về cảm tính và kinh nghiệm. Nguyên tắc tổ chức thì trọng tình, trọng đức, trọng văn và trọng phụ nữ. Cách thức tổ chức thì thiên về dân chủ và linh hoạt, trọng tập thể. Ứng xử với môi trường tự nhiên thì có thái độ tôn trọng và sống hoà hợp; với môi trường xã hội thì cố gắng dung hợp và dân chủ trong tiếp nhận. Còn trong đối phó thì mềm dẻo và hiếu hoà[11]. Thế văn hoá Phương Tây thì sao? Văn hoá Phương Tây với gốc du mục. Có nhiều đồng cỏ, khô và cao. Khí hậu lạnh. Kinh tế chủ yếu trước đây là chăn nuôi (bây giờ là công nghiệp, đô thị và thương mại). Lối sống du mục (di chuyển). Tư tưởng nhận thức thiên về phân tích và siêu hình (trọng yếu tố, con số), thường hay khách quan thiên về lý tính và thực nghiệm. Nguyên tắc tổ chức thì trọng lý, trọng tài, trọng võ và trọng nam. Còn về cách thức tổ chức thì thích quân chủ và có tham vọng chế ngự thiên nhiên (thích ở nhà trên núi, thích xây tháp chuông cao vút). Với môi trườn xã hội thì thích chiếm đoạt và độc tôn trong tiếp nhận; cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó[12].

 

Tóm lại “Văn” là người. Hệ thống cấu trúc văn hoá giống như con người. Con người chia thành ba phần: đầu, mình và tay chân. Chức năng của đầu là để nhận thức; chức năng của mình (gồm ngũ tạng), để tổ chức (nối kết); chức năng của chân tay để ứng xử (tay để tiếp nhận và chân để đối phó). Tương tự như vậy, chúng ta có văn hoá nhận thức; văn hoá tổ chức; văn hoá ứng xử. Ứng xử có hai chiều kích: tiếp nhận và đối phó. Còn Văn Hoá Quốc Tế, văn hoá toàn cầu, chính là văn hoá gồm “Đông Tây”. Để dễ hiểu và dễ nhớ, chúng ta chỉ cần so sánh nhân loại có hai giới: “Nữ và Nam”. Văn Hoá Quốc Tế cũng gồm hai loại: “Đông và Tây”. Mỗi loại có gốc và các đặc trưng riêng. Đặc trưng của gốc nông nghiệp Phương Đông trọng “Tình” và trọng “Tĩnh[13]. Đặc trưng của gốc du mục Phương Tây trọng “” và trọng “Động[14]. Con người gồm cả tình cả lý; cả tĩnh cả động. Nên cần dung hoà và vì thế, thế giới mặc dầu có hai phương, hai loại hình văn hoá, nhưng chỉ có một, gọi là nền “Văn hoá Quốc Tế” thiên niên kỷ mới và cho mãi mãi về sau. Đấy là văn hoá Quốc Tế, nhưng còn bản sắc văn hoá và tính cách con người Việt Nam thì thế nào?

 

2. BẢN SẮC VĂN HOÁ VÀ TÍNH CÁCH CON NGƯỜI VIỆT NAM

2.1. Bản sắc văn hoá

Bản sắc văn hoá Việt Nam là dung mạo, tính chất đặc biệt, tạo thành phẩm cách riêng Việt Nam. Tiến trình văn hoá Việt Nam, gồm ba giai đoạn, tạo thành ba lớp văn hoá chồng lên nhau.

Lớp văn hoá bản địa, gọi là lớp vănhoá gốc[15]. Lớp văn hoá này được diễn tả trong truyền thuyết huyền sử về nguồn gốc Dân Tộc Việt Nam. Truyền thuyết kể rằng, “Lạc Long Quân lấy Âu Cơ, đẻ ra một bọc trứng, nở ra một trăm con. Năm mươi con theo Mẹ lên núi; bốn mươi chín con theo Cha xuống biển. Còn một người con ở lại đồng bằng, dựng Nước, lên ngôi, xưng là Vua Hùng”. Truyền thuyết trên, bộc lộ ba đặc trưng cơ bản văn hoá Việt Nam. Trước hết là tính “Cộng Đồng” (bọc). Tính “Cộng Đồng” dẫn tới lối tư duy tổng hợp, vì thế người Việt thường hay nói “tổng hợp, kết luận, nguyên tắc” trước. Ví dụ, “nói chung là . . .”, “cụ thể là . . .”. Thứ đến là tính “Tự Trị” (trăm con). Tính “Tự Trị” dẫn đến cách ứng xử linh hoạt, vì thế người Việt thường trọng Chủ Quyền: “Phép vua thua lệ làng; đất có Thổ Công, sông có Hà Bá; nhà có Chủ . . .”. Sau cùng là tính “Hài Hoà Âm Dương” thiên về Âm Tính. Đồng bằng sông nước chỉ sự hài hoà, Âm là Mẹ, Dương là Cha; thiên về Âm tính có nghĩa là thiên về Mẹ vì năm mươi con theo Mẹ về núi, bốn mươi chín con theo Cha xuống biển. Con theo Mẹ nhiều hơn con theo Cha.

Tiếp đến là lớp văn hoá giao lưu khu vực, nhất là với Trung Hoa[16]. Do ảnh hưởng của Tam Giáo đồng quy: “Phật, Khổng, Lão” người Việt chủ trương: “Dĩ hoà vi quý; tương hoà sinh hoá”. Chủ trương này tạo nên triết lý truyền thống người Việt sống “Hài Hoà”. Lớp văn hoá này đã lên tới đỉnh cao của Dân Tộc, khi Dân Tộc ta lấy Nho Giáo làm Quốc Giáo.

Sau cùng là lớp văn hoá giao lưu Tây Phương[17]. Văn hoá Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của nền văn minh, trọng thực tiễn và tự do cá nhân. Lớp văn hoá này rất mạnh, ví như “Lửa” đang bốc. Và theo dự báo, với thời gian có thể sẽ lên tới đỉnh cao.

 

2.2. Tính cách con người Việt Nam

Ba lớp văn hoá trên, đặc biệt là lớp văn hoá bản địa với ba đặc trưng gốc rễ là tính “Cộng Đồng, Tự Trị và Hài Hoà Âm Dương” sẽ chi phối xuyên suốt trong văn hoá nhận thức, văn hoá tổ chức và văn hoá ứng xử. Chúng chính là nguồn gốc sản sinh ra hàng loạt những ưu điểm và khuyết điểm trong tính cách của người Việt Nam.

Hệ quả của tính cộng đồng là tinh thần đoàn kết, tương trợ, tập thể, hoà đồng, dân chủ và bình đẳng. Hệ quả của tính tự trị là tính tự lập, cần cù, tự cấp và tự túc. Còn hậu quả của tính cộng đồng là thủ tiêu vai trò cá nhân, thói dựa dẫm, ỷ lại, thói đố kỵ, cào bằng. Hậu quả của tính tự trị là thói tư hữu, ích kỷ, óc bè phái, cục bộ, địa phương, tôn ty, gia trưởng[18]. Do tính “Cộng Đồng” phát sinh lối nhận thức tổng hợp và biện chứng, với lối tư duy chủ quan, cảm nghiệm, dẫn tới nguyên lý “Âm Dương” mang tính “Nước Đôi – Hài Hoà”[19]. Biểu tượng văn hoá: “Lưỡng Long Chầu Nguyệt”. Hai con Rồng chầu mặt trăng. Người Việt coi “Rồng Tiên” là Tổ Tiên của mình: “Con Rồng cháu Tiên”. “Hai con” chỉ sự đoàn kết. “Rồng” chỉ sự biến hoá. “Chầu” chỉ sự ngưỡng mộ, qui phục, suy tôn. “Trăng” là biểu tượng của lòng nhân ái. Nhân ái là gốc của Đạo Đức. Như vậy, biểu tượng “Lưỡng Long Chầu Nguyệt” nói lên rằng: “Người Việt đoàn kết, linh hoạt, phấn đấu Đạt Đức”. Đây là một trong những biểu tượng diễn tả tính cách người Việt hay nhất và có lẽ cũng đúng nhất. Trong tổ chức, người Việt theo nguyên tắc trọng tình, trọng đức, trọng văn và trọng nữ. Cách thức thể hiện  thì linh hoạt, dân chủ và trọng tập thể. Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên thì tôn trọng thiên nhiên và sống hoà hợp với thiên nhiên. Trong môi trường xã hội thì ứng xử dung hợp, dân chủ trong tiếp nhận; mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó[20].

Tuy nhiên, tất cả những cái tốt, xấu, thành từng cặp và đều tồn tại trong người Việt. Chỉ khi có nguy cơ đe doạ sống còn của cả cộng đồng thì tinh thần đoàn kết và tính tập thể nổi lên rất cao; nhưng khi nguy cơ qua đi rồi, thì thói ích kỷ, tư hữu, óc bè phái, thói dựa dẫm, ỷ lại, an phận; thói đố kỵ cào bằng . . . lại cứ thế trồi lên[21]. Thật là xung đột, mâu thuẫn miên trường!

 

3. XUNG ĐỘT VÀ GIẢI PHÁP

Một tổ chức mà không có xung đột, đó là một tổ chức không có sức sống. Là người lãnh đạo, nên dám đối mặt với xung đột và mâu thuẫn. Jim Van Yperen cho biết: “Xung đột là điều cần thiết”. Người lãnh đạo không sợ đối mặt với xung đột, vì không có xung đột nào mà không có cách giải quyết. Điều then chốt là chúng ta có tìm ra con đường ngắn nhất để giải quyết xung đột đó hay không. Ở đây là vấn đề xung đột văn hoá “Đông và Tây”, diễn ra theo hệ thống cấu trúc văn hoá, trong ba lãnh vực: “Nhận thức, tổ chức và ứng xử”.

 

3.1. Xung đột trong “Nhận thức, tổ chức và ứng xử”

Phương Đông nhận thức thiên về tổng hợp, chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm. Tổ chức thì trọng tình, trọng đức, trọng văn và trọng phụ nữ. Cách tổ chức thì thiên về dân chủ và linh hoạt, trọng tập thể. Ứng xử với môi trường tự nhiên thì có thái độ tôn trọng và sống hoà hợp; với môi trường xã hội thì cố gắng dung hợp và dân chủ trong tiếp nhận. Còn trong đối phó thì mềm dẻo và hiếu hoà[22].

Phương Tây nhận thức thiên về phân tích, khách quan, lý tính và thực nghiệm. Tổ chức thì trọng lý, trọng tài, trọng võ và trọng nam. Cách thức tổ chức thì thích quân chủ và nguyên tắc, trọng cá nhân. Ứng xử với môi trường tự nhiên thì coi thường và có tham vọng chế ngự thiên nhiên. Với môi trường xã hội thì thích chiếm đoạt và độc tôn trong tiếp nhận; cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó[23].

Như vậy gốc rễ của xung đột chính là do văn hoá khác biệt giữa Đông và Tây. Tố chất căn bản nơi con người là lý và tình. Có thể nói, Đông thiên về “Tình”. Tây thiên về “Lý”. Người ta thường nói: “Một bên có tim mà không có óc; một bên có óc mà không có tim”. Nhưng thiếu một trong hai, con người không thể sống, nhân loại không thể tồn tại. Con người Quốc Tế cần cả tim cả đầu, cả lý cả tình, cả công bình cả bác ái. Giải pháp tiến đến một nền văn hoá quốc tế cần đi theo chủ trương và giáo dục ra sao?

 

3.2. Giải pháp

3.2.1. Chủ trương: Bảo tồn và phát triển[24]

Bảo tồn và phát triển phải đi liền với nhau. Trân trọng cái cũ và tiếp thu cái mới: “Quá khứ đáng kính trọng, nhưng xã hội phải tiến lên”[25]. Hơn nữa, văn hoá là cái vẫn thiếu, nên luôn cần tiếp xúc, giao lưu và hội nhập, bổ sung yếu tố mới, đê luôn làm cho lớn mạnh, giàu có hơn[26]. Triết lý sống người Việt rất “Hài Hoà”, nên rất dễ “Hài hoà Đông Tây, nhưng hơi nghiêng về Tây vì chúng ta đang ở Tây. Nếu đang ở Đông, chúng ta sẽ nghiêng về Đông hơn. Điều đó dễ hiểu vì chủ thể của văn hoá chịu ảnh hưởng của môi trường địa lý, khí hậu, kinh tế. Chủ trương như vậy mang tính sư phạm và chiến lược, như cổ nhân dạy: “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Và có lẽ phải đến ngàn năm trong người Quốc Tế Việt Nam. Nhưng có bắt đầu bao giờ cũng có hy vọng, vì “Trồng cây ắt có ngày ăn quả”.

 

3.2.2. Giáo dục

Giáo dục là chính sách hàng đầu. Cần có một hệ thống giáo dục bài bản về văn hoá dân tộc và văn hoá quốc tế. Theo tâm lý, “Nhận thức tới đâu sẽ hành động tới đó”. Noi gương hai tấm gương phát triển hàng đầu thế giới hiện nay là Mỹ Nhật, phải biến “Cả Nước là trường, toàn dân là học sinh”. Theo Tây: “Học, học, học suốt đời” (Học thực tiễn); và theo Đông: “Bảy mươi học bảy mươi mốt” (Học kinh nghiệm). Người Quốc Tế Việt Nam học theo cả hai: “Cả kinh nghiệm cả thực tiễn”. Đó là phương thức “Tích Hợp” ngày nay[27]. Học để hiểu, rồi thấy cần. Cần rồi mới tự thân vận động tìm kiếm và chuyển biến[28].

 

4. TÍCH HỢP ĐA VĂN HOÁ TẠO DÁNG NGƯỜI VIỆT

Như chúng ta đã biết, quá trình văn hoá Việt Nam gồm ba lớp: “Bản Địa, Khu Vực và Tây Phương”. Mỗi lớp văn hoá sẽ tạo nên những phẩm chất đặc biệt. Do đó, cần tích hợp đa văn hoá tạo “Dáng Người Việt Nam” thiên niên kỷ mới, gồm ba lớp phẩm chất.

 

4.1. Dáng người Việt mang phẩm chất truyền thống Dân Tộc

Theo phẩm chất này, thì người Việt thích sống Cộng Đồng. Tinh thần cộng đồng làm nảy sinh tình yêu thương và tinh thần đoàn kết. Người Việt trọng tình hơn bất cứ sự gì trên cõi đời: “Một bồ cái lý không bằng một tí cái tình”. Trọng tình nên cũng rất trọng người già, trẻ em và nhất là phụ nữ: “Nhất vợ nhì trời; lệnh ông không bằng cồng bà”. Ngoài ra còn trọng văn: “Nhất sĩ nhì nông”. Trọng chữ Hiếu: “Đức Hiếu đứng đầu trăm đức”. Và trọng Đức, cầu Hiền Tài: “Chọn người có đức, dùng người tài năng”; “Annh tài là nguyên khí dựng Nước”.

 

4.2. Dáng người Việt mang phẩm chất Khu Vực, đặc biệt là Tam Giáo

“Tam Giáo Đồng Qui” chủ trương trọng Đức: “Có đức mặc sức mà ăn”. Thế nên càng cần: “Tu thân, tề gia, cứu đời”. Muốn cứu đời thì ít ra: “Mỗi người phải làm đúng chức phận của mình”. Và: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác”. Tích cực hơn nữa, là sống: “Từ bi hỉ xả, thi ân bất cầu báo”. Và sau cùng, nhất là về cuối đời thì sống an vui thanh thản. Người ta nhận xét, người Việt trong một ngày cũng đã diễn ra cả ba tôn giáo, chứ không cứ trong một đời người. Xử thế là Khổng (tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ); xuất thế là Phật (thi ân bất cầu báo); an nhiên là Lão (sống an nhàn, thanh tĩnh, ẩn dật, tìm thú vui nơi thiên nhiên).

 

4.3. Dáng người Việt mang phẩm chất Tây Phương

Văn hoá Tây Phương trọng lý, trọng tự do cá nhân, có khuynh hướng yêu thương theo lối “du mục”, di động không ổn định. Trọng tài hơn trọng đức: “Cứ có tài là được”. Hơn nữa họ trọng sức mạnh và làm việc có khoa học, có tầm nhìn rộng lớn, coi trọng văn hoá trong các chương trình phát triển. Họ chủ trương thiên về thực tiễn và sáng tạo.

4.4. Dáng người Việt Quốc Tế

Người Việt trong thiên niên kỷ mới gồm ba lớp phẩm chất như đã mô tả đại cương trên. Nhưng dĩ nhiên phải là những phẩm chất thích đáng, hợp thời, thiết thân và tích cực.

Chúng ta bổ sung thêm vào tính tự do là tính liên đới và trách nhiệm; tình yêu thương nhưng cần khiêm tốn và phục vụ; trọng vai trò cá nhân, nhưng chọn người có Đức dùng người có Tài. Sau cùng, “Dáng Người Quốc Tế Việt Nam” có thể tóm gọn vào ba đặc trưng sau đây: “Tính Cộng Đồng, tính Hài Hoà, tính Thực Tiễn”. Tính Cộng Đồng trọng Tình. Tính Thực Tiễn trọng . Muốn sống tinh thần cộng đồng cần phải hài hoà. Nhưng để hài hoà mang tính phát triển tích cực cần phải sống thực tiễn. Con người thời nay, coi “Thực Tiễn” là tiêu chuẩn duy nhất để đánh giá chân lý. Thực ra tính thực tiễn cũng đã có trong kinh nghiệm của cha ông chúng ta, khi chủ trương: “Có thực, mới vực được đạo”. Như thế, người Việt tương lai ấy mang tính Quốc Tế mà vẫn đậm đà bản sắc Dân Tộc; tiếp thu văn minh Tây Phương mà vẫn phát huy truyền thống văn hoá Phương Đông; lĩnh hội lối tư duy lý trí mà vẫn sống rất tình cảm. Theo cổ học Trung Hoa, khi hai nguyên tắc động và tĩnh, âm và dương, Tình phối hợp điều hoà thì con người trở nên nguyên tuyền[29].

 

Kết quả người Việt Mới, với ba đặc trưng chọn lọc trên, sẽ có thể sống tốt trong Nước, sống đẹp nơi Khu Vực và sống bình an, hạnh phúc, thành đạt ở Tây Phương. Chúng ta có thể gọi đó là con người Việt Nam Quốc Tế. Nhưng bổn phận đầu tiên và có tính nền tảng trong việc đào luyện con người Việt Nam Quốc Tế này là nhờ đâu?

 

5. BỔN PHẬN GIA ĐÌNH VÀ NHỮNG ĐỀ NGHỊ CẤP BÁCH

5.1. Bổn phận gia đình

Gia đình là nền tảng xã hội và giáo hội. Đức Cố Giáo Hoàng G.P II khẳng định: “Tương lai Giáo Hội và thế giới đi qua ngả gia đình”. Và vì thế Ngài thêm rằng: “Gia đình là yếu tố nền tảng cho mọi hoạt động mục vụ của Giáo Hội”. Chức năng của gia đình là yêu thương, sinh sản, giáo dục, bồi dưỡng nhân cách, hình thành tâm hồn con người, để đạt tới hạnh phúc và hạnh phúc vững bền. Hình thành Con người Việt Nam Quốc Tế, phần lớn tuỳ thuộc vào sự ý thức, học biết, kiên trì đào luyện của từng gia đình. Chúa Thánh Thần, Đấng hướng dẫn lịch sử nhân loại, sẽ soi sáng trợ lực chúng ta.

5.2. Những đề nghị cấp bách

Lãnh đạo là người thay đổi. Sứ vụ hành động then chốt của người lãnh đạo là “Đổi mới”. Trước hết phải đổi mới bản thân. Thứ đến là khao khát những người theo mình được thay đổi. Sau cùng là ước muốn đối diện với những vấn đề thay đổi. Chỉ có người lãnh đạo mới có thể thay đổi, vì nghệ thuật lãnh đạo tinh thần là ảnh hưởng, cảm hoá con người. Hơn nữa, mặc dầu người Việt bề ngoài xem ra có vẻ không mấy tỏ ra đoàn kết, nhưng thực ra Dân Tộc Việt Nam có truyền thống rất đoàn kết, khi có anh hùng và anh tài xuất hiện. Dân chỉ tin vào “Anh Tài” lãnh đạo. Người ta thường nói: “Anh tài là nguyên khí dựng Nước”. Do đó mới có những kiến nghị cấp bách sau đây.

 

5.2.1. Thành lập Ban Văn Hoá Người Việt Hải Ngoại

Toà Thánh có Bộ Văn Hoá, do Đức Hồng Y Poupard làm Chủ Tịch. Hội Đồng Giám Mục Việt Nam có Ban Văn Hoá, do Đức Giám Mục Vũ Duy Thống làm Chủ Tịch. Làm văn hoá là xây dựng con người[30]. Ban Văn Hoá Người Việt Hải Ngoại có nhiệm vụ bảo tồn và phát triển văn hoá Dân Tộc. Dân Việt luôn giữ chặt cái gì của Mẹ đẻ và ham thích cái gì mới của người khác, nhận đại để rồi sau mới lựa lấy cái tốt và bỏ đi cái không cần thiết[31]. Vì thế, cần nghiên cứu trào lưu văn hoá thế giới bằng cách tiếp cận, giao lưu và hội nhập cả trong tiếp nhận, chuyển biến và truyền bá. Đồng thời nắm bắt chuyển biến văn hoá người Việt Hải Ngoại, để kịp thời phát huy, định hướng hầu góp phần biến đổi tạo dạng con người Việt Nam Quốc Tế và tác động đến văn hoá thế giới.

 

5.2.2. Thành lập Viện Văn Hoá Quốc Tế Việt Nam

Nhiệm vụ của Viện là dạy văn hoá Quốc Tế, văn hoá Dân Tộc một cách chính qui, bài bản và hệ thống. Dạy quy luật văn hoá để giải thích các hiện tượng văn hoá chứ không bị hiện tượng văn hoá chi phối, hướng dẫn. Có như vậy, chúng ta mới hy vọng đứng vững trên nền văn hoá Quốc Tế và mới đủ bản lĩnh, tự tin truyền đạt văn hoá Việt Nam của chúng ta cho thế giới. Tôi có cảm nghĩ là Thượng Đế muốn Người Việt chúng ta đi khắp tứ phương thiên hạ, để gieo rắc văn hoá trọng “Tình” trong một thế giới đa văn hoá ngày càng trọng “Lý”; kiềm chế nền văn minh, ví như “Lửa” đang có khuynh hướng bùng nổ lấn át cả nền văn hoá, ví như “Nước”, hầu chuẩn bị cho: “Văn hoá – Tin Mừng”; “Văn hoá – Yêu thương và Phục Vụ”.

Lm. Nguyễn Văn Hinh

Sinh viên Viện T.H.M.V.Q.T. Việt Nam

 

 

 

 

 



[1]
Enzio Maurio e Paulo Mieli, “Giovani Paulo” II, La Stamp 04.03-91, p.2.

[2]Phaolô VI, “Diễn văn bế mạc Công Đồng” 8-12-1965: AAS 58 (1966).

[3]Ibid.,

[4]Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Tp. HCM, 1996, 22.

[5]Ibid, 27.

[6]Ibid, 4.

[7]Ibid., 53.

[8]Ibid., 69.

[9]Ibid., 57.

[10]Ibid., 57.

[11]Ibid., 54.

[12]Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Tp. HCM, 1996, 54, 115.

[13]Ibid., 47, 57.

[14]Ibid., 57.

[15]Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam. “Tiến trình văn hoá Việt Nam”. Tp. HCM, 1996: 82-97.

[16]Ibid., 97-102.

[17]Ibid., 218.

[18]Ibid., 218.

[19]Ibid., 222.

[20]Ibid., 218.

[21]Ibid., 222.

[22]Ibid., 115.

[23]Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Tp. HCM, 1996, 54, 115.

[24]Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Tp. HCM, 1996, 626.

[25]Ibid., 268.

[26]Ibid., 626.

[27]Nguyễn Hoàng Phương, Tích Hợp Đa Văn Hoá Đông Tây Cho Một Chiến Lược Giáo Dục Tương Lai, Hà Nội, 1996.

[28]Trần Ngọc Thêm, Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Tp. HCM, 1996, 630.

[29]Chu Công.”Thời điểm Công Giáo”. Số 19, tr. 38.

[30]Duyên Hạc Lê Thái Ất, Văn Hoá Việt Nam. CA, 2003. 9.

[31] Ibid., 157.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành trình Thượng hội đồng
TGM Tokyo mời gọi các tín hữu kiên nhẫn và hiệp nhất trong hành ...
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách sẽ không thành công
Sứ Thần Tòa Thánh tại Đức: Không có đức tin thì các cải cách ...
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
“Giấc mơ về một thế giới huynh đệ hơn”
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha
Giáo Hội tại Luxemburg và Bỉ chờ đón Đức Thánh Cha