Thứ ba, ngày 09 tháng 07 năm 2024 | 06:32 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu


Lời giới thiệu của Đức Giám Mục Giáo Phận Phêrô Nguyễn Văn Nhơn:

 

”...  Năm 2008 này Hội Thừa Sai Paris mừng kỷ niệm 350 năm ngày thành lập. Giáo Hội Việt Nam mang ơn các cha thừa sai rất nhiều vì công sức của các thế hệ tông đồ đã qua góp phần rất lớn trong việc loan báo Tin Mừng trên quê hương thân yêu này ; cách đặc biệt trong Giáo phận Đàlạt, các ngài đã cùng cộng tác với các cha dòng Chúa Cứu Thế, Đaminh và Tu Hội Truyền giáo thánh Vinhsơn hoạt động trên cánh đồng truyền giáo mênh mông, cho chúng ta có ngày hôm nay.

Đánh dấu biến cố này và nhân Năm Thánh mừng 80 năm truyền giáo Đàlạt vừa qua, giáo sư Giuse Bùi Văn Tường đã biên soạn tập sách nhỏ, ghi nhớ các vị thừa sai MEP (Missionnaire Etrangere de Paris) đã in dấu ấn trong các Trung tâm truyền giáo trong vùng Đàlạt - Lâm Đồng...”.

 

 Web Simon Hòa Đàlạt hân hạnh gửi đến độc giả tập nghiên cứu này.

 

CÁC CHA THUỘC HỘI THỪA SAI PARIS

VỚI SỰ HÌNH THÀNH CỦA GIÁO PHẬN ĐÀLẠT

 

Lời mở đầu

 

Ngày Chúa Nhật 29/10/2006, Đức Giám mục giáo phận đa chủ sự thánh lễ đồng tế trọng thể với hơn 30 linh mục thuộc giáo hạt Đà-lạt, khai mạc Năm Thánh kỷ niệm 80 năm truyền giáo cho Anh em Dân tộc thiểu số trong giáo phận. Tám mươi năm là thời gian được tính từ ngày người Thượng đầu tiên lãnh nhận Bí tích Thanh tẩy tại vùng đất này: đó là ngày 07/12/1927, áp lễ Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội; người được rửa tội là một phụ nữ bị bệnh phong cùi giai đoạn chót, tên là K’Trut, và vị giáo sĩ ban Bí tích là cha Gioan Cassaigne, một thừa sai trẻ thuộc Hội Truyền Giáo Paris, về nhận nhiệm sở (tại giáo điểm truyền giáo Di-linh) chưa được một năm. Cha Cassaigne đa chọn tên Đức Mẹ để đặt cho bà K’Trut. Không đầy hai tuần sau, bà Ma-ri-a K’Trut qua đời. Theo lời kể của vị Tông đồ người phong cùi Di-linh, thì trước khi chết, bà Ma-ri-a K’Trut đa nói với ngài: “Ông Lớn ơi ! Tôi sẽ nhớ đến Ông khi ở trên trời.” Chúng ta hy vọng rằng hiện nay người phụ nữ diễm phúc đó đang ở trên trời. Nhưng có điều chắc chắn là bà đa giữ lời hứa với vị ân nhân của mình: khi cha Cassaigne tạm rời Di-linh, sau 14 năm 4 tháng hoạt động tại đây, từ 24/01/1927 đến 01/6/1941, đa có 296 tín hữu người Thượng được ngài rửa tội – gồm 218 người tại Di-linh và 78 người tại làng cùi; ngoài ra, công trình vĩ đại của ngài, được khắp nơi biết đến, là Trại phong Di-linh do ngài thành lập và được chính thức công nhận ngày 11/4/1929, lúc ấy đang cưu mang 211 bệnh nhân, trong đó có 133 dự tòng. Nhưng sự phù hộ của bà Ma-ri-a K’Trut không chỉ dừng lại nơi cuộc đời và sự nghiệp của nhà truyền giáo Gioan Cassaigne, mà còn tiếp tục cho đến hôm nay, 80 năm sau khi bà được trở nên con cái Hội Thánh Công giáo. Con số trên 100 ngàn anh chị em tín hữu người Dân Tộc Thiểu Số trong Giáo phận của chúng ta hiện nay đa hùng hồn chứng minh điều đó.

Giáo phận Đà-lạt được hình thành và phát triển từ cái nôi là họ đạo Thánh Nicolas. Họ đạo này được chính thức thành lập vào năm 1920, nhưng có thể nói hạt giống Tin Mừng đa được gieo từ khi Đức Cha Lucien Mossard, Đại diện Tông tòa Sài-gòn, cùng với cha Nicolas Couvreur, Quản lý của Hội Truyền Giáo Paris vùng Viễn Đông, trụ sở đặt tại Singapore, đặt chân đến nơi đây, với mục đích tìm chỗ thích hợp để xây dựng một nhà nghỉ dưỡng rất cần thiết cho sức khỏe của các Thừa sai người Âu thường bị suy giảm do khí hậu nhiệt đới khắc nghiệt. Đó là vào cuối năm 1917, đầu năm 1918. Nhưng Thiên Chúa đa dùng bàn tay con người để thực hiện ý định của Ngài: Dưỡng Viện Giáo Đồ do Cha Nicolas Couvreur xây dựng lên, không chỉ là nơi các Thừa sai đau yếu đến nghỉ dưỡng, nó còn là nơi qui tụ của những tín hữu – ít ỏi thôi, khoảng chưa được 200 người – họ là những quan chức, quân nhân hay doanh nhân, nông dân người Pháp và khách vãng lai; họ cũng là một ít người Việt tha phương cầu thực hay là công chức phục vụ trong các cơ quan nhà nước... nhưng ai nấy đều có nhu cầu sống đạo, và chắc chắn họ rất vui mừng khi có sự hiện diện của linh mục giữa họ. Thế là Dưỡng Viện được nối dài thêm để có nơi cử hành các Bí Tích. Do đó mà có họ đạo Đà-lạt, một họ đạo rộng mênh mông, bao gồm không những toàn bộ tỉnh Lâm-đồng ngày nay, mà còn kéo dài tới vùng La-ngà Định-quán nữa. Đến năm 1927 có họ đạo thứ hai của giáo phận, khởi đầu là giáo điểm truyền giáo Di-linh, do Đức Cha Isidore Dumortier, Đại diện Tông tòa Sài-gòn, thành lập. Từ hai họ đạo lớn này, dần dần, theo dòng thời gian, các họ đạo lớn nhỏ khác của giáo phận ra đời.

Đôi nét chấm phá trên đây cho ta thấy rằng công đầu hình thành và phát triển Giáo phận Đà-lạt là của các cha Thừa sai thuộc Hội Truyền Giáo Paris, thường được gọi tắt là MEP, vì cả hai họ đạo lớn của giáo phận đều do các ngài quản lý, xây dựng và mở mang trong giai đoạn khởi đầu. Các ngài đa đến đây với sứ mạng chính là truyền giáo cho người dân tộc thiểu số, nhưng cũng không coi nhẹ việc xây dựng các cộng đoàn tín hữu người Kinh. Dầu vậy, tuy số người tín hữu thuộc dân tộc thiểu số chỉ chiếm một phần ba trên tổng số tín hữu của giáo phận, công bằng mà nói thì chính các tín hữu thuộc dân tộc thiểu số mới là “con cái chính thức - con thừa tự” của giáo phận, và những người đầu tiên trong số họ đa được sinh ra từ tay của các nhà truyền giáo MEP.

Bài viết sau đây không phải là một khảo luận về công cuộc truyền giáo do các cha MEP thực hiện cho người Dân tộc Thiểu số vùng Đà-lạt Di-linh, công việc này đoi hỏi nhiều nguồn tài liệu mà bản thân người viết không tiếp cận được, nhưng đơn giản chỉ là kết quả của một sự chọn lọc, biên tập và sắp xếp lại những thông tin từ những tài liệu có sẵn, để bày tỏ sự tưởng nhớ, lòng biết ơn đối với những con người đa hy sinh, có khi trọn cả đời mình, để mở ra con đường dẫn đến những thân phận nghèo đói, nếu không đói cơm bánh, thì cũng đói tình thương và sự kính trọng mà chỉ có Đức Ki-tô mới thực sự đem đến cho họ qua tấm lòng của các sứ giả Tin Mừng.

Do sự giới hạn của các tài liệu được sử dụng, chắc chắn bài viết này không những sẽ không làm thỏa mãn những bậc cao minh, mà còn có nhiều sai sót, người viết xin được sự thông cảm của độc giả, vì, như đa nói, mục đích của bài này chỉ là để tưởng nhớ và biết ơn các vị Thừa sai Paris và hoạt động của các ngài cho Anh Em Dân Tộc Thiểu Số Đà-lạt Di-linh, dịp kỷ niệm 80 năm truyền giáo cho họ. Cũng vì không tiếp cận được với tất cả các tài liệu về tất cả các vị Thừa sai đa góp phần vào việc hình thành Giáo phận Đà-lạt, người viết xin chỉ dừng lại nơi vài khuôn mặt tiêu biểu nhất. Về các vị khác, hoặc chỉ nêu tên hoặc chỉ ghi lại được đôi dòng vắn tắt nói đến hoạt động của các ngài, cũng là theo những tài liệu được sử dụng.

 

Thao thức truyền giáo cho các sắc tộc vùng Tây Nguyên

Đức Cha Victor Quinton – Đại diện Tông tòa Sài-gòn từ năm 1920 đến năm 1924 – và Đức Cha Isidore Dumortier – Đại diện Tông tòa Sài-gòn từ năm 1924 đến năm 1940 – sau những lần đi kinh lý vùng Đà-lạt Di-linh, đã ao ước mang Tin Mừng Cứu Độ đến cho những con người khốn khổ đói rách mà các ngài biết là dân bản địa của vùng đất thuộc quyền cai quản của các ngài.

Thật ra, từ lâu trước, nhiều vị truyền giáo khu vực Đàng Trong cũng đã có thao thức tương tự, khi các ngài nhìn lên những cao nguyên hùng vĩ phía tây – cao nguyên Kon-tum, cao nguyên Gia-lai (Plei-ku), cao nguyên Đắc-lắc (Ban-mê-thuột), cao nguyên Lâm-viên (Langbiang) và cao nguyên Di-linh – nơi đó các ngài biết rằng có những bộ lạc người thiểu số đang sinh sống. Ngày 10/10/1674, cha De Courtaulin, thuộc Hội Thừa Sai Paris, vị Tổng Đại diện của địa phận Đàng Trong, từ Hội-an trong tỉnh Quảng-nam, đã gửi một lá thư cho Giám mục của ngài là Đức Cha Lambert de La Motte đang ở Thái-lan để tránh cơn bắt đạo của chúa Nguyễn Phúc Tần [1] .

Trong thư đó ngài gợi ý việc truyền giáo cho người sắc tộc vùng Tây Nguyên. Có đoạn viết: “Nhiều lần gặp những người Thượng từ trên núi xuống vùng Nam Bộ, con nhận thấy họ có tính tình tự nhiên rất hiền hòa, và họ không có chùa chiền hay tư tế thờ ngẫu tượng... Ngày đêm con quyết chí tìm cách đưa Tin Mừng đến với họ...”  [2] Nhưng – trừ các cao nguyên Kon-tum và Gia-lai, nơi phái đoàn truyền giáo do Đức Cha Tê-pha-nô Cuénot Thể [3] sai đến, với mục đích thiết lập một giáo đoàn nơi “những người dân tộc thiểu số miền núi rừng phía tây”, và cũng để làm chỗ nương thân cho giáo sĩ và giáo dân trong thời cấm cách – thì chưa có vết chân của nhà truyền giáo nào trên vùng cao nguyên Lâm-viên và cao nguyên Di-linh trước thế kỷ 20. [4]

Phần Đức Cha Victor Quinton – từ năm 1920 thay Đức Cha Lucien Mossard (qua đời ngày 11/02/1920) coi sóc địa phận Tây Đàng Trong, địa phận bao gồm cả vùng Đà-lạt Di-linh – ngài đã thao thức đến việc rao giảng Tin Mừng cho những người Thượng mà ngài đã có dịp gặp trong những lần đến Đà-lạt. Tài liệu 72 [5] có đoạn ghi: “Trước đây, ngài đã từng lên nghỉ vài hôm tại dưỡng viện; trong những chuyến đi dạo trong rừng ngài đã gặp một vài người Thượng trên đường đi. Đối với ngài, đó là một mặc khải; ngài tin rằng mình đã nghe tiếng kêu của những con người khốn khổ trên cao nguyên, những người mà cho đến lúc ấy chưa hề được rao truyền sứ điệp Tin Mừng.”

Còn Đức Cha Isidore Dumortier, người kế vị Đức Cha Quinton từ năm 1924, thì chính ngài đã viết trong bản phúc trình năm 1927 [6] như sau: “Vừa nhận nhiệm vụ cai quản địa phận, tôi không dám tìm cách thực hiện ngay ý nguyện tôi đã ấp ủ từ lâu là chăm sóc cho những người Thượng trong địa phận của tôi: nhưng chính Đấng Quan Phòng đã sắp đặt mọi sự; tôi chỉ còn việc làm theo những chỉ dẫn của Người.”

Những nhà truyền giáo đầu tiên trên cao nguyên Đà-lạt Di-linh đã được chính những vị bản quyền này gửi đến.

 

Vị thừa sai xây dựng cộng đoàn

Cha Céleste Nicolas, ngày nay được biết đến nhiều hơn qua việc ngài đã xây dựng nên họ đạo Đà-lạt về mặt vật chất cũng như tinh thần, lại chính là vị Thừa sai đầu tiên được Giáo quyền gửi đến vùng Cao nguyên Đà-lạt với sứ mạng truyền giáo cho người Thượng xứ này. Thật vậy, trong bản phúc trình năm 1920, Đức Cha Quinton đã viết như sau:“Chưa đầy một tháng sau khi (từ Pháp) trở lại, cha Nicolas lại bị chứng đau gan, cơn bệnh đã hai lần bắt ngài phải về Pháp để chữa trị. Vì bác sĩ đã nói rõ rằng với bất cứ giá nào ngài cũng phải được sống trong một khí hậu ôn hòa hơn là khí hậu miền Nam kỳ, nên tôi nghĩ phải gửi ngài lên Đà-lạt, ở đó ngài sẽ là bạn của cha Sidot mà tôi đặt làm cha sở từ hồi tháng Năm. Như thế, may ra ngài có thể làm được một cái gì đó cho các bộ lạc Thượng vùng Langbian. Cuộc thử nghiệm sẽ kết quả thế nào? Tôi không biết. Nhưng ít ra chúng ta sẽ được mãn nguyện vì đã cung cấp cho những người Thượng nghèo khó đó một phương tiện cứu rỗi...”  [7]Nhưng cuộc thử nghiệm đã không thành công!

Sau đây là ghi nhận của Hội Truyền Giáo Paris, trong tập sách nhan đề In Memoriam, tháng 9/1962: “Khi đến nơi, cha Nicolas bắt đầu dựng một ngôi nhà nguyện nhỏ; đoạn ngài tổ chức một lớp học dành cho thiếu nhi và thông báo cho cha mẹ của chúng. Ngài cũng lao vào việc học tiếng của chúng. Nhưng kết quả không tương xứng với lòng nhiệt thành hăng say của ngài: vài tuần sau đó, lớp học trở nên trống rỗng, lũ trẻ con người Thượng chán học đã tìm đường trở về với rừng núi. Cha Nicolas rất thất vọng. Ngài tự nhủ: giờ của Chúa chưa đến và việc tông đồ duy nhất ngài có thể làm là cầu nguyện.”

Qua sự kiện này, ta thấy con đường của Chúa dành cho cha Nicolas thật là lạ lùng. Cha Giu-se Phùng Thanh Quang đã viết về ngài như sau: “Người ta tưởng rằng linh mục đau yếu này (tức là cha Nicolas) sẽ chỉ ở coi nhà (sau khi cha sở đầu tiên là cha Frédéric Sidot được thuyên chuyển về Vũng-tàu) rồi hưu trí luôn, nhưng trái lại con người bệnh tật này đã làm những việc vĩ đại mà giáo dân Đà-lạt muôn đời ghi nhớ ...”  [8]

Để việc tưởng nhớ được trọn vẹn, người viết xin được ghi lại đây đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của cha Céleste Nicolas, cha sở thứ hai của họ đạo Đà-lạt.

Sinh ngày 07/9/1880 tại Lorraine, miền đông bắc nước Pháp, ngài lãnh chức linh mục ngày 26/6/1904 trong Hội Thừa Sai Paris. Ba tháng sau ngày chịu chức, ngài lên đường sang Việt-nam.

Từ năm 1904 đến 1920, ngài lần lượt làm phó xứ Chợ Quán, phó xứ Tha-la, phó xứ nhà thờ Đức Bà Sài-gòn, cha sở Chợ Đũi. Trong thời gian đó, ngài phải ngưng công việc mục vụ hai lần để trở về Pháp chữa bệnh đau gan, vào các năm 1909 và 1916. Lần sau, do chiến tranh, ngài bị kẹt ở Pháp cho đến năm 1920 mới trở về lại nhiệm sở. Nhưng chưa đến một tháng sau, chứng đau gan của ngài tái phát. Bác sĩ tuyên bố dứt khoát rằng ngài không thể chịu được khí hậu nhiệt đới. Do đó, Đức Cha Quinton quyết định gửi ngài lên Đà-lạt như đã nói đến trên đây. Ngài đến Đà-lạt ngày 11/9/1920.

Sau thất bại nơi những anh em dân tộc thiểu số, ngài đọc được ý Chúa nhiệm mầu không muốn ngài làm công việc ấy. Rồi với sự ra đi của cha Sidot – cha này được Đức Cha Quinton đặt làm cha sở đầu tiên của họ đạo mới và đã đến nhận nhiệm sở ngày 10/5/1920, nay được thuyên chuyển về Vũng-tàu để trông coi trường sư phạm mới được mở của giáo phận, ngài rời Đà-lạt ngày 11/7/1921 – và với sức khỏe được hồi phục nhờ khí hậu trong lành của Đà-lạt, cha Nicolas bắt tay vào công việc xây dựng họ đạo của ngài trong tư cách là cha sở mới.

Cơ sở vật chất của họ đạo mới chỉ có ngôi nhà do cha Nicolas Couvreur xây dựng ba năm về trước và được sử dụng vừa làm nhà xứ vừa làm dưỡng viện dành cho các vị mục tử đau yếu đến nghỉ ngơi. Nơi thờ phượng là phần nối dài cánh phải của ngôi nhà này, được thiết kế như một nhà nguyện nhỏ vào năm 1919, với chi phí do bổn đạo đóng góp theo lời kêu gọi của Đức Cha Mossard.

Chưa đầy hai năm sau ngày nhậm chức, cha Nicolas thấy đoàn chiên của ngài, từ con số chưa đến 200 người lúc họ đạo được thành lập, nay tăng lên nhiều đến nỗi ngôi nhà nguyện cũ đã trở nên quá nhỏ bé. Được sự cho phép và yểm trợ của Đức Cha Quinton, một ngôi nhà thờ mới được xây dựng, cách nhà xứ khoảng 100 mét về phía nam (khởi công ngày 05/7/1922, khánh thành ngày 17/02/1924, ở vị trí của sân trường Quang-Trung, hướng về phố Nhà Chung ngày nay; hiện không còn nữa). Dự kiến sử dụng trong 20 năm, nhưng chỉ mới 5 năm sau, vào năm 1928, ngôi nhà thờ mới đã không còn đáp ứng được số giáo dân gia tăng đến trên 500 người vừa Pháp vừa Việt định cư tại Đà-lạt. Ngoài ra còn khách vãng lai, du khách và học sinh nội trú của các trường trung tiểu học được thành lập trong thành phố mới. Vì vậy cha Nicolas thấy cần phải có một ngôi nhà thờ đủ sức chứa hết số giáo dân đông đảo đến với ngài.

Ngài đã đệ trình Đức Cha Isidore Dumortier, người kế vị Đức Cha Quinton từ năm 1924, nguyện vọng của họ đạo là muốn có một ngôi nhà thờ mới, rộng lớn, khang trang hơn. Chính Đức Cha Dumortier đã lo liệu các hồ sơ địa chánh cần thiết cho công trình xây cất nhà thờ. Phần cha sở Nicolas, thì từ ngày 01/02/1929, ngài bắt đầu kêu gọi sự đóng góp của giáo dân và bạn hữu.

Ngài cũng lập một Bản Tin Họ đạo, dưới dạng một nguyệt san, để thúc đẩy mạnh mẽ sự đóng góp của mọi người. Số đầu tiên được phát hành vào tháng 3/1930. Ngoài những mục giáo lý, đạo đức, thời sự, giải trí, đố vui và quảng cáo, bản tin luôn dành hai hoặc ba trang để ghi danh các ân nhân, đồng thời nhắc nhở, thúc giục mọi người không phân biệt giàu nghèo, lương giáo, trong cũng như ngoài nước, ủng hộ công trình xây cất ngôi nhà của Chúa. Bản Tin ra đều đặn, miễn phí, từ 1930 đến tháng 12/1943, và được phát hành không chỉ ở Đà-lạt mà cả ở Sài-gòn. Cha Decoopman, một người bạn thân của cha Nicolas từ hồi còn ở chủng viện, nay làm quản lý giáo phận, nhận việc thu góp các khoản tiền dâng cúng.

Nhờ sự giúp đỡ rộng rãi từ nhiều phía, công trình xây dựng đã có thể bắt đầu với lễ đặt viên đá đầu tiên được cử hành trọng thể ngày 19/7/1931, do chính Đức Khâm sứ Tòa Thánh (tại Đông-dương và Thái-lan), Đức Cha Colomban Dreyer, chủ sự, và chỉ hơn tám tháng sau, giai đoạn một của công trình đã hoàn tất như dự liệu, với phần đầu nhà thờ gồm cung thánh, hậu tẩm, các phòng phụ quanh cung thánh, gian trước cung thánh với hai gian cánh và một gian lòng nhà thờ. Ngày 27/3/1932, phần này được làm phép và đưa vào sử dụng. Nhưng sự sốt sắng lúc đầu này dần dần nguội bớt và phải đợi đến hơn tám năm sau công trình mới lại được tiếp tục. Ngày 07/10/1940 bắt đầu giai đoạn hai với việc xây cất năm gian lòng nhà thờ và đặt móng cho tháp chuông và hai tháp phụ. Tiếp theo là giai đoạn cuối cùng với việc xây các tháp, cầu thang xoắn trôn ốc lên gác đàn và tháp chính, đặt thánh giá trên đỉnh tháp chính và trên thánh giá đặt con gà cồ bằng đồng.

Mọi sự hoàn tất vào ngày 14/01/1942. Cha sở Nicolas đã đề ra ba chỉ tiêu cho nhà thờ mới: rộng, kiên cố và đẹp [9]. Cả ba chỉ tiêu đã đạt được, như chúng ta thấy ngày nay. Những phẩm chất này quả thật là hiếm thấy nơi những công trình “hiện đại”! Về kích thước, nhà thờ mới dài 65 thước, rộng 14 thước, tháp chuông cao 47 thước, nếu tính cả thánh giá với con gà thì tháp cao 50 thước.

Ngày Chúa Nhật 25/01/1942, Đức Cha Gioan Cassaigne – Giám mục giáo phận Sài-gòn từ 24/6/1941 – và Đức Tân Khâm sứ Tòa Thánh (từ năm 1937), Antonin Drapier, đồng chủ sự lễ khánh thành ngôi nhà thờ mới, với sự tham dự của các giới chức chính quyền và đông đảo giáo dân. Cũng như ngôi nhà thờ thứ hai, nhà thờ mới được dâng kính thánh Nicolas, vị thánh rất được sùng kính tại xứ Lorraine, quê hương của cha sở Nicolas, để muôn đời ghi nhớ công ơn của cha Nicolas Couvreur, vị đại ân nhân của họ đạo Đà-lạt.

Công trình xây dựng Nhà Chúa đã hoàn tất trong sự hân hoan của mọi người, nhưng đối với cha sở Nicolas, gánh nặng của một khoản nợ gần 100.000 ngàn đồng  [10]vẫn còn là một mối ưu tư lớn. từ năm 1940 và sau đó, từ năm 1948 đến 1961, là cha sở nhà thờ Đà-lạt, thay thế cha Nicolas.

Nói về sự nghiệp của cha Nicolas, cha Giu-se Võ Đức Minh, nay là Giám mục phó Giáo phận Nha-trang, tác giả bài tham luận nhan đề Truyền giáo ở Đà-lạt được đọc trong đợt thường huấn của Linh mục đoàn giáo phận Đà-lạt năm 2004, đã viết:

“Chúng ta đã thấy cha Céleste Nicolas trong sự quan phòng của Chúa: lúc đầu ngài nhắm tới việc truyền giáo, nhưng cuối cùng lại là người xây dựng giáo đoàn; ngài hiện diện ở Đà-lạt để đón tiếp, chăm sóc đoàn dân Chúa từ khắp nơi hướng về Đà-lạt. Họ không những là người Thượng, người Kinh, người Âu-châu, mà có thể nói mọi hạng người; ngài là vị Thừa sai đã đón tiếp các Đức Cha, các cha, các tu sĩ nam nữ, không những ở trong giáo phận, mà ngay cả nhiều nơi từ khắp Đông-dương và rất nhiều vùng khác nữa. Ngài có dịp tiếp xúc với không biết bao nhiêu bậc vị vọng về đạo cũng như về đời. Tất cả chỉ nhằm phục vụ công cuộc loan báo Tin Mừng.”  [11]

Bài viết dành cho cha Nicolas, tháng 9/1962, mà chúng tôi đã trích dẫn một đoạn trên đây, từ trong cuốn In Memoriam, được mở đầu như sau: “Có một số người được ơn gọi tạo ảnh hưởng trên đời sống của một thời đại hay của một thành phố bằng dấu ấn và hoạt động của họ, đến nỗi về sau chỉ cần nhắc đến tên của họ là người ta nhớ lại đầy đủ về thời đại hay thành phố đó. Với sự dè dặt, có vẻ đó là trường hợp của cha Céleste Nicolas, người đã xây dựng họ đạo Đà-lạt, đã coi sóc họ đạo trong 25 năm và đã củng cố họ đạo đó bằng lời cầu nguyện và bằng sự hy sinh trong 15 năm cuối cùng ngài trải qua tại Monbeton.”  [12]

Thật vậy, cha Céleste Nicolas đã rời Việt-nam năm 1947, sau 25 năm làm cha sở họ đạo Đà-lạt. Cũng trong bài đó, ta đọc được những dòng sau đây về những năm cuối đời của ngài:

“Tháng 02/1940, cha Nicolas, một con người đa cảm, bị xúc động mạnh bởi cái chết đau đớn của cha Decoopman, người bạn trung thành và người cộng tác đắc lực của ngài trong việc xây dựng nhà thờ, và bởi chiến tranh và những đau khổ do nó gây nên. Khi mọi liên lạc của ngài với các bạn đồng nghiệp bị cắt đứt do việc người Nhật chiếm đóng Đông-dương, tinh thần ngài suy sụp hẳn và ngài rơi vào một nỗi u uất nặng nề, mà thời cuộc lúc đó (Cách mạng tháng 8/1945) càng làm tăng thêm cường độ. Đến một ngày, vì quyền lợi của Hội Thánh – lý do được nêu lên lúc đó – ngài bị bắt buộc rời nhà thờ và nhiệm sở của mình. Ngài coi đó như là một cuộc lưu đày mà ngài không đáng phải trải qua. Ngài rất đau khổ, nhất là khi phải sống cô lập. Thất vọng và buồn chán. Năm 1947, ngài phải trở về Pháp. Tại Montebon, ngài thu mình một chỗ, không nói chuyện với ai. Cho rằng mình không xứng đáng dâng thánh lễ, ngài lại sẵn sàng giúp lễ cho các bạn đồng nghiệp. Nhưng con đường thập giá mà từ ngày đó ngài phải bước đi, sẽ không trở thành vô ích. Thật vậy, chẳng phải là kết quả của sự các thánh thông công khi việc truyền giáo cho người Thượng vùng Đà-lạt được đẩy mạnh chỉ ít lâu sau khi cha Nicolas đến Montebon, nhờ nỗ lực của vị Thừa sai rất đáng thương tiếc là cha Octave Lefèvre  [13]và nhóm của ngài đó sao? Tháng 7/1959, ngài được một người cháu đưa đến Lộ-đức; tại đây ngài được khỏi bệnh và trở lại là người vui tính đầy sức cuốn hút. Ngài nối lại thư từ với bạn bè, thậm chí còn đi thăm họ tại chỗ. Thật là một sự ngạc nhiên lý thú cho những ai biết được ngài đã trở nên như thế nào trước đây, và thình lình lại tìm thấy nơi ngài “Cha Céleste” của ngày xưa! Đức Cha Antonin Drapier, vị cựu Khâm sứ Tòa Thánh tại Đông-dương (người đã cùng với Đức Cha Gioan Cassaigne chủ sự nghi thức khánh thánh nhà thờ Đà-lạt năm 1942) cũng rất đỗi ngạc nhiên khi đón tiếp con người “mất trí nhớ” ấy và nghe ngài thuật lại một cách hóm hỉnh những kỷ niệm xa xưa! Ngài thích nói về Đà-lạt và thật là một niềm vui lớn cho ngài khi được người kế nhiệm của ngài, cha Fernand Parrel, đến thăm tại Montebon. Ngài hỏi thăm về tất cả mọi người ngài đã quen biết trước kia và không ngừng hỏi han về họ. Đà-lạt luôn là đối tượng kinh nguyện của ngài và ngài hằng nghe ngóng tin tức về Đà-lạt; ngài vui mừng về sự phát triển của họ đạo và việc truyền giáo cho người Thượng, điều mà ngày xưa ngài đã rất quan tâm.

Nhưng tình trạng tốt lành đó chỉ kéo dài được hai năm; đến tháng 9/1961, mọi sự trở lại như cũ. Ngài lại rơi vào trong nỗi u uất, không nói chuyện với bất cứ ai, nhưng luôn miệng rên rỉ một cách tội nghiệp: “Ôi! Chúa ôi, Chúa ôi!...” Ngài được đưa vào bệnh viện Montauban; và tại đây, sáng ngày 18/11/1961, người ta thấy ngài đã tắt thở!... Đà-lạt – nơi mà ngài đã ước ao được yên nghỉ tại tầng hầm[14]của ngôi nhà thờ nay đã trở thành Nhà thờ Chánh tòa – sẽ không bao giờ quên ngài, bởi vì ngài đã để lại đó, không chỉ là một công trình bằng đá mà thôi, mà nhất là kỷ niệm về một vị Thừa sai đã sống hết mình vì đoàn chiên”.

Nhận xét về cha Céleste Nicolas và Đức Cha Gioan Cassaigne, cha Giu-se Võ Đức Minh, trong bài tham luận nhan đề Truyền giáo ở Đà-lạt được nói đến trên đây, đã viết như sau:“Xin dừng

lại ở hai khuôn mặt tiêu biểu trên cánh đồng truyền giáo ở vùng cao nguyên mà nay là Giáo phận Đà-lạt: Cha Céleste Nicolas và Cha Jean Cassaigne. Trong suy nghĩ chủ quan của người trình bày: hình như hai vị Thừa sai này làm sống lại khuôn mặt và hoạt động truyền giáo của hai Tông đồ năm xưa: Phê-rô và Phao-lô.”  [15]

Vâng, theo như những gì chúng ta đã biết về cha Nicolas qua phần trình bày vắn tắt trên đây, ngài quả thật là hình ảnh của Thánh Tông đồ Phê-rô đối với giáo phận Đà-lạt. Một cộng đoàn giáo hữu lớn mạnh (14.000 người – con số này được Đức Cha Ximong-Hòa Nguyễn Văn Hiền, GM tiên khởi của giáo phận, nêu lên trong lời đáp từ của ngài vào chiều ngày 16/01/1961, ngày ngài về nhận giáo phận)  [16], và một ngôi thánh đường khang trang đẹp đẽ, cả hai yếu tố – con người và cơ sở vật chất – xứng đáng để họ đạo thánh Nicolas Đà-lạt, họ đạo của cha Nicolas, được đặt làm giáo xứ mẹ của một giáo phận vừa được Tòa Thánh thiết lập.

Và giáo phận đó còn được sự đóng góp xây dựng của một vị Thừa sai khác, vị thừa sai mang hình ảnh của Thánh Tông đồ Dân Ngoại. Ngài đã có mặt tại vùng đất này bảy năm sau cha Nicolas, nhưng ngài được diễm phúc hơn vì đã được sai đến với “Dân Ngoại”, đã sống và đã chết cho họ: Cha Gioan Cassaigne.

 

Vị tông đồ của “Bác ái và Yêu thương”

Đức Cha Isidore Dumortier, mà chúng ta đã biết qua việc ngài cho phép cha Nicolas xây ngôi nhà thờ Đà-lạt, là vị giám mục đã tiếp nhận cha Gioan Cassaigne vào hãng ngũ giáo sĩ của mình khi vị thừa sai trẻ này được sai đến phục vụ tại giáo phận Tây Đàng trong, bấy giờ đã được gọi là giáo phận Sài-gòn [17].

Trong bản phúc trình năm 1927 đã được nói đến trên đây, Đức Cha Dumortier còn viết: “Chúa Quan phòng đã lo liệu cho tôi con người mà tôi cần để khởi sự công trình này (là truyền giáo cho người Thượng cùng Cao Nguyên Dà-lạt Di-linh): Một vị thừa sai trẻ, cha Cassaigne, vừa mới đến Sài-gòn ; trong suốt cuộc chiến (trong chiến tranh thế giới lần thứ I, thanh niên Cassaigne đã bị gọi nhập ngũ, từ tháng 7/1914 đến tháng 7/1918) ngài là một liên lạc viên, nên đã quen với thiếu thốn và cực nhọc. Khi biết được các dự tính của tôi, cha Cassaigne liền xin tình nguyện và ngài vui sướng tột độ khi biết mình được bổ nhiệm.”  [18]

Cha cố Giu-se Phùng Thanh Quang đã nói về việc Đức Cha Dumortier sai cha Cassaigne đến vùng Di-linh như sau: “Khi vừa lên quyền Giám mục Sài-gòn được một năm, theo lời bàn của cha Decoopman, Quản lý Tòa Giám mục, Đức Cha Dumortier liền phái người đi xem xét địa thế vùng Di-linh ngay... Đợi cho cha quản lý lo giấy tờ mua lại cơ sở của ông Mười Liên xong ngày 13 (ngôi nhà này vẫn còn là nhà xứ Di-linh) thì ngày hôm sau là ngày 14/10/1926, Đức Cha viết bài sai trao cho cha quản lý cầm xuống Cái-mơn cho cha Cassaigne đang học tiếng Việt tại đó, và kêu cha cấp tốc về Sài-gòn lo đi nhận thí điểm truyền giáo Di-linh ngay.”  [19]

Nhưng do tình hình thời tiết, mãi tới ngày 24/01/1927, cha Gioan Cassaigne mới đến nhận nhiệm sở được. Hôm đó được coi là ngày khai sinh của thí điểm truyền giáo, sau này là họ đạo Di-linh. Và cha Cassaigne là cha sở tiên khởi.

Ngài sinh ngày 30/01/1895, tại miền Landes, thuộc địa phận Dax, tây nam nước Pháp, thụ phong linh mục ngày 19/12/1925. Ngày 09/4/1926, ngài rời quê hương, lên tàu sang miền Viễn Đông. Sau gần một tháng lênh đênh trên biển, ngày 05/5/1926, tàu cập bến Sài-gòn. Ngài được cha Quản lý Decoopman đến đón và đưa về Tòa Giám mục.

“Có mặt tại Di-linh từ ngày 24 tháng Giêng,(Đức Cha Dumortier viết tiếp trong bản phúc trình 1927 đã được nói đến trên đây), cha Cassaigne viết cho tôi lá thư đề ngày 03 tháng Hai như sau: “Con đã làm quen với người Thượng, lớn có nhỏ có, và đã có những người bạn trong số họ. Không biết là họ thích con hay là thích những điếu thuốc của con nữa? Dầu sao, họ không sợ khi đến gặp con và con thì rất vui khi tiếp đón họ và học tiếng của họ trong khi nói chuyện; trong số những người lớn, có một ít nói được đôi chút tiếng Việt.” Tháng Bảy vừa rồi, người đồng nghiệp của chúng ta biết được ý định của nhà cầm quyền Pháp là mở một trường học tại Di-linh cho con em người Thượng và (ngài gợi ý) tầng trệt của nhà ngài có thể dùng làm địa điểm... đề nghị được chấp thuận và nhờ sự can thiệp thuận lợi của quan Toàn quyền, cha Cassaigne đã được phép mở một trường học tại Di-linh...”  [20]

Phần cha Cassaigne, thì trong một lá thư đề ngày 16/8/1928, ngài đã viết như sau về những ngày tháng đầu tiên sống giữa người Thượng Di-linh: “Chẳng bao lâu nữa là tròn một năm từ khi tôi đến nơi vùng núi rừng này, với chút ít hành trang tiếng Việt học trong tám tháng và mù tịt về ngôn ngữ của các con chiên mới của tôi. Một căn nhà xinh xắn bằng gỗ, một trệt một lầu, sẵn sàng chờ tôi. Nhưng chỉ có chừng đó. Trong sáu tháng đầu, tôi phải dâng lễ trong một căn phòng nơi “cái nhà” của tôi, với một cái bàn đơn sơ làm bàn thờ và chú bé đã theo tôi từ Nam bộ, thường hay bị sốt rét; nhiều lúc tôi chỉ có các thiên thần trên trời vừa là người giúp lễ vừa là người dự lễ... Khi đến Di-linh, tôi gặp được ở đây ba tín hữu người Việt; với người bếp và chú bé của tôi, vậy là có năm người, đủ để chiếm trọn căn phòng nhà nguyện của tôi. Không nhiều, nhưng cũng đã là một cái gì rồi, và áp dụng lời dạy của Thánh Ca-rô-lô Bô-rô-mê rằng một linh hồn là một địa phận đủ lớn cho một giám mục, tôi cảm thấy mình rất hạnh phúc... Công việc đầu tiên của nhà truyền giáo được sai đến giữa những người bản địa là học tiếng của họ... không phải trong sách vở, vì chẳng có những thứ này, nhưng bằng cách nói chuyện với họ, điều này thú vị hơn là chia động từ hay lật các trang của một cuốn

Chiều về, ngài góp nhặt những từ đã học hoặc đã nghe trong ngày, và... lập cuốn tự điển cho riêng mình.”  [21]

Công việc tiếp theo của nhà truyền giáo là chữa bệnh. Chúng ta hãy đọc tiếp: “Rồi nhà truyền giáo trở thành thầy thuốc, và nhờ vài vị thuốc thông dụng, ngài đã chiếm được lòng tin của những con người bản địa tốt lành, những con người cho đến lúc đó chỉ biết cậy nhờ vào các “Bo-yau” (thầy mo) của họ... Vì thuốc của tôi công hiệu hơn các chỉ dẫn của các “Bo-yau”, nên con cái tốt lành của tôi hằng ngày đến xin băng bó các vết thương và chữa các bệnh linh tinh của chúng...”  [22]

Tiếp xúc với người Thượng, học tiếng của họ, dạy học và chữa bệnh cho họ, đó là những công việc thường ngày của cha Cassaigne từ khi ngài tiếp nhận điểm truyền giáo Di-linh. Nhưng xem ra trường học của ngài cũng gặp những trớ trêu như ngôi trường của cha Nicolas tại Đà-lạt gần mười năm về trước: “...việc dạy dỗ lũ trẻ thì... hết sức vất vả. Chúng như những con dê con, thích chạy, thích nhảy, thích đi long rong ngoài bụi ngoài bờ, ít khi chịu ngồi yên trong lớp... Học sinh trốn học ở nhà là chuyện thường...”  [23]

Trong lá thư đề ngày 16/8 trên đây, cha Cassaigne cũng nói đến những khó khăn vất vả trong việc truyền đạt kiến thức cho con em bản địa; ngài viết: “Dạy học cho lũ con nít bản địa không phải là chuyện dễ; cha mẹ chúng, ông bà chúng... không bao giờ biết, cũng như không bao giờ nhận thấy lợi ích của việc biết chữ... ngôn ngữ của họ là để nói chứ không phải để viết. Tuy nhiên, phải bắt đầu từ chính chỗ này, và vì không nên quá tin tưởng vào sự hiếu học để lôi cuốn đám học trò nhỏ, nên mỗi ngày vài bát cơm nóng sẽ là phần thưởng cho những em siêng năng và thu hút những đứa khác... đối với những chú Thượng con, cần có cơm, và một bát cơm thì được nuốt nhanh hơn là một trang chữ.”  [24]

Sau những mò mẫm kiên trì, Cha Cassaigne cũng đã soạn được một cuốn sách giáo lý nhỏ  [25]và đã dịch được một ít kinh quen dùng bằng tiếng Ko-ho. Để có thể hội nhập hoàn toàn vào xã hội của người bản địa, cha Cassaigne còn tìm hiểu và ghi chép những phong tục tập quán của họ. Những nghiên cứu này, ngài đã thuyết trình trước các nhà đương cuộc  [26]hoặc đăng trên các tạp chí, như tạp chí Education – Giáo dục  [27].

Công việc thì bề bộn và vất vả như thế, nhưng sức khỏe của nhà truyền giáo thì thật là đáng ngại. Chính cha Cassaigne thì hình như không bao giờ nói đến các bệnh tật mà ngài mắc phải khi ở Di-linh. Chúng ta chỉ thấy ngài viết về bệnh sốt rét và bệnh phong mà người khác là nạn nhân được ngài cứu chữa. Nhưng cha Phùng Thanh Quang đã dành nhiều trang trong cuốn Lạc quan trên miền Thượng của ngài để nói đến căn bệnh sốt rét quái ác đã tấn công nhà truyền giáo. Ngài viết: “Cuộc đời đau ốm liên lỉ của Đức Cha Cassaigne là điển hình rõ rệt nhất của loại sốt r&eacu

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
BÀI GIẢNG ĐỨC THÁNH CHA - CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN NĂM B
BÀI GIẢNG ĐỨC THÁNH CHA - CHÚA NHẬT 13 THƯỜNG NIÊN NĂM B.
ỦY BAN GIÁO DÂN - THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN - MUỐI VÀ ÁNH SÁNG CHO THẾ GIỚI avatar Ủy ban Giáo dân 01/07/2024 Giáo hội là Dân Thiên Chúa, nơi mỗi người tín hữu, dù là giáo sĩ hay giáo dân, đều đóng góp vai trò không thể thiếu trong sứ mạng loan báo Tin Mừng. Chủ đề “Tông đồ giáo dân: Muối và ánh sáng cho thế giới” tập trung vào việc khai triển và cổ võ vai trò của giáo dân trong việc trở thành muối ướp mặn đời và ánh sáng soi sáng trần gian. Ủy ban Giáo dân Hội đồng Giám mục Việt Nam THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN: MUỐI VÀ ÁNH SÁNG CHO THẾ GIỚI BÀI 1: HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN DỰA TRÊN LỜI CHÚA - Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái BÀI 2: SỐNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI THƯỜNG – Lm. Antôn Hà Văn Minh BÀI 3: BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI TỪ BÊN TRONG - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. BÀI 4: LÒNG CAN ĐẢM VÀ SỰ KHÔN NGOAN KHI DẤN THÂN VÀO ĐỜI SỐNG TRẦN THẾ - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. BÀI 1: HÀNH TRÌNH ĐỨC TIN DỰA TRÊN LỜI CHÚA - Phanxicô Xaviê Nguyễn Thái “Không phải bất cứ ai thưa với Thầy: “Lạy Chúa! lạy Chúa!” là được vào Nước Trời cả đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi. “Vậy ai nghe những lời Thầy nói đây mà đem ra thực hành, thì ví được như người khôn xây nhà trên đá. Dù mưa sa, nước cuốn, hay bão táp ập vào, nhà ấy cũng không sụp đổ, vì đã xây trên nền đá. Còn ai nghe những lời Thầy nói đây, mà chẳng đem ra thực hành, thì ví được như người ngu dại xây nhà trên cát. Gặp mưa sa, nước cuốn hay bão táp ập vào, nhà ấy sẽ sụp đổ, sụp đổ tan tành” (Mt 7, 21.24 – 27). Đọc đoạn Tin Mừng trên cho chúng ta thấy: sống Tin Mừng trong đời thường là một hành trình đức tin mà qua đó, người Kitô hữu áp dụng lời dạy của Chúa Giêsu vào cuộc sống hàng ngày. Yêu Chúa không chỉ là tham dự các thánh lễ, các giờ kinh, mà phải thi hành ý muốn của Chúa Cha qua việc lãnh nhận các bí tích thường xuyên và qua cách chúng ta tương tác với mọi người xung quanh, cách chúng ta hành xử với thử thách và cách thực hiện các quyết định. Dưới đây là một số suy tư của giáo dân và một số cách để sống Tin Mừng trong đời thường: 1. Suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa: chúng ta không thể kết hiệp mật thiết với Chúa mà không cầu nguyện với Ngài. Việc dành thời gian mỗi ngày để suy niệm và cầu nguyện với Lời Chúa giúp nuôi dưỡng tâm hồn chúng ta ngày càng trở nên thánh thiện hơn, yêu Chúa nhiều hơn và được Chúa hướng dẫn hành động. 2. Yêu thương tha nhân là yếu tố quan trọng khi ta sống theo Tin Mừng. Yêu thương mọi người xung quanh mình, cho dù họ là ai, tôn giáo nào, giàu hay nghèo. “Đây là điều răn của Thầy: anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em” ( Ga 15, 12 ). Điều này áp dụng qua việc giúp đỡ những người nghèo khó, an ủi những người đang gặp khó khăn, và chia sẻ cho cộng đồng đang cần đến tình thương của mình. 3. Hiền lành và khiêm nhường: là ứng xử một cách nhẹ nhàng, không gây ra xung đột, luôn lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác, và tìm cách giải quyết mọi vấn đề một cách dịu dàng và an bình. Tuy nhiên, hiền lành và khiêm nhường không đồng nghĩa với sự yếu đuối, mà chính là một cách để thể hiện sự mạnh mẽ và tự tin của bản thân thông qua sự kiểm soát cảm xúc và nhận thức. 4. Sống công bằng và bác ái: cố gắng sống công bằng với mọi người, không phân biệt đối xử, không chỉ dựa trên sự thỏa thuận mà dựa trên giá trị cốt lõi là phẩm giá con người, và thực hiện các hành động bác ái, như viếng thăm người đau yếu, quyên góp cho từ thiện, chia sẻ Chúa cho anh em, tham gia phục vụ cộng đồng dân Chúa cũng như cộng đồng xã hội. 5. Kiên nhẫn tha thứ: sống theo Tin Mừng đòi hỏi lòng kiên nhẫn và sẵn lòng tha thứ, dù trong những hoàn cảnh khó khăn nhất. Tha thứ đến cùng, tha thứ không giới hạn cho những lỗi lầm của người khác. Lý do chính mà chúng ta làm là vì Chúa đã tha thứ cho mỗi người chúng ta. 6. Chia sẻ niềm vui: sống vui tươi, dịu dàng với mọi người qua lối sống khó nghèo, tìm kiếm sự hài lòng, phấn khởi trong những điều giản dị và ý nghĩa của cuộc sống. 7. Sống Tin Mừng trong đời thường là chúng ta làm chứng về một Đức Giêsu con Thiên Chúa đã xuống trần gian, chịu chết và sống lại cho chúng ta được sống và được sống lại. Chứng nhân không chỉ trong một giai đoạn của cuộc sống nhưng là một đời Kitô hữu được kết hiệp với Chúa, bằng nguồn sống của Chúa. Qua hành động và lời nói hàng ngày, qua cách sống và tương tác với tha nhân làm sao bày tỏ được tình yêu và lòng thương xót của Chúa. Những suy tư Sống Tin Mừng trong đời thường không chỉ là làm một số việc đạo mà là cách sống thánh thiện và yêu thương mọi người xung quanh. Mỗi người cần gìn giữ và phát triển niềm tin của mình để sống đúng lý tưởng và hạnh phúc theo tinh thần của Tin Mừng. Sống Tin Mừng trong đời thường không phải lúc nào cũng dễ dàng, mỗi người giáo dân có cách sống Tin Mừng trong cuộc sống của họ một cách khác nhau. Nhiều giáo dân chưa mở lòng nên không nhận được ơn Chúa. Họ sống khép kín, không tham gia vào giáo xứ hoặc nếu có cũng chỉ là hình thức. Có những người không biết về Tin Mừng hoặc có biết qua loa thì cũng chưa áp dụng Tin Mừng vào cuộc sống, có khi còn không dám cho người khác biết mình là người Công Giáo, không dám sống đức tin của mình. Những người giáo dân khác sống theo lời dạy của Chúa Giêsu và thực hành lòng nhân từ, yêu thương và tha thứ. Trong khi một số khác có thể gặp khó khăn trong việc áp dụng những giá trị đạo đức từ Tin Mừng vào cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, quan trọng nhất là họ luôn cố gắng học hỏi và phát triển trong đức tin của mình để trở thành những người sống theo Tin Mừng mẫu mực. Được như thế là giáo dân cũng đang tham gia vào đời sống của Giáo Hội, dần dần góp phần xây dựng một Giáo Hội hiệp hành và một thế giới tốt đẹp hơn. Hồi Tâm 1/ Làm cách nào giúp mọi người Công Giáo, hay ít nhất là những người đi lễ mỗi tuần có thể học, suy niệm và cầu nguyện với Tin Mừng? Nếu đang làm việc trong Hội đồng mục vụ giáo xứ hay trong các Hội đoàn Công giáo tiến hành, bạn sẽ làm gì? 2/ Chứng nhân Tin Mừng trong đời thường là phương cách hữu hiệu giúp người khác dễ dàng sống theo gương, bạn có thể chia sẻ chứng nhân trong những buổi họp, hay những lúc riêng tư cho những người chung quanh không? 3/ Trong đời thường, bạn làm gì để bày tỏ lòng yêu mến Chúa qua tha nhân? BÀI 2: SỐNG TIN MỪNG TRONG ĐỜI THƯỜNG – Lm. Antôn Hà Văn Minh Qua Bí tích Rửa tội, người tín hữu được dự phần vào sứ vụ của Chúa Giêsu. Sứ vụ đó chính làm cho mọi người nhận biết ơn cứu độ của Thiên Chúa Cha tỏ bày cho nhân loại qua Đức Giêsu Kitô. Thi hành sứ vụ chính là sống Tin Mừng giữa lòng thế giới, cụ thể trong cuộc sống thường ngày của mỗi tín hữu. Công Đồng nói về cảnh sống trần thế của giáo dân bằng cách trình bày cảnh sống ấy, trước tiên, như là môi trường trong đó họ được Thiên Chúa mời gọi: “Đó là nơi Thiên Chúa gọi họ” (LG số 31). Và thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã giải nghĩa: “nơi” được trình bày bằng những hạn từ có tính cách năng động: giáo dân sống giữa trần gian, nghĩa là dấn thân vào tất cả cũng như từng công việc và bổn phận của trần thế, giữa những cảnh sống thường ngày trong gia đình và ngoài xã hội, tất cả những điều đó như dệt thành cuộc sống của họ. Đó là những con người có một đời sống bình thường trong trần gian, học hỏi, làm việc, thiết lập những tương quan bạn bè, xã hội, nghề nghiệp, văn hóa”[1]. Sống Tin Mừng là gì? Trích dẫn Lời Chúa: “Chính anh em là muối cho đời… là ánh sáng cho trần gian” (Mt 5,13–14), Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã trình bày: “Lời mời gọi của Chúa Giêsu chính là sứ mạng của người tín hữu sống trong thế giới này. Người Kitô hữu không coi thế gian là địa ngục, là nơi giam cầm của những nỗi thống khổ, cũng như không coi thế gian là hạnh phúc vĩnh cửu cho cuộc đời mình, nhưng là nơi để Thiên Chúa tỏ lộ tình yêu của Ngài qua sự cộng tác của con người, và là nơi để con người được thực thi ơn gọi và sứ mạng Kitô hữu của mình trong một tình yêu dấn thân và thánh hóa thế giới: Tham dự vào lãnh vực trần thế, là phận vụ phát xuất từ bản tính nội tại và sứ mạng của mình”[2]. Vì thế, sống Tin Mừng chính là huấn luyện bản thân nhuần thấm Tin Mừng để có thể thực thi ơn gọi của mình cách trọn hảo. Thiên Chúa muốn người tín hữu trở thành muối, thành ánh sáng cho thế giới bằng chính đời sống Tin Mừng của mình, hay nói cách khác người tín hữu dấn thân phục vụ để trần gian nhận biết tình yêu của Ngài dành cho nhân loại, một tình yêu trọng đại đã được thánh Gioan diễn tả: “Thiên Chúa đã yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một mình, để tất cả những ai tin Con Ngài thì không phải hư mất, nhưng được sống đời đời” (Ga 3, 16). Nhưng để có thể sống Tin Mừng, dấn thân phục vụ cho Tin Mừng, đòi hỏi người tín hữu phải là người thấm đẫm Tin Mừng. Chỉ là men Tin Mừng khi người hữu phải đầy “chất” Tin Mừng. Vì thế, sống Tin Mừng trước tiên phải kết hợp mật thiết với Đức Kitô, vì Ngài chính là Tin Mừng. Vì thế, cuộc gặp gỡ với Tin Mừng là nền tảng cho việc sống Tin Mừng. Điều đó được thực hiện trước tiên chính là cuộc gặp gỡ Lời qua Kinh Thánh. Công đồng Vatican II trong hiến chế Mạc khải đã minh định: Chúa Cha muốn gặp gỡ con cái mình và ngỏ lời với họ qua Sách Thánh. Như vậy, tiếp cận với Lời Chúa, đọc Thánh Kinh là đi vào một cuộc gặp gỡ, tham gia một cuộc đối thoại với Thiên Chúa[3]. Quả thật việc đọc Thánh Kinh là cách thế tuyệt hảo để có được cuộc đối thoại với Thiên Chúa, vì “chúng ta ngỏ lời với Ngài khi cầu nguyện, và chúng ta nghe Ngài nói lúc chúng ta đọc các sấm ngôn thần linh”[4]. Trong Tông Thư “Khởi Đầu Ngàn Thứ Ba”, Đức Giáo hoàng Gioan Phaolô II viết: “Lời Chúa phải trở nên một sự gặp gỡ ban sự sống, theo truyền thống xa xưa và luôn vững chắc về việc đọc Sách Thánh, cho phép rút ra từ bản văn Thánh Kinh Lời Hằng Sống, là lời chất vấn, hướng dẫn và hình thành cuộc sống chúng ta” (số 39)[5]. Người tín hữu chỉ có thể là men Tin Mừng, khi đời sống được đặt trên nền tảng Lời Chúa, không thường xuyên cầu nguyện với Lời Chúa không thể nào hoán cải cuộc đời để có thể làm cho đời mình trở thành men Tin Mừng. Dựa vào hoạt động của Giáo Hội tiên khởi được tường thuật trong sách Tông đồ công vụ, Đức Thánh cha Phanxicô nói: “Chúng ta khám phá động cơ mạnh mẽ của việc loan báo Tin Mừng chính là những buổi quy tụ cầu nguyện, nơi những người tham gia cảm nghiệm cách sống động sự hiện diện của Chúa Giêsu và được Chúa Thánh Thần đánh động. ...Lời cầu nguyện truyền lan ánh sáng và sự hăng hái: ân sủng của Chúa Thánh Thần làm nảy sinh trong lòng họ sự nhiệt thành”[6]. Dĩ nhiên việc tiếp cận Lời Chúa phải gắn chặt với Thánh Thể. Đức Thánh cha Phanxicô đã nói mạnh mẽ: Chỉ trong sự tôn sùng Thánh Thể, chỉ trước mặt Chúa, hương vị và sự say mê truyền giáo mới có thể được phục hồi. Lòng tôn sùng Thánh Thể là động lực giúp cho chúng ta vượt thắng những phong ba bão táp của cuộc đời, đặc biệt đó là nguồn khích lệ cho những người hết lòng chia sẻ Tin Mừng, chính vì trong Bí tích Thánh Thể, “chúng ta gặp gỡ Đấng đã ban mọi sự cho chúng ta” và đến lượt mình, chúng ta trở nên có khả năng chia sẻ tình yêu đó với người khác[7]. Để có thể sống Tin Mừng hầu trở thành men của Tin Mừng, chúng ta cần phải liên kết chặt chẽ với Chúa Kitô qua Lời Chúa, Thánh Thể và cầu nguyện và sống tình huynh đê. Bốn yếu tố: Lời Chúa, tìm kiếm tình hiệp thông huynh đệ, Thánh Thể và cầu nguyện, theo Đức Thánh Cha Phanxicô, chính là tiêu chuẩn để phân định một sự việc. Bất cứ trường hợp nào thiếu những yếu tố này điều thiếu tính Giáo hội, không phải của Giáo hội, yếu tố quan trọng để chứng thực chúng ta thực sự là Men của Tin Mừng.[8] Sống Tin Mừng giữa đời thường Nhìn vào thực tế, trăn trở lớn của Giáo Hội Việt Nam là vấn đề Loan Báo Tin Mừng. Thật vậy, con số tín hữu Việt Nam đến nhà thờ dâng lễ mỗi Chúa Nhật có thể nói cho đến lúc này vẫn đáng tự hào, thế nhưng niềm tự hào này có thực sự là niềm vui đích thực không? Bởi nhìn vào cánh đồng truyền giáo mỗi địa phương vẫn còn ngổn ngang, vẫn còn có qua nhiều người chưa được tiếp cận với Tin Mừng, vẫn còn đó nhưng lương dân là hàng xóm của các gia đình Công giáo, nhưng họ chẳng nghe nói về Chúa Giêsu, không một lần tiếp cận được với Tin Mừng. Câu trả lời được tìm thầy nơi lối sống của người tín hữu Công giáo. Là men Tin Mừng, nhưng họ lại không thể hiện lối sống Tin Mừng ngay trong môi trường mình sinh sống. Họ tách rời đức tin và cuộc sống thường ngày, họ đóng khung lối sống Tin Mừng trong nhà thờ, họ không làm cho men Tin Mừng được dậy lên trong người môi trường mình sống. Cha mẹ vẫn đi dâng lễ ngày Chúa nhật, nhưng chưa một lần hướng dẫn con cái về đời sống đức tin. Người tín hữu vẫn thường xuyên gặp gỡ bạn bè là lương dân, nhưng chưa một lần họ nghe về Chúa Giêsu, nhiều khi còn tệ hơn, để làm vui lòng bạn bè lương dân, người Công Giáo sẵn sàng bỏ đi lễ Chúa nhật; ngoài phố chợ, những chủ cửa hàng Công Giáo vẫn ngần ngại thể hiện lối sống Tin Mừng để giữ đức công bình và đức yêu thương... Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II nhấn mạnh: “Người tín hữu không được mời gọi rời bỏ vị thế họ đang sống nơi trần gian. Thực vậy, Bí tích Thánh Tẩy không kéo họ ra khỏi trần gian, như thánh Phaolô đã nhấn mạnh: ‘Thưa anh em, khi được kêu gọi ở địa vị nào, mỗi người cứ ở địa vị đó trước mặt Thiên Chúa’ (1 Cr 7,24); trái lại, Ngài trao cho họ một ơn gọi có liên hệ đích thực với tình huống của họ trong trần gian: thực vậy, giáo dân được ‘Thiên Chúa kêu gọi để, dưới sự hướng dẫn của tinh thần phúc âm, như men từ bên trong, họ thánh hóa thế giới bằng việc thi hành những nhiệm vụ của mình; và như thế, với lòng tin cậy mến sáng ngời, nhất là với chứng tá đời sống, họ tỏ lộ Chúa Kitô cho kẻ khác’ (Tông huấn Người Tín hữu Giáo dân, số 15) Cha Mến kể câu chuyện: Chứng nhân trong đời thường như sau: Nhà giáo dục vĩ đại Booker T. Washington có viết như sau trong cuốn tự thuật mang tựa đề: “Từ ách nô lệ đi lên” của ông: “Càng lớn tôi càng tin chắc rằng, không một sự giáo dục nào có thể gặt hái được từ sách vở, hay từ những dụng cụ đắt tiền, mà có thể sánh ví được với những gì ta có thể gặt hái được, do tiếp xúc với các bậc vĩ nhân”. Cách đây ít lâu, một phụ nữ Ấn độ giáo đã trở lại Công giáo, sau một thời gian nghe rao giảng Lời Chúa. Bà chịu nhiều gièm pha, đay nghiến từ người chồng và bao người thân, do việc bà trở lại đạo. Có lần cha xứ hỏi bà: “Khi chồng con nổi giận và hành hạ con, thì con làm gì”? Bà đáp: “Thưa Cha, con cố gắng nấu ăn ngon hơn. Khi ông than trách, con lau chùi nhà sạch hơn. Khi ông ăn nói cộc cằn, con trả lời ôn tồn nhỏ nhẹ. Con cố gắng để chứng tỏ cho ông ta thấy: Khi con trở lại đạo Chúa, con phải là người vợ và người mẹ tốt hơn”. Một thời gian sau, chính ông chồng cũng xin trở lại đạo Công giáo, không phải vì lời giảng của cha xứ, cho bằng chính nhờ gương sáng sống đạo của bà vợ đạo đức của ông.[9] Sắp tới đây Đức Thánh cha Phanxicô sẽ phong thánh cho chân phước Carlo Arcutis, một vị thánh trẻ, được gọi vị thánh thuộc thế hệ Y. Thánh nhân có gì đặc biệt? Không có gì đặc biệt ngoài việc ngài sống Tin Mừng giữa đời thường. Đức hồng y Vallini trong bài giảng lễ phong chân phước đã nói về Carlo Arcutis như sau: Carlo có lòng yêu mến Thánh Thể và gắn bó với Thánh Thể cách đặc biệt. Chúa Giêsu là Bạn, là Thầy, là Đấng Cứu Độ và là sức mạnh cho cuộc sống của Acutis và là động lực của mọi việc cậu làm. Từ đó, Carlo mong muốn mãnh liệt đưa người khác đến với Chúa và cậu làm điều này trên hết bằng gương mẫu cuộc sống. Carlo dùng mọi cách, cả cách thức hiện đại, với tài năng về tin học Chúa ban, để gặp gỡ và loan truyền các giá trị Kitô giáo cho người khác[10]. BÀI 3: BIẾN ĐỔI THẾ GIỚI TỪ BÊN TRONG - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. Đời sống Kitô hữu giữa lòng trần thế như những hạt muối tinh tế thấm vào lòng đời, lặng lẽ làm biến đổi thế giới, như men trong bột làm dậy lên cả khối bột. Hành trình hy vọng nhưng cũng đầy thách đố này đòi hỏi sự biến đổi sâu sắc từ bên trong tâm hồn và đời sống mỗi người tín hữu. Khi mỗi người thay đổi từ nội tâm, họ trở thành ánh sáng lan tỏa, chiếu rọi khắp nơi, góp phần biến đổi thế giới bằng chính đời sống đức tin của mình. Theo Sắc Lệnh về Tông Đồ Giáo Dân, linh đạo tông đồ giáo dân không chỉ là sống đức tin một cách cá vị, mà còn là tham gia tích cực vào sứ mạng của Giáo Hội. Giáo dân được mời gọi trở thành những tông đồ giữa đời, mang Tin Mừng đến mọi nơi (Apostolicam Actuositatem-AA, 4). Linh đạo này giúp mỗi người giáo dân nhận ra rằng, họ có một vai trò đặc biệt trong việc xây dựng Nước Trời nơi trần thế, không chỉ qua lời nói mà còn qua hành động cụ thể trong cuộc sống thường ngày: “Bản chất riêng biệt của người giáo dân là sống giữa đời và làm việc đời nên chính họ được Thiên Chúa mời gọi để một khi tràn đầy tinh thần Kitô giáo, họ làm việc tông đồ giữa đời như men trong bột” (AA 2). Sống linh đạo tông đồ giáo dân như thế, trước hết người giáo dân gắn bó mật thiết với Chúa Giêsu qua Lời Chúa và Thánh Thể. Bí tích Thánh Thể là tâm điểm đời sống người tín hữu, nuôi dưỡng mỗi người trong hành trình Kitô hữu giữa đời, giúp mỗi người kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu và dấn thân phục vụ sứ mạng của Người: “Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được” (Ga 15,5). Kết hiệp mật thiết với Chúa Giêsu, đó không chỉ là lời mời gọi, mà còn là một yêu cầu thiết yếu, để mỗi Kitô hữu có thể sống đức tin và thực thi sứ mạng của mình. Tham dự Thánh lễ, cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa,… là những phương thế giúp giáo dân nuôi dưỡng đời sống thiêng liêng của mình. Cầu nguyện giúp người giáo dân sống tình thân mật thiết với Chúa, trong khi suy niệm Lời Chúa giúp họ hiểu rõ hơn về ý nghĩa và sứ mạng của mình như được Chúa mời gọi. Kết hiệp với Chúa Giêsu qua Thánh Thể và Lời Chúa là những phương thế sống động để mỗi người trở nên men trong bột, biến đổi thế giới từ bên trong. Từ đời sống gắn kết với Chúa Giêsu, người giáo dân sống đức tin của mình qua những hành động cụ thể trong gia đình, nơi làm việc, và cộng đồng. Điều này có thể bao gồm việc tham gia vào các hoạt động xã hội, hỗ trợ người nghèo, bảo vệ môi trường, và tham gia vào các phong trào xã hội nhằm thúc đẩy công lý và hòa bình. Ý nghĩa của việc trở thành men trong bột là mỗi Kitô hữu đều có thể đóng góp một phần nhỏ nhưng quan trọng vào việc biến đổi thế giới xung quanh. Điều này đòi hỏi mỗi người phải sống đời sống đức tin một cách chân thật và nhiệt thành. Tình yêu và công lý là hai yếu tố không thể thiếu trong linh đạo giáo dân. Mỗi giáo dân được mời gọi sống yêu thương qua những hành động cụ thể, đồng thời nỗ lực thực thi công lý và xây dựng hòa bình. Các hoạt động xã hội đóng vai trò quan trọng trong việc thực hành tông đồ giáo dân. Tham gia vào các hoạt động này không chỉ giúp mỗi người thực thi sứ mạng truyền giáo, mà còn góp phần xây dựng một xã hội công bằng và yêu thương hơn. Sau cùng, qua đời sống đức tin và dấn thân tông đồ, mỗi người góp phần xây dựng và phát triển cộng đoàn giáo xứ. Qua việc tham gia tích cực vào đời sống giáo xứ, giáo dân không chỉ đóng góp vào sự phát triển của cộng đoàn mà còn tạo ra một môi trường yêu thương và hiệp nhất. Một cộng đoàn yêu thương sẽ là nền tảng vững chắc để mỗi giáo dân có thể thực thi sứ mạng truyền giáo của mình một cách hiệu quả. Tóm lại, hành trình Kitô hữu giữa lòng trần thế là trở thành muối và men, âm thầm, trung kiên, nhẫn nại thấm vào mọi ngóc ngách của cuộc sống, làm biến đổi thế giới từ nội tại. Sống đức tin trong đời thường, thể hiện qua những hành động cụ thể trong gia đình, nơi làm việc và cộng đồng, là cách mỗi Kitô hữu trở thành men trong bột, biến đổi thế giới bằng tình yêu và công lý. Kết hiệp với Chúa qua cầu nguyện và suy niệm Lời Chúa, cùng tham gia vào các hoạt động xã hội, là nền tảng để mỗi giáo dân góp phần xây dựng một xã hội công bằng và yêu thương, biến đổi thế giới từ bên trong. Hồi tâm 1/ Nhìn lại kinh nghiệm sống đạo, tôi thấy mình trở nên ánh sáng và muối và men trong môi trường sống như thế nào? Tôi có thể làm gì để thẩm thấu và lan tỏa tinh thần Kitô giáo trong gia đình, nơi làm việc, và cộng đồng của mình? 2/ Tôi cảm nghiệm thế nào về ơn gọi và sứ mạng Kitô hữu khi cầu nguyện và suy niệm lời Chúa? Làm thế nào tôi có thể biến những cảm nghĩ thiêng liêng ấy thành hành động cụ thể để xây dựng Nước Trời ngay cuộc sống đời thường của tôi? 3/ Khi đối diện với những thách thức trong cuộc sống và xã hội, tôi trải nghiệm thế nào về tình yêu và công lý như men trong bột, làm dậy lên sự thay đổi tích cực? Tôi có sẵn sàng dấn thân hơn nữa để trở thành người tông đồ truyền giáo giữa đời, lan toả tình yêu và công lý trong môi trường sống thường ngày? BÀI 4: LÒNG CAN ĐẢM VÀ SỰ KHÔN NGOAN KHI DẤN THÂN VÀO ĐỜI SỐNG TRẦN THẾ - Lm. Tôma Vũ Ngọc Tín, S.J. Lòng can đảm và sự khôn ngoan là hai phẩm chất quan trọng mà mỗi Kitô hữu cần có để sống và làm chứng cho đức tin trong đời sống trần thế. Lòng can đảm giúp chúng ta vượt qua những thử thách và khó khăn, dám đứng lên bảo vệ sự thật và công lý. Sự khôn ngoan, hướng dẫn chúng ta hành động một cách sáng suốt, biết phân định phải trái, đúng sai và chọn lựa đường hướng đẹp lòng Chúa. Trong một thế giới đầy biến động và thách thức, lòng can đảm và sự khôn ngoan trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Đối với giáo dân, hai phẩm chất này không chỉ giúp họ sống đức tin một cách mạnh mẽ và vững vàng mà còn đóng góp tích cực vào việc xây dựng một xã hội công bằng và nhân ái hơn. Lòng can đảm là một chủ đề được nhắc đến nhiều trong Kinh Thánh: “Mạnh bạo lên, can đảm lên! Đó chẳng phải là lệnh Ta đã truyền cho ngươi sao? Đừng run khiếp, đừng sợ hãi, vì ĐỨC CHÚA, Thiên Chúa của ngươi, sẽ ở với ngươi bất cứ nơi nào ngươi đi tới” (Gs 1,9). Lời khích lệ này không chỉ dành cho Thủ lãnh Giôsuê mà còn dành cho tất cả chúng ta, những người đang sống và làm chứng cho đức tin. Lòng can đảm giúp chúng ta đứng vững trước những thử thách, bảo vệ niềm tin và dám sống theo những giá trị Tin Mừng trong một thế giới đầy cám dỗ, bạo loạn và bất công. Sự khôn ngoan cũng là một đức tính quan trọng được Kinh Thánh đề cao: “Nếu ai trong anh em thiếu đức khôn ngoan, thì hãy cầu xin Thiên Chúa, Người sẽ ban cho. Vì Thiên Chúa ban cho mọi người cách rộng rãi, không quở trách” (Gc 1,5). Sự khôn ngoan giúp chúng ta biết phân định đúng sai, tốt xấu, lựa chọn đường hướng đẹp lòng Chúa và hành động một cách sáng suốt trong mọi hoàn cảnh. Nó không chỉ là tri thức mà còn là khả năng ứng dụng tri thức đó vào cuộc sống một cách đúng đắn và hiệu quả tốt đẹp. Mỗi người vẫn thường đối diện với những thách đố và nghịch cảnh trong đời sống. Điều quan trọng là cách chúng ta đối diện và vượt qua chúng. Cuộc sống trần thế có muôn vàn cảnh huống mà ở đó, người giáo dân thể hiện lòng can đảm và sự khôn ngoan khi luôn tin cậy Chúa và đối diện khó khăn, chẳng hạn như việc bảo vệ sự thật và công lý trong môi trường làm việc, nơi có thể gặp phải những áp lực và cám dỗ. Lòng can đảm giúp chúng ta không lùi bước, trong khi sự khôn ngoan giúp chúng ta chọn lựa cách hành động phù hợp và hiệu quả. Đời sống đức tin không dừng ở việc tham dự các cử hành phục vụ mà còn sống theo những giá trị Kitô giáo trong đời sống thường ngày. Giáo dân có thể thể hiện lòng can đảm và sự khôn ngoan bằng cách làm gương sáng trong môi trường làm việc, trong gia đình, và trong cộng đồng. Những hành động cụ thể như giúp đỡ người khó khăn, bảo vệ môi trường, và tham gia vào các hoạt động từ thiện đều là những cách thể hiện đức tin một cách sống động và thực tế. Trong nhiều hoàn cảnh, lòng can đảm và sự khôn ngoan của người giáo dân có thể thể hiện trong vai trò lãnh đạo cộng đồng. Trong hoàn cảnh đó, lòng can đảm và sự khôn ngoan không chỉ giúp giáo dân đối mặt với những thách thức mà còn giúp họ hành động một cách sáng suốt và hiệu quả. Sau cùng, giáo dục con cái về lòng can đảm và sự khôn ngoan là một nhiệm vụ quan trọng của các bậc cha mẹ Công Giáo. Giáo dân có thể giúp con cái hiểu và thực hành hai phẩm chất này qua gương sáng trò chuyện thường ngày trước những vấn đề thực tế trong đời sống, giúp con cái phát triển lòng can đảm và sự khôn ngoan trong cuộc sống. Tóm lại, lòng can đảm và sự khôn ngoan là những phẩm chất không thể thiếu để mỗi Kitô hữu sống đức tin trong đời sống trần thế. Những phẩm chất này hằng giúp chúng ta vượt qua thử thách, bảo vệ sự thật và công lý, và hành động minh bạch, tư duy độc lập sáng suốt, mang lại ích lợi chính đáng cho bản thân và cộng đồng. Trong một thế giới đầy biến động, giáo dân cần lòng can đảm để kiên vững vượt qua những trở ngại và sự khôn ngoan để phân định và lựa chọn đúng đắn. Đó là hai phẩm chất giúp người giáo dân dấn thân sống đức tin giữa lòng trần thế, góp phần xây dựng đời sống xã hội thấm đượm Tin Mừng. Hồi tâm 1/ Trong những tình huống cụ thể nào, tôi thường cần đến lòng can đảm để bảo vệ sự thật và công lý? Tôi đã từng phản ứng ra sao và kết quả như thế nào? 2/ Làm thế nào tôi có thể áp dụng sự khôn ngoan để phân định đúng sai và đưa ra quyết định sáng suốt trong các hoạt động và công việc tại giáo xứ của mình? 3/ Nhớ lại một trải nghiệm khi lòng can đảm và sự khôn ngoan của người Công giáo đã tạo ra sự khác biệt tích cực trong cộng đồng xã hội? Tôi cảm nghĩ thế nào về sự dấn thân của người giáo dân, với lòng can đảm và khôn ngoan, vào đời sống xã hội? ________ [1] Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II, Tông Huấn Người Tín Hữu Giáo dân (Christifideles Laici), số 15. [2] Nt. [3]X. Hiến chế Mạc Khải (Dei Verbum), số 21 [4] X Hiến chế Mạc Khải (Dei Verbum), số 25. [5] Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông thư Ngàn Năm Thứ Ba (Millennio Adveniente), số 39> [6] Đức Phanxicô, buổi tiếp kiến chung trực tuyến sáng thứ Tư 25/11/2020), nguồn Vatican News. [7] Nguồn: www.ncregister.com/commentaries/without-adoration-there-s-no-evangelization [8] Nguồn: www.vaticannews.va/vi/pope/news/2020-11/ [9] Nguồn: https://linhmucmen.com/news/kho-sach-quy/chung-nhan-giua-doi-thuong [10] Nguồn: https://www.vaticannews.va/vi/church/news/2020-10/le-phong-chan-phuoc-carlo-acutis.html
ỦY BAN GIÁO DÂN - THƯỜNG HUẤN THÁNG 07/2024: TÔNG ĐỒ GIÁO DÂN - MUỐI ...
LINH ĐẠO DUNG NẠP
LINH ĐẠO DUNG NẠP