Thứ hai, ngày 01 tháng 07 năm 2024 | 05:29 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Tài liệu

CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II HÔM NAY VẪN GIỮ TẦM QUAN TRỌNG.

 

Ngày cập nhật: 4/9/2013 10:33:55 AM

Năm nay, Giáo Hội Công giáo mừng kỷ niệm 50 năm biến cố vĩ đại: Ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II. Thế mà, một số người Công giáo, nhất là những người trẻ lại ít nghe nói đến Công đồng; và nhiều người khác cũng không hiểu rõ Công đồng là gì. Là Giám mục, chúng tôi muốn nhân dịp này gợi nên niềm vui và sinh lực mà Công Đồng đã thông truyền cho Giáo Hội, qua những giáo huấn chính yếu.

 

 

 

 

CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II HÔM NAY 
 
VẪN GIỮ TẦM QUAN TRỌNG.
 
(Ủy Ban Giám Mục đặc trách Giáo lý thuộc Hội Đồng Giám Mục Canađa)
 


1. Năm nay, Giáo Hội Công giáo mừng kỷ niệm 50 năm biến cố vĩ đại: Ngày khai mạc Công đồng Vaticanô II. Thế mà, một số người Công giáo, nhất là những người trẻ lại ít nghe nói đến Công đồng; và nhiều người khác cũng không hiểu rõ Công đồng là gì. Là Giám mục, chúng tôi muốn nhân dịp này gợi nên niềm vui và sinh lực mà Công Đồng đã thông truyền cho Giáo Hội, qua những giáo huấn chính yếu.

- CÔNG ĐỒNG LÀ GÌ?

2. Khi tham dự một Công Đồng, các Giám mục trên toàn thế giới tụ họp lại để đồng thanh công bố cách rõ ràng giáo huấn của Hội thánh Công giáo. Vì Giám mục là những người kế vị các Tông đồ và hợp nhất với Đức Giáo Hoàng, người kế vị Tông đồ Phêrô, nên những gì Công đồng Đại kết truyền dạy, đều mang thẩm quyền cao nhất của Hội Thánh.

- TẠI SAO LẠI TỔ CHỨC CÔNG ĐỒNG VATICANÔ II?

3. Dù trong quá khứ, các công đồng thường được triệu tập để phản kháng một nguy hiểm hay một đe dọa đối với đức tin; nhưng đối với Công đồng Vaticanô II, thật ra không phải là trường hợp như thế. Một ngày kia, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII – hiện là Chân Phước – đã làm cho mọi người hết sức sửng sốt, khi Ngài loan báo sẽ triệu tập một Công đồng Đại kết. Gần ba năm sau, khi Công đồng khai mạc, nghĩa là vào năm 1962, Đức Giáo Hoàng đã giải thích lý do Ngài triệu tập Công đồng như sau:

“Để đáp lại lòng tha thiết mong ước của mọi người chân thành gắn bó với tất cả những gì thuộc Kitô giáo, Công giáo và tông truyền, giáo lý công giáo cần phải được nhận biết cách rộng rãi và cao hơn, các tâm hồn cần phải được thấm nhuần giáo lý sâu sắc hơn, được giáo lý biến đổi nhiều hơn. Giáo lý chắc chắn và bất biến cần phải được trung thành tôn kính, được đào sâu và trình bày cách thích hợp với những yêu cầu của thời đại chúng ta. Quả thật, giáo lý vừa là kho giữ gìn đức tin, nghĩa là những chân lý được chứa đựng trong giáo lý đáng kính của chúng ta, vừa là hình thức qua đó các chân lý được công bố, tuy nhiên cần phải bảo toàn các chân lý luôn giữ được cùng một ý nghĩa, và cùng một tầm quan trọng” (1).

Diễn từ của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII đã đánh động cử tọa. Một linh mục Canađa đã nói lên: “Mọi người dậy nên niềm vui trong lòng và ứa tràn những giọt lệ nơi khóe mắt” (2). Cung giọng và sự định hướng trong diễn từ được dành cho thời gian còn lại của Công Đồng. Rõ ràng, Vaticanô II không được triệu tập để trả lời cho những đe dọa khẩn trương hay để sửa đổi giáo huấn của Hội Thánh. Đúng ra, nó có mục đích để công bố lại đức tin bất biến của Hội Thánh vào Chúa Kitô, trong một ngôn ngữ mà văn hóa hiện nay có thể dễ tiếp nhận. Việc “cập nhật” (tiếng Latinh là aggiornamento) cách trình bày đức tin này, cũng chuyển sang một sự đào sâu hay phát triển nào đó trong cách hiểu biết đức tin. Đây, trong khi họp Công Đồng, Đức Hồng y Léger đã giải thích việc làm dành cho các Giám mục như thế nào. Ngài nói: “Chúng ta phải cẩn thận và khôn ngoan phân biệt những giáo lý chắc chắn với những quan niệm thần học, thường lo lắng đừng bao giờ làm gì có thể gây tốn kém vô ích cho đức tin người tín hữu. Trái lại, chúng ta phải biết cùng với linh mục và những người tín hữu của mình tìm kiếm một nhận thức về Tin Mừng ngày càng thêm sâu sắc” (3).

Khi xem xét một số giáo huấn chính yếu của Vaticanô II, chúng ta sẽ thấy Công Đồng đào sâu nhận thức của ta về Tin Mừng như thế nào.

- CÁC VĂN KIỆN.

4. Những giáo huấn của một Công Đồng thường được diễn tả trong các văn kiện mà chính các Giám mục tham dự Công Đồng soạn thảo và chuẩn nhận. Công Đồng Vaticanô II đã ban hành nhiều văn kiện (4 Hiến chế, 9 Sắc lệnh và 3 Tuyên Ngôn), sau khi kết thúc những buổi tranh luận và bàn thảo rất sôi động. Những văn kiện quan trọng nhất, đó là: bốn “Hiến Chế” mà ta thường chỉ định bằng hai từ đầu tiên của bản văn Latinh. Đó là: - Sacrosanctum Concilium (về Phụng vụ thánh), - Lumen Gentium (về Giáo Hội), - Dei Verbum (về Lời Chúa), - và Gaudium et Spes (về Giáo Hội trong thế giới ngày nay). Để rút ra những ý tưởng quan trọng của Công đồng, chúng ta sẽ dừng lại ở một số điểm nổi bật của những văn kiện này, mà hiện chúng vẫn còn tiếp tục tác động trên đời sống công giáo chúng ta.

+ PHỤNG VỤ.

5. Phụng vụ, cử hành Thánh lễ, là “tột đỉnh quy hướng mọi hoạt động của Giáo Hội, đồng thời là nguồn mạch tuôn trào mọi năng lực cho Giáo Hội” (4). Vì thế, văn kiện đầu tiên được Vaticanô II ban hành, Sacrosanctum Concilium, hướng đến Phụng vụ. Cấu trúc Thánh lễ công giáo đã biến hóa suốt dòng thế kỷ, nhưng vào lúc khai mạc Công đồng, đã 400 năm mà trên thực hành, hình thức Thánh lễ vẫn không thay đổi. Do đó, trên thực hành, cách cử hành Thánh lễ thường phải kêu gọi một canh tân nào đó: nhiều người giáo dân không hiểu những bản văn Phụng vụ bằng tiếng Latinh, một số linh mục cử hành Thánh lễ cách nhanh vội, xúc phạm đến giá trị của Thánh Thể (đôi khi, chính họ cũng không hiểu tiếng Latinh), và cách chung, các tín hữu không tham dự Thánh lễ. Hiến Chế về Phụng vụ của Vaticanô II mời gọi mọi tín hữu “tham dự cách trọn vẹn, ý thức và tích cực các cử hành Phụng vụ” (5). Các Nghị phụ Công đồng cũng đưa ra một quyết định, yêu cầu mọi người công giáo phải tiếp cận với Thánh lễ cách trực tiếp và sát kề: cần phải tăng cường việc sử dụng tiếng mẹ đẻ cho Thánh lễ (6). Việc chấp nhận tiếng bản xứ phải giúp các tín hữu nam nữ không biết tiếng Latinh hiểu được những kinh nguyện phong phú của Phụng vụ Giáo Hội.

+ GIÁO HỘI VÀ THẾ GIỚI.

 

6. Hôm nay, khi ta bàn về Vaticanô II, cuộc thảo luận thường hướng về Giáo Hội, đặc biệt là Hiến chế tín lý Lumen Gentium (về Giáo Hội) và về Hiến chế Mục vụ Gaudium et Spes (về Giáo Hội trong thế giới ngày nay). Như một Nghị phụ Công đồng khác, Đức Cha James Hayes, lúc đó là Tổng giám mục Halifax, nêu lên: “Công đồng không có mục đích nào khác ngoài việc giúp ta hiểu biết và thấu triệt: Giáo Hội thật sự là gì” (7). Vaticanô II đã cho chúng ta một quan niệm tươi trẻ về Giáo Hội, về bước đường nên thánh, về khả năng đạt được ơn cứu độ, và về cái nhìn của ta đối với các Kitô hữu khác. Chúng ta sẽ bàn lại ba điểm trên, từng điểm một.

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
LINH ĐẠO DUNG NẠP
LINH ĐẠO DUNG NẠP
ĐTC Phanxicô: Đối thoại giữa Hồi giáo và Kitô giáo cần tôn trọng phẩm giá và các quyền của mọi người
ĐTC Phanxicô: Đối thoại giữa Hồi giáo và Kitô giáo cần tôn trọng ...
Chủ tịch Hàn lâm viện về Sự sống kêu gọi xây dựng lại tương quan giữa con người và với hành tinh
Chủ tịch Hàn lâm viện về Sự sống kêu gọi xây dựng lại tương ...