Thứ tư, ngày 19 tháng 06 năm 2024 | 01:25 AM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền thông

"PHẢI BIẾT CON NGƯỜI NẾU MUỐN BIẾT THIÊN CHÚA." (PHAOLO VI)

 

VĂN HÓA LÀ CON NGƯỜI

 

KẾT LUẬN

 


NHỮNG VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ VĂN HOÁ

 

 

Câu 1. Tích Hợp Đa Văn Hoá Đông Tây: tạo dáng người việt

 

 

1. Dáng người Việt mang phẩm chất truyền thống dân tộc.

 

- Tinh thần cộng đồng:

 

+ “Yêu Thương và Đoàn Kết”.

 

- Lối sống trọng tình:

 

+ “Hài hoà Âm Dương, thiên về Âm tính”.

 

+ Kính già: “Kính già, già để tuổi”.

 

+ Yêu trẻ: “Yêu trẻ, trẻ tới nhà”.

 

+ Trọng Nữ: “Nhất Vợ, nhì Trời; lệnh Ông không bằng cồng Bà”.

 

- Trọng Đức, cầu hiền tài:

 

+ “Chọn người có Đức,” (Người đứng đầu)

 

+ “Dùng người có tài”.  (Chuyên gia)

 

- Trọng Văn:

 

+ “Khôn nghề cờ bạc là khôn dại,

 

Dại chốn văn chương ấy dại khôn” (Nguyễn Bỉnh Khiêm)

 

+ “Nhất sĩ nhì nông”.

 

- Trọng chữ Hiếu:

 

+ “Trăm Đức, Đức Hiếu đứng đầu”.

 

+ “Trai thời trung hiếu làm đầu,

 

Gái thời tiết hạnh, là câu trau mình”.

 

 

2. Dáng người Việt mang phẩm chất Tam giáo

 

- Trọng Đức:(Nho)

 

+ Chủ trương:

 

“Tu thân, tề gia, để trị Nước cứu đời”.

 

“Đức thắng tài; có đức mặc sức mà ăn”.

 

+ Nguyên tắc:

 

“Mỗi người phải làm đúng chức phận của mình”.

 

+ Châm ngôn:

 

“Điều gì mình không muốn, thì đừng làm cho người khác”.

 

- Tinh thần Từ Bi Hỉ Xả: (Phật)

 

“Nhân từ, xót thương, tuỳ hỉ, thi ân bất cầu báo”.

 

- Lối sống: (Đạo)

 

“An vui, thanh thản, nhất là về tuổi già”.

 

3. Dáng người Việt mang phẩm chất Tây phương:

 

- Công bằng - Bác aí - Chân lý - Tự do.

 

+ Liên Đới và Trách Nhiệm.

 

- Hiền Lành - Khiêm Tốn và Yêu thương - Phục Vụ:  Vô vị lợi.

 

+ Đối thoại và hòa giải.

 

- Trọng vai trò cá nhân: “Trọng Tài”. (Cứ có tài là được.)

 

(Nên bổ sung: “Chọn người có Đức, Dùng người có Tài.”

 

- Phương pháp làm việc:

 

+ Có óc Khoa học, Biện chứng.

 

+ Có tầm nhìn rộng lớn:

 

Đề ra và giải quyết nhiều vấn đề mang tính thời đại và trước thời đại “kế trăm năm”.

 

- Coi trọng Văn Hoá trong các chương trình phát triển:

 

“Văn Hoá là động lực và là mục tiêu phát triển”.

 

- Thiên về sáng tạo và thực tế:

 

+ Chủ trương:

 

“Nhận thức tới đâu, hành động tới đó”;

 

“Cả Nước là trường, toàn dân là học sinh”;

 

“Học, học, học, học mãi. Học suốt đời”.

 

Cần bổ sung cái học Á Đông:

 

"Bảy mươi học bảy mốt" : Học Kinh Nghiệm.

 

 

Câu 2. Những nguyên tắc giải thích hiện tượng Văn Hoá Việt Nam.

 

 

1. Môi trường:Môi trường qui định kinh tế.

 

- Địa lý:

 

+ Ở ngã tư đường của “các nền văn minh”.

 

- Khí hậu:

 

Nóng, mưa nhiều, ẩm, thấp.

 

- Giao thông:

 

Nhiều sông nước, đi lại khó khăn.

 

2. Kinh tế:Môi trường và kinh tế, qui định Văn Hoá.

 

- Kinh tế Việt Nam:

 

+ Nghề nông, trồng lúa nước.

 

3. Lịch sử, xã hội:

 

- Huyền thoại:

 

+ Thánh Gióng:

 

“Chống xâm lược.”

 

+ Sơn tinh, Thuỷ Tinh:

 

“Chống lũ lụt.”

 

+ Lạc Long Quân và Âu Cơ:

 

“Một bọc, trăm trứng” (Cộng đồng – Tự trị).

 

- Ý nghĩa:

 

+ Cả 3 huyền thoại nói lên tính Cộng Đồng và tính Tự Trị, và cùng bộc lộ tính lịch sử và

 

xã hội

 

Việt Nam, hay bị xâm lược và lũ lụt.

 

+ Từ đó, tạo nên tinh thần Đoàn Kết toàn dân và ý thức Độc Lập Dân Tộc, lòng yêu

 

Nước nồng thắm.

 

4. Nhận thức: “Tư duy quyết định Văn Hoá.”

 

- Tư duy tổng hợp, biện chứng(chú trọng tới các mối quan hệ):

 

+ Tư duy tổng hợp: Tổng hợp + Linh hoạt > Dung hợp (có biến đổi).

 

+ Dung hợp + Linh hoạt > Tích hợp (nhuần nhuyễn, nhưng vẫn giữ vững gốc).

 

- Ứng dụng thực tiễn:

 

Việt Nam:

 

Có tài pha chế, lắp ghép, cải tạo, tiếp biến, cả vật chất lẫn tinh thần.

 

Dung hợp mọi tôn giáo:

 

Tất cả các tôn giáo vào Việt Nam, đều được tiếp nhận và phát triển.

 

Khác với Trung Hoa, Kitô giáo không mấy phát triển.

 

- Triết lý Âm Dương:

 

Với lối sống quân bình, hài hoà với bản thân, môi trường, xã hội.

 

Thiên về Âm tính, trọng Tình, trọng Nữ.

 

5. Tổ chức:

 

- Tổ chức gia đình:

 

+ Phụ nữ giữ vai trò cao hơn nam giới: “Tay hòm chìa khoá”.

 

- Tổ chức xã hội:

 

+ Ổn định phát triển.

 

+ Nhưng xu thế ưa ổn định nổi trội hơn xu thế ưa phát triển.

 

+ Âm mạnh hơn Dương.

 

+ Việt Nam không hề bị đồng hoá.

 

6. Ứng xử:

 

- Trong đối nội:

 

Năng động, linh hoạt (giống như nước).

 

Có khả năng thích nghi cao độ với mọi tình huống, mọi biến đổi.

 

Ổn định là nền cho linh hoạt hiệu quả:

 

“Dĩ bất biến, ứng vạn biến;”

 

“Tuỳ cơ ứng biến”.

 

Ví dụ:

 

Đất “Ổn định”;

 

Nước “Linh hoạt”, luồn lách chảy vào khắp mọi nơi, nó không có hình dáng nhất định, có

 

khả năng thích nghi cao, luôn hướng tới sự quân bình.

 

- Trong đối ngoại:

 

+ Mềm dẻo, hiếu hoà.

 

+ Trọng văn hơn võ.

 

- Trong giao tiếp:

 

+ Coi trọng tình cảm hơn lý trí, tinh thần hơn vật chất.

 

+ Ưa tế nhị, kín đáo, hơn sự rành mạch, thô bạo (vòng vo tam quốc; nói vậy, không phải

 

vậy; hay cười).

 

Câu 3. Văn Hoá và Phát Triển (theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá).

 

1. Nhận thức:

 

- Văn Hoá đóng vai trò trung tâm và điều tiết phát triển.

 

- Phát triển “Cơ Bản”:

 

+ Phải dựa trên cơ sở môi trường, kinh tế, đang sống.

 

+ Nắm vững qui luật kinh tế: “Cung – Cầu”. Nếu không có Cái để Cung, thì phải chuyển

 

dịch, thế vào Cái tương tự.

 

2. Theo hướng đi của Việt Nam:

 

- Văn Hoá là động lực và là mục tiêu phát triển.

 

- Nâng cao đời sống – phát triển kinh tế.

 

- Bảo tồn và phát triển Văn Hoá Dân tộc:

 

+ “Xây dựng một nền Văn Hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc Dân tộc”.

 

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

 

- Xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

 

3. Đối mặt với kinh tế thị trường:

 

- Nhìn tổng quát:

 

+ Đô thị hoá.

 

+ Xã hội công thương nghiệp.

 

+ Tính độc lập cá nhân.

 

- Lối tư duy:

 

+ Phân tích, trọng yếu tố.

 

+ Tính kiên định, quyết đoán.

 

- Hành động:

 

+ Theo luật pháp: “Sống và hành động theo pháp luật”.

 

+ Theo hàng hoá: Qui thành giá cả.

 

+ Theo lợi nhuận, cạnh tranh.

 

+ Theo qui luật kinh tế: “cung – cầu”.

 

+ Khuyến khích phát triển thương mại: “Phi thương bất phú”.

 

- Hậu quả:

 

+ Ô nhiễm môi trường.

 

+ Lối sống thực dụng.

 

+ Lối sống cá nhân chủ nghĩa.

 

+ Lối sống bình đẳng “cá đối bằng đầu”.

 

+ Những hiện tượng đồi truỵ du nhập.

 

4. Thuận lợi:

 

Tính linh hoạt (do lối tư duy tổng hợp, trọng quan hệ) hợp với đặc điểm của kinh tế thị

 

trường vốn cần năng động, nhanh nhạy.

 

5. Khó khăn:

 

- Bệnh tuỳ tiện (mặt trái của tính linh hoạt)

 

+ Dễ thay đổi ý kiến, tật chưa quen sống và làm theo pháp luật, cả dân lẫn quan.

 

+ Trong khi đó, nền tảng của văn minh đô thị và kinh tế thị trường là ứng xử kiên định,

 

quyết đoán, nguyên tắc.

 

- Bệnh làm ăn kiểu sản xuất nhỏ:

 

+ Do tính cộng đồng và tính tự trị làng xã, thói quen trọng nông, ức thương, phát sinh ra lối

 

làm ăn giả, làm hàng rởm, tật nói thách quá.

 

+ Thương nhân liên kết với nhau (tính phường hội) chèn ép khách hàng (Tây Phương,

 

chiếm lòng tin của khách hàng, loại trừ nhau, theo qui luật cạnh tranh).

 

- Gia tộc chủ nghĩa:

 

+ Ta: tật xuề xoà, đại khái; thói ỷ lại, đố kỵ, cào bằng.

 

+ Tây: tôn trọng cá nhân xuất sắc, chính xác, độc lập. Chúc mừng người khác thành công,

 

để rồi cạnh tranh.

 

- Tác phong đủng đỉnh:

 

+ Ta: Tĩnh tại, không coi trọng thời gian, không vội vã.

 

+ Tây: Động, trọng thời giờ, nhanh gọn, chính xác.

 

- Thói cục bộ, địa phương, bè phái:

 

+ “Phép Vua, thua lệ làng”.

 

+ “Ta về ta tắm ao ta,

 

Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.

 

+ Bè phái: “Phe ta” (theo kinh nghiệm của ông Đặng Tiểu Bình: phải dứt khoát, không

 

khoan nhượng, một mống cũng không, đang lãnh đạo cũng phải đưa xuống).

 

- Thái độ ban ơn:

 

+ “Nhẹ lương, nặng bổng”.

 

+ “Bệnh cửa quyền, độc đoán”.

 

+ “Chèn ép, phí ngầm”.

 

Câu 4. Nhìn về tương lai

 

1.  Nhận định chung:

 

Việt Nam có “Thiên thời, Địa lợi, Nhân hoà”.

 

2.  Phương hướng giải quyết khó khăn:

 

Thời gian và nhịp sống, sẽ khắcphục dần.

 

3. Tương lai:

 

- Việt Nam là “điểm dừng” của văn minh Châu Á Thái Bình Dương:

 

+ Lý do 1:

 

Con đường Văn Hoá tiến theo hình Sin. Thế kỷ XXI là thế kỷ của Châu Á Thái Bình

 

Dương.

 

 

 

 

 

 

+ Lý do 2:

 

Việt Nam ở ngã tư của các nền văn minh, là Đông Nam Á thu nhỏ, có tính điển hình:

 

+ “Vừa chiến, vừa hoà”.

 

+ Khả năng dung hợp và tích hợp đa Văn Hoá.

 

+ Nhưng đồng thời cũng sẵn sàng trở thành anh hùng Dân tộc và vì lý tưởng Quốc tế.

 

- Việt Nam phát triển:

 

+ Cần chuyển:

 

* “Hài hoà Âm Dương thiên về Âm tính”, sang “Hài hoà Âm Dương” thiên về Dương tính.

 

* Tăng cường Dương tính (phải chấp nhận hương đồng, gió nội bay đi ít nhiều).

 

+ Hướng Việt Nam sang phát triển, chứ không phải ổn định.

 

+ Phát triển trong dung hợp và tích hợp Văn Hoá Đông với Tây.

 

+ Văn Hoá Dân Tộc với văn minh thế giới.

 

4. Bài toán tới của Phát triển Việt Nam giữa hai nhiệm vụ:

 

- Nâng cao đời sống – phát triển kinh tế.

 

- Bảo tồn – phát triển Văn Hoá Dân Tộc.

 

Câu 5. Bảo tồn và phát triển Văn Hoá Dân tộc.

 

1. Ý nghĩa:

 

- Bảo tồn: giữ không để cho mất đi.

 

+ Bảo tồn và phát triển phải đi liền với nhau.

 

+ Trân trọng cái cũ và tiếp thu cái mới.

 

- Phát triển: phải luôn làm cho lớn mạnh, giàu có hơn, bổ xung yếu tố mới.

 

2. Đặc điểm:

 

- Cái vốn có + cái vay mượn.

 

Ví dụ tranh sơn dầu, tiểu thuyết, thơ tự do.

 

- Cái của ta lai tạo: thành cái mới, không của ta, không của người.

 

Ví dụ: Cải Lương lai tạo từ Hát Bội

 

+ Kịch Nói.

 

- Cái của ta được chuyển hoá: thành cái mới và thay thế cho cái cũ.

 

Ví dụ: “Áo dài tân thời” (từ áo tứ thân, năm thân).

 

3. Nguyên tắc bảo tồn và phát triển:

 

- Bảo tồn:

 

+ Cái gì còn giá trị: duy trì, gìn giữ, tôn tạo.

 

Ví dụ:

 

* Óc sáng tạo. Linh hoạt. Hài hoà dương tính.

 

* Lối sống tình nghĩa: “tình làng nghĩa xóm”.

 

* Hát ru.

 

* Các món ăn đặc sản của ta.

 

+ Cái gì là vật cản: dần dần dẹp bỏ.

 

Ví dụ:

 

* Tính đố kỵ, cào bằng; ỷ lại, níu kéo, trì trệ.

 

* Lối sống tự cấp tự túc, khép kín.

 

* Óc cục bộ, địa phương, bè phái.

 

+ Cái gì cần, còn thích hợp:

 

Thì phục hồi, tôn tạo, nhưng tránh tràn lan (xem cái gì cần duy trì nguyên vẹn cái gì cần

 

cải tiến cho tốt hơn)

 

+ Cái gì không cần: dẹp bỏ.

 

- Phát triển:

 

+ Cần lựa chọn cái gì là tinh tuý, cái gì là cần thiết.

 

Ví dụ: Học anh văn, vi tính, khoa học kỹ thuật, sống theo pháp luật.

 

+ Cái gì có thể tiếp thu nguyên vẹn, cái gì cần “Việt Nam hoá” cho phù hợp.

 

4. Kết luận:

 

- Phải có lựa chọn: ở mức quân bình, linh hoạt.

 

- Chủ trương: quá khứ đáng kính trọng, nhưng xã hội phải tiến lên.

 

- Giáo dục: một cách bài bản, hệ thống về Văn Hoá Dân tộc và Văn Hoá Thế giới.

 

- Nhận thức tới đâu, hành động tới đó: “cả nước là trường, toàn dân là học sinh. Học, học,

 

học suốt đời. 70 học 71”. Học để hiểu, rồi thấy cần. Cần rồi, tự thân vận động tìm kiếm.

 

5. Đề phòng:

 

- Tác phong công nghiệp: “Nhanh, gọn, thiết thực”.

 

- Xu thế hiện đại: “Còn phải phóng tầm nhìn xuyên lục địa, thu nhận những tri thức hiện

 

đại”.

 

- Thờ ơ với Văn Hoá Dân tộc: Báu vật vô giá chúng ta đang có trong tay.

 

+ “Đánh mất Văn Hoá Dân tộc là đánh mất chính mình”.

 

"PHẢI BIẾT CON NGƯỜI NẾU MUỐN BIẾT THIÊN CHÚA." (PHAOLO VI)

 

VĂN HÓA LÀ CON NGƯỜI

          

NGƯỜI GIÁO DÂN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

 

TÌM HIỂU VỀ VĂN HOÁ

 

 

BẢN SẮC VĂN HOÁ VIỆT NAM

 

(Lưu hành nội bộ)

 

Có bổ sung

 

01/08/2002 – 01/08/2013

 

(Để đáp ứng nhu cầu cấp bách tìm hiểu về Văn Hóa, kính xin Quí Tác Giả thông cảm. Đa tạ.)

 

 

Lm. Gioankim Nguyễn Văn Hinh (D.Min.)

 

(biên soạn)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các tin khác

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Phản ứng của Cựu TT Trump trước bức ảnh ĐGH và TT Biden. Nội dung diễn từ của ĐTC tại khoáng đại G7
Phản ứng của Cựu TT Trump trước bức ảnh ĐGH và TT Biden. Nội dung ...
SPES NON CONFUNDIT, HY VỌNG KHÔNG LÀM THẤT VỌNG - SẮC CHỈ CÔNG BỐ NĂM THÁNH THƯỜNG LỆ 2025
SPES NON CONFUNDIT, HY VỌNG KHÔNG LÀM THẤT VỌNG - SẮC CHỈ CÔNG BỐ ...