Thứ năm, ngày 21 tháng 11 năm 2024 | 01:23 PM - Giới thiệu | Ý nghĩa logo
Truyền giáo

Lịch Sử Và Các Khuôn Mẫu Truyền Giáo

 


Tác giả: Mario Menin

Chuyển ngữ: Học Viện Đaminh

 

LTS: Mario Menin thuộc Dòng Thừa Sai Thánh Phanxicô Xavier (Italia), với nhiều kinh nghiệm truyền giáo tại Châu Mỹ Latin. Qua bài viết “Lịch Sử Và Các Khuôn Mẫu Truyền Giáo”,[1] tác giả trình bày về bảy khuôn mẫu truyền giáo đã được Giáo Hội áp dụng trải qua 20 thế kỷ: 1/. Ba thế kỷ đầu tiên: sứ vụ của những Kitô hữu bình thường; 2/. Công cuộc loan báo Tin Mừng cho các dân tộc Germanic và Slave: sứ vụ của các hoàng thân và các Giám mục “peregrini pro fide”; 3/. Đời đan tu: “phong trào truyền giáo” tiên khởi; 4/. Những cuộc lữ hành chinh chiến: sứ vụ “contra gentes” (chống dân ngoại) và việc trở lại tinh thần Tin Mừng; 5/. Loan báo Tin Mừng tại Châu Mỹ: độc quyền của chế độ bảo trợ (patronato); 6/. Vài cố gắng hội nhập văn hoá ở Á Đông; 7/. Châu Phi: việc loan báo Tin Mừng tại các nước thuộc địa giữa ánh sáng và bóng tối.

***

DẪN NHẬP

Ý thức truyền giáo của Giáo Hội đã tăng trưởng trong thế kỷ vừa qua,[2] nhờ các trường truyền giáo, nhất là tại Münster và Louvain, cũng như nhờ các Thông điệp về Truyền Giáo: “Maximum Illud” (1919) của Đức Giáo Hoàng Benedict XV; “Rerum Ecclesiae” (1926) của Đức Giáo Hoàng Piô XI; “Evangelii Praecones” (1951) và “Fidei Donum” (1957) của Đức Giáo Hoàng Piô XII; “Princeps Pastorum” (1959) của Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII. Các nhà nghiên cứu lịch sử Giáo Hội cũng thay đổi phương pháp làm việc: trước đây họ thiên về việc thuật lại tiểu sử các vị thừa sai anh hùng xuất phát từ Châu Âu, bây giờ họ chuyển sang lịch sử việc loan báo Tin Mừng và chú ý đến các dân tộc và các nền văn hóa.

Thật ra vấn đề ý thức truyền giáo cũng đã trải qua nhiều thăng trầm trong những năm gần đây. Phong trào giải phóng tại nhiều quốc gia Á-Phi đặt lại vấn đề tương quan giữa truyền giáo và thuộc địa. Các văn kiện của Công Đồng Vatican II (Hiến chế Lumen Gentium và Sắc lệnh Ad Gentes) và Tông huấn “Evangelii Nuntiandi” (1975) của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI đặt lại vấn đề biên cương truyền giáo. Mặt khác, Thông điệp “Redemptoris Missio” (1990) của Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II tái khẳng định giá trị của việc truyền giáo trong sứ mạng của Giáo Hội. Những văn kiện vừa nói đã giúp thanh lọc khái niệm truyền giáo, và đồng thời gắn liền sứ mạng truyền giáo với bản tính của Giáo Hội. Từ đó “lịch sử truyền giáo”cũng là một thành phần chính yếu của lịch sử Giáo Hội, tức là “lịch sử việc loan báo Tin Mừng”.[3] Lịch sử truyền giáo không còn được viết theo kiểu “anh hùng ca”, nhưng theo sát phương pháp sử học hơn,[4] cách riêng nhân dịp vài kỷ niệm đặc biệt, chẳng hạn như 500 năm loan báo Tin Mừng tại Châu Mỹ Latin,[5] hoặc những bách chu niên của các vị thừa sai Matteo Ricci, Phanxicô Xavier, Alessandro Valignano. Lịch sử truyền giáo cũng trở thành cơ hội để các Giáo Hội tại Châu Âu tái khám phá phương pháp loan báo Tin Mừng trong một thời buổi mà việc rao giảng Lời Chúa đang gặp nhiều trở ngại.[6]

I. VIỆC THAY ĐỔI PHƯƠNG PHÁP BIÊN SOẠN LỊCH SỬ TRUYỀN GIÁO

Hồi đầu thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện một vài tác phẩm sử học được soạn theo phương pháp khoa học và đã làm thay đổi lối tiếp cận lịch sử truyền giáo. Trước đó, các tác phẩm viết hồi thế kỷ XIX thường mang tính cách hộ giáo, ca ngợi những thành công của công cuộc mở mang nước Chúa, và ít quan tâm đến các dữ kiện lịch sử.[7] Adolf von Harnack (một sử gia Tin Lành), với tác phẩm về “Công cuộc truyền giáo và bành trướng Kitô giáo trong ba thế kỷ đầu tiên”[8] (1902) đánh dấu một khuôn mẫu mới trong việc nghiên cứu việc truyền giáo vào thời xưa. Ngoài ra cũng nên kể đến công trình của người khai sinh môn truyền-giáo-học phía Tin Lành, G. Warneck, Abriss einer Geschichte der protestantischen Missionen von der Reformation bis zur Gegenwart.[9]

Về phía Công Giáo, các sách sử học biên soạn theo phương pháp khoa học được tiến hành nhờ trường Münster. Thật vậy, quyển thủ bản đầu tiên về lịch sử truyền giáo được xuất bản năm 1924 do cha J. Schmidlin, giáo sư truyền-giáo-học tại đại học Münster.[10] Cuốn sách được soạn theo lời yêu cầu của nhà sử học Ludwig von Pastor, ước mong rằng trong bộ sách Lịch sử các Giáo hoàng, sẽ có một cuốn “Lịch sử truyền giáo dựa trên các nguồn mạch”.[11] Sau cha Schmidlin, nhiều học giả khác, cả phía Công Giáo lẫn phía Tin Lành, đã sạon nhiều thủ bản theo phương pháp khoa học. Về phía Công Giáo, nên kể đến Mulders,[12] giáo sư truyền-giáo-học ở Nimega (Hà Lan), Villoslada,[13] Deschamps,[14]Moltmann[15] và Delacroix.[16] Vài tác phẩm khác, ngắn gọn hơn, có thể được sử dụng làm sách giáo khoa.[17]

Về phía Tin Lành, cần phải nhắc đến tác phẩm của K. S. Latourette, A History of the Expansion of Christianity, kết quả của những nghiên cứu uyên bác, tuy đôi khi không mấy khách quan khi bàn về công cuộc truyền giáo của Giáo Hội Công Giáo.[18]

Dưới khía cạnh phương pháp, cuộc tranh luận vẫn tiếp diễn liên quan đến mối tương quan giữa lịch sử Giáo Hội với thần học và với lịch sử thế giới, với hai chủ trương khác biệt giữa Jedin và Aubert về vai trò của sử gia. Aubert cho rằng nhà giáo sử cần phải sử dụng phương pháp sử học tổng quát, và bỏ ra ngoài các ý định hộ giáo.[19] Mặt khác, không thể nào hoàn toàn bỏ qua mối liên hệ giữa thần học với lịch sử Giáo Hội, như Jedin đã nhấn mạnh. Các tác phẩm cổ điển về thần học truyền giáo đã chứng tỏ điều ấy, chẳng hạn Severino Dianich, Chiesa in missione. Per una ecclesiologia dinamica (Paoline, Cinisello Balsamo 1985) và David J. Bosch, La trasformazione della missione. Mutamenti di paradigma in missiologia(Queriniana, Brescia 2000 – nguyên bản tiếng Anh năm 1991), và mới đây hội nghị các giáo sư lịch sử Giáo Hội họp ở Palermo năm 2000 về đề tài “Il cammino dell’evangelizzazione: problemi storiografici”.[20]

II. NHỮNG KHUÔN MẪU HIỆN DIỆN TRUYỀN GIÁO CỦA GIÁO HỘI

Trong cuộc xét lại lịch sử truyền giáo dưới khía cạnh thần học, S. Dianich đã đưa ra 6 khuôn mẫu (modelli) sứ vụ:[21] sứ vụ hoàn tất, sứ vụ đình hoãn, sứ vụ giấu ẩn, sứ vụ chống dân ngoại, sứ vụ đến dân ngoại, sứ vụ lịch sử cứu độ.[22] Dựa theo khái niệm mô hình (paradigm) của Thomas Kuhn, Bosch mô tả ít là năm mô hình sứ vụ:[23] mô hình của Giáo Hội Đông Phương, mô hình của Giáo Hội Công Giáo thời Trung cổ, mô hình của cuộc Cải cách Tin Lành, mô hình thời Khai sáng, mô hình đại kết.

Dựa trên những lối tiếp cận ấy, tôi sẽ dừng lại ở một vài chặng quan trọng của con đường loan báo Tin Mừng, chú ý cách riêng đến các chủ thể truyền giáo cũng như các tư tưởng của họ. Tôi sẽ nêu bật bảy thời cơ lịch sử, trong đó các khuôn mẫu và phương pháp truyền giáo được phát huy. Mỗi giai đoạn lịch sử không đương nhiên tương ứng với một khuôn mẫu, bởi vì trong cùng một giai đoạn, có thể chung sống nhiều phương pháp đôi khi đối chọi với nhau. Thí dụ: khuôn mẫu Thập Tự Quân hoặc chống chư dân không chỉ giới hạn vào thời Trung cổ, và dưới nhiều dạng khác nhau, có thể vẫn tồn tại đến hôm nay.[24] Một cách tương tự, ở giai đoạn “bảo trợ” (patronato) tại Châu Mỹ Latin, phương pháp tiêu diệt văn hóa cùng chung sống với phương pháp cương quyết bảo vệ các thổ dân. Những dự án hội nhập văn hoá ở Châu Á do các thừa sai Matteo Ricci, Roberto de Nobili, Alessandro Valignano, sụp đổ do sự đụng độ với những phương pháp khác đương thời. Vào giai đoạn gần chúng ta hơn, khuôn mẫu thuộc địa tại vùng truyền giáo kề vai sánh bước với khuôn mẫu “đình hoãn” hoặc “ẩn giấu” của anh Charles de Foucauld và chị Madeleine de Jésus.[25]

1. Ba thế kỷ đầu tiên: sứ vụ của những Kitô hữu bình thường

Khi đề cập đến những thế kỷ đầu tiên của Giáo Hội, không sử gia nào có thể bỏ qua công trình của Harnack bàn về sự bành trướng của Kitô giáo, bởi vì là một tác phẩm tham chiếu vẫn còn giá trị. Vào thời ấy, bất chấp những cuộc bách hại, người ta chứng kiến một sự bành trướng Giáo Hội cách tự nhiên và không thể nào cản được, mặc dù chẳng có kế hoạch hoặc cơ quan điều hành nào cả. Có những bằng chứng cho thấy rằng vào cuối thế kỷ I, các cộng đoàn Kitô hữu đã hiện diện tại hơn 40 trung tâm. Những miền đông đảo hơn cả là: Samaria, Arabia, Syria, Cilicia, Galatia, Cappadocia, Bitinia và Ponto ở Tiểu Á, Creta và các đảo, rồi thêm Illiria, Mesopotamia, Ai Cập, Gaule, Germania, Tây Ban Nha, đó là không kể Italia. Thậm chí công cuộc loan báo Tin Mừng đã vượt ra khỏi biên cương đế quốc Roma, tiến sang Mesopotamia, đế quốc Ba Tư và hướng về Ấn Độ, Georgia và Ethiopia.

Theo Harnack, những nguyên nhân bên ngoài giúp cho đạo Kitô bành trướng là sự phổ biến của đạo Do Thái (dọn đường cho Kitô giáo), tiến trình Hy-lạp-hóa các dân tộc ven Địa Trung Hải, cũng như sự thống nhất chính trị nhờ hòa bình trong đế quốc Roma. Những nghiên cứu gần đây cho thấy đạo Kitô gần gũi với đạo Do Thái hơn là với các truyền thống tín ngưỡng Hy Lạp,[26] và như vậy đã lật ngược những lối giải thích ở các thế kỷ trước đây, cho rằng đế quốc Roma hoặc văn hóa Hy Lạp đã được “quan phòng” dọn đường cho Kitô giáo,[27] nhờ sự thuận lợi của hệ thống giao thông hoặc ngôn ngữ giao tiếp.

Dù sao bên cạnh các yếu tố bên ngoài, cần phải tìm hiểu những đặc tính nội tại của sứ điệp Kitô giáo. Tuy nhiên, đến đây, ý kiến các tác giả không đồng nhất. Chẳng hạn như về sức thu hút của chân lý và các vị tử đạo, Joseph Lortz, trưng dẫn lời nói của Tertulliano,[28] cho rằng sự bành trướng lạ thường của Kitô giáo là một điều huyền nhiệm, khó lòng giải thích bằng những yếu tố thuận lợi.[29] Có lẽ lý do của sự thu hút nằm ờ việc đề cao tự do lương tâm, kêu gọi trách nhiệm cá nhân, sự phân biệt giữa lãnh vực tôn giáo và lãnh vực chính trị.[30]

Liên quan đến các chủ thể của công cuộc loan báo Tin Mừng, theo Harnack, những thừa sai đông đảo nhất “không phải là những bậc thầy về đường trọn lành, nhưng là những những tín hữu bình thường nhưng nêu gương sáng cho người đời về lòng trung tín và sức mạnh”.[31]Vào thời ấy không có sự phân biệt giữa người sai đi và người được sai đi, bởi vì tất cả đều ra đi: “Tất cả Hội Thánh nguyên thủy đều là thừa sai”.[32] Nói cách khác, nhà sử học có cảm tưởng rằng tất cả các Kitô hữu đều ở trong tình trạng truyền giáo. Theo nghĩa này, việc loan báo Tin Mừng ra như diễn ra cách tự phát nhờ những cuộc tiếp xúc, qua “những mối tương quan cá nhân hay xã hội của mỗi người tín hữu”.[33] Tác vụ được ủy thác cho nam giới cũng như cho nữ giới, như ta thấy vào giữa thế kỷ I, thánh Phaolô trong thư gửi cộng đoàn Roma (16,7) đã gọi Andronico và Giunia là “tông đồ”. Vào giữa thế kỷ II, dịch vụ của các “tông đồ”lưu động xem ra đã dần dần biến mất, bởi vì nó được quy tụ vào tác vụ của Giám mục. Thánh Irênêô là chứng nhân cho sự biến đổi tình thế. Nhưng đây cũng là thời điểm của những chứng nhân tử đạo, mà chúng ta đọc thấy trong các sử liệu: Acta et Passiones martyrum, Vitae sanctorum. Vào những thế kỷ tiếp theo, xuất hiện các đan sĩ, những người này khởi đầu cho “phong trào tông đồ” trong lịch sử Giáo Hội.

Kết luận, bức thư gửi ông Điôgnêtô đã mô tả chính xác thời cơ truyền giáo trong ba thế kỷ đầu như sau: “Nói vắn tắt, cũng như linh hồn ở trong thân xác thế nào, thì các Kitô hữu cũng ở trong thế gian như vậy (…). Họ ở trong thế gian như là ở trong tù, nhưng chính họ nâng đỡ thế gian (V,1s.).

2. Công cuộc loan báo Tin Mừng cho các dân tộc Germanic và Slave: sứ vụ của các hoàng thân và các Giám mục “lữ hành vì đức tin” (peregrini pro fide)

Môn sử học cổ điển đề cập đến sự khai sinh của “xã hội Kitô giáo” (christianitas) tại Châu Âu từ thế kỷ IV, nhơ việc thu nhận của những dân “man di” vào một hệ thống dân sự và Giáo Hội đã được tổ chức quy mô (các bộ luật Roma của các hoàng đế Theodosiô và Giustinianô). Tuy nhiên, từ lâu, các sử gia đã thay thế quan niệm “sự xâm nhập của dân man di” bằng một quan niệm chính xác hơn, đó là “cuộc di cư của các dân tộc”, trong đó một số đã là Kitô hữu và đã có hàng giáo phẩm bản xứ (chẳng hạn trường hợp của dân Gothic đã đón nhận Tin Mừng nhờ Giám mục Ulfila). Vì thế không thể nào chấp nhận những lý thuyết trước đây, đối chọi một bên là các dân tộc văn minh theo Kitô giáo và các dân tộc man di ngoại đạo, rồi sau đó các dân ngoại dần dần trở lại đạo.[34]

Thật khó dựng lại chi tiết lịch sử của việc các dân tộc Germanic gia nhập Kitô giáo, bởi vì tài liệu hiếm hoi. Tuy nhiên, khác với tình hình ở ba thế kỷ đầu tiên, có thể nói rằng việc trở lại này không xảy ra do những cuộc tiếp xúc cá nhân, nhờ những đường lối thuyết phục và đạo đức. Trái lại, vào thời này, việc trở lại đạo hàng loạt thường là do sự lôi cuốn (đôi khi cưỡng bách) theo gương của các người lãnh đạo. Sự cấu kết chặt chẽ giữa đời sống chính trị và đời sống tôn giáo của các dân tộc Germanic khiến cho việc trở lại đạo Kitô giáo không những là một hành động tôn giáo, mà còn là hành động xã hội và chính trị nữa.

Bộ tộc Germanic đầu tiên theo Kitô giáo trên đường di dân xuống Địa Trung Hải là nhóm Visigothic. Cuộc trở lại này đã tiến triển nhanh chóng nhờ Ulfila, sau khi thụ phong Giám mục, đã trở về quê hương và giảng đạo cho đồng bào trong vòng hơn 40 năm trường (341-383). Ngài đã dịch Kinh Thánh sang tiếng Gotic, một công trình ngôn ngữ và văn hóa làm cho việc truyền bá Kitô giáo nhanh chóng. Trên đất nước Italia, người ta đã chứng kiến hiện tượng một bên là các Giáo Hội được tổ chức rập theo khuôn mẫu của văn hóa Roma và nghi điển Latinh, bên kia là các Giáo Hội của người Gothic với hàng Giám mục và nghi điển riêng: cả hai Giáo Hội chung sống với nhau, tuy dù Giáo Hội Gothic bị nhiễm lại giáo Ariô và hàng Giám mục không có trú sở nhất định.[35]

Một bộ tộc khác, mà cuộc trở lại đã ảnh hưởng đến lịch sử Châu Âu, là nhóm người Franc. Việc vua Clovis lãnh bí tích Rửa Tội đã chuẩn bị xa cho một lớp lãnh đạo mới ở Tây Âu, với sự kết hợp các dân tộc Germanic dựa trên đức tin Kitô giáo, cũng như tạo ra một văn hóa mới, kết tụ giữa văn hóa Roma và văn hóa Germanic. Các tộc Lombardi trở lại nhờ Giáo Hoàng Grêgôriô Cả: ngài sẵn sàng đón nhận họ vào Hội Thánh, bất chấp tính tình hung hăn khiến cho triều đình Constantinopolis khó chịu.

Việc loan báo Tin Mừng cho các dân Germanic thì lâu dài và cam go hơn, cách riêng đối với dân Saxon. Cuộc chiến với dân này do Hoàng đế Charlemagne mở ra vào năm 722 chỉ kết liễu sau đó 30 năm. Chỉ dụ “Capitulatio de partibus Saxoniae” (năm 782?) lên án tử hình cho những ai xúc phạm đến đạo Kitô và hàng tư tế của đạo. Vũ lực không phải là một sự kiện lẻ loi và khác thường, nhưng nó được sử dụng qua một thời gian lâu dài. Mô hình này quy chiếu vào đoạn văn Lc 14,23: “Hãy cưỡng bách họ vào” (compelle intrare). Tuy vậy người ta cũng ghi nhận những chủ trương không sử dụng vũ lực, như trường hợp của đan sĩ Alcuinô, cố vấn cho hoàng đế Charlemagne: ông ca ngợi hoàng đế vì đã cử đi những nhà giảng thuyết tài đức, nhưng ông không tán thành việc cưỡng bách trở lại đạo, với lý do là một người có thể bị cưỡng bách lãnh phép rửa tội nhưng không thể bị ép phải tin.

Việc loan báo Tin Mừng cho các dân tộc Slave diễn ra trong khung cảnh cạnh tranh giữa triều đình Constantinopolis và triều đình Charlemagne. Sứ vụ của Cyrillô và Metodiô vào lúc đầu hướng về Roma để cổ võ sự hợp nhất hữu hình giữa hai toà Giám mục Roma và Costantinopolis. Dự án này đã được hoàng đế và nhiều hoàng thân hưởng ứng, bởi vì họ thấy Kitô giáo có ảnh hưởng xã hội, xét về chính trị cũng như tôn giáo. Chính quyền muốn áp đặt đức tin cũng giống như khi ban hành một sắc luật quốc gia. Việc lựa chọn một khuôn mẫu Giáo Hội, bên Tây hoặc bên Đông, cũng mang theo việc chấp nhận triều đình thuộc về mỗi bên.

Trong bối cảnh này, người ta hiểu được những khó khăn mà hai anh em Cyrillô và Metođiô phải đương đầu với hàng giáo sĩ bên Tây, bởi vì những người này đang muốn mở mang ảnh hưởng sâu rộng ở mạn Đông Âu. Tuy vậy, vào lúc ấy, tương quan giữa hai Giáo Hội Đông và Tây chưa căng thẳng, mặc dù đã có những cuộc đụng độ xảy ra vào thời thượng phụ Phôtius.

Câu chuyện ngôn ngữ cho thấy quan điểm khác nhau giữa Đông và Tây. Vào thời ấy, việc chấp nhận ngôn ngữ Latin là một dụng cụ quan trọng không nhỏ đế nói lên mối dây liên kết với Roma và Giáo Hội phổ quát. Dù vậy, đường lối của hai thánh Cyrillô và Metôđiô muốn bảo vệ nét đặc trưng của mỗi dân tộc sau khi trở lại Kitô giáo, với nguy cơ là gắn liền đức tin với chủng tộc. Chủ trương của Giáo Hội Roma muốn đề cao tính cách phổ quát và siêu quốc gia của Kitô giáo, nhưng có nguy cơ là xóa bỏ những cách thức diễn tả đức tin đặc thù của mỗi dân tộc.

Ở giai đoạn này, Giáo Hội đã trải qua nhiều sự thay đổi: “Từ điều kiện của một thiểu số bị bách hại, Giáo Hội trở thành một tổ chức to lớn và thế lực; từ một giáo phái gây rối sang một kẻ trừng trị các giáo phái; mọi liên lạc giữa đạo Kitô với đạo Do Thái đã bị cắt đứt; mối liên kết giữa triều đình và bàn thờ thêm thắt chặt; việc theo đạo Kitô được xem như chuyện đương nhiên; sứ vụ truyền giáo của mỗi tín hữu hầu như bị lãng quên; các tín điều được định nghĩa với giá trị vĩnh viễn; việc truyền giáo không dựa trên việc chuẩn bị biến cố Chúa quang lâm cho bằng dựa trên sự bành trướng Giáo Hội”.[36] Từ Giáo Hội nhắm đến sứ vụ, chuyển sang sứ vụ nhắm đến Giáo Hội. Từ Giáo Hội truyền giáo chuyển thành những vùng truyền giáo của Giáo Hội.

3. Đời đan tu: “phong trào truyền giáo” tiên khởi

Thoạt tiên, xem ra đời đan tu hoàn toàn xa lạ với việc truyền giáo; thế nhưng thực tế cho thấy rằng các đan sĩ lại là chủ thể của việc loan báo Tin Mừng cho Châu Âu trong suốt hơn bảy thế kỷ, từ thế kỷ V đến thế kỷ XII, và là động cơ cho văn hóa và văn minh của lục địa này.[37]Các đan tu Ireland đã giữ một vai trò quan trọng trong việc truyền giáo. Được thúc đẩy bởi lòng ước ao nên thánh dưới thình thức “tử đạo trắng (khổ chế),[38] các đan sĩ từ bỏ đan viện gốc và ra đi loan báo lời Chúa. Họ trở thành những “người lữ hành vì lòng yêu mến Chúa Kitô”, không bao giờ quay lại, giống như kẻ tình nguyện đi lưu đày. Các “đan sĩ du hành” (điều mà thánh Biển Đức không ưa) đã dùng việc “lữ hành vì lòng mến Chúa” (peregrinatio pro Dei amore), hoặc “lữ hành vì Đức Kitô” (peregrinatio pro Cristo) như một phương tiện để thánh hóa bản thân và đồng thời để loan báo Tin Mừng cho các dân ngoại giáo.

Cha Columba đáp tàu sang Scotland năm 563, định cư tại đảo Iona, và đan việc tại đây trở nên trung tâm truyền giáo cho tất cả vùng Scoltand và các đảo Bắc Âu. Một viện phụ khác đã sống tinh thần lữ hành truyền giáo là thánh Columban: ngài lên đường theo gương tổ phụ Abraham, băng qua miền Bretagne (Pháp) và Bắc Italia, rồi đến lập đan viện ở Bobbio, nơi mà ngài qua đời năm 615, hưởng thọ 70 tuổi.[39]

Công cuộc tông đồ truyền giáo của thánh Columban và các đồ đệ đã mang lại nhiều điều đổi mới. Tác dụng của ngài vào đời sống tôn giáo và tu trì đương thời có thể ví như một đợt sóng mạnh ập lên cánh đồng khô cằn. Mang theo những truyền thống của Giáo Hội Ireland, ngài đã du nhập vào lục địa những tục lệ mới về đan tu và phụng vụ, chẳng hạn như việc xưng tội và thống hối riêng. Hơn thế nữa, ngài đã nặn hình cho một Châu Âu Kitô giáo, nơi đó kết hợp lý tưởng đan tu, tinh thần truyền giáo, gắn bó với Giám mục Roma, yêu chuộng Kinh Thánh và văn hóa; nhờ thế Hội Thánh vừa mang tính phổ quát vừa tôn trọng sự đa dạng các nền văn hóa khác nhau.[40] “Các người Ireland từ chỗ là nhà giảng thuyết lưu động đã trở thành các nhà truyền giáo; các người Anh từ chỗ là nhà truyền giáo đã trở thành những nhà tổ chức Giáo Hội” (Rosenkranz).[41]

4. Những cuộc lữ hành chinh chiến: sứ vụ “contra gentes” (chống dân ngoại) và việc trở lại tinh thần Tin Mừng

Giai đoạn truyền giáo nhờ “Thập Tự Quân”, nghĩa là bằng việc sử dụng vũ khí để chống lại Hồi Giáo tại Thánh địa, không chỉ đánh dấu một tình huống bắt buộc, nhưng phần nào biểu lộ một tâm thức về thánh chiến sẽ còn chi phối nhiều chặng đường khác trên hành trình của Giáo Hội.[42] Điều này không chỉ dừng lại ở các cuộc viễn chinh do các Giáo Hoàng và hoàng thân tổ chức vào các thế kỷ XI-XII để chống lại Hồi Giáo, mà còn vượt quá thời Trung cổ và ảnh hưởng những cuộc chiến đấu với Đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ, và cuộc chinh phục của người Tây Ban Nha tại Châu Mỹ.

Những cuộc chiến của Thập Tự Quân nhằm tái chiếm Đất thánh đã được sử gia Franco Cardini định nghĩa là “những cuộc hành hương có vũ khí”: tuy nhân danh Tin Mừng nhưng người ta đã làm đảo lộn ý nghĩa của cuộc mạo hiểm của tình yêu và hòa bình. Tuy vậy, nó cũng gợi lên những ý định truyền giáo cho người Islam ở Syria và Bắc Phi. Trong cuộc Thập Tự Quân ở Đamietta năm 1219, thánh Phanxicô Assisi được nhà lãnh đạo Ai Cập đón tiếp niềm nở, đã cố gắng thuyết phục ông trở lại Kitô giáo nhưng không thành công. Dự định này đánh dấu một cuộc trở về với tinh thần của Tin Mừng và đã lôi cuốn nhiều người đi theo: thánh Phanxicô hiểu rằng phương pháp vũ lực không thích hợp với việc mở rộng nước Chúa. Nếu người ngoại đạo không trở lại là bởi vì người ta chưa khám phá vẻ đẹp của Tin Mừng. Có lẽ thánh nhân đã nhận ra rằng, các cuộc chiến chỉ làm cho mối tương quan với Hồi Giáo và với các Giáo Hội Đông Phương trở nên tệ hơn, nhất là sau vụ đạo Quân Thập Tự cướp bóc thành phố Constantinopolis. Dù sao, công cuộc truyền giáo của Phanxicô được định hướng theo khuôn mẫu của Tin Mừng: loan báo và tử đạo. Ngài được kể vào những vị sáng lập dòng tu đầu tiên đã đưa hoạt động truyền giáo vào trong sứ vụ của Dòng: chương XII của bản luật năm 1222 được dành cho cô

Các tin khác

    (Trang 1/3)    1 2 3

VIDEO

  Bài 2: HIỆP HÀNH: Hiệp Thông - Tham Gia - Sứ Vụ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  Bài 1: Tầm Nhìn Hoàn Vũ | Thường huấn linh mục GP Ban Mê Thuột 2023

  ĐỨC TIN | Tròn Đầy & Trong Sáng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Mục Vụ Văn Hóa: DANH - LỢI - NGHĨA | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh

  Cử Hành Phụng Vụ | Gặp Gỡ Chúa Kitô - Loan Báo Tin Mừng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn văn Hinh

  Thần Học Mục Vụ & Công đồng Vatican II: Con người - Giáo hội - Môi trường

  Hiệp Hành Hội Ý Dựng lại Mùa Xuân | Người Giáo dân Thiên niên kỷ mới

  Bài 4: Văn Hóa Tổ Chức - Đời Sống Cá Nhân

  Hiệp Hành Kín Đáo và Minh Bạch

  Văn Hóa Tổ Chức - Tổ Chức Cộng Đồng | Lm Gioan Kim Khẩu Nguyễn Văn Hinh (Phần 3)

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 2) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  Tìm hiểu về văn hóa (Phần 1) - Lm Gioan Kim Nguyễn Văn Hinh

  TRỰC TUYẾN BÀI 29: MỤC VỤ THÁNH THIỆN THUẬN THEO

  TRỰC TUYẾN BÀI 28 : MỤC VỤ TÍCH HỢP VĂN HÓA ĐÔNG TÂY

  TRỰC TUYẾN BÀI 27 : MỤC VỤ LỜI CHÚA NGÀY NAY

  TRỰC TUYẾN BÀI : TÌM HIỂU VỀ VĂN HÓA VÀ BẢN SẮC VĂN HÓA VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 26: MỤC VỤ ĐẠO ĐỨC KINH TẾ DỊCH VỤ

  TRỰC TUYẾN BÀI 25: MỤC VỤ TUẦN THÁNH UY VÀ ĐỨC

  TRỰC TUYẾN BÀI 24: MỤC VỤ GIA TÀI CỦA MẸ

  TRỰC TUYẾN BÀI 23: MỤC VỤ BỔ VÀ TẢ

  mvgd20162016

  TRỰC TUYẾN BÀI 21: MỤC VỤ LUẬT CÂN BẰNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 20: TRUY TÌM MÃNH LỰC

  TRỰC TUYẾN BÀI 19: THẾ GIỚI HÔM NAY CẦN NHỮNG NGƯỜI CHA NHÂN HẬU LÝ TƯỞNG VÀ THỰC TIỄN

  TRỰC TUYẾN BÀI 18: NĂM THÁNH THÁNH CẢ GIUSE LÃNH ĐẠO VÀ NIỀM TIN

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 17: MỪNG XUÂN TÂN SỬU 2021 - LÒNG BIẾT ƠN TIN VUI ĐẠO ĐỨC VIỆT NAM

  TRỰC TUYẾN BÀI 16: ĐỀ TÀI ĐIỂM TỰA

  TRỰC TUYẾN BÀI 14: VĂN HÓA KHÔNG NHẬN SAI NHƯNG SỬA SAI

  TRỰC TUYẾN BÀI 13: VUN TRỒNG NỀN VĂN HÓA “TÂM LINH – KHOA HỌC”

  TRỰC TUYẾN BÀI 12: NĂM MỚI 2021 XÂY DỰNG NỀN VĂN MINH TÂM LINH & KHOA HỌC

  TRỰC TUYẾN BÀI 11: GIÁNG SINH 2020 - LÀM NGƯỜi - GIÊSU

  TRỰC TUYẾN BÀI 10: PHÍA ĐẰNG SAU TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 9: ĐỂ CÓ CHÚA THÁNH THẦN

  TRỰC TUYẾN BÀI 8: LOAN BÁO TIN MỪNG

  TRỰC TUYẾN BÀI 7: PHÒNG ĐÀO LUYỆN TÂM LINH CỦA TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 6: ĐÀO LUYỆN TÍN HỮU DÂN CHÚA

  TRỰC TUYẾN BÀI 5: TẦM NHÌN THIÊN NIÊN KỶ MỚI

  TRỰC TUYẾN BÀI 4: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH BẮT ĐẦU TỪ THÁNH THỂ HAY THÁNH KINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 3: PHƯƠNG THỨC CẦU NGUYỆN CẢM NGHIỆM- SỐNG THÁNH GIỮA ĐỜI

  TRỰC TUYẾN: BÀI 2: GIẢI THÍCH ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TRỰC TUYẾN BÀI 1: ĐÀO LUYỆN TÂM LINH

  TintucVatican

  Thánh Lễ Tuyên Thánh Jacinta và Francisco Marto

  Muối và ánh sáng

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Nghi thức đóng Cửa Thánh

  Xin Mẹ Thương

  Thế Giới Nhìn Từ Vatican

  Suy Niệm với Đức Thánh Cha Phanxicô

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__3

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__1

  Thường huấn HĐMVGX Giáo hạt Rach Giá 2014__2

  Thường huấn HĐMVGX Ban Mê Thuật

  Quốc tế thiếu nhi 01-6-2014

  Thể dục Dưỡng Sinh

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  Mục vụ Thể chất

  CƠM TRƯA TRUNG THU 2013

  Thi đấu thăng cấp sơ đẳng Vovinam

  Khai mạc kỳ thi thăng cấp Vovinam

  Vovinam

  Đào luyện tâm linh

  Nghệ thuật cân bằng

  Đào Luyện Tinh Thần

  Đào Luyện Thể Chất

Bài viết mới
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ngợi một tình yêu xây dựng
Tại thị quốc của những tòa nhà chọc trời, Đức Giáo Hoàng ca ...
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn thể thứ hai của Thượng hội đồng
Bài giảng của Đức Phanxicô trong Thánh Lễ khai mạc phiên họp toàn ...
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ phó tế
Khi Thượng hội đồng khai mạc, Vatican nói không với vấn đề nữ ...