MỘT MỤC TIÊU
HAI GIỚI RĂN
BA CON ĐƯỜNG
DẪN NHẬP
TÍNH HỆ THỐNG
Khởi đi từ hai giới răn lớn nhất của Đạo:
1. Mến Chúa
2. Yêu Người
Công Đồng Vat. II, với tinh thần đổi mới và trong chiều kích mục vụ, đã vạch ra “Ba con
đường lớn” để thực thi hai giới răn này. Đó là:
1. Trở về với Chúa Kitô và Phúc Âm của Người
2. Trở về với Con Người và với Môi Trường
3. Trở về với Bản Chất của Giáo Hội: Truyền Giáo, qua đối thoại và hòa giải.
Các nhà Thần học Mục vụ gọi con đường thứ nhất là “Linh Đạo”[1] hầu thực hành giới răn
Mến Chúa. Con đường thứ hai là “Mục Vụ”[2] hầu thực hành giới răn Yêu Người. Con đường
thứ ba là “Truyền giáo”[3] (Tân Phúc Âm Hóa) hầu làm cho người ta cũng “Mến Chúa – Yêu
Người”, nếu là những người tin Chúa. Còn những người khác thì sống theo Ưu Phẩm của
Thiên Chúa là “Chân - Thiện - Mỹ.”
“Chân - Thiện - Mỹ”
Theo triết học, Chân lý dẫn tới sự hợp nhất. Thiện hảo dẫn tới sự chia sẻ. Ở đâu có sự hợp
nhất và chia sẻ ở đó có cái Đẹp. Cái Đẹp mời gọi Hạnh Phúc. Như vậy, sống “Chân Thiện
Mỹ là sống “Hiệp Nhất, Chia Sẻ, Hạnh Phúc.”
"Linh đạo, mục vụ, truyền giáo," “Hiệp Nhất, Chia Sẻ, Hạnh Phúc.”
Nói theo Văn Hóa Á Đông:
“Tu Thân, Tề Gia[4], Cứu Đời.”
Tu thân là Linh Đạo. Tề gia là Mục vụ. Cứu đời là Truyền Giáo.
Nói theo Đức Giáo Hoàng Phanxico: “Đi vào, đi ra, đi ra ngoại biên.”
Đi vào là Linh đạo. Đi ra là Mục vụ. Đi ra ngoại biên là Truyền giáo.
Như thế, “Mô Hình” đào luyện Hàng Kitô Hữu Giáo Dân được gọi là:
“Linh Đạo - Mục Vụ - Truyền Giáo.” = "Hợp Nhất - Chia Sẻ - Hạnh Phúc."
TÍNH SƯ PHẠM và KỸ NĂNG
Chúa Giêsu, nhà Đào Luyện. Ngài đã đào luyện Phêrô với tinh thần “Khoa học-Hội thánh.”
Hai yếu tố khoa học được lưu ý: Sư phạm và kỹ năng.
- Sư phạm:
Có đặc điểm là kiên trì, tiệm tiến, lặp đi lặp lại.
Cổ nhân dạy: “Quá tam ba bận.”
Cũng giống như nhân đức là một tập quán hành thiện, thói quen làm điều tốt. Muốn có tập quán, thói quen, chúng ta phải làm đi làm lại nhiều lần. Tập quán là một bản năng thứ hai.
- Kỹ năng:
Tập trung tác động vào ba cơ năng quan yếu:
“Tâm, Trí và Ý Chí.”
Khi “Tâm – Trí” hòa quyện với nhau, sẽ biến thành “Ý Chí.”
Ý chí quyết tâm, với Ơn Chúa, thực hành bền vững, sẽ trở thành nhân đức.
Chúa Giêsu, “Đấng Sư Phạm” đại tài. Khi đào luyện Phêrô, Người Lãnh Đạo Hội Thánh, Chúa đã lặp đi lặp lại 3 lần. Ngài bắt đầu từ Tâm: “Con có yêu…”; rồi Trí:“Thầy biết… Thầy biết con yêu…” Sau đó, khi thấy “Tâm -Trí” của Phêrô đã quyện lại với nhau, Ngài kêu gọi Ý Chí: “Hãy theoThầy.” Quyết tâm theo,thì phải từ bỏ ý riêng, thuận theo Ý Chúa.
Quyết tâm thi hành bền vững, với Ơn Chúa, sẽ trở thành nhân đức. Người có nhân đức là người nên giống Chúa. Nên giống Chúa là nên Thánh. Nên Thánh là được nên Một trong Chúa.
TÍNH MỤC TIÊU
Tất cả các môn học có liên quan đến linh đạo, tu đức, được xếp vào Khoa Linh Đạo.
Tất cả các môn học có liên quan đến đời sống mục vụ, được xếp vào Khoa Mục Vụ.
Tất cả các môn học có liên quan đến truyền giáo, được xếp vào Khoa Truyền Giáo.
1. LINH ĐẠO > HIỀN LÀNH - KHIÊM NHƯỜNG
2. MỤC VỤ > LIÊN ĐỚI - TRÁCH NHIỆM
> YÊU THƯƠNG - PHỤC VỤ
3. TRUYỀN GIÁO > ĐỐI THOẠI - HÒA GIẢI
NỘI DUNG
1. ĐÀO LUYỆN LINH ĐẠO
1.1.Nhận thức
1.1.1. Ý nghĩa
Đào luyện Linh đạo là xây dựng và phát triển đời sống tâm linh.
Theo phương pháp “Khoa học-Hội thánh” và xu thế Thời-đại “Đông-Tây” hòa hợp.
Linh đạo thời nay, tập trung vào Chúa Kitô và Phúc Âm.
1.1.2. Mục đích
Thực thi giới răn:
“Mến Chúa.”
Hầu đạt tới Đức Kitô, theo cảm nghiệm nội tâm của thánh Phaolô:
“Tôi sống, nhưng không còn phải là tôi sống, mà là Đức Kitô sống trong tôi…”[1]
Yêu mến ai thì trở nên giống người đó. Được tình yêu biến đổi.
Hệ quả: Được biến đổi nên giống Chúa “Hiền Lành và Khiêm Nhường.”
1.1.3. Sư phạm và kỹ năng
Chúa Giêsu, nhà Đào Luyện. Ngài đã đào luyện Phêrô với tinh thần “Khoa học-Hội thánh.”
Hai yếu tố khoa học được lưu ý: Sư phạm và kỹ năng.
- Sư phạm:
Có đặc điểm là kiên trì, tiệm tiến, lặp đi lặp lại.
Cổ nhân dạy: “Quá tam ba bận.”
Cũng giống như nhân đức là một tập quán hành thiện, thói quen làm điều tốt. Muốn có tập
quán, thói quen, chúng ta phải làm đi làm lại nhiều lần. Tập quán là một bản năng thứ hai.
- Kỹ năng:
Tập trung tác động vào ba cơn năng quan yếu:
“Tâm, Trí và Ý Chí.”
Khi “Tâm –Trí hòa quyện với nhau, sẽ biến thành “Ý Chí.”
Ý chí quyết tâm, với Ơn Chúa, thực hành bền vững, sẽ trở thành nhân đức.
1. 2. Nội dung
1. 2.1. Lời Chúa (Jn. 21: 15-19)
Khi các môn đệ ăn xong, Đức Giê-su hỏi ông Si-môn Phê-rô:
"Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy hơn các anh em này không?"
Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy."
Đức Giê-su nói với ông: "Hãy chăm sóc chiên con của Thầy."16
Người lại hỏi: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có mến Thầy không?"
Ông đáp: "Thưa Thầy có, Thầy biết con yêu mến Thầy."
Người nói: "Hãy chăn dắt chiên của Thầy."17
Người hỏi lần thứ ba: "Này anh Si-môn, con ông Gio-an, anh có yêu mến Thầy không?"
Ông Phê-rô buồn vì Người hỏi tới ba lần: "Anh có yêu mến Thầy không?"
Ông đáp: "Thưa Thầy, Thầy biết rõ mọi sự; Thầy biết con yêu mến Thầy."
Đức Giê-su bảo: "Hãy chăm sóc chiên của Thầy.18
Thật, Thầy bảo thật cho anh biết: lúc còn trẻ, anh tự mình thắt lưng lấy, và đi đâu tùy ý.
Nhưng khi đã về già, anh sẽ phải dang tay ra cho người khác thắt lưng và dẫn anh đến nơi anh
chẳng muốn."19 Người nói vậy, có ý ám chỉ ông sẽ phải chết cách nào để tôn vinh Thiên
Chúa.
Thế rồi, Người bảo ông: "Hãy theo Thầy."
1.3. Áp dụng
Chúa Giêsu, “Đấng Sư Phạm” đại tài. Khi đào luyện Phêrô, Người Lãnh Đạo Hội Thánh,
Chúa đã lặp đi lặp lại 3 lần. Ngài bắt đầu từ Tâm: “Con có yêu…”; rồi Trí: “Thầy biết…
Thầy biết con yêu…” Sau đó, khi thấy “Tâm-Trí” của Phêrô đã quyện lại với nhau, Ngài kêu
gọi Ý Chí : “Hãy theo Thầy.” Quyết tâm theo, thì phải từ bỏ ý riêng, thuận theo Ý Chúa.
Quyết tâm thi hành bền vững, với Ơn Chúa, sẽ trở thành nhân đức. Người có nhân đức là
người nên giống Chúa. Nên giống Chúa là nên Thánh. Nên Thánh là được nên Một trong
Chúa.Đó là mục đích sau cùng của việc đào luyện tâm linh, đào luyện đời sống nội tâm.
Hệ quả nên giống Chúa: “HIỀN LÀNH VÀ KHIÊM NHƯỜNG.”
PHƯƠNG THỨC
CẦU NGUYỆN - CẢM NGHIỆM
1. Nhận thức
1.1. Ý nghĩa
Phương thức“Cầu Nguyện-Cảm Nghiệm,” là phương thức Đào luyện Tâm Linh. Dựa trên
định hướng: “Khoa học-Hội thánh” và xu thế thời đại: “Đông -Tây” hòa hợp.
Dung hòa: “Động và Tĩnh”; “Tình và Lý.” Dẫn tới “Ý Chí” quyết tâm.
1.2. Mục đích
Cầu Nguyện-Cảm Nghiệm, giúp ta xác tín mạnh mẽ sự hiện diện của Chúa, đang ở trong
trung tâm sâu thẳm của cõi lòng ta. Giúp ta ý thức sự hiện diện của Chúa ở khắp mọi nơi và
mọi lúc, ngay cả ngoài lúc cầu nguyện.
Giúp ta chuyển đổi đức tin truyền thống, cộng đồng trở thành đức tin xác tín bản thân, sống
động và cá vị. Đặc biệt giúp ta đạt tới lý tưởng linh đạo: “Chúa Kitô sống trong tôi.”
Đáp ứng nhu cầu thời đại “Tâm Linh”.
Đem lại Bình An và Sáng Suốt cho con người thời đại.
Chữa lành một số bệnh nguy hiểm của thời đại.
1.3. Đặc điểm
1.3.1. Đón nhận Chúa Thánh Thần, Đấng trực tiếp và giúp ta tự đào luyện.
1.3.2. Khi chia trí, ta cứ nhẹ nhàng đưa trí khôn trở lại Lời Nguyện.
1.3.3. Thực hành: Từ 15 tới 30 phút mỗi lần. Ngày 2 lần, sáng, chiều.
2. Đào Luyện
2.1. Định tâm xác tín
Tư thế ngồi thanh thản. Nhắm mắt. Hoặc mở ¼, nhìn xuống đầu mũi.
Im lặng.
Tâm trí nhớ lại lời hứa của Chúa:
“Ở đâu có hai ba người, họp lại nhân danh Thầy, thì có Thầy ở đấy, giữa họ”[2].
Nếu sau rước lễ, cố gắng xác tín Chúa hiện diện và giục lòng yêu mến Ngài. Cảm nghiệm sống với
Ngài, để được Ngài biến đổi. (1 phút)
2.2. Khởi động
“Con nhìn Chúa. Chúa nhìn con. Con yêu mến Chúa. Xin Chúa biến đổi con nên giống
Chúa: “Hiền Lành và Khiêm Nhường.” Xin Chúa thực hiện Thánh Ý Chúa nơi con: “Sống
Liên Đới Trách Nhiệm và Yêu Thương Phục Vụ.” “Qua con đường Đối Thoại và Hòa
Giải.”
2.3.Trí: Cầu nguyện
(Chọn một hai Lời Chúa trong Kinh Thánh, gọi là Lời Nguyện, làm như cái đà để đưa lòng
trí ta tới sự hiện diện và hoạt động của Chúa trong trung tâm cõi lòng ta. Tôi thường hay
chọn hai Lời sau đây. Xin mọi người đọc hay hát tùy ý.)
- “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào
lìa cây sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy;”
- “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các
con không làm gì được.”
2.4. Tâm: Cảm nghiệm (Nói trong tâm hồn.)
“Con sống trong Chúa như cá trong biển.”
“Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà.”
“Con và Chúa nên một, như bột dậy men.”
“Như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến
đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng.” (1)
Im lặng 2 phút.
Cứ 2 phút lặp lại 1 lần. Lặp đi lặp lại 3-5 lần, tùy theo hoàn cảnh.
2.5. Trí: Cầu nguyện
- “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào
lìa cây sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy;”
- “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các
con không làm gì được.”
2.6. Tâm: Cảm nghiệm (Nói trong tâm hồn)
“Con sống trong Chúa như cá trong biển.”
“Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà.”
“Con và Chúa nên một, như bột dậy men.”
“Như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến
đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng.” (1)
Im lặng 2 phút.
2.7. Trí: Cầu nguyện
- “Thầy là cây nho, các con là cành, cành nào kết hợp cùng cây, sẽ trổ sinh hoa trái, cành nào
lìa cây sẽ khô héo liền, các con hãy ở trong tình yêu của Thầy”.
- “Ai ở trong Thầy và Thầy ở trong kẻ ấy, kẻ ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, các
con không làm gì được.”
2.8. Tâm: Cảm nghiệm (Nói trong tâm hồn)
“Con sống trong Chúa như cá trong biển.”
“Chúa sống trong con như kho tàng trong nhà.”
“Con và Chúa nên một, như bột dậy men.”
“Như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ được Chúa biến
đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt, bất ngờ và lạ lùng.” (1)
Im lặng 2 phút.
Lặp lại lời nguyện. Cảm nghiệm nội tâm.
Cứ 2 phút lặp lại 1 lần. Lặp đi lặp lại 3-5 lần, tùy theo hoàn cảnh.
2.9. Ý Chí: Thể hiện qua “Lời nguyện tự phát”:
Kết quả của tâm và trí quyện lại với nhau, trở thành ý chí, quyết tâm theo Chúa. Nói lên điều
quyết tâm. Xin ơn thực hiện bền vững điều quyết tâm.
Ví dụ: "Lạy Chúa Giêsu, con đang ở với Chúa. Con yêu mến Chúa. Con cảm tạ, chúc tụng,
ngợi khen và tôn vinh Chúa. Khi về với cuộc sống đời thường, con quyết tâm sống hiền lành
và khiêm nhường. Xin Chúa trợ giúp con sống bền vững điều con quyết tâm"
2.10. Kết thúc
- Lặp lại bước đầu (con nhìn Chúa…)
- Đọc rất chậm kinh Lạy Cha, được đọc theo lối cảm nghiệm, nhận thức. Đọc tới đâu, tâm trí
suy tới đó.
- Xin ơn Thánh Thần: (Giơ cao hai tay)
“Xin Chúa Giêsu sai Thánh Thần đến với con. Cùng với Mẹ Maria, con đón nhận Thánh
Thần. Xin Thánh Thần ban ơn: Khôn Ngoan, Sức Mạnh và Tầm Nhìn cho con. Amen.”
+ Ban phép lành (nếu là linh mục).
+ Cầu phúc lành (nếu không phải là linh mục.)
“Xin Thiên Chúa toàn năng là Cha và Con và Thánh thần (ban phúc lành) (xuống phúc) lành
cho chúng con.” Amen./
3. Nhận xét
Kinh nghiệm thực hiện trong một năm, tôi cảm nghiệm được sự Thiên Chúa biến đổi nội tâm
và trong mục vụ. Bản thân an vui, nhẫn nại, hiền hòa, nhân hậu, trung tín, yêu thương. Hay
nghĩ tới hạnh phúc mọi người, mong ước họ bớt khổ.
Tóm lại, cảm thấy trở nên người mới trong Chúa Giêsu và mới với mọi người. Hiện nay, tôi
tiếp tục thực hành, và phổ biến phương pháp cầu nguyện này, mỗi khi có dịp giúp tĩnh tâm.
(1) Cảm nghiệm theo thánh Bernard và Đức Cố Viện Phụ Giuse Chu Công.
1. Trước hết, “Con sống trong Chúa,” như cá trong biển.
Một ngày kia, cá con hỏi cá mẹ rằng:
“Biển là gì?”
Cá mẹ nói:
“Từ khi chào đời, con đã sống trong biển. Biển là tất cả những gì bao bọc con. Con hằng đùa
giỡn trong biển. Nếu không có biển, thì loài cá chúng ta sống sao được!”
2. Thứ đến, “Chúa sống trong con,” như kho tàng quí giá trong nhà.
Mấy năm gần đây, ở vùng quê tiểu bang Oklahoma. Có hai vợ chồng già sống trong một căn
nhà nghèo nàn. Một hôm, có kỹ sư tới nhà, xin khoan một lỗ để xem có dầu ở dưới nền nhà
bếp của ông bà không.
May mắn, kỹ sư đã tìm ra dầu và bơm lên hàng ngàn thùng dầu.
Sau đó hai ông bà trở nên giàu có và sống đàng hoàng ở phố “Easy Street.”
Một ngày kia, nhớ lại vận may, ông cụ thốt ra câu:
“Chỉ nghĩ đến cái gì nằm dưới chân đã đủ sướng!”[3]
3. Sau cùng, “Con và Chúa nên một”
Như bột dậy men, như cục than đen, như thanh sắt han gỉ, được đặt trong lò lửa yêu mến, sẽ
được Chúa biến đổi một cách nhẹ nhàng mà mãnh liệt; bất ngờ và lạ lùng.
Ở chân núi Khôn Ngoan, có bà cụ mở quán trà giải khát. Bất kỳ tu sĩ nào hỏi bà, phải đi lối
nào để lên núi Khôn, bà đều trả lời:
“Cứ đi thẳng.”
Nhưng khi họ đi thẳng, thì bà lại bảo họ là:
“Coi có vẻ khôi ngô, nhưng sao lại quẹo ngang như thế, thật là khờ dại, vụng về!”
Tại sao vậy?
Con đường đưa tới Núi Khôn là con đường thẳng đưa tới sự khôn ngoan ở trong tâm trí ta,
không phải ở ngoài ta.
Như lời Chúa Giêsu dạy:
“Nước Thiên Đàng ở trong các con.”[4]
Và: “Này chị, giờ đã đến, khi người tôn thờ Chúa không còn thờ Chúa trên núi này hay núi
nọ; những ai tôn thờ thực sự sẽ tôn thờ trong tinh thần và chân lý.”[5]“Và nước mà Ta cho
chị sẽ trở nên mạch nước trào lên từ lòng chị tới sự sống đời đời.”[6]
4. Kết luận
Ta sống trong Chúa và Chúa sống trong ta, như hạt sương tan biến trong biển cả, như chim
bay trong bầu trời, như cá bơi lặn trong đại dương. Chúa trở nên một với linh hồn.
Một lối sống được thay đổi sâu xa.
Hạnh phúc cho linh hồn có Chúa ở trong họ, linh hồn sống với Chúa, sống cho Chúa và được
chuyển biến bởi Chúa.
Đúng như cảm nghiệm tâm linh của thánh Phaolô:
“Bây giờ không phải tôi sống, nhưng là Chúa Kitô sống trong tôi.”[7]
Được Chúa biến đổi nên giống Chúa: “Hiền Lành và Khiêm Nhường.”
Mục đích sau cùng của việc đào luyện Linh Đạo, đạt đời nội tâm là thế.
(Xin mở mucvugiaodan.org, đọc thêm phần Linh Đạo)
2. ĐÀO LUYỆN MỤC VỤ
2.1. Ý nghĩa
Mục vụ:
Là “Khoa học và Nghệ thuật” phục vụ, chăm sóc Con Người và Môi Trường.
Là truy tìm “Tài Năng” tiềm ẩn trong mỗi cá nhân, giúp biến đổi thành mãnh lực.
Là lãnh đạo tinh thần.
Là nghệ thuật lãnh đạo Dân Chúa. Như người Mục tử chăn dắt đàn chiên.
Mục vụ thời nay, tập trung vào Con Người và Môi Trường.
2.2. Mục đích
Thực thi giới răn: “Yêu Người.”
Đáp trả Kinh Thánh: “Cựu Ước-Tân Ước” và văn hóa “Đông-Tây.”
Qua hai định hướng: “Liên đới - Trách nhiệm” và “Yêu thương - Phục vụ.”
Hầu đạt tới Con Người toàn diện như Đức Kitô, theo định nghĩa của Công Đồng Vat. II về
con người “Cả hồn cả xác” với ba chiều kích:
“Thể chất, Tinh thần, Tâm linh.”[8]
2.3. Đào luyện Mục Vụ: “Liên đới -Trách nhiệm”
2.3.1. Lý do
- Đáp trả Cựu Ước
Trước khi ăn quả Chúa cấm, Eva không liên đới với Adam và với Chúa.
Sau khi ăn, đã đổ lỗi mà không chịu trách nhiệm.
- Đáp trả văn hóa Tây Phương
Văn hóa Tây Phương đề cao chủ nghĩa tự do cá nhân.
Dẫn tới thiếu liên đới và trách nhiệm.
Hậu quả khôn lường.
2.3.2. Nội dung
- Dẫn nhập
Câu truyện về loài hoa Thủy Tiên, trong thần thoại Hy Lạp.
Có
Các tin khác